Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đối thoại với đoàn viên, thanh niên

Chiều 23/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Tỉnh Đoàn phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) năm 2023; ký kết Chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh với Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn giai đoạn 2023 - 2027.

Đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Thân Trung Kiên - Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Cùng dự có đồng chí Phạm Văn Thịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và đông đảo ĐVTN tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Thân Trung Kiên - Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Mở đầu buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương bày tỏ vui mừng khi chứng kiến tổ chức đoàn, phong trào thanh niên tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh mẽ, có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh. Đồng chí nhấn mạnh hội nghị đối thoại là dịp để ĐVTN trong tỉnh bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên; chủ động tham gia hiến kế giúp tỉnh thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Tại hội nghị, trên tinh thần cởi mở, ĐVTN trong tỉnh đã bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề xuất kiến nghị các nội dung liên quan đến bốn nhóm vấn đề gồm: Việc phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển KT-XH và chuyển đổi số; công tác nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đoàn và đội ngũ cán bộ đoàn các cấp; các nội dung liên quan đến Luật Thanh niên sửa đổi năm 2020, các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến ĐVTN; vấn đề phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, tập trung ở các chính sách hỗ trợ về học tập, nghiên cứu khoa học, hướng nghiệp, đào tạo nghề, bảo vệ các quyền lợi chính đáng, các chính sách về xây dựng thiết chế văn hóa. Các ý kiến đã được lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành tỉnh trực tiếp trao đổi, giải đáp.

Đồng chí Nguyễn Văn Kiên - Bí thư Đoàn thị trấn Bích Động (Việt Yên) đặt câu hỏi về chính sách dành cho thanh niên.

Đề xuất chính sách cho cán bộ đoàn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Đây là nhóm vấn đề được nhiều ý kiến thảo luận nhất tại buổi đối thoại. Đồng chí Nguyễn Văn Kiên - Bí thư đoàn thị trấn Bích Động (Việt Yên) phản ánh: Hiện nay ĐVTN trong độ tuổi lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao hơn nhiều lần phụ cấp trách nhiệm của cán bộ đoàn không chuyên trách, dẫn đến khó thu hút nhân sự đảm nhận công tác đoàn ở cấp xã, cấp thôn.

Cùng liên quan đến chính sách cho cán bộ đoàn, đồng chí Vũ Tuấn Anh - Trưởng Ban Tổ chức - Kiểm tra (Tỉnh Đoàn) kiến nghị UBND tỉnh quan tâm tháo gỡ tình trạng ở cơ quan chuyên trách đoàn cấp tỉnh, cấp huyện đang có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ. Thừa do một số cán bộ đoàn quá tuổi đang công tác không phát triển được lên các vị trí cao hơn và thiếu biên chế cho cán bộ trẻ vào công tác.

Đồng chí Nguyễn Văn Phương - Phó Giám đốc Sở Nội vụ trao đổi tại hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Văn Phương - Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, hiện Bộ Nội vụ cho biết việc đề nghị tăng phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách, mức bồi dưỡng cho trưởng các đoàn thể ở thôn, tổ dân phố và kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên việc tăng phụ cấp cần có lộ trình và vào thời điểm phù hợp. Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến đóng góp từ các tỉnh, thành phố để chuẩn bị trình Chính phủ điều chỉnh nâng mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở cơ sở. Sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định, Sở Nội vụ sẽ tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh chế độ cho cán bộ đoàn cơ sở phù hợp với tình hình mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương làm rõ thêm các vấn đề đoàn viên, thanh niên quan tâm.

Về nội dung tình trạng thừa, thiếu cán bộ đoàn, bố trí công tác đối với cán bộ đoàn quá tuổi, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho biết tới đây tỉnh sẽ ưu tiên luân chuyển cán bộ đoàn trưởng thành từ cơ quan Tỉnh Đoàn chuyển công tác sang các cơ quan khác ở vị trí, việc làm phù hợp với năng lực, trình độ đào tạo. Đồng chí giao Sở Nội vụ trong thời gian tới cần làm tốt công tác quy hoạch, phối hợp với Tỉnh Đoàn, các sở, ngành, UBND các địa phương ưu tiên lựa chọn đối với cán bộ hết tuổi đoàn có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, việc làm còn khuyết thiếu trước khi tổ chức thi tuyển, xét tuyển mới. Đồng thời, giới thiệu những nhân tố mới nổi trội, có tiềm năng trong khối cơ quan nhà nước chuyển sang công tác tại cơ quan Tỉnh Đoàn, huyện, thành đoàn để phát huy năng lực, thế mạnh.

Làm rõ thêm về câu hỏi bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức trẻ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho biết thêm, theo Luật Nhà ở quy định có 7 đối tượng được sử dụng nhà ở công vụ, công chức, viên chức trẻ không thuộc đối tượng đó. Tuy nhiên, hiện tỉnh có khu nhà ở sinh viên, có khoảng 50% cán bộ, công chức trẻ thuê ở đó với giá rất ưu đãi. Bên cạnh đó, tỉnh có 14 dự án nhà ở xã hội đang xây dựng, các dự án đều dành một phần để cho thuê, tuy nhiên một số nơi cho thuê còn đắt. Đồng chí đề nghị Sở xây dựng nghiên cứu để tìm giải pháp tạo điều kiện cho cán bộ, công chức trẻ được thuê, mua nhà ở với giá ưu đãi nhằm ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Cùng đó, Ngân hàng chính sách xã hội các cấp có nguồn vốn ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội là rất lớn, các ĐVTN có thể tìm hiểu nguồn vốn này.

Đồng chí Giáp Thị Ngân Hoa - Phó Trưởng Ban Phong trào Tỉnh Đoàn đặt câu hỏi về chuyển đổi số
trong quảng bá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh.

Hiến kế quảng bá, đưa lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch tỉnh phát triển lên tầm cao mới

Nhiều ý kiến tâm huyết kiến nghị với tỉnh nâng cao chất lượng, hiệu quả các công trình thiết chế văn hóa, thể thao; khai thác thế mạnh của chuyển đổi số trong quảng bá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh.

Đồng chí Trương Quang Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, năm qua, tỉnh Bắc Giang đã đăng cai và tổ chức thành công bộ môn cầu lông tại SEA Games 31. Nhiều cơ quan, địa phương cũng thành công trong tổ chức hoạt động thể thao như: Giải việt dã Báo Bắc Giang, Giải chạy marathon, Giải chạy chinh phụ đỉnh Non Vua huyền thoại… thu hút đông đảo ĐVTN và người dân ở trong và ngoài tỉnh tham gia. Sở và các đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp nâng tầm tổ chức các giải đấu, góp phần thúc đẩy phong trào thể thao gắn với phát triển văn hóa, du lịch.

Đồng chí Trương Quang Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu trao đổi với đoàn viên, thanh niên.

Đồng chí đánh giá cao ĐVTN thời gian qua đã quan tâm tuyên truyền, quảng bá những hình ảnh đẹp về văn hóa, du lịch Bắc Giang thông qua thực hiện hàng nghìn video, hình ảnh, lập mã QR số hóa các di tích. Các sản phẩm đó có sức lan tỏa sâu rộng đến du khách trong nước và bạn bè thế giới. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với Tỉnh Đoàn đẩy mạnh tuyên truyền mã QR tại các nhà hàng, khách sạn, xe buýt, xe khách liên tỉnh quảng bá du lịch của tỉnh với bạn bè trong nước, quốc tế.

Về nội dung, sân chơi cho ĐVTN còn ít, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho biết, kinh tế Bắc Giang đang phát triển nhanh nhưng tỉnh cũng luôn chú trọng đến phát triển văn hóa, đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế. Để tạo ra các sân chơi văn hóa cho ĐVTN, đồng chí giao nhiệm vụ cho ngành Văn hóa nghiên cứu mở rộng thêm nhiều sân chơi văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh cho nhân dân nói chung, trong đó có ĐVTN thông qua các liên hoan, hội thi, hội diễn. Đồng chí đánh giá cao ý tưởng sáng tạo của tổ chức đoàn trong ứng dụng chuyển đổi số quảng bá du lịch. Đồng thời lưu ý trong thời gian tới, các tổ chức đoàn cần phát huy thế mạnh của tuổi trẻ năng động, đổi mới và sáng tạo, tiếp tục tham gia cùng cấp ủy, chính quyền đưa lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Giang ngày càng phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào thế hệ thanh niên Bắc Giang.

Tổ chức đoàn và thanh niên cần đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia, góp sức xây dựng quê hương

Kết luận buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương ghi nhận các kiến nghị của ĐVTN và đánh giá cao phát biểu của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan tỉnh đã giải đáp thấu đáo nhiều vấn đề ĐVTN quan tâm

Đồng chí bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào thế hệ thanh niên Bắc Giang luôn trang bị kiến thức, kỹ năng, lựa chọn hướng đi đúng từ đó vươn lên làm chủ đất nước.

Đồng chí mong muốn ĐVTN cần phát huy lòng yêu quê hương, đất nước luôn hành động vì lợi ích chung của dân tộc. Sống có lý tưởng, hoài bão, tinh thần xung kích, sáng tạo, tiên phong trong mọi lĩnh vực. Thanh niên cần có tri thức, văn hóa, trang bị ngoại ngữ. Luôn có tinh thần tự lực, tự cường, ý chí vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp. Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hăng hái học tập, lao động, xây dựng quê hương, đất nước.

Đồng chí mong muốn các cấp bộ đoàn thường xuyên bám sát các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước để cụ thể hóa vào thực tiễn; kịp thời sâu sát nắm bắt tâm tư nguyện vọng của ĐVTN từ đó tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND những cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển. Đặc biệt, tổ chức đoàn và thanh niên cần đẩy mạnh và đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia, góp phần đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc.

Đồng chí Thân Trung Kiên - Bí thư Tỉnh Đoàn phát biểu tiếp thu ý kiến.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Thân Trung Kiên - Bí thư Tỉnh Đoàn đề nghị các tổ chức đoàn và ĐVTN tiếp thu ý kiến chỉ đạo, chủ động học tập, trau dồi kỹ năng, bổ sung các kiến thức cần thiết. Đồng thời nhấn mạnh tới đây, Tỉnh đoàn sẽ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính; tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đến đông đảo ĐVTN trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu thời đại hội nhập và phát triển.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương tặng hoa chúc mừng đoàn viên, thanh niên tỉnh Bắc Giang.

Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 (1931 -2023), thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương tặng hoa chúc mừng ĐVTN tỉnh Bắc Giang.

Lãnh đạo UBND tỉnh và Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2023 - 2027.

Nhân dịp này, lãnh đạo UBND tỉnh và Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2023 - 2027./.

Dương Thủy

Kiểm tra hành chính 18 địa điểm kinh doanh của F88 tại Bắc Giang

18 địa điểm kinh doanh của Công ty F88 bị lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang kiểm tra giấy phép kinh doanh, việc chấp hành các điều kiện về an ninh trật tự...
Ngày 23/3, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp Công an các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đồng loạt kiểm tra hành chính 18 địa điểm kinh doanh của Chi nhánh Công ty cổ phần kinh doanh F88 tại Bắc Giang.
Lực lượng công an kiểm tra hành chính tại điểm kinh doanh của Chi nhánh Công ty cổ phần kinh doanh F88 tại Bắc Giang trên đường Lê Lợi, TP Bắc Giang.
Các tổ công tác tập trung kiểm tra một số nội dung như: Giấy phép kinh doanh; việc chấp hành các điều kiện về an ninh trật tự theo quy định đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệntình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Chi nhánh công ty cổ phần kinh doanh F88 tại Bắc Giang.
Việc đồng loạt kiểm tra đối với các điểm kinh doanh của F88 tại Bắc Giang lần này nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót để kịp thời hướng dẫn, đồng thời nếu phát hiện những hành vi vi phạm thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, các cơ sở của F88TP.HCM, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang cũng bị công an kiểm tra.
Tại cuộc họp định kỳ tháng 3/2023, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM thống nhất đưa vụ án liên quan Công ty CP Kinh Doanh F88 vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Công ty F88 được thành lập năm 2013, hoạt động trong lĩnh vực cầm đồ, cho vay tín dụng. Trụ sở chính của Công ty F88 được đặt tại đường Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Hiện F88800 cửa hàng, điểm bán trên toàn quốc.

Theo Văn Chương/VTC

'Kẽ hở' pháp lý trong hoạt động cầm đồ

Dịch vụ cầm đồ ngày càng gia tăng nhưng chỉ có quy định quản lý về mức lãi suất mà chưa có văn bản hướng dẫn các loại phí phát sinh được áp dụng.

Từng khiến cả gia đình chao đảo khi bị công ty cầm đồ "khủng bố" để đòi nợ, nhưng giữa năm 2022, anh Đức vẫn một lần nữa tìm đến dịch vụ này trong cơn tuyệt vọng về tài chính. Tài sản duy nhất lúc này là chiếc xe máy nên anh cầm giấy tờ xe tại một cửa hàng ở đường Láng, Hà Nội, vay 9 triệu đồng.
Không thủ tục phức tạp, Đức chỉ phải để lại giấy tờ xe, chứng minh thư nhân dân và cung cấp số điện thoại người thân là được giải ngân ngay với lãi suất 9.000 đồng/ngày. Đức còn được "tạo điều kiện" thuê lại chính xe của mình với giá 400.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, ngoài khoản lãi suất "hợp pháp" như ghi trên hợp đồng, anh còn phải chi thêm các khoản, như bảo hiểm khoản vay, thẩm định tài sản, thẩm định khoản vay, bảo quản tài sản. Cộng các chi phí phát sinh cùng lãi suất cố định, sau hơn ba tháng, Đức phải trả 14,8 triệu đồng cả gốc lẫn lãi.
Những trường hợp cầm đồ vay tiền phải chịu nhiều khoản chi phí phát sinh như Đức hiện khá phổ biến. Theo tìm hiểu của VnExpress, cửa hàng cầm đồ hiện nay công khai cho vay với mức lãi nằm trong quy định (không quá 20%/năm). Nhưng người cầm cố tài sản còn phải chấp nhận các thỏa thuận, như tiền phạt, bảo hiểm, chi phí bảo quản tài sản hoặc thuê lại khiến tổng lãi suất tăng thêm đến 6-8%/tháng, nghĩa là 72-96%/năm.
Vì không muốn hoặc không thể đáp ứng được các điều kiện cho vay khắt khe của ngân hàng nên nhiều người chọn hình thức "vay nhanh" này. Đổi lại, khách hàng không trả đúng hạn sẽ bị đòi nợ theo kiểu "xã hội đen", gây bất ổn đời sống xã hội. Đây chính là hệ lụy khiến công an cả nước gần đây liên tiếp triệt phá các nhóm đòi nợ quy mô lớn với cáo buộc phạm tội Cưỡng đoạt tài sản.
Một tiệm cầm đồ gần trường đại học tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng An
Theo một chuyên gia tài chính, nhu cầu vay tiền kiểu "nhanh, gọn" của người dân ngày càng lớn, đặc biệt sau Covid-19. Hai loại hình cho vay phổ biến là cầm đồ và cho vay tài chính tiêu dùng. Cho vay tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, quản lý và giám sát theo Luật Các tổ chức tín dụngLuật doanh nghiệp.
Còn cầm đồ là hoạt động kinh doanh có điều kiện, do Bộ Công an quản lý và chịu sự điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự về cầm đồ.
Hà Nội có hơn 5.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, TP HCM hơn 2.700. Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hoá mỗi địa phương từ 250 đến 700. Trong số này, nhiều công ty cầm đồ đang hoạt động bị biến tướng, gây ra các hệ lụy cho người dân có nhu cầu vay tiền.
Luật sư Nguyễn Đức Thịnh cho biết việc vay mượn dưới hình thức cầm đồ hiện phải tuân thủ giới hạn lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự. Nhưng thực tế, ngoài khoản lãi suất theo đúng pháp luật, các tiệm cầm đồ còn đưa các yêu cầu về chi phí phát sinh. Cụ thể, giữ lại một phần tiền ngay từ khi cho vay, tính lãi nhập gốc, phí ngoài lãi, phí thẩm định khoản vay, thẩm định tài sản, bảo quản tài sản, lãi suất phạt vi phạm...
Điều này khiến tổng lãi suất phải trả cho khoản vay của khách hàng tăng gấp hàng chục lần, vượt mức cho phép. Tuy vậy, pháp luật lại chỉ quy định về mức lãi suất không được vượt quá, không có văn bản pháp lý hướng dẫn về các chi phí phát sinh khác mà chủ cơ sở cầm đồ được phép thu.
"Ví dụ, chủ tiệm cầm đồ đưa ra mức lãi suất 12% một năm nhưng yêu cầu khách hàng phải chi thêm các khoản phát sinh ngoài. Nhưng trên hợp đồng chỉ ghi lãi suất theo đúng quy định, nên đây là kẽ hở khiến khó xử phạt chủ tiệm cầm đồ về hành vi cho vay vượt lãi suất", luật sư Thịnh phân tích.

Vì thế, nếu bị "sờ tới", nhà chức trách chỉ có thể phạt họ về vi phạm trong lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản... Mức phạt theo quy định lại rất thấp, không đủ sức răn đe.

Luật sư Thịnh kiến nghị cần ban hành quy định rõ ràng về cách thức vận hành, hoạt động của công ty cầm đồ và các quy định chi tiết về các loại phí được phép yêu cầu khách hàng thực hiện. Việc này giúp người dân đi vay sẽ không bị "bóp cổ"tạo điều kiện cho doanh nghiệp không phải đứng trước ranh giới mong manh giữa hình sự và dân sự.

Đất Nước Brunei Và Bí Mật Hậu Cung 3000 Người Của Nhà Vua

Nikola Tesla với các con số 3 6 9 mở khóa vũ trụ

#377 Bạn Cực Kỳ Thông Minh Nếu Hiểu Được Video Này | Thuyết Tương Đối (FULL)

Thuyết âm mưu là gì? Hiểu rõ trong 5 phút

Thuyết THIÊN NGA ĐEN là gì? Giải thích trong 5 phút

Uống 1 cốc bia mỗi ngày sức khỏe sẽ ra sao?

Bữa Tiệc Cuối Cùng Của Christine

Tại sao nhà sư đi tu phải cạo đầu??

Giải thích Đạo Hồi siêu dễ hiểu chỉ với 5 phút

Tại sao người Duy Ngô Nhĩ ghét Trung Quốc?

TÂN CƯƠNG - VÙNG ĐẤT CÓ NHIỀU NGƯỜI ĐẸP NHẤT TRUNG QUỐC (ĐỊCH LỆ NHIỆT BA, CỔ LỰC NA TRÁT...)

Tân Cương - Những Mỹ Nữ Cống Phẩm Từ Tây Vực

# TÂN CƯƠNG - TRUNG QUỐC. 新疆维吾尔自治区。

🇯🇵Nhật Bản #:3: 1000 người xếp hàng để ăn, vì sao? Vượt 300km đến Hakodate Hokkaido

Học điều hay

 1. Học cách điều chỉnh tâm trạng.

Cuộc đời là của bạn, tâm trạng cũng là của bạn. Hoàn cảnh có thể không vui nhưng bạn có thể thay đổi được tâm trạng của mình.
2. Học cách tự chăm sóc bản thân.
Không ai có thể nâng đỡ, chăm sóc được bạn cả cuộc đời. Hãy tự biết chăm sóc bản thân để thấy được giá trị của mình.
3. Học cách từ bỏ.
Từ bỏ được nỗi buồn thì trong tim không còn gánh nặng. Từ bỏ được niềm vui xa hoa nhất thời thì tâm trí không bị u mê.
4. Học cách coi nhẹ được mất.
Trên thế giới này, kỳ thực ngoài sinh mệnh của mình ra thì tất cả đều là chuyện nhỏ, không có gì đáng để bạn lạc lối cả.
5. Học thiện lương.
Thiện lương là nền tảng, cốt lõi để làm người. Đừng vì danh lợi mà để mất đi bản tính của mình.
6. Học quý trọng.
Đời người nhìn thì tưởng là xa nhưng thực ra lại rất ngắn. Hãy quý trọng tất cả mọi người xung quanh mình, đừng để lưu lại sự hối tiếc khi đã quá muộn
7. Học về quy luật của trời đất.
Có thân là có bệnh, nhưng nếu bạn có kiến thức và hiểu biết, bạn sẽ phòng ngừa được bệnh tật cho mình và người thân, đặc biệt là con cái! Sinh ra làm người là đáng quý, hãy biết quý trọng và bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân.
- sưu tầm-
Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản cho biết 'EK KIEN THUC KINH TE HỌC ĐIỀU HAY MỖI NGÀY! -Học cách điều chỉnh tâm trạng. -Học cách tự chăm sóc bản thân. -Học cách từ bỏ. -Học cách coi nhẹ được mất. -Học thiện lương. -Học quý trọng. -Học về quy luật của trời đất.'
Tất cả cảm xúc:
101

Đảo Hải Nam - Vì Sao Lại Không Phải Là Của Việt Nam ?

Vén màn sự thật ngành hàng không

Tại sao ông Phạm Nhật Vượng thành lập hãng taxi điện?

Sau chuỗi ngày nợ nần, Bầu Đức giờ ra sao?

HIỆN TƯỢNG BANK RUN, NGÂN HÀNG PHÁ SẢN Ở MỸ CÓ TIẾP DIỄN? VÀNG, Bitcoin, CHỨNG KHOÁN SẼ RA SAO?

BÁT BÚN THỊT CHÓ ĐẶC BIỆT NGON THẾ NÀO MÀ HÚT 1 LƯỢNG LỚN KHÁCH HÀNG MÊ MẨN ĐẾN ĂN

Nhà Hàng Lẩu KHOA PUG Có Ngon Như Lời Đồn

Bắc Giang dự Hội nghị Giám đốc các Sở Khoa học và Công nghệ toàn quốc năm 2023

Sáng 17/3, Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Giám đốc sở KH&CN toàn quốc năm 2023, với sự tham dự của Giám đốc, Phó Giám đốc 63 sở KH&CN trong cả nước; cán bộ chủ chốt của các sở KH&CN ở các địa phương và các Doanh nghiệp KH&CN.

Quang cảnh Hội nghị

Dự và chỉ đạo hội nghị, về phía Bộ KH&CN có đồng chí Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Lê Xuân Định, đồng chí Nguyễn Hoàng Giang - Thứ trưởng Bộ KH&CN; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ. Về phía tỉnh Bình Định có đồng chí Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hội nghị lần này nhằm tổng kết đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các địa phương năm 2022, đồng thời triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và những năm tiếp theo.

Hội nghị được tổ chức là dịp để toàn ngành tăng cường kết nối, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong Bộ KH&CN với các Sở KH&CN, giữa các địa phương với nhau cùng hướng tới mục tiêu chung nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao, thúc đẩy KH&CN đóng góp nhiều hơn nữa cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

Ảnh: Đ/c Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang tham gia Hội nghị

Trong khuôn khổ các hoạt động của hội nghị, các đại biểu tham quan Trung tâm Khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo; khảo sát thực tế hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Bình Định. Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện Thông báo Kết luận của Bộ trưởng tại Hội nghị Giám đốc Sở năm 2022; triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng; hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN và đổi mới sáng tạo năm 2024, giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực cho phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo ở địa phương; việc triển khai thi hành Luật Thanh tra năm 2023; đánh giá kết quả hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo; hướng dẫn triển khai xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương; triển khai công tác quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, đánh giá trình độ công nghệ, kết nối tìm kiếm, chuyển giao công nghệ.

Hội nghị đã thảo luận 10 nhóm vấn đề khó khăn với 43 câu hỏi từ các sở KH&CN. Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang đã trao đổi và đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp tỉnh Bắc Giang một số nhiệm vụ trong công tác tham mưu quản lý nhà nước và các hoạt động khác.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Huỳnh Thành Đạt đã ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các đơn vị của Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ các địa phương; giao nhiệm vụ cho các đơn vị của Bộ tham mưu giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất của các địa phương trong thời gian tới./.

Bạch Khánh Chi- Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KH&CN

 

Ngày 22/3, UBND tỉnh tổ chức Diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang” và Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang năm 2023. Đồng chí Mai Sơn- Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, trưởng Ban Tổ chức chủ trì diễn đàn.

Dự diễn đàn có đại diện các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); các chuyên gia, cố vấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST); các Trưởng Làng công nghệ quốc gia; các Sở, ban ngành trong tỉnh; các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp và học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, THPT trên địa bàn tỉnh.

Ảnh: Đồng chí Mai Sơn- Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh phát biểu khai mạc diễn đàn.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Mai Sơn nhấn mạnh, Bắc Giang nhận thức rõ tầm quan trọng của KHCN và đổi mới sáng tạo; năm 2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 564/KH-UBND về Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025 và đầu năm 2023 ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND về tổ chức ngày Hội KNĐMST tỉnh Bắc Giang năm 2023 và trình diễn kết nối cung cầu công nghệ. Nhờ coi trọng đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội luôn nằm trong tốp dẫn đầu của cả nước. Để duy trì tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu, rộng như hiện nay, cần thiết phải đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, KH&CN, xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ mới.

Được sự quan tâm, định hướng giải pháp của Bộ KH&CN; UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang”, nhằm nhận được sự trao đổi, chia sẻ và tư vấn của các chuyên gia, các nhà quản lý để đề xuất các giải pháp về thúc đẩy, định hướng xây dựng hệ sinh thái KNĐMST phù hợp với thực tiễn của tỉnh Bắc Giang và các địa phương có điều kiện tương đồng trong khu vực, từ đó nâng cao nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về KNĐMST gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh: Ông Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng cố vấn KNĐMST quốc gia trình bày tham luận tại diễn đàn.

Với tinh thần thẳng thắn, cởi mở, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều vấn đề về chuyển đổi mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ tại địa phương theo mô hình KNĐMST; mô hình đổi mới sáng tạo mở trong xây dựng hệ sinh thái KNĐMST; nâng cao năng lực cho cán bộ trong các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo; liên kết viện/trường - doanh nghiệp - chính quyền trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo; mô hình liên kết chuỗi giá trị hướng tới thị trường quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp tại Bắc Giang. Tại sự kiện, các đại biểu đã được tham quan mô hình trình diễn công nghệ “Lò sản xuất than sinh học từ phế thải nông nghiệp” của Công ty TNHH tư vấn Đầu tư và Thương mại (INTRACO).

Trao đổi tại diễn đàn, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN cho biết, Bắc Giang phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột chính là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Để thúc đầy các lĩnh vực, Bắc Giang đã có sự đầu tư hạ tầng đồng bộ, đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao thương, trao đổi hàng hóa, và phát triển du lịch. Do vậy, tạo nhiều dư địa cho các doanh nghiệp, thế hệ trẻ KNĐMST.

Ảnh: Đồng chí Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở KH&CN trao đổi tại diễn đàn.

Theo bà Nguyễn Thu Hạnh- Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch bền vững (SDTe), Bắc Giang muốn phát triển du lịch bền vững thì nút thắt quan trọng nhất cần tháo gỡ là tạo tư duy đột phá, cần phá bỏ những tư duy cũ, truyền thống, lạc hậu- thứ chỉ tạo ra các sản phẩm du lịch nghèo nàn. Trong bối cảnh nhiều biến động hiện nay, việc thay đổi tư duy trong khai thác tài nguyên cho các doanh nghiệp, các bạn trẻ khởi nghiệp là đặc biệt cần thiết nhằm tạo chuỗi giá trị, các sản phẩm du lịch mới, hoạt động có hiệu quả. Hiện tại, Liên hiệp có mở các lớp đào tạo giúp các bạn trẻ hình thành tư duy đột phá, thúc đẩy KNĐMST thành công.

Diễn đàn là dịp để các chuyên gia, các nhà quản lý cùng trao đổi, thảo luận, làm rõ nhiều vấn đề về thực trạng, tiềm năng và cơ hội phát triển KNĐMST tại Bắc Giang trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo vùng và quốc gia; cơ hội phát triển hệ sinh thái KNĐMST trong lĩnh vực nông nghiệp; những cơ hội cho khởi nghiệp sáng tạo trong định hướng phát triển đô thị thông minh và nhà máy thông minh; cùng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho KNĐMST trong lĩnh vực công nghệ quảng cáo và công nghệ thông tin tại Bắc Giang.

Ảnh: Nhấn nút phát động Cuộc thi KNĐMST tỉnh Bắc Giang

Trong khuôn khổ của diễn đàn đã diễn ra Lễ Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang năm 2023. Cuộc thi nhằm khuyến khích các ý tưởng, giải pháp, mô hình, dự án khởi nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực theo định hướng phát triển của tỉnh và các ý tưởng, giải pháp, mô hình, dự án khởi nghiệp dự thi có ứng dụng công nghệ, như: công nghệ mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ bảo vệ môi trường, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới và các loại công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng.

Nhân dịp này, Sở KH&CN Bắc Giang, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã ký kết hợp tác với một số đối tác.

Ảnh: Lễ ký kết hợp tác giữa Sở KH&CN và một số đối tác tham gia diễn đàn

Kết luận và bế mạc diễn đàn, đồng chí Mai Sơn đánh giá cao những ý kiến tham gia đóng góp, những khuyến nghị, gợi ý định hướng của các chuyên gia, cố vấn KNĐMST quốc gia, Trưởng các Làng công nghệ quốc gia về cách thức mà khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể đóng góp thực chất, trở thành trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang nói riêng và của quốc gia nói chung, đồng chí đề nghị các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực phối hợp với Sở KH&CN đề xuất các nội dung liên quan đến xây dựng hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Bắc Giang với mục đích đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh; tạo điều kiện khuyến khích và đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa, thu hút đầu tư của tổ chức, cá nhân hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bắc Giang nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố thực hiện có hiệu quả nhất Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đồng chí tin tưởng chuỗi sự kiệnTechfest Bắc Giang 2023 mở đầu bằng Diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Bắc Giang” và Phát động Cuộc thi KNĐMST tỉnh Bắc Giang năm 2023 sẽ tạo được sức lan tỏa, mang lại nhiều giá trị, những dấu ấn tích cực, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, KNĐMST trên địa bàn tỉnh và là nền tảng quan trọng cho những hoạt động tiếp theo./.

H. Trang