Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao vốn không còn xa lạ gì với thế giới, nhưng tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ nhưng đang rất thu hút được sự quan tâm của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp sản xuất vì những ưu thế mà nó mang lại so với nông nghiệp truyền thống. Nông nghiệp công nghệ cao là một xu hướng mà Việt Nam đang hướng tới và hứa hẹn sẽ là một bước tiến lớn cho nền nông nghiệp nước nhà.

Nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Thực tế Nextfarm chúng tôi cũng không thích từ Nông nghiệp Công nghệ  cao, thực tế Việt Nam đang tập trung chủ yếu Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng, nhưng bản chất chúng ta cũng nên thêm nông nghiệp công nghệ cao đi đôi với HIỆU QUẢ CAO.

Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến…), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao…; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất.

Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

Mặt khác, nông nghiệp CNC giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

nông nghiệp công nghệ cao

Vườn dưa lưới Điền Trạch Farm tại Thọ Xuân – Thanh Hóa

Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,…). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%).

Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp nước ta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa học và công nghệ đặc biệt là ứng dụng IoT thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao

Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW,  05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học – công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”…

Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp CNC như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng tự hào.

 

Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động Nextfarm Fertikit 4G tại farm dâu tây Trường Anh – Cao Bằng

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến. Do làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng.

Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi-lip-pin.

Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ngày càng mở rộng và hiệu quả mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cùng với kết quả nghiên cứu, đánh giá, triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị …

Ngành lâm nghiệp có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định; đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu. Hình thành ngành công nghiệp chế biến lâm sản đứng thứ hai Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới.

giải pháp cho chăn nuôi

Hệ thống cho lợn ăn tự động

Lĩnh vực chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đã hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng. Công nghệ chế biến thủy sản ngày càng được đầu tư hiện đại để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế.

Với sự giúp sức của khoa học công nghệ được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch… đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng…

Các kết quả này góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh qua các năm, năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 41,3 tỷ USD; thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức 10,4 tỷ USD.

Đặc trưng của nền nông nghiệp công nghệ cao

  • Vốn đầu tư lớn,
  • Ứng dụng những công nghệ khoa học mới nhất,
  • Xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp kiểu mới
  • Quy trình trồng trọt, chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ
  • Tối ưu hóa nguồn nhân lực, giảm rủi ro thiên tai
  • Phát triển các nguồn năng lượng mới, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật thiên nhiên

Những yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững

  • Có kiến thức, am hiểu, đam mê nông nghiệp
  • Không ngại khó, không nản trí khi thất bại
  • Biết nhìn nhận vấn đề, rút kinh nghiệm sau khi mắc sai lầm
  • Quản lý dòng tiền hiệu quả, để tiết kiệm chi phí đầu tư, tránh thất thoát lợi nhuận
  • Có phương pháp xử lý đầu ra hiệu quả, tránh tình trạng được giá mất mùa, được mùa mất giá
  • Lưu ý khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch, để làm tăng giá trị của nông sản
  • Có thể kết hợp xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái làm gia tăng nguồn thu nhập
  • Đẩy mạnh truyền thông, để tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu nông sản

CÁC CASE STUDY ÁP DỤNG THÀNH CÔNG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM:

Nextfarm hợp tác thành công với Viettel:

Nông nghiệp công nghệ cao

Loại cây: Dưa Kim Hoàng Hậu, Thọ Xuân, Lam Sơn Thanh Hóa:

Nông nghiệp công nghệ cao

Hình ảnh trên là anh Tùng chủ farm nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch ở Lam Sơn Thanh Hóa, đầu tư 1.5 ha nhà màng, trồng dưa kim hoàng hậu, một người trồng rất nổi tiếng ở khu vực miền bắc về dưa kim hoàng hậu, anh đã áp dụng giải pháp nông nghiệp thông minh, hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động dựa vào thu thập dữ liệu cảm biến môi trường, dinh dưỡng để điều tiết tưới cho cây trồng.

Loại cây: Dâu Tây, Cao Bằng:

Còn đối trồng Dâu Tây thì không ai ở Cao Bằng không biết chị Đoàn Thu Trà, người đưa Dâu Tây Cao bằng nên một tầm mới bằng công nghệ, ứng dụng các giải pháp Nông nghiệp trồng dâu tây cho trang trại 5 ha của mình.

Nông nghiệp công nghệ cao

Loại cây: Dưa lưới – Kim Long Farm Vũng Tàu:

Trong giới trồng dưa lưới chắc chắn không ai không biết anh Đàm Xuân Hải, xuất thân từ dân tài chính nhưng bén duyên Nông nghiệp từ những năm 2014 đến nay, trồng dưa lưới rất thành công, có 5 trang trại trải dài suốt cả nước, diện tích mỗi khu là 1,5 ha đến 2 ha, toàn bộ đều được điều khiển bằng hệ thống IoT Nông nghiệp, nhất là với dưa lưới, việc điều tiết dinh dưỡng sai sẽ là vấn đề, kiểm soát môi trường sâu bệnh luôn phải kiểm soát liên tục

Nông nghiệp công nghệ cao

 

Nông nghiệp công nghệ cao

Loại cây: Dưa leo Baby – Cực Bắc của Tổ Quốc:

Một trong những case study nữa của những người nông dân khi áp dụng công nghệ tương đối thành công ở Cực Bắc Tổ Quốc là Hà Giang, anh Vình, xuất thân từ cuộc sống tài xế đường dài, nhưng vì lý do yêu thích nông nghiệp công nghệ cao, anh cũng đã đầu tư Nông nghiệp và hiện tại có những bước đầu thành công, tuy khó khăn nhưng anh vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu áp dụng Nông nghiệp thông minh vào trang trại của mình

Nông nghiệp công nghệ cao

Và còn rất nhiều các case study trải dài các miền của Tổ quốc, hàng ngày, hàng tháng hàng năm vẫn âm thâm chuyển đổi số trong Nông nghiệp

Nguồn: https://www.nextfarm.vn/

Lối đi cho khoa học

Việc nghiên cứu thì nhiều đề tài khoa học nhưng việc áp dụng cho cuộc sống ra sao là cả một quá trình. Các đề tài cần gắn kết với các vấn đề cấp thiết của xã hội

Các vấn đề 

1. Điện gió

2. Năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu

3. Chuyển đổi số

4. Thương mại điện tử

5. Kết nối cung cầu thị trường

6. Phát triển khu du lịch sinh thái

7. Đánh thức các vùng đất có nhiều tiềm năng chưa được khai thác

8. Mở rộng phát triển thị trường

9. Sáng tạo

10. Vai trò của việc dự báo

11. Khai thác thông tin trên không gian mạng

12. Phát triển thị trường nông sản

13. Thị trường gia súc; gia cầm

14. Tìm hiểu các xu hướng và các sản phẩm cần thiết theo thời vụ

Năm khó lường của cổ phiếu bất động sản

Các mã bất động sản là tâm điểm chú ý của thị trường năm qua, nhưng không phải chỉ một chiều đi lên mà cả những giai đoạn giảm kịch sàn không thanh khoản.

Bất động sản và xây dựng là nhóm ngành đứng thứ ba về quy mô vốn hóa trên thị trường chứng khoán, sau tài chính và sản xuất, nhưng nhiều thời điểm những mã này lại được chú ý hàng đầu. Biên độ biến động cao, nhiều cổ phiếu mang tính đầu cơ khiến bất động sản luôn được nhà đầu tư quan tâm, và năm 2022 cũng không ngoại lệ.

Những cổ phiếu bất động sản được chú ý, như CEO (xanh dương), DIG (cam), NVL (tím), L14 (xanh da trời), đều vượt trội hơn hẳn VN-Index (xanh mạ) trong 4 tháng đầu năm, nhưng giảm mạnh gấp đôi trong phần còn lại. Ảnh: Trading View

Những cổ phiếu bất động sản được chú ý, như CEO (xanh dương), DIG (cam), NVL (tím), L14 (xanh da trời), đều vượt trội hơn hẳn VN-Index (xanh mạ) trong 4 tháng đầu năm, nhưng giảm mạnh gấp đôi trong phần còn lại. Ảnh: Trading View

Cùng với thị trường chung, nhiều mã bất động sản ghi nhận mức tăng bằng lần trong nhịp bật lên của thị trường từ nửa cuối năm 2021. Nhiều mã nhóm này đạt mức lợi nhuận ba chữ số chỉ trong vài tháng giao dịch.

Năm 2022, đà tăng của nhóm này bị chững lại ngay trong tháng đầu tiên, khi thị trường bị ảnh hưởng bởi thông tin bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết. VN-Index giảm hơn 10%, từ vùng 1.500 điểm xuống 1.440 điểm chỉ sau vài phiên giao dịch, các mã bất động sản, đầu cơ cũng theo đó giảm sàn liên tiếp.

Dù vậy, dòng tiền vào ồ ạt kéo thị trường trở lại đỉnh cũ chỉ trong thời gian ngắn. Một tháng sau đó, VN-Index trở lại vùng 1.500 điểm, bất động sản tiếp tục là cái tên được chú ý cũng bởi đà tăng đột biến. Như DIG, trong tháng 1, mã này chia hai từ mức đỉnh, thị giá giảm từ 100.000 đồng xuống gần 50.000 đồng. Nhưng chỉ một tháng sau đó, DIG bật ngược trở lại vùng giá 80.000 đồng, tăng lại hơn 30%. Đồ thị các mã bất động sản khác cũng tương tự.

Đến cuối tháng 4, thị trường một lần nữa lao dốc, nhưng lần này, khi Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, có mức độ nghiêm trọng hơn hẳn. Áp lực bán tháo ồ ạt khiến các mã đầu cơ và bất động sản "trắng bảng bên mua" nhiều phiên liên tiếp. Thị giá những mã này lao dốc, chia 3, 4 lần từ mức đỉnh.

VNDDiễn biến cổ phiếu L14 từ tháng 11/2021 đến nayJan '22Jul '22Apr '22Oct '220100k200k300k400k500kVnExpressMonday, Oct 24, 2022 Giá đóng cửa L14: 41 800

Trong báo cáo phân tích các công ty chứng khoán giữa năm nay, "sự tháo chạy của dòng tiền đầu cơ" cũng là lý do được nhắc tới khi nói về diễn biến của nhóm cổ phiếu này.

Tuy nhiên, áp lực cho thị trường vẫn chưa dừng lại. Tâm lý nhà đầu tư tiếp tục bị ảnh hưởng khi Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt với cáo buộc sai phạm trong phát hành và mua bán trái phiếu. Tiếp nối sau đó là thông tin về tình trạng khó khăn thanh khoản của nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn.

Kết quả là sự đảo ngược trên đồ thị của nhiều mã bất động sản so với VN-Index. Nếu nửa đầu năm là hiệu suất vượt trội, nửa cuối năm lại là biên độ giảm gấp nhiều lần thị trường chung.

Đồ thị của nhiều mã từng là tâm điểm thị trường cũng trở thành mô hình "cây thông Noel" khi lao dốc mạnh. DIG giảm từ mức đỉnh gần 100.000 đồng đầu năm xuống đáy chỉ hơn 10.000 đồng vào giữa tháng 11. L14, từng có thị giá hơn 380.000 đồng vào đầu năm, có lúc rơi về dưới 20.000 đồng, chia gần 20 lần.

Ngoài vấn đề về dòng tiền, triển vọng của ngành cũng là một lý do khiến nhà đầu tư thận trọng với nhóm bất động sản.

VNDirect đánh giá, ngành bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tiên là nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu nợ do thắt chặt các khoản vay ngân hàng và giám sát chặt chẽ trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất tăng mạnh trong nửa cuối năm nay cũng làm suy yếu nhu cầu mua của khách hàng. Trong khi đó, nguồn cung mới có thể sụt giảm khi quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật Đất đai sửa đổi.

"Chúng tôi không lạc quan về sự phục hồi của bất động sản nhà ở trong ngắn hạn do rủi ro mất khả năng thanh toán của chủ đầu tư vẫn là mối lo lớn nhất", chuyên viên Nguyễn Thị Cẩm Tú và Chu Đức Toàn nhận xét trong báo cáo triển vọng 2023.

Điểm tích cực là nội tại của các doanh nghiệp bất động sản khác giai đoạn trước. "Sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp địa ốc niêm yết hiện tốt hơn so với giai đoạn 2011-13, do đó chúng tôi kỳ vọng chu kỳ 'đóng băng' sẽ diễn ra ngắn hơn và ít thiệt hại hơn", nhóm phân tích của VNDirect bình luận.

Minh Sơn

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

GDP Việt Nam tăng trưởng 8,02% năm 2022

 GDP Việt Nam tăng trưởng 8,02% năm 2022

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

  • Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%. Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 82,6% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,61%, đóng góp 43,78%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26,38%.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 . Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 . Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.

Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).

Bí quyết giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ chân nhân tài

Bên cạnh lương thưởng thì chế độ phúc lợi, đãi ngộ, đào tạo, cơ hội thăng tiến cũng là những yếu tố được người lao động đặc biệt quan tâm, gắn bó với doanh nghiệp.

Thu hút nhân sự giỏi đã khó, nhưng giữ chân họ đồng hành cùng công ty càng khó hơn, nhất là đối với phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Bởi phần lớn SMEs có quy mô tài chính nhỏ gây bất lợi trong cạnh tranh về tiền lương, phúc lợi hoặc tên tuổi so với các công ty lớn. Do đó, lực lượng lao động trong SMEs thường có xu hướng "chuyển dịch" sang nhóm doanh nghiệp tầm cỡ hơn khi có cơ hội.

Theo ông Hoàng Hiệp, Giám đốc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP HCM, để đào tạo một nhân sự từ khi mới vào đến khi lành nghề đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức nên khi họ rời đi, đó là một tổn thất với doanh nghiệp. Tổn thất lúc đó không chỉ dừng lại ở số lượng nhân sự, mà còn ảnh hưởng đến guồng quay của toàn doanh nghiệp như doanh thu sụt giảm, chi phí tuyển dụng đội lên cao và rất nhiều hao tổn liên quan khác khi phải thay người.

"Mỗi doanh nghiệp luôn cần một chiến lược để làm nổi bật chính sách nhân sự của mình, khiến người lao động cảm thấy họ nhận được nhiều giá trị hơn và qua đó tăng tính gắn kết", ông Hiệp chia sẻ.

Giữ chân nhân sự giỏi được xem là chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển vững mạnh của SMEs. Ảnh: Sacombank

Giữ chân nhân sự giỏi được xem là chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển vững mạnh của SMEs. Ảnh: Sacombank

Lương, thưởng luôn là vấn đề quan trọng đối với người lao động nhưng chưa đủ sức giữ chân người lao động giỏi. Doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo, phát triển, du lịch, xây dựng văn hóa làm việc lành mạnh và công bằng, cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác. Chính những chế phúc lợi tốt sẽ khiến công nhân cảm thấy được trân trọng và có suy nghĩ gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.

Thực tế, SMEs hoàn toàn có thể khéo léo tận dụng ưu đãi từ các đối tác để tăng thêm phúc lợi hấp dẫn cho nhân sự như ưu đãi bảo hiểm, lãi suất vay, đào tạo, du lịch,... Hiện nhiều ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chi trả lương đi kèm các lợi ích dành cho người lao động. Có thể kể đến chương trình "Gia tăng đặc quyền – Đột phá toàn diện" của Sacombank, có tổng giá trị hơn 50 tỷ đồng với nhiều ưu đãi và quà tặng, hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp miễn phí quản lý tài khoản, phí giao dịch eBanking, giao dịch tại quầy, phí chi lương, phí bảo lãnh và thanh toán quốc tế.

Ngân hàng này cũng dành tặng hàng loạt ưu đãi cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp như: Miễn phí quản lý tài khoản và phí giao dịch online, miễn phí thường niên thẻ tín dụng năm đầu, giảm 50% các năm sau, trả góp lãi suất 0%, hoàn phí bảo hiểm 15%...

Ngoài ra, với hơn 100 đối tác ưu đãi khi sử dụng thẻ doanh nghiệp Visa hoặc Mastercard thuộc các lĩnh vực như Truyền thông – Quảng cáo, Giải pháp văn phòng, Đào tạo – Kết nối, các doanh nghiệp SMEs sẽ có điều kiện tiếp cận được các tiện ích tốt nhất từ các đối tác.

Theo đại diện Sacombank, nhân kỷ niệm 31 năm sinh nhật Sacombank, ngân hàng dành tặng 31 phần quà, mỗi phần quà trị giá 10 triệu đồng dành cho khách hàng thỏa điều kiện của chương trình. Với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, đây sẽ là những phần quà thiết thực giúp doanh nghiệp gửi tặng cho cán bộ nhân viên vào những dịp đặc biệt cuối năm, dịp lễ tết.

"Việc gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động không chỉ giúp doanh nghiệp thiết lập được giá trị văn hóa riêng mà còn giúp tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân sự mới, góp phần xây dựng nền tảng kiên cố để doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai", đại diện Sacombank chia sẻ.

Miền Bắc rét nhất một độ C

Mẫu Sơn (Lạng Sơn), đỉnh núi cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, sáng nay xuống một độ C, Fansipan (Lào Cai) tuyết rơi ngày thứ hai.

Ngày 29/12, miền Bắc bước sang ngày thứ hai chịu ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, nhiều tỉnh miền núi giảm 3-4 độ so với sáng qua. Sau Mẫu Sơn, Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang) rét 4 độ; Pha Đin (Điện Biên), Trùng Khánh (Cao Bằng) 6 độ C.

Đỉnh Fansipan (Lào Cai) tối qua xuất hiện mưa đá, đến nửa đêm tuyết rơi trở lại và duy trì đến sáng nay, tuy nhiên cường độ giảm. Một nhân viên làm việc tại đỉnh Fansipan cho biết, hiện tuyết rơi từ độ cao 2.800 m trở lên, trên đỉnh lớp tuyết dày khoảng 1-2 cm.

Du khách chụp ảnh với tuyết tại Fansipan, sáng 29/12. Ảnh: NVCC

Du khách chụp ảnh với tuyết tại Fansipan, sáng 29/12. Ảnh: NVCC

Tại Hà Nội, hôm nay trời trở lại khô ráo. Hai trạm quan trắc ở Sơn Tây, Ba Vì ghi nhận mức nhiệt 11 độ, các trạm Láng, Hoài Đức, Hà Đông 12 độ C. Đây là nhiệt độ đo trong lều khí tượng, cách mặt đất khoảng 2 m, thực tế ngoài trời thường rét hơn 2-3 độ C.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định, từ mai nền nhiệt miền Bắc nhích 1-2 độ so với hôm nay. Vùng núi phía Bắc trung bình ngày 11-13 độ, trung du và đồng bằng lên 13-15 độ C, vẫn trong ngưỡng rét đậm, rét hại. Sang đầu năm 2023, đồng bằng và trung du miền Bắc thoát khỏi rét đậm, riêng miền núi vẫn duy trì.

Thánh Địa Mỹ Sơn huyền bí một di sản nhân loại ở Quảng Nam

Ninh Thuận khởi công dự án du lịch có tổng vốn đầu tư 550 tỷ đồng

Dự án Khu resort nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực vừa được tổ chức khởi công với diện tích hơn 6,5 ha.

Các đại biểu thục hiện nghi thức khởi công dụ án
Các đại biểu thục hiện nghi thức bấm nút khởi công dự án. Nguồn: ninhthuan.gov.vn

Công ty cổ phần Du lịch Quốc tế Ninh Thuận vừa tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu resort nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực.

Dự án tiêu chuẩn quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực do Công ty cổ phần Du lịch Quốc tế Ninh Thuận làm chủ đầu tư; địa điểm xây dựng Dự án tại thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải.

Dự án được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp Quyết định chủ trương đầu tư lần đầu tại Quyết định số 16, ngày 16/01/2019, điều chỉnh chủ trương lần lượt tại các Quyết định số 197 (ngày 18/6/2020) và Quyết định số 27 (ngày 11/01/2022); với diện tích sử dụng đất 6,53 ha.

Dự án có quy mô gồm khu khách sạn 5 sao với 2 tòa nhà cao từ 12 - 15 tầng (dự kiến từ 200 - 300 phòng), khu biệt thự, khu thương mại phố ẩm thực và các công trình phụ trợ; tổng vốn đầu tư khoảng 550 tỷ đồng.

Về tiến độ, Dự án dự kiến được hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động trong 24 tháng kể từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư điều chỉnh (tháng 12/2023).

Tại lễ khởi công, ông Nguyễn Long Biên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị chủ đầu tư tiếp tục tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình hoàn thành đưa Dự án vào hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra, tuân thủ đúng quy định của pháp luật; các đơn vị tư vấn, các nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; đảm bảo chất lượng, an toàn công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường…

Ông Biên cũng yêu cầu quá trình thi công xây dựng không làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực lân cận Dự án; quan tâm tuyển dụng, sử dụng lao động ở địa phương và đảm bảo an toàn công trường thi công.

Trước đó vào tháng 10/2022, Dự án Khu Resort nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực tại biển Bình Sơn (thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải) từng được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận “điểm danh” là một trong các số Dự án du lịch trọng điểm của tỉnh đang chậm tiến độ.

Ninh Thuận lần đầu tổ chức Festival lướt ván diều quốc tế

Tuần lễ lướt ván diều quốc tế tại huyện Ninh Hải diễn ra từ ngày 16 đến 25/12, thu hút vận động viên từ 15 quốc gia.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Trần Quốc Nam, đây là lần đầu tiên tỉnh tổ chức Festival quốc tế môn lướt ván diều, có sự tham gia của hơn 70 vận động viên từ 15 quốc gia. Lướt ván diều sử dụng sức gió với một chiếc diều công suất lớn để kéo người lái trên mặt nước.

Lễ hội gồm 8 hoạt động: giải đua thuyền trên Đầm Nại với 200 vận động viên; Giải bóng chuyền nữ bãi biển; Giải gofl Na Ra - Bình Tiên; Festival lướt ván diều quốc tế Sailing Bay Ninh Chữ; Lễ hội mai vàng Vĩnh Hy gắn với gian hàng OCOP; Khám phá khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; Giải việt dã 8 km chinh phục cung đường Bình Tiên - Vĩnh Hy... và các chương trình hoạt động hàng đêm (nghệ thuật đường phố, văn hóa ẩm thực, chợ Noel, thi người mẫu nhí, lễ hội hóa trang...).

Ninh Thuận từng đăng cai tổ chức nhiều lễ hội lướt ván diều quốc tế. Ảnh: Hoàng Hùng

Ninh Thuận từng đăng cai tổ chức một số cuộc thi lướt ván diều. Ảnh: Hoàng Hùng

Nổi bật nhất của sự kiện là hoạt động biểu diễn lướt ván diều quốc tế ngày 23/12 tại vùng biển Mỹ Hoà thuộc xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải). Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Nguyễn Văn Hoà, cho biết khu Mỹ Hoà có bãi biển đẹp và có lượng gió quanh năm phù hợp với hoạt động.

Theo ông Trần Quốc Nam, từ đầu năm đến nay, Ninh Thuận thu hút 2,4 triệu lượt khách, vượt mục tiêu 1,9 triệu, trong đó có 12.000 khách quốc tế, còn lại là khách nội địa. Năm 2023, tỉnh dự kiến đón trên 2,7 triệu khách, trong đó 100.000 du khách quốc tế, năm 2024 là 3 triệu và năm 2025, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với khoảng 3,5 triệu lượt khách. Huyện có nhiều kế hoạch thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt là Nga. "Tỉnh hướng tới đưa Ninh Thuận trở thành vùng đất du lịch khác biệt, trong đó có các sản phẩm du lịch độc bản", ông Nam nói.

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, cách TP HCM 340 km, phía bắc giáp Khánh Hòa và phía nam giáp Bình Thuận. Ninh Thuận có Núi Chúa, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới. Huyện Ninh Hải là nơi tập trung nhiều bãi san hô và thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh như: bãi biển Ninh Chử, Vịnh Vĩnh Hy, Hòn đỏ, Hang Rái, Vườn Quốc gia Núi Chúa...