Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

7 năm bế tắc sau cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Hãng phim được biết đến với Chung một dòng sông, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, đã không cho ra đời tác phẩm nào từ năm 2016 - khi cổ phần hóa.
Địa điểm từng có hơn 600 văn nghệ sĩ, cán bộ, công nhân làm việc, sản xuất hàng chục phim mỗi năm của Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) tại phố Thụy Khuê (Hà Nội) hiện chỉ còn vài người bám trụ, cơ sở hạ tầng xuống cấp.
"Từ tháng 7/2018, nhiều nghệ sĩ của hãng bị Vivaso cắt lương, bảo hiểm mà không được thông báo trước, hoạt động của hãng hoàn toàn đóng băng từ đó đến nay", Đạo diễn Thanh Vân, người có 30 năm gắn bó hãng phim, nói với VnExpress.
Hầu hết phòng ban tại Hãng phim khóa cửa, một số phòng quan trọng lưu trữ phim nhựa, đạo cụ vũ khí đã được niêm phong. Ảnh: Giang Huy

Chuyện gì xảy ra sau cổ phần hóa
Tình trạng khó khăn, thua lỗ tại VFS không phải chuyện mới, nhưng trở nên căng thẳng hơn kể từ khi cổ phần hóa.
Trước cổ phần hóa, hãng phim nổi tiếng với dòng phim cách mạng, nghệ thuật rơi vào vòng xoáy thua lỗ do kinh phí sản xuất phim lớn, thời gian kéo dài, trong khi nguồn lực hạn chế, chủ yếu đến từ đặt hàng của Nhà nước. Giai đoạn 2004-2014, VFS lỗ tổng cộng hơn 34 tỷ đồng từ làm phim.
Với sự tham gia của nhà đầu tư bên ngoài, được kỳ vọng sẽ vực dậy tượng đài của ngành làm phim Việt Nam. Nhưng ngay từ khi bắt đầu, quá trình này đã gặp trắc trở.
Cổ phần hóa VFS thực hiện thông qua việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Kinh doanh thua lỗ khiến thị trường không mặn mà với VFS. Khi IPO trên HNX, lượng cổ phiếu VFS bán được chỉ đạt một phần năm kỳ vọng.
Trong khi đó, việc lựa chọn cổ đông chiến lược mua 65% cổ phần - Tổng công ty vận tải thủy Vivaso - cũng gây nhiều tranh cãi. Có ngành nghề kinh doanh chính là vận tải đường sông nên việc Vivaso đầu tư vào một hãng phim thua lỗ khiến dư luận thắc mắc. Chủ tịch Vivaso Nguyễn Thuỷ Nguyên từng cho biết mình là người đam mê điện ảnh, nên mong muốn gìn giữ truyền thống, thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, cũng như mong muốn đầu tư để hãng xứng đáng với những kỳ vọng của người hâm mộ điện ảnh.
Nhưng sự xuất hiện của Vivaso tại VFS không cải thiện được tình hình. Chưa tới một năm sau cổ phần hóa, các nghệ sĩ "kêu cứu" bởi tình trạng chậm lương, trả lương thấp, không có định hướng làm phim của đơn vị mua lại hãng.
Ông Nguyên sau đó thừa nhận Vivaso là công ty đường thủy, "không có kinh nghiệm làm phim". Lãnh đạo này cho biết vẫn có kế hoạch phát triển hãng nhưng yêu cầu các nghệ sĩ phải đồng hành. Về thu nhập, ông Nguyên nêu nguyên tắc "có làm mới hưởng", đổ lỗi cho tính cách "nghệ sĩ" của nhiều nhân sự VFS.
Đối thoại không tìm được tiếng nói chung, hoạt động của VFS rơi vào trạng thái đóng băng. Năm 2019, nhiều nghệ sĩ căng băng rôn chất vấn khi bị cắt lương, cắt đóng bảo hiểm.
Mâu thuẫn giữa cán bộ, nhân viên hãng phim và chủ đầu tư ngày càng dâng cao, khiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải cử thanh tra hòa giải. Tuy nhiên, hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung. Những năm sau đó, Vivaso không còn đối thoại với các nghệ sĩ, còn hãng phim gần như dừng hoạt động.
"Bốn năm qua, các nghệ sĩ, nhân viên của hãng không gặp gỡ, trao đổi hay liên lạc với lãnh đạo Vivaso. Lần cuối cùng họ gặp nhau là buổi họp công khai về lương, bảo hiểm hồi đầu năm 2019, có sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch", Đạo diễn Thanh Vân nói mới đây.
Anh Hồng Sơn - phụ trách thiết bị - là người hiếm hoi có mặt ở hãng hàng ngày để kiểm đồ, cùng một bảo vệ trực theo ca, một tạp vụ. Ảnh: Giang Huy
Hiện nhiều đạo diễn, biên kịch, quay phim đã nhận công việc bên ngoài. Đạo diễn Thanh Vân gần đây làm phim do Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất. Biên kịch Phương Dung bán hàng online, viết kịch bản cho một số hãng khác. Nghệ sĩ Quốc Tuấn cho biết anh may mắn vì có tên tuổi, tuổi đời làm nghề lâu nên nhận được nhiều công việc bên ngoài, còn các nghệ sĩ trẻ khác chật vật sau khi hãng cổ phần hóa. Vũ Lê Thiện - từng làm dựng phim - giờ chạy xe ôm công nghệ. Hồ Huy - từng phụ trách âm thanh - hiện mở quán bia hơi.

Tranh cãi 'thoái vốn' hay 'thu hồi cổ phần'
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã yêu cầu các bộ ngành tìm giải pháp, xây dựng phương án xử lý tình trạng đổ nát, hoang tàn của trụ sở hãng Phim truyện Việt Nam.
Giải pháp lúc này, theo những người trong cuộc, là xử lý vấn đề cổ phần hóa, tức nhà đầu tư chiến lược thoái vốn. Tổng công ty Vận tải thủy - Công ty cổ phần Vivaso - cổ đông chiến lược nắm 65% vốn của VFS - cũng nhắc tới đề xuất này liên tục từ năm 2018.
Tuy nhiên, khúc mắc nằm ở việc thoái như thế nào.
Theo bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vivaso không hợp tác tích cực để giải quyết tình hình. Vivaso chưa đưa ra văn bản, tính toán chi phí, tiến hành các thủ tục có liên quan, đề xuất cụ thể về số tiền muốn nhận lại để hoàn trả cho Nhà nước số cổ phần VFS.
Bộ đã xin ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về sự việc. Hai cơ quan này tham vấn rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không thể đơn phương thu hồi cổ phần đã bán cho Vivaso. "Nếu Vivaso đưa ra con số, chúng tôi sẽ có kế hoạch gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, đưa ra lộ trình thu hồi vốn", bà Chi nói.
Tuy nhiên, ở phía doanh nghiệp, Vivaso không đồng tình với phương án "thu hồi" này.
"Chúng tôi có thể tìm đối tác để thoái vốn nhưng việc này phải thực hiện theo đúng quy định", ông Nguyễn Thuỷ Nguyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vivaso, nói với VnExpress chiều 24/3.
Theo ông Nguyên, sau hơn 7 năm đầu tư vào VFS, bản thân Vivaso cũng chịu thiệt hại rất nhiều khi hoạt động của hãng đóng băng do các mâu thuẫn, khoản đầu tư hàng chục tỷ đồng không tạo ra hiệu quả. "Tôi không muốn tiếp tục đôi co vì chỉ khiến mọi việc trở nên phức tạp. Lúc này tôi chỉ muốn an yên, muốn tập trung vào kinh doanh, vực dậy doanh nghiệp", ông Nguyên nói, giải thích cho việc lâu nay không lộ diện, giải quyết tình hình.
Giữa năm 2018, Vivaso đã xin được thoái vốn trước hạn, bởi quy định nhà đầu tư chiến lược chỉ được thoái vốn sau 5 năm. Đến nay, khi đã đầu tư vào VFS hơn 7 năm, ông Nguyên nhắc lại mong muốn này và nhấn mạnh "muốn được thoái vốn theo đúng các quy định hiện hành".
Ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hãng phim truyện Việt Nam, Phó tổng giám đốc Vivaso - giải thích thêm, hai bên chưa có tiếng nói chung vì sau khi thực hiện kết luận thanh tra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lại triển khai theo hướng "thu hồi cổ phần của nhà đầu tư". Khái niệm thoái vốn trong doanh nghiệp và thu hồi cổ phần là hoàn toàn khác nhau về bản chất.
"Phía Bộ yêu cầu Vivaso tính toán chi phí để hoàn trả tiền, nhưng chúng tôi thấy không có quy định nào của pháp luật hướng dẫn việc thoái vốn trong doanh nghiệp dựa trên cơ sở tính toán chi phí, cũng không biết tính toán thế nào", ông Thắng nói.
Theo Phó tổng giám đốc Vivaso, mong muốn duy nhất của nhà đầu tư này khi đầu tư vào Hãng Phim truyện Việt Nam là để vực dậy doanh nghiệp đã thua lỗ nhiều năm, được làm phim theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp phát triển để từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty và cổ tức cho các nhà đầu tư. "Nếu Nhà nước không muốn chúng tôi đầu tư thì đề nghị cho được thoái vốn theo các quy định", ông Thắng nói thêm.
Minh Sơn - Hà Thu

'Vua thép' Hòa Phát muốn phát triển các đại đô thị

Hòa Phát muốn xây các đại đô thị 300 đến 500 ha - quy mô tương đương một số dự án của các doanh nghiệp đầu ngành bất động sản.
Theo kế hoạch 10 năm tới, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cho biết sẽ tập trung phát triển các đại đô thị, diện tích từ 300 đến 500 ha - tương đương quy mô một số dự án đại đô thị của các doanh nghiệp bất động sản đầu ngành hiện nay.
Tại phiên họp thường niên năm ngoái, Chủ tịch Hòa Phát đặt mục tiêu lọt vào top ba công ty đứng đầu lĩnh vực bất động sản. Trước đó, ông Long cũng chia sẻ không ai có thể làm thép mãi được, Hòa Phát sớm muộn cũng phải đa ngành với bất động sản là một trong các mũi nhọn.
Trong báo cáo thường niên phát hành gần đây, Hòa Phát cho biết đang nỗ lực tìm kiếm các dự án tiềm năng trên cả nước. Năm 2022, các công ty thành viên của Hòa Phát đã tham gia đấu thầu xây dựng nhà ở tại Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang.
Thời gian qua, công ty này cũng tích cực khảo sát, đề xuất đầu tư dự án khu đô thị quy mô lớn ở nhiều nơi như Cần Thơ, Khánh Hòa, Phú Yên, Hải Dương. Công ty đang triển khai dự án khu đô thị Bắc Phố Nối, Hưng Yên, diện tích 262 ha, gồm tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng, chung cư, nhà liền kề, biệt thự. Dự án gồm 2 phân kỳ, trong đó phân kỳ 1 có tổng vốn đầu tư dự kiến 6.500 tỷ đồng và đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng, cây xanh.
Hòa Phát là công ty đã có 21 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, nhưng chủ yếu phát triển mạnh phân khúc khu công nghiệp tại Hưng Yên, Hà Nam với tổng diện tích đất được quy hoạch hơn 1.100 ha.
Trong lĩnh vực nhà ở, công ty của ông Trần Đình Long mới chỉ đầu tư một số dự án quy mô nhỏ tại Hà Nội như Mandarin Garden 1 (2,5 ha), Mandarin Garden 2 (1,3 ha), khu chung cư ở 70 Nguyễn Đức Cảnh và 257 Giải Phóng.
Năm ngoái, mảng bất động sản, chủ yếu là khu công nghiệp, mang về 1.427 tỷ đồng cho Hòa Phát, chiếm 1% tổng doanh thu tập đoàn và 3% lợi nhuận, tương đương hơn 250 tỷ đồng. Các khu công nghiệp Hòa Phát đạt tỷ lệ lấp đầy gần như toàn bộ diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Năm 2023, Hòa Phát sẽ đầu tư vào khu công nghiệp Yên Mỹ II, mở rộng với diện tích quy hoạch 216 ha. Tập đoàn này muốn có 10 khu công nghiệp trong 10 năm tới, bao gồm cả các khu đang có.

Tranh mua nhà đất lúc nóng sốt, dửng dưng chờ khi giá giảm

Khi nhà đất sốt giá, hiệu ứng đám đông bùng nổ, giới đầu tư, đầu cơ, mua để ở đua ôm hàng nhưng khi giá rớt, ai cũng ngại mua hớ.
Gần 3 tháng qua, thị trường chung cư, nhà phố, đất nền đều chung tình trạng ế ẩm. Sức mua trầm lắng kéo dài từ năm 2022 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo DKRA Group, tại TP HCM và vùng phụ cận phía Nam, sức mua căn hộ giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái trong khi thanh khoản đất nền giảm 98% so với cùng kỳ còn lượng giao dịch của nhà phố, biệt thự giao dịch thành công chỉ còn vài % suốt các tháng 1 và 2.
Dữ liệu thị trường trực tuyến trong tháng 2 của Batdongsan cho thấy mức độ quan tâm (thể hiện qua hành vi tìm kiếm) nhà đất đều giảm mạnh. Cụ thể, chỉ tiêu này tại thị trường TP HCM, Hà Nội, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận giảm khoảng 30-50%.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy, dù giá bán thứ cấp và sơ cấp điều chỉnh mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, sức mua xuống thấp và kém nhất nửa thập kỷ qua. Nghịch lý là người mua đổ xô giao dịch khi giá tăng, đứng ngoài chờ lúc giá giảm kéo dài. Lúc thị trường nóng sốt, giá bất động sản tăng trung bình 20-35% và có nhiều trường hợp tăng gấp đôi trong thời gian ngắn vẫn nhiều người mua vào. Song, 9-11 tháng qua, giá nhà đất giảm mạnh 20-25%, chiết khấu cao 40-50% nhưng thanh khoản yếu.
Khảo sát nhiều người có ý định mua nhà đất cho thấy đa số vẫn chê giá bất động sản hiện còn cao. Một số khác cho rằng, giá hạ nhưng nhiều rủi ro mua hớ nếu xuống tiền giữa lúc đà giảm chưa dừng lại hoặc được mua rẻ nhưng gặp vấn đề pháp lý.
Ông Võ Hồng Thắng - Phó giám đốc R&D DKRA Group – cũng xác nhận hiện tượng giảm giá, chiết khấu khủng diễn ra từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 nhưng thanh khoản kém, người mua vẫn đứng ngoài.
Thị trường bất động sản phía Đông TP HCM dọc theo Xa lộ Hà Nội và tuyến Metro số 1. Ảnh: Quỳnh Trần

Nói với VnExpress, bà Lương Đình Thúy Vân, CEO Công ty Tư vấn Đầu tư Mogin Holdings, nhìn nhận hiện tượng trên có vẻ nghịch lý nhưng phản ánh đúng bản chất thị trường địa ốc nặng tính đầu cơ và kém minh bạch.
Một trong những nguyên nhân, theo bà là yếu tố tâm lý. Khi thị trường nóng sốt, tâm lý đám đông bùng nổ mạnh mẽ, giới đầu tư, đầu cơ và cả người mua để sử dụng, khai thác, tích lũy cùng tham gia khiến lực cầu mạnh, thanh khoản cao, kỳ vọng tài sản tăng giá cũng lớn.
Nhưng khi bất động sản rớt giá và lộ rõ chu kỳ giảm tốc kéo dài, tâm lý đám đông biến mất, thay vào đó là e ngại bao trùm thị trường. Nhóm tâm lý này gồm có: dè dặt, thận trọng, phòng thủ, lo bị hớ vì "biết đâu ngày mai giá lại giảm tiếp". Hiện giá nhà đất vẫn trong xu thế giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại, tâm lý lo ngại giá rớt thêm trong năm 2023 khiến nhiều người có tiền quyết định đứng ngoài đường đua.
Nguyên nhân thứ hai là dòng tiền đầu tư và đầu cơ bất động sản tính đến tháng 3 vẫn đang bị nghẽn do các đối tượng này dùng đòn bẩy tài chính nhiều nhưng bị tắc thanh khoản, áp lực lãi vay chồng chất. Trước đây giới đầu tư lẫn đầu cơ sống bằng chênh lệch mua đi bán lại nhưng khi thị trường suy yếu, việc chốt lời khó khăn, càng xả hàng càng ế. Việc thị trường mất hẳn sức mua từ nhóm này trong khi người mua để ở thật hoặc khai thác sử dụng còn băn khoăn, dè dặt.
Nguyên nhân thứ ba, theo bà Vân, pháp lý không chắc chắn, khả năng về đích chưa rõ và khả năng khai thác, sử dụng chưa hấp dẫn là chướng ngại vật khiến nhiều nhà đất giảm giá nhưng vẫn kém khách mua. Bà giải thích, vấn đề lớn nhất với các dự án đang giảm giá, chiết khấu khủng thời gian qua không phải là giá bán bao nhiêu (tạm cho là đã điều chỉnh về mức hợp lý). Điều khách lo ngại là nếu đóng 90-95% trực tiếp cho chủ đầu tư để nhận chiết khấu khủng 40-50% thì khi nào được nhận nhà. Thanh toán qua ngân hàng tức họ trả theo tiến độ trong khi lãi suất thực tế vẫn rất cao, còn thanh toán một lần không có gì đảm bảo chủ đầu tư sẽ xây tiếp sau khi nhận được tiền.
Còn theo ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc R&D DKRA Group, giá chào bán sơ cấp lẫn thứ cấp dù đã giảm, khuyến mãi, chiết khấu nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng thu nhập, khả năng chi trả của đại đa số người mua với nhu cầu ở thực, đối tượng duy nhất còn lại trên thị trường thời điểm này. Tâm lý dò đáy bất động sản vẫn khá mạnh do người mua, nhà đầu tư lo ngại thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm, cộng thêm vướng mắc pháp lý của các tài sản còn nhiều.
CEO Mogin Holdings bổ sung, các dự báo của ngành bất động sản vẫn còn khá tiêu cực trong ngắn hạn cũng khiến người mua thờ ơ với làn sóng giảm giá bán hiện nay.
Báo cáo ngành phát hành gần đây của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BSC) dự báo xu hướng sụt giảm giá trị mở bán bất động sản vẫn sẽ tiếp tục khi các dự án hiện tại đa số là phân khúc cao cấp chưa đáp ứng nhu cầu thực. Khả năng triển khai dự án mới của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tình hình thắt chặt tín dụng và bất ổn về kinh tế vĩ mô. Còn Công ty chứng khoán SSI dự báo, trong quý I, tăng trưởng của ngành bất động sản bị đánh giá tiêu cực. Lợi nhuận quý I của các công ty trong ngành có thể suy giảm do nhu cầu của thị trường đi xuống.
"Trong một bức tranh tổng thể còn khá tối như hiện nay, việc người mua vẫn đứng ngoài thị trường là phản ứng bình thường". bà Vân nói.
Tổng giám đốc một công ty bất động sản có trụ sở tại TP Thủ Đức nhìn nhận, việc tranh mua khi giá cao, dửng dưng khi giá giảm cho thấy cuộc giằng co về giá vẫn chưa đến hồi kết. Người mua tỏ ra không hào hứng có thể là phản ứng mặc cả ngầm đến bên bán, trong bối cảnh vẫn còn nhiều trường hợp chỉ cắt lời chứ chưa cắt lỗ. Ông dự báo thị trường có thể tiếp tục trầm lắng trong quý tới và nghịch lý đứng ngoài chờ giá giảm vẫn diễn ra trong nửa đầu năm 2023.

Vũ Lê

Chiến lược giao dịch tuần 27.03 – 31.03

 

I. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

III. CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG.

==========================================

I. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.

S&P 500 lấy lại ngưỡng quan sát MA 20 ngày 

 

Trên đồ thị kỹ thuật, S&P 500 tiếp diễn trạng thái rung lắc trong tuần qua. Chỉ số đại diện cho chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa phiên thứ Sáu quanh mức 3.971 điểm, tăng 1,4% theo tuần. 


Điểm nhấn của chứng khoán Mỹ trong tuần qua là kỳ họp chính sách tháng 3 của FED, đi cùng với quyết định nâng lãi suất thêm 0,25% (tương tự với dự báo của thị trường).

 

Trong tuần này, sự quan tâm của nhà đầu tư nhiều khả năng vẫn dành cho khả năng ổn định của hệ thống Ngân hàng toàn cầu. Sau câu chuyện của các Ngân hàng Mỹ hay Credit Suisse, lo ngại về mặt tâm lý đang dành cho Deutsche Bank khi giá cổ phiếu giảm 8,5% trong phiên cuối tuần trước diễn biến tăng mạnh của giá CDS.

Thị trường hàng hóa

 

Dù đang vận động trong xu hướng Giảm ngắn hạn nhưng dầu Brent vẫn đang nỗ lực cân bằng trên vùng hỗ trợ quan trọng 70 USD.thùng. Theo đó, dầu Brent hồi phục 3 phiên liên tiếp kể từ thứ Hai trước khi giao dịch thận trọng hơn vào 2 ngày cuối tuần. Dầu Brent kết tuần tại ngưỡng 75 USD.thùng, tăng 2,7% so với phiên thứ Sáu liền trước. 


Bên cạnh quyết định về lãi suất của FED, vận động của dầu Brent tuần qua tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý từ câu chuyện của các ngân hàng toàn cầu. Ngoài ra, liên quan đến nguồn cung, sản lượng dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng thêm +1,1 triệu thùng trong tuần liền trước, theo số liệu công bố của EIA.

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Diễn biến chung của thị trường tuần 20/03 – 24/03.

 

Mặc dù điều chỉnh đáng kể trong phiên tuần đầu tuần với biên độ -2,1%, tuy nhiên VN Index nhanh chóng cân bằng và tăng điểm trở lại trong 4 phiên còn lại. Trạng thái của thị trường nhận được động lực từ NĐTNN, bên cạnh câu chuyện nâng đỡ tại các cổ phiếu trụ như VHM hay VPB. VN Index kết tuần tại ngưỡng 1.046,79 điểm, tăng nhẹ so với thứ Sáu liền trước.

 

Giá trị giao dịch bình quân phiên trên sàn HOSE trong tuần qua đạt hơn 8,7 nghìn tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với quy mô 10,4 nghìn tỷ đồng/phiên trong tuần liền trước. Trong đó, tính riêng kênh khớp lệnh của HOSE, giá trị đạt hơn 7,2 nghìn tỷ đồng/phiên. Nhìn chung, thanh khoản thị trường vẫn ghi nhận ở mức thấp.

 

Hoạt động mua ròng của khối ngoại mặc dù thu hẹp so với tuần liền trước, đạt +385 tỷ đồng trên HOSE tuy nhiên về mặt xu thế, NĐTNN mặc dù bán ròng trong phiên đầu tuần nhưng đã mua ròng trong cả 4 phiên còn lại. Các cổ phiếu dẫn đầu ở chiều mua ròng là VHM (+275 tỷ đồng), HPG (+93 tỷ đồng), VCI (+91 tỷ đồng) .… Dòng tiền ETF ghi nhận quy mô mua ròng +526 tỷ đồng trong tuần qua tuy nhiên có sự phân hóa tại nhóm quỹ này. Cụ thể, Fubon ETF ghi nhận giá trị mua ròng lên tới +740 tỷ đồng tuy nhiên trạng thái bán ròng được ghi nhận tại FTSE ETF, VFM VNDiamond,..

III. CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG

Một số lịch sự kiện:  

Nhận định và Khuyến nghị

 

➢ Nhận định:

 

Trên đồ thị tuần, VN Index hình thành nến Hammer với nỗ lực hồi phục trong giai đoạn cuối tuần. Chỉ số đóng cửa trên MA 20 ngày đi cùng với sự thu hẹp đáng kể của thanh khoản. Trên đồ thị ngày, chỉ số tiếp diễn xu thế đi ngang với một cây nến Doji trong ngày thứ Sáu.


Trong tuần này, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp diễn trạng thái rung lắc, giằng co cho đến khi xuất hiện các thông tin, sự kiên trọng yếu và dẫn dắt xu thế của VN Index. Kháng cự gần trên đồ thị của VN Index là 1.050 – 1.060 điểm trong khi hỗ trợ gần là ngưỡng điểm 1.030 – 1.020 điểm.


Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bao gồm (i) vận động của dòng tiền khối ngoại cũng như dòng vốn ETF; (ii) số liệu GDP Q1.2023, bên cạnh (iii) các biến số từ thị trường quốc tế, bao gồm vận động của các Ngân hàng toàn cầu. 

 

➢ Khuyến nghị:

 

Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu khỏe, có thể duy trì vị thế hold và sử dụng các đường MA hoặc nền hỗ trợ gần để quản trị rủi ro khi cần thiết.


Nhà đầu tư đang có nhu cầu giải ngân vẫn duy trì chiến lược “mua thấp bán cao” trong bối cảnh thị trường side-way, ưu tiên mua tại nền tích lũy + vol thấp hoặc các nhịp điều chỉnh retest hỗ trợ.


Nhóm cổ phiếu quan sát tiếp tục là các đại diện hưởng lợi từ giao dịch mua ròng của khối ngoại, bên cạnh nhóm cổ phiếu Cơ bản, Đầu tư giá trị. 

Trên đây là toàn bộ nội dung em muốn gửi đến Qúy nhà đầu tư trong bài viết hôm nay. Cảm ơn Qúy Nhà Đầu Tư đã dành thời gian đọc đến cuối bài viết.

 

Chúc Qúy Nhà Đầu Tư luôn hạnh phúc và thành công!

******************************************

Truy xuất nguồn gốc Bắc Giang

 https://txng.bacgiang.gov.vn/

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ 'dám nghĩ, dám làm' được miễn kỷ luật

Bộ Nội vụ cho rằng cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung nhưng không đạt, chỉ đạt một phần mục tiêu hoặc gặp rủi ro cần được xem xét miễn kỷ luật.

Ngày 24/3, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo góp ý kiến vào ba dự thảo, trong đó có dự thảo nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Bộ đề xuất khuyến khích, bảo vệ mọi cán bộ có ý tưởng, cách làm mới, mạnh dạn đột phá, tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt và những vấn đề chưa có quy định hoặc có nhưng không còn phù hợp với thực tiễn, nhưng phải bảo đảm không trái Hiến pháp, Điều lệ Đảng.

Trường hợp cán bộ triển khai đề xuất đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không đạt, chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì được miễn xử lý trách nhiệm kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm trước pháp luật khi thuộc một trong 7 trường hợp.

Đó là cán bộ thực hiện đề xuất trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự; bị cản trở, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; báo cáo cấp có thẩm quyền về việc chấm dứt thực hiện đề xuất khi thấy có rủi ro, thiệt hại hoặc có khả năng xảy ra thiệt hại.

Cán bộ thực hiện đề xuất chấp hành quyết định của cấp trên sau khi đã báo cáo về việc chấm dứt thực hiện nhưng cấp có thẩm quyền vẫn quyết định tiếp tục; cán bộ chấm dứt ngay việc thực hiện khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền; được xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện đề xuất đã được phê duyệt hoặc đã qua đời.

Ông Nguyễn Trọng Tân, Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Ninh: Ảnh: Gia Chính

Ông Nguyễn Trọng Tân, Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Ninh: Ảnh: Gia Chính

Có 21/28 lãnh đạo Sở Nội vụ các tỉnh, thành phía Bắc đã đóng góp ý kiến, đều thống nhất đối tượng áp dụng của dự thảo nghị định là tất cả cán bộ công chức, viên chức chứ không chỉ với người giữ chức vụ lãnh đạo.

Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Ninh Nguyễn Trọng Tân nêu thực tế khi cấp Sở hay huyện vướng mắc xin ý kiến thì UBND cấp tỉnh đồng ý với chủ trương, nhưng đến lúc sai lại truy người đề xuất. "Lãnh đạo cấp trên đồng ý thì cấp dưới mới dám làm, nhưng khi sai sót chỉ truy người tham mưu, còn lãnh đạo không bị xem xét là không ổn", ông Tân nói, đề nghị cơ quan nào đồng ý thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm.

Ông Tân cũng mong dự thảo nghị định sớm được thông qua, áp dụng ngay vào thực tiễn để những cán bộ dám đổi mới được miễn trách nhiệm hành chính, hình sự. "Tôi lo lắng khi nghị định có hiệu lực, nhiều cán bộ đã bị xử lý nên đề nghị có chế tài hồi tố", Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Ninh nói.

Ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho rằng quy định những ý tưởng, cách làm mới cần đảm bảo không trái với Hiến pháp, Điều lệ Đảng là chưa đủ mà phải tuân thủ pháp luật, thậm chí không được trái với đạo đức xã hội. Quy định như vậy sẽ đảm bảo pháp luật là tối thượng, thống nhất trên toàn quốc và tránh được tình trạng vì lợi ích cục bộ của địa phương mà làm trái với lợi ích chung.

Theo ông, từ năm 2022 Thanh Hóa đã giao cho Sở Nội vụ xây dựng nội dung về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, nhưng "suốt một năm không ra được vì rất khó". Trong khi đó, cán bộ đang rất áp lực bởi bổn phận công vụ phải làm đúng quy định pháp luật, nếu làm sai sẽ bị xử lý, phải trả lời trước cơ quan chức năng như thanh tra, kiểm tra, điều tra.

"Địa phương cần biết rõ quy trình tiếp nhận sáng kiến, đột phá và cấp nào sẽ ban hành quyết định để đưa sáng kiến đó vào cuộc sống", ông Huy nói.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại hội thảo ngày 24/3. Ảnh: Hoàng Hà

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại hội thảo ngày 24/3. Ảnh: Hoàng Hà

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung "khó nhất trong các loại nghị định" vì thể chế hóa không dễ. Thực tiễn có chuyện Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến và "đồng ý về mặt chủ trương", đề nghị cấp dưới thực hiện theo quy định của pháp luật. "Như vậy, khi tập thể quyết định thì phải chịu trách nhiệm cho cá nhân đổi mới, sáng tạo", bà Trà nói.

Theo Bộ trưởng, dự thảo nghị định đang quy định các đề xuất đổi mới phải theo quy định của Hiến pháp và Điều lệ Đảng, nếu như đưa thêm "theo quy định của pháp luật" như Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa đề nghị thì "sẽ dễ bó buộc".

Về vấn đề hồi tố, bà Trà cho rằng rất khó áp dụng bởi thực tiễn không có văn bản cụ thể nào xác định khái niệm hay đặc điểm của hồi tố.

Sau khi lấy ý kiến các Sở Nội vụ các tỉnh phía Bắc, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo ở miền Trung, Nam để lắng nghe ý kiến đóng góp của các địa phương, hoàn thiện dự thảo.

Tháng 9/2021, Bộ Chính trị ban hành kết luận yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách. Việc này tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có nhưng không phù hợp với thực tiễn; mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.

Tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 5/2022, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm để tạo đột phá tăng trưởng cho đất nước. Cuối năm 2022, Bộ Nội vụ và Tư pháp thống nhất xây dựng nghị định theo quy trình rút gọn và được Thủ tướng đồng ý.

Võ Hải

Chính phủ đề xuất cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả nước

Thường trực Chính phủ thống nhất sẽ đề xuất Quốc hội cấp thị thực điện tử (e-visa) cho công dân tất cả nước và vùng lãnh thổ nhập cảnh Việt Nam.

Ngày 25/3, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về miễn thị thực đơn phương của Việt Nam cho công dân các nước và một số chính sách mới trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Thường trực Chính phủ thống nhất giao Bộ Công an, Tư pháp hoàn thiện hồ sơ đề xuất Quốc hội nâng thời hạn e-visa từ 30 ngày lên 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần; cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả nước và vùng lãnh thổ. Thời hạn tạm trú của người nước ngoài nhập cảnh thuộc diện đơn phương miễn thị thực cũng được đề xuất nâng từ 15 lên 45 ngày.

Du khách Hàn Quốc tham quan Quảng Nam, tháng 7/2022. Ảnh: Đắc Thành

Du khách Hàn Quốc tham quan Quảng Nam, tháng 7/2022. Ảnh: Đắc Thành

Hiện nay, e-visa do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị một lần, thời hạn không quá 30 ngày. Việt Nam đang cấp thị thực điện tử cho công dân 80 nước.

Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, trong đó đề xuất kéo dài thời hạn thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam từ 30 ngày lên tối đa 3 tháng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

Giữa tháng 3, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ tăng số quốc gia được miễn visa khi nhập cảnh Việt Nam, kéo dài thời hạn lưu trú với lệ phí hợp lý, mở rộng visa điện tử.

Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế và 102 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu dự kiến 650.000 tỷ đồng.

Hot: Nhà Hàng Bị Tạt Sơn Nguyên Đêm - Bị Phá Liên Tục Khoa Pug Gục Ngã Muốn Về VN Mở Chi Nhánh

Lục Ngạn- Nhộn nhịp Du lịch mùa cam bưởi

Là vùng cây ăn trái lớn của miền Bắc, Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng với mệnh danh thủ phủ của cây vải thiều. Trong nhiều năm trở lại đây, cây có múi được trồng nhiều tạo thành vùng thâm canh các loại cây có múi chất lượng cao. Cùng với nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi khác Lục Ngạn đã tập trung quảng bá, xúc tiến điểm đến du lịch mùa cam bưởi nhằm khai thác hiệu quả mùa cây ăn trái.

Sau nhiều các hoạt động tổ chức các tour khảo nghiệm, các hội chợ hoa quả…Lục Ngạn đang dần được đánh giá là điểm đến hấp dẫn với du khách đến từ các vùng lân cận. Ngày 8 tháng 11 mới đây Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phối hợp với UBND xã Nam Dương và Tân Mộc đón đoàn khách đầu tiên do Công ty Du lịch Quốc tế Tre Việt (Hà Nội) tổ chức, đến tham quan, trải nghiệm mùa cam, bưởi năm 2020.Đoàn khách du lịch gồm gần 60 người, là cán bộ, viên chức của 02 Trường Mầm non Đại Đồng 1, Đại Đồng 2, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Điểm đầu tiên, đoàn đã đến tham quan, tìm hiểu quy trình, kỹ thuật sản xuất mỳ gạo Chũ của Hợp tác xã (HTX) mỳ Chũ Xuân Trường, thuộc làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương.Tiếp đó, đoàn đã đến tham quan, trải nghiệm tại nhà vườn anh Nguyễn Văn Mậu, thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc. Trang trại của anh Mậu có gần 5 nghìn cây cam ngọt, cam lòng vàng được trồng, chăm sóc theo quy trình VietGap, vụ này dự kiến sản lượng đạt trên 100 tấn quả. Tại đây du khách được tự hái thưởng thức trái cây tại vườn; chụp ảnh lưu niệm và thoả thích lựa chọn, mua sản phẩm cây trái về làm quà.
Ông Nguyễn Xuân Tường, Giám đốc Công ty Du lịch Quốc tế Tre Việt cho biết: Sau khi tham gia trải nghiệm du lịch mùa cam bưởi do huyện Lục Ngạn tổ chức, công ty nhận thấy đây là điểm có nhiều tiềm năng và đã mở bán tour du lịch trải nghiệm miệt vườn Lục Ngạn công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng. Dự kiến từ nay đến hết tháng 1 năm 2021, Công ty sẽ tổ chức tour cho hàng trăm đoàn khách từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương… và các huyện, Thành phố của tỉnh Bắc Giang đến với Lục Ngạn tham quan, trải nghiệm.
Còn chị Trần Thị Thảo- đại diện công ty TNHH giáo dục & Trải nghiệm Green Dream Lục Ngạn thì cho biết: Công ty đã bắt đầu khai thác, đón khách du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi tại Lục Ngạn từ năm 2019 với hơn 50 đoàn và khoảng 1.500 khách và nhận được phản hồi rất tích cực từ du khách. Năm nay, công ty đã phối hợp với 10 công ty lữ hành khác tiến hành khảo sát ký kết bán tour “ Du lịch trải nghiệm mùa trái ngọt Lục Ngạn”. Dự kiến năm nay công ty sẽ tiếp tục liên kết đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch như: trải nghiệm thăm vườn cây ăn trái, đi xe trâu thăm quan trải nghiệm tại các thôn văn hoá, thăm cá di tích trong vùng và thăm làng nghề thủ công sản xuất mỳ Chũ, check-in các địa điểm có khung cảnh đẹp…Dự kiến năm nay công ty sẽ đón được lượng khách gấp nhiều lần năm 2019.
Về phía huyện Lục Ngạn, nhân dịp “Hội chợ Cam bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn 2020” huyện đã xây dựng kế hoạch du lịch mùa cam bưởi. Kế hoạch nhằm quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt của huyện; gắn trải nghiệm thực tế tại vườn cây ăn quả với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện tới khách du lịch. Hình thành được tuor, tuyến du lịch mới nhằm thu hút khách du lịch đến với Lục Ngạn trải nghiệm, mua sản phẩm, tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Để chuẩn bị các điều kiện đón khách đến tham quan, trước đó chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã khảo sát, lựa chọnđược 31 nhà vườn tại 8 xã, gồm Thanh Hải, Tân Quang, Nam Dương, Phượng Sơn, Tân Mộc, Hồng Giang, Quý Sơn và Kiên Lao dựa trên các tiêu chí: Sản phẩm ngon, sạch, mẫu mã hấp dẫn và khung cảnh đẹp, giao thông đi lại thuận tiện để khai thác du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi. Ngành chức năng cùng chính quyền địa phương cũng tiếptục hướng dẫn nhân dân chăm sóc cây ăn quả theo quy trình VietGap. Các nhà vườn chủ động vệ sinh nhà vườn, làm lối đi thuận tiện để du khách tham quan, trải nghiệm.
Đối với UBND các xã, thị trấn nói chung, các xã bố trí điểm đón khách tham quan nói riêng cần ra quân giải toả hành lang ATGT và vệ sinh môi trường; làm tốt công tác chuẩn bị để tham gia Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm nay đạt kết quả cao nhất. Được biết, năm nay UBND huyện đã trưng tập đoàn viên thanh niên, hội viên Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ở các xã, thôn để hỗ trợ các chủ vườn đón tiếp khách; đồng thời quảng bá, giới thiệu về tiềm năng đầu tư phát triển sản xuất, nhất là phát triển du lịch khai thác nông nghiệp ở địa phương./.
Hà Yến

Bắc Giang - Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế - Hồ Suối Cấy - Khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng

 

Thông tin tour

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế thuộc huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, cách Thành Phố Bắc Giang 28 km về phía Tây Bắc theo đường tỉnh lộ 284, là nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống Thực dân Pháp xâm lược kéo dài suốt 30 năm vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 (1884 – 1913) do vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Các điểm di tích của cuộc khởi nghĩa bao gồm: Đồn Hố Chuối, Đồn Hom, Đồn Phồn Xương, Đền Thề, Nhà tưởng niệm...

Ngày 16/3/1984 nhân kỷ niệm 100 năm cuộc khởi nghĩa, UBND tỉnh Hà Bắc (cũ) đã  tổ chức lễ hội tại khu di tích này nhằm tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc cùng các nghĩa sĩ và khơi dậy truyền thống thượng võ của nhân dân trong vùng. Từ đó đến nay, ngày 16/3 hàng năm được lấy làm ngày hội truyền thống ở địa phương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm linh của nhân dân Yên Thế – Tân Yên nói riêng và Bắc Giang nói chung. Hiện nay khu di tích đã được Bộ VHTT quyết định xếp hạng  di tích lịch sử cấp quốc gia.

Huyện Yên Thế cũng là nơi có những thắng cảnh đẹp như: Hồ Suối Cấy, Hồ Cầu Rễ... và là vùng phát triển nhiều vườn cây ăn quả có thể phát triển du lịch.

Hành trình tour

- Sáng: 07h30 Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi thăm khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế.

Đến nơi quý khách thăm quan Nhà trưng bày di tích nghĩa quân Đề Thám, thắp hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân ở tượng đài Hoàng Hoa Thám và đền Thề, thăm một số địa điểm mô phỏng đồn trại của nghĩa quân ngày xưa thuộc cụm di tích. Quý khách ăn trưa nghỉ ngơi tại thị trấn Cầu Gồ - YênThế.

Chiều: Quý khách đi thăm thắng cảnh hồ Suối Cấy và về thăm nhà lưu niệm Nhà văn Nguyên Hồng (ở xã Quang Tiến –huyện Tân Yên).

- 15h00:  Quý khách lên xe về thành phố Bắc Giang, kết thúc chương trình.