Thứ Năm, 27 tháng 7, 2023

Nguồn điện sạch từ sa mạc lớn nhất Trung Quốc

 Các dự án điện mặt trời, điện gió và sản xuất hydro quy mô lớn giúp sa mạc Taklimakan lột xác từ vùng đất chết thành nguồn cung cấp điện sạch cho Tân Cương.

Các tấm pin quang năng tại nhà máy điện ở huyện Lạc Phổ. Ảnh: Xinhua

Các tấm pin quang năng tại nhà máy điện ở huyện Lạc Phổ. Ảnh: Xinhua

Thông qua nhiều cách tiếp cận thân thiện với môi trường, Taklimakan từng được ví như "biển chết", sa mạc lớn nhất Trung Quốc và sa mạc cát dịch chuyển lớn thứ hai trên thế giới, trở thành cơ sở chủ chốt cho công cuộc phát triển điện sạch ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở khu vực tây bắc. Trong những năm gần đây, nhiều nhà máy điện mặt trời được xây dựng bên cạnh những đồn điền trồng cây như hoa hồng và nhục thung dung ở rìa sa mạc khổng lồ. Sự biến đổi này biến Taklimakan thành trung tâm phát triển bền vững, CGTN hôm 18/6 đưa tin.

Tian Juxiong, giám đốc nhà máy điện ở huyện Lạc Phổ, địa khu Hòa Điền, thường xuyên kiểm tra hệ thống sản xuất điện qua pin quang năng và theo dõi hoạt động hàng ngày của thiết bị thông qua màn hình điều khiển. Theo Tian, phần phía nam sa mạc Taklimakan hưởng lợi từ lượng mưa thấp và ánh sáng Mặt Trời dồi dào, cung cấp 1.600 giờ phát điện mỗi năm.

Vận hành bởi Công ty đầu tư điện, nhà máy có tổng công suất lắp đặt 200 megawatt (MW), sản xuất 360 triệu kWh điện hàng năm. Nhà máy có thể đáp ứng nhu cầu điện dân dụng của 25,9 triệu cư dân ở Tân Cương trong khoảng 10 ngày. Mỗi năm, nhà máy giúp tiết kiệm 110.000 tấn than đá tiêu chuẩn, giảm 330.000 tấn carbon dioxide và 1.300 tấn nitơ dioxide. Dự án cũng trang bị hệ thống lưu trữ năng lượng với công suất 80.000 kWh. Trong điều kiện trời mưa, khi nhà máy không thể sản xuất điện, hệ thống lưu trữ đóng vai trò như ngân hàng điện, cung cấp năng lượng trong khoảng hai giờ.

Theo Yu Zhongping, nhà nghiên cứu ở chi nhánh Tân Cương của lưới điện quốc gia, phần lớn nhà máy điện mặt trời và điện gió ở phía nam khu tự trị trang bị hệ thống lưu trữ để đảm bảo cung cấp năng lượng tái tạo ổn định.

Ở thành phố Khố Xa nằm ở rìa tây bắc sa mạc Taklimakan, một dự án hydro xanh sắp bắt đầu vận hành với công suất sản xuất 20.000 tấn sau khi hoàn thành. Điện mặt trời sẽ thay thế nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất hydro, theo Cao Jie, phó giám đốc công ty hóa chất và tinh chế Sinopec Tahe.

Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Trung Quốc hướng tới thúc đẩy xây dựng các nhà máy điện mặt trời và điện gió quy mô lớn ở vùng sa mạc, phát triển cơ sở hạ tầng thủy điện, khám phá và tận dụng sinh khối, nhiệt điện và năng lượng đại dương trong kế hoạch 5 năm (2021 - 2025).

Vào tháng 5/2023, tổng công suất lắp đặt năng lượng tái tạo ở phía nam Tân Cương vượt 8.400 MW và những cơ sở sản xuất điện mới với công suất bổ sung 8.259 MW đang được xây dựng, theo Ding Biwei, người chịu trách nhiệm kết nối năng lượng mới với lưới điện ở nhánh Tân Cương. Do lưới điện đang dần được liên kết quanh bồn địa Tarim, điện sản xuất từ nguồn năng lượng sạch không chỉ cung cấp cho Tân Cương mà còn góp phần vào mục tiêu không thải carbon.

An Khang (Theo CGTN)

Đập thủy điện lớn nhất thế giới giúp giảm 1,32 tỷ tấn CO2

 TRUNG QUỐCĐập Tam Hiệp trên sông Dương Tử sản xuất hơn 1.600 tỷ kWh điện trong 20 năm qua, giúp tiết kiệm lượng lớn than, nhờ đó giảm thải CO2.

Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử hôm 9/7. Ảnh: Xinhua

Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử hôm 9/7. Ảnh: Xinhua

Kể từ năm 2003, khi tổ máy phát điện đầu tiên của đập Tam Hiệp được đưa vào vận hành, công trình đã sản xuất hơn 1.600 tỷ kWh điện, tương đương tổng lượng điện sử dụng trực tiếp của người dân Trung Quốc trong cả năm 2022. Con số này cũng tương đương với lượng điện sản xuất từ hơn 480 triệu tấn than tiêu chuẩn, giúp giảm khoảng 1,32 tỷ tấn khí thải CO2, CGTN hôm 10/7 đưa tin.

Với 34 tổ máy phát điện turbo, nhà máy thủy điện Tam Hiệp có tổng công suất lắp đặt là 22,5 triệu kW và công suất phát điện hàng năm theo thiết kế là 88,2 tỷ kWh. Công trình là "xương sống" của các dự án truyền tải điện từ tây sang đông và cung cấp điện từ bắc đến nam của Trung Quốc. Nhà máy cũng cung cấp điện cho những khu vực nằm ngoài dự án như miền trung Trung Quốc và tỉnh Quảng Đông.

Việc xây dựng nhà máy thủy điện Tam Hiệp bắt đầu vào năm 1994. Sau khi vượt qua mọi thử nghiệm, nhà máy chính thức được công nhận là đã hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2020. Ngoài sản xuất điện, công trình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lũ lụt, vận chuyển và sử dụng tài nguyên nước.

Đập Tam Hiệp dài 2.355 m, đỉnh đập cao 185 m so với mực nước biển. Công trình sử dụng 27,2 triệu m3 bê tông, chủ yếu cho thành đập, 463.000 tấn thép, đủ xây 63 tháp Eiffel, và đào 102,6 triệu m3 đất. Thành đập cao 181 m so với nền đá. Chi phí xây dựng đập lên tới hơn 30 tỷ USD tính từ thời điểm khởi công năm 1994.

Thu Thảo (Theo CGTN)

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Cách nấu bún riêu vị Sài Gòn

Khác với bún riêu cua truyền thống Hà Nội, bún riêu của vị Sài Gòn thường thêm nhiều loại topping như giò heo, huyết heo…

Cách làm

1. Sơ chế

  • Ốc bắt về rửa sạch, ngâm qua đêm trong nước cùng vài quả ớt cắt lát để ốc nhả sạch bùn bẩn ngậm bên trong. Cho ốc đã ngâm lên bếp luộc khoảng 10 phút, lúc ốc bung nắp, tắt bếp để nguội rồi khều lấy thịt ốc. 

  • Cua rửa sạch với nước nhiều lần. Khi rửa khuấy nhanh cua trong nước theo vòng tròn cho nhanh sạch, cách này cũng khiến cua bị “say”, dễ sơ chế hơn. Lột mai và yếm cua, rửa lại với nước một lần nữa rồi đem giã nhuyễn. Cho thịt cua đã giã ray lấy nước, bỏ xác. Áng chừng lấy khoảng hai lít nước cua là được. 

  • Giò heo chặt khúc vừa ăn, rửa sạch để ráo. Huyết heo, đậu hũ rửa sạch, chần sơ nước sôi cắt khúc vuông vừa ăn. Cà chua rửa sạch cắt múi cau.

2. Chế biến

  • Bắc nồi nước cua lên bếp đun sôi rồi cho giò heo với huyết vào. Hạ lửa nhỏ nấu thêm 15 phút để giò heo chín mềm, thịt cua tan vào nước cho nước ngọt và đậm đà hơn. 

  • Lấy một cái chảo khác thắng màu điều cùng nửa chén dầu ăn. Khi hạt điều đã ra hết màu vàng, vớt bỏ hạt rồi cho cà chua, ốc, đậu hũ vào xào đến khi săn lại, màu vàng đẹp, trút tất cả vào nồi nước cua. Bật lửa to cho sôi bùng trở lại rồi lại hạ lửa liu riu. Nêm gia vị vừa ăn theo sở thích, thả ngò gai vào cho dậy mùi, để sôi thêm tầm ba phút tắt bếp. 

  • Chia bún ra tô, chan nước dùng nóng vào xâm xấp, rắc thêm hành lá, ngò gai vào cho thơm. Món này ăn kèm rau sống chấm mắm tôm, mùa mưa cũng như mùa nắng đều rất ngon. 

3. Yêu cầu thành phẩm

  • Nước dùng của bún riêu phải thanh ngọt đậm vị, không nên quá mặn hay quá nhạt. Thịt ốc giòn mềm vừa độ, giò heo béo ngậy, huyết heo thấm vị bùi bùi quyện cùng đậu hũ mềm thơm. Vắt chút nước cốt chanh rồi đảo nhẹ nhàng và thưởng thức thì bao nhiêu hương vị bịn rịn nơi đầu lưỡi, đánh thức mọi giác quan. 

Mộc Anh

'Đơn xin' - xin gì?

 Giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần ở Hà Tĩnh từng có hành động bất ngờ khi đề nghị ứng viên đã qua sơ loại viết lại đăng ký tuyển dụng trước khi tham gia vòng phỏng vấn. Chị lưu ý, đơn không sử dụng từ “xin”.

Theo chị, mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Người lao động có sức khỏe, trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng và đó là thứ hàng hóa đặc biệt để đổi lấy chế độ đãi ngộ, tiền lương tương xứng. Nhà tuyển dụng có chương trình, kế hoạch làm việc, phương án sản xuất kinh doanh và cần một đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu trong từng vị trí. Thỏa mãn được yêu cầu này thì hai bên cùng xây dựng mối quan hệ để thực hiện công việc. Nói cách khác, ở đây không ai cho không ai bất cứ điều gì. Vậy tại sao lại phải bắt đầu lá đơn bằng ba chữ "Đơn xin việc"?

Sau yêu cầu này, ứng viên dự tuyển đã có những sự sáng tạo như "đơn đăng ký làm việc", "đơn đề nghị tham gia ứng tuyển", "đơn trình bày nguyện vọng công việc"... Chị nói, những cách diễn đạt mới này nghe có thể không quen tai, nhưng sau rất nhiều lần miễn cưỡng chấp nhận chữ "xin" trong sự ác cảm, chị muốn góp phần nhỏ thay đổi một quan niệm cũ, đồng thời định hướng ngay từ đầu cho nhân sự về văn hóa doanh nghiệp trong công ty của mình.

Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền học tập, lao động, quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền tìm hiểu thông tin. Tất cả những quyền cơ bản đều được hiến định. Nói cách khác công dân có quyền và được thực hiện quyền công dân của mình. Ngược lại cơ quan thẩm quyền có nghĩa vụ đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của người dân trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Do đó mọi sự xin xỏ đều không hợp lý.

Hiện nay, thủ tục hành chính đã có nhiều thay đổi, các mẫu đơn từ trong hệ thống văn bản hành chính nhà nước đã có những cải cách rõ rệt. Chẳng hạn, "đơn xin ly hôn" theo mẫu chuẩn hiện nay là Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự... Hoặc Thông tư 11/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã sử dụng từ "đề nghị" trên các mẫu đơn được ban hành như: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ định giá đất, Đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất...

Nhưng các sửa đổi này vẫn chưa đồng bộ và triệt để. Cũng trong Thông tư 11/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phụ lục số 1 vẫn sử dụng diễn đạt "Đơn xin giao đất/ cho thuê đất/ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất" trong tên mẫu đơn, hoặc trong các hướng dẫn như "Ghi rõ đơn xin giao đất hoặc xin thuê đất hoặc xin chuyển mục đích sử dụng đất"...

Không chỉ vấn đề câu chữ, mà đó là kết quả của lối quan niệm, tư duy cũ, bởi khi đã "xin" nghĩa là sẽ tương ứng với "cho". Và khi người dân đặt mình trong tâm thế phải "xin" đồng nghĩa cán bộ, công chức, chủ doanh nghiệp, dễ tự cho mình quyền được ban ơn, ban phát. Đây là một trong những căn nguyên dẫn tới tệ quan liêu của một bộ phận cán bộ, công chức; thậm chí trong nhiều trường hợp còn là sự hạch sách, vòi vĩnh. Người dân nhìn cán bộ cũng trở nên kém thân thiện hơn.

Từ "xin" trên các lá đơn không đơn giản chỉ là một thói quen, mà là sự nhầm lẫn về quyền và nghĩa vụ của cả hai phía. Điều này không chỉ kéo lùi sự bình đẳng trong các mối quan hệ, mà còn hình thành tâm lý xin - cho, biến giao dịch hành chính thành những giao dịch mang màu sắc cá nhân.

Vậy từ "xin" nên thay bằng từ gì là phù hợp? Trong tiếng Anh, mở đầu các lá đơn thường là: "Application for..." nghĩa là đơn về điều gì, đơn cho cái gì. Giới từ "for" trong các lá đơn chính là sự yêu cầu về nội dung hướng đến và không mang sắc thái xin xỏ, ân huệ. Chẳng hạn khi đề xuất nguyện vọng nghỉ phép, lá đơn bắt đầu bằng cụm từ: "Application for leave of absence"; hay đề xuất cấp visa sẽ là: "Application for visa"... Nên chăng đơn từ trong tiếng Việt có thể bắt đầu bằng dòng chữ: Đơn đề nghị/ Đề xuất... như: Đơn đề nghị nhập học, Đơn đề nghị ứng tuyển, Đơn đề nghị cho thuê đất...

Đề nghị là quyền và giải quyết đề nghị là trách nhiệm. Xác định rõ bản chất mối quan hệ công việc là cơ sở thay đổi tâm thế và thái độ làm việc giữa người làm đơn và người tiếp nhận đơn.

Trần Long

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

Ba bài thơ Bác Hồ làm ở Pác Bó

Như lịch sử đã ghi nhận, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, ngày 28/1/1941 (năm Tân Tỵ), đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) đã trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành độc lập tự do cho Việt Nam. Nơi Người đặt chân đầu tiên về Tổ quốc là mốc 108, nơi Người ở đầu tiên khi về nước hoạt động là núi rừng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi “non xanh, nước biếc, rừng thẳm, đất thiêng”, cảnh vật hữu tình, nên thơ, hùng vĩ, người dân chất phác, hiền lành, thuần hậu, đầy tình yêu quê hương, đất nước.

 


Bàn đá bên bờ suối Lê nin, Khu Di tích lịch sử Pác Bó (Hà Quảng), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi làm việc trong thời gian Người ở Pác Bó.

 

Bác về đây, đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, trong lòng bậc vĩ nhân lại chan chứa một tâm hồn thi sĩ, người vô cùng dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề:
 

Pác Bó hùng vĩ
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lê nin, kia núi  Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
 

Đây là một bài thơ Bác đã làm theo thể loại tuyệt cú mang tính niêm luật của thơ Đường, với tiêu thức đối cảnh sinh tình của một tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ cách mạng.
 

Câu thơ đầu tiên Bác tả: “Non xa xa, nước xa xa”, gợi lên một cảnh đất nước thông qua hai từ ngữ “Non và nước”, rồi lại dùng điệp từ “xa xa” nối vào nhắc lại hai lần sau mỗi từ Non và Nước, gợi lên một không gian mênh mang, vô cùng rộng dài của đất nước ta. Sau những năm tháng dài xa quê hương đất nước, bôn ba xứ người, những ngày đầu tiên trở về Tổ quốc, Người đến Pác Bó, song trong Người như đã thấy cả nước non - Tổ quốc yêu dấu Việt Nam. Trong lòng Người, Tổ quốc, quê hương thật là yêu thương, thật là đằm thắm khôn tả.
 

Rồi câu thứ hai, Bác lại viết: “Nào phải thênh thang mới gọi là”, Bác viết vậy, bởi Bác mới đến được Pác Bó, đường về Hà Nội, về Làng Sen, về bến cảng Nhà Rồng, về Cao Lãnh..., vẫn khó khăn, vẫn biết rằng Pác Bó vô cùng hùng vĩ, song cái thênh thang nơi đây chỉ dừng lại ở mức độ “gọi là”, phía trước của Bác còn cả một giang sơn tươi đẹp, nhưng còn chìm trong nô lệ, lầm than!
 

Và Người đã đặt tên cho con suối Khuổi Mịn là suối Lê nin, đặt tên cho núi Phja Tào là núi Các Mác, bởi chủ ý của Bác là chỉ theo đường của Các Mác, En Ghen, Lê nin mới đi đến tự do độc lập, bởi thế Người viết: “Đây suối Lê nin, kia núi Mác”, tư tưởng của Mác cao ngất như ngọn núi, tư tưởng của Lê nin như suối nguồn, đó là tư tưởng tiến độ của loài người, là chân lý cách mạng. Từ lý luận khoa học đó sẽ tạo ra ý chí và hành động cách mạng cho Đảng ta, cho nhân dân ta, từ đó Người viết câu kết của bài thơ: Hai tay gây dựng một sơn hà. Hai tay, đó là hai tay của Người, vị lãnh tụ, nhà kiến trúc sư thiết kế công trình cách mạng, đó cũng là một tay của Đảng, một tay của nhân dân, có Đảng, có quần chúng nhân dân nhất định sẽ giành được “sơn hà”. Người tin tưởng như thế và Người đã xây dựng lên, truyền cả niềm tin ấy vào các đồng chí của mình, vào các quần chúng nhân dân của mình. Ngày nay, khi đọc lại các hồi ký cách mạng của nhiều cán bộ lão thành đã được hoạt động cùng Người ở Pác Bó đều nói lên tinh thần niềm tin ấy bởi được Người đã truyền cho. Như nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đã viết: “Người truyền cho ta, mối tình lớn... Bước chân Người đi, đất chuyển rung theo Người...” trong bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” mà chúng ta vẫn hát mãi hôm nay.
 

Ngay sau đó một thời gian, Bác Hồ lại làm bài thơ với tiêu đề Tức cảnh Pác Bó:
 

Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 

Ngày ấy, đọc lại lịch sử, đọc lại các tư liệu, được biết Bác hoạt động ở Pác Bó vô cùng gian nan, đầy hiểm nguy. Khi đọc lại các hồi ký của Dương Đại Lâm, Lê Quảng Ba, Hoàng Tô, nghe lại các lời kể của các bà Nông Thị Trưng, Hoàng Thị Hoa..., những người con ưu tú của quê hương Hà Quảng thì được biết những ngày Bác ở Pác Bó chỉ được ăn  toàn cháo bẹ, rau rừng, măng vầu tre nứa, rất ít được ăn cơm, ăn thịt, họa hoằn Bác câu được con cá, bắt được con cua ở suối Lê nin hoặc thỉnh thoảng quần chúng cơ sở đem cho vài quả trứng gà vịt, một ít thịt lợn, bởi ngày ấy làng Pác Bó cũng như các làng bản khác đều nghèo khổ.
 

Có bữa nhìn thấy Người cố nuốt, họ đã rơi nước mắt cảm thương cho nỗi khó khăn của “Ông ké cách mạng”. Có lần bà Lân Thị Hò (mẹ của Kim Đồng) đưa cơm cho Bác ở một nơi bí mật trên núi đằng sau làng Nà Mạ, Bác chỉ ăn một nửa, một nửa dành để nấu cháo cho một đồng chí đang bị ốm. Thấy vậy, bà đã nói với Bác: “Bảc á, hỏ Bảc lai lố nỏ. Hiết rừ đây á!?” (Nghĩa là: Bác ơi, khổ Bác quá, Bác ơi! Biết làm sao được đây!?). Người già Pác Bó kể lại, nghe vậy, Người chỉ lặng im. Và Người đã tâm sự nỗi lòng qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Bài thơ như là một ghi chép nhật ký, như một lời kể, rất tự nhiên, rất ý chí, rất lạc quan. Nói đúng hơn đó là tinh thần biết vượt lên hoàn cảnh của một con Người có chí lớn, một tâm hồn thi sĩ hơn mọi thi sĩ, một con người của những con người. Ngày ngày Bác ở Pác Bó vẫn thường xuyên: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” như một quy luật của đời sống, cho dù ở rừng sâu núi thẳm, không cửa, không nhà. Con suối, cái hang ở đây không phải là nơi của một người đến ẩn dật, mà là nơi nương náu của một con Người làm nghiệp lớn. Hàng ngày, tuy chỉ “cháo bẹ, rau măng”, nhưng Người vẫn “sẵn sàng”, bởi theo quy luật sinh tồn, phải ăn để mà sống, đối với Người sống là để làm cách mạng cứu nước, cứu nòi. Tuy kham khổ, Người vẫn say mê làm việc. Bởi thế, dựa vào thiên nhiên núi rừng, Người đã biến tảng đá thành bàn, biến hòn đá thành ghế, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn, Người đã viết: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Và Người đã ngồi ở đó để suy nghĩ, để viết sách, làm thơ, thảo đường lối... Cuối cùng, Bác thấy thời gian hoạt động ở Pác Bó thật là tốt, thật là sảng khoái, thật là hào hùng. Bác cho rằng, ngày tháng ấy thật là khoan thai, nên Bác viết: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Thật đúng vậy, ngày ấy ở Pác Bó, xung quanh Bác là cảnh núi non hùng vĩ, có các đồng chí kiên trung, có quần chúng nhân dân thuần chất đầy tinh thần yêu nước. Có nhiều đến thế nên Bác yên lòng, Bác sung sướng, Bác thấy mình như được “sang trọng”, theo Bác sang trọng đâu chỉ có ở nơi “lầu son gác tía, vợ đẹp con khôn, sơn hào hải vị”!? Mà ở đây, nơi núi rừng Pác Bó này, Bác giàu sang về tinh thần, tình nghĩa hơn cả mọi người giàu có ở trong thiên hạ.
 

Mùa Xuân năm Tân Tỵ (1941) đi qua, phong trào cách mạng phát triển sâu rộng ở khắp cả mọi miền, thời cơ chín muồi đã đến, rồi bước đến mùa Xuân năm Ất Dậu (1945) ăn Tết xong ở Pác Bó, Người truyền lệnh đi về Tân Trào (Tuyên Quang) để tập trung lãnh đạo làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cách mạng thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 

Đến mùa Xuân năm Tân Sửu - 1961, vào ngày 20/2, Bác đã cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Tố Hữu, Nguyễn Khai..., trở lại thăm Cao Bằng, thăm Pác Bó. Ở Pác Bó, ngồi ở mỏm đá nơi Người từng câu cá, làm thơ, Bác và các đồng chí của mình lại làm thơ về Pác Bó, bài thơ không có tựa đề, nhưng nội dung chan chứa, hồn nhiên và lắng động.
 

Bài thơ như sau:
Hai mươi năm trước ở hang này,
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu,
Non sông gấm vóc có ngày nay.
 

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại và các nhân chứng kể lại, ngày về thăm Pác Bó sau 20 năm xa cách, Người vẫn phải đi bộ từ Đôn Chương vào, chỉ cưỡi ngựa từng đoạn, cho dù tuổi Bác đã cao (71 tuổi), sức khỏe đã giảm sút, nhưng đến Pác Bó, Người vẫn giàu cảm xúc, vẫn lối làm thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị và Người đã ghi lại một chặng đường lịch sử gian nan mà có hậu. Hai mươi năm trước, Người ở đây rất gian khổ, song từ nơi đây, Người với Đảng, với nhân dân đã làm nên chiến thắng, giang sơn gấm vóc đã về ta. Đảng và Người cùng nhân dân đã làm nên chiến công, tạc vào lịch sử oanh liệt như các trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... thuở trước. Lời thơ của Bác trong bài này như là một sự tổng kết, một ghi chép về lịch sử đáng trân trọng, tự hào cả về quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.
 

Giờ đây, đọc lại ba bài thơ của Bác sáng tác ở Pác Bó, chúng ta vẫn thấy sự hồn nhiên, tự tại, hào sảng, khoan thai, thi vị ở các câu thơ của một bậc thi sĩ - vĩ nhân, để rồi luôn nhớ Bác, ghi sâu công ơn trời biển của Bác, nguyện học tập theo tấm gương và tư tưởng của Bác để cùng nhau góp sức xây dựng cho quê hương mình ngày càng đổi mới, tươi đẹp, như lúc sinh thời Người vẫn hằng mong ước./.


Theo baocaobang.vn

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

Tinh dầu Bắc Giang

https://goo.gl/maps/Am42YkzfZu9CJTZW7

Bạn hãy thay đổi bản thân mình nhé

Midu MenaQ7 180mcg - Phát triển chiều cao và chuyển hóa canxi hiệu quả mọi lứa tuổi

MIDU MENAQ7

1. Tên sản phẩm: Midu MenaQ7 180mcg 
- Phát triển chiều cao cho trẻ em và giúp xương chắc, dài, dẻo từ trong bụng mẹ tới suốt cuộc đời 
2. Thương hiệu: Midu MenaQ7 
3. Xuất xứ: Việt Nam 
4. Thành phần: Calci glucoheptonate 1100 mg, L-Arginine 100 mg, MenaQ7 (Vitamin K2 as MK7 180 mcg, Vitamin B6 3 mg, Magnesi gluconat 200 mg, Vitamin D3 800 UI, Vitamin PP 40 mg, Các chất phụ: Npagin, Nipasol, Dung dịch Sorbitol, Na2EDAT, Acid boric, PEG 400, Acrysol K140, BHT, Suaalose, Natri lauryl sutfat, Caramen, Dung dịch hương Vitamin P2015S, Dung dịch hương cam, EtCH 96%. Thành phần khác : Sorbitol 70% ( INS 420i ), nipagin, nipasol, acid boric, PEG 400 ( INS 1521 ). Acrysol, butyl hydroxy toluen ( INS 321 ), natri edetat ( INS 386 ), natri metabisulfit ( INS 223 ), sucralose ( INS 955 ), nước tinh khiết 
5. Công dụng: 
• Midu MenaQ7 180mcg giúp bổ sung bộ ba Calci, Vitamin D3, Vitamin K2 dạng MenaQ7 với nguyên liệu nhập khẩu từ nhà cung cấp lớn nhất và tốt nhất trên thế giới là Natto Pharma 
- NaUy hỗ trợ tăng cường hấp thụ Calci vào xương một cách tối đa. 
• Hỗ trợ phát triển chiều cao. 
• Giúp mẹ bầu bổ sung calci và giúp con cao ngay trong bụng mẹ 
• Hỗ trợ giảm tình trạng mất xương, xốp xương giúp hệ xương răng chắc khỏe 
6. Đối tượng sử dụng: Trẻ em từ 1-15 tuổi cần phát triển chiều cao và người lớn trong các trường hợp thiếu calci hoặc cần bổ sung calci trong giai đoạn nhu cầu calci tăng như trẻ bị còi xương, người lớn bị loãng xương đặc biệt trẻ trong độ tuổi dậy thì và tiền dậy thì. 
7. Cách dùng: 
 • Trẻ từ 1-3 tuổi: Uống mỗi ngày 20ml trong 8-12 tuần. 1 năm sử dụng 1-2 lần 
• Trẻ từ 4-8 tuổi: Uống mỗi ngày 20ml trong 8-12 tuần. 1 năm sử dụng 1-2 lần • Trẻ từ 9-14 tuổi: UỐng mỗi ngày 20ml-40ml trong 8-12 tuần. 1 năm sử dụng 3-4 lần 
• Người lớn: Uống mỗi ngày 20ml-40ml trong 8-12 tuần. 1 năm sử dụng 3-4 lần. 
• Người lớn trong các giai đoạn cần nhu cầu calci cao như: Phụ nữ mang thai, cho con bú, loãng xương: Uống mỗi ngày 20ml-40ml trong 3 tháng. 1 năm sử dụng 1-2 lần • Trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng sản phẩm này theo hướng dẫn của bác sĩ. 
8. Quy cách: 
Hộp 30 ống 9. NSX & HSD: Xem trên bao bì 10. Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C Mô tả ngắn: Midu MenaQ7 180mcg bổ sung canxi, Vitamin D3, Vitamin K2 dạng MenaQ7 và Arginine phù hợp với tất cả độ tuổi từ 1 đến 100 tuổi. Đặc biệt giúp phát triển chiều cao cho trẻ em 1-15 tuổi; mẹ bầu bổ sung canxi trong giai đoạn thai kì không gây tiểu đường, không gây táo bón và giúp con cao ngay từ trong bụng mẹ.

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Nguyễn Quang Anh

https://www.facebook.com/nguyen.quanganh.96 

giá vải hôm nay 13/6/2023 thị trường vải sôi động giá ổn tin mừng cho bà con

KHÔNG CÓ AI MỚI LÀM ĐÃ THÀNH CÔNG NGAY LẬP TỨC KHI CHƯA CHIÊM NGHIỆM QUA CÁC ĐIỀU KIỆN SAU:

1. Điều kiện đầu tiên: Thời gian
Không có một chiếc cây nào mới gieo mầm đã trở thành một cây cổ thụ, mà nó phải trải qua rất nhiều năm tháng để sinh trưởng.
Con người chúng ta nếu muốn thành công nhất định phải cho chính mình thời gian. Thời gian để tích lũy và có thêm kinh nghiệm.
2. Điều kiện thứ 2: Bất động
Không có một cây nào năm thứ nhất trồng ở nơi này, năm thứ 2 lại trồng ở nơi khác mà lại có thể trở thành một cây đại thụ.
Nhất định là phải sừng sững bất động trải hàng ngàn năm trong phong sương, mưa tuyết. Chính những kinh nghiệm qua vô số lần trong phong sương, mưa tuyết đó mà cuối cùng trở thành đại thụ.
Vậy nên, nếu muốn thành công, nhất định phải: ”Mặc cho gió táp mưa sa, ta vẫn đứng sừng sững”. giữ vững niềm tin, chuyên chú trau dồi, sẽ có kết quả!
3. Điều kiện thứ 3: Nền móng
Một cái cây có hàng trăm nghìn chiếc rễ, rễ tốt, rễ xấu, rễ to, rễ nhỏ nằm sâu trong lòng đất, bận rộn hấp thụ chất dinh dưỡng mà không ngừng phát triển.
Tuyệt đối chẳng có một chiếc cây nào không có rễ huống chi là một cây đại thụ.
Nếu muốn thành công, nhất định phải không ngừng học tập, tăng cường làm phong phú cho bản thân, chuẩn bị cho mình một nền móng tốt nhất, sự việc mới có thể bền vững.
4. Điều kiện thứ 4: Hướng lên trên
Không có một cây đại thụ nào chỉ hướng sang bên cạnh, trở lên to béo mà không cao, nhất định là phải thân cây trưởng thành trước rôì mới phát triển các cành nhỏ sau, luôn luôn hướng lên phía trước.
Muốn thành công, nhất định phải hướng về phía trước, không ngừng hướng lên trên, sẽ có thể to lớn hơn cả không gian.
5. Điều kiện thứ 5: Hướng về phía mặt trời
Chẳng có cây nào trưởng thành mà lại hướng về bóng tối, tránh né ánh sáng. Ánh mặt trời chính là niềm hy vọng để một chiếc cây sinh trưởng, Đại thụ biết rằng nhất định phải vì mình mà tranh thủ đón thật nhiều ánh sáng hơn, mới có hi vọng ngày càng cao lớn hơn…
Muốn thành công, nhất định phải tạo dựng một mục tiêu chính xác, nỗ lực phấn đầu, nguyện vọng mới có thể trở thành sự thật.
Sưu tầm.

25 cách kiếm tiền không cần vốn

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

Viên uống hỗ trợ sinh lý nam CND GINSENG RUN MAN 600K

Ba chị em gái nhà GS Đặng Thai Mai và ba chàng rể tướng lừng danh

 Không biết có phải vì trí tuệ, đức hạnh của các ái nữ trong một gia đình trí thức nổi tiếng mà GS Đặng Thai Mai có tới ba người con rể là tướng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ ba, từ phải sang) và trung tướng Phạm Hồng Cư (thứ hai, từ phải sang) - hai chàng rể của giáo sư Đặng Thai Mai - Ảnh tư liệu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ ba, từ phải sang) và trung tướng Phạm Hồng Cư (thứ hai, từ phải sang) - hai chàng rể của giáo sư Đặng Thai Mai - Ảnh tư liệu© Được Tuổi trẻ cung cấp

Gia đình GS Đặng Thai Mai không chỉ nổi tiếng là một gia đình trí thức đáng kính trọng với sáu người con (năm gái một trai), tất cả đều là các trí thức được vị nể, yêu kính cả về tài năng và nhân cách, mà điều rất đặc biệt là ba ái nữ của GS Đặng Thai Mai là Đặng Bích Hà, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào đều kết hôn với ba vị tướng của quân đội nhân dân Việt Nam là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trung tướng Phạm Hồng Cư, trung tướng Phạm Hồng Sơn.

Đọc cuốn hồi ức Cô bé nhìn mưa của bà Đặng Thị Hạnh vừa qua đời hôm 24-5, bạn đọc sẽ hiểu hơn về một gia đình "danh gia vọng tộc" này theo một cách mềm mại, trong trẻo, thuần khiết như chính tâm hồn những người con gái trong gia đình trí thức này.

Ba người con "rể tướng"

Giáo sư Đặng Thai Mai (1902 - 1984) là một nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như bộ trưởng Bộ Giáo dục, viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam... 

Với vốn Nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam, cho nên không ngạc nhiên khi sau này bốn người con gái của ông mỗi người lại kế tục xuất sắc một mặt nào đó của cha mình.

Trong đó, người con gái cả Đặng Bích Hà là phó giáo sư sử học; Đặng Thị Hạnh và Đặng Anh Đào là phó giáo sư về văn học phương Tây, đặc biệt là văn học cổ điển Pháp; Đặng Thanh Lê là giáo sư văn học trung đại Việt Nam.

Không biết có phải vì trí tuệ, đức hạnh của các ái nữ trong một gia đình trí thức nổi tiếng mà GS Đặng Thai Mai có tới ba người con rể là tướng. Người con gái cả của cụ Đặng Thai Mai là Đặng Bích Hà kết hôn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1946, và sau đó hai vị tướng cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tướng Giáp đã "rủ nhau" về làm rể gia đình này.

Thực ra đó là câu nói đùa, những chàng rể tướng lĩnh ấy đã không hề "rủ nhau". Mối nhân duyên vợ chồng của các cặp đôi này đến một cách tự nhiên như nó phải thế, như thể trời sinh một cặp. Trong đó, nổi tiếng nhất hẳn là mối nhân duyên vợ chồng của bà Đặng Bích Hà với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Bà Hà là người vợ thứ hai của Đại tướng, sau khi người vợ đầu là chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái qua đời. Nhưng bà Hà gắn bó keo sơn, tri kỷ với tướng Giáp bởi thời gian bên nhau đi suốt cuộc đời. Sinh thời, bà Đặng Thị Hạnh từng nói chị gái mình chính là "nơi nương tựa cho anh Văn trong mọi điều kiện".

Vốn là bạn vong niên với GS Đặng Thai Mai nên "anh Văn" trước khi kết hôn với "chị Hà" đã biết và gắn bó với cô bé thông minh từ thuở nhi đồng, lớn lên lại hướng dẫn cô học và đọc sách.

Tình yêu đến tự nhiên và một đám cưới giản dị đã được tổ chức chỉ ba tuần trước Ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946. Những người biết bà, các học trò của bà đều khâm phục phẩm cách của người phụ nữ này: là phu nhân của đại tướng, cả đời bà vẫn là người phụ nữ lặng thầm làm hậu phương vững chắc cho người chồng kiệt xuất, từ những năm tháng chiến tranh gian khổ cho đến thời bình.

Người ta cũng còn nhớ những hình ảnh cảm động cuối đời của cặp đôi đặc biệt này: Đại tướng ngồi tập đàn piano ở tuổi ngoài 90 với người vợ đứng bên cạnh. Bà, có thể nói, đã cả đời đứng bên cạnh hoặc phía sau người chồng lừng lẫy của mình.

Khoảnh khắc bình dị đời thường của vợ chồng Đại tướng Võ NguyênGiáp - Đặng Bích Hà - Ảnh: TRẦN HỒNG
Khoảnh khắc bình dị đời thường của vợ chồng Đại tướng Võ NguyênGiáp - Đặng Bích Hà - Ảnh: TRẦN HỒNG© Được Tuổi trẻ cung cấp

Tình yêu thắm thiết dịu dàng

Cặp vợ chồng bà Đặng Thị Hạnh - trung tướng Phạm Hồng Cư cũng có sự gắn bó đặc biệt. Và câu chuyện vợ chồng của người con gái có tâm hồn mơ mộng nhất của GS Đặng Thai Mai cảm động theo một cách riêng.

Ông Phạm Hồng Cư tên thật là Lê Đỗ Nguyên, sinh năm 1926, quê ở Đông Cương, Đông Sơn, Thanh Hóa. Ông chính là một trong ba người anh "Nàng có ba người anh đi bộ đội" (Lê Đỗ Khôi, Lê Đỗ Nguyên và Lê Đỗ An) của nhân vật nữ (Lê Đỗ Thị Ninh) trong bài thơ Màu tím hoa sim nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan.

Năm 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Phạm Hồng Cư đã kết hôn với Đặng Thị Hạnh. Cùng năm đó, cô em gái bà là Đặng Anh Đào cũng kết hôn với tướng Phạm Hồng Sơn.

Trung tướng Hồng Sơn vốn là một chàng sinh viên trường luật "xếp bút nghiên lên đường tranh đấu". Ông tên thật là Phạm Thành Chính, sinh năm 1923, tại Nghệ An. Đám cưới của họ được tổ chức tại Thanh Hóa, nơi gia đình GS Đặng Thai Mai sơ tán, lúc đó Hiệp định Genève còn đang đàm phán, theo thông tin trong cuốn hồi ức Nhớ và quên do hai vợ chồng trung tướng Phạm Hồng Sơn và Đặng Anh Đào viết chung.

Tình yêu thắm thiết của họ cho tới cuối đời càng gắn bó, để rồi họ cùng nhau viết cuốn sách "hồi ký" về cuộc đời chiến đấu và yêu thương của người chồng. Sau phần đầu cuốn sách Nửa đời chiến trận là hồi ức của Phạm Hồng Sơn cho thấy một trung tướng từng kinh qua các chức vụ lãnh đạo cao cấp trong quân đội có phần khô khan, người vợ, bằng tài văn chương của mình, tiếp tục đắp bồi chân dung chồng mình ở phần sau với tên Vầng trăng khuyết.

Chân dung vị tướng qua những trang viết của vợ

Bà đã tỉ mỉ, nhẫn nại và yêu thương dựng chân dung chồng bằng những con chữ vừa nghiêm cẩn vừa tha thiết của một người vợ tận tụy và dịu dàng.

Những trang sổ tay ghi chép chiến dịch của chồng, những bức thư của vợ chồng và cha con thời chiến, những mẩu chuyện thường nhật của người lính và người dân được bà Anh Đào dùng để "vẽ" chân dung chồng mình đầy yêu thương, tự hào. Những trang viết cho người đọc thấy được hóa ra tình yêu thời chiến của bà với chồng vẫn đầy sự lãng mạn.

Một chi tiết thú vị, ở đây bà Đào kể "anh Văn" từng nhận xét về chồng bà với bà rất thẳng thắn: "Hồng Sơn đánh trận giỏi nhưng bướng, hay cãi cấp trên".

Ngọn gió thổi mãi

<a></a>
<a></a>© Được Tuổi trẻ cung cấp

Cô Đặng Thị Hạnh (1930 - 2023) đã ra đi ở tuổi 93. Cô là nhà dịch thuật, nghiên cứu, giảng dạy văn học Pháp tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cô là cô giáo của chúng tôi.

Khi tôi vào học khoa ngữ văn (K20, 1975 - 1979) các thầy cô đã ở đó, đang vào độ chín của tuổi đời và tuổi nghề.

Chúng tôi, lần đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học, háo hức lắng nghe và tiếp nhận những kiến thức các thầy cô truyền dạy nhưng vô tư không biết những khó khăn, cản trở các thầy cô phải vượt qua trong quá trình tìm kiếm, khai thác, cân nhắc lựa chọn các sự đánh giá, truyền đạt những kiến thức đó cho các lớp sinh viên.

Cô Đặng Thị Hạnh và các thầy cô dạy văn học phương Tây, cụ thể là văn học Pháp, và ở cả các bộ môn khác nữa, đã biết cách uyển chuyển, tinh tế, khéo léo đem đến cho các sinh viên của mình những hiểu biết tới hạn mà không lệch lạc, méo mó về một nền văn chương vĩ đại của thế giới trong hoàn cảnh đường ra của Việt Nam với thế giới đang bị khép mở nhiều bề. Công lao đó của cô đã được Chính phủ Cộng hòa Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ hàn lâm (2013).

Và khi thời khác đến, thời đổi mới, mở cửa, không khí học thuật cởi mở, tự do hơn, cô Hạnh cùng các đồng nghiệp của mình, những người chuyên sâu vào văn học nước ngoài, đã rất nhanh và rất sắc chiếu cái nhìn tinh tường của mình vào văn học trong nước, ủng hộ và cổ vũ những cái mới của văn chương nước nhà.

Cuốn sách của cô Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế kỷ XX (2000) nói cả về những nhà văn mới của Việt Nam đang gây dư luận hồi đầu đổi mới. Cô, cũng như thầy Đỗ Đức Hiểu, cô Đặng Anh Đào, từ cách đọc văn nước ngoài đã ứng vào cách đọc văn trong nước, kịp thời giúp giới văn chương có được một công cụ mới giải mã các hiện tượng văn chương mới.

Cô Đặng Thị Hạnh trí thức khoa học nhưng giản dị bình thường. Đến khi cô viết văn thì mới hay bao nhiêu cái thấm văn chương Pháp để hiện ra những câu chữ lời văn thật trong sáng, đẹp đẽ, nồng ấm. Cô bé nhìn mưa - cuốn hồi tưởng (tên thể loại cô ghi lần xuất bản đầu tiên, 2008) của cô - đọc cuốn hút trước hết bởi văn cô viết cho người đọc cùng tác giả trôi vào mạch cảm xúc một đời người.

Lấy đề từ trong vở kịch Shakespeare - "Chúng ta được làm cùng thứ vải dệt thành các giấc mộng/ Và bao quanh cuộc đời bé nhỏ của chúng ta là một giấc ngủ", Đặng Thị Hạnh đã đi từ cô bé nhìn mưa là mình thuở nhỏ hai ba tuổi, xuyên suốt cuộc đời đầy biến động cùng lịch sử dân tộc của gia đình mình, đến cô bé nhìn mưa là đứa cháu mình hiện tại, và thế là "vi vu, vi vu... mọi việc đều trôi qua [...] Tất cả đều trôi qua. Đời người cũng vậy...", như tác giả dẫn lại lời ngọn gió trong một truyện cổ của Andersen.

Giờ cô Đặng Thị Hạnh đã nghỉ yên. Nhưng ngọn gió đó vẫn thổi trên trang sách của cô. Đã nhớ đã biết rồi thì gió cứ thổi mãi.

PHẠM XUÂN NGUYÊN

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Nền kinh tế đang rất khó khăn! | VTC Now

Đại biểu Lê Thanh Vân: "Trong lúc dân khó khăn, đói kém thì xây tượng đài để ca ngợi gì?"