Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam

     “Uber liên quan đến việc cung cấp phần mềm và định giá vận tải, họ ở nước ngoài nhưng định giá chuyến xe, kiếm lợi nhuận ở Việt Nam, họ quyết định toàn bộ vấn đề…”

    Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết như vậy trong phiên Quốc hội thảo tại hội trường về Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), hôm nay (16/11).

    Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) nêu vấn đề về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, quy định tại khoản 4 Điều 60 của dự thảo Luật: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc tổ chức, cá nhân thực hiện ít nhất một trong các công đoạn gồm điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre)

    Đại biểu đề nghị cần phân biệt rõ kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ kết nối phục vụ kinh doanh vận tải, theo đó các dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin chỉ hỗ trợ kết nối việc thực hiện dịch vụ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

    Nữ đại biểu cho rằng, xét về bản chất 2 mô hình này hoàn toàn khác nhau. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối vận tải chỉ vận hành phần mềm ứng dụng, không tham gia vào mọi công đoạn trong quá trình vận tải. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng chỉ giúp kết nối khách hàng và lái xe thông qua phần mềm kết nối trên không gian mạng, không sở hữu xe và lái xe và chỉ được hưởng phí kết nối từ việc hỗ trợ các lái xe.

    “Họ chỉ thỏa thuận với lái xe là các cá nhân thật sự kinh doanh vận tải chứ không trực tiếp giao dịch với người thuê dịch vụ vận tải hành khách, cho nên chỉ coi như dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Việc quy định như vậy là không phù hợp với thực tiễn và sẽ khiến doanh nghiệp cung cấp phần mềm hoạt động thiếu hiệu quả vì phải thực hiện những yêu cầu không cần thiết khác” - đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết.

Đại biểu đoàn Bến Tre đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại khái niệm này cho chính xác, tránh nhầm lẫn đối tượng, sẽ dẫn đến biện pháp quản lý không phù hợp, làm gia tăng gánh nặng với doanh nghiệp và kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng dịch vụ.

    “Thực tiễn kinh nghiệm của một số quốc gia như Singapore gọi dịch vụ này là dịch vụ trung gian, Philippines và nhiều bang của Mỹ gọi là dịch vụ mạng lưới vận tải hay Trung Quốc và Úc gọi là dịch vụ đặt xe trực tuyến” - nữ đại biểu nói và cho đề nghị sửa khoản 4 Điều 60 thành kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc tổ chức, cá nhân vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; đồng thời quản lý dịch vụ hỗ trợ kết nối vận tải theo nhóm dịch vụ hỗ trợ vận tải.

    Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) tán thành với ý kiến của đại biểu đoàn Bến Tre và dẫn báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng với khái niệm mới nêu trên thì các dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kết nối cho xe ô tô như Grab, Be… sẽ bị coi là hoạt động kinh doanh vận tải và quy định này không phù hợp với thực tiễn và đề nghị chỉ nên coi các dịch vụ sử dụng công nghệ nêu trên là các dịch vụ hỗ trợ giao thông đường bộ.

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình)

    Theo đại biểu đoàn Quảng Bình, trong thời gian qua, đã xuất hiện các hình thức kinh doanh mới thực hiện dịch vụ hỗ trợ kết nối cho xe ô tô. Đây là những doanh nghiệp không sở hữu xe ô tô, không giao kết hợp đồng lao động với lái xe mà chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ kết nối giữa xe ô tô với khách hàng.

    Nếu coi các doanh nghiệp này là các đơn vị kinh doanh vận tải giống như các đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống, tức là các doanh nghiệp có sở hữu xe ô tô, các doanh nghiệp có giao kết hợp đồng với lái xe để quy định các nghĩa vụ, các điều kiện hoạt động chung giống nhau, như: Phải thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải hợp đồng, phải mua bảo hiểm cho hành khách, phải bồi thường thiệt hại… là không hợp lí.

    Nam đại biểu cho rằng quy định nói trên chưa rõ ràng, có thể dẫn đến cách hiểu và thực thi pháp luật khác nhau. Điều đáng lo ngại là quy định này sẽ dẫn đến trường hợp doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ hỗ trợ kết nối càng thông minh, tiện lợi cho các bên sử dụng thì dễ bị gán mác là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, còn doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ kết nối khiêm tốn hơn thì coi là doanh nghiệp công nghệ cung cấp dịch vụ phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải.

    Vì vậy, để bảo đảm tính hợp lý, phù hợp với thực tiễn và chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm tính thống nhất giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xe gắn máy thì cần xác định các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải không phải là các đơn vị kinh doanh vận tải, để tránh sự tranh cãi khi tổ chức thi hành luật.

    Trước những ý kiến tranh luận nói trên, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể giải trình trước Quốc hội hiện những đơn vị cung cấp phần mềm như GoViet, Grab có gần là 40 - 50 phần mềm, Bộ GTVT ủng hộ rất cao và không nêu những đơn vị này là tham gia vận tải.

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể (ảnh: Quốc Chính)

    “Vừa qua, Uber có liên quan đến việc cung cấp phần mềm và định giá vận tải, họ ở nước ngoài họ định giá chuyến xe đi từ A đến B là bao nhiêu tiền và họ trích lại phần họ bao nhiêu, họ chi lại cho lái xe bao nhiêu, họ quyết định toàn bộ vấn đề như thế. Những đơn vị như thế này chúng tôi cho là tham gia kinh doanh vận tải, kiếm lợi nhuận ở Việt Nam, do đó phải là ứng xử như là doanh nghiệp vận tải” - Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh.

    Lãnh đạo Bộ GTVT cũng thông tin, hiện nay rất nhiều phần mềm ở Việt Nam Bộ GTVT khuyến khích người ta bán phần mềm, các doanh nghiệp mua rồi sau đó sử dụng phần mềm đó để kết nối vận tải, Bộ GTVT ủng hộ rất cao.

Công nghệ "mũi điện tử" giúp AI 'ngửi' được thực phẩm

 Các nhà khoa học từ trường Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore đã phát triển thành công ứng dụng “mũi điện tử”, cho phép đánh giá chính xác độ tươi của thịt bằng AI.

Công nghệ mũi điện tử giúp AI ngửi được thực phẩm - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hệ thống sử dụng một mã vạch điện tử được chèn bên trong bao bì thực phẩm, có khả năng thay đổi màu sắc khi cảm nhận được mức độ ôi của thịt.

Sau đó, một ứng dụng trên smartphone sẽ quét mã vạch để đo độ tươi của thịt. Toàn bộ thao tác được thực hiện trong khoảng 30 giây.

Trong các thử nghiệm trên thịt gà, thịt bò, hệ thống đã dự đoán độ tươi của thịt với độ chính xác lên tới 98,5%.

Đại diện cho nhóm nghiên cứu - giáo sư Chen cho biết, ứng dụng này có thể giúp khách hàng quyết định xem thịt có phù hợp để tiêu thụ hay không.

"Mã vạch này giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền bằng cách đảm bảo rằng họ không vứt nhầm các sản phẩm vẫn còn có thể tiêu thụ. Điều này cũng giúp ích cho môi trường", giáo sư Chen cho biết.

Để đổi màu, mỗi dòng trên mã vạch chứa một loại thuốc nhuộm thay đổi màu sắc để phản ứng với từng loại và nồng độ khí khác nhau. Những phản ứng này tạo ra một sự kết hợp màu sắc, từ đó thông báo trạng thái của thịt khi nó bắt đầu phân hủy.

Ngoài ra, mã vạch bên trong sản phẩm còn có thể tự phân hủy sinh học và không gây độc hại cho thực phẩm.

Các nhà nghiên cứu cho biết sản phẩm bắt chước phương pháp phát hiện thịt thối rữa của động vật có vú bằng cách cảm nhận luồng khí phát ra từ chúng.

Trong các thử nghiệm, thuật toán đạt được độ chính xác 100% trong việc phát hiện các loại thịt bị hư hỏng, và từ 96 đến 99% trong việc xếp hạng cấp độ tươi của thịt.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt chuyển mình theo xu hướng công nghệ thế giới

    Nét đặc biệt của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt và những sản phẩm tham gia, đó là luôn luôn thay đổi theo xu hướng phát triển CNTT của Việt Nam, cũng như trên thế giới.

    Nhân tài Đất Việt đang bước sang mùa giải thứ 16, qua đó tiếp tục chặng đường mang lại tiếng vang, thành công cho những người đoạt giải, đặc biệt là các nhóm tác giả có sản phẩm, giải pháp đáng chú ý trong lĩnh vực CNTT.

    Tuy nhiên đằng sau ánh hào quang ấy, là cả một sự cố gắng, nỗ lực to lớn của tập thể từ công tác tổ chức, chọn lọc thí sinh, và quan trọng nhất là những người “cầm cân nảy mực” - khi họ mới chính là người góp phần làm phát sáng những sản phẩm có tiềm năng, có mức độ sáng tạo, ứng dụng, độ phủ rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp.

    Cũng chính từ những lựa chọn phân minh ấy, rất nhiều nhóm tác giả, startup đã đi lên từ bệ phóng NTĐV, được ứng dụng rộng rãi, được xã hội công nhận, thậm chí ôm mộng “kỳ lân” trên bầu trời quốc tế.

    Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Long - Tổng Thư ký Hội tin học Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám khảo của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực CNTT trong suốt 16 năm qua, thì đằng sau mỗi giải thưởng được trao, mỗi vinh quang, niềm vui sướng tột cùng của các thí sinh khi bước lên bục vinh quang, là những suy tư, trăn trở với bao đắn đo của người làm công tác chấm thi.

Cuộc thi - nơi không phải “cứ thi là có giải Nhất”

0.png

Nhấn để phóng to ảnh

TS. Nguyễn Long khẳng định: "Nhân tài Đất Việt không phải năm nào cũng có giải Nhất. Đó là một áp lực". Ảnh: Sơn Tùng

    “Nhân tài Đất Việt không phải năm nào cũng có giải Nhất - đó là một áp lực”, TS. Nguyễn Long cho biết. Theo ông, mọi cuộc thi đều có Giải Nhất - nhưng điều đó không đúng với Nhân tài Đất Việt.

    Tại đây, giải Nhất không phải năm nào cũng xuất hiện bởi những tiêu chí và sự khắt khe của Hội đồng giám khảo độc lập. Theo đó, sản phẩm, giải pháp nào đã mang danh Giải Nhất Nhân tài Đất Việt thì mức độ thành công phải cao. Và thực tế 16 năm qua tất cả các sản phẩm đoạt giải Nhất đều rất thành công về sau.

    “Với tư cách là Hội đồng giám khảo, chúng tôi rất muốn tìm những sản phẩm, giải pháp được tôn vinh giải cao nhất, nhưng thường là rất khó”, vị giám khảo đã gắn bó 16 năm với Nhân tài Đất Việt trải lòng.

    “Rõ ràng, với những giải thưởng hay, ý tưởng tốt mà không tôn vinh thì chúng ta sẽ cảm thấy nuối tiếc. Còn ngược lại nếu sản phẩm không nhiều đột biến, nhiều sản phẩm mang tính kế thừa, chưa tiếp cận được với xu hướng của thế giới, mà vẫn buộc phải chọn lấy một thì quả thực không cam lòng.”

Nhân tài Đất Việt 15 năm.jpg

Nhấn để phóng to ảnh

    Vị giám khảo có thâm niên cao nhất tại Nhân tài Đất Việt kể lại rằng trong quá khứ, từng có một số sản phẩm có tiềm năng, nhưng khi lọt vào chung khảo lại không có phần thuyết trình tốt, không nêu bật được cốt lõi, giá trị của mình, nên bị trượt vô cùng đáng tiếc.

    “Một số bạn cho rằng Hội đồng giám khảo chỉ chấm thi theo 'phong trào', hay chấm 'cho có'. Nhưng các bạn đã nhầm!”, TS. Nguyễn Long khẳng định.

    Trên thực tế, vòng thi Chung khảo năm nào cũng diễn ra hết sức căng thẳng, bao gồm phần trình bày và hỏi đáp của hơn 10 thành viên Giám khảo, khiến đội thi phải “trổ” hết tài nghệ mới có thể chinh phục được Hội đồng.

    Ở chiều ngược lại, cứ mỗi năm, các Giám khảo lại càng vất vả hơn để đưa ra lời nhận xét trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, và sự nở rộ của những xu thế mới, khiến cho tiêu chí lựa chọn đội giành chiến thắng càng trở nên khó khăn và phức tạp.

Hội nhập xu thế công nghệ thế giới

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt chuyển mình theo xu hướng công nghệ thế giới - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Nhân tài Đất Việt là điểm đến đặc biệt thu hút đối với các bạn trẻ, startup với ý tưởng đột phá, mong muốn xây dựng chỗ đứng và thương hiệu tại thị trường Việt Nam, cũng như mở rộng ra nhiều khu vực trên thế giới. Ảnh: Trưởng Ban tổ chức Phạm Huy Hoàn phát động Giải thưởng tại Paris, Pháp năm 2019.

    Nếu như là một người theo dõi cuộc thi trong nhiều năm, bạn ắt hẳn nhận thấy nét đặc biệt của Nhân tài Đất Việt và những sản phẩm tham gia, đó là luôn luôn thay đổi theo xu hướng phát triển CNTT của Việt Nam, cũng như trên thế giới.

    Lấy ví dụ như ngay từ những năm đầu tiên, các sản phẩm đạt giải đã vô cùng ý nghĩa. Hệ thống cảnh báo đường sắt vào những năm đầu thập niên 2.000 là một vấn đề rất được xã hội quan tâm.

    Tiếp theo đó là xu thế chuyển đổi số đã được nhiều nhóm thí sinh mang tới  Nhân tài Đất Việt từ rất sớm, tiêu biểu như ứng dụng Fintech (giải Nhất năm 2015), ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D (giải Nhất năm 2017), hay ứng dụng AI để xử lý ngôn ngữ, chuyển đổi văn bản tiếng Việt (giải Nhất 2019, giải Nhì 2018).

    Tới nay, khi Việt Nam hội nhập thế giới, đã ngày càng có nhiều cuộc thi tìm kiếm giải pháp, tôn vinh sản phẩm Chuyển đổi số. Điều này cho thấy sự nhạy bén và nhãn quan có thể “nhìn trước” thị trường từ Hội đồng Giám khảo khi chọn ra các nhóm tác giả tại Nhân tài Đất Việt theo đuổi các sản phẩm này.

    Năm 2020, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới, đồng thời cố gắng thoát mức trung bình để trở thành nước phát triển, thì kinh tế toàn cầu lại bị gián đoạn bởi dịch Covid-19.

    Điều này khiến người Việt càng quyết tâm hơn khi đối mặt với những thử thách - đồng thời là cơ hội, để tạo ra dấu ấn, để một lòng về xu thế tất yếu là chuyển đổi số. Đây là điều được TS. Nguyễn Long khẳng định.

2.png

Nhấn để phóng to ảnh

TS Nguyễn Long khẳng định Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội cho những bạn trẻ muốn theo đuổi nghiệp sáng tạo. Ảnh: Sơn Tùng

    “Khi các cửa hàng bị đóng cửa, chúng ta có cơ hội thúc đẩy thương mại điện tử, Mobile Money. Khi không thể gặp nhau để làm việc, chúng ta thúc đẩy nền tảng liên lạc, làm việc từ xa. Trước đây có xe công nghệ, giờ chúng ta có ship giao hàng ở khắp các tỉnh thành lớn”.

    “Như bạn thấy, Covid-19 là cơ hội biến đổi hệ thống logistic của Việt Nam theo hướng công nghệ hóa, để hình thành nên những cộng đồng khởi nghiệp mới, những giải pháp trong mùa Covid-19 như Bluezone,... hay những trang web để mọi người có thể hỗ trợ online”.

    Ông nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là những sản phẩm mang tính thời đại, với cơ hội tận dụng được những công nghệ và nền tảng công nghệ mới nhất để đưa vào ứng dụng như Bigdata, Blockchain, IoT,...”

    Theo TS. Nguyễn Long, sự chuyển dịch này là cơ hội cho những bạn trẻ, đặc biệt là những người làm CNTT để có được những sản phẩm của mình góp phần thúc đẩy nhanh chóng chuyển đổi số, đồng thời là cơ hội cho những bạn trẻ muốn theo đuổi nghiệp sáng tạo.

    Trong bối cảnh ấy, một lần nữa công việc tìm kiếm, vinh danh các sản phẩm, giải pháp “Make in Việt Nam” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Thông tin -Truyền thông càng trở nên ý nghĩa hơn, đặc biệt là đối với giải thưởng có bề dày gần 2 thập kỉ như Nhân tài Đất Việt.

Đêm trao giải Nhân tài Đất Việt 2020 sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 25/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, và được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.
Ban tổ chức cũng gia hạn thời hạn nhận sản phẩm dự thi đến đúng 20/11. Theo lịch dự kiến, lịch chấm thi Sơ khảo tập trung vào ngày 6/12; Họp báo công bố kết quả Sơ khảo trong thời gian 9-10/12 tại 57 Huỳnh Thúc Kháng. Lịch Chấm thi Chung khảo tập trung dự kiến vào 21-22/12/2020. Ban tổ chức sẽ liên hệ với các nhóm tác giả để thông báo lịch cụ thể.

Muốn phát triển kinh tế

Phát huy các tiềm năng lợi thế

Tiết kiệm tối đa các nguồn lực về tiền bạc và con người

Giải quyết các vấn đề nóng

Các vấn đề cấp thiết

Đơn giải hoá các TTHC cho người dân và doanh nghiệp

Phục vụ nhân dân trong quá trình giải quyết các TTHC


Đại gia nhóm Đông Âu “bốc hơi” cả chục nghìn tỷ đồng tài sản trong 1 ngày

     Tình trạng bán mạnh đã khiến 500 mã cổ phiếu mất giá, trong đó, nhóm vốn hoá lớn như MSN của Masan, VIC của Vingroup cũng giảm sâu kéo theo giá trị tài sản các tỷ phú “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng.

    Áp lực bán mạnh trong phiên giao dịch buổi chiều 16/11 tiếp tục đẩy chỉ số chính của hai sàn giảm mạnh.

    VN-Index ghi nhận thiệt hại tới 15,5 điểm tương ứng 1,6% còn 950,79 điểm; HNX-Index giảm 1,38 điểm tương ứng 0,96% còn 143,36 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index vẫn giữ được trạng thái tăng 0,14 điểm tương ứng 0,22% lên 64,85 điểm.

    Yếu tố tích cực là trong phiên này thanh khoản thị trường được đẩy lên rất cao. Khối lượng giao dịch trên HSX lên tới 518,93 triệu cổ phiếu tương ứng dòng tiền chảy vào thị trường bắt đáy đạt 10.230,53 tỷ đồng. Trên HNX, khối lượng giao dịch là 58,06 triệu cổ phiếu tương ứng 833 tỷ đồng. Con số này trên UPCom là 17,12 triệu cổ phiếu tương ứng 269,24 tỷ đồng.

    Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm giá với 488 mã giảm, 34 mã giảm sàn; tuy nhiên, phía tăng giá vẫn có 301 mã với 38 mã tăng trần.

    Bên cạnh đó, thị trường còn chịu áp lực đáng kể do tình trạng giảm sâu diễn ra tại các mã cổ phiếu lớn. MSN giảm mạnh 6,9% xuống còn 83.900 đồng và chỉ còn cách giá sàn đúng 100 đồng mỗi cổ phiếu.

    VIC giảm 5% còn 102.000 đồng; VHM giảm 2,2% còn 76.600 đồng; GAS giảm 1,4% còn 72.500 đồng; VCB giảm 1,3% còn 85.500 đồng; PLX giảm 1,3% còn 48.150 đồng; MWG giảm 1,3% còn 109.700 đồng; VRE giảm 1,3% còn 26.850 đồng; VNM cũng giảm 0,3%.

    Theo đó, chỉ riêng VIC đã gây thiệt hại cho VN-Index tới hơn 5 điểm; thiệt hại do MSN gây ra là hơn 2 điểm; do VHM là 1,57 điểm.

    Bên cạnh đó, diễn biến giảm này của cổ phiếu cũng khiến giá trị tài sản chứng khoán các đại gia chứng khoán bị sụt mạnh. Cụ thể, giá trị tài sản ông Phạm Nhật Vượng chỉ trong 1 ngày đầu tuần đã giảm mất 10.348,4 tỷ đồng; giá trị tài sản ông Hồ Hùng Anh giảm 1.533,3 tỷ đồng và giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang cũng “bốc hơi” 1.563,6 tỷ đồng.

Đại gia nhóm Đông Âu “bốc hơi” cả chục nghìn tỷ đồng tài sản trong 1 ngày - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Nhóm các tỷ phú thành danh tại Đông Âu bị thiệt hại khá lớn về giá trị tài sản trong phiên đầu tuần do cổ phiếu bị chốt lời

    Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt mất giá và ảnh hưởng kém tích cực. CTG giảm nhẹ 0,2%; VIB giảm 0,3%; BID giảm 1%; ACB giảm 1,1%; VCB giảm 1,3%; MBB giảm 1,3%; VPB giảm 1,4%; SHB giảm 1,7%; STB giảm 1,8%; LPB giảm 2,5%; HDB giảm 2,5%.

    Cổ phiếu ngành thép gây bất ngờ với diễn biến tăng giá bất chấp xu hướng chung. Cụ thể, HPG tăng 300 đồng lên 32.300 đồng; HSG tăng 100 đồng lên 18.200 đồng; NKG tăng trần lên 10.700 đồng; POM tăng trần lên 7.000 đồng; VIC tăng 1.000 đồng lên 15.400 đồng; TLH, VGS, TNB, VCA cũng tăng giá tốt.

    Trong phiên này, nhiều mã cổ phiếu được giao dịch rất mạnh. Đáng chú ý có FLC với khớp lệnh “khủng” lên tới 40,8 triệu đơn vị; HPG với 25,5 triệu đơn vị; TCB với 25,2 triệu đơn vị; MBB với trên 20 triệu và CTG với 15,8 triệu đơn vị.

    Ở phương thức giao dịch thoả thuận, HAG được sang tay 15 triệu cổ phiếu còn KLB cũng được chuyển nhượng 9,7 triệu đơn vị.

    Phiên giao dịch đầu tuần, khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại với khối lượng bán ròng ở mức 16,4 triệu cổ phiếu trên toàn thị trường, giá trị bán ròng 398 tỷ đồng.

    Riêng tại sàn HSX, khối ngoại bán ròng trở lại 16 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng 404 tỷ đồng. Hoạt động bán ròng tập trung tại HDB (96 tỷ đồng); CTG (92,4 tỷ đồng); MSN 87,8 tỷ đồng), VHM, HPG, VIC, VPB… Ngược lại, VRE lại được mua ròng mạnh nhất với giá trị hơn 75 tỷ đồng, kế đến là MBB (36 tỷ đồng) và VNM (27 tỷ đồng).

    Theo nhận xét của các chuyên gia phân tích tại VDSC, chuỗi tăng điểm của VN-Index đã tạm ngừng với áp lực chốt lời tại vùng đỉnh cũ 970 điểm. Áp lực chốt lời đang chiếm ưu thế vào cuối phiên giao dịch và có thể sẽ tiếp diễn vào phiên giao dịch tiếp theo.

    Tuy nhiên, VDSC nhận thấy động thái dòng tiền vẫn đang hấp thụ và đặc biệt có thể sẽ gia tăng mức hỗ trợ khi VN-Index lùi về vùng 943 điểm. Ngoài ra cũng cần lưu ý diễn biến trong phiên hôm qua đang cảnh báo rủi ro mà thị trường phải đối diện trong thời gian tới. Do vậy, nhà đầu tư tạm thời nên quan sát thị trường và chờ thêm tín hiệu.

    Trong khi đó, chuyên gia MBS cho rằng, thanh khoản tăng trong khi mặt bằng cổ phiếu giảm là biểu hiện của việc chốt lời ở nhóm cổ phiếu bluechip tăng tốt trong thời gian vừa qua và cả hoạt động cắt lỗ ở các mã không tăng và chưa tăng theo thị trường.

    Dòng tiền phiên này chốt lời ở nhóm bluechip cũng không dịch chuyển sang nhóm midcap hoặc smallcap cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng chờ và kỳ vọng có thể mua lại ở giá tốt hơn, thị trường phái sinh cũng cho thấy điều này với lực short mạnh cuối phiên.

    “Thị trường đang cho thấy một phản ứng khá thận trọng khi nhà đầu tư chọn giải pháp chốt lời, thay vì lao vào mua. Đây cũng là giai đoạn thị trường cũng đang cạn dần thông tin hỗ trợ, do vậy nhà đầu tư có thể chốt lời trong khi chưa vội mở vị thế mua mới” - chuyên gia MBS lưu ý.


Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

ĐỪNG ĐỂ KÉM GIAO TIẾP CHỈ VÌ KHÔNG BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY

    Kỹ năng giao tiếp xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ sâu sắc và có ý nghĩa, cũng như trong thành công, sự nghiệp. Những người có kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ sẵn sàng đầu tư nghiêm túc vào các mối quan hệ xã hội, cá nhân và công việc. Họ tiếp cận mọi tình huống xã hội với sự hào hứng thay vì lo lắng, buồn chán và sợ hãi. Học cách quản lý các kỹ năng giao tiếp và biết cách hòa nhập với mọi người là một phần quan trọng của sự trưởng thành và chín chắn.
    Trong khi một số người dường như bẩm sinh đã sở hữu các kỹ năng giao tiếp, số khác lại gặp khó khăn. Tin tốt là ta có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Và một cách trong đó là học hỏi từ những người khác - những người có kỹ năng giao tiếp xã hội hoàn thiện. Họ có rất nhiều điểm chung, điển hình như 5 thói quen sau:
Thói quen 1: Luôn tập trung vào hiện tại
Những người có khả năng giao tiếp biết cách tập trung vào hiện tại. Thói quen tập trung này sẽ giúp họ có được sự tinh ý trong cách quan sát và từ đó góp phần xây dựng những mối quan hệ sâu sắc. 
    Tinh ý có nghĩa là nhận thức được môi trường xung quanh, cách bạn chia sẻ môi trường của mình với thế giới và cách bạn mời người khác vào thế giới của mình. Sự tinh ý có thể vừa giúp bạn không bị nhàm chán, vừa giúp bạn biến thế giới thành một nơi thu hút hơn cho những người khác. Đồng thời, người tinh ý sẽ nhận ra khi bạn bộc lộ cảm xúc trên mặt hoặc qua ngôn ngữ cơ thể, từ đó biết lúc nào nên chủ động bắt chuyện lúc nào không.
Thói quen 2: Lắng nghe chủ động
    Có thể bạn cho rằng ai cũng lắng nghe cả. Điều này không sai nhưng vấn đề là một số người nghe để nói trong khi những người giỏi giao tiếp thì lại nghe để hiểu (lắng nghe chủ động hoặc lắng nghe sâu sắc). Khi bạn nghe để nói (lắng nghe thụ động), bạn chỉ đơn giản là để đối phương nói cho đến khi đến lượt bạn nói. 
Thông thường, khi nghe để nói, bạn đang chuẩn bị phần nói (hoặc luận điểm) của mình trong đầu thay vì thực sự tiếp thu những gì đối phương đang nói.
    Tuy nhiên, khi nghe để hiểu, bạn tiếp nhận và tổng hợp thông tin, cố ý tiếp thu và hiểu quan điểm của đối phương, đồng thời học được một điều gì đó về họ hoặc tình huống hiện tại. Khi nghe để hiểu, bạn hạn chế sự phân tâm cả bên trong lẫn bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào người nói.
Kỹ năng lắng nghe chủ động được dựa trên khả năng nghe cùng với khả năng thể hiện lòng trắc ẩn và sự đồng cảm.
Thói quen 3: Hiếu kỳ và quan tâm đến người khác
Những người có kỹ năng giao tiếp cao không chỉ kể chuyện về bản thân, mà họ còn biết cách mời người khác kể chuyện của mình. Họ quan tâm đến chuyện của người khác và ghi nhớ những gì người khác nói với họ. Họ làm cho người khác cảm thấy việc nói chuyện với họ là đáng làm. Họ dễ dàng tạo cho người khác cảm giác muốn trút hết tâm tình.
    Maya Angelou từng nói, “Tôi đã học được rằng người ta sẽ quên những gì bạn nói, quên những gì bạn làm, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cảm xúc mà bạn tạo cho họ.”
    Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, điều tối quan trọng là làm cho người khác cảm thấy thoải mái khi ở bên bạn. Hãy mời họ kể chuyện của họ, và phải thực sự quan tâm đến những điều họ nói. Hãy đặt những câu hỏi mở và đúng trọng tâm - hãy quan tâm đến câu chuyện, trải nghiệm, thử thách, cuộc sống hàng ngày và những trở ngại họ phải trải qua.
Todd B. Kashdan, một nhà nghiên cứu, chia sẻ, “Trong việc vun đắp và duy trì mối quan hệ, việc tỏ ra quan tâm đến người khác quan trọng hơn là khiến người khác quan tâm đến mình; đó là bí mật giúp đôi bên có thể không ngừng trò chuyện - bí mật của các mối quan hệ hiệu quả.”
    Thật vậy, nếu bạn quan tâm đến câu chuyện của người khác, họ sẽ quan tâm đến câu chuyện của bạn.
Thói quen 4: Khiếu hài hước
    Hài hước mang sức mạnh của sự lạc quan. Những người hài hước dễ dàng xử lý tình huống khó xử chỉ bằng một câu nói, giúp họ xây dựng các mối quan hệ. Sự hài hước giúp thay đổi tâm trạng chán nản của một người, giúp họ tìm thấy niềm vui, sự tự tin, sự cân bằng tâm lý cần thiết sau khi trải qua những thất vọng trong đời sống.
    Tuy nhiên, hài hước không có nghĩa là đùa vô duyên, thiếu tế nhị. Người hài hước thường là người thông minh, bản lĩnh, thay vì những người có trái tim yếu đuối, dễ đổ vỡ, dễ tổn thương. Bởi vậy, muốn có sự hài hước, trước hết phải có kiến thức, trải nghiệm và vốn sống phong phú.
    Chúng ta đôi khi quá coi trọng hình ảnh cá nhân, đặt nặng "sĩ diện", muốn thể hiện những mặt hoàn hảo trước người khác. Nhưng, đôi khi cần phải dám "hạ" mình xuống và trêu cười bản thân.
Kịch gia Bernard Shaw từng nói: "Sự hài hước cũng giống như hệ thống giảm xóc trên xe ngựa, không có nó, một hòn đá nhỏ trên đường thôi cũng có thể khiến bạn ê ẩm". Giá trị của sự hài hước chính là ở chỗ như vậy.
Thói quen 5: Họ thể hiện sự đồng cảm
    Cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt từng nói, “Không ai quan tâm bạn biết nhiều cỡ nào, cho đến khi họ biết bạn quan tâm đến họ cỡ nào.”
    Những người giỏi giao tiếp có thể nhận ra cách mọi người đang thể hiện bản thân. Và từ đó, họ có thể hình dung sống động về trải nghiệm của người khác như thể tự mình đã trải qua mà không đưa ra phán xét. Chính từ việc có thể cảm nhận chính xác những cảm xúc trong chính bản thân và người khác, họ dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ ở cấp độ cá nhân, xã hội hoặc công việc.
    Tiến sĩ Roman Krznaric, một giảng viên sáng lập của công ty The School of Life, chia sẻ rằng sự đồng cảm là “khả năng đặt mình vào vị trí của người khác nhằm hiểu được cảm xúc, quan điểm của họ và vận dụng sự hiểu biết đó để định hướng cho hành động của mình.”
Những người giỏi kỹ năng giao tiếp cũng biết thể hiện sự bất đồng một cách hòa nhã và tôn trọng quan điểm của những người xung quanh. Họ tôn trọng và khoan dung với người khác. Họ nhìn thế giới bằng con mắt lạc quan và tích cực.
Không có hoàn cảnh xã hội nào giống nhau và không phải lúc nào cũng có một cách “hoàn hảo” để tạo được kết nối sâu sắc với mọi người. Nhưng nhờ rèn luyện, khả năng ứng biến trong các tình huống xã hội của bạn sẽ trở nên trôi chảy hơn hẳn.

Nơi có đài phun sôcôla lớn nhất thế giới

 THỤY SĨBảo tàng sôcôla lớn nhất thế giới khai trương với đài phun sôcôla cao hơn 9 m.

Đầu tháng 9/2020, bảo tàng sôcôla lớn nhất thế giới mang tên The Lindt Home of Chocolate (Ngôi nhà sôcôla của Lindt) mở cửa gần Zurich. Dù không có dòng sông sôcôla đầy mê hoặc như trong phim Nhà máy sôcôla của Willy Wonka, nhưng đài phun sôcôla cao hơn 9 mét ấn tượng không kém.

Đài phun cao hơn 9 m với dòng sôcôla chảy liên tục từ cây đánh trứng vàng xuống viên sôcôla truffle khổng lồ. Ảnh: Lindt Home of Chocolate

Đài phun cao hơn 9 m với dòng sôcôla chảy liên tục từ cây đánh trứng vàng xuống viên sôcôla truffle khổng lồ. Ảnh: Lindt Home of Chocolate

Theo Time Out, đài phun có 1.500 lít ca cao liên tục chảy từ cây đánh trứng vàng xuống viên sôcôla khổng lồ. Mặc dù chỉ được phép chiêm ngưỡng đài phun từ xa, du khách sẽ có cơ hội nếm thử vài loại sôcôla hảo hạng trong phòng trải nghiệm vào cuối chuyến tham quan.

Trước đó, du khách sẽ khám phá nhà máy nghiên cứu hiện đại ngay trong khuôn viên bảo tàng, với một dây chuyền sản xuất sôcôla mở cửa cho công chúng. Ngoài ra, nơi đây còn có một triển lãm về lịch sử của sôcôla, tiết lộ cách người Thụy Sĩ đã trở thành những người đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và chế biến sôcôla như thế nào; hành trình du nhập của hạt cacao từ các đồn điền ở Ghana đến các nhà máy ở Thụy Sĩ. Đặc biệt, du khách có thể tìm ra vài bí mật kinh doanh từ một trong những nhà sản xuất sôcôla xuất sắc nhất thế giới.

Triển lãm lịch sử 5.000 năm của sôcôla và cách sôcôla Thụy Sĩ chinh phục thế giới tại bảo tàn. Ảnh: Michael Reiner

Triển lãm lịch sử 5.000 năm của sôcôla và cách sôcôla Thụy Sĩ chinh phục thế giới tại bảo tàn. Ảnh: Michael Reiner

Với khoản đầu tư lên đến 100 triệu Franc Thụy Sĩ (hơn 109 triệu USD), bảo tàng được tài trợ bởi Lindt Chocolate Competence Foundation, tổ chức có mục tiêu nâng cao giá trị di sản bánh kẹo của Thụy Sĩ trên toàn thế giới. Ernst Tanner, chủ tịch của tổ chức này đánh giá: "Bảo tàng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc khẳng định và giữ vững vị trí thủ phủ sôcôla của Thụy Sĩ trong dài hạn, cũng như có những đóng góp to lớn vào việc chuyển giao kiến thức trong toàn ngành công nghiệp sôcôla".

Bảo tàng mở cửa từ 10h - 18h, từ thứ 2 đến Chủ Nhật. Du khách lưu ý khoảng thời gian đông khách nhất là từ 13h - 15h hàng ngày. Khách đi lẻ sẽ mua vé vào cửa giá từ 10 - 15 Franc Thụy Sĩ/ người (250.000 - 380.000 đồng). Trẻ em dưới 7 tuổi sẽ được tham quan miễn phí hoàn toàn. Tour tham quan có hướng dẫn giá 20 Franc Thụy Sĩ (hơn 500.000 đồng). Trong một giờ, du khách sẽ tìm hiểu cách trồng cây ca cao, thu hoạch và chế biến thành sôcôla hảo hạng.

Bảo tàng sẽ tiết lộ thức uống đình đám của người Maya đã du nhập vào Châu Âu như thế nào và tại sao Thụy Sĩ lại trở thành thủ phủ của sôcôla của thế giới. Du khách sẽ được tham quan nhà máy sôcôla với cửa sổ bằng kính, để thấy cách các chuyên gia hàng đầu sản xuất sôcôla theo phương pháp hiện đại. Du khách cũng sẽ có cơ hội được thử nhiều loại sôcôla khác nhau để tìm ra hương vị yêu thích nhất của mình.

Nghỉ dưỡng không giới hạn ở 'thiên đường' với 30.000 USD

 MALDIVESMột khu nghỉ dưỡng sang trọng chỉ dành cho người lớn đang bán gói dịch vụ đặt phòng không giới hạn trong suốt năm 2021.

Gói "Kỳ nghỉ không giới hạn ở thiên đường" được áp dụng tại khu nghỉ dưỡng Anantara Veli. Theo đó,chỉ cần chi trả 30.000 USD, du khách sẽ được lưu trú không giới hạn số ngày tại resort này trong suốt năm 2021. Số tiền này dành cho hai người, qua đêm trong một bungalow trên mặt nước và phía trước là đại dương mênh mông. Bạn được phục vụ miễn phí bữa sáng hàng ngày, Wi-Fi, phương tiện đi lại và giảm giá dịch vụ ăn uống, spa. Thời gian mua gói dịch vụ nghỉ dưỡng ở thiên đường này hết hạn vào 30/11 năm nay.

Maldives được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới. Trên ảnh là khu nghỉ dưỡng Anantara Veli

Maldives được mệnh danh là "thiên đường nơi hạ giới". Trên ảnh là khu nghỉ dưỡng Anantara Veli. Ảnh: Visit Maldives

Khu nghỉ dưỡng 5 sao này chỉ dành cho người lớn, với nhiều nhà hàng và phục vụ các bữa tối riêng tư cho du khách. Bạn được quyền chọn lựa xem các bộ phim mình yêu thích, spa và các chuyến du ngoạn quanh đảo.

Thiên đường nghỉ dưỡng Maldives mở cửa đón khách từ giữa tháng 7 năm nay. Tính đến giữa tháng 11, đảo có hơn 12.100 ca nhiễm nCoV. Từ khi đại dịch bùng nổ khắp thế giới, nhiều điểm đến dần chuyển sang phục vụ các kỳ nghỉ biệt lập, dành cho các du khách muốn tới cách ly, tránh dịch bệnh. Những nơi khác cũng có dịch vụ này là đảo Bermuda, Barbados...


Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Bãi Biển Phú Quôc

Top 5 Chiếc Siêu Xe Đắt Giá Nhất Việt Nam Khiến Các Dân Chơi Dubai Cũng Phải Trầm Trồ

10 DINH THỰ BIỆT PHỦ Đắt Nhất Việt Nam!! Chủ Nhân Là Ai??

Khám phá Biệt thự 100% Gỗ GÕ ĐỎ CHÂU PHI độc nhất Việt Nam [Review Nhà TO #01]

Choáng Ngợp Trước "SIÊU BIỆT THỰ BIỂN" trị giá 110 TỶ tại The Ocean Estates, TP. Đà Nẵng - NhaF [4K]

Sàn lắp ghép tấm bê tông siêu nhẹ-sàn lắp ghép-sàn chống nóng-KLgroup.vn

Xây nhà cao tầng nhanh nhất Thế Giới tại Trung Quốc


    Xây nhà cao tầng nhanh nhất thế giới đó là điều mà một công ty xây dựng Trung Quốc đã làm được. Công ty này đã hoàn thành tòa nhà chọc trời cao 57 tầng trong 19 ngày làm việc ở miền trung Trung Quốc .
    Công ty xây dựng Broad Group của Trung Quốc là một công ty xây dựng rất đặc biệt, chuyên xây những tòa nhà cao tầng với thời gian ngắn kỷ lục bằng một phương pháp vô cùng độc đáo. Ước tính lắp ráp ba tầng một ngày bằng phương pháp mô-đun. Trước đây, công ty Broad Group từng xây dựng một khách sạn 30 tầng chỉ trong vòng 360 giờ. Tòa nhà bền vững rộng đã dành bốn tháng rưỡi chế tạo 2.736 mô-đun trước khi bắt đầu xây dựng. 20 tầng đầu tiên đã được hoàn thành trước sau đó đến 37 tầng còn lại.


    Kỷ lục mới nhất của công ty này đó là xây một tòa nhà văn phòng 57 tầng trong thời gian kỷ lục chỉ 19 ngày. Một trong những kiến trúc sư của công ty Broad Group là anh Xian Min Zhang đã ghi lại hình ảnh time-lapse quá trình xây dựng tòa nhà này trong khoảng thời gian 19 ngày.
    Công nghệ xây nhà mô đun giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây nhà cao tầng
    Broad Group sử dụng phương pháp xây dựng sẵn các khối mô-đun của tòa nhà tại xưởng sản xuất của mình, sau đó đưa các khối này đến vị trí tòa nhà cần xây và lắp ghép chúng lại giống như một bộ đồ chơi lego.



    Tòa nhà mà công ty vừa xây dựng có tổng diện tích lên tới 180.000 mét vuông, hơn 800 căn hộ và văn phòng cho 4000 nhân viên làm việc. Việc sử dụng phương pháp ghép khối này cũng làm giảm bớt lượng bê-tông cần sử dụng đi rất nhiều. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng cũng không tạo ra quá nhiều bụi gây ô nhiễm môi trường. Công ty hiện có tham vọng lắp ráp tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, ở 220 tầng, chỉ trong ba tháng.


    Với phương pháp truyền thống, họ phải xây dựng một tòa nhà chọc trời bằng gạch, nhưng với phương pháp mô đun, chúng tôi chỉ cần lắp ráp các khối, kỹ sư của công ty Chen Xiangqian cho biết. Phương pháp mô-đun đã được sử dụng cho các khu chung cư cao tầng ở những nơi khác, kể cả ở Anh và Mỹ. Phương pháp này đáng để phát triển vì nó có thể trở thành một cách an toàn và đáng tin cậy để xây dựng các tòa nhà chọc trời một cách nhanh chóng.
    Theo kiến trúc sư Xian Min Zhang, công ty đang lên kế hoạch tiếp tục xây dựng một tòa nhà cao 220 tầng cũng với phương pháp đặc biệt này. Đây sẽ là một thách thức rất lớn bởi ở độ cao như vậy sẽ rất khó để các cần cẩu có thể lắp ghép các khối mô-đun một cách chính xác.

Trung Quốc đi đầu “phong trào” xây nhà chọc trời phá kỷ lục thế giới

    Mới đây, theo thống kê độ cao công trình hàng năm của Ủy ban Môi trường đô thị và Công trình cao tầng (CTBUH), hiện nay, Trung Quốc vẫn là quốc gia sở hữu nhiều tòa nhà chọc trời phá kỷ lục thế giới nhất.
    Tính đến hết năm 2017, thế giới có 144 tòa nhà kỷ lục, cao hơn 200m đã được xây dựng. 76 tòa trong số đó (tương đương 53%) đều thuộc về Trung Quốc.
    Tuy nhiên, số lượng các tòa cao ốc này lại có xu hướng tập trung ở một thành phố chủ chốt của Trung Quốc, Thâm Quyến. Chỉ riêng thành phố này đã có 12 tòa cao ốc trong danh sách thống kê trên, chiếm 8,3% số lượng cao ốc đạt kỷ lục của thế giới. Con số này còn vượt xa số lượng tòa cao ốc chọc trời của cả nước Mỹ (chỉ 10 tòa).
    Số lượng nhà chọc trời của Trung Quốc "cao vút" trong biểu đồ
    Với sự phát triển mạnh mẽ của các tòa nhà chọc trời ở Trung Quốc, các chuyên gia của CTBUH cho rằng ngành công nghiệp xây dựng nhà cao ốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa. Cụ thể, so với năm 2013, khi mà chỉ có 74 công trình cao trên 200m được xây dựng hoàn thành, thì đến nay, số lượng cao ốc của thế giới đã tăng lên 95%.
    CTBUH cũng nhận định: Cơn sốt nhà cao tầng là kết quả từ mô hình nén đô thị của thế giới khi dân số đang ngày một tăng lên và đổ dồn về khu vực các thành phố.
    Nhà chọc trời của Trung Quốc tập trung tại các trung tâm lớn
    Xu hướng “cơn sốt nhà cao tầng” đang lan rộng, từ 54 thành phố của 18 quốc gia vào năm 2016 lên 69 thành phố của 23 quốc gia trong năm nay. Điều này cũng giải thích cho sự giảm số lượng nhà chọc trời ở Trung Quốc khi năm 2016, quốc gia này sở hữu đến 65% nhà chọc trời của thế giới, và sang năm nay con số này chỉ là 53% khi xây dựng hoàn thành 83 tòa nhà trên 200m.
    “Việc xây dựng nhà cao tầng không còn bị giới hạn ở một số ít những khu vực trung tâm tài chính, thương mại mà đã trở thành một hình mẫu cho việc nén đô thị”, giám đốc điều hành của CTBUH Antony Wood cho biết.
    Số lượng nhà chọc trời của quốc gia đông dân nhất thế giới tăng nhanh qua các năm
    Những nhà đầu tư bất động sản đang sử dụng nhà chọc trời cho các mục đích khác nhau. Số liệu chỉ ra rằng một sự chuyển dịch lớn trong mục đích sử dụng các công trình này đang diễn ra: từ tòa nhà 100% văn phòng hoặc sử dụng hỗn hợp thành tòa nhà 100% căn hộ chung cư. Có 49 tòa nhà 100% căn hộ chung cư, chiếm 34% trong tổng số cao ốc trên 200m trong danh sách thống kê của CTBUH, tăng 19 tòa (15%) so với năm ngoái.
    Về vật liệu xây dựng, bê tông vẫn được sử dụng phổ biến hơn thép, phủ khắp đô thị, bởi chi phí thấp và sử dụng đơn giản, CTBUH cho biết.
    Chiều cao của các tòa chọc trời cũng tăng lên
    Trong số 144 tòa nhà kỷ lục được xây dựng hoàn thành trong năm 2017, 74 tòa (51%) sử dụng bê tông là vật liệu kết cấu chính; trong khi đó, 64 tòa (44%) sử dụng bê tông cốt thép. Và chỉ có duy nhất 2 tòa được xây dựng toàn bằng thép (bằng con số của năm 2016). Hiện tại đang có 17 tòa cao trên 200m đang được xây dựng với nguyên vật liệu chính là thép.

Trung Quốc lần đầu nhập siêu thép sau hơn 10 năm

    Nhu cầu thép tăng đột biến do hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng và xây dựng sau thời gian phong tỏa phòng dịch Covid-19.
    Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 6, kim ngạch nhập khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm của nước này là 4,4 triệu tấn, trong khi xuất khẩu đạt 3,7 triệu tấn.
    Tháng 6 cũng là tháng nhập siêu thép đầu tiên của Trung Quốc kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009. Lượng thép nhập khẩu từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam của Trung Quốc tăng trong tháng 6 khi Bắc Kinh đẩy mạnh các dự án hạ tầng và xây dựng nhằm khôi phục nền kinh tế trước tác động của đại dịch Covid-19. Trong tháng 6, Trung Quốc sản xuất 91,58 triệu tấn thép thô, hiện là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới.
    Lần đầu nhập siêu sau hơn 10 năm

Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, vừa nhập khẩu ròng mặt hàng này lần đầu tiên kể từ năm 2009. Ảnh: Reuters.

    Đà tăng đột biến trong nhu cầu thép tại Trung Quốc, đặc biệt là thép cuộn nóng dùng trong mọi ngành từ ôtô cho đến phôi thép trong xây dựng, được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 7. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này được dự báo sẽ tăng lên 5,5 triệu tấn, theo một phân tích của S&P Global Platts dựa trên dữ liệu giao dịch tháng 5 và tháng 6.

    Trong ngắn hạn, điều này sẽ giúp các công ty thép trong khu vực tiếp tục xuất khẩu được nhiều sản phẩm sang Trung Quốc, bù đắp phần nào nhu cầu yếu đối với mặt hàng này tại thị trường nội địa của họ. Tuy nhiên, theo S&P Global Platts, Trung Quốc chỉ tăng nhập khẩu thép từ các quốc gia trong khu vực châu Á và được dự báo sẽ không tìm kiếm thêm các nguồn nhập khẩu từ các quốc gia như Mỹ dù Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Washington.
    Bên cạnh các dự án hạ tầng và xây dựng, nguyên nhân khiến cầu thép tại Trung Quốc tăng mạnh cũng xuất phát từ việc các nhà sản xuất nội địa đua nhau tích trữ hàng với dự báo nguồn cung thiếu hụt trong tương lai.Theo S&P Global Platts, việc này đã đẩy cầu lẫn giá thép lên cao. Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc cho hay trong tháng 6, tồn kho thép thành phẩm tại các nhà máy và trên các thị trường giao ngay ở 20 thành phố Trung Quốc đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Ngoài ra, tại Trung Quốc, nhu cầu thép không chỉ đến từ lĩnh vực cơ sở hạ tầng và xây dựng mà còn đến từ hoạt động đóng tàu, sản xuất ôtô, thiết bị gia dụng, và tất cả các ngành này đều đang hồi phục mạnh mẽ sau làn sóng bùng phát Covid-19 đầu tiên, theo S&P Global Platts. Điều này đẩy nhu cầu tăng mạnh đối với thép cuộn nóng - dùng trong sản xuất máy móc, thiết bị gia dụng và ô tô; và phôi thép - sử dụng để làm thanh cốt thép trong xây dựng.

    Lần gần đây nhất nhu cầu thép tại Trung Quốc có mức tăng tương tự như hiện tại là vào khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, khi Trung Quốc nhập siêu thép để phục vụ cho chương trình kích cầu hạ tầng quy mô 4.000 tỷ NDT (586 tỷ USD). Khi đó, nước này xây dựng hàng loạt đường cao tốc, cầu, tàu viên đạn và nhà máy mới.

    Nhu cầu thép tiếp tục tăng trong ngắn hạn

    Trong quý II/2020, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3,2%, cú lội ngược dòng ngoạn mục so với mức âm 6,8% trong quý I. Đầu tuần này, lợi nhuận của một vài công ty công nghiệp lớn của Trung Quốc báo tháng tăng thứ hai liên tiếp trong tháng 6, dù tổng lợi nhuận nửa đầu năm giảm.



Tồn kho thép thành phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh do các nhà buôn tăng tích trữ với dự báo nhu cầu thiếu hụt trong tương lai. Ảnh: MySteel.

    “Kim ngạch nhập khẩu thép của Trung Quốc là điều đã được dự báo trước khi Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mở cửa nền kinh tế trở lại sau thời gian phong tỏa phòng dịch Covid-19. Do đó, sự phục hồi kinh tế và nhu cầu thép tại nước này tạm thời vượt qua các thị trường nước ngoài, thu hút dòng thép từ các quốc gia khác”, các nhà phân tích của S&P Global Platts cho biết. “Quan trọng hơn là, các chính sách nới lỏng tiền tệ và tín dụng trong nửa đầu năm 2020 của Bắc Kinh đã thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực hạ tầng và xây dựng. Các nhà buôn thép đang đầu cơ mạnh với dự báo rằng nhu cầu sẽ còn tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm nay".
    Theo hãng phân tích thị trường kim loại Trung Quốc Mysteel, lượng xuất khẩu trong tháng 6 của các nhà sản xuất thép nội địa trong giảm đáng kể do nhu cầu lao dốc trên thế giới khi hầu hết quốc gia đang vật lộn với việc mở lại nền kinh tế trong đại dịch. Đơn cử, 70% nhà sản xuất ôtô tại châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc - thường mua thép dẹt từ Trung Quốc, đều đã phải dừng hoặc cắt giảm một phần hoạt động sản xuất.

    Nhu cầu thép yếu tại các thị trường ngoài Trung Quốc thể hiện rõ ở chênh lệch tới 50 USD/tấn thép giữa thị trường nội địa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, theo Mysteel.

    Nhu cầu thép mạnh tại Trung Quốc cũng đẩy kim ngạch nhập quặng sắt từ Australia tăng lên 7 tỷ USD trong tháng 6, theo dữ liệu sơ bộ từ Cục thống kê Australia. Xuất khẩu quặng sắt của Australia sang Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn bởi nhập khẩu thép của Bắc Kinh trong tháng 6 chỉ như “muối bỏ bể” so với tổng sản lượng thép của nước này, theo S&P Global Platts.

    Trung Quốc cũng đang dọn đường để tăng sản xuất thép và nhập khẩu quặng sắt với việc mở 4 cảng biển mới có khả năng đón các tàu chở quặng sắt siêu lớn. Theo các nhà phân tích, động thái này có thể nhằm tăng nhập khẩu quặng sắt từ Brazil và châu Phi.

    Tuy nhiên, các nhà phân tích của Global Platts nhận định nhu cầu thép của Trung Quốc có thể không kéo dài lâu, đặc biệt là khi Bắc Kinh đang nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản đang tăng trưởng quá nóng. “Sang tháng 8, nhập khẩu thép của Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống còn 2,8 triệu tấn khi các nhà nhập khẩu thận trọng hơn trước sự trở lại của dịch bệnh Covid-19 tại nước này và những trận mưa gây lũ lụt lịch sử đang kéo dài ở miền nam", S&P Global Platts nhận định.

NHƯỢC ĐIỂM NHÀ THÉP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Khám Phá Biệt Thự "HIỆN ĐẠI" Trị Giá 33 TỶ rộng 400m2 tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh - NhaF [4K]

Xây nhà "siêu tốc" ở Trung Quốc

    Tại Trung Quốc, một công ty đang gây tiếng vang khi xây những tòa nhà cao tầng trong quãng thời gian chỉ tính bằng ngày và giờ. Công ty quảng bá cách xây dựng mới của họ sẽ thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp xây dựng toàn cầu, song nó cũng đặt ra không ít nghi ngờ về vấn đề chất lượng.
    Hồi đầu tháng 12 năm ngoái, Liu Zhangning đang chăm sóc các luống cải ở Changsha, thì nhìn thấy một chiếc cần cẩu màu vàng, cao lênh khênh mọc lên từ xa. Ban đêm, đèn đóm quanh chiếc cần cẩu sáng trưng như ban ngày. Chỉ 15 ngày sau đó, từ chỗ cái cần cẩu đã mọc lên một tòa khách sạn 30 tầng mang tên T30, với 4 mặt phủ kính sáng loáng.
    "Thật không thể tin được. Người ta đã xây tòa nhà đó chỉ trong chưa đầy 1 tháng" - bà Liu thán phục.

    Xây nhà 30 tầng sau 15 ngày
    Một đoạn video tua nhanh thời gian về dự án 30 tầng kể trên ở Changsha, cho thấy tòa nhà đúc sẵn được lắp ghép tại chỗ, đã thu hút hơn 5 triệu lượt người xem trên YouTube và khiến các kiến trúc sư phương Tây há hốc mồm kinh ngạc. "Tôi chưa từng thấy dự án xây dựng nào lại nhanh như thế cả" - Ryan Smith, một chuyên gia về vật liệu đúc sẵn ở Đại học Utah nói.
    Trong đoạn video, các công nhân mặc đồ bảo hộ màu xanh sẽ lắp ghép các "tấm bảng chính", cũng là phần sàn của từng tầng, vào trong công trình. Đó là những khối bê tông có kích cỡ 4m x 15m chứa các ống thông khí, ống nước, ống dẫn dây điện và đèn chiếu sáng. Tiếp đó người ta lắp các tấm trần và tường nhà, cũng được đúc sẵn.
    Một chiếc cần cẩu sẽ xếp chồng các tấm vật liệu đúc sẵn lên nhau, như cách người ta chơi trò xếp hình vậy. Công nhân sẽ lao tới siết chặt các tấm vật liệu với nhau. Cuối cùng, ngoại thất gồm kính và thép sẽ được phủ lên khắp tòa nhà như lớp trang trí cuối cùng. Sau đúng 360 giờ, đồng hồ ngừng quay và khách sạn được xây dựng hoàn tất, một kỷ lục khó tin.
    Theo Smith, xây dựng bằng vật liệu đúc sẵn không phải là điều mới mẻ. Ông nói rằng các phương thức xây dựng dùng vật liệu đúc sẵn hiện đại nhất hiện nay có thể giảm thời gian xây một công trình xuống 1/3 hoặc 1/2 so với bình thường. Nhưng những người thợ ở Changsha đã gây ấn tượng hơn thế nhiều, khi giảm tới 2/3 thời gian xây dựng. "Thật không thể hiểu nổi" - Smith thốt lên.


Hình ảnh trích từ đoạn video trên YouTube cho thấy khách sạn T30 được xây xong trong 15 ngày

    Phương thức xây dựng mang tính cách tân?
    Công ty đứng sau dự án Changsha là Broad Sustainable Building (BSB). Zhang Yue, giám đốc điều hành BSB, nói rằng ông nảy ra ý tưởng xây nhà đúc sẵn, sau khi chứng kiến trận động đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên hồi năm 2008 làm sập nhiều công trình xây dựng kém chất lượng và khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng.

    Không giống các đại gia Trung Quốc khác, Zhang gây dựng hình ảnh của mình như một người bảo vệ môi trường. Công ty quảng bá việc dùng bê tông đúc sẵn giúp giảm chất thải. Các công trình của công ty cũng sử dụng ánh sáng tiết kiệm năng lượng, nhà vệ sinh tiết kiệm nước và thang máy tự sinh điện khi đi xuống.

    Theo Zhang, quy trình xây dựng của BSB khá đơn giản. Công nhân đúc sẵn các khối vật liệu tại 2 nhà máy của công ty ở Yueyang, cách thủ phủ Changsha 90 phút chạy xe. Ước tính 90% các tòa nhà được công ty đúc trong nhà máy. Quy trình này để lại ít rác thải, chỉ chừng 1% ở công trường. Ngoài ra nó còn có tiềm năng tái sử dụng. "Với các công trình kiểu này, chúng tôi có thể gỡ chúng xuống và đem đi xây ở nơi khác." - ông nói.

    Zhang bác bỏ các ý kiến nói rằng cách thức xây dựng của công ty chứa rủi ro. "Càng xây nhanh, càng an toàn. Nó giống như khi ta băng qua đường vậy. Sẽ chẳng an toàn chút nào nếu anh chậm rãi bước qua một con đường đông xe cộ qua lại" - Zhang nói. Trong một đoạn quảng cáo gần đây, Broad nói rằng công nghệ của họ mang tới "sự cách tân có tác động lớn nhất trong lịch sử nhân loại" và việc xây dựng khoảng 1/3 các công trình mới sẽ được thực hiện theo cách này "trong tương lai gần".

    Theo các tính toán của Học viện Nghiên cứu Xây dựng Trung Quốc, những công trình của BSB có khả năng chống động đất mạnh tới 9 độ Richter. Bản thân công ty quảng bá sức mạnh của các công trình do họ xây nên tới từ cấu trúc thép nhẹ cân và các đường chéo chịu lực có rất nhiều trong tòa nhà.

    BSB hiện mới chỉ hoàn tất vài dự án gây tiếng vang. Công trình đầu tiên là khách sạn New Ark 15 tầng, xây trong 6 ngày. Tiếp theo đó là 1 tòa nhà 6 tầng khác ở Hội chợ Shanghai World Expo 2010, được xây trong chưa đầy 24 giờ. Công trình quốc tế đầu tiên của họ được dựng tại Hội thảo chống thay đổi khí hậu của LHQ ở Cancun, Mexico hồi năm 2010. Tổng thống Mexico Felipe Calderon đã gọi hoạt động xây dựng công trình là "cách mạng trong ngành công nghiệp xây dựng và kiến trúc nhà thế giới".

    Nhưng ở Changsha, họ đã xây rất nhiều các căn nhà cỡ nhỏ theo phương thức mới. Tháng 5 này, công ty cũng vừa xây xong một quán ăn tự phục vụ dành cho công nhân cao 3 tầng, nằm kế bên khách sạn T30.

... hay chứa đầy rủi ro chưa lường trước?

    Giới phân tích đánh giá đoạn video về quá trình lắp ghép tòa khách sạn T30, ngoài việc chứng tỏ sức mạnh của BSB, còn cho thấy một phần làn sóng bùng nổ xây dựng ở Trung Quốc, nơi cơn bão người di cư từ nông thôn tới thành phố đã làm tăng số dân thành thị lên thêm gần 400 triệu người, kể từ năm 1990. Nhà chọc trời theo đó mọc lên như nấm dọc theo bờ biển phía Đông Trung Quốc.

    Tốc độ xây dựng nhanh còn làm rõ cơn khát bắt kịp các nước phát triển, với tốc độ nhanh nhất có thể, sau nhiều thập kỷ tụt hậu. Zhang Li, một kiến trúc sư ở Bắc Kinh nói rằng mối quan tâm tới hoạt động xây dựng tốc độ cao đã hình thành ngay từ quá trình cải cách kinh tế hồi đầu những năm 1980. Các phương thức xây dựng đúc sẵn ra đời từ lâu trên thế giới, nhưng khi tới Trung Quốc, chúng đã được trọng dụng và phát huy. Ông nói việc dựng một tòa nhà trong 2 tuần là hoàn toàn có thể, bởi phần lớn công việc đã làm xong trong các nhà máy và phần móng nhà được hoàn tất trước thời hạn. Một yếu tố nữa là Trung Quốc rất sẵn các lao động phổ thông với giá rẻ.

    Nhưng một căn nhà được xây nhanh không có nghĩa nó là căn nhà hoàn hảo. Zhang chỉ ra rằng trong cuộc đua về đích, nhiều công ty xây dựng Trung Quốc và không loại trừ là BSB, đã bỏ qua quá trình kiểm tra chất lượng gắt gao, vốn khiến nhiều công trình ở phương Tây phát triển chậm chạp trong nhiều năm.

    "Tốc độ kinh ngạc cũng có nghĩa rủi ro lớn kinh hoàng. Nhưng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết được những rủi ro đó nghiêm trọng tới đâu" - ông nói.

NHÀ KHUNG THÉP TIỀN CHẾ CÓ RẺ HƠN NHÀ BE TÔNG CỐT THÉP

GIẢI PHÁP KẾT CẤU NHÀ LẮP GHÉP BẰNG KHUNG THÉP VÀ SÀN DECK | Steel frame house structure

Nhà khung thép 2 tầng thực hiện trong 2 tuần

Lắp dựng nhà khung thép 3 tầng (chỉ với 3 ngày)