Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

Trung tâm đông lạnh xác chờ hồi sinh lớn nhất thế giới

 MỸTrung tâm Kéo dài sự sống Alcor sử dụng phương pháp đông lạnh để bảo quản xác người, chờ hồi sinh trong tương lai, khi khoa học công nghệ đã phát triển.

Năm 1972, sau khi xem một chương trình khoa học viễn tưởng cho trẻ em có tên Time Slip (Bước nhảy thời gian), nói về các nhân vật bị đóng băng, Max More đã nảy ra ý tưởng đông lạnh cơ thể người để chờ "hồi sinh". Đây là tiền đề quan trọng cho những đóng góp sau này của ông đối với ngành y học.

Hiện tại, More là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Trung tâm Kéo dài sự sống Alcor (Alcor Life Extension Foundation), một trong những trung tâm đông lạnh cơ thể người lớn nhất thế giới.

Đông lạnh xác (Cryonics) là quá trình đóng băng cơ thể người đã chết ở nhiệt độ rất thấp, khoảng -196 độ C, lưu trữ chúng để chờ hồi sinh trong tương lai. Điều này chỉ được thực hiện sau khi bệnh nhân chết lâm sàng.

Đây là ý tưởng được ưa chuộng bởi những nhà khoa học theo chủ nghĩa tương lai. Lý luận chung của họ rất đơn giản: Thuốc men và y khoa luôn phát triển. Những căn bệnh nan y hôm nay có thể được chữa trị vào ngày mai. Đông lạnh xác là cách để thu hẹp khoảng cách giữa hai mốc thời gian đó.

Chuyên gia y tế chuẩn bị các loại thuốc cho bệnh nhân trước khi tiến hành đông lạnh. Ảnh: GOST

Chuyên gia y tế chuẩn bị các loại thuốc cho bệnh nhân trước khi tiến hành đông lạnh. Ảnh: GOST

Giám đốc More nói: "Chúng tôi coi nó như mở rộng phương pháp cấp cứu. Trung tâm chỉ tiếp quản bệnh nhân khi y học ngày nay đã hết cách. Hãy nghĩ về nó như thế này: 50 năm trước, nếu thấy một người tắt thở khi đang chạy bộ, bạn sẽ kết luận luôn rằng họ đã chết. Ngày nay, chúng ta không còn làm vậy. Thay vào đó, chúng ta tiến hành hô hấp nhân tạo, làm thủ thuật sơ cứu... Những người đã chết 50 năm trước đáng ra có thể được cứu sống. Đông lạnh xác cũng hoạt động như vậy, chúng tôi chỉ ngăn cơ thể họ bị tổn hại nặng nề hơn, cho đến khi y học có cách chữa trị".

Khách hàng của Alcor đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong điều kiện lý tưởng, trung tâm sẽ tiên lượng thời điểm tử vong của bệnh nhân. Các chuyên gia thành lập một danh sách thành viên mắc bệnh nặng, theo dõi diễn tiến sức khỏe của họ. Khi thời điểm "sinh tử" gần đến, họ cử một nhóm dự phòng đến bên giường bệnh và chờ đợi.

"Có thể là vài giờ, vài ngày. Chúng tôi từng phải chờ khoảng 3 tuần", ông More nói.

Sau khi bệnh nhân được tuyên bố tử vong hợp pháp, quá trình bảo quản bắt đầu. Đây là giai đoạn đầy khó khăn.

Đầu tiên, nhóm dự phòng chuyển người bệnh sang "giường băng", phủ lên cơ thể họ một lớp đá lạnh. Sau đó, Alcor dùng máy hồi sức tim phổi, đưa máu đi khắp cơ thể trở lại. Các chuyên gia sử dụng 16 loại thuốc khác nhau để bảo vệ tế bào, khiến chúng không bị suy giảm chức năng khi người bệnh đã chết.

Trung tâm lưu ý trên trang web chính thức: "Bởi vì bệnh nhân đã qua đời hợp pháp, Alcor có thể áp dụng các phương pháp chưa được chấp thuận trong y tế thông thường".

Khi người bệnh đã được chườm lạnh và cấp thuốc, nhân viên chuyển họ đến địa điểm phẫu thuật. Tại đây, bác sĩ sẽ rút hết máu và dịch lỏng ra khỏi cơ thể họ, thay thế chúng bằng dung dịch không đóng đá, giống với chất chống đông sử dụng bảo quản nội tạng cấy ghép. Tiếp đến, họ tiến hành mở lồng ngực, tìm kiếm các mạch máu chính, gắn chúng vào thiết bị giúp loại bỏ lượng máu còn sót lại trong cơ thể.

Về cơ bản, quá trình này nhằm đảm bảo các tinh thể đá không hình thành trong tế bào của bệnh nhân.

Bác sĩ phẫu thuật mở lồng ngực của bệnh nhân. Ảnh: Alcor Life Extension Foundation

Bác sĩ phẫu thuật mở lồng ngực của bệnh nhân. Ảnh: Alcor Life Extension Foundation

Khi tĩnh mạch được bơm chất chống đông, Alcor bắt đầu hạ nhiệt người bệnh xuống khoảng 0,5 độ C mỗi giờ, chạm ngưỡng -196 độ C sau hai tuần.

Cuối cùng, cơ thể được bảo quản lộn ngược trong tủ đông có nitơ lỏng.

Đây là kịch bản lý tưởng. Song không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra theo kế hoạch. Nếu bệnh nhân đột ngột qua đời, quá trình này có thể bị trì hoãn vài giờ đến nhiều ngày.

Năm 2014, một khách hàng của trung tâm tự tử. Các chuyên gia phải thương lượng với cảnh sát và điều tra viên để được tiếp nhận thi thể. Giám đốc More cho biết khoảng thời gian giữa việc qua đời và bảo quản càng lâu, các tế bào bị phân hủy càng nhiều, việc hồi sinh và cứu chữa sẽ trở nên khó khăn hơn.

Chính ông cũng thừa nhận không điều gì là chắc chắn trong việc đông lạnh xác người.

"Chúng tôi chẳng thể biết được, nhiều sai sót có thể xảy ra", ông nói.

Tiền đề cơ bản của đông lạnh xác người còn chưa được kiểm chứng. Đến nay, chưa bệnh nhân nào thực sự được hồi sinh sau khi bảo quản. Khái niệm này cũng khác với phương pháp "ngủ đông" nhân tạo mà y bác sĩ thường sử dụng trong các ca cấp cứu. Họ hạ thân nhiệt của người bệnh xuống còn 33 độ C trong vòng 24 giờ. Sau đó, tăng mức nhiệt dần lên 0,15 độ C mỗi giờ, cho tới 37 độ C.

Hôm 16/9, một nam thanh niên 19 tuổi bị điện giật ở Đà Nẵng đã được cứu sống ngoạn mục bằng hình thức này.

Thùng nitơ lỏng để bảo quản xác người nhiều năm. Ảnh: GOST

Thùng nitơ lỏng để bảo quản xác người nhiều năm. Ảnh: GOST

Tuy nhiên, đóng băng cả cơ thể trong nhiều thập kỷ lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Các nhà khoa học từng thành công đối với tế bào, cá thể giun. Nhưng mở rộng quy mô lên toàn bộ cơ thể người không phải điều đơn giản.

"Chưa có cách thức cơ bản để sửa chữa các mô. Nó không giống như du hành thời gian", ông More nói. Dù ngành khoa học tái tạo mô đang dần phát triển, không ai biết chắc khi nào có thể đánh thức các bệnh nhân. Được hỏi về khoảng thời gian đó, người đứng đầu Alcor đưa ra con số từ 50 đến 100 năm.

Đến nay, hơn 1.000 người đã đăng ký bảo tồn cơ thể sau khi qua đời. Chi phí duy trì thành viên hàng năm là khoảng 770 USD. Quá trình đông lạnh toàn bộ cơ thể có giá lên tới 80.000 đến 200.000 USD. Theo ông More, số tiền này được chuyển vào quỹ ủy thác chăm sóc bệnh nhân, giữ cho cơ sở hoạt động và lưu trữ các thi thể trong thời gian dài.

Thục Linh (Theo Atlantic)

Cách chữa tiểu đường không dùng thuốc mà vẫn hiệu quả

1. Thư giãn tinh thần
2. Từ bỏ các thói quen xấu
3. Tập thể dục thường xuyên
4. Duy trì cân nặng
5. Chế độ ăn uống lành mạnh
6. Sử dụng thuốc tiểu đường và tiêm insulin
7. Đo chỉ số đường huyết và theo dõi thường xuyên
Phác đồ insulin cho đái tháo đường típ 2
Phác đồ cho đái tháo đường típ 2 cũng đa dạng. Nhiều bệnh nhân, nồng độ glucose được kiểm soát tốt với thay đổi lối sống và thuốc hạ đường huyết không insulin, nhưng insulin nên được thêm khi glucose không kiểm soát được bằng ≥ 3 thuốc. Dù không phổ biến, đái tháo đường típ 1 khởi phát người lớn có thể là nguyên nhân. Insulin nên thay thế cho thuốc hạ đường huyết không insulin ở phụ nữ bắt đầu có thai.
Liệu pháp phối hợp rõ ràng nhất là sử dụng insulin với biguanides uống và thuốc tăng nhạy insulin. Phác đồ thay đổi từ tiêm 1 mũi mỗi ngày của insulin tác dụng trung gian hoặc tác dụng kéo dài (thường trước khi đi ngủ) tới phác đồ tiêm nhiều mũi sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường típ 1. Nói chung, phác đồ hiệu quả đơn giản nhất được ưu tiên. Vì kháng insulin, một số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đòi hỏi nhu cầu liều insulin lớn (> 2 đơn vị/kg/ngày). Một biến chứng thường gặp là tăng cân, chủ yếu là do giảm glucose trong nước tiểu và cải thiện hiệu quả trao đổi chất.
Dưới đây là 7 sai lầm phổ biến của các bệnh nhân đái tháo đường, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát đường huyết và quá trính điều trị cho các bệnh nhân đó.
1. Đã bị mắc bệnh Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa
Chúng ta biết rằng bệnh Đái tháo đường tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, điều trở ngại lớn nhất là suy nghĩ: Đã bị mắc Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa. Điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn thích ăn bánh ga-tô, hãy thưởng thức chúng, chỉ có điều ăn ít hơn và ăn bánh ga-tô ít thường xuyên hơn mà thôi.
Mọi người mắc Đái tháo đường cũng như người thân thường nghĩ rằng “có một chế độ ăn chuyên biệt dành cho người tiểu đường” và nhất thiết tuân theo chế độ ăn đó. Sự thực thì mọi bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tuân theo chế độ ăn khuyến cáo cho tất cả mọi người bình thường khác. Đó là chế độ ăn: nhiều hơn các loại hạt (đậu đỗ, lạc..); nhiều rau; sữa tách bơ; ít đồ béo động vật 4 chân; nên ăn dầu thực vật và cá; ăn đồ ngọt với số lượng vừa phải.
Khi tuân thủ chế độ ăn khuyến cáo thì không có nghĩa là đường máu sẽ không tăng. Nếu đã ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi mà đường máu vẫn tăng, bệnh nhân lại cảm thấy mình có lỗi?!. Chế độ ăn đúng đắn chỉ giúp đường máu ổn định hơn mà thôi. Còn để có mức đường máu tốt cần đến nhiều giải pháp khác nữa như tập thể dục, thuốc đúng liều lượng, đúng chủng loại


2. Dùng thuốc Tây là có hại
Trên thực tế, dùng thuốc Tây đều đặn có tác dụng cứu được nhiều người hơn so với không dùng thuốc đều đặn. Người phương Tây không dùng đến Đông y nhiều nhưng bệnh nhân của họ vẫn sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn. Thuốc Đông dược không in tác dụng phụ trên đơn nên tạo cảm giác an toàn hơn và còn được quảng cáo quá đà.


3. Tiêm insulin làm bệnh nặng lên hay hết thuốc chữa
Sai. Nếu thực sự tụy không còn sản xuất và tiết ra đủ lượng insulin cần thiết để khống chế đường máu (mặc dù đã được kích thích tối đa bởi các loại thuốc uống hạ đường huyết), thì việc tiêm insulin sẽ giúp khôi phục lại cân bằng lượng đường trong máu. Chúng ta đều biết rằng insulin là chất duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường máu. Khôi phục lại lượng insulin là mấu chốt quan trọng. Nếu làm giảm đường máu trung bình 2mmol/l (hay HbA1c giảm được 1%) sẽ làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường 30%. Thay vì chấp nhận tiêm insulin, nhiều người thường cố ăn kiêng và dùng thuốc uống hạ đường huyết với liều cao và mong đường máu sẽ hạ xuống. Nặng hay nhẹ trong bệnh tiểu đường là do biến chứng của bệnh, không phải do tiêm hay không tiêm insulin.

4. Chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác
Những bệnh nhân này chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu… vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng.
Theo các nghiên cứu, khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết đơn thuần sẽ không làm giảm được nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong.
5. Chỉ kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng
Ước tính có tới 90% số bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú không hề được đo đường huyết sau ăn để rồi phàn nàn rằng tại sao đường huyết của họ khá tốt mà vẫn bị nhiều biến chứng… Lý do là vì họ quên kiểm soát đường huyết sau ăn mà theo các nghiên cứu, những người bị tăng đường huyết sau ăn 2 giờ sẽ có nguy cơ gây biến chứng tim mạch nhiều hơn tăng đường huyết lúc đói.

6. Không thử đường huyết lúc bị đói
Theo phản xạ thì chỉ khi có cảm giác đói thì bệnh nhân mới nghĩ đến việc hạ đường huyết và sẽ ăn ngay để cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cảm giác đói đó có thể là hiện tượng “đói giả”.
Hiện tượng này hay xảy ra ở những người có đường huyết cao trong thời gian dài, và khi được điều trị đưa đường huyết xuống gần mức bình thường thì họ có cảm giác như bị hạ đường huyết thực sự nhưng thường ở mức nhẹ (đói, cồn cào dạ dày). Vì thế người bệnh nên đo đường huyết trước khi quyết định có cần ăn thêm hay không.
7. Không nắm được mục tiêu điều trị
Nhiều bệnh nhân rất lo lắng khi đường huyết (trước ăn) lên đến 7mmol/l, một số khác lại cho rằng đường huyết ở mức 4-5mmol/l là rất tốt. Theo Hội Đái tháo đường Hoa kỳ thì mục tiêu đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường lúc đói là 4-7,2 mmol/l, sau ăn 2h là < 10 mmol/l, HbA1c <7% ở người Đái tháo đường trẻ tuổi chưa có biến chứng nặng; còn đối với người cao tuổi (≥65 tuổi), mắc nhiều biến chứng và bệnh kèm thì mức đường huyết cao hơn.

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Người nhà, người bệnh có thể tìm hiểu thông tin về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường và hướng điều trị trong bài viết dưới đây.
Theo Bộ Y tế ghi nhận, ở Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bệnh tiểu đường. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng gần gấp đôi vào năm 2045. Tiểu đường có thể nói là bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này.
Nếu ban đang tìm hiểu thông tin hay có người thân được chẩn đoán bệnh này có thể tham khảo chia sẻ về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Đái tháo đường hay thường được gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, cơ thể không dung nạp được glucose dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường.
Nguyên nhân có thể do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà tuyến tụy tiết ra.
Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Trong trường hợp thiếu hụt insulin, glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa glucose vào máu gây ra đái tháo đường.
Nhìn chung, với bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin cũng đều dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Với mỗi thể của bệnh đái tháo đường: đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguyên nhân cụ thể khác nhau. Bạn có thể phân biệt trong nội dung dưới.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1
Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào tụy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất ít hoặc không có insulin. Khi đó, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh đái tháo đường.
Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở người trẻ, bao gồm cả trẻ em và người dưới 30 tuổi.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
Khác với nguyên nhân tiểu đường tuýp 1, người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng cơ thể sử dụng insulin rất kém. Khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả, glucose cũng sẽ tích tụ trong máu.
Đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở người cao tuổi. Đa số người bệnh tiểu đường ở Việt Nam mắc tiểu đường tuýp 2, con số khoảng 95%. Nguyên nhân lượng đường trong máu cao khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 
Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ
Thông thường, các loại hormone khác nhau có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Với các mẹ bầu, nồng độ hormone thay đổi, khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên.
Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Nhiều chị em sau khi sinh xong đường huyết trở lại bình thường nhưng cũng có người trở thành đái tháo đường thực sự.
Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Thông thường ở giai đoạn đầu, người bệnh đái tháo đường, kể cả đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Người bệnh dễ bỏ qua, để bệnh diễn biến âm thầm. Đến khi có các dấu hiệu ra ngoài thường đã nghiêm trọng.
Người bệnh có thể để ý cơ thể và quan sát các dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường như sau:Ăn nhiều
Hay khát, uống nước nhiều
Đi tiểu nhiều
Sụt cân
Đau và tê ở bàn chân
Mắt nhìn mờ
Ngoài các dấu hiệu chung kể trên, có một số dấu hiệu đặc trưng ở các tuýp bệnh tiểu đường như:
Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Khát nước Nhanh đói, ăn nhiều Khát nước quá mức, đi tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều về đêm Vết thương lâu lành Dễ nhiễm trùng âm đạo, vùng kín ngứa ngáy, khó chịu
Giảm cân không rõ nguyên nhân Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng da,... Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
Thị lực giảm, nhìn mờ
Khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, đặc biệt nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao (tiền sử gia đình, người thừa cân, béo phì, bị tiểu đường thai kỳ,...) nên thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên sâu về Nội tiết - Tiểu đường.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, vận động, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên và điều trị bằng thuốc,... rất quan trọng với người bệnh.
Điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn uốngĐiều chỉnh, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng như hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Bản chất bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt.
Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, các đồ uống có cồn.
Tăng cường vận động
Người bệnh tiểu đường nên vận động, tập luyện đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Có thể chọn hình thức vận động như: đi bộ, bơi, tập yoga, cầu lông,... Lưu ý cân nhắc hình thức tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe, các biến chứng bệnh tiểu đường hay bệnh lý nền của bản thân.
Điều thị bằng thuốc
Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, qua thăm khám, bác sĩ có phác đồ phù hợp. Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 phải dùng insulin do cơ thể không tự sản xuất insulin.
Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập thể dục. Người bệnh cũng có thể cần dùng insulin hoặc metformin (thuốc uống hoặc thuốc tiêm) để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiêm insulin một trong các cách điều trị đái tháo đường giúp giảm đường máu hiệu quả - Ảnh: Freepik
Kiểm soát đường huyết tại nhà thường xuyên
Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Do vậy, đo và theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà thường xuyên là cách tốt nhất để hỗ trợ kiểm soát bệnh.
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại máy đo đường huyết có độ chính xác cao, để kiểm soát tốt nhất các chỉ số. Biết được các chỉ số thường xuyên giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc,... để có thể ổn định chỉ số đường huyết.
Giải pháp toàn diện cho người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì - Nguyên nhân, biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp. Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạođoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Phân loại

Bạn bị tiểu đường (đái tháo đường) loại nào?
Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.
Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu: Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1. Tiếp xúc với một số virus gây bệnh. Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường. Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.
Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.
Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
Các loại khác
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.
Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.
Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ
Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường
Quá trình chuyển hóa glucose

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).
Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 
các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Bệnh đái tháo đường
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều; Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.
Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:
Buồn nôn hoặc nôn mửa;
Mờ mắt;
Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
Khô miệng;
Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường đã đề cập ở trên.

Ngoài ra, bạn cần phải gọi cấp cứu ngay nếu bạn: Có cảm giác buồn nôn và yếu tay chân;
Cảm thấy khát nhiều hoặc đi tiểu thường xuyên kèm với đau vùng bụng;
Thở gấp hơn.
Biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Biến chứng tiểu đường có thể xảy ra bao gồm: Bệnh tim mạch. Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm: bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh). Mức đường dư có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
Tổn thương thận (bệnh thận). Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
Tổn thương mắt (bệnh võng mạc). Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.
Tổn thương chân. Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi.
Các tình trạng da. Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Khiếm thính. Các vấn đề thính giác thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh Alzheimer. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.

Tiểu đường ở người cao tuổi
Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu không được điều trị hoặc không kiểm soát được có thể gây ra vấn đề cho bạn và con.
Các biến chứng tiểu đường ở trẻ bao gồm: Thai nhi phát triển hơn so với tuổi. Lượng đường dư trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai, làm cho tuyến tụy của bé phát triển thêm insulin. Điều này có thể làm cho thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi và bạn phải sinh mổ.
Lượng đường trong máu thấp. Đôi khi, trẻ sẽ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì quá trình sản xuất insulin của trẻ cao. Tuy nhiên, chỉ cần cho trẻ bú và tiêm truyền glucose, mức đường huyết trong trẻ sẽ bình thường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trẻ lớn lên.
Tử vong. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến trẻ tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.
Các biến chứng bệnh tiểu đường ở người mẹ gồm:Tiền sản giật. Tình trạng này đặc trưng bởi huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân và bàn chân. Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.
Tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo. Một khi đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong một lần mang thai, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn với lần mang thai tiếp theo. Bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường – điển hình là bệnh tiểu đường loại 2 – khi bạn già đi.
Điều trị bệnh tiểu đường
Những phương pháp dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Đối với đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.
Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà và cẩn trọng với các dấu hiệu cho thấy mức độ đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tiêm insulin, do đó bạn có thể tự tiêm ở nhà, thường là hai hoặc ba lần mỗi ngày.
Bác sĩ sẽ giới thiệu các bài tập thể dục để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Bạn cũng cần kiểm tra bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tuy bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể chữa khỏi, nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện nếu bạn thay đổi lối sống.
Đái tháo đường chẩn đoán không khó nhưng điều trị bệnh hết sức khó khăn. Ước tính chỉ khoảng 30% bệnh nhân đái tháo đường đạt được mục tiêu điều trị và kiểm soát tốt đường huyết.
Việc điều trị bệnh thường khó khăn vì hơn 50% khả năng chữa bệnh thành công phụ thuộc vào chế độ ăn của bệnh nhân. Mắc bệnh đái tháo đường đồng nghĩa với việc ăn uống ít bột đường suốt đời. Chế độ ăn này khác nhau tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân và cần được bác sĩ tư vấn.
Do đó, tuy có nhiều thuốc chữa đái tháo đường nhưng bí quyết kiểm soát bệnh thành công và ngăn ngừa biến chứng hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bạn.
Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, thực phẩm có chứa nhiều đường và khó tiêu là “kẻ thù số 1”. Dùng các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm bạn cần tránh xa gồm: Các loại thực phẩm ngọt: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt nhân tạo, v.v.
Tinh bột: cơ, phở, bún, v.v.
Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Sữa
Trái cây sấy khô
Rượu, bia và đồ uống có cồn.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Những loại thực phẩm bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ảnh hưởng đến bệnh như: Các loại trái cây ít đường: táo, bưởi, ổi, cam quýt,…
Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.
Về vấn đề dinh dưỡng, ngoài sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe thì người bệnh nên sử dụng thêm sữa tiểu đường Glucerna để kiểm soát bệnh.

TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) LÀ GÌ?

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị tiểu đường, chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh tiểu đường. Tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, các chất bột đường từ thực phẩm không chuyển hóa hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?

Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin - một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:

Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường típ 1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.

Làm thế nào để kiểm soát tiểu đường (đái tháo đường) hiệu quả?

Tuy bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nhưng tin vui là, bạn có thể kiếm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằngđầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.
Phát hiện sớm tiểu đường giúp bạn gia tăng cơ hội phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường. Vậy làm thế nào để xác định rõ cơ thể có đang bị tiểu đường hay không? Khám phá cùng Glucerna trong phần Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nhé!

Lưu ý:
Để kiểm soát tốt đường trong máu, bạn phải có chế độ chăm sóc hợp lý qua việc tuân thủ điều trị, sống lành mạnh và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Top 14 Quán ăn vặt ngon nhất tại Bắc Giang


Bắc Giang - một thành phố không quá lớn nhưng cũng đủ để cho bạn đáng phải ngạc nhiên với những quán ăn vặt nổi tiếng được vô số các bạn trẻ ở đây yêu thích.

1. Nem chua rán + bánh tráng Sở Điện

Nếu bạn là người Bắc Giang hẳn chắc chắn không còn xa lạ với quán ăn này, và đây cũng là một địa chỉ sẽ được giới thiệu ngay khi các bạn hỏi nên ăn món ăn vặt nào ở Bắc Giang nếu lần đầu đến đây. Khu vực Sở Điện trên đường Nguyễn Thị Lưu vào mỗi chiều tan tầm và buổi tối vô cùng đông người vì ở đó có 2 quán nem chua rán nổi tiếng đáng để bạn ăn thử. Cả 2 quán đều không có tên nên phân biệt chủ yếu dựa vào tầm nhìn của bạn. Một quán chỉ bán chuyên nem chua rán ngay sát cổng Sở Điện, và một quán nằm chếch bên dãy đường đối diện bán kèm các món bánh tráng thơm ngon.
Đánh giá chung về món ăn vặt của cả 2 quán đều đáng để ăn, nem không có sự khác biệt lớn, chỉ khác nhau chút về sốt tương ớt chấm. Hai quán có cách pha nước chấm riêng để tạo điểm nhấn riêng nên độ ngon hơn hay kém tùy thuộc vào cảm nhận riêng mỗi khách hàng. Các món ăn vặt đều được chiên, nướng nóng hổi lại càng ngon miệng hơn. Tuy nhiên, khi quá đông khách có lẽ bạn sẽ phải chờ đợi phục vụ hơi lâu nhưng món ăn cũng đáng để bạn mong chờ đó.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: số 153 Nguyễn Thị Lưu 2, Tp. Bắc Giang

Giá tham khảo: 30.000 - 50.000 đồng/đĩa nem & 15.000 - 20.000 đồng/bánh tráng

Giờ mở cửa: 16:00 - 22:30

Điện thoại: 0989 612 604 - 0384 492 183
Nem chua rán
Bánh tráng nướng

2. Ăn vặt Tea Teen


Ăn vặt Tea Teen là một quán vô cùng quen thuộc với các bạn học sinh trong thành phố Bắc Giang. Đây là một địa chỉ có vô số đồ ăn vặt và đồ uống để nhâm nhi cùng bạn bè. Thay vì những cốc trà sữa nổi tiếng, nhiều loại như hiện nay thì nơi đây lại thu hút khách hàng với loại trà sữa đời đầu như khi trà sữa mới xuất hiện với topping đơn giản. Một số món ăn vặt được yêu thích nơi đây phải kể đến: gà miếng, khoai, ngô chiên,...

Đồ ăn nghe có vẻ không đặc sắc nhưng hương vị khá ổn, hợp khẩu vị mà giá cả thì vô cùng phù hợp cho các bạn học sinh nên mỗi ngày cửa hàng đều đón khá đông khách ra vào. Quán có vị trí hơi lùi vào bên trong so với mặt đường nên các bạn chú ý sẽ thấy nhé. Nếu các bạn đang tìm kiếm nơi đồ ăn nhiều, ngon và rẻ thì đây là lựa chọn khó có thể bỏ qua ở Bắc Giang.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Vòng cua chỗ Tháp đồng hồ giao giữa đường Hùng Vương và Nguyễn Văn Cừ, TPBG (gần Sở Y tế)

Giá tham khảo: 10.000 - 30.000 đồng/món

Giờ mở cửa: 10:00 - 22:00

Ăn vặt Tea Teen
Ăn vặt Tea Teen
 
3. Chè Ngõ


Chè Ngõ đã quá nổi tiếng ở Bắc Giang với thời gian hoạt động đã từ lâu, phục vụ rất nhiều lứa học sinh cũng như những người dân tại đây. Bắc Giang cũng nổi tiếng với dãy hàng bán bánh mì cay và Chè Ngõ là một quán tiên phong trong việc làm món ăn này trở nên có tiếng. Dù hiện tại có rất nhiều hàng chè với các loại đa dạng nhưng đâu đó người ta vẫn tìm về những thứ mang hương vị thân quen khi xưa.

Quán có mặt ngoài diện tích chỉ bằng một con ngõ nhỏ nhưng đừng lo chỗ ngồi vì bên trong còn khá rộng nhé. Tại đây từ trước đến nay vẫn chủ yếu bán các loại sữa chua, chè thân thuộc: thập cẩm, chè bưởi,... với các loại topping đơn giản: đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh, khoai, cốt dừa,... Điểm cộng cho quán đó là giá từ trước đến nay vẫn khá rẻ dù năm tháng có trôi và nhiều thứ thay đổi.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Ngõ số 80 Ngô Gia Tự, TP. Bắc Giang
Điện thoại: 0941 219 293
Giá tham khảo: 10.000 - 20.000 đồng
Giờ mở cửa: 09:00 - 22:00

Chè Ngõ
Chè Ngõ


4. Nem lụi - Cải quán

Một món ăn ngon, rẻ lại nhẹ bụng thích hợp để ăn vặt đó là nem lụi. Đây là một món ăn có nguồn gốc từ xứ Huế rất được yêu thích hiện nay, tại Bắc Giang thì Cải quán là một trong những quán nem nổi tiếng và thu hút đông khách mỗi ngày. Quán có không gian thoáng, chỉ đơn giản là những bộ bàn ghế nhựa khi ngồi nhưng thưởng thức hương vị món ăn các bạn không nên bỏ qua địa chỉ này.

Nem lụi là một món ăn dân giã với nguyên liệu chính là nem thịt được nướng trên bếp than, khi chín được cho ra cùng một mẹt đầy đủ gồm cả rau sống, cà rốt, bún, xoài, dưa chuột,... và chắc chắn không thể thiếu bát nước chấm thần thánh làm nên sự đặc biệt của món ăn được. Những nguyên liệu này khi ăn cùng với nhau tạo nên một món nem lụi tuy đơn giản nhưng vô cùng đặc biệt và hấp dẫn. Ngoài ra còn một số món ăn vặt khác các bạn có thể thử tại quán như bánh bèo, chan gà,...


MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 67 Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang

Số điện thoại: 0815 632 333

Giá tham khảo: 6.000 đồng/chiếc

Giờ mở cửa: 15:30 - 22:30

Nem lụi - Cải quán
Nem lụi - Cải quán


5. Bánh tráng 2Ku


Tại thành phố Bắc Giang có rất nhiều quán ăn vặt cho các tín đồ ăn uống, và thêm một món ăn đáng để thử nữa mà Toplist muốn giới thiệu cho các bạn đó là món bánh tráng nướng đang được bán tại quán Bánh Tráng 2Ku nằm tại địa chỉ số 41 Trần Quốc Toản. Bánh của quán được cho rất nhiều nhân như bò khô, trứng, thịt,.. nên rất dày và đầy đặn chí không mỏng như nhiều quán khác. Mùa đông này mà được tưởng thức món bánh tráng nướng vàng ươm, thơm lừng này thì chẳng còn gì bằng đúng không nào.

Bên cạnh đó, thực đơn của quán còn có rất nhiều món ăn vặt đa dạng để bạn chọn như chân gà xả ớt, nem rán, cá viên, xúc xích, lạp sườn, và tất nhiên đặc trưng nhất mà bạn không nên bỏ qua là món bánh tráng với các kiểu ăn như bánh tráng nướng, bánh tráng trộn, bánh tráng cuộn.

Không gian quán khá sạch sẽ, bàn ghế được để trong nhà rất gọn gàng và an gàng, phục vụ cũng nhanh nên các bạn khỏi lo nghĩ nha. Shop có dịch vụ ship tận nơi, nên nếu bạn có lười ra ngoài thì chỉ cần gọi cho quán là cũng có thể thưởng thức món ăn ngon trong vòng vài chục phút nhé.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 41 Trần Quốc Toản, P. Ngô Quyền, TP. Bắc Giang

Số điện thoại: 0356 983 290- 0973 147 424

Giá tham khảo: 12.000 - 15.000 đồng/cái

Giờ mở cửa: 15:00 - 19:00

Bánh Tráng 2Ku
Bánh Tráng 2Ku


6. Ốc bà Bằng

Đây là một quán ốc giá rẻ ở Bắc Giang nhưng hương vị cũng vô cùng thơm ngon. Với vô vàn các món ốc xào luộc khác nhau mà giá chỉ dao động từ 30 nghìn đến 50 nghìn đồng. Quán tuy nhỏ nhỏ nhưng lúc nào cũng tấp tập khách ra vào. Ốc vốn là một món được yêu thích ở mọi lứa tuổi, đến với Bắc Giang muốn tìm kiếm một quán ốc không phải là khó tuy nhiên một địa điểm được mọi người lựa chọn là Ốc Bà Bằng. Quán được bày ngoài trời nên có sức chứa lớn với các khách đi nhóm, đoàn mà không cần phải lo lắng. Phục vụ đồ cũng rất nhanh, nóng hổi.

Tại quán bạn sẽ có một menu rất đa dạng, không chỉ dừng lại ở các món ốc. Ốc ở đây tươi và to, luộc chín tới, ăn có độ dai cùng nước chấm cay cay, mặn mặn rất vừa vặn. Ngoài các món ốc luộc, ốc xào, trứng óc, cút lộn luộc, xào me, ngao xào, ngao hấp,... quán còn phục vụ các món khác như nem rán, cháo cá nóng hổi thơm ngon với giá rất phải chăng.


MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:


Địa chỉ: 35 Nghĩa Long, bờ hồ, TP.Bắc Giang
Giờ mở cửa: 17:00 - 00:00
Giá tham khảo: 30.000 - 50.000 đồng/món

Ốc Bà Bằng
Ốc Bà Bằng


7. Ốc 88

Ngoài quán Ốc Bà Bằng phía trên đã được giới thiệu thì Ốc 88 cũng là một quán vô cùng đông khách ở Bắc Giang. Ốc là một món mát, nhẹ bụng nên phù hợp là một món ăn vặt nhẹ nhàng. Không gian quán cũng khá rộng rãi nhiều bàn ghế để phục vụ khách hàng. Quán đã hoạt động khá lâu, thích hợp cho các buổi tối hội họp, lê la cùng bạn bè và người thân.

Thực đơn của quán cũng phong phú đa dạng từ ốc, ngao được chế biến luộc, xào thơm ngon, nóng hổi còn có trứng cút lộn luộc, xào me. Điểm cộng cho quán là các món xào có nước sốt đậm đà rất đáng để thử. Ngoài ốc, quán còn phục vụ nhiều món ăn vặt: nem rán, khoai lang kén, hoa quả,... Các món ở đây về chất lượng nhìn chung là khá ngon và giá cả bình dân, phù hợp cho mọi người.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chi: 323 Lê Lợi, TP Bắc Giang
Giờ mở cửa: 16:00 - 23:30
Giá tham khảo: 30.000 - 50.000 đồng/món

Ốc 88
Ốc 88


8. Quán Sữa Chua Cô Oanh


Nghe cái tên thôi là các bạn nghĩ ngay đến món ăn nổi tiếng tại quán Cô Oanh rồi đúng không nào, đó chính là món sữa chua nhà làm do chính chủ quán làm ra với chuẩn vị sữa chua lên men tự nhiên vừa ngon vừa bổ dưỡng nhé.

Mặc dù là quán sữa chua nhưng tại quán Cô Oanh cũng là thiên đường cho những bạn thích ăn vặt với đủ các món yêu thích của giới trẻ, nào bánh mì que Hải Phòng, nem nướng, nem chua rán, chân gà ngâm xoài xả tắc, nào heo cháy tỏi, khô gà lá chanh, khoai tây chiên, khoai lang sấy,... Món nào cũng ngon và rẻ, lại còn có dịch vụ ship tận nhà.

Đặc biệt, quán Cô Oanh còn có món chim cút quay mắc mật được rất nhiều khách hàng yêu thích. Hãy rủ ngay cạ cứng của mình đến quán để có thể lai rai thưởng thức những món ngon và thư giãn sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng nhé.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 21 Hoàng Văn Thu, Tp Bắc Giang ( Đối diện Văn Phòng Tỉnh Uỷ Bắc Giang )
Điện thoại: 0936 569 119
Giờ mở cửa: 8:00-22:00
Quán Sữa Chua Cô Oanh
Quán Sữa Chua Cô Oanh


9. Gắt Ngõ

Thêm một cái tên mà bạn không thể bỏ qua trong danh sách những quán ăn vặt ngon lại Bắc Giang đó là Gắt Ngõ. Nằm ở địa chỉ số 25 Nguyễn Cao, Gắt Ngõ là một quán nhỏ, mang cho mình một vẻ ngoài giản dị, không ồn ào. Bức tường vàng với giàn hoa giấy chạy dọc theo ngõ nhỏ, làm chúng ta cảm giác bình yên như đang ngồi ở một quán ven đường ở giữa lòng phố Hội An xưa cũ. Quán có những góc nhỏ rất chill. Đến đây bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thỏa mãn niềm yêu thích sống ảo của mình.

Về thực đơn của quán, ngoài những món quen thuộc của giới trẻ như xúc xích rán, khoai tây chiên, nem rán,... thì quán có một món rất đặc biệt đó là món gà lắc trân châu. Nếu các bạn chỉ nghe cái tên "Gà lắc trân châu" chắc chắn sẽ không thể tưởng tượng được hình dáng cũng như mùi vị của món ăn đúng không? Nó được làm từ những miếng thịt gà tươi ngon được áo lớp bột chiên hạt trân châu vàng đẹp mắt, chiên giòn rụm, chỉ nhìn thôi đã kích thích tính thèm ăn của các thực khách rồi đấy.

Điểm đặc biệt của món ăn này chính là lớp bột chiên xù phía ngoài những miếng gà. Đây là loại bột hoa tuyết. Gà viên sau khi đã được nêm nếm gia vị, thay vì lắc qua bột xù sẽ được thay thế bằng loại bột hoa tuyết. Những hạt xinh xắn, chiên lên ăn ngọt vị thịt cùng phần vỏ ngoài giòn giòn của gà chắc chắn sẽ làm siêu lòng bất cứ ai.

Thêm vào thực đơn các món ăn thì Gắt Ngõ không bỏ qua những món đồ uống vừa ngon vừa đẹp mắt, kịp thời giải khát cho các vị khách trong lúc thưởng thức món ăn. Nào sữa chua, nào sinh tố, rồi nước ép hoa quả theo mùa. Nếu bạn còn chưa biết địa chỉ nào tụ tập bạn bè vào mỗi cuối tuần thì nhớ đến ngay Gắt Ngõ nhé, chắc chắn bạn sẽ nghiện nơi đây cho mà xem.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Số 25 Nguyễn Cao, Tp. Bắc Giang
Điện thoại: 0888 823 638 - 0972 698 312
Giờ mở cửa: 8:00-22:00
Gắt Ngõ
Gắt Ngõ


10. Ngọc Thạch Quán

Nếu bạn đã chán những món chiên rán nhiều dầu mỡ thì hãy đến ngay Ngọc Thạch quán để thử những món mát lạnh, tươi ngon nhé. Ngọc Thạch Quán là cái tên đã rất quen thuộc với những tín đồ ăn vặt với những món chè, caramen, sữa chua,... Quán có nhiều chi nhánh tại Hà Nội và đã mở thêm một địa điểm tại Bắc Giang để phục vụ khách hàng.

Những món ăn tại quán được được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên, hương vị ngọt ngào. Bất kỳ vị khách nào khi đến với chúng mình cũng đều cảm nhận được tình yêu và sự trân trọng của Ngọc Thạch Quán với những món ăn luôn được chuẩn bị tươm tất, tròn vị.

không gian tại quán rất đẹp, sạch sẽ và được chăm chút tỉ mỉ. Nhân viên thân thiện cũng giúp khách hàng hài lòng mỗi khi đến đây.

MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 394 Nguyễn Thị Lưu, Ngô Quyền, Bắc Giang
Điện thoại: 0964 725 966
Ngọc Thạch Quán
Ngọc Thạch Quán


11. Chè Na


Địa chỉ tiếp theo mà các bạn không thể bỏ qua đó là quán Chè Na, đây là thiên đường cho các bạn yêu thích ngọt với đủ các loại chè, caramen và trà sữa đó nhé.

Món ăn ngon nhất ở đây phải kể đến món chè Thái mát rượi, luôn hấp dẫn thực khách với sợi mềm dẻo, trắng trắng, xanh xanh quyện lẫn trong nước cốt dừa bùi ngậy, quyến rũ giữa ngày hè nóng bức. Nếu bạn nào thích ăn nhiều vị thì hãy thử ngay món chè thập cẩm đủ màu sắc nhé. Hương vị của các loại thạch, hạt lựu, dừa non sần sật, giòn rai chắc chắn sẽ khiến bạn nghiện đó.

Bên cạnh đó, các món chè khác như chè bưởi, chè ngô, chè khúc bạch, chè đậu xanh, chè dừa non,... cũng luôn thu hút được nhiều bạn trẻ tới ăn và mua về. Thêm món caramen mềm mịn, ngọt ngào cũng làm bạn nghiện luôn khi tới quán.



MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 112 Nguyễn Thị Lưu, TP. Bắc Giang
Điện thoại: 0393 306 006
Chè Na
Chè Na


12. Nem Hĩn


Cuối đường Đặng Thị Nho hiện tập trung rất nhiều quán ăn ngon đáng để bạn thử, mỗi buổi chiều ở đây đều rất đông khách tập trung dù là quán vỉa hè có diện tích nhỏ. Nếu bạn muốn thưởng thức nhiều món: chân gà sốt Thái, chân gà sả ớt, bánh gối, khoai, nem tai, nem rán bột chiên xù,... thì có thể ghé quán Nem Hĩn, các món đều rất ngon, sốt chấm vừa vặn, ăn là si mê luôn.

Quán Nem Hĩn được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi phong cách phục vụ nhiệt tình và vui vẻ. Đặc biệt là vào mùa đông này, từ khách quen đến những khách lạ nghe danh quán đều nóng long đến quán để thưởng thước những món ăn vặt thơm ngon, nóng hổi này. Quán còn nhận ship cho các khách ở xa, bận không tới quán được nhé. Vì vậy nếu bạn đang thèm món nem chua rán hay các món ăn vặt có trên menu của Nem Hĩn, hãy nhấc máy và gọi ngay để đợc thưởng thức nhé.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 64 Đặng Thị Nho, Ngô Quyền, Bắc Giang
Điện thoại: 𝟶𝟹𝟼 𝟹𝟷𝟷 𝟾𝟿𝟾𝟿 - 𝟶𝟾𝟷 𝟾𝟷𝟷 𝟷𝟿𝟿𝟶
Giờ mở cửa: 14:30 - 20:00
Nem Hĩn
Nem Hĩn


13. Ốc Bà Vy

Quán Ốc Bà Vy là một quán ốc khá được lòng các bạn trẻ ở Bắc Giang , địa chỉ quán nằm tại số 179 Cả Trọng - Bắc Giang, quán mở cửa vào lúc 15h chiều đến 23h tối các ngày trong tuần. Quán nhiều món ốc ngon, luộc, xào đủ kiểu. ngao hấp, ngao xào me, xào dừa với trứng cút lộn và những món ăn kèm cực ngon giá cả cũng không quá đắt. Cô chủ hàng nhiệt tình, xởi lởi nên thực khách quanh vùng rất thích tới quán vào mỗi buổi chiều.

Những con ốc tươi ngon, béo to, thịt mềm được làm sạch sẽ, kết hợp với nước chấm riêng của quán làm nên hương vị không thể nào quên. Nước chấm ở đây vừa miệng, đậm đà, được kết hợp với vị ngọt của đường, vị mặn của mắm, vị chua của chanh, vị cay của ớt cùng hương thơm ngào ngạt của gừng và sả khiến không ít người sành ăn đánh giá đây là quán có nước chấm ngon nhất nhì Bắc Giang. Thậm chí nhiều người còn đưa bát nước chấm lên miệng húp một cách ngon lành.

Ngoài ốc, quán còn có nhiều món ăn vặt khác cũng được yêu thích không kém nữa như chân gà rút xương, chân gà chiên giòn, cá chỉ, cá bò nướng,...

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 179 Cả Trọng, Bắc Giang ( đối diện cổng 2 công viên Hoàng Hoa Thám)
Điện thoại: 0977 828 188
Giờ mở cửa: 15:00- 23:00
Ốc Bà Vy
Ốc Bà Vy


14. Dừa dầm Lý Tiểu Long


Quán Dừa dầm Lý Tiểu Long chỉ mới khai trương tuy nhiên đã có sẵn thương hiệu của dừa dầm nổi tiếng từ đất cảng Hải Phòng nên ngay từ khi mới mở quán đã nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Quán có vị trí nằm ở khu trung tâm thành phố, nơi đông đúc người tập trung đi lại với không gian rộng nên bạn có thể dễ dàng đến quán mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Quán có thực đơn đa dạng từ cà phê, trà sữa, nước trái cây nhưng đặc trưng nhất không bao giờ có thể bỏ qua đặc sản là các loại chè dừa dầm. Sự kết hợp dừa dầm cùng với cà phê, cốt dừa hay kem cheese, sữa chua đều tạo nên nhiều hương vị ngon riêng biệt. Vì là đặc sản, thương hiệu vùng khác nên giá có hơi cao so với các loại chè thông thường. Nếu bạn yêu thích và muốn thử đặc sản vùng miền nổi tiếng thì hãy thử đến quán nhé.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Kiot số 11- Cổng chợ My Điền, Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang
Giá tham khảo: 30.000 đồng - 35.000 đồng/cốc chè dừa dầm.
Số điện thoại: 0986.599.591
Giờ mở cửa: 09:00 - 22:00
Dừa dầm Lý Tiểu Long
Dừa dầm Lý Tiểu Long

Nếu các bạn đang ở Bắc Giang thì bài viết này sẽ rất có ích cho các bạn. Phía trên là một vài quán ăn vặt ngon thu hút nhiều khách hàng mỗi ngày, mỗi quán là một hương vị khác nhau nên hãy thưởng thức thật ngon miệng nhé.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

Tác động của FED tới nền kinh tế Thế giới và Việt Nam

Cứ mỗi lần FED tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm là nền kinh tế thế giới biến động, thậm chí chao đảo. Tất cả chính phủ các nước, các tổ chức kinh tế lớn đều theo dõi mọi biến động của FED để điều tiết tỷ giá cũng như chính sách tiền tệ. Việt Nam không phải ngoại lệ. Tại sao vậy?Hãy cùng tìm hiểu FED là gì?

FED hay còn gọi là Cục dự trữ Liên bang, là Ngân hàng Trung ương Mỹ, được thành lập năm 1913. FED nhằm duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định và an toàn cho nước Mỹ. FED là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hoạch định cũng như điều chỉnh chính sách tiền tệ. Việc FED thay đổi về lãi suất, lượng cung tiền sẽ tác động trực tiếp đến thị trường và nhà đầu tư.Tác động tới kinh tế thế giới

Công cụ điển hình và mạnh nhất của FED là lãi suất tiền gửi. Khi dịch bệnh Covid xảy ra, khủng hoảng toàn cầu; FED đã hạ lãi suất tiền gửi gần như bằng 0. Những người tiêu dùng có xu hướng không gửi tiết kiệm nữa, mà mang đi tiêu dùng nhiều hơn. Những hoạt động như mua sắm nhà, xe, dễ dàng hơn.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, khi thế giới có sự bất ổn nhất định. Nó là chiến tranh diễn ra, khủng hoảng lương thực, biến động của giá dầu và là rất nhiều vấn đề chính trị khác. Nó làm cho lạm phát thế giới xảy ra rất mạnh từ Mỹ, Nhật, châu Âu. Tất cả các nước đều rơi vào chu kỳ lạm phát tăng cao nhất trong vòng khoảng 30 - 40 năm qua. Và lúc này, FED sẽ sử dụng công cụ tăng lãi tiền gửi tiết kiệm để điều tiết lạm phát. Lượng tiền trong lưu thông ít đi và cân bằng với lượng hàng hóa. Hy vọng là lạm phát giảm đi.Tác động tới kinh tế Việt Nam

FED đang giữ mức lãi gửi tiết kiệm 3.25 - 4% và có xu hướng tăng thêm. Và nó làm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lên. Nhà đầu tư bất động sản tại Việt Nam thường sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính. Khi lãi vay tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng ít mua bất động sản hơn. Điều này góp phần điều tiết thị trường. Thị trường bất động sản có thể ổn định giá hơn và có thể tiến tới giảm giá được.

Giống như câu chuyện tài chính năm 2019 - 2021, khủng hoảng kinh tế do Covid xảy ra. Khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng 0 thì giá đất động sản ở khắp nơi đều tăng phi mã. Nhưng đến bây giờ lãi tiền gửi tiết kiệm tăng lên quá cao, việc nhà đầu tư và người tiêu dùng phải vay với chi phí cao hơn. Điều này khiến cho họ chùn tay hơn trước khi hành động. Vì thế, giá bất động sản giảm đi.

Nhưng ở chiều ngược lại, có một phân khúc có thể tăng trưởng tốt là bất động sản dòng tiền. Bởi vì, để mua bất động sản thì người tiêu dùng cần bỏ ra một khoản chi phí nhiều hơn. Và những người có nhu cầu thực, họ sẽ không mua để sở hữu nữa. Phân khúc này còn có thể phát triển tốt hơn trong tương lai.