Ngày 14.2, MBBank áp dụng khunglãi suấttiết kiệm cho khách hàng cá nhân trong khoảng 0,1 - 6%/năm. Bạn đọc có 1 tỉ đồng nhàn rỗi, có thể tham khảo gửi tiền tiết kiệm ở bài viết dưới đây.
Theo khảo sát của PV Báo Lao Động ngày 14.2, lãi suất tiết kiệm từ 1-5 tháng MBBank niêm yết lãi suất trong khoảng 2,5 - 3,2%/năm. Tại các kỳ hạn 6-11 tháng, MBBank niêm yết lãi suất tiết kiệm từ 3,8 - 4,1%/năm. Khách hàng gửi tiền từ 12-15 tháng nhận lãi suất từ 4,7%/năm.
Khách hàng gửi tiết kiệm 18 tháng nhận lãi suất 5,1%/năm.
Khách hàng gửi tiết kiệm 24 tháng nhận lãi suất 5,8%/năm.
Khách hàng gửi tiết kiệm 36-60 tháng nhận lãi suất cao nhất ở mức 6%/năm.
Khách hàng gửi tiền không kỳ hạn chỉ nhận lãi suất ở mức 0,1%/năm.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo bảng thống kê các ngân hàng có lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay:
Bạn đọc có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:
Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửi
Ví dụ, bạn gửi 500 triệu đồng vào MBBank, với lãi suất 4,7% ở kì hạn 12 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:
500 triệu đồng x 4,7%/12 x 12 tháng = 47 triệu đồng
Trước khi gửi tiết kiệm, bạn đọc nên so sánh lãi suất tiết kiệm giữa các ngân hàng, lãi suất giữa các kì hạn với nhau để được hưởng tiền lãi cao nhất.
* Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline để được tư vấn cụ thể.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết về lãi suất TẠI ĐÂY.
Cao tốc, các tuyến đường đổ về cửa ngõ Hà Nội, TP HCM ùn ứ xe vào chiều mùng 5 Tết (14/2).
Dòng xe nối dài gần 2 km đoạn đầu cao tốc Pháp Vân hướng về nội thành TP Hà Nội lúc 15h, trong khi bên kia đường hướng ra ngoại thành thưa thớt xe. Ảnh: Huy Mạnh
Tết năm nay công chức, lao động được nghỉ 7 ngày, từ 8/2 đến hết 14/2, tức 29 tháng Chạp Quý Mão đến hết mùng 5 tháng Giêng Giáp Thìn. Hôm nay người dân ở các địa phương trở về Hà Nội và TP HCM để ngày mai đi làm.
Phương tiện ùn ứ, chật kín trước cửa bến xe Nước Ngầm, đường Ngọc Hồi. Ảnh: Huy Mạnh
Dòng người, chủ yếu đi xe máy đổ dồn về trung tâm Hà Nội trên đường Ngọc Hồi nối Giải Phóng, cửa ngõ phía nam thành phố.
Anh Lê Thế Đức, quê ở Triệu Sơn, Thanh Hóa cho biết đi từ quê lên Hà Nội (khoảng 170 km), bình thường chỉ mất 3 tiếng, nhưng hôm nay phải mất 4 tiếng. Ảnh: Phạm Chiểu
Ôtô cấp cứu hú còi xin đường trong dòng xe ùn ứ trên đường Ngọc Hồi nối Giải Phóng. Ảnh: Phạm Chiểu
Trong tiết trời nắng ráo, nhiệt độ 23-25 độ C, người dân chở con nhỏ và hành lý từ quê trên đường Ngọc Hồi nối Giải Phóng. Ảnh: Phạm Chiểu
Còn tại đường Vành đai 3 trên cao đoạn đi qua hồ Linh Đàm ùn ứ nhẹ theo hướng đi cầu Thăng Long. Ảnh: Huy Mạnh
Dòng xe kéo dài ở các cửa ngõ Hà Nội trong chiều mùng 5 Tết. Video: Huy Mạnh
Tại TP HCM, quốc lộ 1 ở cửa ngõ phía tây thành phố dày đặc xe theo hướng vào nội đô, trong khi chiều ngược lại thông thoáng. So với hôm qua (mùng 4 Tết), mật độ phương tiện qua hướng này nhiều hơn, đa phần là xe khách, ôtô 4-7 chỗ, xe máy. Lượng xe tăng cao khiến giao thông ùn ứ ở một số đoạn giao với các đường Đoàn Nguyễn Tuấn, Dương Đình Cúc, cầu Bình Điền… Ảnh: Gia Minh
Ôtô, xe máy nối dài dưới tiết trời nắng nóng, nhiều người mệt mỏi sau hành trình 4-5 tiếng từ miền Tây trở lại TP HCM. Ảnh: Gia Minh
Tại cửa ngõ phía đông TP HCM, đường dẫn lên phà Cát Lái, ôtô xếp hàng dài hơn 500 m chờ mua vé lên phà. Càng về chiều, lượng xe đổ về đông hơn gây ùn ứ kéo dài. Ảnh: Đình Văn
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Xí nghiệp quản lý phà Thanh niên xung phong (đơn vị quản lý phà Cát Lái) cho biết hôm nay khách qua nơi này cao nhất dịp Tết, khoảng 75.000 người, gần gấp đôi so với ngày thường. Khách đa phần theo chiều từ Đồng Nai qua TP HCM.
Sân bay Tân Sơn Nhất hôm nay đón lượng khách cao nhất dịp Tết với gần 148.000 người, phần lớn đến TP HCM. Từ sáng sớm, ga đến trong nước cùng khu vực chờ taxi, ôtô công nghệ đông nghịt người đón xe. Ảnh: Gia Minh
Chiều nay cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ùn tắc qua khu vực huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) do rất đông xe đổ vào Nam. Ùn ứ kéo dài, nhiều ôtô phải chuyển hướng ra quốc lộ 1 để tới TP HCM. Ảnh: Phước Tuấn
Tại cầu Rạch Miễu (Bến Tre), từ trưa hàng chục nghìn ôtô, xe máy từ các tỉnh miền Tây trở lại TP HCM và các tỉnh miền Đông. CSGT hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre phải thường xuyên túc trực để điều tiết, hạn chế kẹt xe. Theo trạm BOT cầu Rạch Miễu, từ mùng 3 Tết đến nay, trạm này đã xả 15 lần vì xe đông. Ảnh: Hoàng Nam
Biển động, sóng lớn nhưng hàng chục nghìn du khách từ TP HCM và các tỉnh lân cận đổ về Vũng Tàu tắm biển, dạo chơi trong ngày mùng 4 Tết.
Chiều mùng 4 Tết Giáp Thìn (13/2), biển bãi Sau dài hơn 3 km đông khách đến tắm, dạo chơi.
Trên đường Thùy Vân dòng ôtô nối đuôi nhau, có lúc xảy ra ùn ứ. Các bãi giữ xe hai bên đường đông kín.
Du khách tắm ở đoạn biển gần quảng trường Cột Cờ.
Những ngày đầu năm, biển Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cấp 6, 7, giật cấp 8,9. Càng về chiều thủy triều dâng cao, sóng lớn khiến không gian tắm, vui chơi của du khách bị thu hẹp lại.
Nhóm du khách gia đình đến từ Bình Dương nô đùa giữa con sóng lớn.
Chị Lê Thu, một người trong nhóm, cho biết sóng lớn đánh liên tục, có khi bị cuốn đi. Nhiều lần tắm biển Vũng Tàu nhưng đây là lần đầu chị gặp phải sóng biển quá lớn nên chỉ tắm ở gần kè biển một lúc rồi trở lên.
Nhóm bạn ngồi ở bậc tam cấp dẫn xuống bờ biển hứng những con sóng lớn tung nước vào người.
Một gia đình chụp ảnh kỷ niệm bên bờ biển.
Đứng trên bờ kè quay video biển, chị Đoàn Hoài Phương cho biết cùng người thân từ TP HCM đến du lịch biển hai ngày. Sóng quá lớn nên chị ngại xuống nước. "Vũng Tàu mát mẻ. Tôi đến để tiếp năng lượng cho một năm với nhiều dự định, trong đó lớn nhất là lập gia đình", nữ du khách 27 tuổi nói.
Nước biển dâng cao về chiều, sóng lớn sát bờ kè nên việc kinh doanh dù, ghế dưới bãi cát bị ảnh hưởng. Một chủ hộ tận dụng đường lên xuống bãi biển xếp ghế cho khách ngồi.
TP Vũng Tàu bố trí các trụ tắm nước ngọt miễn phí dọc bờ biển phục vụ du khách.
Nhân viên cứu hộ dùng loa yêu cầu du khách không tắm xa bờ hay đi vào khu vực có ao xoáy, dòng chảy.
TP Vũng Tàu huy động 38 nhân viên cứu hộ, 2 ca nô túc trực ở bãi biển để hỗ trợ du khách. Trong những ngày Tết, họ đã cứu được 5 người rơi vào dòng nước xoáy khi tắm biển.
Càng về chiều, các con đường tản bộ dọc bờ biển, trong công viên đông nghịt khách.
Theo báo cáo của Trung tâm quản lý và hỗ trợ khách du lịch TP Vũng Tàu, từ 8/2 (29/12 âm lịch) đến 13/2, có khoảng 255.000 lượt du khách tắm biển, trong đó ngày mùng 4 Tết có hơn 115.000 lượt.
Việt Nam đứng thứ 22 trong danh sách 100 nền ẩm thực ngon nhất thế giới do các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp và khách quốc tế bình chọn.
Ngày 13/12, Taste Atlas công bố danh sách 100 Best Cuisines in the World, 100 nền ẩm thực ngon nhất thế giới 2023, nhằm vinh danh đồ ăn toàn cầu và góp phần gợi ý du khách cho các chuyến đi khám phá ẩm thực năm sau.
Việt Nam đứng thứ 22 trong danh sách với số điểm trung bình 4,44/5 với các món ăn hàng đầu được nhắc như phở bò, bún chả, quẩy, bánh hỏi, nem rán, bánh xèo, bún bò huế, bò kho.
Mỳ Quảng Hội An. Ảnh:Quỳnh Mai
Những thực phẩm được chuyên gia đánh giá cao, mang tính đại diện là thanh long Phan Thiết, bánh phở, bánh hỏi, nước mắm Phú Quốc, quế Sài Gòn (hay quế thanh - giống Quế Cinnamomum loureiroi ở Việt Nam rất nổi tiếng trên thế giới với tên gọi Saigon Cinnamon) cùng 124 món ăn khác.
Các nhà hàng nằm trong danh sách gợi ý "tốt nhất để thử" là Chào Bạn (Hà Nội), Don Duck Old Quarter (Hà Nội), Phở Chào (TP HCM), Pizza 4P's Bến Thành (TP HCM), Park Lounge Hyatt Sài Gòn (TP HCM) và 156 nhà hàng khác trên cả nước.
8 nền ẩm thực châu Á khác xếp vị trí cao hơn Việt Nam là: Nhật Bản (2), Trung Quốc (5), Indonesia (6), Ấn Độ (11), Thổ Nhĩ Kỳ (15), Thái Lan (17), Hàn Quốc (18), Serbia (20).
Top 50 nền ẩm thực ngon nhất thế giới 2023. Ảnh:Taste Atlas
100 Best Cuisines in the World là bảng xếp hạng nằm trong khuôn khổ giải thưởng thường niên Taste Atlas Awards, dựa trên sự bình chọn và chấm điểm của các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp, thực khách khắp thế giới. Năm 2023, có hơn 400.000 phiếu bầu và chấm điểm các nền ẩm thực gửi cho sự kiện này. Tiêu chí xếp hạng dựa trên tổng điểm của hơn 50 món ăn cùng các sản phẩm ẩm thực địa phương.
Các hạng mục khác cũng được nhắc đến gồm 100 Best Dishes (100 món ngon nhất thế giới), Best Food Cities & regions (Những thành phố, khu vực có đồ ăn ngon nhất), Best Iconic food places (Những biểu tượng ẩm thực của các điểm đến).
Được thành lập vào 2015, Taste Atlas kết nối với 9.000 nhà hàng địa phương, giới thiệu hơn 10.000 món ăn đến với độc giả, hàng nghìn đánh giá, nghiên cứu của các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp. Trang web có định hướng trở thành bản đồ thế giới về các món ăn truyền thống được làm từ nguyên liệu địa phương.
Gà luộc, cà ri, gỏi và kho sả là 4 món ăn Việt được các chuyên gia ẩm thực thế giới xếp trong top "65 món làm từ gà ngon nhất châu Á".
Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas công bố danh sách 65 món ăn làm từ gà ngon nhất châu Á vào cuối tháng 1. Các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp nổi tiếng đã lựa chọn các món ăn này với tiêu chí: đạt chuẩn về hương vị, dễ ăn, mang đặc trưng của điểm đến và nổi tiếng, đều được chấm từ 4 sao trở lên trên thang điểm 5 sao. Danh sách là gợi ý dành cho thực khách đang thắc mắc với câu hỏi: "Ăn gì ngon khi đến châu Á" cho chuyến du lịch sắp tới.
4 món ăn của Việt Nam được nhắc đến là gà kho sả ớt (thứ 36), cà ri gà (39), gỏi gà (57) và gà luộc (60).
Món gà luộc truyền thống của người Việt Nam, phổ biến nhất trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp. Ảnh: Thanh Lam
CÓ C2, SAO PHẢI GẮT
Gà kho sả đặc biệt phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gà chặt khúc kho cùng sả, ớt cay, hẹ tây, tỏi, đường, muối, dầu, nghệ, nước mắm và ăn cùng cơm trắng, theo Taste Atlas.
Gỏi gà được miêu tả là "món salad mặn, giòn, thơm", gồm thịt gà luộc chín, cà rốt, hành tây, rau thơm thái nhỏ rồi trộn đều với nước sốt gồm chanh, mắm, ớt, tỏi, đường.
Nhận xét về món cà ri gà Việt Nam, các chuyên gia cho biết món "dễ chế biến" khi sử dụng các nguyên liệu dễ tìm là thịt gà, khoai tây, cà rốt, hành tây, tỏi, nước cốt dừa và các loại thảo mộc như sả, nước mắm, bột cà ri. Món ăn phù hợp để ăn kèm cơm trắng, bánh mì.
Trong khi đó gà luộc, món ăn truyền thống của người Việt, phổ biến trong các dịp lễ, Tết. Gà được xát muối khử mùi rồi luộc chín cùng gừng, hành lá, nghệ. Gà chín có màu vàng bóng đẹp mắt, ăn cùng muối chanh. "Gà luộc tượng trưng cho sự dồi dào, thịnh vượng, thường ăn kèm xôi", Taste Atlas nhận xét.
Top 5 món ăn từ gà ngon nhất châu Á theo gợi ý từ các chuyên gia gồm: Gà trộn bơ và gà nướng Ấn Độ, gà rán và gà xào bắp cải phô mai Hàn Quốc, gà chiên ăn cùng cơm của Indonesia.
Canh chua cá và cá kho tộ là hai đại diện của Việt Nam xuất hiện trong danh sách 53 món ăn từ cá ngon nhất châu Á.
Trang ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas đầu tháng hai công bố top 53 món ăn làm từ cá ngon nhất châu Á dựa trên bình chọn từ thực khách và chuyên gia ẩm thực khắp thế giới.
Canh chua cá của Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng, được chấm 4,4 trên 5 sao. Cá kho tộ đứng thứ 44, được chấm 3,6 trên 5 sao.
Tiêu chí bình chọn các món ăn dựa trên hương vị, độ phổ biến, đạt từ 3,5 trên 5 sao trở lên và bỏ qua các bình chọn mang tính phân biệt vùng miền. Dánh sách được đưa ra nhằm giúp các quốc gia quảng bá món ngon địa phương, khơi dậy niềm tự hào về cá món ăn truyền thống và sự tò mò về những món ăn mà bạn chưa từng thử.
"Cụm từ canh chua cá dùng để miêu tả nhiều loại canh làm từ cá của Việt Nam với hương vị đặc trưng gồm ngọt, cay và chua", website ẩm thực nổi tiếng nhận xét. Nước dùng được nấu cùng me, dứa, cà chua, đậu bắp, giá đỗ hoặc các loại rau khác và cá da trơn hoặc cá chép, hồi, lóc. Canh cá ăn kèm rau thơm và cơm.
Cá kho tộ là món ăn được chế biến từ cá được om nhừ trong nồi đất theo kiểu truyền thống. Cá dùng làm món này thường là cá lóc hoặc cá da trơn, nấu cùng gia vị như nước mắm, nước hàng màu cánh gián, hành lá thái lát. Cá kho tộ ăn cùng cơm và thường được ăn kèm với một bát canh cá chua.
Đạt vị trí quán quân trong top 53 là pempek món chả cá truyền thống của người Indonesia được làm từ thịt cá xay và bột năng. Thành phố Palembang, tỉnh South Sumatra, được cho là nơi sản sinh ra món ăn được chấm 4,7 trên 5 sao này.
Truyền thuyết kể rằng một người đàn ông trong thành phố đã chán món cá chiên hoặc nướng truyền thống nên đã xay thịt cá rồi trộn với bột năng và chiên ngập dầu để có được món ăn giòn, thơm như ngày nay. Sau đó anh thường đạp xe quanh thành phố và bán món chả cá này cho người dân địa phương. Theo thời gian, pempek được công nhận là món ăn truyền thống của cả nước.
Nhật Bản là quốc gia có nhiều món ăn làm từ cá được bình chọn nhất trong danh sách với 18 lần được vinh danh.
Cô giáo hot girl tự tin thể hiện cá tính ngay khi rời bục giảng.
Là sinh viên khoa Giáo dục tiểu học chất lượng cao, trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Quế Linh được nhận vào công tác tại trường tiểu học ngay sau khi tốt nghiệp. Kể từ đó, danh xưng "hot girl 2000" được đổi thành "cô giáo hot girl". Không ít lần gây sốt mạng xã hội, nữ giáo viên nhanh chóng trở thành hiện tượng nhờ vẻ ngoài rạng rỡ và phong cách thời trang ấn tượng.
Trên bục giảng, cô nàng nghiêm túc giữ gìn phong thái nghiêm túc, chỉn chu với trang phục truyền thống. Cô luôn xuất hiện với hình ảnh người giáo viên tâm huyết, hết lòng với học sinh. Thế nhưng ở cuộc sống đời thường, hot girl gen Z "bung lụa" hết sức với những bộ cánh hiện đại, cá tính, quyến rũ, thậm chí có phần nổi loạn.
Mỗi dịp đi du lịch, cô nàng không ngần ngại diện bikini nhỏ xíu mỏng manh, khoe body bốc lửa. Ngoài gương mặt xinh đẹp, làn da trắng bóc, Quế Linh cũng sở hữu 3 vòng chuẩn như người mẫu. Loạt ảnh của Quế Linh nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng:
"Đẹp mê luôn";
"Quá nuột Linh ơi";
"Tôi là con gái còn mê á"...
Từng có quan điểm những người làm nghề giáo rất cổ điển và nghiêm túc, nhưng Quế Linh đã phá vỡ khái niệm đó. Gái xinh cho thấy giáo viên hiện đại có thể vừa giữ gìn bản sắc nghề nghiệp vừa có thể sống trẻ trung, năng động và phóng khoáng, tự do thể hiện cá tính mà không làm mất đi giá trị nghề nghiệp. Cô nàng vẫn tiếp tục làm mới mình qua từng ngày, qua mỗi bức ảnh trở thành hình mẫu crush quốc dân của nhiều fan nam. Trước đó, có thời gian, Quế Linh còn từng được biết đến là bạn gái của một cầu thủ Việt nổi tiếng.
Dưới đây là gợi ý những món quà Valentine 2024 đặc sắc mà ý nghĩa và thiết thực nhất cho vợ, chồng, bạn trai, bạn gái yêu công nghệ.
Quà Valentine 2024 là biểu tượng cho tình yêu và sự quan tâm, thể hiện tình cảm đặc biệt với “nửa kia”. Thay vì những món quà lễ tình nhân truyền thống như hoa hồng, chocolate, gấu bông, bạn có thể ghi điểm bằng các quà tặng công nghệ thiết thực nhưng vẫn ý nghĩa.
Dưới đây là những gợi ý quà Valentine phù hợp nhất cho người yêu công nghệ. Ngay cả khi đối phương không đam mê lĩnh vực khô khan này, chúng cũng rất hữu ích trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
1. Đồng hồ thông minh
Khi nói đến quà tặng công nghệ, đồng hồ thông minh thường là lựa chọn đầu tiên. Smartwatch vô cùng phổ biến ngày nay.
Hãy thể hiện bạn quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của người yêu thương bằng cách tặng đồng hồ thông minh nhân ngày Valentine 2024. Chúng trang bị nhiều tính năng như đo nhịp tim, theo dõi giấc ngủ, tập luyện… để khuyến khích mọi người theo đuổi lối sống khỏe mạnh.
Ngoài ra, smartwatch còn đóng vai trò như món trang sức, làm tôn lên diện mạo hấp dẫn và thời thượng của mọi người.
2. Tai nghe không dây
Ngày nay, ít người còn sử dụng tai nghe có dây vì khá vướng víu và bất tiện. Ngược lại, tai nghe không dây có thể mang đi mọi lúc, mọi nơi. Tai nghe giúp mọi người giải trí, nghe nhạc, xem phim mà không làm phiền đến người khác, cũng như trò chuyện riêng tư hơn. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc mua tai nghe không dây làm quà Valentine 2024 cho người đặc biệt.
3. Thiết bị nhà thông minh
Những công nghệ mới nhất sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của mỗi người. Khi nói đến quà Valentine 2024, nhất định đừng bỏ qua thiết bị nhà thông minh trong danh sách lựa chọn. Một số thiết bị đáng cân nhắc bao gồm loa Bluetooth, bộ định tuyến, bộ điều nhiệt, camera an ninh, chuông cửa video, khóa thông minh…
Tặng gia dụng nhà thông minh cho thấy bạn là người biết quan tâm và chăm sóc chu đáo cho đối phương, giúp cộng điểm trong mắt phụ huynh. Do đó, chỉ cần lựa chọn quà tặng phù hợp với nhu cầu cụ thể của “nửa kia”.
4. Phụ kiện công nghệ
Chỉ cần một món quà nhỏ nhưng thiết thực, bạn cũng làm người yêu hạnh phúc trong ngày Valentine 2024. Bí quyết nằm ở sự tùy biến. Các món phụ kiện như ốp lưng, hộp sạc AirPods, củ sạc… đều có thể được “custom” cho từng đối tượng. Ngoài ra, nếu muốn cầu hôn đối phương, còn gì phù hợp hơn một chiếc nhẫn thông minh, trang bị công nghệ tối tân mà họ không thể chối từ.
5. Máy đọc sách
Nếu người bạn yêu thương là “mọt sách” chính hiệu, máy đọc sách (e-book reader) là món quà Valentine 2024 hoàn hảo. Ngoài công dụng chính để đọc sách, chúng còn có thể duyệt web, mua sắm, tải và đọc báo, tạp chí…
Máy đọc sách gọn nhẹ, dễ mang theo bất cứ đâu. Tặng máy đọc sách thay vì hoa hồng, chocolate sẽ cho thấy bạn là người sâu sắc, suy nghĩ thấu đáo và tạo sự khác biệt lớn trong ngày đặc biệt này.
6. Dịch vụ công nghệ trả phí
Ngoài các quà tặng hữu hình, bạn cũng có thể trả tiền cho các dịch vụ công nghệ mà người yêu đang sử dụng như game, nghe nhạc, xem phim trực tuyến cho ngày Valentine 2024. Như vậy, hai bạn có cơ hội trải qua những khoảng thời gian quý giá bên nhau để tận hưởng những dịch vụ cao cấp mà không bị quảng cáo làm phiền.
7. Bảng vẽ điện tử
Nếu vợ, chồng, người yêu của bạn đam mê hội họa, bạn có thể mua tặng họ bảng vẽ điện tử cho ngày lễ Tình nhân. Thay vì phác họa và vẽ trên giấy, họ được thỏa sức sáng tạo trên màn hình điện tử với các loại bút, cọ vẽ, bảng màu… đa dạng. Món quà sẽ nhắc nhở về tình yêu của bạn mỗi lần họ sử dụng.
Trước thềm năm mới Xuân Giáp Thìn 2024, Thứ trưởng Nguyễn Văn Long cũng đã đi thăm trao quà Tết tại Công an huyện, xã Cao Xá và thị trấn Cao Thượng
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngày 08/02/2024 (tức 29 tết), Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã đến thăm và chúc tết tại Tân Yên.
Tiếp đón Trung tướng Nguyễn Văn Long, có các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Tân Yên. Tại đây, sau khi nghe lãnh đạo huyện Tân Yên báo cáo khái quát những kết quả nổi bật trong phát triển KT – XH huyện năm 2023, công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho người dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Thứ trưởng Nguyễn Văn Long đã chúc mừng những kết quả mà Tân Yên đạt được trong năm qua.
Trước thềm năm mới Xuân Giáp Thìn 2024, Thứ trưởng Nguyễn Văn Long cũng đã đi thăm trao quà Tết tại Công an huyện, xã Cao Xá và thị trấn Cao Thượng.
Nhất quyết không bán rẻ cây cảnh, chấp nhận đập bỏ để dạy cho người mua một bài học, tôi không hiểu ai mới là người phải học: người mua hay người bán?
Trong hoạt động kinh doanh mua bán, người bán hàng rõ ràng phải tính đến yếu tố hàng tồn.
Thời điểm trước Tết, tầm 23 - 24 Âm lịch, người bán bán được giá cao thì không ai kêu. Đến chiều 30 Âm lịch, hàng tồn, cây cảnh cũng xấu hơn, thương nhân không bán được giá như kỳ vòng quay ra đổ lỗi cho người mua rằng ép giá.
Trong hoạt động kinh doanh buôn bán, cứ thuận mua vừa bán. Lúc bán, ai cũng muốn bán giá cao, còn người mua rõ ràng sẽ muốn mua giá thấp.
Thời điểm bán được hàng sẽ không ai nói gì, nhưng khi không bán được giá cao, giá như mình mong muốn, phải bán giá thanh lý, nhiều người kêu ca, lên tiếng, thậm chí đập bỏ hàng. Có rất nhiều người ủng hộ quan điểm này. Cá nhân tôi không ủng hộ.
Tại sao lại như thế?
Đơn giản là vì quất, đào hay cây cảnh thì không phải là mặt hàng thiết yếu. Trong thời điểm kinh tế đang khó khăn, rõ ràng người tiêu dùng phải lựa chọn giữa việc ưu tiên mua cái nào trước, cái nào mua sau và cái nào có thể không mua. Người ta chỉ mua cái không thiết yếu khi giá của chúng rẻ, còn khi chúng đắt, họ sẽ không mua.
Người bán không bán được giá theo ý mình, quay qua đổ lỗi cho người mua. Đây là quan điểm lạ.
Thêm nữa, nếu đúng cứ bán theo giá cao, bán hết hàng, không tồn kho thì đó là kịch bản ấm no. Nhưng chẳng lẽ người bán không tính đến yếu tố rủi ro?
Cuối cùng, nếu các thương nhân không bán được hàng, họ không mang về lại vứt bỏ ngoài đường. Tôi quan sát nhiều phố bày bán đào, quất, cây cảnh Tết ở Hà Nội đến chiều 30 là hàng hoá này bị vứt bỏ, la liệt khắp nơi. Việc này sẽ trở thành gánh nặng cho người làm vệ sinh môi trường.
Ai cũng thế thôi, ai cũng muốn có một cái Tết đủ đầy, tiền tiêu rủng rỉnh, mua sắm không phải nghĩ. Những người có tiền sẽ mua sắm từ sớm. Họ chơi cây cảnh, ngắm quất, ngắm đào từ sớm. Còn những người thu nhập tầm trung và ít tiền, họ sẽ đợi rẻ mới mua. Vậy phải chăng người bán chỉ nhắm bán cho người có tiền, còn người thu nhập thấp thì họ không bán sao?
Chiều 9/2 (30 Tết), phóng viên VTC News ghi nhận nhiều chợ bán hoa Tết tại TP.HCM hay các phố ở Hà Nội vẫn thấy cảnh tượng đập bỏ hoa diễn ra như các năm. Nhiều người vẫn nghĩ những chậu hoa bị đập bỏ là không bán được, nhiều bình luận gay gắt chỉ trích người bán "làm giá", cố tình phá hủy hàng hóa để không phải bán rẻ.
Một số tiểu thương cho biết, số hoa bị đập bỏ đều là những loại héo úa không có người mua, không thể chăm sóc tiếp, nếu chở về sẽ rất tốn chi phí nên họ đành đập bỏ.