Nghề dệt chiếu Bàn Thạch, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên từng nổi tiếng cả vùng, xuất hàng ra nước ngoài, nhưng nay chỉ còn người già gắn bó.
Cuối tháng 3, trong căn nhà cấp bốn, bà Nguyễn Thị Trước, 62 tuổi xếp từng sợi cói màu vào khung dệt, chuẩn bị hoàn thành tấm chiếu rộng 1,2 m, dài 1,8 m. Sinh ra trong gia đình dệt chiếu thủ công, 12 tuổi bà Trước được cha mẹ truyền nghề. Lớn lên bà lấy chồng trong làng, tiếp tục công việc đến hôm nay. Mỗi ngày bà dệt được 2 chiếc, bán 120.000 đồng/chiếc, trừ chi phí thu về 30.000 đồng.
Để làm một tấm chiếu, thợ phải trải qua nhiều công đoạn, bắt đầu từ cắt cói ngoài ruộng, chẻ nhỏ phơi khô ít nhất 4 nắng mới đưa về nhà. Cói sau đó được đưa vào nồi phẩm màu đun sôi, đem phơi nắng một ngày mới dệt. Mỗi gia đình sáng tạo mẫu mã riêng hoặc làm theo đơn đặt hàng. 50 năm gắn bó với nghề, bà Trước quen ngồi cả ngày, đôi tay dính phẩm màu.
Làng chiếu Bàn Thạch nằm ở giữa ba sông Thu Bồn, Ly Ly và Trường Giang. Từ thế kỷ 16, người dân miền Bắc di cư vào thấy đất đai ven sông trù phú nên lập làng, cải tạo đất trồng cói, hình thành nghề dệt chiếu.
Những năm 1980 của thế kỷ trước, làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch phát triển mạnh, sản phẩm được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Các gia đình làm không hết việc, đủ tiền nuôi con ăn học, xây dựng nhà cửa.
Năm 2004, Bàn Thạch được công nhận làng nghề truyền thống với hơn 350 hộ. Theo thời gian, nhiều loại chiếu nhựa, chiếu tre, trúc xuất hiện, chiếu cói Bàn Thạch không còn được ưa chuộng, giá bán thấp nên nhiều gia đình dừng làm nghề. Hiện cả làng chỉ còn 35 hộ, toàn người già sản xuất.
Cạnh nhà bà Trước, bà Huỳnh Thị Xuyến, 68 tuổi cùng chồng đang còng lưng nhuộm cói, dệt chiếu. Mỗi ngày vợ chồng bà dệt được 3 tấm chiếu, trừ chi phí còn 50.000 đồng. Thu nhập quá thấp nên 4 người con không ai theo nghề.
"Con cái ngăn cản vợ chồng tôi dệt chiếu, bởi làm cả ngày khổ cực nhưng thu được vài chục nghìn đồng. Nhưng bỏ sao được, một ngày không dệt là nhớ nghề, đứng ngồi không yên, rồi cũng đem khung ra dệt", bà cho hay.
Thợ dệt chiếu bỏ nghề kéo theo cánh đồng cói ở xã Duy Vinh giảm từ hơn 100 ha lúc hưng thịnh xuống còn gần 10 ha. Lượng cói tại chỗ không đủ, nhiều người phải nhập từ nơi khác về làm.
Ông Nguyễn Sáu, Chủ tịch xã Duy Vinh, cho biết xã từng có nhiều gia đình đầu tư máy móc sản xuất chiếu, nhưng nay tạm dừng vì thu nhập thấp. Bởi dù dệt máy, trung bình mỗi ngày một người làm được 9 tấm chiếu, tiền công khoảng 150.000 đồng, quá thấp so với các ngành nghề khác.
Chính quyền xã đang tính phát triển làng nghề gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, đưa người dân vào phục vụ du lịch.
Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành?Với 9.597.000 km² diện tích, Trung Quốc trở thành nước có diện tích lớn thứ 4 thế giới. Vậy để có thể chu du, đến Trung Quốc du lịch mà không cần hướng dẫn viên, bận nên biết về các tỉnh, khu vực trực thuộc,…
Danh sách các tỉnh, thành phố tại Trung Quốc
Các tỉnh :各省:gèshěng
Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh, thành phố?: 22 tỉnh, thành phố
STT
Tên tỉnh
Thành phố trực thuộc
1
Tỉnh An Huy (安徽省/ ānhuī shěng)
Hợp Phì (合肥市/ Héféi shì)
2
Tỉnh Phúc Kiến (福建省/ Fújiàn shěng)
Phúc Châu (福州市/ Fúzhōu shì)
3
Tỉnh Cam Túc (甘肃省/ Gānsù shěng)
Lan Châu (兰州市/ Lánzhōu shì)
4
Tỉnh Quảng Đông (广东省/ Guǎngdōng shěng)
Quảng Châu (广州市/ Guǎngzhōu shì)
5
Tỉnh Quý Châu (贵州省/ Guìzhōu shěng)
Quý Dương (贵阳市/ Guìyáng shì)
6
Tỉnh Hải Nam (海南省/ Hǎinán shěng)
Hải Khẩu (海口市/ Hǎikǒu shì)
7
Tỉnh Hà Bắc (河北省/ Héběi shěng)
Thạch Gia Trang (石家庄市/ Shíjiāzhuāng shì)
8
Tỉnh Hắc Long Giang (黑龙江省/ Hēilóngjiāng shěng)
Cáp Nhĩ Tân (哈尔滨市/ Hā’ěrbīn shì)
9
Tỉnh Hà Nam (河南省/ Hénán shěng)
Trịnh Châu (郑州市/ Zhèngzhōu shì)
10
Tỉnh Hồ Bắc (湖北省/ Húběi shěng)
Vũ Hán (武汉市/ Wǔhàn shì)
11
Tỉnh Hồ Nam (湖南省/ Húnán shěng)
Trường Sa (长沙市/ Chángshā shì)
12
Tỉnh Giang Tô (江苏省/ Jiāngsū shěng)
Nam Kinh (南京市/ Nánjīng shì)
13
Tỉnh Giang Tây (江西省/ Jiāngxī shěng)
Nam Xương (南昌市/ Nánchāng shì)
14
Tỉnh Cát Lâm (吉林省/ Jílín shěng)
Trường Xuân (长春市/ Chángchūn shì)
15
Tỉnh Liêu Ninh (辽宁省/ Liáoníng shěng)
Thẩm Dương (沈阳市/ Shěnyáng shì)
16
Tỉnh Thanh Hải (青海省/ Qīnghǎi shěng)
Tây Ninh (西宁市/ Xīníng shì)
17
Tỉnh Sơn Đông (山东省/ Shāndōng shěng)
Tế Nam (济南市/ Jǐnán shì)
18
Tỉnh Sơn Tây (山西省/ Shanxī shěng)
Thái Nguyên (太 原市/ Tài yuán shì)
19
Tỉnh Thiểm Tây (陕西省/ Shǎnxī shěng)
Tây An (西安市/ Xī’ān shì)
20
Tỉnh Tứ Xuyên (四川省/ Sìchuān shěng)
Thành Đô (成都市/ Chéngdū shì)
21
Tỉnh Vân Nam (云南省/ Yúnnán shěng)
Côn Minh (昆明市/ Kūnmíng shì)
22
Tỉnh Chiết Giang (浙江省/ Zhéjiāng shěng)
Hàng Châu (杭州市/ Hángzhōu shì)
Đài Loan hiện là một quốc gia độc lập có chính quyền riêng, nhưng về các hoạt động chính trị vẫn dưới quyền kiểm sát của Trung Quốc. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay không nhiều nước công nhận Đài Loan trực thuộc Trung Quốc nhưng chính Trung Quốc luôn tuyên bố Đài Loan trực thuộc Trung Quốc.
5 Khu tự trị của Trung Quốc
Các khu tự trị :自治区:zìzhìqū
STT
Tên khu tự trị
Thủ phủ
1
Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây 广西壮族自治区 Guǎngxī zhuàngzú zìzhìqū
Nam Ninh 南宁 Nánníng
2
Khu tự trị Nội Mông Cổ 内蒙古自治区 Nèiménggǔ zìzhìqū
Hohhot 呼和浩特 Hūhéhàotè
3
Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ 宁夏回族自治区 Níngxià huízú zìzhìqū
Ngân Xuyên 银川 Yínchuān
4
Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương 新疆维吾尔自治区 Xīnjiāng wéiwú’ěr zìzhìqū
Urumqi 乌鲁木齐 Wūlǔmùqí
5
Khu tự trị Tây Tạng 西藏自治区 Xīzàng zìzhìqū
Lhasa 拉萨 Lāsà
Danh sách các thành phố trực thuốc trung ương ở Trung Quốc
Các thành phố trực thuộc trung ương: 直辖市:zhíxiáshì
Trung Quốc có 4 thành phố trực thuộc trung ương gồm :
STT
Tên khu tự trị
1
Bắc Kinh 北京 Běijīng
2
Thượng Hải 上海 Shànghǎi
3
Thiên Tân 天津 Tiānjīn
4
Trùng Khánh 重庆 Chóngqìng
Danh sách các khu hành chính của Trung Quốc
Các đặc khu hành chính: 特别行政区:tèbié xíngzhèngqū
Trung Quốc có 2 đặc khu hành chính gồm:
STT
Tên đặc khu hành chính
1
Đặc khu hành chính Macao 澳门特别行政 区 Àomén tèbié xíngzhèng qū
2
Đặc khu hành chính Hồng Kông 香港 特别行政 区 Xiānggǎng tèbié xíngzhèng qū
Những tỉnh, thành nào của Trung Quốc giáp danh với Việt Nam
Vân Nam và Quảng Tây là 2 tỉnh giáp biên với Việt Nam. Trong đó:
1. Tại Vân Nam: 3 địa khu tiếp giáp với Việt Nam bao gồm:
Hồng Hà: 4 huyện ( Lục Xuân, Kim Bình, Bình Biên, Hà Khẩu)
Phổ Nhĩ: 1 huyện (Cáp Nê Giang Thành, huyện tự trị dân tộc Di)
Vân Sơn: 3 huyện (Phú Ninh, Mã Quan, Ma Lật Pha)
2. Quảng Tây: có 3 địa cấp thị tiếp giáp với Việt Nam
Bách Sắc: 2 huyện (Tĩnh Tây, Na Pha)
Sùng Tả: 3 huyện (Long Châu, Đại Tân, Ninh Minh)
Phòng Thành Cảng: có 2 huyện cấp thị và quận nội thành (Đông Hưng, Phòng Thành)
Một số câu hỏi liên quan khác về tỉnh Trung Quốc
Tỉnh nào đông dân nhất Trung Quốc
Quảng Đông (tiếng Trung: 广东; Pinyin: Guǎngdōng) là một tỉnh nằm ven bờ Biển Đông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quảng Đông là tỉnh đông nhất về số dân, đứng đầu về kinh tế Trung Quốc với 113 triệu dân và 9,73 nghìn tỷ NDT (1,47 nghìn tỷ USD) năm 2018. – Theo Wikipedia
Tỉnh nào ít dân nhất Trung Quốc
Thanh Hải (tiếng Trung: 青海; pinyin: Qīnghǎi), là một tỉnh thuộc Tây Bắc Trung Quốc. Đây là tỉnh ít dân nhất của Trung Quốc với khoảng 5.9 triệu dân
Tỉnh nào có diện tích lớn nhất Trung Quốc
Tân cương là tỉnh có diện tích lớn nhất – 1.660.000(km2) chiếm 17,2% diện tích Trung QuốcTỉnh có diện tích lớn nhất Trung Quốc
Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc
Theo thống kê, Trung Quốc bao gồm 56 dân tộc. Trong đó, Người Hán là dân tộc lớn nhất, chiếm 91,6% (~1,2 tỷ người), 55 dân tộc thiểu số còn lại chiếm 8,3%
Tóm lại, sau bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ Trung Quốc có tổng cộng 34 tỉnh thành phố trực thuộc. Trong đó tới 22 tỉnh chính, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc và 2 đặc khu hành chính.
Đến năm 2030, Khánh Hoà sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương với định hướng phát triển trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế, theo quyết định của Thủ tướng.
Thông tin đề cập trong quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, được ban hành ngày 29/3.
Theo đó, đến năm 2030, Khánh Hòa có hai đô thị loại I là thành phố Nha Trang và Cam Lâm, còn Cam Ranh là đô thị loại II. Trong đó, Nha Trang sẽ là đô thị hạt nhân, Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics và huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.
Còn huyện Vạn Ninh sẽ là đô thị du lịch biển cao cấp, thị xã Ninh Hòa được quy hoạch là đô thị công nghiệp và huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống...
Trong tương lai, Khánh Hoà được xác định là cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. GRDP bình quân đầu người của địa phương đạt nhóm 15 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước.
Thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh, nằm dưới sự quản lý của trung ương. Hiện cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Một đô thị trở thành thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn được quy định tại nghị quyết 1211 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đơn vị hành chính, như: quy mô dân số từ 1.500.000 người trở lên; diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định, trong đó mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt bình quân của cả nước; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt 90%...
Khánh Hoà có diện tích 5.137 km2 với 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, một thị xã và 6 huyện. Dân số trên 1,2 triệu người.
Từ một nơi hoang vu, cằn cỗi, sau 30 năm, Bạch Long Vỹ được xây dựng thành hòn đảo xanh với đầy đủ điều kiện để người dân sinh sống.
Ông Nguyễn Văn Hậu, 54 tuổi, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đảo Bạch Long Vỹ, ví sự thay đổi của hòn đảo như một giấc mơ.
30 năm trước, ngày 26/2/1993, anh công nhân xây dựng Nguyễn Văn Hậu là một trong 32 thanh niên xung phong đầu tiên ra xây dựng Bạch Long Vỹ. Sau 24 giờ lênh đênh trên biển, họ đặt chân lên đảo. Dù được phổ biến về sự khắc nghiệt của hòn đảo gần 3 km2, xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ (cách đất liền 110 km), cả đội thanh niên vẫn không thể hình dung ra sự hoang vu của nó.
Đảo như hình bát úp, chỉ có vài ngôi nhà của bộ đội nằm trơ trọi giữa đám cỏ dại. Một vài cây bàng đang thay lá. Bờ biển đầy xác san hô và xương rồng ngả màu vàng úa. "Đảo hoang, chúng tôi đều nghĩ như vậy", ông Hậu nhớ lại.
Ban đầu đội thanh niên xung phong được bộ đội nhường cho 8 căn phòng xây bằng đá, mỗi phòng rộng 10 m2, cao gần hai mét. 6 đến 8 người ở chung một phòng. Nhiệm vụ của đội là nhanh chóng xây dựng khu vệ sinh, nhà bếp, kho và nhà ở để tiếp tục đón 30 thanh niên xung phong và người dân.
Tháng 3, đất liền đang là giao mùa, nhưng ngoài đảo nắng nóng gắt như giữa hè. Ông Hậu cùng đồng đội làm việc từ 4h đến 9h là nghỉ tránh nắng, đợi đến 15h mới lại ra công trường. Cát sỏi dưới chân nóng như rang. Giày bảo hộ đi vài hôm đã rách. Chỉ sau hai tuần, thanh niên xung phong vốn quá nửa là phụ nữ, sinh viên đã bị nhuộm làn da bánh mật, đàn ông đen nhẻm.
Mùa đông, đảo hứng trọn luồng gió mùa đông bắc từ phương bắc tràn xuống nên lạnh hơn đất liền vài độ. Gió mang theo muối biển, bám vào da người dấp dính. "Tiếng gió rít liên hồi, ù ù bên tai như ong vỡ tổ. Chúng tôi say nắng, say sóng, say gió, lại thêm sóng radar nên nhanh mệt, tức ngực. Ngày làm việc vất vả, đêm ngủ không sâu giấc", ông Hậu chia sẻ.
Đảo thừa nắng, thừa gió, nhưng thiếu mưa. Mưa chỉ xuất hiện vào tháng 5-8, lưu lượng khoảng 1.000 mm mỗi năm, bằng một nửa so với đất liền, trong khi bốc hơi trung bình 1.400 mm. Cả đảo chỉ có 6 dòng suối nhỏ, dài chưa đến 200 m nên không giữ được nước bề mặt.
Thanh niên xung phong dùng những giếng cũ do ngư dân để lại, lượng nước rất hạn chế. Có giếng cạn tới đáy, chị em trèo xuống lấy nước tắm, nhưng khi dội lên người toàn cát, sỏi. Đàn ông cạo trọc đầu, tắm ở biển, nhường nước ngọt cho phụ nữ. Nước sau khi vo gạo, rửa rau, tắm được gạn lại để tưới cây.
Sau 6 tháng lên đảo, ông Hậu cùng đồng đội mới thấy cơn mưa đầu tiên. Một số người lao ra tắm, ngửa mặt lên trời nhấm nháp từng giọt mưa. Những người còn lại vội vàng mở nắp giếng, mang đồ đạc ra hứng nước dự trữ.
Cùng với việc xây dựng nhà ở, việc phủ xanh hòn đảo cằn cỗi là nhiệm vụ cấp bách. Khu vực gần biển và chỗ ở hầu như toàn sỏi đá. Để có đất trồng cây, thanh niên xung phong cùng bộ đội lên đồi cuốc hàng nghìn mét khối đất đá, gánh xuống san lại nền đảo.
Phi lao và thông được ưu tiên trồng để chắn gió. Nhưng cứ trồng xuống, cây chưa bén rễ đã bị gió biển táp chết khô. Sau nhiều lần thất bại, thanh niên nghĩ ra cách trồng cây vào giữa bụi cỏ, dùng vải bạt che chắn, lấy phân trâu bỏ từ trong đất liền đập nhỏ bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Đảo không có điện, thanh niên xung phong mang theo một máy phát, mỗi ngày chỉ chạy 30 phút ăn cơm, còn lại dùng nến. Cũng do đi lại khó khăn, không thể bảo quản nên thực phẩm tiếp tế ra đảo chủ yếu là đồ khô, các loại củ. Bữa cơm của thanh niên là muối vừng, cá khô, dưa cà muối hoặc xu hào ninh lấy nước.
Đợt nào gặp thời tiết xấu, tiếp tế ra muộn, đội thanh niên phải lên đơn vị bộ đội vay gạo. "Có những ngày cảm xúc đi xuống, ngồi một mình trong đêm nghe sóng vỗ, côn trùng kêu, tôi nhớ nhà đến phát khóc", ông Hậu kể.
Sau khoảng 6 tháng, cuộc sống dần ổn định. Thanh niên xung phong tự trồng được mùng tơi, mướp, rau cải, rau đay. Gia súc mang theo đã sinh sản. Mỗi nhà xây mới đều có giếng nước và bể chứa nước mưa.
Từ năm 2001, đảo bắt đầu sôi động khi âu cảng sức chứa 100 tàu thuyền được khánh thành. Mỗi tháng, hàng nghìn tàu thuyền của ngư dân khắp nơi vào tiếp nhiên liệu, lương thực, tránh trú bão. Sinh kế của người dân cũng mở rộng nhờ bán nước, xăng dầu, thực phẩm cho tàu cá.
Trong 62 thanh niên xung phong đầu tiên ra Bạch Long Vỹ có 12 cô gái lấy chồng bộ đội, 6 cặp trong đội thành đôi, lập nghiệp trên đảo đến ngày nay. Vợ chồng ông Hậu là đám cưới thứ hai ở đảo tiền tiêu này.
Gần hết 3 năm nghĩa vụ, vợ ông Hậu mang thai con đầu lòng nên vào đất liền sinh nở. Hai bên gia đình khuyên vợ chồng ông rời đảo. "Chúng tôi trăn trở nhiều đêm, cuối cùng xin ở lại. Nhiều thành viên trong đội cũng như vậy", ông Hậu kể.
Sau thanh niên xung phong, đảo Bạch Long Vỹ có 9 đợt tuyển dân. Ông Hậu cùng đồng đội tiếp tục nhận các dự án xây nhà, đường sá, công viên, nhà công vụ. Theo thống kê, đã có 12 dự án với tổng mức đầu tư hơn 260 tỷ đồng được thanh niên xung phong triển khai.
Từ năm 2016, Bạch Long Vỹ bắt đầu có điện 24/24h nhờ nguồn điện lai ghép gió - mặt trời - diesel - lưu trữ năng lượng được xây dựng. Người dân có điện để chạy tivi, tủ lạnh, điều hòa. Nguồn nước ngầm tìm thấy năm 2018 và hồ nước ngọt 60.000 m3 hoàn thành năm 2020 đã giải được bài toán thiếu nước. Nhiều nhà mở dịch vụ tắm nước nóng, hát karaoke phục vụ tàu cá. Mỗi khi có gió mùa, nơi đây sáng đèn cả đêm, sôi động như thị trấn trong đất liền.
Năm 2020, tàu Hoa Phượng Đỏ trọng tải 220 tấn, tầm hoạt động 750 hải lý, có thể chở trên 200 người và 50 tấn hàng hóa thuộc sở hữu của huyện đảo Bạch Long Vỹ đưa vào hoạt động, rút ngắn thời gian ra đảo còn 6 tiếng. Với 3 chuyến mỗi tháng, cùng khả năng chịu sóng cấp 7, gió cấp 9, con tàu giúp người dân thoát cảnh đi tàu cá, tàu hàng hàng chục tiếng như trước đây.
Bạch Long Vỹ ngày nay có 326 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu phân bổ tại 3 khu dân cư. Sau 30 năm, các cặp vợ chồng trên đảo sinh được hơn 100 trẻ. Trường Tiểu học - Mẫu giáo được thành lập năm 1999 để trẻ ở lại đảo học đến lớp 5 rồi vào đất liền học tiếp.
Theo UBND huyện đảo, năm 2022, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt hơn 490 tỷ đồng, thu ngân sách 920 triệu đồng. Người dân đã chăn nuôi được 146 tấn gia súc, trồng được 282 tấn rau, khai thác thủy sản đạt 590 tấn. "Huyện đảo từng bước trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá sầm uất, cột mốc biên giới vững chắc trên biển để ngư dân vươn khơi, bám biển", ông Trần Quang Tường, Bí thư kiêm Chủ tịch huyện đảo Bạch Long Vỹ, nói.
Với vợ chồng ông Hậu, chưa bao giờ họ hối hận vì dành cả tuổi thanh xuân cho Bạch Long Vỹ. Họ tin đảo sẽ phát triển, trở thành đô thị trù phú giữa Biển Đông.
Trước năm 1920, đảo Bạch Long Vỹ chỉ là nơi dừng chân của ngư dân đi biển. Sau khi đào được giếng nước, một số người ở Quảng Yên (Quảng Ninh) tới đây lập nghiệp. Năm 1937, chính quyền Bảo Đại phái người tới đảo lập đồn canh phòng và xây dựng chế độ lý trưởng.
Trải qua một số chế độ quản lý, tháng 10/1957, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản, ra nghị định đảo Bạch Long Vỹ là xã thuộc TP Hải Phòng. Thời điểm này, đảo đã có hợp tác xã nông ngư gồm 94 lao động, có 22 ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tàu đánh cá.
Năm 1965, do máy bay Mỹ bắn phá, toàn bộ dân cư trên đảo được sơ tán về đất liền, chỉ còn bộ đội đồn trú. Đến cuối năm 1992, Chính phủ thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc TP Hải phòng. Ngày 25/3/1992, đội ngũ cán bộ huyện ra làm nhiệm vụ và đó trở thành ngày kỷ niệm thành lập huyện đảo.