Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

10 chùa Bắc Giang nổi tiếng linh thiêng nên đi lễ đầu năm

Bắc Giang là nơi du lịch tâm linh rất phát triển với hệ thống chùa chiền giàu giá trị văn hóa, lịch sử. Hằng năm, lượng khách du lịch đến với Bắc Giang chủ yếu để khám phá các ngôi chùa cổ, cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình. 

1.Chùa Bổ Đà 

  • Địa chỉ: xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Chùa Bổ Đà còn được gọi là Bổ Đà Sơn Quán Âm Sơn Tự được xây dựng ngay dưới chân núi Phượng Hoàng, tạo nên địa thế rất đẹp. Nơi đây là một trong những ngôi chùa Bắc Giang cổ nhất, được hoàn thành từ thời nhà Lý, cải tạo lại dưới thời vua Lê Dụ Tông, trải qua nhiều lần trùng tu mới mang diện mạo như ngày nay.

Kiến trúc chùa Bổ Đà hiện vẫn giữ được những nét cổ điển trên vật liệu gạch nung, tiểu sành, mái ngói, tường đất… Đặc biệt khu vực cổng và tường đều được xây dựng hoàn toàn bằng đất nền.

chua bac giang 1

Ảnh: @duicon03

Toàn bộ khuôn viên chùa được chia làm các hạng mục: Bồ Đà Sơn, Am Tam Đức, Tứ Ân Tự, ao miếu và vườn tháp. Lối kiến trúc này theo kiểu “nội thông ngoại bế” bao gồm 16 khu vực nhỏ liên hoàn với nhau, tạo nên khung cảnh u tịch và bình dị.

Trong chùa Bồ Đà còn lưu giữ khoảng 40 pho tượng Phật cổ, 97 ngôi tháp cổ được xây bằng đá, gạch và mạch vôi mật mía. Đặc biệt bên trong còn có 1214 thi hài của các tăng ni, Phật tử được gửi lên chùa. Chùa Bồ Đà có giá trị văn hóa sâu sắc bởi lưu giữ bộ ván kinh Phật cổ nhất nước và khoảng 2000 mộc bản cổ.

chua bac giang 2

Ảnh: @nguyenkimthanh287

2. Chùa Vĩnh Nghiêm 

  • Địa chỉ: làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Chùa Vĩnh Nghiêm còn có tên gọi là chùa Đức La được xem là nơi duy nhất còn lưu giữ bộ mộc bản gốc của trường phái Trúc Lâm. UNESCO cũng công nhận 3000 mộc bản có trong chùa Vĩnh Nghiêm là di sản thế giới. Năm 2015, chùa được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Vĩnh Nghiêm có vị trí địa linh nằm giữa lưu vực sông Thương và sông Lục Nam, xung quanh là núi Cô Tiên, phía trước là đền Kiếp Bạc và phủ Trần Hưng Đạo.

Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng từ thời Lý. Ngày nay, khuôn viên chùa rộng khoảng 1ha hài hòa với kiến trúc cổ tạo nên không gian thoáng đãng, bình yên. Bên trong chùa là các tượng Phật phái Trúc Lâm, tượng La Hán, Hộ Pháp.

chua bac giang 3

Ảnh: @_thachtrang24_

Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những chùa Bắc Giang còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị nghiên cứu đặc sắc như: chiếc mõ dài nửa mét khắc chữ Phạn, bộ “Tàng kinh các” rộng tới 10 gian nhà, 3000 bản khắc kinh phật chữ Hán và chữ Nôm… Bên ngoài chùa còn có bia mộ cổ, bia đá, vườn tháp mộ của các vị sư có tiếng.

Đến với chùa Vĩnh Nghiêm, bạn có thể tham quan các khu vực Tiền đường, Thượng điện, Thiêu Hương, Nhà tổ, Gác chuông, hành lang Đông – Tây. Lễ hội chùa được tổ chức thường niên vào ngày 14/2 Âm lịch được rất nhiều du khách quan tâm.

chua bac giang 4

Ảnh: @doan.phuongthaoo

3. Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng 

  • Địa chỉ: xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng bắt đầu được xây dựng từ năm 2011, hứa hẹn là địa điểm du lịch tâm linh hút khách nhất ở Bắc Giang.

Thiền viện được xây dựng trên núi Non Vua, thuộc dãy Nham Biền. Khuôn viên thiền viện có Giếng Trời (còn gọi là Thiên huyệt) đem đến tổng thể không gian hài hòa, bình yên và không kém phần hùng vĩ.

chua bac giang 5

Ảnh: @thanh249_

Tổng thể thiền viện có diện tích lên tới 18ha, được chia làm nhiều hạng mục: Tam quan, Nhà tổ, Chính điện, Lầu trống, Lầu chuông, Thư quán, Trai đường… Trong đó đẹp nhất là Chính điện gồm 2 tầng, có diện tích 3000m2 có hệ thống tranh vẽ tường mô tả cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Bên trong còn có các tượng Phật Phổ hiền, Thích ca mâu ni, Tổ sư Đạt Ma… được điêu khắc tinh tế.

Hằng năm, thiền viện đón chào hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến vãn cảnh, lễ bái, tu học. Nơi đây cũng hứa hẹn kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tâm linh với rất nhiều công trình đang được hoàn thiện.

chua bac giang 6

Ảnh: @tukhi.bacgiang

4. Chùa Phúc Quang Bắc Giang

  • Địa chỉ:  xã Tiên Lục, Lạng Giang, Bắc Giang

Chùa Phúc Quang chỉ cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 20km. Chùa được xây dựng dưới thời vua Lê Cảnh Hưng (năm 1723) và được xem là một trong những chùa Bắc Giang cổ nhất. Từ năm 1989 chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Bên trong chùa còn lưu giữ khoảng 90 pho tượng Phật quý. Chùa có tổng thể 35 gian, thiết kế theo lối “nội công ngoại quốc”. Năm 2014, chùa được tu bổ lại gồm có khu vực Chùa chính và nhà Thảo xá. Tổng diện tích khoảng hơn 1000m2.

Chùa Phúc Quang thu hút nhiều tăng ni, Phật tử và nhiều khách du lịch tới thăm quan, lễ bái, nhất là vào ngày mồng 1 và ngày Rằm.

chua bac giang 10

Ảnh: @__positive.211__

5. Chùa Thổ Hà 

  • Địa chỉ: Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang

Chùa Thổ Hà được xem là một trong những ngôi chùa đẹp tiêu biểu của miền Bắc. Mặc dù được tu bổ qua nhiều thời kì, hiện chùa vẫn lưu giữ được 9 bia đá cổ đại, trong đó đặc sắc nhất phải kể đến là bia đá Tam Bảo thị độ bi (năm 1653) và Bia Thủy tạo đại thạch bi (năm 1679).

Chùa Thổ Hà có tên gọi khác là Đoan Minh Tự, được xây dựng từ thế kỉ XVI. Từ ngoài bước vào chùa bạn sẽ đi dọc theo đường lát gạch, di chuyển đến Tam quan, gác chuông rồi đến Tam Bảo, Nhà thờ Tổ. Gác chuông được chạm trổ hình rồng bay phượng múa. Bên trong còn có tượng Phật bà Quan Âm, tượng Phật tổ Như Lai cùng với công trình Động tiên ghi lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ khi sinh ra cho đến khi đắc đạo.

chua bac giang 11

Ảnh sưu tầm 

Chùa được xây dựng trên làng Thổ Hà – vùng đất có làng nghề nấu rượu, chài lưới, làm gốm.  Làng Thổ Hà còn có nhiều công trình tâm linh thu hút khách ghé thăm như đình Thổ Hà nổi tiếng xứ Kinh Bắc, Từ chỉ làng Thổ Hà còn lưu giữ nhiều tượng Phật và bia đá từ thời phong kiến….

Lễ hội làng Thổ Hà được tổ chức thường niên vào tháng Giêng và tháng Tám Âm lịch có các nghi lễ rước, tế lễ, hát quan họ, tổ chức trò chơi dân gian… được rất nhiều khách thập phương yêu thích.

Bạn nên kết hợp khám phá chùa Thổ Hà và các khu vực nhà cổ, giếng làng, đình làng để thấy được những nét tiêu biểu nhất của Đồng bằng Bắc Bộ.

chua bac giang 12

Ảnh sưu tầm 

6. Chùa Kim Tràng 

  • Địa chỉ: thôn Kim Tràng, xã Việt Lập, Tân Yên, Bắc Giang

Chùa Kim Tràng mới được xây dựng lại với kiến trúc Tam bảo, Tiền đường, Nhà tổ, Vườn tháp, Nhà tăng ni… Chùa còn có tên gọi khác là Chân linh ứng tự. Chùa theo trường phái Trúc Lâm Yên Tử. Lễ hội chùa Kim Tràng diễn ra vào ngày 12/1 được coi là lễ giỗ tổ lớn thứ 3 của miền Bắc Việt Nam.

Kiến trúc chùa Kim Tràng cũng theo dáng “nội Công – ngoại Quốc”. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Kim Tràng vẫn giữ nguyên được kiến trúc cổ, quả chuông công đức từ thời vua Cảnh Thịnh thứ 8. Các công trình Tiền đường, Phật điện, Tam bảo, Nhà khách, Vườn tháp hài hòa với cảnh quan của chùa, đem đến không gian tôn nghiêm.

Trong chùa Kim Tràng còn lưu giữ nhiều tượng Phật tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, nổi bật nhất là tượng Đức Ông và Đức Thánh Hiền. Ngoài ra, ở đây còn có tượng 7 vị sư tổ được coi là những bức tượng chỉ riêng chùa Kim Tràng mới có.

Chùa Kim Tràng không chỉ là nơi vãn cảnh mà còn mang nhiều nét kiến trúc độc đáo mang giá trị lịch sử và tôn giáo. Đây là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn khi bạn đến khám phá huyện Tân Yên.

chua bac giang 14

Ảnh sưu tầm 

7. Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử 

  • Địa chỉ: Sơn Động, Bắc Giang

Nhắc đến hệ thống chùa Bắc Giang không thể không kể đến khu vực Tây Yên Tử. Nơi đây không chỉ phát triển du lịch tâm linh mà còn là nơi du lịch sinh thái cực kì hút khách thập phương.

Ngày nay, Tây Yên Tử chia thành 3 khu chính là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Trong đó tâm điểm là khu vực chùa Hạ có vị trí đẹp, thường xuyên diễn ra các lễ hội tôn giáo kết hợp với nhà hàng, quảng trường, khách sạn, cáp treo, khu nghỉ dưỡng,….

chua bac giang 15

Ảnh: @hoenmeii

Khu vực chùa Trung được xây dựng giữa núi Yên Tử có nhiều đài vọng cảnh, cáp treo, lối đi bộ lên chùa Thượng, nhà hàng, trung tâm mua sắm. Chùa Thượng nằm ở trên cao là đích đến của quá trình leo núi giúp vãn cảnh cực đẹp.

Di tích trọng yếu của Tây Yên Tử là chùa Am Vãi được xây dựng trên độ cao 700m với nhiều công trình như giếng Cổ, dấu chân Phật, hang Gạo, hang Tiền, bàn Cờ Tiên… Tổng diện tích của chùa lên tới 1065ha.

Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ lỡ các thắng cảnh Khuôn Thần, Suối Mỡ, Khe Rỗ, Đồng Cao…

chua bac giang 16

Ảnh: @myhuyen.bikini

8. Chùa Kem Bắc Giang

  • Địa chỉ:  Nham Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang

Mảnh đất Yên Dũng từng nổi tiếng với dải Nham Biền uốn lượn hùng vĩ. Trên ngọn núi Nham Biền có chùa Kem là một trong những chùa Bắc Giang cổ nhất. Chùa Kem còn có tên là Sùng Nham tự có tuổi đời 400 năm tuổi.

Chùa Kem mang dáng vẻ thăng trầm nằm ẩn mình trên núi, đem đến không khí trong lành như cõi tu thuần khiết. Ngôi chùa chỉ cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 12km, rất hợp cho chuyến đi trong ngày.

Chùa Kem có phong cảnh sơn thủy hữu tình, tọa lạc trên vùng núi rất đẹp. Hiện nay chùa Kem có các công trình Tam Quan, Nhà tổ, Tam Bảo, Vườn Tháp, nhà Mẫu đều mang phong cách cổ dưới thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn.

Trong chùa còn giữ nhiều đồ thờ, tượng thờ, câu đối, bia đá, hoành phi đều khắc chữ Hán Nôm mang giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc. Lễ hội chùa Kem được diễn ra thường niên vào ngày 11/6, 21/8 và 21/10 Âm lịch được rất nhiều khách thập phương quan tâm.

chua bac giang 19

Ảnh sưu tầm 

9. Chùa Khám Lạng

  • Địa chỉ: xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, Bắc Giang

Chùa Khám Lạng được xây dựng ở thôn Bến, có vị trí đắc địa nhìn sang dãy núi Huyền Đinh kì ảo và dòng sông Lục Nam nước trôi lững lờ. Đây cũng là một trong những ngôi chùa Bắc Giang còn bảo tồn được các hiện vật, tài liệu cổ, nổi bật nhất là Hương án đá hoa sen có tuổi đời từ thời Lê Sơ. Hương án này có độ cao 1,2m, rộng 1,4m, dài 3,12m có kiến trúc chạm khắc ấn tượng.

Chùa Khám Lạng được xây dựng bằng các nguyên liệu ngói mũi sen, ngói bò, gạch bì, gạch vuông, ngói mũi lá… đều thuộc giai đoạn niên đại thời Lý Trần đến thời Lê, Nguyễn. Bên trong chùa còn có nhiều đồ sành, sứ, đất nung, bình hoa, chân đèn, lư hương thuộc niên đại thế kỉ 12 đến 19.

chua bac giang 20

Ảnh sưu tầm 

10. Chùa Vẽ Bắc Giang 

Chùa Vẽ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, cũng là chùa Bắc Giang cổ được nhiều khách thập phương ghé qua. Kiến trúc chùa được xây dựng theo lối “nội Công, ngoại Quốc” thờ tự theo trường phái Lâm tế Bắc tông.

Các tượng Phật của chùa đều được điêu khắc tỉ mỉ, có tuổi đời lên tới 300 năm. Hành lang chùa là 18 tượng La Hán tinh xảo. Ngoài ra còn có khu vực vườn Tháp sau chùa.

Chùa Vẽ còn có tên gọi khác là Huyền Khuê tự. Lễ hội chùa Vẽ được tổ chức thường niên vào ngày mồng 6, 7/1 Âm lịch với nhiều nghi lễ, trò chơi dân gian thu hút nhiều Phật tử. Năm 1994, chùa Vẽ được công nhận là Di tích nghệ thuật cấp quốc gia.

chua bac giang 21

Ảnh sưu tầm

Bài viết đã tổng hợp 10 chùa Bắc Giang với những đặc điểm nổi bật về kiến trúc, khuôn viên chùa. Chúc bạn có chuyến đi khám phá các địa điểm du lịch tâm linh Bắc Giang thú vị.

Tây Yên Tử Bắc Giang

Tây Yên Tử Bắc Giang không chỉ là điểm đến tâm linh mà với danh lam thắng cảnh độc đáo, quần thể du lịch này còn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và check in. Vậy bạn đã biết gì về Tây Yên Tử chưa?

1. Vài nét về Quần thể du lịch Tây Yên Tử Bắc Giang

Tây Yên Tử Bắc Giang là một tượng đài trong lòng những tín đồ Phật giáo. Quần thể du lịch  này bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nằm ở phía tây và phía bắc của dãy núi Yên Tử. Nơi đây, cũng gắn liền với sự hình thành của Thiền phái Trúc Lâm vào thời Nhà Trần. Vào năm 2017, Quần thể di tích Yên Tử đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản của thế giới.

Khu du lịch cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km, rất tiện lợi để bạn di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy.

tay-yen-tu-bac-giang-2

Ảnh: @explore_vietnam

Hiện nay, Tây Yên Tử Bắc Giang đang phát triển trên đà kết hợp du lịch thương mại và truyền bá văn hóa. Lượng khách thăm quan ngày càng đông, đặc biệt là vào dịp đầu năm, các ngày lễ Tết. Du khách đến đây không chỉ dâng hương hành lễ mà còn tham quan, check – in khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây.

2. Hướng dẫn di chuyển đến Tây Yên Tử

Tây Yên Tử Bắc Giang cách trung tâm Hà Nội 124 km – một quãng đường không quá xa. Vì thế, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc xe khách.

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn đi theo lộ trình cầu Nhật Tân tới Quốc lộ 18 (Bắc Ninh). Từ đây, bạn chuyển hướng rẽ cao tốc Hà Nội – Bắc Giang là tới. Một lựa chọn khác là đi hướng cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, nối liền với cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Từ đây, bạn đi thẳng tới Big C Bắc Giang, tiếp tục di chuyển tới trung tâm thành phố sẽ dẫn thẳng tới khu du lịch Tây Yên Tử.

tay-yen-tu-bac-giang-3

Ảnh: @rosehm_17

Nếu đi bằng xe khách. Tại các bến xe Hà Nội bạn bắt xe đi thành phố Bắc Giang với chi phí chỉ 100.000đ. Đến nơi, bạn bắt xe bus 07 tới Tây Yên Tử Bắc Giang là được. Mỗi chuyến bus cách nhau 40 phút, chuyến sớm nhất từ 5h, chuyến cuối lúc 19h nên bạn để ý thời gian nhé.

tay-yen-tu-bac-giang-4

Ảnh: @thank.nguyen

3. Nên đi Tây Yên Tử Bắc Giang vào thời gian nào?

Bắc Giang là tỉnh vùng cao với mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Do đó, để có chuyến du lịch dễ dàng nhất, bạn nên lựa chọn thời gian mùa khô. Tây Yên Tử Bắc Giang còn khá cao so với mực nước biển, xung quanh là rừng núi nên thời điểm đẹp nhất chính là mùa xuân hè, từ cuối tháng 1 đến tháng 4. Lúc này thời tiết mát mẻ, không khí trong lành, trăm hoa đua nở, giúp hành trình của bạn trọn vẹn hơn.

tay-yen-tu-bac-giang-5

Ảnh: @myhuyen.bikini

Còn nếu bạn muốn du xuân thì chắc chắn không có thời điểm nào thích hợp hơn dịp Tết. Một không khí náo nhiệt đầu năm, giúp bạn tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, thời điểm này khá đông người, bạn muốn chụp ảnh checkin sẽ hơi lâu một chút. Bạn có thể cân nhắc tùy theo nhu cầu của bản thân nhé!

tay-yen-tu-bac-giang-6

Ảnh: @khanhta1602

4. Tham quan Tây Yên Tử Bắc Giang có gì thú vị?

Tây Yên Tử Bắc Giang là quần thể sở hữu nhiều công trình có thiết kế ấn tượng, được bao bọc bởi không gian thiên nhiên trong lành. Ba khu vực chính tại khu du lịch Tây Yên Tử là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng, với nhiều hoạt động đặc sắc cho bạn cùng gia đình trải nghiệm.

Thăm thú chùa Đồng

Chùa Đồng mang lại cảm giác phiêu du giống như cách Phượng hoàng cổ trấn từng làm mưa làm gió một thời. Đặc điểm nổi bật của chùa Đồng là mái vòm cổ kính, lồng đèn thơ mộng, chuông đồng và tầm nhìn đẹp mê ly khi nhìn xuống chân núi. Nếu có nhiều thời gian rảnh, bạn có thể dạo quanh hành lang chùa Đồng, ngắm nhìn những kiến trúc nhuốm màu thời gian và check in bộ ảnh đẹp ở đây nhé.

tay-yen-tu-bac-giang-7

Ảnh: @nhuphu

Săn mây ở chùa Thượng

Điểm nổi bật của chùa Thượng là tầm nhìn xa mang lại cảm giác bay giữa ngàn mây. Thậm chí ngay cả đường đi tới chùa Thượng cũng bao phủ bởi mây trắng và hai hàng cây xanh mướt mắt. Tuy nhiên, đường càng lên cao càng trơn trượt, nên khi đi bạn phải chú ý an toàn, quần áo bảo hộ tốt nhé. 

Check in ở đây cũng rất tuyệt với nhé, giống như đứng giữa ngàn mây trời, nếu như đi vào những ngày nắng đẹp cứ nhỡ như đứng ở trốn bồng lai tiên cảnh đó nhé.

tay-yen-tu-bac-giang-8

Ảnh: @kizuki81

Check-in tại cổng trời

Thêm một địa chỉ “đường lên tiên cảnh” cho các tín đồ sống ảo đó là cổng trời. Cổng trời nằm ở vị trí chùa Hạ, được dựng lên với tầm nhìn hướng ra vùng trời bát ngát. Đứng ở đây chụp ảnh bạn sẽ thu được bức ảnh đẹp mỹ mãn với mây trời tuyệt đẹp. Vì thế, đừng bỏ lỡ địa điểm check – in tuyệt vời này bạn nhé! Lưu ý là việc săn mây phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, do đó tốt nhất là bạn nên tham khảo dự báo để có thể “chạm vào mây” khi lên tới chùa Hạ.

tay-yen-tu-bac-giang-9

Ảnh: @je.miin

Chiêm ngưỡng bức tường thành độc nhất Việt Nam

Đây là nơi được ví von là Vạn Lý Trường Thành Việt Nam. Bức tường thành được xây dựng từ thời nhà Trần, dù khả năng xây dựng có thô sơ nhưng sự kỳ công và giá trị lịch sử vô cùng quý giá. Tường thành nối dài trên độ cao 1000m, bao quanh rừng cây và các công trình cổ tạo nên dấu ấn cổ trang rõ nét. Bạn chỉ cần mặc áo dài, đội nón lá và đứng trước tường thành là đã có ngay 1 bức ảnh đẹp thần sầu mà không cần phải tới Trung Quốc xa xôi.

tay-yen-tu-bac-giang-10

Ảnh: @heylynhh__

Ngồi cáp treo chiêm ngưỡng cảnh sắc Tây Yên Tử

Tuyến cáp treo chiều dài hơn 2 km nối liền khu Tây Yên Tử với chùa Đồng Quảng Ninh. Từ trên cáp treo bạn có thể ngắm cảnh, quan sát thiên nhiên hùng vĩ sẽ vô cùng ấn tượng đó nhé. 

tay-yen-tu-bac-giang-11

Ảnh: @fouchann_

Ghé thăm khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Ngoài các công trình lịch sử hàng nghìn năm, Tây Yên Tử Bắc Giang còn được thiên nhiên ưu ái với thảm thực vật giàu có. Đó là lý do khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử ra đời, vừa để chăm sóc và gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên, vừa đẩy mạnh du lịch.

Được biết, khu bảo tồn tổng cộng hơn 13 ha, có nhiều kiểu thực vật như rừng kín thường xanh, cây lá rộng xen cây lá kim, rừng cây gỗ lá rộng, gỗ nhỏ, tre nứa, cây bụi… 

tay-yen-tu-bac-giang-12

Ảnh: @phuong_messi

Khi tham quan khu bảo tồn, bạn sẽ nghe thấy tiếng chim, tiếng động vật tự nhiên xen lẫn tiếng lá cây rì rào. Đây là cảm giác thư thái mà thiên nhiên mang lại, điều không dễ kiếm ở thời đại đất chật người đông bây giờ.

5. Giá vé tham quan Tây Yên Tử Bắc Giang

Lộ trình tham quan Tây Yên Tử thích hợp sẽ là tham quan các điểm bên dưới trước. Sau đó bạn đi cáp treo tới chùa Thượng, chùa Đồng và thăm thú các công trình khác. Gía vé cáp treo sẽ là 260.000đ/ người cho vé khứ hồi và 150.000đ nếu bạn mua vé 1 chiều. Ngoài ra, bạn có thể đi xe điện khá tiện lợi với giá chỉ 10.000đ.

tay-yen-tu-bac-giang-13

Ảnh: @nhuphu

Tại Tây Yên Tử Bắc Giang có khá ít hàng quán để dừng chân. Các nhà hàng theo phong cách Việt dưới chân núi có giá khoảng 100.000đ/ người cho 1 bữa ăn no. Do đó, tốt nhất bạn nên mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống trên đường đi vì hành trình tham quan sẽ tốn nhiều thời gian.

Tây Yên Tử Bắc Giang với khung cảnh đẹp, không gian yên tĩnh, linh thiêng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Hãy lưu lại những thông tin này để làm kinh nghiệm du xuân cho chuyến đi đầu năm của bạn nhé. 

Đề xuất cho Tổng liên đoàn Lao động xây nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề xuất thí điểm quy định Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam được xây nhà ở xã hội tại khu công nghiệp.

Phát triển nhà ở xã hội là một trong những giải pháp được đặt ra sau hội nghị gỡ khó cho thị trường bất động sản do Chính phủ tổ chức giữa tháng 2. Nhằm khuyến khích loại sản phẩm này, Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách, trong đó, tháo gỡ những điểm nghẽn trong Luật Nhà ở 2014 như quỹ đất, lựa chọn chủ đầu tư, điều kiện ưu đãi.

Khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Về chủ đầu tư, Bộ Xây dựng đề xuất cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia làm nhà ở tại khu công nghiệp.

Hiện Luật Nhà ở 2014 chưa cho phép Tổng liên đoàn Lao động đầu tư nhà ở xã hội nói chung và nhà ở phục vụ cho công nhân khu công nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là tổ chức có nguồn lực tài chính, từng thực hiện dự án nhà ở thuộc khu thiết chế của công đoàn tại một số địa phương. Ví dụ, dự án Thiết chế Công đoàn tại Khu công nghiệp Đồng Văn II (Hà Nam) có quy mô 4,04 ha, với 976 căn hộ, hiện nay đã hoàn thành giai đoạn 1 với hơn 300 căn hộ; dự án Thiết chế Công đoàn tại Khu công nghiệp Mỹ Tho - Cụm công nghiệp Trung An (Tiền Giang) quy mô 3,05 ha, với 998 căn hộ, đang được triển khai đầu tư xây dựng.

Số liệu của Tổng liên đoàn lao động cũng cho biết, hiện có khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở. Hai năm trước, cơ quan này cũng từng kiến nghị với Chính phủ để được tham gia xây nhà ở xã hội.

Về chính sách đất đai, Bộ Xây dựng cũng đưa nhiều đề xuất nhằm giảm bớt thủ tục hành chính như giao đất không thu tiền sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội. Điều này để khắc phục thực tế nhiều chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất vẫn bị yêu cầu xác định số tiền rồi mới làm thủ tục, dẫn đến doanh nghiệp mất 1-2 năm cho loại quy định này.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư sẽ có đầy đủ quyền như tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Theo quy định hiện hành, chủ đầu tư được giao đất không phải đóng tiền sử dụng đất thì khi dự án hoàn thành không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng - tức họ không được bán nhà. Điều này sẽ hạn chế người có nhu cầu tiếp cận, sở hữu nhà ở xã hội.

Một điểm đáng chú ý khác là Bộ Xây dựng đề xuất chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không bắt buộc phải dành diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội.

Hiện các dự án nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây nhà ở xã hội theo tỷ lệ 20%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định này có nhiều điểm bất hợp lý. Ví dụ, tại một số địa phương có quỹ đất dồi dào, giá rẻ, người dân chưa có thói quen ở nhà chung cư, chưa có nhu cầu về nhà ở xã hội khiến các phần quỹ đất 20% này bị lãng phí. Hay với dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất nhỏ, dưới 2 ha, phần đất 20% để ra không đủ diện tích tối thiểu để xây một khối nhà xã hội đảm bảo tiêu chuẩn.

Do đó, từ cuối năm ngoái, Bộ Xây dựng đã đưa ra đề xuất này. Cơ quan này cho rằng, việc bố trí quỹ đất, nên để địa phương tự chủ động, căn cứ kế hoạch, điều kiện cụ thể.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn đề xuất thí điểm một số ưu đãi cho chủ đầu tư như: được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất với toàn bộ diện tích đất và có quyền như đơn vị có thu tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; hưởng lợi nhuận định mức 10% đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội; Dành một phần quỹ đất trong dự án hoặc một phần diện tích sàn thuộc phần khối đế để kinh doanh dịch vụ, thương mại và chủ đầu tư được hạch toán riêng, hưởng toàn bộ lợi nhuận.

Luật Nhà ở 2014 đang được sửa đổi. Theo Bộ Xây dựng, trong bối cảnh thị trường đang khó khăn, việc phải chờ đến giữa năm sau luật này mới có hiệu lực khiến hiệu quả của các giải pháp không cao. Bộ đề nghị Chính phủ rút gọn trình tự, thủ thủ nghiên cứu dự thảo Nghị quyết và thông qua tại kỳ họp Quốc hội gần nhất. Nghị quyết này có hiệu lực đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực (dự kiến là 1/7/2024).

Những đề xuất thay đổi chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có nhiều thay đổi để mở rộng người đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bổ sung tầng hưu trí, tính toán lại mức đóng - hưởng.

Sau 28 năm thực hiện chính sách BHXH, cả nước thu hút được hơn 17 triệu người tham gia hệ thống, bao phủ 38% lực lượng lao động trong độ tuổi. Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 bao phủ 60% lực lượng lao động theo Nghị quyết 28 của Trung ương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật Bảo hiểm xã hội) đã đưa ra hàng loạt đề xuất.

Giảm năm đóng BHXH, hạn chế người rút một lần

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất rút ngắn thời gian đóng BHXH từ 20 xuống 15 năm. Vì 20 năm quá dài khiến nhiều lao động chọn rút BHXH một lần thay vì chờ hưu trí.

Đề xuất này thực ra không mới. Qua 17 năm với ba lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, số năm đóng tối thiểu để hưởng lương hưu 45% đã được nâng từ 15 lên 20 năm (Luật sửa đổi năm 2014) rồi lại hạ xuống 15 năm để cân bằng Quỹ hưu trí.

Cùng với giảm năm tham gia BHXH, cơ quan soạn thảo đề xuất điều chỉnh điều kiện rút BHXH một lần, giải quyết 50% tổng số năm đóng, một nửa thời gian còn lại bảo lưu cho đến khi lao động đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ. Thách thức đặt ra cho các nhà làm luật là chính sách dự kiến thay đổi trong bối cảnh tuổi nghỉ hưu đang tăng dần theo lộ trình, cho đến khi đạt 62 tuổi với nam vào năm 2028 và 60 tuổi với nữ vào năm 2035. Điều này tạo ra "khoảng trống" từ khi lao động hết tuổi nghề, nghỉ làm cho đến khi nhận hưu trí.

Tuổi nghề và tuổi hưu của lao động đang có khoảng cách lớn, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Công nhân nữ tuổi 40 bị thu hẹp việc làm hoặc phải chuyển nghề. Khi tuổi nghề hết, tuổi hưu chưa tới thì lao động thà rút BHXH một lần rồi tính tiếp chứ không chờ đến lúc lĩnh lương hưu.

Người dân rút Bảo hiểm Xã hội tại Bảo hiểm xã hội TP Thủ Đức (TP HCM) cuối năm 2022. Ảnh: Thanh Tùng

Người dân rút Bảo hiểm Xã hội tại Bảo hiểm xã hội TP Thủ Đức (TP HCM) cuối năm 2022. Ảnh: Thanh Tùng

Điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu

Giảm năm đóng BHXH, cơ quan soạn thảo dự luật Bảo hiểm xã hội cũng đề xuất điều chỉnh mức hưởng lương hưu. Lao động nữ đóng 15 năm BHXH hưởng lương hưu tối thiểu 45%, cứ mỗi năm tham gia sau đó được cộng thêm 2% và muốn hưởng tối đa 75% phải đủ 30 năm.

Lao động nam đóng BHXH từ 15 đến dưới 19 năm thì mỗi năm tham gia được tính 2,25% tiền lương bình quân tháng đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu với nhóm này dao động 33,75-42,75%. Lao động nam đóng đủ 20 năm BHXH hưởng lương hưu tối thiểu 45% và muốn hưởng tối đa 75% phải đóng đủ 35 năm.

Chuyên gia phân tích, số năm đóng ngắn thì mức hưởng thấp, người lao động phải chấp nhận vì không có phương án đảm bảo hài lòng tất cả. Lao động vì thế cần tính toán tham gia lâu dài hơn để tỷ lệ hưởng lương hưu cao dần lên. Các chính sách về việc làm như trợ cấp thất nghiệp, đào tạo nghề cũng cần đồng bộ với thay đổi về hưu trí để làm giá đỡ an sinh cho người lao động.

Bổ sung một tầng hưu trí

Hưu trí ở Việt Nam hiện chia hai tầng, gồm lương hưu từ Quỹ Bảo hiểm xã hội dành cho người tham gia hệ thống (điều kiện hưởng là đến tuổi nghỉ hưu, đóng đủ năm BHXH) và trợ cấp xã hội dành cho người già trên 80 tuổi.

Sau bảy năm thực thi Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê mỗi năm có thêm khoảng 120.000 người được hưởng lương hưu hàng tháng. Tới cuối năm 2020 mới có khoảng 3,2 triệu người có lương hưu và trợ cấp, bao phủ 35% tổng số người sau tuổi nghỉ hưu. Cả nước có khoảng 9 triệu người già 60-80 tuổi không có lương hưu và cũng chưa đến tuổi nhận trợ cấp.

Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một tầng trợ cấp hưu trí xã hội dành cho lao động 60-80 tuổi, không có lương hưu, đóng chưa đủ 15 năm BHXH nhằm vá lỗ hổng này. Mức trợ cấp 500.000 đồng mỗi người và được Chính phủ điều chỉnh dựa trên chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.

Chính sách được ban soạn thảo kỳ vọng tạo nên các tầng hưu trí liên kết làm "giá đỡ" cho lao động về già. Như vậy, người rút BHXH một lần khi quay lại hệ thống mà chưa đóng đủ 20 năm BHXH để hưởng lương hưu có thể nhận trợ cấp hưu trí.