Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2022

3 Chiến lược đầu tư vào các quỹ hoán đổi danh mục ETF

 Nếu lãi suất gửi tiết kiệm vẫn còn thấp thì quỹ ETF sẽ là một kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn, đáng được lựa chọn. Tuy nhiên, đầu tư vào các quỹ hoán đổi danh mục ETF như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay 3 chiến lược bạn có thể áp dụng ngay cả khi mới đầu tư qua bài viết sau đây.

Phương thức giao dịch của quỹ hoán đổi danh mục ETF

Quỹ hoán đổi danh mục ETF là quỹ đầu tư chỉ số chứng khoán, hoặc một rổ tài sản, hàng hóa. Quỹ ETF là sản phẩm lai giữa mô hình quỹ và một cổ phiếu. Vừa mang đặc điểm của quỹ, vừa giao dịch như một cổ phiếu với mức giá thay đổi mỗi ngày, khi thực hiện các giao dịch mua – bán. Các nhà đầu tư có thể mua quỹ ETF trực tiếp tại sàn giao dịch hoặc mua sơ cấp qua các nhà tạo lập.

Tại thị trường sơ cấp, quỹ ETF chỉ phát hành chứng chỉ quỹ theo lô lớn chứ không bán riêng lẻ trực tiếp. Nhà tạo lập quỹ cho phép mỗi lần giao dịch nhà đầu tư được mua tối thiểu một lô chứng chỉ quỹ.

Ở Việt Nam, một lô đơn vị quỹ ETF bao gồm tối thiểu 100.000 chứng chỉ quỹ ETF. Số lượng chứng chỉ của quỹ ETF sẽ không cố định như các quỹ đóng. Nó sẽ dao động theo lượng cung cầu và được điều chỉnh thông qua việc phát hành hay mua lại.

Nhà đầu tư lựa chọn hình thức mua trực tiếp quỹ ETF thường là các đơn vị tổ chức đầu tư hay các thành viên sáng lập quỹ. Còn tại thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư sẽ không giao dịch bằng tiền. Thay vào đó để mua các lô đơn vị quỹ ETF nhà đầu tư sẽ mua bằng danh mục chứng khoán cơ cấu. Tức là mô phỏng nó theo danh mục của các chỉ số tham chiếu đã được đơn vị chấp thuận. 

Sau khi mua các lô đơn vị quỹ ETF, nhà đầu tư được phép chia nhỏ và bán chứng chỉ trên thị trường thứ cấp. Các nhà đầu tư được phép mua các đơn vị quỹ riêng lẻ, thay vì mua những lô lớn trên thị trường sơ cấp.

Trường hợp nhà đầu tư muốn bán chứng chỉ quỹ sẽ có hai cách:

  • Bán các lô đơn vị quỹ của mình ngược lại cho quỹ ETF.
  • Bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho những nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp.

phuong-thuc-giao-dich-cua-quy-hoan-doi-etf

Chứng chỉ ETF được định giá như thế nào?

Nhà sáng lập quỹ ETF sẽ tính toán và công bố giá trị tài sản ròng (NAV)/ đơn vị quỹ hằng ngày và giá trị tài sản ròng quỹ ETF dựa vào giá trị thị trường của các chứng khoán cơ cấu trong danh mục, sau khi đã được trừ đi các chi phí hoạt động.

Tại các phiên giao dịch, sự dao động của giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư thuộc quỹ ETF cùng với nhu cầu mua – bán của các nhà đầu tư làm cho cho thị giá chứng chỉ quỹ thay đổi liên tục. Cơ chế kinh doanh chênh lệch ngang giá (Arbitrage) thường giữ thị giá của chứng chỉ quỹ ETF gần với giá trị tài sản ròng/đơn vị quỹ. Cụ thể:

Nếu giá giao dịch chứng chỉ quỹ ETF cao hơn giá trị tài sản ròng/đơn vị quỹ thì các nhà đầu tư có thể mua các chứng khoán trong rổ chỉ số. Nhằm mục đích đổi lấy các đơn vị quỹ ETF và bán nó trên thị trường để kiếm lợi nhuận.

chung-chi-etf-duoc-dinh-gia-nhu-the-nao

Nhà đầu tư có hai cách để bán là bán lẻ cho các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp và bán ngược lại cho quỹ ETF. Tại trường hợp này, Arbitrage diễn ra làm tăng nguồn cung, tạo áp lực giảm giá kéo thị giá chứng chỉ quỹ về gần giá trị tài sản ròng (NAV).

Ngược lại, nếu giá chứng chỉ quỹ ETF thấp hơn giá trị tài sản ròng/đơn vị quỹ thì các nhà đầu tư có thể mua các đơn vị quỹ ETF để đổi lấy chứng khoán cơ cấu. Sau đó, bán chứng khoán riêng lẻ này ra trên thị trường để kiếm lợi nhuận. Với trường hợp này, Arbitrage làm tăng lượng cầu và tạo áp lực tăng giá và kéo thị giá chứng chỉ quỹ về gần giá trị tài sản ròng.

Lợi ích đạt được khi đầu tư vào quỹ hoán đổi danh mục ETF

Quỹ ETF là một sản phẩm hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư, rất phù hợp với mục tiêu phòng ngừa giảm thiểu rủi ro cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi đầu tư vào quỹ hoán đổi danh mục ETF, các nhà đầu tư sẽ nhận được những lợi ích sau:

Không đòi hỏi phải hiểu chuyên sâu về từng loại cổ phiếu cụ thể

Khi đầu tư vào từng loại cổ phiếu, chứng khoán riêng biệt, các nhà đầu tư cần phải có nhiều thời gian để phân tích cổ phiếu và thời điểm nên thực hiện giao dịch. Việc này sẽ càng trở nên khó khăn hơn khi số lượng cổ phiếu niêm yết ngày một nhiều, con số có thể lên đến hàng nghìn mã cổ phiếu. Trường hợp đầu tư cho quỹ ETF, nhà đầu tư sẽ không cần phải dành nhiều thời gian phân tích lựa chọn cổ phiếu.

Đa dạng hóa các danh mục đầu tư với chi phí thấp giảm rủi ro

Do quỹ ETF được hình thành từ danh mục cổ phiếu mô phỏng danh mục cổ phiếu của chỉ số tham chiếu. Khi nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ ETF đồng nghĩa với việc họ đang nắm giữ một danh mục có tỷ trọng tương tự như chỉ số mà ETF đang mô phỏng.

Với quỹ ETF, các nhà đầu tư có thể tiếp cận đến bộ chỉ số mà không cần đầu tư mua toàn bộ các cổ phiếu thành phần có trong bộ chỉ số. Một quỹ ETF thường được đầu tư vào nhiều tài sản hoặc các công ty có ngành nghề khác nhau. Điều này giúp cho các nhà đầu tư giảm được những rủi ro so với việc đầu tư vào những tài sản cố định nào khác.

loi-ich-dat-duoc-khi-dau-tu-etf

Đầu tư vào thị trường chứng khoán dễ sàng

Từ các sản phẩm của quỹ ETF, nhà đầu tư sẽ được phép đầu tư vào một rổ chỉ số. Rổ chỉ số này sẽ giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư tại nước ngoài theo dõi một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào một rổ chứng khoán như thế này sẽ giúp hạn chế hiện tượng thị trường bị lạm dụng và thao túng.

Bùng nổ vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài

Thông qua ETF các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ tiếp cận đến thị trường chứng khoán của Việt Nam. Thực hiện cơ chế quỹ mở, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị hạn chế sở hữu số lượng chứng chỉ quỹ. Ngoài ra, thông qua ETF nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ gián tiếp sở hữu các loại cổ phiếu đã đạt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa mà họ không thể mua trực tiếp. Với những cổ phiếu đã đạt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa khi đã thực hiện lệnh hoán đổi, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được phép nhận lại. Nguyên nhân là do, công ty quản lý quỹ sẽ bán phần vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hoàn trả lại cho nhà đầu tư.

thu-hut-nguon-von-nuoc-ngoai

3 Chiến lược đầu tư vào các quỹ ETF

Để tận dụng được hết những ưu điểm mà quỹ ETF mang lại, nhà đầu tư cần có những chiến lược hiệu quả. Có thể tham khảo 3 chiến lược tối ưu sau:

Chiến lược phân bổ tài sản

Phân bổ tài sản ở đây nghĩa là phân bổ danh mục đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau. Tùy theo mục tiêu, khả năng chịu được biến cố của từng cá nhân. Các nhà đầu tư có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa,… Điều này nhằm mục đích giúp nhà đầu tư cân bằng rủi ro và cơ hội. 

Quỹ ETF cho phép các nhà đầu tư tự xây dựng các danh mục đầu tư của mình. Do đó, họ hoàn toàn có thể sử các chiến lược phân bổ tài sản nhằm bảo vệ danh mục đầu tư trước những biến động tiêu cực.

Chiến lược đặt cược theo xu hướng mùa

Với những nhà đầu tư mới tiếp cận đến quỹ ETF, chiến lược cần làm đầu tiên là đầu tư theo xu hướng mùa. Một trong những xu hướng theo mùa nổi tiếng nhất được thể hiện qua ngạn ngữ phố Wall “Sell in May and go away”. Trong giới tài chính, đây là câu ngạn ngữ rất nổi tiếng.

Chúng ra sẽ dựa vào lịch sử hoạt động có hiệu quả kém của một số cổ phiếu trong khoảng 6 tháng. Nó được tính bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, so sánh với tháng 11 đến tháng 4. Các nhà đầu tư nếu thực hiện theo chiến lược này sẽ thoái vốn vào tháng 5 và tiếp tục đầu tư lại vào tháng 11.

chien-luoc-dau-tu-quy-etf

Ngoài ra, còn có một chiến lược theo mùa khác đó là thời điểm mùa cưới hay lễ hội. Tuy nhiên, hai thời điểm này không phải lúc nào cũng xảy ra như dự đoán, vì thế các nhà đầu tư nên hết sức cẩn trọng trong đầu tư. Hãy sử dụng tính năng “chặn lỗ” tránh những rủi ro thua lỗ lớn, nếu bạn theo chiến lược vào hai thời điểm này.

Chiến lược đầu tư theo luân chuyển khối ngành

Đầu tư theo luân chuyển khối ngành được xem là một chiến lược khác nhằm mục đích giảm rủi ro. Để những nhà đầu tư mới tiếp cận có thể thực hiện luân chuyển dễ dàng, quỹ ETF luôn hỗ trợ tại các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh tế.

Tại những thời điểm gặp khó khăn với việc một khối ngành nào đó đang trong nguy cơ đi xuống, nhà đầu tư có thể sử dụng các chứng chỉ ETF đang đầu tư để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Có thể đầu tư vào các lĩnh vực mang tính an toàn và có tiềm năng tăng trưởng hơn. Một số lĩnh vực như: điện nước, tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe bản thân,…

Về tổng quan, ETF là một hình thức đầu tư thụ động. Các nhà đầu tư khi mua chứng chỉ quỹ ETF sẽ đa dạng hóa được danh mục đầu tư với một chi phí khá thấp. Việc trao đổi mua – bán khớp lệnh liên tục cũng giúp cho chứng chỉ ETF trở thành kênh đầu tư tốt.

dau-tu-quy-etf-luan-chuyen-theo-khoi-nganh

Với những lợi ích và tổng hợp các chiến lược đầu tư vào các quỹ hoán đổi danh mục ETF được trình bày ở trên, chắc chắn ETF sẽ là lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp các nhà đầu tư lựa chọn được cho mình một chiến lược an toàn và tối ưu nhất.

Công ty bất động sản vừa cho nhân viên nghỉ Tết 2 tháng là ai?

Trải qua những kỳ nghỉ lễ kéo dài cùng với gia đình và người thân là mong muốn của người lao động sau một năm làm việc căng thẳng. Nhưng nghỉ Tết kéo dài đến gần 2 tháng cùng những nỗi lo về thị trường khó khăn có lẽ không dễ chịu chút nào.
Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành bất động sản, khi cái Tết nguyên đán cận kề, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch cho nhân viên nghỉ Tết khá dài so với những năm trước.
Mới đây, Công ty Cổ phần Bất động sản Duyên Hải có thông báo về việc cho nhân viên nghỉ Tết sớm kéo dài gần 2 tháng. Đây được cho là sự việc chưa từng có trong tiền lệ của thị trường bất động sản.
Cụ thể, toàn bộ nhân viên thuộc công ty này sẽ bắt đầu nghỉ từ ngày 12/12/2022 đến hết ngày 05/02/2023. Riêng bộ phận Kinh doanh tiếp tục triển khai bán các sản phẩm đang có của công ty với cơ chế, chính sách theo thông báo.
Công ty cổ phần Bất động sản Duyên Hải (BĐS Duyên Hải) được thành lập ngày 12/07/2018 theo Giấy phép kinh doanh số 5701944679 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Quảng Ninh cấp phép, đổi tên lần 2 ngày 13/11/2018, hoạt động chính trong các lĩnh vực môi giới bất động sản, cung cấp dịch vụ tư vấn và đầu tư bất động sản, cho thuê – quản lý bất động sản.
BĐS Duyên Hải là công ty thành viên của Công ty Cổ Phần Dịch VụĐịa Ốc Đất Xanh Miền Bắc (Đất Xanh Miền Bắc) trực thuộc Tập đoàn Đất Xanh (Dat Xanh Group) – một trong những thương hiệu quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư và phân phối bất động sản tại Việt Nam.
Theo thuyết minh trên BCTC quý 3 của Công ty cổ phần tập đoàn Đất Xanh (DXG) thì DXG có tỷ lệ lợi ích là 19,54% và quyền biểu quyết là 51% tại Bất động sản Duyên Hải (Đây là trường hợp công ty mẹ sở hữu gián tiếp thông qua Đất Xanh miền Bắc).
DXG hiện nay đang có vốn điều lệ 6.093 tỷ đồng và tổng tài sản hợp nhất là 15.297 tỷ đồng tại thời điểm 30/09/2022.
Về kết quả kinh doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu DXG đạt 966 tỷ đồng, tăng gấp 7,5 lần, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại chỉ đạt 891 tỷ đồng, giảm tới 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu do các nguyên nhân:
- Doanh thu hoạt động tài chính giảm 965 tỷ đồng, tương đương 57%.
- Chi phí tài chính tăng gần 1,5 lần, từ 65 tỷ đồng lên 161 tỷ đồng.
Không chỉ Đất Xanh, các doanh nghiệp khác trong ngành BĐS năm nay đang bước vào một "mùa đông khắc nghiệt" và hệ quả tất yếu sẽ là những ngày nghỉ lễ Tết dài hơn mọi năm do tình hình khó khăn của thị trường chung.
Báo cáo mới đây của VNDIRECT cũng đánh giá ngành bất động sản nhà ở đang đối mặt với nhiều thách thức gồm chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu nợ do thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào bất động sản và giám sát chặt chẽ trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cộng thêm áp lực thanh khoản trả nợ vay.
Mặt bằng lãi suất tăng cũng làm suy yếu nhu cầu mua nhà và nguồn cung mới có thể sụt giảm khi quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật đất đai sửa đổi.
Theo Reatimes, trong 9 tháng đầu năm 2022, chỉ có khoảng 40.000 sản phẩm mới được đưa vào giao dịch, tương đương với khoảng 20% so với năm 2019. Tỷ lệ hấp thụ cũng đạt mức thấp nhất tính từ năm 2015 đến nay, ghi nhận khoảng 30%.
Bên cạnh đó, yếu tố tích cực đối với BĐS công nghiệp cũng đang mờ dần khi dòng vốn FDI chậm lại và nguồn cung mới suy giảm do những khó khăn trong thủ tục pháp lý.

TIẾP TỤC SỐNG TỐT NHỜ DÒNG TIỀN NGOẠI HỖ TRỢ VÀ TIỀN ĐẦU CƠ?

Bệnh đau nhức xương khớp không nên ăn gì?

Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ dinh dưỡng không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát nếu biết bổ sung và kiêng khem một cách hợp lý. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm mà người đau nhức xương khớp nên kiêng trong các bữa ăn hàng ngày. Đặt mua sản phẩm tại đây: https://www.facebook.com/bcxbg

1. Thịt đỏ
Trong thịt đỏ có nhiều Protein động vật, có thể khiến cơ thể khó hấp thu và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Cụ thể, các nghiên cứu cho rằng, nếu ăn thịt đỏ quá 5 lần/ tuần thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp gấp 3 lần người bình thường.
Các loại thịt đỏ bao gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu,…thì nên hạn chế. Còn lại, cơ thể cần phải hấp thụ đủ protein trong thịt gà, cá,…
2. Nội tạng động vật
Nhóm nội tạng động vật chính là thực phẩm mà người bệnh cần tránh xa. Trong nội tạng có chứa nhiều sắt, đạmaxit uric, là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, thoát vị đĩa đệm. Người bị đau xương khớp tuyệt đối không nên ăn nhóm thực phẩm này nhé.
3. Đồ ăn nhanh và đồ ăn dầu mỡ
Đồ ăn nhanh và đồ ăn chiên rán chứa nhiều cholesterol xấu và chất béo bão hòa. Nó là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì. Đồng thời, làm tăng khả năng viêm nhiễm ở vùng khớp và có thể thúc đẩy các cơn đau ở người bệnh.
Những đồ ăn nhanh mà người đau nhức xương khớp không nên ăn là: xúc xích, thịt hộp, cá hộp,… và những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.
4. Đồ ăn mặn hoặc chua
Đau nhức xương khớp còn không nên ăn những món gì nữa. Xương khớp không “chịu” nổi những món ăn mặn và chua. Ăn mặn sẽ tăng hàm lượng natri, làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đồng thời, khiến các tế bào khớp tích trữ muối urat, làm tăng nguy cơ bệnh gout, khiến khớp sưng đau.
Ngoài ra, những món ăn chua lên men có chứa axit oxalic như dưa muối, cà muối,… cũng không nên ăn nhiều vì có thể gây hại đến xương khớp.
5. Rượu bia, chất kích thích
Cuối cùng, đau nhức xương khớp không nên ăn gì – món nên kiêng nhất chính là rượu bia, chất kích thích. Nhóm thức ăn này không chỉ khiến các cơn đau khớp tái phát nhiều hơn mà còn gây vô hiệu hóa các loại thuốc chữa bệnh khớp.
Vậy nên, nếu bị đau xương khớp hoặc viêm khớp thì bạn nên kiêng rượu bia, đồ uống có cồn đi nhé!

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

Có 9 bước để đạt tự do tài chính

9 bước để đạt tự do tài chính

Từ khoá "Tự do tài chính" được tìm kiếm khá nhiều trong thời gian gần đây. Đây là mục đích hướng đến của nhiều người trẻ hiện nay, với mong muốn một cuộc sống không bị ràng buộc bởi tiền bạc. Nhưng để đạt được tự do tài chính là một hành trình không dễ dàng và sẽ có sự khác biệt ở mỗi người.
Tự do tài chính cũng không đồng nghĩa với giàu có, phải sở hữu biệt thự, xe sang mà là sự cân đối chi tiêu và thu nhập,…Có thể hiểu, tự do tài chính là trạng thái mà con người có đủ tiền để trang trải cuộc sống hay đưa ra những quyết định nào đó mà không bị vướng bận về tiền bạc.
Có 8 cấp độ của Tự do tài chính: Có tài khoản dự phòng, Đủ tiền cho những kỳ nghỉ, Hạnh phúc với tiền bạc, Tự do trong lựa chọn, Sẵn sàng để nghỉ hưu, Sẵn sàng cho một kỳ nghỉ hưu tốt, Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ, Có nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chi tiêu.
Mỗi người có cuộc đời khác nhau và có thể con đường đi đến tự do tài chính vì thế cũng không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có 9 bước cơ bản để đạt đến tự do tài chính.
Bước 1: Hiểu vị thế tài chính của bản thân
Hình dung rõ ràng về những khoản nợ, chi phí hàng tháng, thu nhập và những khoản tiết kiệm sẽ cho bạn biết về vị thế tài chính của bản thân.
Bước 2: Viết ra mục tiêu của mình
Tại sao bạn cần tiền? Khi đủ tiền, đâu là mục tiêu bạn sẽ thực hiện? Trả nợ? Kinh doanh? Đi du lịch?
Hãy viết ra 5 mục tiêu hàng đầu mà bạn muốn đạt được trong 1, 5, 10 và 20 năm tới.
Các mục tiêu phải cụ thể, đo lường được, thực tế và có thời hạn. Ví dụ, bạn định tích lũy 5 tỷ đồng vào năm 2050 cho quỹ hưu trí của mình bằng cách đầu tư 2 triệu đồng mỗi tháng với lãi suất 10%/năm. Đây là một ví dụ về mục tiêu THÔNG MINH, vì nó cụ thể, có thể đo lường được, thực tế và có thời hạn.
Bước 3: Theo dõi chi tiêu
Việc theo dõi chi tiêu là một bước quan trọng, vì nó khiến bạn có trách nhiệm hơn. Việc này cũng giúp bạn nhận ra nhiều khoản chi tiêu không cần thiết do bốc đồng.
Bước 4: Trả tiền cho bản thân đầu tiên
"Hãy trả tiền cho bản thân trước" (pay yourself first) là cụm từ phổ biến trong tài chính cá nhân, diễn tả việc bạn tự động chuyển ngay một khoản nhất định từ số tiền lương tại thời điểm nhận được vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư, trước khi bạn chi tiêu.
Trên thực tế, rất nhiều người tiêu tiền tuỳ ý, nên lúc khẩn cấp, họ không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào. Vì thế, "trả tiền trước cho bản thân trước" chính là đảm bảo cho bạn tương lai của bạn.

Bước 5. Chi tiêu ít hơn một cách có lý trí
Tiền tiết kiệm được mới là số tiền bạn thực sự sở hữu.

Chi tiêu ít hơn không có nghĩa là bạn phải thỏa hiệp với lối sống hiện có hoặc sống khốn khổ. Tự do tài chính hướng bạn đến chi tiêu thông minh, và giảm chi phí một cách sáng tạo như nấu ăn tại nhà hay ghi nhớ các khoản nợ có lãi.
Trì hoãn một vài ngày đối với những món đồ không thiết yếu có thể giúp bạn giảm tình trạng mua sắm bốc đồng.

Bước 6. Trả các khoản nợ

Trả bớt nợ giúp dòng tiền trong tương lai của bạn dồi dào hơn, nâng cao xếp hạng tín dụng.

Bạn có thể trả nợ theo hai cách. Trả những khoản nợ nhỏ rồi trả dần các khoản lớn hơn, hoặc trả những khoản nợ có lãi cao nhất trước tiên.

Bước 7. Luôn giữ sự nghiệp của bạn tiến lên

Tăng thu nhập của bạn - trong khi giữ mức chi tiêu trong tầm kiểm soát - là cách nhanh chóng để đến gần tự do tài chính. Nỗ lực thăng tiến sự nghiệp sẽ giúp nâng cao thu nhập.

Bước 8. Tạo thêm nguồn thu nhập

Các chuyên gia tài chính khuyến khích mọi người nên có nhiều nhất 5 nguồn thu nhập. Vì vậy, nếu bạn đang có một công việc hành chính thì xin chúc mừng - bạn đang có một nguồn thu nhập. Bây giờ, hãy tìm thêm 4 nguồn nữa.

Thu nhập bổ sung đến theo 2 cách.

Thứ nhất là thu nhập chủ động, tức là bạn đánh đổi thời gian lấy tiền. Với cách này, bạn bị giới hạn bởi 24 giờ trong ngày. Ngoài một công việc ổn định, bạn có thể làm thêm như viết văn, lái xe công nghệ, thiết kế,...

Thứ hai là thu nhập thụ động, tức là bạn thực hiện công việc đó một lần và để đồng tiền tiếp tục làm việc. Ví dụ như bán nội dung kỹ thuật số cho các khoá học/cuốn sách điện tử, đầu tư vào cổ phiếu,...

Bước 9. Đầu tư

Bước triển vọng nhất để đạt được tự do tài chính là đầu tư. Đầu tư càng nhiều càng tốt và càng sớm càng tốt để tận dụng sức mạnh của lãi kép. Sau đó, hãy tăng các khoản đầu tư mỗi năm với tỷ lệ cao hơn mức tăng thu nhập của bạn.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Cổ phiếu Novaland ngắt chuỗi giảm 18 phiên liên tiếp

Hơn 50 triệu cổ phiếu Novaland chào bán giá sàn được hấp thụ chỉ trong hai phút đầu phiên chiều, nhờ đó hút thêm dòng tiền đưa giá về tham chiếu.

Thị trường chứng khoán hôm nay tăng mạnh từ lúc mở cửa, nhưng cổ phiếu của Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) vẫn ngược dòng giảm hết biên độ. Trước giờ nghỉ trưa, khối lượng NVL chào bán tại giá sàn 19.050 đồng lên đến 50 triệu cổ phiếu nhưng lực mua không đáng kể. Điều này khiến cổ phiếu này có thời điểm đứng đầu danh sách những mã tác động tiêu cực nhất đến VN-Index.

Tuy nhiên, chỉ trong hai phút đầu phiên chiều, dòng tiền đổ mạnh vào thị trường đã hấp thụ toàn bộ cổ phiếu Novaland ở giá sàn và đưa thị giá về lại tham chiếu 20.450 đồng. Bên mua và bán giao dịch sôi động khiến biên độ giá từ đó đến cuối phiên biến động mạnh, có lúc tăng gần 4% lên 21.200 đồng rồi lập tức đảo chiều giảm gần 6% về 19.200 đồng.

Cuối cùng, lượng lớn cổ phiếu được sang tay tại giá tham chiếu trong phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) giúp Novaland cắt chuỗi giảm 18 phiên trước đó, trong đó có 17 phiên liên tiếp giảm sàn. Chuỗi lao dốc đã khiến thị giá cổ phiếu giảm gần 71%, từ 70.000 đồng xuống vùng giá thấp nhất từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM cách đây sáu năm. Vốn hoá thị trường cũng bốc hơi khoảng 100.000 tỷ đồng, hiện còn xấp xỉ 40.000 tỷ đồng.

đồngNVL mới cắt chuỗi giảm 18 phiên liên tiếp4-130/321/69-928/1114/126/114/224/28-318/312-422/46-518/530/59-61-713/725/74-816/826/821/93-1013/1025/104-1116/11020k40k60k80k100kVnExpress24/5
 Giá: 77 200Hôm nay có hơn 104 triệu cổ phiếu Novaland được khớp lệnh, kém kỷ lục được thiết lập tuần trước khoảng 24 triệu cổ phiếu. Khối cổ phiếu này tương ứng 2.050 tỷ đồng, đứng đầu sàn TP HCM và gần bằng tổng giá trị giao dịch của ba mã đứng sau là HPG, SSI và STB cộng lại.

Dòng tiền đổ vào "giải cứu" NVL không lâu sau khi NovaGroup - cổ đông lớn nhất của Novaland – thông báo bán thoả thuận 150 triệu cổ phiếu từ ngày 30/11 cho các nhà đầu tư, tổ chức có năng lực tài chính để giảm tỷ lệ sở hữu từ 36,46% xuống 28,76%

NovaGroup cuối tuần trước cho biết việc đàm phán thành công với nhà đầu tư và các tổ chức có năng lực tài chính nhận chuyển nhượng một phần vốn tại Novaland "là tín hiệu tích cực để kịp thời bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới".

Doanh nghiệp thuộc sở hữu của ông Bùi Thành Nhơn cho biết số tiền thu được từ thương vụ thoái vốn sẽ bổ sung nguồn vốn xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính về mức an toàn trong chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn.

Phương Đông

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

Bắc Giang bứt phá nhờ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hiện nay, Bắc Giang không chỉ là điểm đến của hàng loạt các doanh nghiệp công nghệ lớn mà việc ứng dụng khoa học, công nghệ (KHCN) trong nông nghiệp cũng giúp tỉnh phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng như: Gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn... đem lại danh tiếng cũng như giá trị kinh tế to lớn cho địa phương.
Trong thời gian qua, ngành khoa học, công nghệ của tỉnh Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Là tỉnh xuất phát điểm thấp, song đến nay Bắc Giang thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước, là điểm sáng và là một trong những địa phương có sức hấp dẫn nhất về thu hút đầu tư.
Giai đoạn 5 năm (2016-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 14%/năm - thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước. Ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang duy trì đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía bắc.
Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đạt kết quả tích cực; các chỉ số đánh giá cấp tỉnh đều được cải thiện mạnh mẽ, nhiều chỉ số quan trọng nằm trong top đầu cả nước như: Chỉ số hiện đại hóa nền hành chính; chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số... Các ngành kinh tế từng bước được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh. Vị thế tỉnh Bắc Giang ngày càng được nâng cao.
Đặc biệt, vượt qua những khó khăn, thách thức, trong 9 tháng đầu năm 2022, kinh tế của tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì đà phục hồi và bứt phá mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GRDP dẫn đầu cả nước với giá trị gia tăng 23,98%.
Đòn bẩy tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Thực tiễn Bắc Giang những năm qua cho thấy, ở đâu có sự sáng tạo trong đổi mới các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, chính sách, ở đó đều có sự tiến bộ vượt bậc. KHCN thực sự là đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển KHCN, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KHCN. Đồng thời gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động KHCN, tập trung vào các lĩnh vực: Thúc đẩy phát triển thị trường KHCN và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học với đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm, phát huy tối đa thành quả của cuộc CMCN lần thứ 4. Phát huy vai trò Sàn giao dịch công nghệ ảo để tạo điểm đến giao dịch công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức KHCN, nhà khoa học, đồng thời là nền tảng cho các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ. Đặc biệt tập trung phát triển kinh tế số - một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số.
Bắc Giang đặt quan điểm phát triển KHCN không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà còn cần động lực và sự phối hợp chặt chẽ từ khu vực tư nhân. Coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ứng dụng KHCN vào khu vực tư nhân, hướng đến phát triển doanh nghiệp KHCN, phát huy được kỹ năng và tính năng động sẵn có, lan tỏa của yếu tố KHCN trong toàn xã hội.
Từ quan điểm này, với chính sách chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên chấp thuận đối với các doanh nghiệp công nghệ và các doanh nghiệp có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao trong quản trị, tỉnh Bắc Giang đã và đang là điểm đến của hàng loạt các doanh nghiệp công nghệ lớn. Những kết quả đó là tiền đề để KHCN tỉnh tạo nên những bước bứt phá mới trong những năm tiếp theo.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng KHCN được tỉnh Bắc Giang ban hành đã và đang phát huy hiệu quả như: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường KHCN; hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...
Qua đó, tạo điều kiện cho KHCN đổi mới mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh.
Trong sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao mà lần đầu tiên được sản xuất ở Bắc Giang như: Sản phẩm của Apple Watch, máy bay không người lái, một số sản phẩm điện tử, máy tính và phụ kiện, sản phẩm quang học, pin năng lượng mặt trời...
Đây là những sản phẩm công nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; là những sản phẩm chủ lực, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp công nghệ cao.
Trong sản xuất nông nghiệp đã quan tâm ứng dụng KHCN, phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Hiện nay, Bắc Giang đã xây dựng được 766 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị như: Vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế, vùng chăn nuôi và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên...
Bắc Giang đang hình thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với quy mô gần 50.000 ha, trong đó Lục Ngạn là nòng cốt với sản phẩm chủ lực vải thiều, cam, bưởi, ổi, táo… được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Bên cạnh đó, tỉnh rất quan tâm phát triển sản phẩm chủ lực thông qua việc tạo lập, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bắc Giang là tỉnh được đứng trong top đầu cả nước, bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng của tỉnh như: Gà đồi Yên Thế, rau Yên Dũng, na dai Lục Nam, bưởi Hiệp Hòa, vú sữa Tân Yên... Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ, cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Tọa đàm xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Bắc Giang năm 2022 - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Vì mục tiêu phát triển bền vững
Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xác định: "Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt, dựa chủ yếu vào KHCN và đổi mới sáng tạo, đưa KHCN, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng".
Với mục tiêu: Phát triển tỉnh Bắc Giang bền vững trong thời gian tới là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về quy mô kinh tế và mức độ phát triển công nghệ vào năm 2025, ngành KHCN Bắc Giang chú trọng phát triển theo mô hình, giải pháp sau:
Phát triển các sản phẩm công nghệ, tập trung đầu tư nguồn lực từ khu vực công hơn nữa cho phát triển công nghệ, ưu tiên công nghệ lõi để tiếp cận, chuyển giao, chú trọng, nâng cao hơn nữa hiệu quả của chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ ở Bắc Giang.
Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, xác định công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - ứng dụng KHCN trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP hướng tới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (cây vải thiều, cam, bưởi, lúa, rau mầu, gỗ; con lợn, con gà). Tập trung vào nhóm sản phẩm đặc sản địa phương như vải thiều Lục Ngạn, rượu làng Vân, mỳ gạo, mật ong… Nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất, chuỗi giá trị đã hình thành có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển ở địa phương như Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP).
Đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì, nhãn mác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020-2025. Hỗ trợ các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã,… xây dựng, đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 có 90% số sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp.
Phát huy hiệu quả của chính quyền điện tử, chính quyền số trong việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Ứng dụng rộng rãi về công nghệ thông tin và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng cơ sở dữ liệu số ngành KHCN, đáp ứng yêu cầu toàn bộ dữ liệu phải được số hóa, quản lý và khai thác trực tuyến.
Tập trung mọi nguồn lực cho phát triển KHCN. Tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương và nguồn hỗ trợ vốn, công nghệ của nước ngoài. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KHCN.

Tân Yên (Bắc Giang): Dựng xây chợ đầu mối gia cầm liên vùng Liên Sơn

Khoảng mười năm trở lại đây, trên địa bàn xã Liên Sơn (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã hình thành chợ đầu mối tiêu thụ gia cầm, số lượng gà thịt được "xuất khẩu" hàng ngày từ nơi đây ước tính lên đến khoảng 500 tấn.

Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại và dịch vụ. Là điểm đến tin cậy của nhiều thương lái, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong tương lai gần.

Tân Yên (Bắc Giang): Dựng xây chợ đầu mối gia cầm liên vùng Liên Sơn - Ảnh 1.

Chợ gà Đình Nèo hiện được họp tự phát, gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông và môi trường,

Tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo địa phương

Cách trung tâm huyện Tân Yên chừng 3km, nằm giữa hai thị trấn: Thị trấn Cao Thượng và thị trấn Nhã Nam, Liên Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi, giao thương kết nối Lạng Sơn- Hà Nội- Thái Nguyên. Với diện tích tự nhiên là 7,67km2, dân số hiện nay khoảng 6.300 nhân khẩu với 1.713 hộ gia đình ở 7 thôn xóm.

Khác xa với vài năm trước, Liên Sơn hiện nay đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt là đã chuyển mình mạnh mẽ sau Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Là một xã có diện tích vườn đồi lớn phù hợp cho phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp với chăm nuôi gia cầm, trú trọng phát triển sản xuất kinh tế theo hướng hàng hóa, an toàn.

Đặc biệt là phong trào thi đua chung tay xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội đã tuyên truyền vận động nhân dân trong xã hiến đất và tài sản trên đất cho dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp quốc lộ 17 được 2.540m2 đất thổ cư, trị giá hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân xã Liên Sơn đã "góp công- góp của" hiến đất để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng và các công trình văn hóa…

Kết quả, từ năm 2012 đến nay, toàn xã Liên Sơn đã huy động nhân dân đóng góp được trên 68 tỷ đồng, vận động nhân dân hiến được 27.480m2 đất, cứng hóa được trên 20 km đường giao thông nông thôn. Đến cuối năm 2014 xã Liên Sơn được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Đến năm 2023, xã Liên Sơn phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Theo con số thống kê của UBND huyện Tân Yên, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của xã Liên Sơn năm 2022 ước đạt 121,5 tỷ đồng; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 167,4 tỷ đồng; thương mại- dịch vụ: 154,8 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2021 đạt 443,7 tỷ đồng.

Nhận thấy tiềm năng của xã, UBND huyện Tân Yên và đã sớm quy hoạch và đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang điều chỉnh bổ sung xây dựng 5 KCN, 8 CCN tập trung với tổng diện tích lên đến 915ha. Trong đó, phải kể đến dự án quy hoạch CCN Tân Sơn tại xã Liên Sơn với điểm nhấn nhằm phát huy thế mạnh của xã hiện nay đó là Chợ đầu mối gia cầm (Chợ gà). 

Theo đánh giá của các chuyên gia, CCN này và chợ đầu mối chế biến nông lâm sản sẽ phụ trợ, thúc đẩy phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi… Đây là hướng đi đúng đắn, của cấp ủy cũng như chính quyền địa phương.

Tân Yên (Bắc Giang): Dựng xây chợ đầu mối gia cầm liên vùng Liên Sơn - Ảnh 2.

Quy hoạch khu chợ đầu mối mới nằm trong Tổ hợp dự án khu đô thị, cụm công nghiệp Tân Sơn, Liên Sơn.

Điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nông nghiệp xanh

Chợ gà đầu mối ở Tân Yên được hình thành từ khu vực ngã ba Đình Nẻo (Liên Sơn). Đây là nơi giao thông thuận lợi- địa điểm "xuất khẩu" gia cầm đi các tỉnh thành. Chợ gà Đình Nẻo hiện có khoảng hơn 200 hộ kinh doanh buôn bán nằm sát quốc lộ 17 và tỉnh lộ 298, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 500 tấn gà đi các tỉnh thành cả nước.

Tuy nhiên, cũng đã trở thành "điểm nóng" gây cản trở, ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, phát tán dịch bệnh…Do đến nay chợ vẫn là tự phát, chưa có đơn vị vận hành, chưa được quy hoạch quy củ…

Việc xây dựng chợ đầu mối tập trung không chỉ giúp giải quyết vấn đề về trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, PCCC mà còn giúp các hộ tiểu thương ổn định buôn bán, từ đó xây dựng thương hiệu địa phương.

Hơn nữa, huyện Tân Yên đã phê duyệt dự án và đang tiến hành giải phóng mặt bằng, tổ chức mời thầu với gói thầu xây dựng đường tỉnh 298 kéo dài, chạy qua cụm CCN và chợ đầu mối để kết nối với vùng nguyên liệu của Yên Thế.

Trong tương lai gần, khi Chợ đầu mối gia cầm Liên Sơn đi vào hoạt động, sẽ giúp thay đổi diện mạo hạ tầng đô thị địa phương và còn góp phần thu hút làn sóng đầu tư, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Liên Sơn và huyện Tân Yên.

Liên hệ: Dự: 0977042060