Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Mê Đà Lạt, cô gái xinh đẹp bỏ việc về phố núi làm nhà gỗ, hái nấm rừng

Bốn năm trước, Mộc An quyết định rời bỏ thành phố cô đang sinh sống, làm việc để đến Đà Lạt, thực hiện ước mơ  xây căn nhà gỗ dưới vòm tre, trồng vườn rau, sống an nhiên với cỏ cây.

Mộc An là một cô gái miền Tây. Trước đây, An từng sống và làm việc ở nhiều vùng đất khác nhau. Sau những chuyến du lịch tới Đà Lạt, An “phải lòng” mảnh đất mờ sương với khí hậu mát mẻ, trong lành, con người thân thiện. Đà Lạt khiến cô nhớ, thương, lưu luyến. 

“Đã nhiều năm rồi nhưng mình vẫn nhớ như in những chuyến đi tới Đà Lạt trước đây. 5h sáng bước xuống bến xe, sương rơi lộp độp. Mình choàng vội khăn, khoác chiếc áo dạo quanh mặt hồ bốc hơi sương, ghé quầy sữa đậu nành gọi một ly nóng hổi, hít thật sâu đầy lồng ngực cái không khí mát lành. Đà Lạt yên bình đến nao lòng”, An chia sẻ.

Và thế là, sau những chuyến ghé thăm vội vã,  An quyết định rời bỏ công việc làm studio ảnh cưới tại Phú Quốc để tới Đà Lạt gắn bó lâu dài.

{keywords}

Mộc An đến Đà Lạt sinh sống và làm việc đã 3 năm

Khi mới lên Đà Lạt, An làm quản lý cho một vài homestay để vừa trải nghiệm cuộc sống vừa học cách làm du lịch.

Hơn một năm sau, An thuê mảnh đất, làm căn nhà nhỏ, bao quanh bởi những vườn hoa lá và mở homestay của chính mình.

Khác với những homestay khác, ở căn nhà của An, du khách sẽ tự nấu ăn, pha cà phê, hái rau, củ trong vườn; trải nghiệm cuộc sống giản dị, bình yên bên thiên nhiên Đà Lạt, gác lại những lo âu thành thị.

“Lợi nhuận” của An không chỉ là khoản thu nhập từ việc kinh doanh homestay mà còn là niềm vui, nụ cười của du khách.

Nhiều vị khách trước khi rời đi đã gửi những lời cảm ơn xúc động tới An. Họ cảm ơn vì cuộc sống bình yên, giản dị ở căn nhà của An làm họ vơi đi lo âu, buông bỏ gánh nặng 'nhà lầu, xe hơi' đeo đuổi lâu nay.

Nhiều người sau chuyến đi đã ấp ủ hy vọng được về quê, sống thuận thiên nhiên, nuôi con gà, trồng luống rau...

“Những lời chia sẻ đó khiến mình ấm áp và hạnh phúc lắm!”, An tâm sự.

{keywords}

Căn homestay nhỏ bình yên của An trước đây

Đầu năm 2021, An phải tạm dừng kinh doanh homestay do gặp khó khăn về việc thuê đất, cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng khách tới Đà Lạt giảm hơn trước.

An tìm một mảnh đất ven thành phố, làm ngôi nhà gỗ dưới vòm tre, trồng vườn rau, làm bánh.

“Mình sẽ tiếp tục làm homestay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Còn hiện giờ, mình làm bánh để bán online, làm thêm kênh Youtube chia sẻ về cuộc sống hàng ngày và những chiêm nghiệm của bản thân”, An chia sẻ.

An chọn một mảnh đất 150m2 nằm ở thung lũng ven trung tâm thành phố, thuận tiện đi lại nhưng bình yên.

Cô thuê thợ dựng căn nhà nhỏ đơn sơ với một phòng ngủ, phòng khách, bếp và nhà vệ sinh. Khuôn viên quanh nhà, An tự lên ý tưởng, thiết kế và thực hiện.

{keywords}

Sân trước, An cải tạo đất, trồng vườn rau xanh đủ loại. Cô gái trẻ tự xếp gạch làm lối đi quanh vườn, đóng giàn gỗ trồng cây dây leo.

Bên hiên nhà, cô gái dựng căn bếp đơn sơ, trồng thêm bụi chuối, bụi sả. Căn bếp nhìn thẳng ra khu vườn xinh xắn, quanh năm ngát hương hoa.

{keywords}

Mỗi ngày, An đều cặm cụi chăm sóc cho khu vườn nhỏ trước nhà

{keywords}

Từ lâu vốn sống tự lập một mình nên An thành thục từ việc khâu vá, nhuộm vải, nấu ăn… tới dùng cuốc, xẻng, cưa, khoan…

Hình ảnh cô gái nhỏ nhắn, dáng người thanh mảnh vác tre, nứa về dựng chòi lá, cuốc đất trồng rau, trèo cây hái quả… khiến nhiều người ngạc nhiên.

"Mình sống một mình nên thường lên Youtube học làm mọi thứ, lâu dần cũng quen", An chia sẻ.

{keywords}
An dựng chòi lá bên vườn để làm nơi ngồi nhâm nhi chén trà hay đón bạn bè
{keywords}

Từ nhỏ, cha mẹ An có quán bán đồ chay nên cô đã quen chế biến và ăn món chay. Mùa nào thức ấy, An đi thu hoạch bắp cải, dâu tây, hoa atiso, trái bơ… ở những trang trại hàng xóm, người quen, khéo léo chế biến thành các món chay, món bánh khác nhau.

Mùa mưa, An thức dậy từ sớm tinh mơ, vào rừng thông hái nấm.

An kể, lần đầu cô đi hái nấm phải được người địa phương giàu kinh nghiệm chỉ đường và hướng dẫn cách phân biệt các loại nấm khác nhau, cách chọn nấm ngon và nhận diện nấm độc.

An thường hái nấm ở rừng thông Trại Mát, cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. Nơi đây có nhiều nấm gan bò, nấm trứng gà, nấm kaki vàng, nấm san hô…

Mang nấm về, An khéo léo chế biến đủ món khác nhau: nấu canh, làm bánh xèo… có loại thì ăn sống, chấm muối mè. 

An học người dân bản địa cách phân biệt các loại nấm rừng

Nấm rừng được An chế biến thành nhiều món ngon khác nhau

An thường ghé những khu vườn hàng xóm, khi thì hái chanh leo, khi thì hái bơ. Những người chủ vườn tận tình chỉ cho cô cách chọn quả ngon, chọn loại bơ phù hợp cho từng món.

Ví như bơ 034 thì “sinh ra” để làm kem, sinh tố, ăn chín sẽ ngon béo, bơ Pinkerton thì hợp chế biến món hầm, xào hay nướng mà không lo bị đắng. 

Từ khi về Đà Lạt sinh sống, An được “bỏ túi” thêm nhiều bí kíp chọn nông sản - những đặc sản của vùng đất này.

“Bông atiso thì mình chọn bông nhỏ mà người địa phương hay gọi là bông đeo. Loại này có thể ăn được cả cánh hoa. Bông to hơn thì nhiều phần thịt sẽ bùi béo. Chế biến món ăn thì chọn bông atiso tròn, màu xanh hoàn toàn, cánh khum chụm vào nhau. Nếu làm trà thì dùng bông atiso Pháp, loại cánh hoa dài hơn, xòe ra, có màu tím xen lẫn”, An chia sẻ. 

{keywords}

An thường đến các trang trại hữu cơ của hàng xóm, người quen để thu hái rau củ, trái cây

{keywords}

Những người nông dân Đà Lạt chân thành, thân thiện, yêu quý An như con cháu trong nhà

{keywords}

An thường chọn những rau, củ không quá đẹp, quá to, "xấu tí nhưng mùi vị đậm đà"

{keywords}

Nông sản đặc sản của xứ sở sương mù được An chế biến thành các món chay khác nhau

{keywords}

Cô gái xinh đẹp khéo léo nấu nướng

Mỗi ngày trôi qua, An lại biết thêm những điều nhỏ bé nhưng đầy thú vị về mảnh đất này. Dịch Covid-19 làm ảnh hưởng ít nhiều tới công việc kinh doanh du lịch của cô nhưng lại cho An khoảng thời gian sống chậm hơn, tận hưởng cuộc sống an yên.

Hình ảnh về cuộc sống mỗi ngày của An được ghi lại và chia sẻ trên kênh Youtube “Những mùa sương”.

“Kênh Youtube chưa mang lại cho mình thu nhập nhưng là nơi để mình chia sẻ những chiêm nghiệm sống của bản thân, chia sẻ hình ảnh bình dị, an yên của Đà Lạt tới du khách, bạn bè”, An chia sẻ.

{keywords}


Linh Trang (Ảnh: Youtube Những mùa sương)

Bỏ phố về quê, về với an yên | Tin Tức Dân Sinh

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Mời tham gia hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2022

     Với quy mô 250 gian hàng của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia; đây là hoạt động giới thiệu thành tựu phát triển ngành Công Thương các tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc và là cơ hội cho các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố phía Bắc có dịp giao thương, học tập trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu đặc sản vùng miền, quảng bá thương hiệu phát triển thị trường.

     Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang trân trọng kính mời Quý cơ quan tham gia và các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký tham gia Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2022.

    Sở Công Thương Hòa Bình bố trí 02 gian hàng trưng bày miễn phí tại Hội chợ để trưng bày các tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Mọi thông tin chi tiết và đăng ký tham gia xin liên hệ: Trung tâm Khuyến công và TVPT công nghiệp tỉnh Hòa Bình - Địa chỉ: Trung tâm Hội chợ và triển lãm tỉnh (khu Quảng trường tỉnh Hòa Bình), đường Chi Lăng, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. - Điện thoại liên hệ: 0218.3838.886; Di động: 0984.704.982 (Đ/c Trần Trung Kiên - Trưởng phòng Khuyến công TVPTCN&TM). - Email: khuyenconghb@gmail.com

Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp về tham gia Hội chợ. Rất mong Sở Công Thương; Trung tâm Khuyến công và TVPT công nghiệp; Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại; Trung tâm Xúc tiến thuơng mại; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch các tỉnh/ thành phố quan tâm, phối hợp./

 

 

Hỗ trợ đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

 Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được cng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trước thực trạng đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể của tỉnh Bắc Giang còn nhiều khó khăn; tốc độ tăng trưởng, t trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP của tỉnh còn thấp và có xu hướng giảm. Số lượng hợp tác xã phát triển không đồng đều giữa các địa phương, vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; mặc dù, số lượng hợp tác xã tuy tăng, nhưng số lượng thành viên bình quân trong hợp tác xã có xu hướng giảm. Năng lực nội tại của hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp, trình độ cán bộ quản lý hp tác xã còn hạn chế; có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viên thấp. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác chưa phổ biến; nhiều hợp tác xã chuyển đổi, tổ chức lại mang tính hình thức, chưa thực sự chuyển biến về chất. Do đó, trong thời gian quan, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nhiều nội dung hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trọng tâm là kinh tế hợp tác xã.

Description: D:\DU LIEU\DU LIEU\Năm 2022\Ban tin\Hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất tại Hợp tác xã Mỳ Chũ Bắc Giang Tùng Chi (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn).jpg

Hỗ trợ Hợp tác xã Mỳ chũ Bắc Giang Tùng Chi (huyện Lục Ngạn) ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất mỳ gạo

Sau 5 năm (2017 - 2021), Trung tâm đã triển khai thực hiện hỗ trợ được 28 hợp tác xã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đầu tư xây dựng nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm; tư vấn trợ giúp cho 41 hợp tác xã trong công tác thiết kế, in ấn với với số lượng thử nghiệm mẫu mã bao bì, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tổ chức 02 lớp đào tạo nâng cao tay nghề mộc dân dụng tại cho 50 lao động, nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao cho Hợp tác xã; tổ chức bình chọn và công nhận cho 23 hợp tác xã có 23 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, trong đó, 3 sản phẩm cấp khu vực, 02 sản phẩm cấp quốc gia; đồng thời, bình quân hàng năm hỗ trợ trên 20 hợp tác xã đi tham gia trực tiếp hoặc đưa sản phẩm tham gia tại các hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu trong nước... Qua đó, đã tạo được những hạt nhân góp phần duy trì, phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống; đến nay, trên toàn tỉnh hiện có 34 làng nghề đạt tiêu chí, trong đó có 12 làng nghề truyền thống và 22 làng nghề được công nhận; trong đó có 31/34 làng nghề đang hoạt động khá hiệu quả; một số làng nghề vẫn duy trì phát triển mạnh như: Làng nghề mỳ Chũ, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn; làng nghề sản xuất mỳ gạo Châu Sơn, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên; làng nghề sản xuất bún, bánh Đa Mai, phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang; làng nghề mộc Bãi Ổi, xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang; làng nghề rượu Làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên... thu hút đáng kể lực lượng lao động tại chỗ và lao động từ nơi khác đến.

Description: D:\DU LIEU\DU LIEU\Năm 2022\Ban tin\Ho tro Hop tac xa Banh da Ke.jpg

Hỗ trợ Hợp tác xã Bánh đa Kế (thành phố Bắc Giang) đầu tư xây dựng nhà trưng bày, bán sản phẩm

Đồng thời, hình thành được các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, OCOP của tỉnh Bắc Giang như: Vải thiều, cam, bưởi, gà, mỳ gạo, chè, nấm… Góp phần từng bước nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân được nâng lên; nhiều hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới theo quy định của pháp luật; số lượng hợp tác xã thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau, với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác bước đầu phát triển. Góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Description: D:\DU LIEU\DU LIEU\Năm 2022\Ban tin\Hỗ trợ Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu Lựu Chanh xã Trường Sơn ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất trà hoa vàng.jpg

Hỗ trợ Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu Lựu Chanh xã Trường Sơn (huyện Lục Nam) ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất trà hoa vàng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên hoạt động khuyến công tỉnh Bắc Giang, vẫn chưa tập trung được nguồn lực lớn để lồng ghép vào các nội dung khác của tỉnh để hỗ trợ xây dựng được nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới, quy mô, tạo sức lan toả lớn…  Trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã trong giai đoạn mới thì song song với hoạt động khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang sẽ thực hiện các nội dung hoạt động xúc tiến thương mại, tiết kiệm năng lượng với mục tiêu hỗ trợ các hợp tác xã phát triển theo hướng sáng tạo, khoa học, công nghệ số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Góp phần tạo chuyển biến tích cực về chất và lượng, cơ bản khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài và ngày càng khẳng định được tiềm năng, triển vọng phát triển trong tương lai, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân./.

                                                                                                                                                          VŨ TRÍ KHƯƠNG