Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

Khai thác Du lịch khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử


Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích là 13.022,6 ha rừng và đất lâm nghiệp. Với độ cao trung bình từ 300 - 1000 m so với mặt nước biển. Bên cạnh việc lưu trữ, bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm khu bảo tồn còn có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp là tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch với 4 tuyến du lịch chính.

1. Tuyến Đồng Thông - Chùa Đồng (Yên Tử)
Quần thể tích lịch sử chùa Đồng và các chùa trên dãy Yên Tử là cõi tâm linh, gắn liền với Thiền phái Trúc lâm do vị vua Trần Nhân Tông sáng lập xây dựng nên quần thể di tích này. Theo con đường từ bản Mậu (xã Tuấn Mậu), du khách sẽ bộ hành dã ngoại đi xuyên qua khu rừng có hệ động thực vật nhiệt đới rất phong phú do thiên nhiên ban tặng dẫn lối lên đến Chùa Đồng và các chùa khác trong quần thể chùa trên dãy núi Yên Tử. Trung tâm khu du lịch sinh thái Đồng Thông nằm sát dưới chân núi, một ngôi nhà sàn lớn khang trang, nằm liền kề ngôi nhà cấp 4 ngay bên dòng suối Nước Trong thơ mộng, có dòng nước trong vắt từ mạch nước ngầm chảy ra từ khe rừng già đại ngàn. Bờ bên kia là cây thông nàng cổ thụ, đang rì rào trong gió xen lẫn tiếng suối róc rách như đang tâm tình kể chuyện sự tích ngày xưa. Trên đường đi bạn sẽ gặp các loài Phong lan, Địa lan sặc sỡ lấp lánh sắc màu, đó đây ríu rít tiếng chim, thú hót vang lên lanh lảnh gọi bầy trong không gian tĩnh mịch như đón chào du khách. Tới gần chùa Đồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngắm nhìn và chụp ảnh bên cạnh con rùa đá khổng lồ đã có hàng nghìn năm tuổi. Hòa lòng mình cùng thiên nhiên cỏ, cây, hoa lá, với lòng thành tâm hướng về cõi phật, sau một chuyến đi, du khách sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm, thanh thoát. Bạn có thể nghỉ tại trung tâm điều hành du lịch thuộc Ban quản lý KBT tại thị trấn Thanh Sơn với phòng tiện nghi, khép kín. Thăm chợ Nòn để thưởng thức hương vị mật ong rừng Yên Tử, đặc sản rượu men lá làm say lòng người. Bạn có thể nghỉ lại tại nhà sàn trung tâm du lịch sinh thái Đồng Thông. Thăm quan tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa, lễ nghi dân gian của bà con dân tộc như: Lễ cầu mưa, lễ cúng cơm mới, lễ cấp sắc của người dao ở bản Mậu và Đồng Thông.

Khu du lịch Đồng Thông
2. Tuyến du lịch thăm thác Ba Tia
Từ thị trấn Thanh Sơn, đi khoảng 4 km đường nhựa, bạn gặp ngay dòng suối có tên Nước Vàng thuộc địa bàn xã Thanh Luận. Từ đây, bạn sẽ dã ngoại đi ngược suối đường mòn theo sườn đá, hoặc đường mòn xuyên rừng khoảng chừng 2 km là bạn được thấy tận mắt thấy thắng cảnh thác Ba Tia hùng vĩ. Một dòng thác chính được chia thành 3 luồng chảy xiết mạnh vào một vùng lòng chảo tung bọt nước trắng xóa rồi xuôi dòng uốn lượn hiền hòa. Chẳng rõ ai đặt tên cho thác, mà từ lâu lắm rồi thác đã có tên gọi Ba Tia. Bạn sẽ thỏa sức tha hồ mà bơi lặn dưới vùng nước hình lòng chảo trong vắt, mọi cảm giác mệt mỏi sẽ tan biến mất từ bao giờ mà không hay biết.
Thác Ba Tia
3. Tuyến du lịch làng Biểng – Vũng Tròn – Khe Rỗ
Từ trung tâm Thị trấn An Châu (huyện Sơn Động), đi qua 15 km đường nhựa, là tới làng Biểng với các dân tộc Kinh, Tày, Dao và Hoa với bản sắc văn hóa và phong tục tập quán riêng biệt mà vẫn hoà đồng bao đời sống quần tụ gắn bó bên nhau. Họ sống chủ yếu bằng nghề thuần nông, trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây hoa màu và canh tác nương bãi…Một số bà con, lúc nông nhàn thường tranh thủ vào rừng lấy cây dược liệu chế biến thuốc nam chữa bệnh theo bài thuốc gia truyền. Cảnh sắc rừng Khe Rỗ con rất nguyên sơ, ẩn chứa nhiều điều muốn khám phá, như đưa ta lạc vào coi thần tiên của những cánh rừng già rậm rập. Những dòng suối, thác nước, ghềnh đá chênh vênh, thắng cảnh thác Ba Tầng (Khe Đin), thác Đồng Dương( xã An Lạc) lung linh đẹp tựa như thác Bản Giốc thu nhỏ ở Trùng Khánh( Cao Bằng). Đặc biệt là những hồ Vũng Tròn có nước trong vắt giữa rừng, nơi bạn có thể bơi lội thỏa thích, nằm bên hồ là ngôi nhà sàn nép dưới bóng rừng cổ thụ soi mình in bóng nước. Du khách có thể nghỉ tại nhà sàn qua đêm để cảm nhận cảnh không gian huyền bí tĩnh mịch của núi rừng.Tham gia đi soi cá, cua và bắt ốc khe cùng những người dân bản địa…chắc chắn sẽ có ngay một bữa đêm ngon miệng để nhắm với thứ rượu men lá của bà con dân tộc, du khách dẫu một lần đặt chân đến nơi đây cảm giác lưu luyến mãi chẳng muốn về.
Bản làng Khe Rỗ
4. Tuyến Nước Vàng – Thác Giót (Lục Sơn - Lục Nam)
Từ ngã tư Thân, thị trấn Lục Nam(huyện Lục Nam), theo con đường tỉnh lộ 289, qua cầu Lục Nam khoảng 30 km, bạn đã đến với tuyến du lịch sinh thái thắng cảnh suối Nước Vàng - Thác Giót. Nơi đây có dòng suối rất lạ, từ ngàn đời mãi tuôn chảy miệt mài với dòng nước suộm vàng óng ánh mượt như mật ong rừng. Rừng Nước Vàng còn hoang sơ, sự giao hòa giữa địa chất và khí hậu tạo sức sống cho muôn loài động thực vật rừng nhiệt đới nơi đây phát triển rất phong phú. Bạn sẽ tới thăm 2 cây Trò nâu cổ thụ có tuổi đời gần 600 năm tuổi và ngắm nhìn dòng thác Giót cao tới vài chục mét, bốn mùa mãi tuôn chảy một làn nước như mưa bụi tựa dải yếm trắng mơ màng vắt trên đỉnh núi. Phía sau khu vực thác là bãi Đá Rạn cổ kính tự nhiên, bạt ngàn những phiến đá tự nhiên với đa dạng hình thù ngắm mãi mà không biết chán mắt. Đến với tuyến du lịch này, vào mùa hạt dẻ, bà con đem bày bán ở chợ Đồng Đỉnh dài tới hàng cây số, sản vật hạt dẻ Lục Nam có tiếng nhiều nơi trên thị trường biết đến, loại hạt Dẻ ăn vào vừa thơm, vừa bùi pha lẫn mùi ngậy béo, mùi hương vị dù ăn một lần thì khó lòng mà quên được. 

ÔNG VỆ HILL - GIÁP TỬU TÂY YÊN TỬ MEN LÁ ĐÓNG VÒ

Rượu Giáp Tửu- thứ rượu nổi tiếng thơm ngon của miền đất Bắc Giang
Liên hệ: 0979.766.122 (Quang Anh)

ÔNG VỆ HILL - GIÁP TỬU TÂY YÊN TỬ MEN LÁ ĐÓNG CHAI

Rượu Giáp Tửu- thứ rượu nổi tiếng thơm ngon của miền đất Bắc Giang



Liên hệ: 0979.766.122 (Quang Anh)
 


ÔNG VỆ HILL - GIÁP TỬU TÂY YÊN TỬ 12

Rượu Giáp Tửu- thứ rượu nổi tiếng thơm ngon của miền đất Bắc Giang, có nguồn gốc rõ ràng, do anh Giáp Quang Khải ở thôn Cả Am, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Liên hệ: 0979.766.122 (Quang Anh)

ÔNG VỆ HILL - GIÁP TỬU TÂY YÊN TỬ MEN LÁ

Rượu Giáp Tửu- thứ rượu nổi tiếng thơm ngon của miền đất Bắc Giang, có nguồn gốc rõ ràng, do anh Giáp Quang Khải ở thôn Cả Am, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Liên hệ: 0979.766.122 (Quang Anh)

Giáp tửu - Alibabas 6 được sản xuất 100% từ thiên nhiên nhiều loài hoa, quả thơm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe.

Giáp tửu Alibabas 6- rượu lên men với 6 năm tuổi từ hoa, quả được sản xuất từ 100% nguyên liệu từ thiên nhiên, bằng phương pháp thủ công chưng cất, ủ lâu năm trong hầm sâu dưới núi Ông Vệ, trải qua công đoạn lọc khử đôc tố, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng!

Liên hệ: 0979.766.122 (Quang Anh)

Đặc sản rượu Giáp Tửu - Alibabas 10

Sản phẩm được tạo ra từ những nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên từ những loài hoa, quả lên men, đem đến hương vị thơm ngon chưa từng có của những sản phẩm rượu mà bạn đã từng dùng.

Liên hệ: 0979.766.122 (Quang Anh)


Giới thiệu về Giaptuu.com

Văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam được thể hiện khá đậm nét qua các món ăn truyền thống, nhưng ở mỗi dân tộc lại có cách thức chế biến các món ăn, đồ uống cho riêng mình. Con người Bắc Giang có vốn văn hóa ẩm thực truyền thống khá phong phú với nhiều món ăn, thức uống đặc trưng của miền rừng núi đã để lại dấu ấn sâu đậm cho những người dù chỉ một lần được thưởng thức, đặc biệt là rượu Giáp Tửu, thứ rượu nổi tiếng thơm ngon của miền đất này.

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về đi tìm hương vị quê nhà làm quà cho người thân, bạn hữu, tôi lại nhớ tới rượu Giáp Tửu.

Có 4 công đoạn để làm ra một loại rượu thơm, ngon mang đậm bản sắc dân tộc nơi đây: Nguyên liệu – ngâm ủ - chưng cất - đóng chai. Hãng rượu Alibabas Phúc Hòa HTK đã chưng cất ra nhiều dòng rượu tuyệt túy.

"Giáp tửu” sản phẩm mang thương hiệu rất riêng của dòng họ Giáp, do người sáng lập ra thương hiệu Giáp tửu là người mang dòng họ Giáp chính là anh Giáp Quang Khải, sinh thời ở miền thôn quê: Cả Am, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, đã mạnh dạn đưa sản phẩm rượu mang đậm nét đặc trưng riêng. Trong các sản phẩm rượu Giáp tửu có nhiều sản phẩm đa dạng, bao gồm: Giáp tửu Menla’s, Giáp tửu Alibabas, Giáp tửu Táo Mèo, Giáp tửu Ba Kích, Giáp tửu Sim Tây Yên Tử…dưới đây xin giới thiệu mấy dòng sản phẩm Giáp tửu đặc trưng:

1. Giáp tửu Menla’s: Sản phẩm được chưng cất thủ công từ gạo miền núi, cùng nguồn nước suối đầu nguồn thuộc vùng Trung du Bắc Bộ với men từ hàng chục loại cây, lá rừng, thảo mộc gia truyền, phương pháp ủ lên men, qua hệ thống tinh lọc hiện đại và được ủ rượu bằng chum sành, gốm nung nhiều năm trong Hầm rượu Núi ông Vệ thuộc làng Cả Am, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

2. Giáp tửu Alibabas: Sản phẩm được chưng cất, nên men tự nhiên từ gạo, nguồn nước, hàng chục loài hoa, quả thiên nhiên: táo đỏ Hàn Quốc, anh đào Mỹ, Ki - uy Úc và nhiều loài hoa, quả khác... với chung một quy trình là rượu nấu theo phương pháp truyền thống, qua hệ thống tinh lọc hiện đại và được ngâm ủ lên men từ nhiều loài hoa, quả thiên nhiên nhiều năm trong Hầm rượu Núi ông Vệ thuộc làng Cả Am, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Với phương pháp chưng cất và ủ rượu truyền thống bằng chum sành, gốm nhiều năm dưới hầm sâu trong núi đã tạo ra sản phẩm: Giáp tửu Alibabas 6 (tương đương 6 năm ủ), Giáp tửu Alibabas 10 (tương đương 10 năm ủ) với từng giọt rượu hương vị thơm ngon, cay nồng đặc trưng, khó quên khi ta nhâm nhi ly rượu, càng uống càng ngon, góp phần nâng cao giá trị ẩm thực Việt. Giáp tửu Alibabas đây là sản phẩm mang đậm nét đặc trưng nhất, hương vị gần với hương vị của các dòng rượu phương Tây nổi tiếng, đưa thương hiệu Giáp tửu có khoảng cách gần với rượu Quốc tế.

3. Giáp tửu -Nếp cái hoa vàng: Chế biến từ lúa nếp cái hoa vàng. Gạo được xay bóc vỏ trấu, để nguyên cả vỏ cám để lấy Vitamin nhóm B, nấu thành cơm. Cơm chín đổ ra mẹt tre đan, tải đều cho đủ độ ấm nguội mới rắc men, đảo đều rồi đem ủ. 3 ngày cho cơm lên men thơm đều. Khi rượu cái nhỏ xuống những giọt rượu hoẵng ngọt ngào, se cay nồng người ta mới bốc rượu cái vào chum vại đổ nước quấy đều ngâm trong vòng 13 ngày mới đem chưng cất. Nếu để rượu thật ngon phải ủ ngâm lên men đều rồi cho vào chum vại đổ nước ngâm khuấy trong nửa tháng cho rượu chín ngấu mới đem chưng cất.Chưng cất thủ công là một đòi hỏi khá nghiêm ngặt mang lại chất lượng rượu truyền thống không có độc tố, là nét độc đáo của rượu Giáp Tửu. Cứ 1 kg gạo cho 1 lít rượu thơm nồng làm đắm say tình người. Các nhà nghiên cứu về rượu xác nhận: Rượu rất tốt cho sức khoẻ nếu hội tụ đủ 4 điều kiện: Có nguồn gốc từ ngũ cốc 100%, ngâm ủ kỹ bằng men lá thực vật, chưng cất 100% bằng phương pháp thủ công và điều quan trọng người uống tuân thủ điều độ. Có 3 yếu tố xác nhận độ tin cậy ở rượu Giáp tửu đã được xác nhận. Còn điều kiện thứ 4 là cảm nhận từ mỗi người thưởng rượu...
- Giáp tửu- Đây là dòng rượu sạch, thiên nhiên, an sinh vì sức khỏe con người.
- Giáp tửu- Sản phẩm được Người tiêu dùng Việt Nam bình chọn và chứng nhận năm 2015 là “Sản phẩm-Dịch vụ uy tín, chất lượng” và được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa và quy chuẩn Việt Nam năm 2012.

Một vò rượu quý vui tri kỷ
Nghìn năm còn nhớ đất Bắc Giang
Nhấp một ly nặng tình thiên cổ
Ôm nậm be sành túy lúy say

“Giáp tửu” xứng đáng là món quà tặng đặc biệt ý nghĩa, sánh vai cùng các sản vật khác trên mọi miền quê Việt Nam-

Sản phẩm chất lượng và mẫu mã đẹp đạt được sự tuyệt túy: “Chân – Chất- Mỹ- Vị”

“Giáp tửu” được sản xuất bởi Hãng rượu Alibabas Phuc Hoa – HTK:

Đ/c: Thôn Cả Am, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. 
ĐT: 0979.766.122
Sản phẩm đã có mặt tại các tỉnh thành trên toàn quốc.



Rượu Giáp Tửu/Giap Tuu wine

Cơ sở sản xuất rượu Phúc Hòa

Địa chỉ: thôn Cả Am, Xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Ông Giáp Quang Khải - Chủ nhiệm
Điện thoại: 0912.558.078

RƯỢU GIÁP TỬU
Rượu Giáp Tửu được sản xuất ở xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng Rượu Giáp Tửu có tiếng thơm, ngon và độc đáo. Rượu Giáp Tửu đa dạng về chủng loại, mỗi loại rượu ở đây đều được chế biến từ những nguyên liệu khác nhau, có thể là anh đào Mỹ, táo đỏ Hàn Quốc, kiwi Úc hay là từ gạo nếp… nhưng quy trình nấu rượu thì đều theo phương pháp truyền thống, đó là rượu nếp qua máy lọc khử những chất độc hại, ngâm ủ trong hầm, lọc tiếp… rồi đóng chai. Hiện nay, xã Phúc Hòa huyện Tân Yên mới chỉ có 01 hộ sản xuất mỗi năm sản xuất được 10.000 lít.

*Thị trường tiêu thụ: Trong và ngoài tỉnh.


Trạng nguyên Giáp Hải - Sao Đẩu trời Nam, vang danh hai nước

 Là một nhà khoa bảng lớn, đại thần triều đình giữa thời thế sự ngổn ngang. Trạng nguyên Giáp Hải với tài năng và nhiệt huyết cống hiến, được người đương thời ví như sao Đẩu trời Nam.

Lễ hội Dĩnh Kế - quê hương Trạng nguyên Giáp Hải vào tháng 3 âm lịch.
Lễ hội Dĩnh Kế - quê hương Trạng nguyên Giáp Hải vào tháng 3 âm lịch.

Không chỉ xứng bậc Quốc sư, mà văn chương cũng vang danh sang cả phương Bắc.

Quê hương Trạng Kế

Trạng nguyên Giáp Hải (1517 - 1586) là một nhà chính trị thời nhà Mạc. Ông được dân gian gọi là Trạng Kế, được giao giữ việc 6 bộ, kiêm chức Đại học sĩ Đông các, coi việc tòa Kinh diên.

Trong thời gian dài, quê hương của Trạng nguyên Giáp Hải là vấn đề tồn nghi lớn nhất trong lịch sử. Sử liệu cũ cho rằng, nguyên quê cha Giáp Hải ở làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội). Lúc bé mồ côi cha và nghèo nên ở làng mẹ Công Luận, huyện Tế Giang. Một hôm Giáp Hải chơi ở bến sông, có người lái buôn quê làng Dĩnh Kế bỏ xuống thuyền đem về nuôi làm con, đón thầy dạy học, việc học chóng tấn tới.

Tuy nhiên, tháng 8/1998, một phát hiện quan trọng có liên quan đến Giáp Hải được phát lộ. Trong khi tiến hành làm đường giao thông nông thôn, người dân thôn Cốc, xã Dĩnh Trì (nay Dĩnh Kế và Dĩnh Trì thuộc tỉnh Bắc Giang) phát hiện ra tấm bia đá hộp gọi là sách đá “Thái Bảo Giáp phu quân mộ chí”.

Bia khắc năm Cảnh Lịch thứ 3 (năm 1549), căn cứ vào nội dung văn tự khắc trên tấm bia này cho biết rõ về nguồn gốc quê hương dòng họ Giáp ở Dĩnh Kế. Từ đó mới có cơ sở đính chính lại những điều mà các tác giả và sử viết trước đây.

Theo nội dung tấm bia, cụ nội của Giáp Hải là Giáp Thuận Trung, gặp loạn nhà Minh, nhà ở phía Nam thành Xương Giang, vì không theo sự sai khiến của phu dịch nhà Minh, lãnh cư ở xã Như Thiết Thượng, huyện Yên Dũng, rồi làm mục trưởng hương ấy, khi chết an táng tại đó.

Ông nội của Giáp Hải là Giáp Bảo Phúc trở lại quê cũ lập nghiệp lấy bà họ Ngô sinh ra Giáp Đức Kỳ là phụ thân của Giáp Hải. Ngoài 3 người con trai, Giáp Đức Kỳ còn sinh được một trưởng nữ gả cho Quốc Tử Giám xá sinh Trần Địch Triết. Như vậy, Giáp Hải không phải là con nuôi mà là con đẻ của dòng họ Giáp ở Dĩnh Kế.

Bởi vậy, dân gian xưa đã gọi Trạng nguyên Giáp Hải là Trạng Kế. Nơi ông vẫn ngồi học thủa nhỏ cùng với hòn đá, giếng nước đều gắn với ông bằng những tên gọi thân thuộc: Hòn đá ông Trạng, núi ông Trạng, giếng ông Trạng… Và khi ông qua đời, dân địa phương đã an táng xây lăng, lập đền thờ quan Trạng.

Nhân dân và nho sĩ hai huyện Phượng Nhãn – Bảo Lộc của phủ Lạng Giang xưa lập văn chỉ, khắc bia các bậc tiên hiền quê hương, trong đó có Trạng nguyên Giáp Hải và con ông là tiến sĩ Giáp Lễ. Đặc biệt người dân Dĩnh Kế còn lập đền thờ quan Trạng, tổ chức tế lễ uy nghiêm trong ngày hội làng và rằm tháng 3 âm lịch hàng năm.


Văn bia do Giáp Hải soạn cho thân phụ Giáp Đức Kỳ, khắc 1549.

Khẩu khí “Vịnh Bèo”

Sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú đánh giá “Trạng nguyên Giáp Hải công danh rõ rệt”. Vua nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp ban cho ông lá cờ thêu và câu đối: Trạng đầu, tể tướng đẩu nam tuấn/ Quốc lão, đế sư thiên hạ tôn. Lại có câu: Từ bút văn tôn danh lưỡng quốc/ Hoa triền thọ diệu huyễn tam thai - nghĩa là: Văn chương tài giỏi vang hai nước/ Tuổi như sao thọ chiếu hàng tam công.

Sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú đánh giá “Trạng nguyên Giáp Hải công danh rõ rệt”. Vua nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp ban cho ông lá cờ thêu và câu đối: Trạng đầu, tể tướng đẩu nam tuấn/ Quốc lão, đế sư thiên hạ tôn. Lại có câu: Từ bút văn tôn danh lưỡng quốc/ Hoa triền thọ diệu huyễn tam thai - nghĩa là: Văn chương tài giỏi vang hai nước/ Tuổi như sao thọ chiếu hàng tam công.

Năm Giáp Hải 23 tuổi, ông đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất (1553) đời vua Mạc Đăng Doanh. Theo Phan Huy Chú nhận xét, do nhờ văn chương thi đỗ mà làm quan, bấy giờ ai cũng tôn trọng.

Triều Mạc tồn tại khá ngắn ngủi (65 năm đứng chân ở kinh thành Thăng Long). Trong thời gian này, Mạc triều phải chịu sức ép đe dọa của nhà Minh dưới chiêu bài “phò Lê diệt Mạc”. Tuy nhiên, nhà Minh thực chất muốn xâm lược nước ta một lần nữa sau khi thất bại trong cuộc xâm lược “phù Trần diệt Hồ” (1407 - 1427) khoảng 100 năm về trước.

Mặt khác, quân nhà Lê từ Lào vừa cầu viện nhà Minh vừa tiến về Nghệ An, Thanh Hóa lập ra Nam triều để chống Bắc triều (Mạc). Mạc Đăng Doanh mất năm 1540 thì trước đó 3 năm, quân Minh do Cừu Loan là Đô đốc, Mao Bá Ôn làm Tán lý quân vụ tiến sát cửa Nam Quan và truyền hịch bắt cha con Mạc Đăng Dung. Sau đó 3 năm, quân Lê do Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm chỉ huy thu phục được Tây Đô (Thanh Hóa).

Vận mệnh nhà Mạc ngàn cân treo sợi tóc, vua tôi nhà Mạc nhẫn nhục chịu tội với nhà Minh và dùng lời lẽ thiệt hơn để quân Minh không vượt biên giới. Kết quả là biên giới không có nạn binh đao mà Mạc Đăng Dung còn được vua Minh phong làm Đô thống sứ, hàm quan nhị phẩm nhà Minh.

Tài biện luận ngoại giao là do các bề tôi nhà Mạc, nổi bật là tài năng của Giáp Hải. Tài đối đáp của ông được tương truyền qua sự việc Mao Bá Ôn và ông làm thơ “Vịnh Bèo”.

Để thăm dò tinh thần vua tôi nhà Mạc và thể hiện sức mạnh quân sự của nhà Minh, Mao Bá Ôn làm bài thơ Bèo (Bình thi): “Cao sâu theo nước mọc im lìm/ Nông nỗi xưa nay vốn khó dìm/ Ngọn gốc đã trơ không lá lảu/ Cỗi cành sao lại cả gan tim?/ Coi thường tản mát khi thường tụ/ Biết lúc lênh đênh chả biết chìm/ Ví gặp tung trời cơn bão táp/ Cuốn theo về biển khó đâu tìm!”.

Giáp Hải họa lại: “Sin sít hoa thêu cản mũi khâu/ Mấy tầng gốc rễ vẫn chen nhau/ Ganh cùng mây bạc trên làn sóng/ Đâu để vầng hồng lọt đáy sâu/ Nước vỗ, vỗ sao cho phá được/ Gió to, to mấy có chìm đâu/ Biết bao rồng cá nằm trong đó/ Cụ Lã đừng hòng thả lưỡi câu!”.

Bài thơ của Giáp Hải đối đáp sâu sắc, thể hiện khẩu khí hùng biện. Ông được giữ chức Tuyên phủ đồng tri để thương nghị với nhà Minh việc biên giới. Người Minh thường gọi ông là Giáp Tuyên phủ. Sử sách cho biết ông đi sứ tới 5 lần và có biên soạn sách “Ứng đáp bang giao và Bang giao bị lãm” về công việc ngoại giao giữa nhà Mạc với nhà Minh. Tiếc thay các sách đó bị thất truyền, đời sau không biết cụ thể các cuộc bang giao thế nào.

Ba lần dâng sớ khuyên vua


Trạng nguyên Giáp Hải đã 3 lần dâng sớ khuyên vua. Ảnh minh hoạ: IT.

Phò tá triều Mạc qua 2 đời vua, Trạng nguyên Giáp Hải luôn tận tụy, lấy lời trung và lòng chính trực của một nhà nho để khuyên can vua lo việc chính sự. Năm 1578, Giáp Hải dâng sớ cảnh tỉnh nhà vua 6 điều đáng sợ.

“…Nay chính sự mỗi ngày một bậy… làm lễ tiên tổ… lễ vật kính dâng cẩu thả. Ấy là một điều đáng sợ. Nay những người bên cạnh bệ hạ quen thói nịnh hót, dỗ dành chơi bời để cầu hợp ý bệ hạ. Cung cấm là chỗ rất nghiêm mà nay ra vào không cấm kỵ, tuyên bố mệnh lệnh và thu nạp lời can là việc rất cẩn thận mà nay bị che lấp không thông. Ấy là hai điều đáng sợ.

Nay các quan trên dưới, người không ham lợi mười phần chỉ được hai, ba, còn ngoài ra đắm đuối về lợi cả. Nào nhũng lạm quan tước, nào chiếm đoạt ruộng đất, các quan phiên trấn sách nhiễu và mua rẻ của dân không việc gì là không làm. Ấy là ba điều đáng sợ.

Nay xem quan lại trong ngoài, kể là chính đáng thì mười người chỉ độ hai, ba, còn đều là gian tà cả. Khi có sắc chỉ truyền việc gì thì quan lại sách nhiễu. Khi có kiện cáo to nhỏ thì đòi tiền đút lót, không biết đâu là cùng. Ấy là bốn điều đáng sợ.

Nay việc công, việc tư đều bị sách nhiễu khổ sở, dân khó lòng sống được, vậy thì nước nương tựa vào ai? Ấy là năm điều đáng sợ. Nay tướng soái trái ngược nhau, mỗi người một ý, quân sao thắng được? Ấy là sáu điều đáng sợ.

Ngoài ra còn nhiều việc trái ngược đạo lý không kể xiết được… xin bệ hạ tự răn, lo sợ, thay đổi việc chính thối nát. Khi lòng dân đã hòa thì ý trời cũng thuận. Nếu bệ hạ chỉ say đắm về sự yên vui, không chịu răn chừa sửa đổi thì sẽ có ngày suy vong, không sao giữ được nữa”.

Ba năm sau (1581), Giáp Hải lại có sớ khuyên vua lo việc chính sự, võ bị. Đặc biệt nhấn mạnh lấy dân làm gốc: “Lại xin bệ hạ tôn trọng gốc nước cố kết lòng dân, hậu đãi mà đừng làm khốn dân, giúp đỡ mà đừng làm hại dân, dè dặt chứ không dùng hết sức của dân, nhẹ bớt cho dân những việc phục dịch…”.

Năm 1586, Giáp Hải lại có sớ dâng Mạc Mậu Hợp mà cảnh tỉnh rằng: “Đang lúc thịnh trị cũng nên nghĩ tới sự nguy vong. Đó là lòng chí thành của bầy tôi già này cần bày tỏ”. Năm ấy ông đã 70 tuổi, và là lần cuối cùng khuyên vua lo việc chính sự, võ bị một cách cụ thể. Ông còn chỉ ra những thành, những hào phải tu sửa, đắp cao, đào sâu, đặt đồn trại, đặt bẫy nỏ… thật tỉ mỉ.

Cuối năm 1586, Giáp Hải về trí sĩ rồi qua đời. Hai triều vua Mạc đã không thực hiện đầy đủ lời khuyên của Giáp Hải, nên thế cục suy vong, bị quân Nam triều đánh bật khỏi Thăng Long vào năm 1592. Đất nước rơi vào thời vua Lê chúa Trịnh, rồi Trịnh – Nguyễn phân tranh kéo dài.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2023

Sự thật độc đáo không phải ai cũng biết về Nguyễn Quang Bích thủ lĩnh phong trào Cần Vương

Khoai tây/Potato

1. Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Nam
Địa chỉ: thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Điện thoại: 02403. 884 201

2. Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Tân Yên


Địa chỉ: thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Điện thoại: 02403.878.215

3. Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Yên Dũng

Địa chỉ: thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Điện thoại: 02403.872.315

KHOAI TÂY

Tỉnh Bắc Giang có 2.624 ha trồng khoai tây với sản lượng hàng năm khoảng 35.528 tấn, tập trung ở các huyện Lục Nam, Hiệp Hòa, Việt Yên và Yên Dũng. Khoai tây có thời gian thu hoạch từ tháng 5 tới tháng 9 hàng năm.
* Thị trường tiêu thụ: Trong và ngoài tỉnh

'Thừa Thiên Huế bỏ qua nhiều dự án để giữ gìn di sản'

 Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, trả lời VnExpress về những thách thức, định hướng phát triển địa phương khi dự kiến lên thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025.

- Lộ trình đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đang được thực hiện thế nào, thưa ông?

- Năm 2021, địa phương đã mở rộng địa giới hành chính TP Huế, thêm 13 xã, phường, tăng diện tích lên gần 3,8 lần. Đến nay, toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 2 thị xã và một thành phố. Để phù hợp tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, tỉnh lên phương án điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện và thêm quận.

Ban đầu, tỉnh đưa ra 3 phương án sắp xếp dân cư, đô thị, nhưng sau quá trình rà soát tiêu chí chỉ còn 2 phương án. Thứ nhất là mô hình 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện. Trong đó TP Huế chia làm 2 quận, thị xã Hương Thủy được nâng lên thành quận. 2 thị xã gồm Hương Trà và thành lập thêm thị xã Phong Điền trên cơ sở hiện trạng huyện Phong Điền. 4 huyện gồm A Lưới, Quảng Điền, Phú Vang và Nam Đông sáp nhập với Phú Lộc.

Phương án hai là 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện. TP Huế chia thành 2 quận; 3 thị xã gồm Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền và 4 huyện gồm A Lưới, Quảng Điền, Phú Vang và Nam Đông sáp nhập với Phú Lộc.

Sau khi thảo luận, chúng tôi nhận thấy phương án thứ nhất phù hợp nhất bởi thị xã Hương Thủy có đủ cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị để thành lập quận.

Chúng tôi cũng đưa ra hai phương án tên gọi cho thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính. Thứ nhất là lấy tên TP Huế, hai là TP Thừa Thiên Huế. Tên gọi của các quận trong tương lai có thể là lựa chọn trong các cặp Phú Xuân - Thuận Hóa, Hương Giang - Ngự Bình, Phú Xuân - Thừa Thiên...

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Võ Thạnh

- Ông hình dung bức tranh Thừa Thiên Huế trong 5-10 năm tới sẽ thế nào khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương?

- Bức tranh đã được Bộ Chính trị định hướng rõ nét trong Nghị quyết 54/2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Cụ thể, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Nghị quyết số 26/2022 của Bộ Chính trị cũng xác định rõ tầm nhìn, các nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân cấp vùng và tiểu vùng, trong đó Thừa Thiên Huế là một trong hai tỉnh phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa, địa phương sẽ phát triển bền vững kinh tế biển, hình thành đô thị ven biển.

Để hiện thực điều đó, những năm qua tỉnh đã di dời hàng nghìn người dân sống trong di tích; quy hoạch chi tiết cảnh quan hai bờ sông Hương; xây dựng cầu vượt cửa biển Thuận An cùng tuyến đường dọc biển, một số tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các đô thị. Địa phương cũng phát triển các dịch vụ đô thị thông minh và chính quyền điện tử lấy nhân dân làm trung tâm...

Trung tâm thành phố Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Võ Thạnh

Trung tâm thành phố Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Võ Thạnh

- Quy mô kinh tế của Thừa Thiên Huế còn nhỏ, chưa tự cân đối được ngân sách. Trong 5-10 năm tới, tỉnh xác định đâu là trụ cột kinh tế để bứt phá?

- Đúng là quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đột phá, thiếu các doanh nghiệp lớn có khả năng dẫn dắt nền kinh tế đi lên. Thu ngân sách còn thấp, chưa thể tự cân đối. Đây là thách thức đặt ra trong việc đảm bảo đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương.

Từ nhiều năm qua, tỉnh xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Điều này dựa trên cơ sở Thừa Thiên Huế là cố đô còn nguyên vẹn nhất Việt Nam, gia tài văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và toàn nhân loại, có nhiều di sản vật thể và phi vật thể độc đáo. Thiên nhiên ưu đãi cho địa phương hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, với hệ đầm phá, sông suối, đồi núi..., là nguồn tài sản khổng lồ, là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài.

Để tạo cú hích, sắp tới tỉnh quy hoạch phát triển kinh tế biển và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trên cơ sở tăng trưởng xanh, hình thành khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương. Tỉnh cũng đầu tư nhà ga đón tàu du lịch biển tại cảng Chân Mây, xây dựng nhà ga mới T2 cảng hàng không quốc tế Phú Bài với 5 triệu khách/năm, mở mới đường bay từ Huế đi trong và ngoài nước...

- Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, ông nhìn nhận Thừa Thiên Huế phải đối mặt với thách thức nào?

- Như đã nói, Huế là đô thị xanh, là thành phố di sản của Việt Nam nên việc phát triển sẽ không giống như các đô thị khác. Tỉnh không khuyến khích mật độ dân cư cao, đô thị nén với những công trình xây dựng bề thế, không quá tập trung vào khu, cụm công nghiệp và ngành công nghiệp.

Thực tế việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư dự án lớn. Chúng tôi đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan.

Ngoài phải giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, bảo tồn di sản, giữ được các thương hiệu mà tỉnh dày công xây dựng, chúng tôi cũng nhận thấy sẽ phải đối diện với rất nhiều thách thức. Kinh phí trùng tu, bảo tồn di tích mỗi năm trên địa bàn hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Tỉnh nằm trong vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Đô thị ở phía nam sông Hương. Ảnh: Võ Thạnh

Đô thị ở phía nam sông Hương. Ảnh: Võ Thạnh

- Huyện miền núi Nam Đông, A Lưới trình độ dân trí, mức sống của người dân rất thấp, chênh lệch với vùng đô thị. Vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào khi lên thành phố trực thuộc Trung ương?

- Trong đề án sáp nhập các huyện, thị xã để lên thành phố trực thuộc Trung ương, huyện Nam Đông sẽ sáp nhập vào huyện Phú Lộc, trước đây hai huyện là một. Những năm qua, kinh tế huyện Nam Đông đã có sự chuyển biến, người dân có nguồn thu nhập ổn định từ việc phát triển rừng bền vững, trồng cao su và trồng cây ăn trái, phát triển du lịch cộng đồng. Với tuyến đường cao tốc La Sơn - Túy Loan đi qua địa bàn, trong tương lai huyện sẽ phát triển.

Nằm ở phía tây của tỉnh, huyện A Lưới đang là một trong những huyện nghèo của cả nước. Tuy nhiên, những năm qua, cơ sở hạ tầng, thu nhập bình quân của người dân nơi đây đã có sự chuyển biến. Hiện tuyến quốc lộ 49A nối TP Huế và huyện A Lưới đang được mở rộng, tạo điều kiện về giao thương. Ngoài việc phát triển kinh tế từ rừng, người dân nơi đây cũng đang phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng thương hiệu các sản phẩm truyền thống. Tỉnh phấn đấu 2-3 năm tới, huyện A Lưới sẽ thoát khỏi huyện nghèo.

Trong tương lai, tuyến đường 74 nối huyện A Lưới và huyện Nam Đông được hình thành sẽ giúp phát triển kinh tế ở khu vực này. Các xe từ nước bạn Lào có thể qua cửa khẩu Hồng Vân, A Đớt thẳng đường 74 để về cảng Chân Mây.

- Người dân sẽ hưởng lợi được gì khi lên thành phố trực thuộc Trung ương?

- Là người dân của tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi cũng như các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm luôn đặt câu hỏi này trước khi đề ra mục tiêu chính trị phấn đấu xây dựng thành phố trực thuộc trung ương. Và sau khi đã có thể tự tin trả lời câu hỏi đó, chúng tôi mới có thêm động lực, thôi thúc hành động.

Thừa Thiên Huế từng là kinh đô của Việt Nam trong hơn 143 năm, là đô thị cấp quốc gia và của khu vực, gắn với các thành phố lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay; giúp gìn giữ bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Với định hướng là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu, một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, người dân Thừa Thiên Huế dễ dàng hơn trong phát triển kinh tế, dịch vụ phục vụ phát triển du lịch, y tế, giáo dục, khoa học, giúp nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.


Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo

Từ vùng đất khô hạn, nắng gió, tỉnh Ninh Thuận đang từng bước biến bất lợi thành động lực phát triển. Trong đó, các dự án năng lượng điện tái tạo đang được đầu tư đúng hướng, tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với du lịch và nông nghiệp, phát triển năng lượng tái tạo là một trong những ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của Ninh Thuận. Các dự án năng lượng tái tạo đang góp phần đưa Ninh Thuận vào nhóm 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 3 năm qua.

Tạo cơ hội phát triển từ nắng và gió

Ngày 31-8-2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023. Sự ra đời của nghị quyết này đã tạo đòn bẩy thúc đẩy và thu hút mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, góp phần quan trọng giúp kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận bứt phá.

Theo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, đến nay toàn tỉnh đã được bổ sung quy hoạch phát triển điện 5.308 MW từ các dự án năng lượng tái tạo. Trong đó, điện mặt trời là 2.908 MW, điện gió 842 MW, thủy điện 1.558 MW. Hiện cả tỉnh có 34 dự án điện mặt trời, 11 dự án điện gió9 dự án thủy điện. Lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận góp phần khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất hoang hóa, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ đã xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII. Đó là "Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng sạch tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế".

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo - Ảnh 1.

Năng lượng tái tạo giúp thúc đẩy nhiều mặt kinh tế - xã hội tại Ninh Thuận

Năm 2021, giá trị gia tăng ngành sản xuất và phân phối điện tại Ninh Thuận đạt hơn 3.613 tỉ đồng, đóng góp 6,84% GRDP toàn tỉnh và đóng góp 6,822 tỉ KWh/năm lên nguồn điện lưới quốc gia. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, các dự án điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm và đưa tỉnh vào nhóm 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 3 năm qua. Về mặt an sinh xã hội, việc thực hiện các dự án năng lượng tái tạo đóng góp cho nguồn thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương; đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như nâng cấp hạ tầng giao thông tại khu vực dự án.

Giải tỏa điểm nghẽn trong truyền tải điện

Chủ trương đưa Ninh Thuận trở thành thủ phủ năng lượng tái tạo của cả nước là định hướng đúng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với Nghị quyết 55/NQ-TW ngày 11-2-2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đó là "hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế". Dù vậy, việc phát triển nhanh các dự án điện gió, điện mặt trời trong thời gian ngắn vừa qua cũng đặt ra không ít thách thức cần giải quyết, trong đó có bài toán phát triển hạ tầng truyền tải điện, hạn chế thấp nhất việc cắt giảm công suất phát điện từ các dự án.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Sở Công Thương Ninh Thuận cho biết việc phát triển lưới điện truyền tải tuân thủ theo quy hoạch điện VII điều chỉnh và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận theo Quyết định số 667/QĐ-BCT ngày 1-3-2018 của Bộ Công Thương. Các nhà máy điện mặt trời được đầu tư trong thời gian ngắn để được hưởng giá FIT, trong khi thời gian đầu tư các dự án lưới điện truyền tải theo quy trình thông thường mất khoảng 2-4 năm đối với đường dây và trạm 110 KV, khoảng hơn 5 năm đối với đường dây và trạm 500 KV khiến lưới điện truyền tải không theo kịp. Giai đoạn 2019 - 2021, nhiều dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn Ninh Thuận buộc phải giảm công suất phát điện, dẫn đến thiệt hại cho chủ dự án. Từ năm 2021 trở về sau, các dự án điện gió, điện mặt trời không còn được áp dụng biểu giá bán điện ưu đãi khiến việc thu hút đầu tư trên lĩnh vực năng lượng tái tạo gặp không ít khó khăn. "Tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện đối với các dự án chưa được hưởng giá FIT. Ngày 3-10, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp và hiện bộ đang phối hợp với các đơn vị để sớm ban hành khung giá phát điện theo quy định" - đại diện Sở Công Thương Ninh Thuận thông tin.

Tiếp tục đầu tư mạnh cho năng lượng tái tạo

Ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết để nối tiếp những thành quả đã đạt được giai đoạn 2016-2020, tỉnh này đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương xem xét cập nhật công suất các nguồn vào quy hoạch Điện VIII của Bộ Công Thương từ nay đến năm 2030 với tổng quy mô công suất khoảng 16.820 MW. Cụ thể: Điện gió trên đất liền phát triển khoảng 1.159 MW, điện gió trên biển phát triển khoảng 4.380 MW, điện mặt trời phát triển khoảng 6.781 MW, điện khí LNG phát triển thêm khoảng 4.500 MW.

Loài chuối cô đơn ở rừng Ninh Thuận

Trên rừng Phước Bình có loài chuối tên gọi cô đơn bởi mỗi cây sống đơn độc từ khi nảy mầm cho đến khi chết, không mọc cây con như chuối thông thường.