Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Thế khó của điện thoại thương hiệu Việt

Chỉ bán được ở phân khúc giá rẻ, phải cạnh tranh với nhiều "ông lớn" nước ngoài, khiến các hãng điện thoại Việt gặp nhiều thách thức.

Thương hiệu điện thoại Việt mới nhất rời khỏi cuộc đua là VinSmart. Trong thông báo hôm 9/5, VinSmart cho biết sẽ đóng mảng điện thoại di động vì "không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng". Trước thời điểm đóng cửa, hãng này từng nằm trong top 4 thương hiệu di động có thị phần cao tại Việt Nam.

Việc rời thị trường của VinSmart được bàn tán từ lâu, nhưng những người trong ngành vẫn bất ngờ, "để lại nhiều tiếc nuối". Trước VinSmart, hàng loạt sản phẩm từng gắn mác "điện thoại thương hiệu Việt" như Q-Mobile, MobiiStar đã tỏa sáng thời gian ngắn rồi biến mất. Cuộc đua trong thị trường smartphone được đánh giá là ngày càng khó cho các hãng Việt Nam, dù ngay trên sân nhà.

Phụ thuộc bên ngoài

Ở giai đoạn sơ khai, những năm 2010, điện thoại thương hiệu Việt chủ yếu đi theo hướng ODM - đặt hàng các mẫu máy có sẵn từ nước ngoài (hầu hết là Trung Quốc) - sau đó gắn mác và bán ra. Hình thức này giúp các hãng có thể giảm tối đa chi phí cho sản phẩm, nhưng vì thế, bản thân hãng không thể làm chủ cuộc chơi trên thị trường.

Hình thức ODM này không còn phù hợp những năm gần đây. "Khi phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác, anh cũng khó tồn tại lâu dài", ông Mai Triều Nguyên, chủ chuỗi bán lẻ Mai Nguyên, người có hàng chục năm theo dõi thị trường điện thoại tại Việt Nam, nhận định.

Một chuyên gia đang làm việc tại một hãng điện thoại cũng cho rằng "qua thời gian, khoảng cách giữa các nhãn hiệu smartphone không còn lớn. Smartphone muốn bán được cần sự khác biệt, sáng tạo. Khi đó, những hãng không làm chủ công nghệ sẽ khó tồn tại".

Vsmart Aris Pro là một trong những mẫu máy đầu tiên thế giới có camera ẩn trong màn hình. Ảnh: Tuấn Hưng

Vsmart Aris Pro là một trong những mẫu máy đầu tiên thế giới có camera ẩn trong màn hình. Ảnh: Tuấn Hưng

Với VinSmart, công ty này có nhà máy, có đội ngũ R&D, từng có những thành tích nhất định, như công nghệ cho camera ẩn trong màn hình AI Vcam Kristal, chip bảo mật lượng tử, khóa bảo mật FIDO2. Nhưng giống nhiều hãng điện thoại khác, VinSmart vẫn phải phụ thuộc chuỗi cung ứng linh kiện. Theo ông Mai Triều Nguyên, với quy mô hiện tại, VinSmart vẫn chưa thể có thứ tự ưu tiên cao, nếu so với các tập đoàn sản xuất điện thoại của thế giới.

Thị trường linh kiện đang trong giai đoạn bất ổn do dịch bệnh, kéo theo cơn khủng hoàng chip toàn cầu. Những linh kiện như chip xử lý, màn hình sẽ lên giá, trong khi thời gian giao hàng kéo dài đến vài tháng. Các các hãng lớn cũng sẽ "ôm hết" và không còn suất cho các hãng nhỏ.

"Điện thoại được sản xuất theo dây chuyền. Chỉ cần thiếu một linh kiện thì cả dây chuyền sẽ phải dừng hoạt động, trong khi các chi phí vẫn phát sinh. Dần dần, hãng đó có thể chịu không nổi và phải tự dừng", ông Nguyên nhận định.

Cạnh tranh khốc liệt từ "ông lớn" nước ngoài

Không chỉ ở giai đoạn sản xuất, đến giai đoạn bán hàng, các thương hiệu điện thoại Việt cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu nước ngoài, đặc biệt ở phân khúc giá rẻ mà VinSmart đang tập trung.

Thống kê tại các hệ thống bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop, VinSmart không có đại diện nào trong Top 10 smartphone bán chạy của quý I/2021. Ở những hệ thống nhỏ hơn, như Hoàng Hà Mobile, các mẫu Vsmart bán tốt nhất là Joy 4, Live 4 - các mẫu máy giá từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng. Các sản phẩm giá trên 5 triệu đồng, như dòng Vsmart Aris, có lượng mua nhỏ giọt. Các máy Bphone của Bkav đều có giá từ 7 triệu đồng trở lên, không xuất hiện trên gian hàng của các nhà bán lẻ và doanh số của hãng này vẫn là một dấu hỏi.

Bphone B86 có giá khoảng 9 triệu đồng. Ảnh: Tuấn Hưng

Bphone B86 có giá khoảng 9 triệu đồng, nhưng chưa rõ doanh số tại Việt Nam. Ảnh: Tuấn Hưng

"Phân khúc giá thấp dưới 4 triệu đồng là cuộc cạnh tranh cả về giá và thị phần. Phân khúc này là sự thống trị của các hãng Trung Quốc với lợi thế quy mô sản xuất lớn để có giá sản phẩm tốt. Khi đó, các hãng điện thoại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh", đại diện FPT Shop nhận định.

Ở phân khúc giá rẻ mà các hãng điện thoại Việt đang hướng tới, ông Mai Triều Nguyên cho rằng hãng sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ như dòng A, M của Samsung, chưa kể các hãng điện thoại Trung Quốc liên tục ra mẫu mới và sẵn sàng "đạp giá" lấy thị phần. "Với tiềm lực của mình, VinSmart vẫn có thể giành được thị phần cao trong một số giai đoạn nhất định. Nhưng như vậy sẽ rất khó có lãi, trong khi phải đầu tư nhà máy, nhân sự với mức lương cao", ông Nguyên nói.

Theo ông Trần Việt Hải, CEO của Bkav Electronics - công ty sản xuất Bphone, cạnh tranh về giá có thể dẫn đến phải bù lỗ và là cuộc chơi "đốt tiền" nên rất khó thành công. "Khi đã định vị ở phân khúc giá tốt, thương hiệu đó chỉ cần bán giá cao hơn một chút cũng có thể khiến khách hàng băn khoăn. Đó không phải là mô hình kinh doanh bền vững", ông Hải nhận định. Từ phân khúc tầm trung và cận cao cấp, công ty này cho biết sẽ sản xuất những mẫu Bphone "giá tốt".

Với sự rút lui của VinSmart, thương hiệu điện thoại Việt trên thị trường hiện chỉ còn một số cái tên: Bkav Bphone, VNPT Lotus và Masstel. Masstel cũng là một hãng chuyên hàng ODM, nhưng tập trung vào các mẫu máy cho người già, điện thoại "cục gạch". Sản phẩm bán chạy nhất của hãng là một mẫu máy giá khoảng 200 nghìn đồng. VNPT Lotus gần như không xuất hiện trên thị trường và nhiều năm liền không ra sản phẩm mới. Bkav hiện có hai sản phẩm là B86/B86s, sau khi hủy kế hoạch bán B40 và B60.

Theo nhiều chuyên gia trong ngành, sẽ rất khó có hãng điện thoại Việt nào sau này đủ sức thay thế VinSmart trong việc cạnh tranh với các hãng nước ngoài. Còn theo đại diện Bkav, hãng vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển các công nghệ lõi trên smartphone, song song với việc giải các bài toán về vốn. "Ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam vẫn đang liên tục phát triển và chắc chắn sẽ phải có một hãng điện thoại", ông Trần Việt Hải nói.

Bảo cốt xuân tại Bắc Giang

 🌹🌹🌹CHUYÊN TRỊ :💋😘

👉Thoát vị đĩa đệm
👉Đau nhức xương khớp
👉Viêm xương khớp
👉Tê mỏi vai gáy
👉Tê buốt chân tay
👉Thấp khớp
👉Thoái hóa khớp
👉Đau xương sống
👉Đau mỏi cơ bắp
👉Tăng tiết dịch ổ khớp
👉đau lưng
👉Các chứng đau cơ, đau đầu, nhức vai, đau lưng
👉Chấn thương do vận động hay chơi thể thao gây ra

Liên hệ SĐT/Zalo: 0979.766.122
















Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây "sốt"

 Đi casting người mẫu, Dianka Zakhidova - bạn gái người nước ngoài của thủ môn Bùi Tiến Dũng lộ số đo hình thể đáng mơ ước. Màn catwalk của Dianka đang gây "sốt" trên mạng xã hội.

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây "sốt"
Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây sốt - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Màn catwalk với thần thái chuyên nghiệp của Dianka Zakhidova - bạn gái của thủ môn Bùi Tiến Dũng đang nổi rần rần trên mạng xã hội.

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây sốt - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Dân mạng nức nở khen thân hình hoàn mỹ của nàng mẫu Ukraine. Một số fans cũng đã nhanh chóng tìm được thông tin số đo hình thể mới nhất của Dianka.

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây sốt - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Cụ thể, cô có chiều cao 1m74, số đo ba vòng 85-63-92.

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây sốt - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Được biết, clip catwalk đang "sốt" của Dianka được quay khi cô tham gia cuộc thi tuyển người mẫu nội y Venus'Secret của ông bầu Vũ Khắc Tiệp tại TP.HCM ngày 25/4. Quá ấn tượng với màn trình diễn của Dianka, Ban tổ chức đã tuyển thẳng cô vào vòng trong.

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây sốt - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Dianka Zakhidova (sinh năm 2000), đến từ Ukraine. Cô công khai chuyện hẹn hò với thủ môn Bùi Tiến Dũng hồi tháng 8/2020.

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây sốt - 6

Nhấn để phóng to ảnh

Bạn gái Bùi Tiến Dũng là người mẫu quốc tế, từng làm việc tại nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Đức, Latvia và hiện sinh sống tại TP. HCM.

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây sốt - 7

Nhấn để phóng to ảnh

Dianka cho biết cô quen biết Bùi Tiến Dũng từ năm 2019. Sau khi hai người xác định mối quan hệ yêu đương, Dianka thường xuyên gặp gỡ gia đình Bùi Tiến Dũng, tỏ ra khá hòa hợp.

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây sốt - 8

Nhấn để phóng to ảnh

Dianka là gương mặt đã quen với các sàn diễn thời trang tại Việt Nam, cũng như với các nhãn hàng trong nước.

Bạn gái thủ môn Bùi Tiến Dũng casting người mẫu, body nóng bỏng gây sốt - 9

Nhấn để phóng to ảnh

Dianka Zakhidova từng chia sẻ quan điểm: "Đừng sống cuộc sống của người khác. Hãy lộng lẫy theo cách của riêng bạn dù bạn làm nghề nào hay đi xe gì...".

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

Bán Đất Kosy N05 - 90m2

Bán lô đất Kosy Bắc Giang trên trục đường cổng chào vào Dự án 

Hướng Tây Bắc 

diện tích; 90m2

Không vướng hố ga tủ điện

Mặt đường rộng 25m

Rất thuận tiện cho việc kinh doanh 

Liên hệ: 0979.766.122 để ép giá nhé



Chờ ngân hàng giảm lãi vay

Lãi suất cho vay còn dư địa giảm thêm nữa khi lợi nhuận ngân hàng cao, chênh lệch lãi suất huy động tăng và sắp tới có những yếu tố hỗ trợ thanh khoản thị trường.

Lãi suất huy động giảm, ngân hàng cần giảm thêm lãi suất vay hỗ trợ doanh nghiệp /// Ảnh: Ngọc Thắng
Lãi suất huy động giảm, ngân hàng cần giảm thêm lãi suất vay hỗ trợ doanh nghiệp
ẢNH: NGỌC THẮNG

Biên lợi nhuận cao lịch sử

Mới đây, Techcombank công bố lãi suất (LS) cơ sở cho vay giảm nhẹ khoảng 0,05 -0,1%/năm. Cụ thể LS cho vay ngắn hạn tiền đồng cố định từ 4,92 - 6,78%/năm, còn thả nổi từ 4,92 - 7,45%/năm; LS trung hạn và dài hạn từ 7,73 - 8,23%/năm. Mức giảm nhỏ giọt không đủ kéo chênh lệch giữa LS đầu vào và đầu ra. LS huy động tiền đồng của nhà băng này, các kỳ hạn dưới 12 tháng đang khá thấp, từ 0,03 - 4,9%/năm, còn các kỳ hạn trên 12 tháng từ 4,2 - 5,1%/năm.
Một yếu tố khác theo đánh giá của VCBS sẽ hỗ trợ cho việc giảm LS cho vay đó là NH Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ các khách hàng có doanh thu, thu nhập giảm do tác động của dịch bệnh Covid-19. Theo Thông tư 03, NH Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ ngày 23.1.2020 đến hết năm 2021. Đối với việc phân loại nợ, số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại. Tuy nhiên, NH sẽ phải bắt đầu trích lập dự phòng căn cứ vào bản chất của các khoản nợ đó. Quy định này sẽ hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như hỗ trợ các NH thương mại giảm áp lực trích lập, từ đó có thể hỗ trợ giảm lãi vay.
Không chỉ Techcombank, LS huy động của các ngân hàng (NH) khác cũng ở mức khá thấp, các NH có vốn nhà nước chi phối như Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank huy động với LS từ 0,1 - 5,5%/năm; các NH cổ phần khác như Sacombank huy động tiền đồng với LS từ 3,1 - 6,3%/năm; NH Bản Việt huy động từ 3,8 - 6,7%/năm...
Trong khi đó, LS cho vay đối với doanh nghiệp (DN) hiện nay dù đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây nhưng mức giảm vẫn chưa theo kịp LS huy động. Cụ thể một số lĩnh vực ưu tiên, DN vay ngắn hạn với mức lãi quanh 4,5%/năm; còn vay ngắn hạn phổ biến từ 5 - 6%/năm; vay trung dài hạn từ 7 -8%/năm. Đối với những khoản vay cũ từ những năm trước, LS vay không thấp hơn 10%/năm.
Theo thống kê của Công ty CP chứng khoán SSI, trong năm 2020, LS cho vay đã giảm từ 1 - 1,5%/năm, thấp hơn mức giảm của LS tiền gửi từ 2 - 2,5%/năm. Nhờ vậy, biên lãi ròng (NIM) của hầu hết các NH đã tăng rất mạnh trong nửa cuối năm 2020 và hiện ở mức cao lịch sử khoảng 4%.
Điều này thể hiện khá rõ trong kết quả kinh doanh quý 1 của các nhà băng. Đơn cử Vietcombank ước đạt 7.000 tỉ đồng, cao hơn 34% cùng kỳ năm ngoái và bằng 28% kế hoạch cả năm; ACB ước đạt 3.105 tỉ đồng, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái; MB gần 4.600 tỉ đồng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ và đạt tới 43% kết quả của năm 2020; MSB ước đạt khoảng 1.200 tỉ đồng, cao gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái... Một số lãnh đạo NH thương mại cổ phần tiết lộ phải tìm chỗ “giấu” bớt lợi nhuận bởi công khai… sợ phản cảm.

Còn dư địa giảm lãi vay

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của ngành NH có thể thấy, dư địa giảm LS vẫn còn khá lớn.
Ông Lê Đạt Chí, Phó khoa Tài chính Trường đại học Kinh tế TP.HCM, cho rằng NH còn có thể giảm thêm LS cho vay để hỗ trợ các DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các yếu tố hỗ trợ họ khá nhiều. Cụ thể, trong năm 2020, NH Nhà nước đã sửa đổi quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 40% được kéo dài thêm 1 năm nữa. Điều này góp phần làm chi phí cho vay của các nhà băng không tăng. Với LS huy động ngắn hạn tiền đồng của các NH đều ở mức rất thấp mà cho vay trung dài hạn cao hơn nhiều, NH thu một khoản lợi lớn. Riêng câu chuyện chi phí vốn cao mà các NH vẫn hay đưa ra mỗi khi dư luận lên tiếng về việc giảm lãi vay cho nền kinh tế, theo ông Lê Đạt Chí, đến nay không còn nữa. Bởi hơn 1 năm qua đủ thời gian cho các nhà băng có thể điều chỉnh chi phí vốn về mức thấp.
Việc giảm LS cho vay không chỉ giảm chi phí vốn mà còn giúp các DN tích lũy, tăng vốn chủ sở hữu, tránh bớt phụ thuộc vào vay nợ NH, tăng cường năng lực tài chính để chống chọi trước những cú sốc bên ngoài, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 như hiện nay. "Tỷ lệ nợ tư nhân ở mức cao, các DN vay nợ và trả lãi cao nên không còn tích lũy tăng vốn chủ sở hữu lên do đó cứ phải quay vòng phụ thuộc vào vay nợ NH. Với một nền kinh tế có tỷ lệ nợ tư nhân cao, dễ bị những cú sốc từ bên ngoài. Đặc biệt trong giai đoạn này, biến động trong đại dịch Covid-19 rất mong manh, DN dễ bị tác động. Hiện lạm phát ở mức thấp nên LS thực dương đang ở mức 2%, là khá cao. Nhiều nước có chính sách đưa LS thực dương xuống thấp, DN vay trả ít lãi hơn để còn tăng tích lũy, chúng ta có thể tham khảo, tính toán”, ông Chí nói.
Báo cáo phân tích của Công ty TNHH chứng khoán NH TMCP Ngoại thương VN (VCBS) mới đây cũng khẳng định: Vẫn còn dư địa để giảm LS huy động và cho vay trong điều kiện kiểm soát được lạm phát. Hiện lạm phát ghi nhận nhiều yếu tố thuận lợi hơn những thách thức để có thể kiểm soát trong mức dự báo đạt 3 - 3,5% năm 2021. Với mức lạm phát này, mặt bằng LS cho vay sẽ còn dư địa giảm thêm khi LS huy động đã giảm khá trong thời gian dài. Một điểm lưu ý trên thị trường, tháng 6 là thời điểm giao dịch mua kỳ hạn ngoại tệ được thực hiện, kỳ vọng sẽ bổ sung thêm thanh khoản cho hệ thống. Đó là những yếu tố hỗ trợ nhà băng có thêm dư địa giảm lãi vay.