Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022

Cách duy nhất để trở nên siêu giàu có

Yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện làm giàu thời hiện đại là đầu tư, tất cả những gì phải làm là rót gần như toàn bộ tiền bạn có vào một điều gì đó.

Nếu có kết quả tích cực, một năm sau bạn sẽ kiếm thêm được 3% lợi nhuận. Nếu không, chuyện mất trắng là khó tránh.
Song, không phải ai cũng dám mạo hiểm bởi hàng triệu người hiện nay - ngày ngày vẫn đi làm thuê. Dĩ nhiên, nếu nói một cách lạc quan, bạn làm việc cho ông chủ giàu có và hưởng vài lần tăng lương đáng kể. Song hầu hết các trường hợp, số tiền lương không bao giờ là một gia tài.
Nếu bạn hy vọng trở thành người siêu giàu, làm thuê cho người khác sẽ không bao giờ giúp bạn có được điều đó
Ngược lại, một kịch bản khác tiêu cực hơn là bạn bỗng nhiên bị đuổi việc hoặc doanh nghiệp nơi bạn làm việc phá sản - mọi công sức, thời gian, cống hiến và hy sinh đổ xuống sông xuống biển (trường hợp này không xét đến những người an phận với số tiền kiếm được hàng tháng).
Viễn cảnh lạc quan thường có hạn, trong khi đó, có vô số trường hợp đóng cửa, phá sản hoặc nghỉ việc hàng ngày vẫn diễn ra. Đó là hệ quả của việc đầu tư "nhầm".

Giàu vì "tiền"

Thực tế, nếu bạn mơ về những giấc mơ giàu có, chuyện đi làm thuê sẽ chẳng bao giờ biến giấc mơ thành thực. Chính phủ Mỹ cũng phải đồng ý với nhận định này.
Hãy kiểm tra đơn khai thuế hàng năm của "Top 400 cá nhân kiếm ra nhiều tiền nhất", tài liệu do Sở Thuế vụ Mỹ (Internal Revenue Service - IRS) công bố mới đây:
Vào năm 2009, cần kiếm được 77,4 triệu đô la trong tổng thu nhập để lọt vào top 400. Con số này đã giảm từ 109,7 triệu đô (2008) và giảm một cách đáng kể từ kỷ lục cao nhất là từ 238,8 triệu đô (2007).

Điểm thú vị ở đây là cách mà Top 400 người kiếm ra tiền, trong đó:

- Tiền lương bổng: 8,6%
- Lãi suất: 6,6%
- Cổ tức: 13%
- Quan hệ đối tác và liên minh: 19,9%
- Thặng dư vốn: 45,8%

Vài kết luận thú vị là:

- Làm việc kiếm lương tháng sẽ không làm bạn giàu lên được.
- Sở hữu những khoản tiết kiệm cho thu nhập an toàn cũng không làm bạn giàu lên được.

- Đầu tư vào nhóm công ty, mua cổ phần sẽ không giúp bạn giàu lên.

- Sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp không chỉ lập được quỹ tiền vững chắc, mà một ngày nào đó còn có thể tạo ra một vận may tài chính khổng lồ.
Bạn thấy số liệu của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ khó tin? Hãy kiếm tra chéo với danh sách tỷ phú của Forbes: Bill Gate, Carlos Slim Helu, Amancio Ortega, Warren Buffet, Larry Ellison, Charles Koch, David Koch, Sheldon Adelson, Christy Walton...
Rõ ràng, làm giàu - về mặt tiền tệ - là kết quả của việc đầu tư vào chính mình và người khác, chấp nhận rủi ro, làm thành công nhiều công việc nhỏ... và rồi làm những việc to lớn hơn một cách đúng đắn.
Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn vẫn không thể (hoặc chưa thể) thấy mình giàu có? Vẫn còn một kiểu "giàu có" khác.

Giàu vì "tình"

Các doanh nhân đều có chung một điểm khó phủ nhận. Khi ai đó nói chuyện với họ về những thứ liên quan tới "tiền" - chiến lược phát triển, doanh thu, IPO,...họ tỏ ra khá hứng thú, nhưng thực sự bản thân họ không gắn bó máu thịt với những chuyện đó bằng một thứ khác.
Đó là đời sống doanh nhân. Là một doanh nhân, họ cảm thấy ra như thế nào? Câu hỏi này thường khiến đa số họ hào hứng vô cùng.
Họ bắt đầu cởi mở chia sẻ về những thử thách, trách nhiệm, sứ mệnh, mục đích, hay cách họ tiếp nhận thành quả, niềm vui khi "ngồi" đúng vị trí trong những "đội hình" thực sự và quản trị những "đứa con số phận" ra sao...
Những biểu hiện về tâm lý ở trên xảy ra thường xuyên. Theo Tạp chí doanh nghiệp Inc., tâm lý này xảy ra khi xuất hiện nhiều điểm nối giữa những giấc mơ vô định và nhiều con số kinh doanh đo đếm được.
Mọi doanh nhân thường thích nói chuyện về chuyện "làm doanh nhân ra sao", vì khi đó họ thấy mình đang sống - thoải mái hiện thực hóa mọi kế hoạch, được quyền quyết định, được quyền mắc sai lầm.
Khi đó thế giới của họ không bị giới hạn trong những con số tài chính, mà còn mở rộng ra tới mọi góc cạnh cá nhân. Ở khía cạnh đó, họ thấy mình giàu có - thực sự giàu có.
Vì vậy, để người giàu thấy mình giàu có kiểu đo đếm được (góc độ tài chính) hay vô định (góc độ cá nhân), họ đều phải bước chung một con đường - là sở hữu doanh nghiệp của riêng mình.
Kết luận trên không xui khiến bất kỳ ai bỏ việc ngay lập tức; trên thực tế, bạn không nên làm thế. Một trong những cách hạn chế rủi ro là bạn vẫn giữ một công việc cố định trong khi từng bước xây dựng cơ ngơi của riêng mình.
Một lý lẽ khó thể chối cãi, là thế giới luôn tồn tại một nhóm người sống cuộc đời của họ theo những cách riêng nhất, giúp họ đi đến tận cùng cuộc sống nhất. Họ là doanh nhân.

Bí quyết để có cuộc sống hạnh phúc và giàu có

Đa số chúng ta đều tìm kiếm bí quyết để có cuộc sống hạnh phúc và giàu có ! Thật may mắn là bí quyết để có cuộc sống giàu có và hạnh phúc lại được xây dựng dựa trên những thói quen rất đơn giản .

Đa số chúng ta đều tìm kiếm cách và con đường ngắn nhất để có thật nhiều tiền của, sống cuộc đời giàu sang hạnh phúc. Thật may mắn là bí quyết để có cuộc sống giàu có và hạnh phúc lại được xây dựng dựa trên những thói quen khá đơn giản , chỉ cần bạn kiên tâm cao độ, tập trung, cam kết và nghiêm chỉnh trong lối sống thì sẽ có cuộc sống giàu có và hạnh phúc như ý được.
Sau đây mời các bạn cùng ngâm cứu bí quyết giúp bạn có cuộc sống giàu có và hạnh phúc trọn vẹn như ý:


1. Thức dậy trước 3 tiếng trước khi đến nơi làm việc: 
Khái niệm ngủ nướng dễ thường là xa xỉ đối với những người giàu có thành đạt , họ thường không ngủ quá 4 giờ một ngày.


2. Dành nhiều thời gian để đọc sách: 
Theo một thống kê cho thấy có đến 86% những người giàu có đều thích đọc sách, một con số ấn tượng so với 26% ở người nghèo.Có đến 88% người giàu dành 30 phút Ngày ngày để đọc, con số này ở người nghèo là 2%. Có đến 75% những người thất nghiệp là mù chữ , trước khi muốn giàu có chúng tôi đều phải được giáo dục tốt đã.
3. Chỉ dành không quá 1 giờ để xem tivi: 
Điều này cũng dễ lý giải , vì họ quá bận rộn , quỹ thời gian hạn hẹp nên xem ti vi không phải là yêu tiên hàng đầu đối với họ.


4. Dành 30 phút ngày ngày để tập thể thao: 
Yoga, chạy bộ hay đơn giản là đi bộ. Một sức khỏe viên mãn tương trợ đắc lực cho bạn trên con đường đến với Thành tựu vốn không ít gian khó.
5. Dạy cho con cách tự lập giống mình: 
Nhiều những Nhà ở giàu có , họ luôn giáo dục con cái phải tự lập ngay từ nhỏ. Không ỷ lại vào phụ mẫu , họ muốn con cái họ rồi đây sẽ Thành tựu trên chính đôi chân của mình.


6. Nói không với cờ bạc : 
Cứ tưởng như những người giàu có thì sẽ dễ dàng hoang phí tiền bạc của mình cho trò đỏ đen. Nhưng không chỉ có 23% trong số họ làm vậy mà thôi , họ hiểu rằng cờ bạc chỉ đem lại phiền phức và lãng phí.
7. Chuyên tâm vào một mục tiêu: 
80% những người giàu có khuynh hướng tập kết vào việc hoàn tất một mục tiêu độc nhất, trong lúc chỉ có 12% người nghèo làm điều này. Dành tất sức lực vào 1 mục tiêu sẽ cho Cuối cùng ưu tú nhiều mục tiêu cùng lúc.


8. Tránh xa truyền hình thực tế: 
Chỉ 6% người giàu bỏ thời gian theo dõi các Các quy định thực tế trên TV so với 78% người nghèo. Hầu hết chúng đều có định dạng khiến người chơi trở thành nức tiếng theo kiểu trúng số khiến họ trở thành mơ mộng hão huyền.


9. Không ngừng nâng cao kiến thức: 
Những người được thăng tiến trong tầng lớp có một niềm say mê học tập chung kiếp. Họ không ngừng học tập để nâng cao am hiểu, luôn dám đối chọi với khó khăn thử thách.


10. Dành nhiều thời gian cho Internet: 
Trong xã hôi Phát nổ công nghệ thông báo, những người giàu luôn là những có mối quan tâm hàng đầu với internet. Mọi công việc của gia tộc ngày phần nhiều được giải quyết bằng internet


11. Có danh sách công việc cụ thể : 
81% những người giàu thường sẽ có một danh sách công việc phải làm , so với 19% người nghèo. Họ có khuynh hướng hình thành bản danh sách có nhiều tham vọng ngay từ đầu.


12. Đề ra mục tiêu để phấn đấu: 
Có một người giàu đã nói thế này: Bạn phải quyết định chính xác những gì bạn muốn. Bạn thiết lập các mục tiêu và ghi chép ra , sau đó hãy thực hiện tốt những gì bạn đã ghi lại.


13. Tránh xa những thói xấu đời thời: 
76% người giàu đều tin rằng những tật xấu có thể dẫn tới sự kém may mắn trong đời ngược với 9% những người nghèo. Nhà tuyển mộ có ấn tượng xấu ngay lần đầu với người có nhiều tật xấu nên họ mất đi cơ hội tiến thân.


14. Để tâm trí nói thay miệng: 
6% người giàu có khuynh hướng bộc bạch ý kiến của bản thân về các sự việc xung quanh. Còn 69% người nghèo thì thích biểu hiện mình bằng lời nó. Người có thành tựu hiểu được mọi tình huống, quan sát, phân tách và nhận thức được thực chất sự việc đang diễn ra.


15. Giáo dục tốt cho con cái: 
Những người giàu luôn có tinh thần được việc, họ giáo dục cho con mình kỹ năng tầng lớp cao ngay từ nhỏ. Rồi đây các kỹ này góp phần vào sự Thành đạt con cái của họ


Tóm lại, để thành công trong cuộc sống thì sự thành công về tài chính đó là sự đảm bảo cho hạnh phúc với đa số người! Vậy để thành công về tài chính thì bắt buộc bạn phải dành nhiều thời gian suy nghỉ, học tập và nghiên cứu về tài chính, bạn phải am hiểu về tài chính, về dòng tiền, về quy luật luân chuyển tài chính trong xã hội tại bối cảnh bạn đang sống, Và đặc biệt bạn muốn làm tài chính thì bạn phải có chỉ số thông minh tài chính, bạn hiểu rỏ giá trị của đòn bẩy tài chính quyết định thành công lớn như thế nào?

Bài học thành công từ hai bàn tay trắng của tỷ phú Donald Trump

Từ hai bàn tay trắng, Donald Trump trở thành tỷ phú hàng đầu thế giới và được mệnh danh là ông trùm của bất động sản Mỹ. Quyết đoán, tập trung và không ngừng nghỉ, ông thậm chí có thể vượt qua một cách đầy ngoạn mục những phi vụ làm ăn không tưởng nhất. Vậy ông đã làm thế nào để có được chỗ đứng ngày hôm nay?

Những bài học của ông có thể giúp được gì trên con đường chinh phục đỉnh cao của chúng ta,


1.Những trở ngại là cánh cửa dẫn đến thành công

Kinh doanh là phải đối mặt với rủi ro và luôn luôn có những rủi ro tiềm ẩn. Khi bắt đầu kinh doanh, bạn phải luôn sẵn sàng đón nhận những rủi ro hợp lý và tuyệt đối không bao giờ chơi những trò may rủi. Hãy kiểm soát rủi ro để một thất bại nhỏ không loại bạn ra khỏi cuộc chơi vĩnh viễn. Rủi ro lớn nhất trong cuộc sống đó chính là không sẵn lòng đón nhận rủi ro

2.Bạn không thể làm việc một mình

Donald Trunp cho biết: “Tôi học được nhiều điều về kinh doanh trong suốt chặng đường vừa qua, đặc biệt là phương thức huy động các nguồn lực: vốn, cơ sở hạ tầng, các loại dịch vụ, và đặc biệt là được hợp tác với những tài năng lớn. Bạn không thể làm việc gì một mình”.

Xây dựng đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để bạn gặt hái được những thành công lớn lao. Sau khi chọn ra đội ngũ làm việc tốt nhất, bạn hãy để cho họ hoạt động tự do. Nhưng tất cả họ đều biết rằng họ chịu trách nhiệm giúp thực hiện các ý tưởng của bạn. Hãy luôn nhớ rằng: Trong đội ngũ của bạn không được tồn tại những cá nhân không làm việc.

Bạn không thể làm việc gì một mình. Xây dựng một đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để bạn gặt hái được những thành công lớn lao.

3.Kỹ năng thương thuyết là bước đệm thành công

Đó là lý do tại sao tất cả các doanh nhân cần phải có kỹ năng thương thuyết tốt – vừa phải cứng rắn, vừa phải mềm mỏng. Một kết cục hai bên cùng có lợi là yếu tố cực kỳ quan trọng. Cuối mỗi cuộc thương lượng, bạn cần biết rằng đối thủ của bạn có trở thành đối tác của bạn hay không. Và tất nhiên bạn hãy muốn giữ quan hệ làm ăn lâu dài với họ trong thương vụ này và cả những thương vụ khác trong tương lai.

4. Không bao giờ đầu hàng

Một khi đã vào guồng, bạn và các đồng nghiệp không bao giờ được lùi bước. Hãy nghĩ tới sức mạnh của câu này: “Quyết không lùi bước”

Khả năng kinh doanh không tự nhiên mà có, bạn phải học hỏi dần dần. Bạn làm cho mọi việc diễn biến theo ý mình nếu bạn là người có ý chí, kỹ năng, kiến thức và sức mạnh cá nhân. Đây là những phẩm chất bạn có thể học được và cải thiện khi thực hành.

5. Nhấn mạnh vào thương hiệu của bạn

Thương hiệu công ty của bạn đại diện cho một chuẩn mực về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp mà khi nhắc đến nó người ta sẽ ngay lập tức liên tưởng đến những sản phẩm đó.

Đối với Donald Trump cũng vậy, nhắc đến ông mọi người luôn liên tưởng đến những tòa nhà cao tầng với kiến trúc lạ mắt, sân golf, sách, chương trình truyền hình, dòng thời trang và nước hoa cao cấp dành cho phái mạnh hoặc chuỗi khách sạn hạng sang, v.v. Tuy nhiên điều quan trọng khi nhắc đến Trump, chính là chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Luôn cung cấp những gì tốt nhất là chuẩn mực của thương hiệu Trump.

Thương hiệu Trump khởi đầu bằng cái tên mà ông đặt cho tòa nhà cao tầng đầu tiên của công ty: Trump Tower. Cho đến nay, sau 29 năm, kể từ ngày mở cửa đầu tiên vào năm 1983, Trump Tower đã luôn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn và vẫn giữ được vẻ đẹp kiến trúc của nó như thuở ban đầu.

6. Đam mê là cốt lõi của thành công

Theo Trump, sự đam mê là yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công. Người mới bắt đầu khởi nghiệp cần phải thật sự đam mê điều mình đang làm, phải cố gắng tìm tòi, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của những người đi trước. Chỉ có động lực, sự đam mê và kiến thức mới có thể giúp bạn vượt qua những trở ngại, thách thức trong quá trình khởi nghiệp.

7. Có kiến thức và tự tin

Cùng với khao khát được học hỏi, được vượt trội hơn người khác, tự tin là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Không một ai bắt đầu khởi nghiệp mà không có chút kiến thức gì về nó. Hãy luôn sẵn sàng đón nhận và học tập những điều mới. Ngoài ra, học hỏi những điều mới hằng ngày còn giúp bạn giữ cho trí óc mình luôn tươi trẻ. Tuy nhiên, để làm được việc này, bạn phải có đam mê. Một lần nữa, đam mê là chìa khóa cho mọi thành công trong quá trình khởi nghiệp của bạn. Nếu không có đam mê, thì bạn không thể vượt qua được những chông gai thử thách gặp phải trên con đường khởi nghiệp của mình.

Thuý Lộc

8 bài học làm giàu từ Robert Kiyosaki

 Robert Kiyosaki là một nhà đầu tư, doanh nhân người Mỹ. Ông là tác giả chuyên viết sách về phát triển con người, diễn giả tạo động lực, và cũng là nhà bình luận tài chính.


(Trích cuốn “Rich Dad Poor Dad”, trong đó Robert Kiyosaki Toru chia sẻ tư tưởng và những bài học làm giàu của người giàu).

Tác giả cổ vũ cho việc làm giàu và cho rằng nhiều người trong xã hội – những người làm thuê – đã bỏ qua cơ hội làm giàu cho chính bản thân mình.

Cuốn sách liên tục nằm trong danh sách “sách bán chạy” và tạo ra một trào lưu làm giàu.

Tuy vậy, cũng có rất nhiều người phản đối quan điểm của tác giả về những người chọn cách sống không làm giàu – những người mà tác giả cho rằng bị rơi vào vòng luẩn quẩn của tiền bạc.

Robert Kiyosaki Toru có hai người cha. Một người cha ruột và một người là cha nuôi. Cha nuôi của ông là cha của Mike, một người bạn thân của ông.

Hai người cha đều thành công trong lĩnh vực của mình. Họ cùng có tính cách mạnh mẽ, và có ảnh hưởng đến người khác. Nhưng cả hai khác nhau hoàn toàn về những gì liên quan đến tiền.

Trong khi cha ruột cho rằng “sự đam mê tiền bạc là nguồn gốc của những điều xấu xa” và không quan tâm đến tiền, cha nuôi lại nghĩ rằng “thiếu hụt tiền bạc mới là nguồn gốc của những điều xấu” và cho rằng tiền chính là quyền lực.

Nguồn thu nhập chính yếu của cha ruột là từ công việc. Sau khi trả thuế và chi trả các hóa đơn đúng hạn, ông tiết kiệm để tích lũy.

Người cha nuôi kiếm rất nhiều tiền từ các khoản đầu tư, và luôn chi trả các hóa đơn sau cùng.

Câu nói cửa miệng của người cha ruột là “Tôi không có khả năng mua món đồ này”, trong khi đó người cha giàu tự hỏi mình “Làm sao để tôi có thể mua được món đồ này”.

Người cha ruột – vốn là người học giỏi và có bằng tiến sĩ – luôn khuyên nhủ tác giả cố gắng học giỏi, lấy bằng về luật, kế toán hay thạc sĩ quản trị kinh doanh để có thể kiếm công việc tốt, lương cao.

Người cha nuôi – vốn chưa học xong lớp 8 – khuyến khích tác giả học để thông minh hơn về tài chính, biết cách vận hành của tiền bạc, để biết cách bắt tiền bạc làm việc cho mình và để trở nên giàu có.

Tác giả gọi người cha ruột là cha nghèo, cha nuôi là cha giàu.

Vào năm 9 tuổi, tác giả đã quyết định học về tiền bạc, học những cách làm giàu từ người cha giàu.

Và đây là những bài học mà ông đã rút ra được từ quá trình này:
Bài học thứ nhất: Người giàu không làm việc để kiếm tiền, họ bắt tiền làm việc cho họ.

Người cha giàu nhận dạy tác giả làm giàu bằng cách thuê tác giả làm việc vào các chiều thứ Bảy với giá 10 xu một giờ – một mức giá khá thấp vào năm 1956.

Sau một thời gian làm việc cực nhọc, tác giả đã gặp cha giàu để đòi tăng lương. Sự ấm ức của tác giả vì cho rằng bị trả mức lương thấp được cha giàu ví như những cú xô đẩy của cuộc đời.

Theo cha giàu thì cuộc đời luôn xô đẩy chúng ta. Một số người sẽ bỏ cuộc, một số sẽ chiến đấu lại sự xô đẩy đó bằng cách “gây chiến” với ông chủ, với công việc hay thậm chí với vợ/chồng mình, chỉ một số rút ra những bài học từ cuộc đời và tiếp tục tiến về phía trước.

Tiếp đó, cha giàu dạy cho tác giả bài học về người nghèo và tiền. Người nghèo suốt đời làm việc vì tiền bạc mà không biết rõ mình làm việc vì mục đích gì. Và khi người nghèo kiếm ra nhiều tiền thì họ lại mắc nợ nhiều hơn.

Người nghèo bị kiểm soát bởi hai cảm xúc sợ hãi và sự khát khao. Sự sợ hãi không có tiền bắt họ phải làm việc và khi nhận được lương thì họ lại mong muốn những thứ mà họ có thể mua được, và khi đó cuộc đời của họ bị “bẫy” vào một vòng luẩn quẩn: thúc dậy, đi làm, trả hóa đơn, rồi thức dậy, đi làm và trả hóa đơn. Cứ thế vòng luẩn quẩn buộc chặt thời gian và tâm trí của người nghèo.

Ngược lại, người giàu không làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình.

Với mong muốn học những bài học của người giàu, tác giả đã đồng ý làm việc không nhận lương cho cha giàu.

Sau vài tuần, được cha giàu đề nghị mức lương cao không tưởng, tác giả vẫn giữ nguyên ý định làm việc để học cách làm giàu, chứ không phải làm việc để kiếm tiền như cha nghèo và nhiều người khác đang làm.

Bài học quý giá tác giả học được từ cha giàu: luôn suy nghĩ, quan sát để tìm ra những cơ hội làm ra tiền vốn luôn hiện hữu chung quanh chúng ta. Tuy vậy, nhiều người nghèo không nhìn thấy những cơ hội này bởi vì họ đang bận rộn và quan tâm đến việc kiếm tiền, và sự đảm bảo trong công việc.

Áp dụng bài học này, tác giả đã nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt. Tác giả xin lại những cuốn truyện tranh nằm trong kế hoạch hủy bỏ của đại lý truyện tranh với cam kết không được bán lại số truyện tranh này.

Tác giả đưa số truyện tranh vào trong phòng trống của mẹ của Mike, tạo ra một thư viện cho các bạn nhỏ thuê đọc tại chỗ. Chỉ với 10 xu, thay vì mua một cuốn truyện tranh, khách hàng của tác giả có thể đọc 5-6 cuốn. Điều quan trọng là tác giả không phải làm việc, mà thuê chị của Mike quản lý thư viện này. Tác giả và người bạn của mình – Mike – đã kiếm được 9,5 đô la Mỹ một tuần.

Bằng việc kinh doanh nho nhỏ này, tác giả đã trải nghiệm việc làm chủ tình trạng tài chính của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ ông chủ nào. Tác giả học được bài học làm giàu đầu tiên: không phải làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình.
Bài học thứ hai: Tại sao người giàu phải học về tài chính

Để làm giàu, chúng ta phải học về tài chính để có kiến thức về tài chính và biết cách chăm sóc, phát triển cây tiền bạc của mình.

Nhiều bài học thực tiễn cho chúng ta thấy rằng việc chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng chúng ta giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở.

Quy tắc thứ nhất về tài chính của người giàu là chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Tài sản được cha giàu định nghĩa là những thứ tạo ra tiền cho mình. Tiêu sản là những thứ lấy tiền của mình.

Ví dụ: một cái nhà được mua để kinh doanh cho thuê thì nó là tài sản. Cũng cái nhà đó nếu mua để ở thì nó là tiêu sản, vì người mua phải trả tiền lần đầu, và trả góp nhiều lần sau.

Đối với người mới đi làm, mọi thu nhập – lương – của họ được dùng để trang trải các chi phí cho cuộc sống như thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại. Họ hầu như chưa có tài sản lẫn tiêu sản.

Đối với người trung lưu, thu nhập – chính yếu vẫn là lương – cao hơn, chi phí gồm thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng… Phần dư ra họ mua tiêu sản như nhà, xe và những thứ khác mà họ nghĩ là tài sản.

Những chi phí cuộc sống cộng với nợ do tiêu sản đẻ ra tạo ra một gánh nặng thật sự trên vai những người trung lưu. Khi lương tăng lên, chi phí và gánh nặng tiêu sản của họ cũng tăng lên theo. Họ rơi vào vòng luẩn quẩn: đi làm, nhận lương và trả nợ.

Suốt cuộc đời đi làm của mình, người trung lưu không chỉ nuôi bản thân và gia đình, mà còn “oằn lưng” thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nuôi ngân hàng qua các khoản lãi, và làm giàu cho những người chủ, cổ đông của công ty.

Người giàu hầu như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó, họ có nguồn thu nhập từ các tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản.

Tổng các khoản thu nhập này cao hơn nhiều so với chi phí của họ. Số tiền chênh lệch họ lại đầu tư vào tài sản, những tài sản họ mới đầu tư lại tiếp tục tạo ra tiền cho họ, và cứ thế, tài sản của họ được sinh sôi nảy nở.

Người giàu chỉ mua tiêu sản, những đồ vật “xa xỉ” sau cùng khi dòng tiền của họ đã phát triển. Khi họ đã cảm thấy mình đủ giàu và có quyền hưởng thụ. Tuy vậy, số tiền mà họ bỏ ra để mua tiêu sản – những phần thưởng cho thành quả – chiếm phần rất nhỏ so với số tiền họ đầu tư vào tài sản.
Bài học thứ ba: Người giàu quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình.

Nhiều người nhầm lẫn giữa nghề nghiệp chuyên môn và việc kinh doanh.

Ray Kroc – chủ chuỗi nhà hàng McDonald’s – đã phân biệt rất rõ: bán nhượng quyền kinh doanh hamburger chỉ là công việc chuyên môn của ông, còn việc kinh doanh của ông chính là bất động sản. Những địa điểm được ông chọn để mở cửa hàng McDonald’s luôn là những chỗ “đắc địa” và có giá tăng lên theo thời gian.

Người nghèo và trung lưu thật ra là đang làm công việc chuyên môn, chứ không phải làm kinh doanh. Thật sự thì họ đang làm chuyên môn cho công việc kinh doanh của những ông chủ, và góp phần làm cho ông chủ giàu lên.

Bài học thứ ba của cha giàu: Người giàu phải quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình.Tức là phải xây dựng và luôn giữ cho cột tài sản vững chắc. Bất cứ 1 đồng nào được đưa vào tài sản đều phải trở thành một nhân công làm việc cho người giàu.

Những tài sản mà cha giàu và những người giàu khác thường hay sở hữu: những việc kinh doanh có thể được người khác quản lý để sinh lợi mà không cần đến sự có mặt của cha giàu (nếu phải quản lý thì việc kinh doanh trở thành công việc), cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản có thể phát sinh thu nhập, bất cứ những thứ gì có giá trị, có thể tăng giá, và đã có sẵn trên thị trường.
Bài học thứ tư: Người giàu thông minh về tài chính và thành lập doanh nghiệp của mình.

Người giàu không cần phải học quá cao, nhưng cần thông minh về tài chính, hiểu rõ 4 lĩnh vực sau:

– Sự hiểu biết về kế toán, tài chính. Đó là khả năng đọc và hiểu những báo cáo tài chính. Khả năng này giúp người giàu nhận biết mặt mạnh, mặt yếu của bất kỳ công ty nào sau khi đọc báo cáo tài chính của nọ.

– Nắm vững các chiến lược đầu tư. Đó là khả năng chọn tài sản có khả năng sinh lợi, ra những quyết định đầu tư khôn ngoan.

– Hiểu rõ về thị trường, về tiếp thị. Người giàu nắm rõ quy luật cung và cầu để nhận diện các cơ hội kinh doanh. Người giàu cần nắm vững kỹ năng về tiếp thị và bán hàng.

– Hiểu biết luật pháp. Người giàu thành lập công ty nhằm đạt những thuận lợi về thuế và bảo vệ tài sản của mình. Người nghèo và trung lưu kiếm tiền, trả thuế rồi mới được dùng tiền. Người giàu – sở hữu công ty – thì kiếm tiền, dùng rồi mới trả thuế.
Bài học thứ năm: Người giàu tạo ra tiền.

Mọi người đều có những tài năng bẩm sinh, tuy vậy rất nhiều người đã không phát huy được tài năng đó bởi vì sự thiếu tự tin vào bản thân và sự sợ hãi.

Người thành công là người không sợ hãi sự thất bại và luôn chủ động tạo ra may mắn cho mình, chứ không thụ động ngồi chờ cơ hội.

Tương tự như vậy, với trí thông minh tài chính, với tinh thần không sợ thất bại, người giàu chủ động tìm cách tạo ra tiền cho mình.

Có hai dạng đầu tư để tạo ra tiền. Dạng thứ nhất là mua sản phẩm đầu tư trọn gói từ công ty trung gian, chẳng hạn như công ty bất động sản, công ty môi giới chứng khoán. Dạng thứ hai là mua từng phần và tự “ráp” lại. Đây là dạng của nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Để có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, ngoài 4 kiến thức chính của thông minh tài chính, người giàu cần phát triển 3 kỹ năng sau đây:

– Tim ra cơ hội mà người khác không nhìn thấy. Ví dụ một cái nhà ọp ẹp, cũ kỹ sẽ không được người bình thường chú ý. Nhưng bạn của tác giả đã nhìn thấy đây là một cơ hội đầu tư tốt vì ngôi nhà cũ này ở trên một miếng đất lớn. Sau khi mua, người này phá sập ngôi nhà, và chia đất thành nhiều lô nhỏ để bán và kiếm được lời.

– Dùng tiền người khác để kinh doanh. Tác giả tìm ra một căn hộ giá khá tốt. Tác giả đặt cọc 1/10 giá mua, và hẹn sẽ trả trong vòng 3 tháng. Chỉ trong vòng 3 ngày, tác giả đã bán lại căn nhà này và kiếm được lợi nhuận lớn trên số vốn nhỏ mà tác giả đã bỏ ra đặt cọc.

– Chỉ tuyển dụng, làm việc với người thông minh. Người giàu không phải người thông minh tuyệt đỉnh. Người giàu trở nên thông minh hơn vì tuyển dụng và làm việc với những người thông minh hơn mình.
Bài học thứ sáu: Người giàu làm việc để học chứ không làm việc để kiếm tiền.

Những người bình thường dựa vào chuyên môn nghề nghiệp và làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và thăng tiến trong công việc. Những công việc mà họ tự hào thật ra chỉ đủ giúp họ khỏi phá sản, nhưng sẽ giữ họ trong vòng luẩn quẩn và họ sẽ không bao giờ giàu nếu cứ tiếp tục bám lấy những công việc ổn định đó của mình.

Người giàu, nếu phải làm việc, họ sẽ không làm việc để kiếm tiền, mà họ sẽ nhắm đến những công việc giúp họ học hỏi những kỹ năng cơ bản của thông minh tài chính: kế toán đầu tư, tiếp thị và những hiểu biết về luật kinh doanh, đầu tư cũng như những kỹ năng quản lý tài chính để thành công: quản lý vòng quay tiền mặt, quản lý hệ thống, quản lý nhân sự.

Một trong những kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của người giàu là kỹ năng giao tiếp với người khác và kỹ năng bán hàng. Tác giả đã thực hiện đúng việc này. Ông xin vào Marine Corps để học cách lãnh đạo và quản lý một tổ chức, và ông làm việc cho Xerox Corps để học kỹ năng bán hàng.
Bài học thứ bảy: Người giàu phải biết vượt qua được những chướng ngại vật.

Có nhiều người thông minh về tài chính nhưng vẫn không thể làm giàu, và vẫn kẹt trong vòng luẩn quẩn của người làm thuê. Đó là bởi vì họ không vượt qua được 5 cản trở sau:

– Lo sợ bị mất tiền. Nỗ lo sợ bị mất tiền là nỗi lo sợ có thật và hiện hữu trong mỗi chúng ta. Những người quá lo sợ mất tiền chọn việc đi làm thuê để suốt đời kẹt trong vòng luẩn quẩn. Những người lo sợ ít hơn thì chọn lối đầu tư an toàn: học cách cân bằng đầu tư, hoặc chọn những tài sản ít rủi ro như trái phiếu. Chỉ những người can đảm dám chấp nhận rủi ro – đã tính toán trước – với những đầu tư của mình mới có thể làm giàu một cách nhanh chóng.

– Sự hoài nghi. Mỗi chúng ta đều có một chú gà con – hoài nghi và sợ hãi – trong tâm hồn. Chúng kêu lên thảng thốt “trời sắp sập” mỗi khi chúng ta muốn làm một điều gì đó mới, có tính bứt phá. Cha giàu dạy: hãy rán con gà con ấy như ông Sanders đã làm. Ở tuổi 66, ông Sanders đã đi chào bán món gà rán của mình và bị từ chối 1.009 lần cho đến khi ông thành công và trở thành triệu phú.

– Sự lười biếng. Sự lười biếng ngự trị trong mỗi con người chúng ta. Những người trông có vẻ bận rộn thật ra là họ đang lười biếng. Họ đang cố gắng bận rộn để trốn chạy việc quan trọng nào đó. Để chữa bệnh lười biếng trong việc làm giàu, chúng ta cần có một chút lòng tham. Ít lòng tham thì không đủ để chúng ta hành động. Lòng tham quá cao cũng không tốt.

– Thói quen. Những thói quen, chứ không phải giáo dục, quyết định cuộc sống của chúng ta.Người giàu cần phải có những thói quen của người giàu. Thói quen quan trọng của người giàu là trả cho mình đầu tiên, sau đó mới trả cho những người khác. Nhờ áp lực của những chủ nợ, người giàu p hải tìm cách kiếm tiền trả cho họ.

– Tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo, và tự cho mình biết hết mọi thứ đã làm cho nhiều người mất đi những cơ hội làm giàu.
Bài học thứ tám: Hãy khởi đầu bằng 10 bước.

Bước 1: Hãy xác định một mục tiêu lớn hơn thực tế để giúp mình luôn vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu của mình.

Bước 2: Hãy lựa chọn được giàu có vào mỗi ngày. Hãy đầu tư vào việc học trước khi bắt đầu làm giàu.

Bước 3: Luôn giao tiếp và học hỏi. Chọn bạn cẩn thận.

Bước 4: Nắm vững một công thức trước khi học công thức khác.

Bước 5: Hãy trả cho bản thân mình đầu tiên. Trong trường hợp bị áp lực về tài chính, hãy cố gắng tìm cách làm ra tiền mới để trả nợ. Không bao giờ đụng đến tài sản.

Bước 6: Chỉ sử dụng những người môi giới giỏi và trả cho họ xứng đáng.

Bước 7: Luôn quan tâm đến tiền lời từ đầu tư (ROI) và những kết quả khác.

Bước 8: Luôn nhớ tài sản sẽ giúp chúng ta mua được những vật dụng, đồ dùng cao cấp. Hãy mua tài sản trước.

Bước 9: Khi làm việc gì hãy tưởng tượng những anh hùng của lĩnh vực đó. Khi ấy chúng ta sẽ được truyền cảm hứng và cũng thấy công việc trở nên dễ hơn.

Bước 10: Hãy dạy cho người khác, và chúng ta cũng sẽ được học; hãy cho và chúng ta sẽ được nhận lại.

7 nguyên tắc sống và làm việc của người giàu

 Muốn bay như đại bàng thì không nên chơi với bầy gà, muốn thành công phải chơi và học hỏi với người thành công”


Đối với một nhà kinh doanh, thông tin luôn đóng vai trò rất quan trọng. Có nhà đầu tư đã chia sẻ rằng: Nguyên nhân của sự thất bại là do khâu chuẩn bị, “chúng ta thất bại không phải chúng ta không biết chiến đấu mà vì chúng ta không biết cách chuẩn bị mà thôi!”. Từ đó để chiến đấu thành công, bạn phải có 2 thứ: Đầu tiên là vũ khí, nó cũng giống như muốn kinh doanh thì phải có vốn, phải có nền tảng vật chất để tạo ra cơ hội và sự thành công. Thứ hai là phải có một nhà đào tạo, một huấn luyện viên giỏi để hướng dẫn cho bạn những kinh nghiệm, đường đi nước bước, cung cấp các thông tin tốt để đầu tư và kinh doanh có hiệu quả.


7 nguyên tắc sống của người giàu

Những nguyên tắc sống của người giàu mà nhà đầu tư chia sẻ nêu ra dưới đây có thể là “cẩm nang” cho những ai khao khát làm giàu:
Rõ ràng. Biết mình muốn gì? Mục tiêu trong từng giai đoạn là gì?
Tập trung: Khi đã có mục tiêu phải toàn tâm toàn ý. Khi tập trung cao độ sẽ lóe lên những ý tưởng táo bạo.
Ra quyết định: không phải mọi quyết định đều đúng nhưng thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy đa số quyết định là đúng.
Làm việc chuyên nghiệp: Việc ra một đồng, cũng phải làm chuyên nghiệp.
Lời nói đi đôi với việc làm: Nói những điều mình làm và làm những gì mình nói.
Tập-Tập-Tập: Trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, đặc biệt là kinh doanh, các bạn đều phải tập. Sau lần tập thứ nhất, bạn sẽ mắc lỗi. Sau lần tập thứ 2 mắc lỗi ít hơn. Sau lần tập thứ 3, bạn mới có thể thành công. Kinh doanh ảo về bất động sản theo quy tắc 100-10-3-1 là minh chứng hùng hồn nhất cho điều này. Thành công là sự nở hoa trong nhọc nhằn.
Khi thất bại, hãy tự an ủi mình bằng cách đưa ra 4 điều tự vấn:

+ Mình đã học được điều gì tuyệt vời từ sự việc này?

+ Số tiền mình mất là một phần hay là tất cả tài sản của mình?

+ Mình chỉ mất tiền chứ không mất sinh mạng

+ Kẻ lấy trộm là nó chứ không phải là mình

7 bài học làm giàu vượt thời gian

 Quyển sách là tập hợp những câu chuyện ngụ ngôn lý thú diễn ra tại thành phố Babylon, bắt đầu từ Arkad - con trai của một thương gia nhỏ và không có hy vọng được kế thừa tài sản trong gia tộc giàu có của mình. Sau này, Arkad trở thành người giàu có nhất thành Babyon nhờ sự khôn ngoan khi tiếp quản một phần đồn điền của ông chủ Algamish và biết cách làm cho số tài sản đó không ngừng tăng lên.


Với hy vọng biến thành phố của mình trở nên giàu nhất thế giới, vua Babylon khi đó đã đề nghị Arkad chia sẻ những "bí quyết làm giàu" cho mọi người dân. Arkad tuân lời và đã mở một lớp học dành cho 100 người, kéo dài 7 ngày.

Sau đây là 7 phương pháp làm giàu của Arkad vẫn còn giá trị hữu ích đối với giới kinh doanh, buôn bán ngày nay được giới thiệu trên trang Business Insider.

1. Để dành 10% thu nhập

Nếu muốn được tự do về tài chính, trước tiên bạn nên tự trả lương cho mình. Đồng thời, hãy dành ra ít nhất 10% thu nhập và không động đến chúng theo lời khuyên của Arkad: "Cứ mỗi lần bạn bỏ vào túi của mình 10 đồng thì chỉ nên lấy ra 9 đồng để tiêu xài".

Qua thời gian, cái túi của bạn sẽ chứa đầy những đồng tiền vàng. Đó là cách chữa trị hiệu quả nhất cho một túi tiền xẹp lép, và cũng là cách đơn giản nhất để bạn trở nên giàu có.

Ngày nay, thói quen tiết kiệm này thậm chí còn trở nên dễ dàng hơn nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ. Bạn có thể tự chuyển tiền từ tài khoản lương của mình sang một tài khoản hưu trí, quỹ tiết kiệm hay bất kỳ phương tiện đầu tư nào khác nhằm loại bỏ mọi sự cám dỗ chi tiêu.

"Đây là cách tôi bắt đầu làm giàu. Tôi thực hiện nghiêm túc việc để dành một phần mười số tiền trong túi và nhận thấy số tiền tôi có đang dần nhiều lên. Nếu các bạn làm như vậy, tôi đảm bảo rằng túi tiền của các bạn rồi cũng căng phồng lên", người đàn ông giàu nhất thành Babylon nói tại lớp học.

2. Kiểm soát chi tiêu

Bước tiếp theo là hãy tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được - điều này vốn nói dễ hơn làm bởi ngày nay, mọi người có xu hướng chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết, và khi thu nhập tăng lên, họ cũng thích mở hầu bao của mình hơn.

“Các bạn đừng nên nhầm lẫn giữa những khoản chi cần thiết trong cuộc sống với các khoản chi tiêu bởi sở thích cá nhân. Thật ra, bản thân chúng ta vẫn thường muốn mua những thứ mình thích thay vì những thứ cần thiết trong cuộc sống. Và dần dà, những khoản chi tiêu này có thể vượt quá khả chăng chi trả của bạn”, Arkad lý giải.

Do đó, để kiểm soát chi tiêu, bạn cần trở thành một người tiêu tiền tỉnh táo và biết tiền của mình sẽ đi đâu. Tốt hơn hết, bạn nên ghi chú lại những món hàng đã mua (hoặc định mua) trên sổ tay, các ứng dụng quản lý tiền bạc trên điện thoại hoặc trên phần mềm excel, từ đó phân tích ra mô hình chi tiêu.

Theo Arkad, mục đích của việc lên kế hoạch chi tiêu là để hợp lý hóa các khoản chi sao cho vừa bảo đảm những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, vừa tiết kiệm được tiền bạc. Kế hoạch này còn giúp bạn nhận thức được đâu là những ham muốn chính đáng và đâu là những ham muốn nhất thời, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân gây thất thoát tiền bạc và ngăn chặn nó bằng cách kiểm soát các khoản chi tiêu.

3. Làm cho tiền sinh lợi

Khi đã có thói quen kiểm soát chi tiêu và để dành ít nhất 10% thu nhập thì bạn cần làm cho số tiền đó sinh lợi.

Arkad nhấn mạnh: “Từ mỗi đồng tiền kiếm được, dù rất nhỏ, tôi đã biến nó thành một "đám nô lệ" bằng vàng làm việc cho tôi. Và bởi vì chúng làm việc cho tôi, nên con của chúng, cháu của chúng cũng làm việc cho tôi… Có thể nói, một đồng tiền đã thực sự là một hạt mầm phát triển thành cây giàu có và cho ra hàng vạn quả”.

Ngày nay, việc này khá dễ thực hiện với sự xuất hiện của nhiều hình thức đầu tư, hoặc đơn giản chỉ là gửi tiền vào ngân hàng thôi thì với mức lãi suất quy định, số tiền tiết kiệm của bạn sẽ tăng theo thời gian chỉ cần bạn chăm chỉ dành dụm và bắt đầu đầu tư càng sớm càng tốt.

4. Đầu tư an toàn

Luôn có một mức rủi ro nhất định khi bạn đem tiền đi đầu tư, đó cũng là lý do tại sao yếu tố "chọn mặt gửi vàng" luôn là việc rất quan trọng.

Arkad phân tích: "Nguyên tắc cốt lõi đầu tiên khi đầu tư là chúng phải bảo vệ được tài sản ban đầu của bạn. Những người đã có một ít vàng thường muốn thử vận may của mình bằng cách thực hiện những thương vụ đầu tư có thể đem lại lợi nhuận lớn nhưng lại không chú ý đến nguyên tắc an toàn khi đầu tư. Điều này có thể dẫn tới hậu quả là bạn sẽ mất hết vốn liếng".

Đầu tư là một trò chơi diễn ra lâu dài và ý nghĩ “làm giàu nhanh chóng” sẽ chỉ khiến bạn thất bại, giống như nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã nói: “Tiết kiệm một cách từ từ thì dễ nhưng để giàu nhanh thì không đâu”.

Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra cách đầu tư tốt nhất nhưng dù vậy, cũng đừng nên làm mọi việc một mình. Luôn có những chuyên gia tư vấn, những nhân viên lập kế hoạch tài chính sẵn sàng hướng dẫn bạn. Ngoài ra còn có rất nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn như sách viết về những vấn đề cơ bản trong đầu tư, các chiến lược đầu tư, bí quyết đầu tư…

“Bạn nên tham vấn ý kiến của những người giàu kinh nghiệm và tin tưởng vào lời khuyên đó sao cho tiền có thể sinh lợi nhiều nhất. Hãy để những lời khuyên của họ bảo vệ tài sản của bạn, tránh nguy cơ bị mất vốn hay không thu được lợi nhuận do đầu tư sai chỗ”, Arkad khuyên.

5. Mua nhà

“Nếu dành chín phần mười số tiền kiếm được đáp ứng nhu cầu cuộc sống và dành một phần còn lại để tiết kiệm thì việc sở hữu một ngôi nhà là cách đầu tư khôn ngoan nhất nhằm đảm bảo một nguồn thu nhập ổn định trong tương lai”, Arkad nói.

Cho đến nay, chủ đề này đang gây rất nhiều tranh cãi và vẫn chưa ai có câu trả lời xác đáng cho việc nên mua hay thuê nhà mới là cách đầu tư tốt nhất. Tuy nhiên, theo như Arkad lập luận: “Việc có một ngôi nhà riêng sẽ giúp mọi người trong gia đình bạn thoải mái trú ngụ và tự do thực hiện những công việc nhằm hỗ trợ cho cuộc sống ngày một tốt hơn”.

Tất nhiên, trước khi đầu tư mua nhà, bạn cũng nên xem lại khả năng tài chính hiện tại cũng như vô số chi phí khác đi kèm với ngôi nhà.

6. Đầu tư cho tương lai

“Thông thường, cuộc đời mỗi người đều phải trải qua các giai đoạn từ thuở ấu thơ cho đến bạc đầu. Vì vậy tôi có thể nói rằng, trách nhiệm của mỗi người là phải biết chuẩn bị một khoản tài sản cần thiết khi bạn về già. Điều này không chỉ nhằm nuôi sống bản thân, an hưởng tuổi già mà còn có thể chu cấp cho các thành viên trong gia đình khi bạn không còn khả năng làm việc nữa”, Arkad nói với các thành viên trong lớp học.

Ngày nay, mọi người gọi đó là thời kỳ nghỉ hưu. Nếu thời gian là tài sản lớn nhất của bạn thì bạn nên bắt đầu đầu tư vào các quỹ hưu trí càng sớm càng tốt - nhờ vào lãi suất - để có thể tiết kiệm tiền dành khi về già.

Đồng thời, Arkad cũng chỉ ra nhiều cách có thể đảm bảo cuộc sống của mỗi người, ví dụ: cất giấu tài sản ở nơi kín đáo, mua nhà cửa và đất đai... Tuy nhiên, theo ông, cách tối ưu nhất vẫn là cho vay tiền.

Với cách này, bạn không cần sử dụng nhiều tiền trong một lúc mà chỉ trích ra một phần nhỏ trong tổng số tiền lương eo hẹp cũng có thể cho vay dần dần. Theo thời gian, số tiền trên sẽ ngày càng tăng, đảm bảo sau này bạn sẽ có một số tiền cần thiết để nuôi sống bản thân và gia đình khi không còn khả năng lao động nữa.

7. Không ngừng học hỏi

Theo Arkad, chúng ta thường mong ước được giàu có nhưng lại không biết rằng đang trong tình trạng nghèo khổ mà muốn được giàu có ngay thì chỉ là điều không tưởng.

Đối với người giàu, họ là những người liên tục học hỏi và phát triển – họ muốn được học tập hơn là vui chơi, thậm chí ngay cả khi bản thân đã đạt được những thành công nhất định. Warren Buffett là một ví dụ điển hình khi ước tính 80% thời gian trong ngày làm việc của ông dùng cho việc đọc sách.

“Dù làm bất cứ việc gì, các bạn cũng cần phải luôn tìm cách trau dồi, nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp của mình”, Arkad cho biết, "Cho dù bạn học hỏi phương pháp để đạt được một mong muốn nhỏ, thì bạn cũng đã rèn luyện và trang bị cho mình những khả năng để đạt mục tiêu lớn hơn. Đây là một tiến trình công việc mà qua đó sự giàu có sẽ dần dần tích lũy: trước hết là có được những món tiền nhỏ, rồi sau đó là những món tiền lớn hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã dần nắm rõ phương cách kiếm tiền và có khả năng trở thành người kiếm được nhiều tiền nhất”.

Theo Doanh nhân Sài gòn

3 cách để sáng tạo ý tưởng kinh doanh độc đáo mới lạ

Vì sao chúng ta cần một ý tưởng kinh doanh độc đáo ?
Ý tưởng kinh doanh độc đáo là một ý tưởng phải có sự sáng tạo, Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, Sản phẩm phải độc đáo mới lạ đem đến lợi ích cho người dùng, Trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như ngày nay một doanh nghiệp có thể tồn tại được hay không chính là nhờ vào sự khác biệt của sản phẩm có tính sáng tạo độc đáo mà doanh nghiệp và sản phẩm của đối thủ không có điều này, Để cạnh tranh và phát triển kinh doanh bền vững chúng ta không chỉ có những sản phẩm tốt có chất lượng, mà trong kinh doanh chúng ta cần có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo độc đáo.
Có một quy luật là 80/20 nếu có 100 doanh nghiệp được thành lập, thì cứ sau 5 năm có đến 80 phần trăm số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, và dẫn tới phá sản,sau 5 năm tiếp theo 80% số doanh nghiệp còn lại rơi vào tình trạng chết yểu nghĩa là đang đứng trên bờ vực phá sản, vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới các doanh nghiệp phá sản nhiều đến như vậy và chỉ một trong số ít những doanh nghiệp trong số đó còn tồn tại.
Thông thường trong một công ty nếu không liên tục đổi mới mà chỉ dữ nguyên những ý tưởng kinh doanh cũ kỹ đã lỗi thời so với thời gian thì những doanh nghiệp đó dần dần bị tụt lùi lại phía sau so với đối thủ, Nhà công nghiệp Henrry ford sáng lập lên hãng ô tô ford phát triển toàn cầu có một câu nói nổi tiếng “ không ngừng sáng tạo thì sẽ không sợ bị diệt vong “
Thế nào là một ý tưởng kinh doanh độc đáo ?
Một ý tưởng độc đáo đó phải là một ý tưởng mang tính khác biệt, mới lạ, đặc biệt về ý tưởng, có thể là sản phẩm kinh doanh, mô hình kinh doanh, phương pháp sản xuất hoặc những đổi mới sang tạo từ chính hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những ý tưởng về sản phẩm mà bạn cho là tốt nhất chúng ta cũng cần phải xem xét thị trường có nhu cầu đối với sản phẩm đó hay không, nhiều khi sản phẩm bạn cho là tốt nhất thực tế lại không có thị trường cho sản phẩm đó, nhận định trên vẫn đúng khi áp dụng trường hợp không có sự cạnh tranh đối với sản phẩm đó, tình trạng hoàn toàn không có sự cạnh tranh đối với sản phẩm đó đồng nghĩa với việc nhu cầu cho sản phẩm không tồn tại.
Hiếm khi có một ý tưởng nào ra đời tạo nên một cuộc cách mạng đối với nghành công nghiệp đó, trường hợp một sản phẩm tự tạo ra một nghành công nghiệp mới thì lại càng hiếm hoi, nhưng trên thực tế các doanh nhân, tỷ phú như bill gate sang lập ra tập đoàn Microsoft, steve jod sang lập ra tập đoàn apple, mark Zuckerberg sang lập ra facebook họ là những tỷ phú giàu có thành công nhất thế giới đều bắt đầu từ những ý tưởng và phát triển nó lên thành một doanh nghiệp vĩ đại.
Một ý tưởng kinh doanh tốt nhất không có nghĩa là ý tưởng đó sẽ thành công, Chúng ta hiểu rằng trong một doanh nghiệp thì con người là yếu tố quan trọng nhất, Một ý tưởng tốt nhất mà đem giao cho một tập thể yếu kém thì những ý tưởng đó sẽ khó mà thành công, Thế nhưng một ý tưởng bình thường đem giao cho một tập thể tốt gồm những con người xuất xắc tài giỏi thì ý tưởng đó sẽ có cơ hội thành công cao hơn, Để hiểu rõ hơn làm thế nào để tạo ra ý tưởng mới, dưới đây xin giới thiệu những cách mà người thành công nhất trên thế giới đã áp dụng.
Làm thế nào để sáng tạo ra những ý tưởng kinh doanh độc đáo ?
Làm thế nào để tạo ra một ý tưởng kinh doanh độc đáo mới lạ khác biệt so với dối thủ cạnh tranh,đây là câu hỏi muôn thủa với những ai đang và sẽ bắt đầu khởi nghiệp con đường kinh doanh của mình, để có một sản phẩm dịch vụ khác biệt mới lạ độc đáo tạo lên lợi thế cạnh tranh và doanh nghiệp của bạn có chỗ đứng trên thị trường.
Để có thể tồn tại được doanh nghiệp phải cung cấp các dịch vụ và hàng hoá phù hợp với nhu cầu của con người và giải quyết được các vấn đề của họ. Xin nêu một phương pháp hữu hiệu để tìm ý tưởng mới là suy nghĩ về những khó khăn mà mọi người đã gặp phải khi giải quyết nhu cầu hoặc các vấn đề của họ, Bạn có thể tìm ra cơ hội cho ý tưởng kinh doanh nếu sử dụng những cách sau.
Sau đây là những phương pháp được đúc kết qua những bài học kinh nghiệm từ những doanh nhân thành công nhất như: Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Richard Brandson,…họ điều bắt đầu từ những ý tưởng và phát triển nó lên thành những công ty vĩ đại. Và họ đều là những tỷ phú thiên tài trong việc đi tìm ra ý tưởng và sáng tạo trong những cơ hội ẩn giấu khắp mọi nơi.
“không nhất thiết phải có đầu óc sáng tạo mới có thể tạo ra cái mới, tất cả đnhờ áp dụng phương pháp hay mà ra”
3 cách để sáng tạo ý tưởng mới.
Lồng ghép kết hợp, giải quyết vấn đề và tư duy theo chiều ngang.