Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022
13 bước ai cũng làm được để trở nên giàu có
12 bước để trở nên giàu có
Sự giàu có bắt đầu trong suy nghĩ - với niềm tin rằng bạn có thể kiếm được nhiều tiền.
Sau hơn 20 năm nghiên cứu trên 500 triệu phú tự thân, năm 1937, nhà báo Napoleon Hill đã cho ra đời tác phẩm "Suy nghĩ và làm giàu" (Think and Grow Rich). Cuốn sách không hề nhắc đến "tiền" hay "tài sản", mà tập trung vào hóa giải những rào cản tâm lý khiến bạn không thể làm giàu.Business Insider đánh giá những điều này vẫn còn đúng đắn cho tới ngày hôm nay.1. Khát khao
Tất cả những tỷ phú đều bắt đầu với mơ ước, hy vọng, kế hoạch và khát khao trước khi họ thực sự giàu có.
"Ước ao sẽ không mang lại sự giàu có. Nhưng khát khao đến mức ám ảnh, sau đó bắt đầu lên kế hoạch rõ ràng, kiên trì thực hiện theo những kế hoạch đó và không chấp nhận thất bại, chắc chắn cuối cùng sẽ mang lại cho bạn sự giàu có", Hill cho biết trong cuốn sách.
2. Niềm tin
Sự giàu có bắt đầu trong suy nghĩ - với niềm tin rằng bạn có thể kiếm được nhiều tiền.
"Của cải được hình thành trong tâm tưởng. Khối lượng tài sản bị giới hạn bởi suy nghĩ của con người. Và chính niềm tin sẽ phá vỡ những giới hạn đó!".
3. Tự nhắc nhở
Để biến khát khao thành hiện thực, mục tiêu phải được khẳng định chắc chắn. Bạn sẽ phải nói ra những gì bạn muốn và kế hoạch đạt được để luôn tự nhắc nhở bản thân mình.
"Khả năng tự nhắc nhở bản thân phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn phải toàn tâm toàn ý với khát khao của mình cho đến khi nó trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi"
Ví dụ nếu muốn tiết kiệm 1 triệu USD sau khi nghỉ hưu bằng cách dành dụm tiền mỗi tuần, mỗi ngày bạn đều phải nhắc đi nhắc lại: "Tuần này tôi sẽ dành tiền cho khoản tiết kiệm hưu trí 1 triệu USD".
4. Rút kinh nghiệm và trau dồi tri thức
Tri thức là sức mạnh tiềm ẩn. Giáo dục chỉ phát huy tác dụng và mang lại tiền bạc khi được ứng dụng vào đời sống. Bạn sẽ không bao giờ biết học thế nào là đủ đâu.
"Người thành đạt, dù ở lĩnh vực nào, cũng luôn không ngừng tích lũy kiến thức liên quan tới công việc của mình. Những người không thành công thường lầm tưởng rằng việc học kết thúc sau khi đã tốt nghiệp".
Người giàu thích giáo dục hơn là giải trí. Như Warren Buffet chẳng hạn. 80% thời gian mỗi ngày của ông là dành cho việc đọc.
5. Tưởng tượng
Nếu bạn có thể hình dung ra, bạn sẽ thực hiện được nó. "Ý tưởng là khởi nguồn của tài sản. Ý tưởng là sản phẩm của trí tưởng tượng… Giới hạn của con người nằm ở việc phát triển và ứng dụng trí tưởng tượng".
"Dù bạn là ai, sống ở đâu, làm nghề gì, hãy luôn nhớ rằng đế chế Coca-Cola cũng chỉ xuất phát từ một ý tưởng đơn thuần".
6. Hành động
Một khi đã nhìn nhận được thành công, bạn cần hành động để theo đuổi nó. Hãy làm điều đó với lòng nhiệt thành và kiên định.
"Cơ hội đang vẫy gọi. Hãy bước lên phía trước, lựa chọn, lên kế hoạch và kiên trì hành động…Hầu hết chúng ta đều bắt đầu tốt nhưng kết thúc lại rất dở. Chưa kể người ta còn dễ bỏ cuộc khi mới gặp chút khó khăn. Lòng kiên định là thứ không gì thay thế được".
Ví dụ, nếu muốn giàu có, hãy bắt đầu bằng việc lập kế hoạch tài chính và quyết định chính xác bạn muốn tiền của mình chảy về đâu.
7. Quyết đoán
Phẩm chất mà Hill nhận thấy ở tất cả những người thành công mình nghiên cứu là tính quyết đoán. Họ đưa ra quyết định nhanh vì họ biết rõ mình muốn gì.
"Những người không giỏi kiếm tiền thường quyết định rất chậm, và thường xuyên thay đổi quyết định"
Tính quyết đoán không chỉ là phẩm chất của người giàu, mà còn là tố chất cần có của người lãnh đạo. Thà quyết định sai lầm còn hơn không có quyết định nào.
8. Kiên định
Sự kiên trì là một loại sức mạnh ý chí mà rất ít người có được, để biến nỗi khát khao thành sự giàu có thực sự.
"Của cải không sinh ra từ những ước ao. Chúng chỉ được tạo ra từ những kế hoạch cụ thể với niềm khát khao cụ thể và lòng kiên định". Những người thành công luôn sẵn sàng đối mặt và vượt qua thất bại.
9. Kết giao với người giỏi
Những người giàu có nhất luôn giao thiệp với những người tài năng hoặc cùng chung lý tưởng. Sự kết hợp của nhiều cái đầu thông minh đương nhiên sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn rất nhiều.
"Không ai có thể một mình tạo nên sự vĩ đại. Nhiều trí óc kết nối với nhau sẽ sinh ra nhiều năng lượng hơn, cũng giống như một dãy pin sẽ phát nhiều năng lượng hơn chỉ một cục pin vậy".
Đó là lý do vì sao người giàu thường chơi với người giàu.
10. Lạc quan
Nếu thực sự muốn giàu có, bạn phải luôn nuôi dưỡng khát khao đó trong tiềm thức của mình.
"Tiềm thức rất ỷ lại. Nếu không áp đặt khát khao của bạn vào trong đó, nó sẽ lập tức lờ đi đấy. Cảm xúc tích cực và tiêu cực không thể diễn ra cùng lúc. Phải có một thứ vượt lên. Và bạn có trách nhiệm đảm bảo cho cảm xúc tích cực chiến thắng".
Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người lạc quan thường làm việc hiệu quả và ít có khả năng thất nghiệp hơn người bi quan.
11. Học hỏi từ những người xung quanh
Não của chúng ta có tác dụng tiếp nhận tư tưởng từ những người xung quanh, đặc biệt là những người thông minh, sáng tạo và tích cực.
"Não người có khả năng bắt sóng suy nghĩ từ những bộ não khác".
Quy tắc này đi xa hơn việc chỉ đơn giản là kết giao với những người tài giỏi, bạn phải biết cách tương tác để cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề. Hills gọi đây là việc "hợp nhất trí óc".
12. Tin vào linh cảm
Quy tắc này chỉ áp dụng sau khi bạn đã hoàn thành tất cả những điều trên.
"Với sự giúp đỡ của giác quan thứ sáu, bạn sẽ cảm nhận được những cơ hội cũng như rủi ro sắp xảy đến".
Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải đợi đến năm 40 tuổi mới có thể thấy được sự thay đổi trong trực giác của mình. Khi ấy, bạn đã đủ khôn ngoan để đưa ra những quyết định thông minh một cách bản năng nhất.
11 bí quyết để trở nên giàu có, thành công và hạnh phúc
Mặc dù tất cả chúng ta đều định nghĩa về “giàu có” khác nhau, nhưng hầu hết chúng ta đều có ít nhất một vài cấp độ giàu có trong phương trình của mình.Chúng ta cũng muốn cảm thấy thành công. Bạn không cần phải kiếm được rất nhiều tiền thì mới là người thành công.Và chắc chắn là chúng ta muốn hạnh phúc.Bạn có thể có tất cả 3 yếu tố này không? Chắc chắn. Điều này không dễ nhưng có thể làm được. Dưới đây là cách làm:
10 khác nhau trong suy nghĩ của người giàu & người nghèo
“Tôi từng giàu có, nhưng cũng từng nghèo rớt, vì thế, tôi biết khá rõ quan điểm của cả hai bên”, triệu phú Mỹ – Daniel Ally cho biết.
Daniel Ally là một diễn giả, chuyên gia kinh doanh quốc tế và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy tại Mỹ. Lớn lên trong một gia đình nghèo khó, Ally tự nhủ mình phải trở nên thật giàu. Ở tuổi 24, anh đã kiếm được triệu USD đầu tiên. Trên Entrepreneur, anh đã chia sẻ quan điểm của bản thân về người giàu và người nghèo.
Giàu có là một sự lựa chọn. Bill Gates từng nói: “Sinh ra nghèo khó không phải lỗi của bạn. Nhưng chết đi mà vẫn nghèo thì đúng là lỗi thật”. Chẳng có lý do gì bạn phải nghèo cả. Của cải ngoài kia đang đợi bạn, nhưng bạn phải là người quyết định có muốn nó xuất hiện trong đời mình hay không.
Trong một thời gian khá dài, tôi vật lộn với niềm tin rằng mình có thể giàu có. Và nó chỉ thành hiện thực khi tôi nhận ra sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động của người giàu và người nghèo.
1. Người nghèo luôn nghi ngờ
Có đồng nghiệp từng nói với tôi rằng: “Những công nhân kia lúc nào cũng chỉ chực gian lận tiền của anh lúc anh không để ý mà thôi”. Anh ấy nghĩ rằng ai cũng muốn tiền của mình và tất cả những người ngoài đó đều chống lại anh ta.
Người giàu luôn tin tưởng
Có điều khá ngạc nhiên là rất nhiều người giàu luôn mở cửa xe và cổng nhà mình. Họ có xu hướng tin tưởng những người họ gặp (dĩ nhiên là có lý do) và cho người khác cơ hội để là chính mình.
2. Người nghèo tìm ra lỗi
Người nghèo thường tìm lỗi thay vì giải pháp. Và quá trình này sẽ kết thúc bằng việc họ đổ lỗi cho môi trường, hoàn cảnh, công việc, thời tiết, Chính phủ và sẽ luôn có một danh sách những lời bào chữa tại sao không thành công.
Người giàu tìm kiếm thành công
Người giàu hiểu rằng mọi chuyện đều có lý do. Họ sẽ không chờ mọi chuyện xảy đến với mình, mà nhận vai trò dẫn dắt và tạo ra chúng. Họ sẽ đặt hết lời bào chữa sang một bên vì phải làm những việc quan trọng hơn.
3. Người nghèo luôn giả sử
Ví dụ, nếu muốn tiếp cận một người nổi tiếng, họ sẽ nói: “Chắc họ không có thời gian nói chuyện với tôi đâu”. Tức là, họ còn chẳng thử cố gắng để xem mình có làm được điều đó hay không.
Người giàu sẽ đặt câu hỏi
Họ sẽ nghĩ ra các tình huống như: “Nếu mình viết thư cho Tổng thống và ông ấy trả lời thì sao nhỉ?”. Khi bắt đầu hỏi chúng, là bạn đã tiết kiệm rất nhiều sự đấu tranh cho bản thân rồi. Sức mạnh nằm trong tay những người biết hỏi đúng.
4. Người nghèo nói “bọn họ”
Trong một cửa hàng bách hóa, người phụ nữ ở quầy thu ngân nói: “Họ chẳng bao giờ có đủ nhân viên cả. Tôi chẳng biết họ bị sao nữa”. Rõ ràng, người phụ nữ này không đặt mình vào vị trí sở hữu công việc và có trách nhiệm với nó. Cô ấy đã tách bản thân ra khỏi công việc đang trả lương cho mình.
Người giàu nói “chúng tôi”
Tại một trong những nhà hàng ưa thích của tôi, người phục vụ giới thiệu: “Chúng tôi rất hân hạnh khi nướng món này trên lửa thật cho ngài”. Sự tự hào và biết cách làm chủ của cậu ấy khiến tôi khá ấn tượng và tip một khoản kha khá. Chắc chắn là anh sẽ giàu hơn nếu đầu tư hơn vào những thứ mình tin tưởng.
5. Người nghèo thích thứ rẻ nhất
Tôi từng đi mua sắm với một người bạn mà chỉ mua khi thấy đồ rẻ nhất. Họ sẽ lao tới những nơi đang xả hàng và chọn những đồ thậm chí còn chẳng muốn. Họ mua chỉ vì nó rẻ. Thật không may là, họ không bao giờ mặc chúng từ khi mua nó.
Người giàu thích thứ tốt nhất
Người giàu sẵn sàng đi xa thêm một chút để tìm đồ chất lượng cao. Họ không ràng buộc bản thân vào giá cả. Người giàu thích các dịch vụ có tổ chức và sẽ không bao giờ hài lòng với những đồ vô giá trị hay không sử dụng được
6. Người nghèo nghĩ tiền quan trọng hơn thời gian
Hàng triệu người trên thế giới đang đánh đổi thời gian quý báu của họ để lấy tiền. Bạn luôn có thể lấy lại 500 USD. Nhưng không thể lấy lại 50 giờ được đâu.
Người giàu biết thời gian quan trọng hơn tiền
Người giàu không bao giờ đổi thời gian lấy tiền. Họ sẽ tìm kiếm những trải nghiệm có thể thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của mình. Sự nghiệp của họ tập trung nhiều hơn vào việc làm điều mình yêu và giúp đỡ những người khác, thay vì chỉ chăm chăm vào tiền.
7. Người nghèo cạnh tranh với nhau
Khi một người nghèo nhìn thấy cơ hội, anh ta sẽ tìm hiểu xem người khác làm thế nào và cạnh tranh với họ. Thường thì, anh ta sẽ không bao giờ cân nhắc cách khác để làm nó. Thay vào đó, anh đóng đinh với suy nghĩ cái người khác làm chính là tốt nhất rồi, và mình chỉ có thể bắt chước.
Người giàu sáng tạo
Người hàng xóm của tôi đã rất thất vọng khi thấy dòng Porsche mình thích không có màu xanh lá. Thế là họ quyết định tự tạo ra chiếc xế màu xanh cho mình với những chi tiết kỹ thuật chưa từng có
8. Người nghèo than thở, kết tội và chỉ trích
Phần lớn người nghèo có tư duy nghèo di truyền. Các thành viên trong gia đình họ đã gieo vào đầu họ quan niệm rằng mọi thứ đều sai và chẳng cái gì đúng cả.
Người giàu biết cách khen ngợi và tận hưởng
Người giàu biết rằng họ có nhiều đặc quyền, nhưng không lấy đó làm hiển nhiên. Chính vì họ biết cách trân trọng những gì đang có, họ có thể tạo ra nhiều hơn nữa.
9. Người nghèo tìm lời khuyên nghiệp dư
Họ thường nghe ý kiến của người người quen, tin vào mọi thứ mình nghe thấy mà chẳng ngờ vực hay kiểm chứng. Họ coi ý kiến cá nhân là sự thật và ngừng nghiên cứu khi đã hài lòng với câu trả lời.
Người giàu tìm lời khuyên từ chuyên gia
Người giàu học được cách luôn nghĩ cho bản thân. Nếu không thể hiểu được vấn đề nào đó, họ sẽ đi tìm ý kiến chuyên gia. Thông thường, họ sẽ phải trả tiền cho việc này và nhận được kha khá phương án để lựa chọn.
10. Người nghèo có TV lớn, người giàu có thư viện lớn
Đúng như diễn giả nổi tiếng Jim Rohn từng nói, người nghèo sử dụng thời gian rảnh rỗi để không phải suy nghĩ và tìm đến thứ gọi là “giải trí”. Trong khi đó, người giàu được giáo dục và đọc rất nhiều sách.
Họ sử dụng kiến thức theo cách có lợi cho mình. Thay vì tham gia các hoạt động giải trí, họ muốn tìm hiểu bản thân và thế giới mình đang sống. Trên thực tế, khi thư viện của bạn lớn lên, căn nhà của bạn cũng thế. Cứ tin tôi đi!
'Người trẻ có thể làm giàu từ hai bàn tay trắng'
Đó là ý kiến của diễn giả Huỳnh Minh Thuận sau bài viết của cô giáo Hồ Phụng Hoàng về ảo tưởng làm giàu trong giới trẻ ngày nay.
"Làm giàu không khó" khi nắm chắc những bí quyết đơn giản này
Phương Pháp Pomodoro Là Gì?
Phương pháp Pomodoro là gì? Đây là một khái niệm được nhiều người nhắc tới trên các group chia sẻ thông tin, kinh nghiệm sống trong thời gian này.
Tổng quan về phương pháp Pomodoro
Khái niệm: Phương pháp Pomodoro là gì?Pomodoro trong tiếng Ý có nghĩa là quả cà chua
Pomodoro có tên đầy đủ là Pomodoro Technique. Đây là một phương pháp được sử dụng để quản trị thời gian nâng cấp tối đa để có được sự tập trung cần có trong công việc và việc. Phương pháp này đã được giới thiệu bởi Francesco Cirillo – CEO.
Vào năm 1980, Francesco Cirillo đã nhận ra sự tập trung trong khi làm việc của mình giảm mạnh sau 1 khoảng thời gian. Khi đó, ông gặp rất nhiều khó khăn để giải quyết công việc, bài tập của mình.
Sau một thời gian, Francesco Cirillo đã đưa ra giải pháp xây dựng những đoạn nghĩ ngắn trong thời gian làm việc. Từ đó, chia làm nhiều phiên làm việc thay vì 1 khoảng thời gian dài liên tục.
Theo đó, Francesco sẽ làm việc trong vòng 25 phút/ phiên. Sau đó, ông nghỉ 1 phiên ngắn là 5 phút và lại bắt đầu 1 phiên làm việc mới. Mỗi phiên làm việc đó ông gọi là 1 Pomodoro.
Trong tiếng Ý, Pomodoro có nghĩa là cà chua. Ông đã tạo ra một chiếc đồng hồ có hình quả cà chua để theo dõi thời gian của mình. Hiện tại, phương pháp này được rất nhiều người tin tưởng. Vì hầu hết chúng ta đều có hiện tượng mất tập trung khi làm việc.
Lý do mọi người nên sử dụng phương pháp Pomodoro là gì?Phương pháp này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc
Đây được xem là một trong những biện pháp đơn giản nhưng vẫn vô cùng hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu suất làm việc. Dưới đây là những lý do phương pháp này đặc biệt được yêu thích, sử dụng:Giúp bạn loại bỏ cảm giác mệt mỏi.
Tăng cường khả năng tập trung và quản lý tốt những vấn đề gây xao nhãng trong công việc của mình.
Nâng cao nhận thức đối với những quyết định của chính bản thân mình.
Tăng cao động lực làm việc, duy trì động lực làm việc lâu dài.
Giúp bạn củng cố quyết tâm để thực hiện công việc cũng như mục đích mình đề ra từ ban đầu khi bắt đầu công việc đó.
Ước lượng khả năng thực hiện công việc đó theo thời gian định trước.
Hoàn thành công việc tốt hơn, đúng thời gian và chỉ tiêu hơn.
Cân bằng và ổn định cuộc sống một cách thật tốt.
Ai nên áp dụng phương pháp Pomodoro?Phương pháp này là lựa chọn tuyệt vời cho dân văn phòng
Nhìn chung, phương pháp này đặc biệt phù hợp với nhân viên làm việc văn phòng. Một số đối tượng nên ưu tiên sử dụng Pomodoro cho công việc của mình phải kể đến nhà văn, content, lập trình viên. Các bạn sinh viên, học sinh cũng có thể thử áp dụng phương pháp này để nâng cao hiệu quả làm việc.
Làm sao để áp dụng phương pháp Pomodoro thật đúng?
Quy trình thực hiện phương pháp Pomodoro đơn giản
Để thực hiện việc này, bạn chỉ cần tuân thủ những bước đơn giản sau:
3. Tập trung làm việc mình đã định cho đến khi đồng hồ báo hết.
4. Nghỉ ngắn theo phiên từ 3 đến 5 phút giữa các pomodoro.
Sau 4 phiên pomodoro thì nghỉ một khoảng dài hơn bình thường. Tuy nhiên, thời gian nghỉ không nên vượt quá 30 phút.
Hiện tại, ngoài dạng đồng hồ Pomodoro thông thường bạn cũng có thể sử dụng phần mềm trực tuyến. Chúng cũng hoạt động với công năng tương tự để phục vụ công việc của mình thật tốt.Quy trình này được thực hiện theo 5 bước đơn giản
Các nguyên tắc của phương pháp Pomodoro là gì?Trong 1 Pomodoro nhất định, quy trình của nó sẽ là 25 phút làm việc, 5 phút nghỉ ngơi. Nhưng với những công việc đặc thù, bạn sẽ buộc phải gián đoạn khoảng thời gian Pomodoro của mình. Lúc này, hãy hủy chu trình Pomodoro đó đi và bắt đầu một chu trình hoàn toàn mới.
Trong thời gian đã quy định, bạn chỉ nên làm một công việc duy nhất mà thôi. Không làm bất kỳ việc gì trong khoảng thời gian đó.
Nếu công việc của bạn xong trước khoảng thời gian đó, hãy kiểm tra lại công việc để tối ưu hóa kết quả tốt nhất.
Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, hãy cố gắng thư giãn thật tốt. Một vài việc bạn có thể làm là nhắm mắt nghỉ ngơi, thư giãn, tránh những công việc đòi hỏi đầu óc phải suy nghĩ nhiều.
Điều cần tuyệt đối tránh khi áp dụng phương pháp Pomodoro
Khi nghỉ ngơi, bạn cần hãy cố gắng nghỉ ngơi một cách tuyệt đối. Đặc biệt, hãy tránh xa điện thoại hay facebook, internet để tránh cơ thể không bị căng thẳng, mệt mỏi.
Lúc đó, não bộ của bạn sẽ bị kích thích khiến não bộ hưng phấn và mệt mỏi hơn. Việc nghỉ ngơi trong chu trình Pomodoro sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
Lời kếtHy vọng bài viết này giúp ích cho bạn
Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về phương pháp Pomodoro. a