Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

25 Sự thật bất ngờ về các kim tự tháp Ai Cập

BÍ ẨN TƯỢNG NHÂN SƯ: NAPOLEON PHÁ HUỶ CHIẾC MŨI? CĂN HẦM DƯỚI CHÂN BỨC TƯỢNG? I DISCOVERY

GIẢI MÃ CÁCH XÂY DỰNG KIM TỰ THÁP, HÓA RA KHÔNG CÓ NÔ LỆ

Dãy Số Thần Kỳ Nhất Thế Giới Hé Lộ Chủ Nhân Của Kim Tự Tháp Giza | Thế Giới Cổ Đại

Giới Khoa Học BÙNG NỔ Trước Cách Hoạt Động Của Động Cơ Tốc Độ Ánh Sánh Mới | Thiên Hà TV

#15 | Trồng và cắt rau cải chíp

Tôm bọc thịt khoai môn chiên xù

Bánh Rán Bọt Biển Làm Từ 1 Quả Trứng | Only 1 Egg Souffle Pancake | Lilo Kitchen

Thịt Kho Tàu Miền Bắc Ăn Rồi Khó Quên. Cách Nấu Đơn Giản Không Cần Nước Dừa by MonngonHoGuom

korean chicken wings

CHEESY GARLIC BREAD

Gà nướng tỏi parmesan❗️ Bữa trưa hoặc bữa tối nhanh chóng và dễ dàng!

Gà tỏi mật ong ! Bữa tối sẽ sẵn sàng sau 15 phút

Đừng chiên khoai tây cho đến khi bạn thấy kỹ thuật Này Của Nhật bản đang chiếm lĩnh thế giới!

Công Nghệ Trồng Ngô Ngọt Cực Hay - Cách trồng ngô ngọt từ hạt đến thu hoạch

Sức mạnh của dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud

Tên lửa đạn đạo mạnh nhất của Việt Nam là gì?

69 tuổi đầu rồi mà BA DUSTIN chưa ăn gì ngon đến vậy

Tôi đã chuẩn bị đồ ăn Việt Nam cho người Hàn Quốc !!

3 món ăn Việt Nam làm người Hàn Quốc "sốc văn hóa"!?

Món ăn bao cấp hấp dẫn người nước ngoài tại Hà Nội | VTV4

An ninh năng lượng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Toàn Cảnh Điện Gió & Năng Lượng Tái Tạo Trên Biển: Việt Nam sẽ cấp điện cho cả ĐN Á | VTC Media

SIÊU NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI và các dự án năng lượng tái tạo khổng lồ của Trung Quốc

Các kỹ sư VIỆT NAM đã lắp đặt giàn khoan khổng lồ này trên biển Đông như thế nào?

Israel - Cả 1 Châu Lục trong 1 Quốc Gia

PALESTINE PHÁT TRIỂN RA SAO KHI BỊ ISRAEL BAO VÂY SUỐT GẦN 1 THẾ KỶ?

TOÀN CẢNH MOLDOVA - Quốc gia đối đầu gay gắt nhưng vẫn phụ thuộc vào Liên Bang Nga

Kaliningrad: Lãnh thổ nhạy cảm bất thường

Hai thủ đô gần nhau nhất

6 nước có đường bờ biển ngắn nhất thế giới | #2 Thú vị nhất

Kiều Thanh Loan

Sữa chua Bắc Giang

Philippines - NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN CHƯA BIẾT VỀ QUỐC ĐẢO LỚN THỨ 5 THẾ GIỚI

Đông Trùng Hạ Thảo Trường Thọ

Nguyen Duy Huy Nguyen

Toàn Cảnh Nhật Bản - Quốc gia của thiên tai

ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC - PHẦN 8 - KÊNH ĐỌC TRUYỆN VDC AUDIO

ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC - PHẦN 7 - KÊNH ĐỌC TRUYỆN VDC AUDIO

Đề xuất hơn 18.000 tỷ đồng xây cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình dài 60,9 km, tổng đầu tư sơ bộ 18.823 tỷ đồng.

Theo phương án trình Chính phủ, vốn nhà nước đầu tư khoảng 9.312 tỷ đồng, vốn BOT 9.511 tỷ đồng. Tuyến đường được xây dựng theo quy mô 4 làn xe, nền đường 24 m, có làn dừng khẩn cấp.

Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép tách dự án cao tốc đoạn qua tỉnh Nam Định Thái Bình, giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền triển khai theo phương thức PPP.

Với đoạn cao tốc đi qua tỉnh Ninh Bình dài 25,3 km, Bộ đề xuất giao tỉnh này đầu tư bằng vốn ngân sách. Trong tổng mức đầu tư khoảng 6.865 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương khoảng 2.000 tỷ đồng, còn lại là vốn trung ương.

Trong khi chờ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc phân cấp cho địa phương đầu tư đường cao tốc, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất giao tỉnh Ninh Bình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đoạn qua địa phận tỉnh.

Đoạn cao tốc Ninh Bình - Nam Định dài 25km đã được tỉnh Ninh Bình đề xuất đầu tư. Đồ hoạ: Tạ Lư

Đoạn cao tốc Ninh Bình - Nam Định dài 25 km đã được tỉnh Ninh Bình đề xuất đầu tư. Đồ họa: Tạ Lư

Cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình thuộc cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đi qua các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng) đã được xác định trong mạng lưới quy hoạch cao tốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Tuyến Ninh Bình - Hải Phòng có điểm đầu nối với cao tốc Bắc - Nam tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình; điểm cuối tại nút giao giữa quốc lộ 37B và đường ven biển xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Tuyến đường này sẽ kết nối Hải Phòng, Quảng Ninh; liên thông với hệ thống tuyến cao tốc phía đông từ Hà Nội lên tới cửa khẩu Móng Cái và các tuyến cao tốc từ Hà Nội lên Lào Cai, Hà Nội lên Lạng Sơn; góp phần phát triển công nghiệp, giảm chi phí logistics.

Việt Nam - Singapore: Cơ hội chiếm ngôi đầu bảng

U22 Việt Nam có cơ hội bứt lên giành ngôi đầu bảng B khi Thái Lan nghỉ lượt trận thứ hai, còn Malaysia mới đá trận ra quân.

Việt Nam ra quân bằng chiến thắng 2-0, nhưng màn trình diễn trước Lào mang đến nhiều lo lắng. Nhưng với thầy trò HLV Philippe Troussier, chiến thắng ấy là sự khích lệ lớn sau giai đoạn chuẩn bị thua năm trận liên tiếp. Bản thân HLV trưởng và các cầu thủ cũng thừa nhận ba điểm ở trận đầu giải giúp họ cởi bỏ phần nào áp lực.
Tiền đạo Văn Tùng (giơ tay) mừng bàn mở tỷ số trận thắng Lào - kết quả giúp U22 Việt Nam cởi bỏ phần nào áp lực đè nặng nhiều tháng qua. Ảnh: Lâm Thoả

Thế hệ U22 hiện tại không có các tiền vệ trung tâm được đánh giá cao, trong khi đó lại có nhiều cầu thủ tấn công chất lượng và tạo đột biến. Vì thế, HLV Troussier cần tìm ra phương án cung cấp bóng nhiều hơn cho hàng công, cũng để giải phóng bớt áp lực lên hàng thủ.
Việt Nam chỉ có một ngày chuẩn bị chiến thuật cho trận gặp Singapore, nhưng khi những đôi chân và cái đầu đã thoải mái hơn nhờ tháo bỏ áp lực, thầy trò Troussier có cơ sở để hy vọng chơi tốt hơn. Tuy nhiên, kết quả vẫn phải là ưu tiên hàng đầu khi đội bước ra sân Prince chiều nay. Ba điểm sẽ giúp Việt Nam chiếm ngôi đầu bảng B, tạo lợi thế trước khi bước vào hai trận đấu khó khăn nhất gặp Malaysia và Thái Lan.
Sau lượt đầu tiên, Singapore khó được đánh giá cao hơn Lào. Bóng đá trẻ vẫn là điểm yếu của đảo quốc có khoảng 5,6 triệu dân, sau khi từ bỏ chính sách nhập tịch. Hệ thống các giải đấu chuyên nghiệp suy giảm số lượng CLB dẫn đến thiếu tính cạnh tranh. Việc thi đấu trên mặt cỏ nhân tạo cũng gây ra bất lợi mỗi lần các đội nước này đi thi đấu quốc tế ở sân cỏ tự nhiên.
LĐBĐ Singapore (FAS) phải thành lập riêng một CLB mang tên Young Lions chỉ dành cho lứa U23 thi đấu tại giải vô địch quốc gia, nhằm tăng cơ hội cọ xát. 13 trên 20 cái tên dự SEA Games 32 thuộc Young Lions, nhưng không phải lúc nào bóng đá Singapore cũng sản sinh ra người giỏi như anh em nhà Fandi.
HLV Philippe Aw cho biết các cầu thủ đá chưa tốt trận đầu do chưa thích ứng với mặt sân và thời tiết nắng nóng ở Campuchia. Trước Việt Nam, ông tin mọi thứ sẽ khác và dự báo chơi phòng ngự phản công, nhường quyền kiểm soát cho đối thủ. Một điểm là đủ để Singapore nuôi hy vọng vào bán kết khi trước mắt còn đối thủ quen thuộc Malaysia và ngang cơ là Lào.
Đội hình xuất phát dự kiến:

Việt Nam: Văn Chuẩn, Duy Cương, Quang Thịnh, Tuấn Tài, Văn Khang, Xuân Tiến, Đức Phú, Văn Cường, Thanh Nhàn, Quốc Việt, Văn Tùng.
Singapore: Aizil, Adam, Kieran, Bill, Andrew, Harhys, Jared, Ajay, Nicky, Jordan, Rasaq.

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Cách Để Vực Dậy Khi Nợ Nần Ngập Đầu Như Tỷ Phú Phạm Nhật Vượng

Kiếm Tiền Theo Cách Này Sẽ Giúp Bạn Giàu Nhanh Hơn 100 Lần So Với Bình Thường

Tại Sao Đa Số Tỷ Phú VN Vào Tù Còn Tỷ Phú Thế Giới Thì Giàu Bền Vững? Lê Thanh Thản, TVQ,... | BQTC

Đảo rác Semakau ở Singapore: Thiên đường xanh được xây trên rác thải

Sức mua giảm, Bia Sài Gòn vẫn lãi hơn 10 tỷ đồng mỗi ngày

Lãi sau thuế quý I của Sabeco thấp nhất 6 quý gần đây do sức mua giảm, nhưng mỗi ngày vẫn lãi hơn 10 tỷ đồng - cao hơn cùng kỳ 2020-2021 khi Nghị định 100 mới áp dụng.

Ban lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) cho biết trong 3 tháng đầu năm, thị trường tiếp tục suy yếu sau Tết nguyên đán, người tiêu dùng hạn chế sử dụng rượu bia hơn trước do tác động của Nghị định 100.

Lý do trên khiến Sabeco ghi nhận kết quả kinh doanh thấp nhất trong 6 quý qua. Doanh thu kỳ này đạt hơn 6.200 tỷ đồng, giảm gần 15% so với quý I/2021. Sức mua giảm khiến hàng tồn kho thành phẩm của SAB tăng 18%, lên hơn 1.000 tỷ đồng.

Nhóm các chi phí thường xuyên cùng tăng, mạnh nhất là chi phí tài chính tăng gấp đôi. Ngoài ra, doanh nghiệp này vẫn mạnh tay chi gần 480 tỷ đồng cho quảng cáo và khuyến mãi, tăng hơn 22%. Báo cáo hồi đầu năm của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) từng nhận định, SAB lấy lại được phần lớn thị phần đã mất trong đại dịch, đánh đổi bằng chi phí tiếp thị và quảng cáo ngày một tăng cao.

Trừ hết chi phí, chủ thương hiệu bia 333 lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong quý. Tuy giảm gần 19%, doanh nghiệp này vẫn lãi hơn 11 tỷ đồng mỗi ngày. So với kế hoạch cả năm, SAB mới hoàn thành khoảng 17% chỉ tiêu lợi nhuận.

tỷ đồngKết quả kinh doanh của SabecoDoanh thuLợi nhuận sau thuếI-2021II-2021III-2021IV-2021I-2022II-2022III-2022IV-2022I-202302.5k5k7.5k10k12.5kVnExpressI-2023
 Lợi nhuận sau thuế: 1 004

Ban lãnh đạo Sabeco nhận định năm nay ngành bia Việt Nam vẫn nhiều tiềm năng nhờ cơ cấu dân số vàng, thu nhập tăng nhanh, tiềm năng lớn của phân khúc bia không cồn và tiềm năng về thị trường xuất khẩu. Công ty dự báo xu hướng tiêu thụ các dòng bia cận cao cấp sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Nhờ đó, Sabeco đặt mục tiêu tăng trưởng 15% doanh thu và 5% lợi nhuận, lần lượt đạt hơn 40.270 tỷ đồng5.775 tỷ đồng, tiếp tục xác lập đỉnh cao mới.

Nhưng thách thức cũng không nhỏ. Thời gian qua, Sabeco và các doanh nghiệp phải đối mặt với gánh nặng tăng giá nguyên, nhiên liệu và sự sụt giảm nhu cầu thị trường do lạm phát lên cao. Sự chuyển dịch sang các phân khúc thấp hơn của người tiêu dùng do thu nhập bị ảnh hưởng bởi đại dịch kéo dài có thể ảnh hưởng đến doanh thu năm 2023. Bên cạnh đó, cạnh tranh sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt giữa các công ty sản xuất bia nhằm giành thị phần cao hơn.

Nhóm phân tích VCBS cho rằng, tiếp thị sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu bia thời gian tới. Giá bán của Sabeco có thể sẽ không tăng do các chi phí đầu vào như mạch nha có khả năng đã đạt đỉnh và cạnh tranh gay gắt với Heineken nhằm giữ vững và gia tăng thị phần.

Song song đó, đổi mới và cải tiến sản phẩm sẽ là chiến lược quan trọng khác để phân biệt với đối thủ cạnh tranh. SAB đã làm mới danh mục sản phẩm như cho ra mắt sản phẩm có hương vị mới, bao bì mới trên một thương hiệu hiện có để hướng đến hình ảnh cao cấp hơn. Theo đơn vị này, Sabeco sẽ không bỏ qua tiềm năng lớn của thị trường đồ uống không cồn, hiện chưa có trong danh mục sản phẩm của công ty.

Tất Đạt

Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 đô thị Việt Yên đủ điều kiện trở thành thị xã

Đó là mục tiêu trong Quyết định số 441/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Phấn đấu đến năm 2025 đô thị Việt Yên đủ điều kiện trở thành thị xã
Phạm vi ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính huyện Việt Yên, với quy mô diện tích khoảng 17.101,3 ha. Ranh giới phía Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang; phía Tây giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Phấn đấu đến năm 2025 đô thị Việt Yên đủ điều kiện trở thành thị xã.

Đô thị Việt Yên có tính chất là đô thị thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang gắn với động lực phát triển chủ yếu gồm công nghiệp, đô thị và thương mại dịch vụ. Là đô thị cửa ngõ và là đầu mối giao thông đường bộ phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng của vùng Thủ đô Hà Nội.
Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 305.000 người. Dân số đến năm 2045 khoảng 450.000 người. Dự quy mô đất đai đến năm 2030, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 4.500 - 5.500 ha. Đến năm 2045, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 5.500 - 7.500 ha.

Phấn đấu từ nay đến năm 2030 từng bước xây dựng đô thị Việt Yên theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, là động lực quan trọng cho kinh tế - xã hội của địa phương và trở thành một trong các đô thị dẫn dắt sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang.

Phấn đấu đến năm 2025 để đô thị Việt Yên đủ điều kiện trở thành thị xã. Đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại III và là thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Giang với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 60 - 75% và đạt khoảng 75 - 85% vào năm 2045.

Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế tạo việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao chất lượng sống người dân Việt Yên. Phát triển đô thị theo định hướng chung của tỉnh với những vị thế và xu hướng mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Xây dựng một đô thị năng động gắn với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; chủ động ứng phó có hiệu quả thiên tai và biến đổi khí hậu.

Phát triển các chức năng cấp vùng có sức lan tỏa mạnh nhất là công nghiệp và thương mại dịch vụ

Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Việt Yên xác định nội dung trọng tâm cần nghiên cứu. Cụ thể, xác định tính chất đô thị phù hợp với tiềm năng, lợi thế hiện có trước mắt cũng như lâu dài, dự báo quy mô dân số đất đai và các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Xác định không gian nội thị, ngoại thị, định hướng các phân khu phát triển đô thị trong đồ án quy hoạch đối với các đơn vị hành chính đạt tiêu chí thành phường trong tương lai.
Tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao thông; cải thiện và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao thông; cải thiện và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên vùng (đô thị Việt Yên với thành phố Bắc Giang, đô thị Hiệp Hòa và thành phố Bắc Ninh).
Khai thác tối đa lợi thế quỹ đất hai bên đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, quốc lộ 37, đường tỉnh 398, 398B, đường tỉnh 295, 295B, 298 và một số tuyến đường giao thông mở mới cho sự phát triển đô thị, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tạo ra những không gian phát triển kinh tế mới đặc biệt là khu vực hiện đang yếu thế thuộc các xã Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung, Tiên Sơn.
Phát triển các chức năng cấp vùng có sức lan tỏa mạnh nhất là công nghiệp và thương mại dịch vụ. Kết nối và tạo sức hút cũng như sự lan tỏa đối với tỉnh Bắc Ninh và các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, lôi kéo phát triển các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị mạnh mẽ và gia tăng sức hút lực lượng chuyên gia, lao động đến sinh sống và làm việc tại đô thị Việt Yên.
Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú: Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc, nhiều cảnh quan tự nhiên như: Sông Cầu, suối Hoàng Thanh, vành đai sông Cổ, hồ sinh thái Quảng Minh, núi Bổ Đà xã Tiên Sơn, núi Voi, núi Phượng Hoàng, vùng đồi núi và khu vực trũng thấp ngập nước tại các xã Nghĩa Trung, Minh Đức, Thượng Lan, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, điểm trung chuyển khách du lịch đến các khu du lịch lớn trong và ngoài vùng.
Tập trung nghiên cứu các chức năng cải thiện mức độ đáng sống của đô thị Việt Yên, trên cơ sở phát triển các dịch vụ nền tảng như: Chăm sóc sức khỏe, môi trường, cảnh quan, tiện ích đô thị, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và nhà ở chất lượng.


An Nhiên

Cáp điện, viễn thông giăng 'mạng nhện' trên phố Hà Nội

Trên nhiều tuyến phố ở các quận Ba Đình, Hoàng Mai, Thanh Xuân... những bó cáp điện, viễn thông giăng như mạng nhện, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới người đi đường.

Sau 7 năm thực hiện ngầm hoá cáp điện lực, viễn thông cho 210/244 tuyến phố, nhiều tuyến phố nội đô TP Hà Nội đã thông thoáng.
Tuy nhiên, trên tuyến phố nhỏ, ngách và khu tập thể, tình trạng "rác trời" vẫn tồn tại. Trên đường Lương Thế Vinh thuộc hai quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm dài 700 m, hàng chục cột điện nằm trên vỉa hè, đang "gánh" những bó dây điện, cáp viễn thông chằng chịt.

Cột điện ở ngách 175/1 Định Công (quận Hoàng Mai) dày đặc các loại dây cáp như mạng nhện.

Trên đường vành đai 2,5 qua phố Định Công, hệ thông dây điện, cáp viễn thông treo lủng lẳng, trong khi công nhân đào hố chôn ống cống.

Đối diện số 123 đường Định Công, dây cáp điện sà xuống giữa vỉa hè và lòng đường.

"Dây điện như thòng lọng trước cửa nhà tôi đã hơn 10 năm nay. Ngày mưa bão, phải căng mắt nhìn xem có bị gió thổi đứt dây không mới dám đi ra ngoài", anh Nguyễn Huy, ở phố Bằng Liệt, quận Hoàng Mai, nói, vừa cắt bớt những sợi dây điện không còn sử dụng trước cửa nhà.
Cũng trên phố Bằng Liệt, những sợi dây điện sà xuống đất, chiếm cả phần vỉa hè của người đi bộ.
Những dây cáp điện được tận dụng làm dây phơi quần áo tại khu tập thể C8 Thành Công, quận Ba Đình.
Phố Đê La Thành, quận Đống Đa, những cuộn cáp viễn thông án ngữ hết vỉa hè, một số hộ dân tại đây còn tận dụng làm nơi treo bán lốp xe.
Cột, tủ điện và dây cáp cùng rác thải ngổn ngang trên phố Trần Quốc Vượng, quận Cầu Giấy. Đối diện cột điện này là ngõ 107, một hộ dân tận dụng cột điện làm nơi bày hàng hóa.
Trên cây nhãn bên đường Phan Trọng Tuệ (huyện Thanh Trì), đầu nối của dây cáp viễn thông bọc tạm bợ bằng vỏ chai nước, quấn quanh cây.
Nam công nhân luồn lách qua những sợi dây điện để thay bóng cao áp trong ngõ Lương Thế Vinh, quận Nam Từ Liêm. "Dây chằng chịt, phải mất gần một tiếng mới leo lên cột điện, khắc phục sự cố cho người dân", anh nói.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch hạ ngầm cáp viễn thông, điện lực tại 300 tuyến đường phố trong giai đoạn 2022-2025. Trong đó, tập trung nguồn lực ưu tiên huy động nguồn vốn doanh nghiệp (xã hội hóa) để hoàn thành hạ ngầm đồng bộ các đường dây, cáp viễn thông và điện lực treo tại 45 tuyến phố còn lại trong khu vực 4 quận nội đô (gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng).
Đối với các tuyến đường mới, chủ đầu tư phải xây dựng hệ thống hào kỹ thuật sử dụng chung cho cấp nước, chiếu sáng, điện lực và thông tin theo quy hoạch.

Ngọc Thành

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Mai Sơn - quốc lộ 45 trước ngày thông xe

Hai cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Mai Sơn - quốc lộ 45 đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng trước khi cho thông xe vào ngày 29/4.

Chiều 27/4, nút giao cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã hoàn thành công đoạn cuối cùng như kẻ vạch đường, lắp các biển báo...
Cao tốc từ Đồng Nai chạy ra thành phố biển Bình Thuận dài 99 km, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, sẽ thông xe sáng 29/4, sau đó người dân có thể đi ngay. Tuyến giúp rút ngắn thời gian từ TP HCM ra Phan Thiết còn khoảng 2 giờ so với 4-5 giờ như trước đây.
Cách nút giao trên khoảng một km, các nhân viên của Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam đang lắp đặt các trạm để điều chỉnh mức phí trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây khi cao tốc mới hoạt động. Thời gian đầu vận hành, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chưa thu phí.
Đến nay hầu hết biển báo giao thông trên cao tốc đã được đơn vị thi công lắp đặt hoàn tất. Một tấm phản quang được lắp đặt ở dãy phân cách để đảm bảo an toàn ban đêm.

Công nhân thi công taluy dương trên cao tốc, phía dưới là nút giao với ĐT 765 đi qua huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Do hoạt động tạm, dọc tuyến cao tốc chỉ có ba nút giao được khai thác, 4 nút giao chưa đảm bảo an toàn nên vẫn còn tiếp tục hoàn thiện.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua huyện Cẩm Mỹ, phía trên là cầu vượt dân sinh đã được đưa vào hoạt động giúp người dân hai bên đường có thể qua lại.
Bộ Giao thông Vân tải đã cho phép ôtô chạy tốc độ tối đa là 120km/h.
Công nhân lắp đặt biển báo chỉ dẫn cao tốc trước ngày thông xe. "Những biển báo này sẽ được lắp đặt xong trước tối 27/4 để cho xe kịp rửa đường sạch sẽ ngày thông xe", anh Duẫn, một công nhân lắp đặt nói.
Đoạn qua khu dân cư thôn Tà Mon, xã Tân Lập (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đã thành thành tuyến chính. Ở đây, tuyến được xây trên cao, đường dân sinh giao cắt qua cao tốc làm bằng hầm chui.
Cao tốc xuyên qua vùng đồi núi và cánh đồng thanh long ở xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam.
Theo kế hoạch, điểm cầu chính buổi lễ khánh thành cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ diễn ra tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam.
Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Đồ hoạ: Khánh Hoàng
Cách cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hơn 1.700 km hướng ra phía bắc, cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 thuộc dự án cao tốc Bắc Nam nhánh phía Đông, cũng được lên kế hoạch thông xe ngày 29/4. Dự án có tổng đầu tư hơn 12.100 tỷ đồng, khởi công ngày 30/9/2020. Toàn tuyến dài hơn 63 km, điểm đầu ở xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Tại nút giao với cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn (Thanh Hóa), các hạng mục cơ bản hoàn thành. Đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết vào ngày khánh thành, cao tốc chỉ cho xe chạy đoạn đường dài hơn 53 km tính từ điểm đầu thuộc tỉnh Ninh Bình. Phần còn lại chưa thể hoàn thành vì phải xử lý nền đất yếu và thiếu vật liệu, thay đổi nhà thầu phụ.
Chiều 27/4, công nhân sơn vạch kẻ đường cao tốc tại vị trí qua huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Những tấm biển báo hiệu giao thông cuối cùng đang được dựng trên cao tốc.
Nút giao cao tốc tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, Thanh Hoá.
Sau lễ thông xe, ôtô sẽ được chạy trên cao tốc với 4 làn xe, vận tốc tối đa theo thiết kế 80 km/h, tối thiểu 60 km/h. Các loại xe máy, môtô, xe thô sơ, máy kéo, xe máy chuyên dùng bị cấm lên tốc.
Trong thời gian khai thác tạm (đến 31/12/2023), Bộ Giao thông Vận tải cấm xe tải trên 10 tấn, xe máy chạy trên cao tốc, trừ xe cứu hỏa, cứu thương, xe phục vụ thi công, bảo trì, cứu hộ.
Ngoài ra, trên đoạn nút giao Gia Miêu (quốc lộ 217B) đến nút giao Đông Xuân (quốc lộ 45 và 47), Bộ Giao thông Vận tải cấm xe chở người trên 16 chỗ; đoạn nút giao Hà Lĩnh (quốc lộ 217) đến nút giao Đông Xuân (quốc lộ 45 và 47) cấm xe tải trên 3,5 tấn.
Nhóm công nhân quét dọn, rửa mặt đường cao tốc đoạn qua huyện Hà Trung. "Thời tiết nắng nóng nhưng chúng tôi vẫn làm việc tăng ca để đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch", một nữ công nhân quê ở huyện Hoằng Hóa nói.
Hầm Thung Thi, địa phận huyện Hà Trung (Thanh Hoá) dài 680 m gồm hai ống hầm, bề rộng mỗi ống hầm 14,5 m, quy mô ba làn xe cơ giới. Cao tốc có hai hầm xuyên núi là Tam Điệp (Ninh Bình) và Thung Thi.

Vị trí cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 nối hai tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa. Đồ hoạ: Hoàng Khánh

Bắc Giang: Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng đô thị Chũ trở thành thị xã

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Chũ, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000.

Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng đô thị Chũ trở thành thị xã

Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập Quy hoạch đô thị Chũ trên cơ sở địa giới hành chính và diện tích tự nhiên của 10 xã, thị trấn, gồm thị trấn Chũ hiện hữu và các xã Mỹ An, Nam Dương, Quý Sơn, Phượng Sơn, Trù Hựu, Kiên Thành, Kiên Lao, Hồng Giang, Thanh Hải (không bao gồm thôn Khuôn Rẽo), huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quy mô lập quy hoạch khoảng 251,55 km2.

Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng đô thị Chũ trở thành thị xã. Ảnh Internet

Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng đô thị Chũ đủ điều kiện trở thành thị xã. Đến năm 2045 đạt tiêu chí đô thị loại III và là thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Giang với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50 - 70%. Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đô thị Chũ; tạo việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao chất lượng sống người dân.

Từ nay đến năm 2030 từng bước xây dựng, phát triển đô thị Chũ theo hướng bền vững, trở thành một trong những trung tâm dẫn dắt sự phát triển khu vực tiểu vùng phía Đông của tỉnh Bắc Giang, là một trong các động lực chủ yếu cho kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và khu vực phía Đông của tỉnh Bắc Giang nói chung. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, thân thiện và phù hợp với đặc điểm địa hình, môi trường và cảnh quan tự nhiên sẵn có; chủ động ứng phó hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu. Làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các dự án đầu tư xây dựng.

Về tính chất, đô thị Chũ là đô thị trung tâm vùng phía Đông và là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cung ứng vật tư nông nghiệp, sản xuất cây ăn quả đặc sản chất lượng cao của tỉnh Bắc Giang. Là đô thị phát triển du lịch văn hóa sinh thái nghỉ dưỡng và là trung tâm dịch vụ hậu cần vận tải (logistics), công nghiệp kho vận và dịch vụ xuất khẩu khu vực phía Đông của tỉnh Bắc Giang.

Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 170.000 người. Dân số đến năm 2045 khoảng 240.000 người. Dự báo quy mô đất đai đến năm 2030, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 2.200 - 2.500 ha. Đến năm 2045, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 2.700 - 3.500 ha.

Phát triển các chức năng cấp vùng, có sức lan tỏa

Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Chũ xác định nội dung trọng tâm cần nghiên cứu. Theo đó, xác định tính chất đô thị phù hợp với tiềm năng lợi thế hiện có trước mắt cũng như lâu dài, dự báo quy mô dân số đất đai và các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Xác định không gian nội thị, ngoại thị, định hướng các phân khu phát triển đô thị trong đồ án quy hoạch đối với các đơn vị hành chính đạt tiêu chí thành phường trong tương lai. Tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý; cải thiện và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên vùng.

Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú.

Khai thác tối đa lợi thế quỹ đất dọc theo các trục giao thông quốc lộ 31, đường tỉnh 289; 290; 293C và một số tuyến đường giao thông mở mới cho sự phát triển nông nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp và dịch vụ kho vận, logistics, đô thị, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, văn hóa, tín ngưỡng.

Phát triển các chức năng cấp vùng, có sức lan tỏa, mạnh nhất là sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Kết nối và tạo sức hút cũng như sự lan tỏa đối với khu vực phía Đông tỉnh Bắc Giang; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị mạnh mẽ và gia tăng sức hút lực lượng chuyên gia, lao động đến sinh sống và làm việc tại đô thị Chũ. Thu hút lượng lớn du khách đến lưu trú dài ngày, sử dụng các loại hình dịch vụ du lịch.

Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú: hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc, nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Khuân Thần, hồ Đá Mài, hồ Làng Thum, hồ Đá Ong, khu vườn quả Bác Hồ, chùa Am Vãi…, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, điểm trung chuyển khách du lịch đến các khu du lịch lớn trong và ngoài tỉnh.

Tập trung nghiên cứu các chức năng cải thiện mức độ đáng sống của đô thị Chũ, trên cơ sở phát triển các dịch vụ nền tảng như: chăm sóc sức khỏe, môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên, tiện ích đô thị, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục thể thao… Khắc phục điểm yếu bị chia cắt về giao thông đối ngoại, địa hình đồi núi và sông suối trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch đô thị Chũ.

Nghiên cứu rà soát các quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn trong bối cảnh sẽ sớm hình thành thị xã, trở thành đô thị động lực quan trọng và khớp nối các định hướng chiến lược đã xác định trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang; đề xuất các giải pháp quy hoạch khắc phục những tồn tại của hiện trạng phát triển và các quy hoạch khác có liên quan; đề xuất các chiến lược phát triển phù hợp cho quy hoạch đô thị giai đoạn đến năm 2030 và đến năm 2045.

Xem chi tiết Quyết định tại đây./.

Bình Minh