Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Hành trình hồi sinh đảo Bạch Long Vỹ

Từ một nơi hoang vu, cằn cỗi, sau 30 năm, Bạch Long Vỹ được xây dựng thành hòn đảo xanh với đầy đủ điều kiện để người dân sinh sống.

Ông Nguyễn Văn Hậu, 54 tuổi, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đảo Bạch Long Vỹ, ví sự thay đổi của hòn đảo như một giấc mơ.

30 năm trước, ngày 26/2/1993, anh công nhân xây dựng Nguyễn Văn Hậu là một trong 32 thanh niên xung phong đầu tiên ra xây dựng Bạch Long Vỹ. Sau 24 giờ lênh đênh trên biển, họ đặt chân lên đảo. Dù được phổ biến về sự khắc nghiệt của hòn đảo gần 3 km2, xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ (cách đất liền 110 km), cả đội thanh niên vẫn không thể hình dung ra sự hoang vu của nó.

Đảo như hình bát úp, chỉ có vài ngôi nhà của bộ đội nằm trơ trọi giữa đám cỏ dại. Một vài cây bàng đang thay lá. Bờ biển đầy xác san hô và xương rồng ngả màu vàng úa. "Đảo hoang, chúng tôi đều nghĩ như vậy", ông Hậu nhớ lại.

Tàu HQ 558 đưa những thanh niên xung phong đầu tiên ra đảo vào năm 1993. Ảnh Tư liệu

Tàu HQ-558 đưa thanh niên xung phong đầu tiên ra đảo năm 1993. Ảnh tư liệu

Ban đầu đội thanh niên xung phong được bộ đội nhường cho 8 căn phòng xây bằng đá, mỗi phòng rộng 10 m2, cao gần hai mét. 6 đến 8 người ở chung một phòng. Nhiệm vụ của đội là nhanh chóng xây dựng khu vệ sinh, nhà bếp, kho và nhà ở để tiếp tục đón 30 thanh niên xung phong và người dân.

Tháng 3, đất liền đang là giao mùa, nhưng ngoài đảo nắng nóng gắt như giữa hè. Ông Hậu cùng đồng đội làm việc từ 4h đến 9h là nghỉ tránh nắng, đợi đến 15h mới lại ra công trường. Cát sỏi dưới chân nóng như rang. Giày bảo hộ đi vài hôm đã rách. Chỉ sau hai tuần, thanh niên xung phong vốn quá nửa là phụ nữ, sinh viên đã bị nhuộm làn da bánh mật, đàn ông đen nhẻm.

Mùa đông, đảo hứng trọn luồng gió mùa đông bắc từ phương bắc tràn xuống nên lạnh hơn đất liền vài độ. Gió mang theo muối biển, bám vào da người dấp dính. "Tiếng gió rít liên hồi, ù ù bên tai như ong vỡ tổ. Chúng tôi say nắng, say sóng, say gió, lại thêm sóng radar nên nhanh mệt, tức ngực. Ngày làm việc vất vả, đêm ngủ không sâu giấc", ông Hậu chia sẻ.

Đảo thừa nắng, thừa gió, nhưng thiếu mưa. Mưa chỉ xuất hiện vào tháng 5-8, lưu lượng khoảng 1.000 mm mỗi năm, bằng một nửa so với đất liền, trong khi bốc hơi trung bình 1.400 mm. Cả đảo chỉ có 6 dòng suối nhỏ, dài chưa đến 200 m nên không giữ được nước bề mặt.

Thanh niên xung phong dùng những giếng cũ do ngư dân để lại, lượng nước rất hạn chế. Có giếng cạn tới đáy, chị em trèo xuống lấy nước tắm, nhưng khi dội lên người toàn cát, sỏi. Đàn ông cạo trọc đầu, tắm ở biển, nhường nước ngọt cho phụ nữ. Nước sau khi vo gạo, rửa rau, tắm được gạn lại để tưới cây.

Sau 6 tháng lên đảo, ông Hậu cùng đồng đội mới thấy cơn mưa đầu tiên. Một số người lao ra tắm, ngửa mặt lên trời nhấm nháp từng giọt mưa. Những người còn lại vội vàng mở nắp giếng, mang đồ đạc ra hứng nước dự trữ.

Bạch Long Vỹ ngày nay đã có rất nhiều màu xanh. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa

Bạch Long Vỹ ngày nay đã có rất nhiều màu xanh. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa

Cùng với việc xây dựng nhà ở, việc phủ xanh hòn đảo cằn cỗi là nhiệm vụ cấp bách. Khu vực gần biển và chỗ ở hầu như toàn sỏi đá. Để có đất trồng cây, thanh niên xung phong cùng bộ đội lên đồi cuốc hàng nghìn mét khối đất đá, gánh xuống san lại nền đảo.

Phi lao và thông được ưu tiên trồng để chắn gió. Nhưng cứ trồng xuống, cây chưa bén rễ đã bị gió biển táp chết khô. Sau nhiều lần thất bại, thanh niên nghĩ ra cách trồng cây vào giữa bụi cỏ, dùng vải bạt che chắn, lấy phân trâu bỏ từ trong đất liền đập nhỏ bổ sung dinh dưỡng cho đất.

Đảo không có điện, thanh niên xung phong mang theo một máy phát, mỗi ngày chỉ chạy 30 phút ăn cơm, còn lại dùng nến. Cũng do đi lại khó khăn, không thể bảo quản nên thực phẩm tiếp tế ra đảo chủ yếu là đồ khô, các loại củ. Bữa cơm của thanh niên là muối vừng, cá khô, dưa cà muối hoặc xu hào ninh lấy nước.

Đợt nào gặp thời tiết xấu, tiếp tế ra muộn, đội thanh niên phải lên đơn vị bộ đội vay gạo. "Có những ngày cảm xúc đi xuống, ngồi một mình trong đêm nghe sóng vỗ, côn trùng kêu, tôi nhớ nhà đến phát khóc", ông Hậu kể.

Sau khoảng 6 tháng, cuộc sống dần ổn định. Thanh niên xung phong tự trồng được mùng tơi, mướp, rau cải, rau đay. Gia súc mang theo đã sinh sản. Mỗi nhà xây mới đều có giếng nước và bể chứa nước mưa.

Video Player is loading.
Hiện tại 
0:10
/
Thời lượng 
1:02
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Đảo Bạch Long Vỹ sau 30 năm xây dựng. Video: Lê Tân

Từ năm 2001, đảo bắt đầu sôi động khi âu cảng sức chứa 100 tàu thuyền được khánh thành. Mỗi tháng, hàng nghìn tàu thuyền của ngư dân khắp nơi vào tiếp nhiên liệu, lương thực, tránh trú bão. Sinh kế của người dân cũng mở rộng nhờ bán nước, xăng dầu, thực phẩm cho tàu cá.

Trong 62 thanh niên xung phong đầu tiên ra Bạch Long Vỹ có 12 cô gái lấy chồng bộ đội, 6 cặp trong đội thành đôi, lập nghiệp trên đảo đến ngày nay. Vợ chồng ông Hậu là đám cưới thứ hai ở đảo tiền tiêu này.

Gần hết 3 năm nghĩa vụ, vợ ông Hậu mang thai con đầu lòng nên vào đất liền sinh nở. Hai bên gia đình khuyên vợ chồng ông rời đảo. "Chúng tôi trăn trở nhiều đêm, cuối cùng xin ở lại. Nhiều thành viên trong đội cũng như vậy", ông Hậu kể.

Sau thanh niên xung phong, đảo Bạch Long Vỹ có 9 đợt tuyển dân. Ông Hậu cùng đồng đội tiếp tục nhận các dự án xây nhà, đường sá, công viên, nhà công vụ. Theo thống kê, đã có 12 dự án với tổng mức đầu tư hơn 260 tỷ đồng được thanh niên xung phong triển khai.

Từ năm 2016, Bạch Long Vỹ bắt đầu có điện 24/24h nhờ nguồn điện lai ghép gió - mặt trời - diesel - lưu trữ năng lượng được xây dựng. Người dân có điện để chạy tivi, tủ lạnh, điều hòa. Nguồn nước ngầm tìm thấy năm 2018 và hồ nước ngọt 60.000 m3 hoàn thành năm 2020 đã giải được bài toán thiếu nước. Nhiều nhà mở dịch vụ tắm nước nóng, hát karaoke phục vụ tàu cá. Mỗi khi có gió mùa, nơi đây sáng đèn cả đêm, sôi động như thị trấn trong đất liền.

Nhà cửa khang trang trên huyện đảo sau 30 năm xây dựng. Ảnh: Lê Tân

Trên đảo đã mọc lên nhiều nhà cao tầng. Ảnh: Lê Tân

Năm 2020, tàu Hoa Phượng Đỏ trọng tải 220 tấn, tầm hoạt động 750 hải lý, có thể chở trên 200 người và 50 tấn hàng hóa thuộc sở hữu của huyện đảo Bạch Long Vỹ đưa vào hoạt động, rút ngắn thời gian ra đảo còn 6 tiếng. Với 3 chuyến mỗi tháng, cùng khả năng chịu sóng cấp 7, gió cấp 9, con tàu giúp người dân thoát cảnh đi tàu cá, tàu hàng hàng chục tiếng như trước đây.

Bạch Long Vỹ ngày nay có 326 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu phân bổ tại 3 khu dân cư. Sau 30 năm, các cặp vợ chồng trên đảo sinh được hơn 100 trẻ. Trường Tiểu học - Mẫu giáo được thành lập năm 1999 để trẻ ở lại đảo học đến lớp 5 rồi vào đất liền học tiếp.

Theo UBND huyện đảo, năm 2022, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt hơn 490 tỷ đồng, thu ngân sách 920 triệu đồng. Người dân đã chăn nuôi được 146 tấn gia súc, trồng được 282 tấn rau, khai thác thủy sản đạt 590 tấn. "Huyện đảo từng bước trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá sầm uất, cột mốc biên giới vững chắc trên biển để ngư dân vươn khơi, bám biển", ông Trần Quang Tường, Bí thư kiêm Chủ tịch huyện đảo Bạch Long Vỹ, nói.

Với vợ chồng ông Hậu, chưa bao giờ họ hối hận vì dành cả tuổi thanh xuân cho Bạch Long Vỹ. Họ tin đảo sẽ phát triển, trở thành đô thị trù phú giữa Biển Đông.

Trước năm 1920, đảo Bạch Long Vỹ chỉ là nơi dừng chân của ngư dân đi biển. Sau khi đào được giếng nước, một số người ở Quảng Yên (Quảng Ninh) tới đây lập nghiệp. Năm 1937, chính quyền Bảo Đại phái người tới đảo lập đồn canh phòng và xây dựng chế độ lý trưởng.

Trải qua một số chế độ quản lý, tháng 10/1957, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản, ra nghị định đảo Bạch Long Vỹ là xã thuộc TP Hải Phòng. Thời điểm này, đảo đã có hợp tác xã nông ngư gồm 94 lao động, có 22 ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tàu đánh cá.

Năm 1965, do máy bay Mỹ bắn phá, toàn bộ dân cư trên đảo được sơ tán về đất liền, chỉ còn bộ đội đồn trú. Đến cuối năm 1992, Chính phủ thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc TP Hải phòng. Ngày 25/3/1992, đội ngũ cán bộ huyện ra làm nhiệm vụ và đó trở thành ngày kỷ niệm thành lập huyện đảo.

Lê Tân

Hải Phòng được định hướng vào nhóm thành phố hàng đầu châu Á

Hải Phòng được định hướng có trình độ phát triển cao trong nhóm thành phố hàng đầu châu Á và thế giới vào năm 2045-2050.

Ngày 30/3, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050.

Mục tiêu quy hoạch là xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của Bắc Bộ và cả nước. Thành phố phải có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế; trọng điểm dịch vụ logistics và du lịch; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển.

Đây là đô thị trực thuộc trung ương, trọng điểm kinh tế biển cả nước; đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế.

Nút giao nam cầu Bính nằm ở phía tây bắc thành phố Hải Phòng, tháng 2/2022. Ảnh: Giang Chinh

Nút giao nam cầu Bính, phía tây bắc thành phố Hải Phòng, tháng 2/2022. Ảnh: Giang Chinh

Thành phố sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh. Cấu trúc đô thị gồm hai vành đai, ba hành lang, ba trung tâm.

Hai vành đai kinh tế là ven biển phát triển dịch vụ, du lịch, đô thị; công nghiệp dịch vụ từ cảng Lạch Huyện kết nối với mạng lưới khu công nghiệp đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng Hải Phòng.

Ba hành lang cảnh quan gồm sông Cấm, Lạch Tray, Văn Úc. Ba trung tâm đô thị là đô thị lịch sử và hành chính mới bắc sông Cấm; trung tâm thương mại, tài chính quốc tế (CBC) ở Hải An và Kinh Dương; đô thị sân bay Tiên Lãng.

Về định hướng phát triển vùng không gian ven biển, Hải Phòng ưu tiên phát triển các chức năng cảng, dịch vụ cảng, khai thác cải tạo luồng lạch, hệ thống đường dây đường ống kỹ thuật, không gian du lịch, vui chơi giải trí và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Theo quy hoạch, Hải Phòng sẽ xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng thông tin băng thông rộng, tạo nền tảng cốt lõi phát triển đô thị thông minh. Trung tâm điều hành đô thị thông minh tại các đô thị mới sẽ được xây dựng, trong đó trung tâm ứng dụng chương trình kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu bigdata khu vực Đông Nam Á ở Dương Kinh; xây dựng mới khu vực công nghiệp công nghệ thông tin (công nghiệp ICT) ở Nam Đình Vũ, Kiến Thụy, Tiên Lãng.

Thành phố sẽ nghiên cứu ứng dụng công nghệ số vào công tác quy hoạch đô thị, quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng đô thị, các dịch vụ công, hoạt động xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch và trong các lĩnh vực kinh tế khác.

Hải Phòng sẽ đề xuất điều chỉnh ranh giới khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải để bổ sung đất phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng tại Tràng Duệ 3, Lạch Huyện, Bến Rừng 2, Tam Hưng - Ngũ Lão, đảo Cái Tráp; nâng cấp trung tâm tài chính - thương mại và hội chợ triển lãm tại Lê Chân, Hồng Bàng.

Thành phố cũng sẽ xây dựng mới khu trung tâm thương mại tài chính tầm cỡ quốc gia, quốc tế (CBD) tại Hải An, Dương Kinh; các khu trung tâm dịch vụ thương mại mới gắn với dịch vụ cảng hàng không (Cát Bi, Tiên Lãng), đô thị mới Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên) và đô thị mới phía Tây (An Dương).

Khu thương mại tự do trong khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được định hướng phát triển, hình thành các tuyến phố thương mại, dịch vụ, cửa hàng miễn thuế; xây dựng chợ đầu mối nông sản, thủy sản ở Đồ Sơn, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão.

Mạng lưới logistics khoảng 2.200-2.500 ha sẽ hình thành với trung tâm quốc tế và cấp vùng ở Đình Vũ - Cát Hải; trung tâm logistics cấp thành phố, chuyên dụng, hỗ trợ gắn với các đầu mối giao thương chính.

Đến năm 2030, Hải Phòng đủ khả năng đáp ứng 30-35 triệu lượt khách; đến 2040 đón 35-40 triệu lượt khách. Đồ Sơn phát triển thành trung tâm du lịch quốc tế. Khu Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vỹ kết hợp du lịch và bảo vệ sinh thái. Vịnh Hạ Long - Cát Bà sẽ được trình UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới.

Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo với 223 xã, phường và thị trấn, dân số hơn 2 triệu. Thành phố nổi tiếng là cảng biển lớn nhất miền Bắc, cửa chính ra biển của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đồng Nai thăm và làm việc tại Bắc Giang

Chiều 30/3, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đồng Nai thăm, làm việc và hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo tỉnh Bắc Giang.

Quang cảnh buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Tống Ngọc Bắc - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đại diện một số sở, ban, ngành tỉnh.

Về phía Ủy ban Dân tộc có đồng chí Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và cán bộ, thành viên trong đoàn. Đoàn công tác của Tỉnh ủy Đồng Nai do đồng chí Quản Minh Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn thông tin khái quát về tình hình phát triển KT-XH và kết quả thực hiện hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Bắc Giang.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), thực hiện chính sách DTTS và miền núi, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2022 đứng thứ 2 cả nước song Bắc Giang vẫn còn 73 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, 244 thôn đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 3,81%.

Thời gian qua, tỉnh tích cực chỉ đạo đồng bộ các giải pháp triển khai 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi với tổng số vốn gần 2.500 tỷ đồng. Ngoài ra tỉnh còn có một số chính sách riêng, giai đoạn 2022-2024, đầu tư xây dựng 73 công trình, với tổng vốn trên 70 tỷ đồng

Tỉnh Bắc Giang vẫn còn một huyện nghèo (huyện Sơn Động); tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn cao; kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Giai đoạn 2021-2025, cần thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho 884 hộ, đất ở cho 46 hộ, nước sinh hoạt cho gần 12 nghìn hộ... Do vậy, tỉnh Bắc Giang rất cần sự vào cuộc giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, các địa phương có điều kiện kinh tế khá hơn.

Đồng chí Quảng Minh Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai chia sẻ về tình hình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Quảng Minh Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai chúc mừng những thành tựu phát triển KT-XH và chia sẻ với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang về khó khăn, thách thức. Với tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái, tỉnh Đồng Nai hỗ trợ một phần kinh phí giúp đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang cải thiện nhà ở. Đồng chí khẳng định, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục có những hoạt động ý nghĩa, gắn kết cùng tỉnh Bắc Giang quan tâm tới đồng bào DTTS nghèo.

Tại buổi làm việc, đồng chí Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộcđồng chí Quảng Minh Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã trao tặng tỉnh Bắc Giang 1,5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo.

Đồng chí Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc.

Thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng cảm ơn sự quan tâm của Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đồng Nai. Truyền thống đoàn kết giữa Bắc Giang với Đồng Nai đã được xây đắp nhiều năm qua, nhất là trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang đã tích cực hỗ trợ Đồng Nai vượt qua dịch bệnh. Đồng chí nhấn mạnh, món quà mà Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đồng Nai trao tặng cho đồng bào dân tộc Bắc Giang có ý nghĩa rất lớn, món quà sẽ được chuyển đến tận tay đồng bào DTTS thời gian sớm nhất.

Đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đồng Nai trao tặng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang 1,5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà ở.

Tại đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Thu Hồng và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn trao tặng quà lưu niệm cho các thành viên trong đoàn công tác.

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đồng Nai dâng hương tại đền Xương Giang, thành phố Bắc Giang.

Cùng ngày, đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đồng Nai đến thăm và dâng hương tại đền Xương Giang, thành phố Bắc Giang./.

Dương Thủy

Đẩy nhanh tiến độ dự án Khu nhà ở xã hội dành cho công nhân và dự án nút giao liên thông với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Sáng 30/3, đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra tình hình thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội dành cho công nhân tại Khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên và dự án nút giao liên thông thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Việt Yên, Lạng Giang; chủ đầu tư, nhà thầu các công trình.

Dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên đang trong quá trình hoàn thiện.

Dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên do liên danh Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bền vững EVERGREEN Bắc Giang làm chủ đầu tư. Theo thiết kế, trên diện tích khoảng 3,2ha, dự án gồm 10 tòa dành cho công nhân cao 20 tầng có tổng diện tích sàn khoảng 256.000 m2. Dự án đáp ứng chỗ ở cho khoảng 12.000 công nhân.

Đến nay, cả 5 tòa đang xây dựng đã đủ điều kiện chuyển nhượng. Dự án đang được thực hiện đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, chủ đầu tư đang gặp một số vướng mắc, nhất là khi tòa nhà đưa vào vận hành thì việc đấu nối ra bên ngoài gặp khó khăn. Cùng đó, việc bán hàng chậm do việc xác nhận điều kiện mua nhà ở và vay để mua nhà vẫn còn nhiều trở ngại. Một số xã chưa tích cực phối hợp xác nhận cho công dân theo quy định. 

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra thực tế dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên.

Tại buổi kiểm tra, đại diện chủ đầu tư đề nghị UBND tỉnh có giải pháp tháo gỡ theo hướng mở rộng đối tượng được thụ hưởng dự án; hỗ trợ làm đường đấu nối từ tòa nhà ra bên ngoài và chỉ đạo trong việc xác nhận đủ điều kiện mua, vay nhà ở xã hội.

Đại diện chủ đầu tư các dự án, lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Việt Yên tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án.

Dự án nút giao liên thông thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đang đẩy nhanh tiến độ.

Tiếp đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra thực hiện dự án nút giao liên thông tại thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Lạng Giang). Dự án nút giao liên thông thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn nhằm tăng cường tính kết nối các khu, cụm công nghiệp của huyện Lạng Giang với tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị theo quy hoạch để phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 210 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2025.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang (chủ đầu tư dự án) báo cáo tiến độ.

Hiện các gói thầu đang được thi công theo kế hoạch đề ra. Toàn bộ đất nông nghiệp thu hồi làm dự án đã được giải phóng mặt bằng (GPMB), riêng đối với đất ở của 5 hộ, trong đó 3 hộ đã đồng thuận, vướng 2 hộ do kiến nghị về tái định cư và giá bồi thường. Các gói thầu đang được thi công theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

 Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra thực tế dự án nút giao liên thông thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Qua kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương ghi nhận sự chủ động, nỗ lực của các chủ đầu tư trong triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần khẩn trương khắc phục.

Về dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của chủ đầu tư trong thực hiện dự án đạt tiến độ đề ra. Về một số kiến nghị, đồng chí chỉ đạo trước mắt chủ đầu tư phải tự làm tuyến đường đấu nối, chiều rộng mặt đường ít nhất 4m. Về lâu dài, UBND huyện Việt Yên đưa tuyến đường đấu nối với dự án vào hạng mục đầu tư công của địa phương. 

Liên quan đến thủ tục xác nhận đối tượng mua, vay thụ hưởng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đồng chí yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh nghiên cứu, trong tháng 4 đưa nội dung này vào thực hiện tại bộ phận “một cửa”, tiết kiệm thời gian cho công dân, doanh nghiệp. Đối với đối tượng thụ hưởng, đồng chí giao Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh để xem xét điều chỉnh, mở rộng đối tượng thụ hưởng trên tinh thần ưu tiên đối tượng công nhân; đồng thời có thể gộp chung tổ thẩm định đối tượng thụ hưởng và đối tượng vay nhằm giảm bớt thủ tục, thời gian khi mua nhà ở xã hội.

Về dự án nút giao liên thông tại thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, huyện Lạng Giang, đồng chí chỉ đạo UBND huyện Lạng Giang phối hợp với chủ đầu tư tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB, hoàn thành GPMB dự án trong tháng 4/2023.

Đồng chí nhấn mạnh, đây là dự án quan trọng, khi đi vào vận hành sẽ kết nối, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Tân Hưng giao thương, trao đổi hàng hóa. Vì vậy, đi đôi với GPMB, chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đối với phần đường, cầu và hệ thống chiếu sáng phấn đấu hoàn thành xong trước 31/12/2023. Đối với phần xây dựng nhà trạm, lắp đặt thiết bị trạm thu phí, tập trung thực hiện các điều kiện khởi công sớm./.

Dương Thủy

Bình Định khởi công đường ven biển gần 1.500 tỷ đồng

Đoạn đường ven biển ĐT 639 dài 4,3 km, 6 làn xe với tổng mức đầu tư 1.490 tỷ đồng được khởi công sáng 31/3, giúp kết nối TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Cát.
Công trình có điểm đầu đường giao quốc lộ 1D ở phường Nhơn Phú, điểm cuối giao quốc lộ 19 mới tại phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn. Trên tuyến có ba cầu bằng bêtông với tổng chiều dài 610 m, 8 cống hộp lớn, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh... Dự án dự kiến hoàn thành đầu năm 2025.
Theo quy hoạch của Chính phủ, Bình Định có khoảng 115 km đường ven biển kết nối Quảng Ngãi ở phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn) và Phú Yên ở phường Ghềnh Ráng (quốc lộ 1D ở TP Quy Nhơn). Tuy nhiên, đường ven biển qua Bình Định nhiều đoạn nhỏ hẹp, mùa mưa thường bị ngập, nên địa phương đang tập trung nguồn lực nâng cấp.
Trong đó, ba đoạn ĐT 639 đã hoàn thành gồm đoạn Lại Giang - cầu Thiện Chánh (thị xã Hoài Nhơn) dài 9,57 km, tổng vốn 534 tỷ đồng; hai đoạn Đề Ghi- Mỹ Thành và Cát Tiến - Đề Gi tổng vốn 1.967 tỷ đồng, dài 40 km. Ngoài ra, đoạn Cát Tiến - Diêm Vân dài 14 km từ huyện Phù Cát đến huyện Tuy Phước nối quốc lộ 19 mới, tổng vốn hơn 2.600 tỷ đồng đang thi công.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển đoạn từ quốc lộ 1D - quốc lộ 19 mới giúp kết nối đồng bộ đoạn từ Tam Quan Bắc đến quốc lộ 1D (nối Phú Yên), góp phần hoàn thiện hệ thống đường ven biển.

Đại gia Việt gây “chấn động” mua đứt thị trấn ở Mỹ là ai?

Năm 2012, thông tin một doanh nhân người Việt chi 900.000 USD mua đứt thị trấn Buford có diện tích khoảng 4 hécta tại Mỹ thu hút sự chú ý của nhiều người. Vị đại gia đó là doanh nhân Phạm Đình Nguyên - người con của quê hương đất võ Bình Định nhưng sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn.

Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TP HCM, chàng trai đầy nhiệt huyết Phạm Đình Nguyên bắt đầu những tháng ngày làm thuê ở nhiều công ty khác nhau như: Coca-Cola Việt Nam, Nokia Việt Nam...

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên gây
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên gây© Kiến Thức

Sau 12 năm, ông mới bắt đầu sự nghiệp riêng với việc thành lập công ty lập công ty cổ phần phân phối dịch vụ tổng hợp (IDS) năm 2009. IDS đảm nhận phân phối nhiều mặt hàng gia dụng quốc tế.

Việc chi số tiền 900.000 USD cho một thị trấn rộng 4 ha có 1 người ở khiến nhiều người ngạc nhiên, thậm chí còn nói ông là “đồ dở hơi”. Tuy nhiên, xuất hiện trên các hãng tin Mỹ và quốc tế, trong đó có cả CNN, BBC, là cơ hội vàng để truyền thông. Từ một doanh nhân không tên tuổi, ông Phạm Đình Nguyên được biết đến với danh hiệu “ông chủ trị trấn ở Mỹ”.

Tháng 4/2013, doanh nhân Phạm Đình Nguyên cùng người đồng nghiệp cũ Đỗ Quốc Tuấn thành lập PhinDeli. PhinDeli có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó ông Nguyên góp 58%, ông Tuấn góp 14%, còn lại là của một đối tác khác đại diện cho một quỹ đầu tư. Lúc này, ông Nguyên cũng đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli, thương hiệu cà phê do ông lập ra.

Tại thị trấn PhinDeli, ông Phạm Đình Nguyên cho sửa sang, xây dựng góc cà phê PhinDeli để khách dừng chân có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt miễn phí. Không chỉ thưởng thức cà phê tại chỗ, khách dừng chân còn có thể mua PhinDeli và một số quà lưu niệm có in hình PhinDeli, như áo thun, cốc uống cà phê…

Tại Mỹ, sản phẩm cà phê PhinDeli đã được bán trên trang Amazon.com. Ông Nguyên có tham vọng đưa PhinDeli vào hệ thống các siêu thị lớn, đặc biệt là ở những tiểu bang có đông cộng đồng người Việt sinh sống.

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên là chủ thương hiệu cà phê PhinDeli. Ảnh; Dân Việt
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên là chủ thương hiệu cà phê PhinDeli. Ảnh; Dân Việt© Kiến Thức

Còn tại Việt Nam, thị trường cà phê cạnh tranh khốc liệt, ông lựa chọn cho mình mô hình take-away (mang đi) làm điểm khác biệt.

Năm 2021, PhinDeli phát triển hơn 1.500 điểm bán cà phê take away tại 40 tỉnh, thành trên cả nước. Mỗi ngày có khoảng 50.000 ly được bán ra. Ngoài cà phê take-away, PhinDeli còn kinh doanh một số sản phẩm cà phê hòa tan. Các sản phẩm cà phê hòa tan của PhinDeli đã có mặt tại tất cả các hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart, Big C, MM Mega Market...

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

SỮNG SỜ trước Khu Vườn “ĐẠI MỘC CỔ THỤ” Độc Đáo Chưa Từng Thấy - P.1 | NHATO Review

Bên Trong Showroom Nội Thất Gỗ Óc Chó "KHỦNG NHẤT" Hà Nội Tại Đồng Gia - NhaF

Đột Nhập Căn Hộ "XANH, SẠCH, SANG" Trị Giá 12 TỶ Rộng 210m2 Tại Ecopark, Hưng Yên - NHAF REVIEW

Mang Tiền Về Quê "XÂY NHÀ CỦA MẸ" Siêu Đẹp Giá 2 Tỷ rộng 150m2 Tại Hải Phòng - NHAF REVIEW

Singapore Đất Nước Có Quá Nhiều Người Hoa Nên Bị Malaysia Trục Xuất Ra Khỏi Liên Bang

Tất Tần Tật Về Đất Nước Lào

HƯỚNG DẪN DU LỊCH SAPA TỰ TÚC ( PHẦN 2 ). Review KHU NGHĨ DƯỠNG SAPA JADE HILL Resort , BẢN TẢ VAN..

DU LỊCH CAO BẰNG ( Phần 2 ) Kinh Nghiệm Du Lịch Cao Bằng. Review Thác Bản Giốc , Núi Mắt Thần

HƯỚNG DẪN DU LỊCH VỊNH VĨNH HY TẤT TẦN TẬT , ĂN GÌ CHƠI GÌ TẠI VỊNH VĨNH HY - NINH THUẬN

Bộ Sưu Tập "XE ĐẠP CỔ" Khủng Nhất Việt Nam đạt kỷ lục Guinness thế giới | NhaF NhaF 376 N người đăng ký Đã đăng ký

Nằm trên CẢ KHỐI VÀNG với căn Biệt Thự DÁT VÀNG MỌI NGÓC NGÁCH Cực Hoành Tráng | NHATO Review

Lái SIÊU XE BMW i8 tới BIỆT THỰ TRIỆU ĐÔ của Bác sĩ Hoàng Tuấn lừng lẫy ngành Thẩm Mỹ - P.1 | NHATO

Sự Giàu Có Choáng Ngợp Của Gia Đình Hoàng Gia Abu Dhabi | Giới Thượng Lưu

Bí Ẩn những chai Whisky ĐỘC NHẤT - ĐẮT NHẤT & QUÝ HIẾM NHẤT tại Việt Nam | NHATO Review

Đột nhập Biệt Thự Đồi Beverly Hills của SIÊU TỶ PHÚ MỸ với Nhiều BẤT NGỜ KHÔNG TƯỞNG | NHATO Review

NGÔI NHÀ CỦA SỰ AN YÊN - KTS NGUYỄN HOÀNG SƠN - NÉT XANH TRONG KIẾN TRÚC NAY

NGÔI NHÀ VƯỜN BÌNH YÊN, NƠI MỆT MỎI VÀ ÁP LỰC DỪNG CHÂN SAU CÁNH CỔNG - Nét Xanh Trong Kiến Trúc Nay

Lạc Lối trong CUNG ĐIỆN THÀNH THẮNG - Lâu Đài Nghìn Tỷ LỚN NHẤT Đông Nam Á | nhaTO REVIEW

Gặp gỡ cậu HỌC SINH LỚP 9 Đam Mê Thiết Kế Nhà - CHỦ SỞ HỮU Biệt Thự Chục Tỷ trong mơ | NHATO Review

Gia Tài TRANH CÁT Ý LAN được cả Unesco & Kỷ lục Guinness công nhận Có Gì Đặc Biệt??? | NHATO Review