Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1600/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội đồng thẩm định nhà nước tại văn bản số 5681/BKHĐT-HĐTĐ ngày 20 tháng 7 năm 2016 về kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Bãi bỏ toàn bộ các văn bản trước đây trái với quy định tại Quyết định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc 
CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc 
TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;.
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Các Thành viên Ban Chỉ đạo;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg
CP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: 
Văn thư, KTN (3b). Thinh

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH

MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tưng Chính phủ)

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội Khóa XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28,0%; Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới;

Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, min là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đng bng sông Cửu Long: 16,6); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí;

Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã;

Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi của Chương trình: Các xã trên phạm vi cả nước.

2. Đối tượng của Chương trình:

a) Đối tượng thụ hưởng: Là người dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn nông thôn.

b) Đối tượng thực hiện:

Người dân và cộng đồng dân cư nông thôn;

Hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;

Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.

III. CÁC NỘI DUNG THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới:

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

b) Nội dung:

Nội dung 01: Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Nội dung số 02: Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền.

Nội dung số 03: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nội dung số 02.

Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nội dung số 01, 03.

2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

b) Nội dung:

Nội dung số 01 : Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã. Đến năm 2020, có ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông.

- Nội dung số 02: Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến năm 2020, có 77% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi.

Nội dung số 03: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện.

Nội dung số 04: Xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Hỗ trợ xây dựng trường mầm non cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non công lập. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học.

Nội dung số 05: Hoàn thiện hệ thống Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, bản. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa; 80% số xã có Trung tâm văn hóa, thể thao xã; 70% số thôn có Nhà văn hóa - Khu thể thao.

Nội dung số 06: Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu của người dân. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

Nội dung số 07: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, xã hải đảo, các xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đến năm 2020, có 90% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Nội dung số 08: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, trong đó thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 3.200 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 300 đài phát thanh, truyền hình cấp huyện và trạm phát lại phát thanh truyền hình; thiết lập mới trên 4.500 trạm truyền thanh thôn, bản xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo xa trung tâm xã. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn các nội dung khác của tiêu chí số 8 về Thông tin - Truyền thông.

- Nội dung số 09: Hoàn chỉnh các công trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Đến năm 2020, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; 100% Trường học (điểm chính) và trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện nội dung số 01.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nônthôn hướng dẫn thực hiện các nội dung số: 02, 09.

Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các nội dung số 03, 06.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nội dung số 04.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nội dung số 05.

Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện nội dung số 07.

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện nội dung số 08.

3. Phát trin sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.

b) Nội dung:

Nội dung số 01: Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Nội dung số 02: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2016-2020; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Nội dung số 03: Tiếp tục thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, trong đó chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động.

- Nội dung số 04: Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

- Nội dung số 05: Phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề.

- Nội dung số 06: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

+ Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề; phát triển chương trình đào tạo; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện, trung tâm dịch vụ việc làm - giáo dục nghề nghiệp thanh niên, các trường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường công lập ở những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước, giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn;

+ Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng;

+ Đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu lao động/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01, 02, 03, 05 và nhiệm vụ tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp thuộc nội dung 04.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và hướng dẫn thực hiện thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 thuộc nội dung số 04.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 06, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và chu trách nhiệm về tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

4. Giảm nghèo và an sinh xã hội

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1,0% - 1,5%/năm (riêng các huyện, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

b) Nội dung:

Nội dung 01: Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Nội dung 02: Thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn.

c) Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Phát triển giáo dục ở nông thôn.

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 về Giáo dục trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục.

b) Nội dung:

Nội dung số 01: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lp 1.

Nội dung số 02: Xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Đến năm 2020, độ tuổi 15-60: tỷ lệ biết chữ đạt 98% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn đạt 94%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 90%); độ tuổi 15-35: tỷ lệ biết chữ đạt 99% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hộkhó khăn đạt 96%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 92%). 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2.

- Nội dung số 03: Phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học trên 63/63 đơn vị cấp tỉnh, trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 3; huy động được 99,7% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5%. 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 99,5% đơn vị cấp xã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo quy định của Chính phủ.

Nội dung số 04: Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên 63/63 tỉnh, thành phố trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn.

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về Y tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về Y tế.

b) Nội dung: Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tiêu chí quc gia về nông thôn mới.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Bộ Y tế

7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn.

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về Văn hóa.

b) Nội dung:

Nội dung 01: Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em.

Nội dung 02: Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề.

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường; 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.

Nội dung số 02: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Nội dung số 03: Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hưng dẫn thực hiện các nội dung số 01 và 02 liên quan đến môi trường nông thôn. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến cải thiện vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, trạm y tế, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh. Bộ Xây dựng chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung cải tạo nghĩa trang.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 03.

9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao cht lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật.

b) Nội dung:

Nội dung 01: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (bình quân khoảng 100.000 lượt cán bộ/năm) theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

- Nội dung 02: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới theo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Nội dung số 03: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp.

Nội dung số 04: Các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Nội dung số 05: Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công.

Nội dung số 06: Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

Nội dung số 07: Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

Bộ Nội vụ chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01, 03, 05. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 04.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến thuộc Chương trình mục tiêu về Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 trong nội dung số 05.

Bộ Tư pháp chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 06.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 02.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 07.

10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh.

b) Nội dung:

Nội dung số 01: Đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn.

- Nội dung số 02: Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nhất là các xã vùng trọng điểm (biên giới, hải đảo) đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

Bộ Công an chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 01.

Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện nội dung số 02.

11. Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Phn đu có 70% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trong bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mi các cấp, 70% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới.

b) Nội dung:

Nội dung số 01: Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân, nhất là ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để hiểu đầy đủ hơn về nội dung, phương pháp, cách làm nông thôn mới.

Nội dung số 02: Ban hành Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp. Tăng cường tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp (nhất là cán bộ huyện, xã và thôn, bản, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại).

- Nội dung số 03: Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin.

Nội dung số 04: Truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01, 02, 03.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung số 04.

IV. DỰ KIẾN TỔNG MỨC VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020:

Tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó:

a) Ngân sách trung ương: 63.155,6 tỷ đồng;

b) Ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng.

Trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương đ có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi ngun vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.

2. Cơ cấu nguồn vốn:

a) Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm:

Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình: khoảng 24%.

Vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn: khoảng 6%.

b) Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại): khoảng 45%.

c) Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 15%.

d) Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%.

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới từ trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các Bộ, ngành đưa vào chương trình công tác hàng năm các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan.

2. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách.

Rà soát, hoàn thiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thể hiện đy đủ các nội dung của Chương trình, đồng thời phản ánh đặc thù của các địa phương.

Xây dựng, ban hành chính sách đối với các vùng đặc thù, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tiễn trong giai đoạn 2016-2020.

Rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, trong đó ưu tiên cho các vùng còn nhiều khó khăn.

Tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng nông thôn mới theo cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện Chương trình.

3. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình:

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Từ năm 2017, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.

Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua.

Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.

Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng.

Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

4. Cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện Chương trình.

a) Cơ chế phân bổ: Trung ương hỗ trợ cho các địa phương tổng mức vốn và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành cụ thể.

b) Cơ chế quản lý tài chính và giám sát việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực ở các cấp:

Hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên cơ sở Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Hệ thống TABMIS).

Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm tra việc phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình dựa trên kết quả, trong đó, phân công rõ trách nhiệm cụ thể của Bộ, ngành Trung ương, các cấp, các ngành ở địa phương để chủ trì, phối hợp thực hiện.

Thành lập bộ phận chuyên trách thuộc cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình ở các cấp.

5. Cơ chế hỗ trợ:

a) Hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước cho tất cả các xã để thực hiện: Công tác quy hoạch; tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thuộc phạm vi của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

b) Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã (theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ), hỗ trợ thực hiện Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ), kinh phí vận hành Quỹ xây dựng nông thôn mới.Đối với các xã thuộc các huyện nghèo trong Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% cho các nội dung nêu trên.

Đối với các xã còn lại: Căn cứ Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016- 2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tế của các địa phương và nhu cầu hỗ trợ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể.

c) Đối với vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác (do người dân trực tiếp làm ra) khi mua trực tiếp của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì giá cả phải phù hợp mặt bng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.

d) Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình các cấp ở địa phương được trích 1,0 - 1,5% nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình để hỗ trợ chi cho: Hoạt động kim tra, giám sát, đánh giá, tổ chức hp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập hun của Trung ương, tỉnh, huyện và trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp; tổ chức khảo sát, thm định xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới. y ban nhân dân tỉnh phân bổ cụ thể kinh phí cho Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương. Căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho cơ quan chỉ đạo Chương trình từ nguồn ngân sách địa phương.

đ) Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.

e) Kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Khoảng 6% vốn đầu tư xây dựng cơ bản của từng xã.

g) Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân địa phương xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện.

h) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và phân bổ kinh phí (bao gồm kinh phí hỗ trợ của ngân sách Trung ương và nguồn của ngân sách địa phương các cấp) để thực hiện các dự án, nội dung công việc theo quy định.

6. Cơ chế đầu tư:

a) Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xã (gọi tắt là Ban Quản lý xã) do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của y ban nhân dân xã.

b) Đối với các Dự án nhóm quy mô nhỏ thực hiện theo cơ chế đặc thù rút gọn theo quy định của Chính phủ.

Đối với các Dự án khác thực hiện theo các quy định hiện hành.

c) Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thực hiện theo 2 hình thức:

Lựa chọn theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng: Lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu;

Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu.

Khuyến khích thực hiện theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng.

d) Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu thực hiện giám sát các công trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư của cộng đồng.

7. Hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới.

a) Vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

b) Tranh thủ hỗ trợ vốn và vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác phát triển quốc tế để tăng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

8. Điều hành, quản lý Chương trình.

a) Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở:

Thành lập Ban chỉ đạo các cấp:

Ở Trung ương: Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cấp Trung ương do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp 02 Chương trình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.

+ Ở địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp 02 Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc và các sở, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.

Cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp: Thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ quy định đảm bảo tính chuyên nghiệp, đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

b) Cơ chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình: Thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2020 do Thủ tướng Chính phủ quy định.

VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (là Cơ quan chủ trì Chương trình):

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 5 năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Chủ trì xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện Chương trình hàng năm theo kế hoạch trung hạn 2016-2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp theo quy định;

Chủ trì xây dựng phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm, giai đoạn 5 năm để thực hiện Chương trình cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp;

Chủ trì xây dựng hướng dẫn các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016- 2020 và kế hoạch hàng năm sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình;

- Chủ trì xây dựng hệ thống đánh giá giám sát Chương trình và hướng dẫn các cơ quan thực hiện Chương trình quy trình đánh giá, giám sát Chương trình, hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách của Chương trình;

Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ngành và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ:

Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình;

Thẩm định và tổng hợp dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào kế hoạch 5 năm và kế hoạch hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

Chủ trì đề xuất phương án tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thêm nguồn lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2020 theo phê duyệt của Quốc hội và Chính phủ;

Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.

c) Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ:

Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp kinh phí chi sự nghiệp để đảm bảo hoạt động của Chương trình;

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Chủ trì xây dựng quy định về cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình;

Chủ trì thẩm định cơ chế vận hành và quản lý Quỹ xây dựng nông thôn mới các cấp, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt;

Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.

d) Các Bộ, cơ quan Trung ương được phân công chủ trì nội dung thành phần thuộc Chương trình:

Tổng hợp kết quả thực hiện; hướng dẫn xây dựng kế hoạch; tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 5 năm và hàng năm giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện đối với các nội dung thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan chủ trì Chương trình) tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;

Lập kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 5 năm và hằng năm để triển khai các hoạt động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dn thực hiện Chương trình, gửi cơ quan chủ trì Chương trình tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;

Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nội dung thành phần thuộc Chương trình được phân công chủ trì;

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì Chương trình, các Bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần Chương trình được phân công chủ trì theo quy định, gửi cơ quan chủ trì Chương trình tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương;

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao gửi về Chủ Chương trình để tổng hợp;

Xây dựng và hướng dẫn cơ chế huy động thêm nguồn lực để thực hiện các nội dung của các Bộ, ngành;

Ban hành hướng dẫn định mức đầu tư đối với các công trình cơ sở hạ tầng thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước được phân công;

- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra ở các địa phương được phân công; giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công;

Hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương thực hiện các tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo phân công.

đ) Các Bộ, cơ quan Trung ương tham gia thực hiện Chương trình:

Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương theo phân công của Trưng Ban Chỉ đạo;

Có trách nhiệm lồng ghép các Chương trình trình mục tiêu, dự án của từng Bộ, ngành với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

e) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình.

g) Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền phục vụ yêu cầu của Chương trình.

2. Trách nhiệm của các địa phương:

a) Ủy ban nhân dân tỉnh:

Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hng năm bao gm các nội dung: kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi Cơ quan chủ trì nội dung thành phn, cơ quan chủ trì Chương trình và các cơ quan liên quan theo quy định;

- Tổ chức triển khai; giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh;

Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;

Ban hanh cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh;

Kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy tham mưu, giúp việc các cấp thống nht, đng bộ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

Chỉ đạo rà soát và điều phi kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện trên địa bàn để phù hợp vi kế hoạch xây dựng nông thôn mới chung của tỉnh;

Quy hoạch và thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cu ngành nông nghiệp.

b) Cơ quan thường trực Chương trình ở cấp tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch vn, phân bổ vốn thực hiện Chương trình hàng năm theo kế hoạch trung hạn của tnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Trên cơ sở chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ và nguồn vốn ngân sách hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể cho các huyện, xã thực hiện trình Hội đồng nhân dân quyết định;

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình sử dụng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện Chương trình;

Tổng hợp kết quả phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình trên địa bàn tỉnh theo từng nội dung, lĩnh vực để báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

c) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn huyện;

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ đạo các xã rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới cấp xã phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện;

Chỉ đạo rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn để phù hợp với Kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện;

Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện (giao thông, thủy lợi, điện) đảm bảo kết nối đồng bộ với cơ sở hạ tầng của các xã trên địa bàn;

Chỉ đạo và phân công các phòng, ban cấp huyện trực tiếp hỗ trợ các xã để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

Quy hoạch và thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

3. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể: Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cực tham gia vào thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, bổ sung theo các nội dung mới phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

Hội nghị sơ kết chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2020

Chiều ngày 23/10, đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016 - 2020 chủ trì họp thống nhất các nội dung tổ chức hội nghị. Tới dự có đại diện Vụ phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các thành viên trong Ban Tổ chức.

Đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
Ảnh: BGP/Diệu Hoa

Theo kế hoạch, Hội nghị sơ kết Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ KH&CN và UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Sở KH&CN các tỉnh, thành phố và các đơn vị tham gia chương trình tổ chức nhằm đánh giá 5 năm thực hiện chương trình và định hướng tổ chức giai đoạn tiếp theo; trưng bày các sản phẩm KH&CN. Chương trình dự kiến tổ chức trong 02 ngày 12 - 13/11 tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Quảng trường 3/2, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Tại cuộc họp, các ý kiến đều nhất trí với kế hoạch; một số đại biểu góp ý Ban tổ chức cần cung cấp ấn phẩm gửi cho các đại biểu; mời đại biểu, các hộ dân tham gia trực tiếp làm dự án thuộc chương trình tới dự; bổ sung công tác phòng, chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm; các sở, ban, ngành thành lập tổ giúp việc.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động của chương trình phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, tạo ấn tượng tốt đẹp và sự lan tỏa trong cộng đồng. Thời gian và địa điểm tổ chức vẫn theo kế hoạch.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh giao Sở KH&CN phối hợp với các huyện chỉ đạo các gian hàng có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, nội dung hình thức đẹp, bắt mắt; hội trường cần chuẩn bị tốt, sạch, đẹp, bố trí phun khử khuẩn phòng chống dịch. Công an tỉnh có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ. Sở Y tế chuẩn bị phương án phòng dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thành phố Bắc Giang thống nhất phương án trang trí khánh tiết; tuyên truyền thông tin trên báo chí./.


Thu hút dòng vốn đầu tư vào tỉnh Bắc Giang

Cần xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh

Tạo mọi thông thoáng cho Doanh nghiệp phát triển

Cải cách thủ tục hành chính

Rút ngắn thời gian giải quyết

Có thư mời gọi các nhà đầu tư vào tỉnh Bắc Giang

Nâng cao cơ sở hạ tầng

Tạo mọi điều kiện như: Điện; đường; trường, cơ sở văn hoá du lịch

Kiêu gọi các đồng hương về đầu tư cho tỉnh Bắc Giang

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Chứng khoán đạt đỉnh, nhà đầu tư cá nhân lại ồ ạt mở tài khoản trong tháng 10

 

Số lượng nhà đầu tư mới gia nhập thị trường chứng khoán kể từ khi đại dịch Covid-19 đã gia tăng mạnh...

Ngày càng nhiều nhà đầu tư biết đến kênh chứng khoán

Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 10, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 36.451 tài khoản, tăng hơn 5.000 tài khoản so với tháng trước đó. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở mới tháng 10 xấp xỉ bằng tháng 4 hồi đại dịch Covid-19 nổ ra và VN-Index rơi xuống đáy tức gần 650 điểm.

Thống kê của VSD cho thấy, số lượng nhà đầu tư cá nhân mở mới trong tháng 10 là 36.346 và 105 tài khoản mở mới từ các tổ chức. 

Tính chung trong tháng 10, toàn thị trường có thêm 36.776 tài khoản chứng khoán được mở mới. 

Lũy kế tới hết tháng 10/2020, số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt 2,67 triệu tài khoản, tương đương 2,8% dân số Việt Nam. Đây cũng là mức tăng kỷ lục số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam. 

Chứng khoán đạt đỉnh, nhà đầu tư cá nhân lại ồ ạt mở tài khoản trong tháng 10 - Ảnh 1.

Số tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân theo tháng.

Theo Ðề án Cơ cấu lại Thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm 2020 - 2025, mục tiêu tới 2020 quy mô của thị trường chứng khoán đạt 100%GDP và 120% GDP vào năm 2025. Mục tiêu số lượng nhà đầu tư đạt 3% dân số vào 2020 và 5% vào năm 2025.

Nếu thị trường giữ được tốc độ gia tăng nhanh chóng của các tài khoản mới gia nhập sẽ sớm đạt được mục tiêu số lượng nhà đầu tư chứng khoán đạt 5% dân số năm 2025. 

Từ tháng 4 trở lại đây, xu hướng các nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán mới tăng vọt. Giới tài chính gọi những người gia nhập thị trường chứng khoán trong năm nay là những nhà đầu tư F0. Nhà đầu tư F0 cùng với dòng tiền mới ồ ạt vào thị trường đã đưa thanh khoản của VN-Index tăng mạnh, thường xuyên đạt 7.000 - 10.000 tỷ đồng. Điều đó khiến thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ, bất chấp đà bán ròng gần 10.000 tỷ đồng từ đầu năm tới nay của khối ngoại. 

Một thống kê của VSD cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài mở mới là 325, con số cao nhất kể từ đầu năm tới nay. 

Xét trong bối cảnh kinh tế thế giới còn u ám vì đại dịch Covid-19, Việt Nam là nước chống dịch thành công và kinh tế nhanh chóng phục hồi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3/2020 đạt 2,62% sau khi chỉ đạt 0,39% trong quý 2, so với mức 3,68% trong quý 1.

Mặc dù 2020 sẽ là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế kém nhất trong nhiều năm, Việt Nam thực ra lại là số ít các quốc gia có tăng trưởng GDP ở mức dương. Trong bối cảnh đại dịch, sự hồi phục của kinh tế Việt Nam cho thấy những tiến bộ đến từ nội lực.

Nhiều chuyên gia tài chính cũng đưa ra những nhận định tích cực về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm nay. Chiến lược gia trưởng Ruchir Sharma của Morgan Stanley thậm chí cho rằng Việt Nam có thể trở thành "kỳ tích châu Á" tiếp theo.

"Việc kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 cho phép Việt Nam nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh tế. Trong khi nhiều quốc gia đối mặt với sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 3%/năm. Đặc biệt, sự tăng trưởng đó được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm", Sharma nhận xét.

Về tốc độ phục hồi sau đại dịch, IMF dự báo GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 6,7%, tiếp tục nằm trong nhóm có tăng trưởng kinh tế cao nhất Đông Nam Á. Philippines được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất, đạt mức 7,4% vào năm 2021, dù suy giảm tới -8,3% trong năm nay. Thái Lan, Indonesia, Singapore có mức tăng trưởng lần lượt là 4%, 6,1% và 5% trong năm 2021.

Ồ ạt mở tài khoản chứng khoán làm giàu: Mục tiêu 5% dân số - Ảnh 1.

ÌM dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh năm 2021


Cử tri ủng hộ thành lập 2 thị trấn tỉnh Bắc Giang

Đề án thành lập thị trấn Phương Sơn, huyện Lục Nam và thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang được đa số cử tri ủng hộ.



UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, sau khi có chủ trương thành lập thị trấn Phương Sơn, huyện Lục Nam và thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa; cấp ủy, chính quyền huyện Lục Nam, huyện Hiệp Hòa và xã Phương Sơn, xã Bắc Lý đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ chủ trương của cấp trên về thành lập thị trấn và triển khai, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ: Huyện ủy, UBND huyện Lục Nam, Hiệp Hòa đã thành lập Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ thành viên phụ trách công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện ở hai xã. UBND xã Phương Sơn, xã Bắc Lý thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ từng thành viên phụ trách từng thôn, hoặc từng cụm dân cư để phổ biến, tuyên truyền chủ trương thành lập thị trấn. Nội dung tuyên truyền tập trung vào 2 nội dung sau:

Tổ chức tuyên truyền các văn bản của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến thành lập thị trấn Phương Sơn và thị trấn Bắc Lý tới cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân địa phương để tạo sự đồng thuận trong nhân dân về chủ trương thành lập hai thị trấn.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền đối với cử tri về sự cần thiết của việc thành lập thị trấn; phương án thành lập thị trấn; đối tượng, phạm vi của vấn đề lấy ý kiến cử tri; thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri; quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc lấy ý kiến.

Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh và huyện, xã Phương Sơn và xã Bắc Lý đã thành lập các tổ công tác lấy ý kiến (xã Phương Sơn thành lập 10 tổ công tác lấy ý kiến; xã Bắc Lý thành lập 11 tổ công tác lấy ý kiến) và tổ chức lấy ý kiến toàn thể cử tri về Đề án thành lập thị trấn Phương Sơn, thị trấn Bắc Lý trên cơ sở nguyên trạng diện tích, dân số của xã Phương Sơn và xã Bắc Lý.

Kết quả, tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, có 4.734/5.359 cử tri ủng hộ Đề án, đạt tỷ lệ 88,34%.

Tại xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, có 10.014/10.119 cử tri ủng hộ Đề án, đạt tỷ lệ 98,96%.

Mời bạn đọc xem toàn văn báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thị trấn Phương Sơn, huyện Lục Nam và thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang tại đây.

4 GIAI ĐOẠN TÂM LÝ CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH TRƯỞNG THÀNH

    Là con người, ai cũng mong muốn mình trưởng thành để sống một cuộc đời có ý nghĩa. Thế nhưng, điều gì khiến cho rất nhiều người ở ngoài kia mãi không thể thực hiện được ước mơ của mình? Rất có thể là bởi vì họ không vượt qua được chặng đường đầu trong các giai đoạn tâm lý cần thiết để trưởng thành. Sau đây là 4 giai đoạn mà hầu như ai cũng cần vượt qua:
Giai đoạn 1: VÒNG TRÒN THOẢI MÁI
    Con người ta ai cũng có một vòng tròn tâm lý gọi là vòng tròn thoải mái, tức vùng thoải mái (comfort-zone). Ở trong vòng tròn này, họ sẽ cảm thấy:
- Cảm giác an toàn
- Nắm quyền kiểm soát
    Một ví dụ thật dễ hình dung đó là khi bạn xuất hiện ở một đám đông xa lạ. Ngay cả khi bạn là một người hoạt ngôn, rất có thể khoảng thời gian đầu là lúc bạn tĩnh lặng, quan sát đám đông trước khi hòa nhập vào tập thể. Bởi lẽ, khi ấy bạn chưa thực sự cảm thấy có được cảm giác an toàn cũng như nắm quyền kiểm soát mọi thứ xung quanh. Đây cũng là lý do tâm lý khiến vì sao khi gặp người lạ hoặc đứng trước đám đông, cảm xúc đầu tiên của chúng ta thoáng qua lúc đầu sẽ là một chút hồi hộp, thậm chí có người là hơi lo lắng, sợ hãi. Chỉ khi chúng ta có cảm giác an toàn và nắm được quyền kiểm soát mọi thứ một cách chủ động, khi ấy chúng ta mới thực sự thoải mái.
    Như vậy trong cuộc sống mỗi chúng ta đều có vòng tròn thoải mái của riêng mình, tức những điều họ vốn dĩ đã quen thuộc. Những mối quan hệ đã thân quen, những công việc đã thành thạo, những trải nghiệm đã biết. Vòng tròn thoải mái có điểm mạnh là giúp họ an toàn và kiểm soát mọi thứ xung quanh, thế nhưng như một con dao hai lưỡi thì vòng tròn thoải mái chính là một cái bẫy tâm lý.
Bạn có biết lý do khiến rất nhiều người không bao giờ có thể thành công là bởi vì họ chấp nhận sống với cuộc sống hiện tại của họ ngay cả khi nó chưa phải là tốt nhất. Về mặt lý trí, có thể họ muốn có một công việc tốt hơn, muốn học hỏi thêm một điều gì đó mới mẻ, muốn có mối quan hệ tốt hơn, muốn thay đổi tình trạng sức khỏe của mình,… nhưng lý do khiến họ không làm được là bởi vì họ không sẵn sàng, hoặc ngại bước ra khỏi vòng tròn thoải mái của mình.     Nhiều người muốn công việc tốt hơn, kiếm thu nhập nhiều hơn nhưng lại ngại phải ra ngoài lăn lộn, ngại khó, và sợ rủi ro. Nhiều người muốn sức khỏe tốt hơn, nhưng lại lười đi tập gym, lười phải sinh hoạt đầy đủ chế độ, bởi vì họ vốn đang thoải mái với những gì mình đang làm.
    Thế nhưng, nếu bạn muốn có được những gì bạn chưa từng có, bạn phải dám làm những việc bạn chưa từng làm. Để bước ra khỏi vòng tròn thoải mái, bạn phải thực sự quyết tâm và dám cho phép mình được bứt phá. Việc bước ra khỏi vòng tròn thoải mái là một điều không hề đơn giản bởi ngay sau khi bước ra vòng tròn thoải mái, bạn sẽ gặp vòng tròn thứ hai.
Giai đoạn 2: VÒNG TRÒN SỢ HÃI
    Khi bạn quyết tâm thử thách mình làm những điều mình không hề thoải mái, bạn sẽ phải đối mặt với vòng tròn sợ hãi mang những đặc điểm:
- Thiếu tự tin
- Viện cớ lý do
- Bị tác động bởi nhiều quan điểm khác
Những điều này một cách trực tiếp hay gián tiếp, nó đều ảnh hưởng đến ý chí và quyết tâm của bạn, làm cho bạn sợ hãi.
Chẳng hạn bạn muốn luyện nói tiếng Anh, bạn biết rằng một trong những cách tốt nhất là đi gặp và nói chuyện với người nước ngoài. Nhưng khi ý nghĩ ấy xuất hiện, bạn lại cảm thấy có chút gì đó không tự tin cho lắm. Hoặc bạn đang độc thân và muốn kết nối hẹn hò với một người khác giới. Dẫu vậy nhưng khi ý tưởng cần thực hiện thì bạn lại không đủ tự tin để gọi điện hẹn hò một người.
Khi ở trong vòng tròn sợ hãi, chúng ta có rất nhiều lý do để trì hoãn. Bạn biết rằng nếu muốn giảm cân hoặc tăng cân, bạn phải ăn ngủ sinh hoạt điều độ. Buổi sáng phải dậy sớm tập gym, ngay cả khi đó là trời mưa giá lạnh. Bạn cũng phải kiềm chế ăn uống (nếu bạn giảm cân). Nhưng khi thói quen (của vòng tròn thoải mái) xuất hiện, chẳng hạn ngủ nướng, bạn lại viện cớ rằng thôi tập luyện mệt lắm, mình chỉ nghỉ ngơi nốt hôm nay thôi. Hoặc bạn đang định kỷ luật bản thân nói không với việc ăn uống quá đà, trong đầu bạn lại thầm nhủ “Thôi để mai mình kỷ luật bản thân sau”. Thế rồi hệ quả là chẳng bao giờ bạn làm được.
Một đặc điểm cuối cùng đó chính là khi bạn ở trong vòng tròn sợ hãi, bạn bị lung lay ý chí bởi nhiều quan điểm khác. Chẳng hạn, khi bạn từ bỏ công việc làm thuê để bước ra khởi nghiệp. Rất có thể sẽ có nhiều người nói rằng bạn không làm được đâu, việc này khó lắm, hoặc thôi vất vả làm gì. Hay như sau vài lần thất bại, bạn bắt đầu cảm thấy lung lay và khi ấy ý nghĩ từ bỏ chợt xuất hiện.
Thất đáng tiếc nếu như một khi bạn đã quyết tâm bước ra khỏi vòng tròn thoải mái nhưng lại dừng lại ở vòng tròn sợ hãi.
Giai đoạn 3: VÒNG TRÒN BÀI HỌC
Ở giai đoạn này, bạn sẽ thấy 3 điều sau:
- Phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn
- Tiếp thu thêm kỹ năng mới
- Vòng tròn thoải mái được mở rộng
    Chắc chắn rằng nếu bạn quyết tâm vượt qua nỗi sợ của mình, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn. Sẽ có những lúc bạn mất tinh thần, sẽ có lúc bạn mất ý chí, sẽ có lúc bạn gặp thất bại. Nhưng sau tất cả, bạn sẽ nhận ra rằng chính trong quá trình ấy, bạn học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới mà bạn chưa từng được học. Và rồi hệ quả đó chính là vòng tròn thoải mái của bạn đã được mở rộng từ lúc nào mà bạn không hay.
    Chẳng hạn như, bạn quyết tâm rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, một điều mà trước giờ bạn đều không dám làm. Thế rồi, bạn phải “lê lết” vượt qua vòng tròn sợ hãi, đã từng nhiều lần định lên nói trước đám đông rồi lại viện cớ, trì hoãn. Thế rồi sau nhiều lần đấu tranh tư tưởng, bạn cũng dám đối mặt với thử thách là đứng nói trước đám đông. Nhưng cuộc đời không như là mơ, sự thật không như những gì bạn mường tượng.
    Rất có thể lần đầu tiên nói trước đám đông là một kỷ niệm đáng quên của bạn. Có thể bởi vì khi xuất hiện, tự nhiên chân tay bạn run lẩy bẩy, đầu óc quay cuồng quên kiến thức, miệng bạn bỗng nhiên nói lắp bắp, và bạn vô tình trở thành “chú hề” trên sân khấu. Dĩ nhiên, có nhiều bạn trong thực tế không gặp phải tình huống thê thảm như những chia sẻ ở trên, nhưng nếu chuyện đó là sự thật thì ý nghĩa thực sự là gì? Chắc chắn bạn sẽ học hỏi được hàng tá kinh nghiệm. Chắc chắn bạn cũng sẽ phân tích được hàng tá bài học. Chúng ta chắc chắn luôn luôn ghi nhớ rất sâu sắc bài học từ những thất bại và những trải nghiệm khó quên. Bởi lẽ “đòn đau thì nhớ đời”, bạn sao có thể dễ dàng quên được.
Sau tất cả, bạn có nhận ra rằng nếu như lần sau tiếp tục đối mặt với thử thách ấy, bạn sẽ không còn sợ hãi như lần đầu tiên nữa không. Chắc chắn rồi, bởi vì bạn đã có nhiều bài học kinh nghiệm hơn, cũng như bạn đã có sự chuẩn bị tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc vòng tròn thoải mái của bạn đã được mở rộng. Cho nên, những gì bạn chưa trải qua có thể khiến bạn sợ. Nhưng một khi quyết tâm để vượt qua, bạn sẽ thấy nó vốn dĩ không đáng sợ như mình nghĩ.
Giai đoạn 4: VÒNG TRÒN TRƯỞNG THÀNH
Không một ai học được bài học mà lại không thể trưởng thành. Như câu thơ nổi tiếng một thời của nhà thơ Tố Hữu “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại – Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Cho nên, sau giai đoạn học hỏi chính là giai đoạn trưởng thành. Niềm hạnh phúc sẽ đến với bạn khi đây là giai đoạn mà bạn được:
- Sống với ước mơ của mình
- Dám đặt ra những mục tiêu mới
- Có thể chinh phục được những thử thách
    Các nhà tâm lý từng đưa ra một kết luận kinh điển về sự hối tiếc của con người trong thời điểm trước khi họ qua đời. Hóa ra điều con người ta hối hận nhất không phải những sai lầm hay thất bại họ đã gặp phải, mà chính là những ước mơ họ chưa bao giờ dám làm.
    Có nhiều người từng đặt ra cho mình mục tiêu sẽ viết một cuốn sách, nhưng rồi cả đời họ chỉ viết được một vài trang sách rồi dừng lại. Họ không vượt qua nổi vòng tròn sợ hãi, sợ sự phán xét của người đời, sợ rằng sách mình không đủ hay để người khác đọc, không đủ tự tin vào năng lực của mình. Cũng có thể họ không vượt qua được thử thách đó là một cuốn sách muốn chất lượng phải được đầu tư công phu, phải có sự độc đáo để cạnh tranh với thị trường. Thế nhưng, ngay cả những tác giả sách nổi tiếng nhất, họ không phải tự nhiên một ngày nổi tiếng và sở hữu những đầu sách bán chạy. Hơn ai hết bạn chắc cũng hiểu rằng, họ cũng từng phải đối mặt với khoảnh khắc khó khăn trong đời, đó là quyết định vượt qua vòng tròn thoải mái.
    Trước khi kết thúc bài viết này, có một điều mà mỗi chúng ta nên suy ngẫm, thực sự suy ngẫm!

Phát huy nguồn lực quản lý

Các nguồn lực cần sự gắn kết lại

Muốn phát huy nguồn tránh việc chờ đợi trong quá trình trong cuộc sống.

Hãy xem tất cả quá trình có thể phải có dịch vụ


Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Cách để Kiếm tiền nhanh mà không phải đi mượn

    Trong tình huống khẩn cấp, kiếm tiền dùng ngay là nhiệm vụ thật khó khăn. Ngày càng ít người duy trì một công việc ổn định và tài khoản tiết kiệm nhằm dự phòng cho những thời điểm khó khăn hay tình huống không lường trước. May mắn thay, vẫn có cách để bạn kiếm được lượng tiền cần thiết một cách nhanh chóng.
    Quảng cáo dịch vụ của bạn. Xây dựng trang web riêng hoặc đăng trực tuyến trên những trang như Craigslist.
Trong mẫu quảng cáo, hãy đề cập một cách cụ thể loại công việc mà bạn có thể làm (sửa chữa nhà cửa, sửa ống nước, điện, làm vườn, lau dọn, v.v.), chi phí và thời gian nhận việc.
Cung cấp nhiều phương thức liên lạc. Nếu có thể liên lạc qua email lẫn điện thoại, có lẽ khả năng được thuê của bạn sẽ cao hơn.
Xây dựng cơ sở khách hàng tiềm năng. Đầu tiên, hãy trao đổi với hàng xóm và bạn bè thân cận trước.
    Nói với họ rằng bạn cần tiền và sẵn lòng làm việc nhà cũng như công việc vườn tược nhẹ nhàng trong khu vực.
Cũng đừng quên nhờ họ nói lại và đề xuất dịch vụ của bạn với bạn bè và hàng xóm của họ.
Rất có thể hàng xóm và bạn bè rốt cuộc sẽ trở thành những khách hàng đầu tiên của bạn. Hãy chắc là bạn đã nhờ họ loan truyền về dịch vụ tốt mà bạn đã cung cấp khi xong việc.    
    Tính phí phải chăng. Lý do chính khiến ai đó có thể cân nhắc thuê bạn thay vì sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp chính là giá cả - chi phí thuê bạn rẻ hơn rất nhiều.
Yêu cầu lượng tiền nhỏ nằm trong phạm vi chấp nhận của bạn thay vì số tiền lớn.
Một cách tốt để ước tính tiền công là định mức phí theo giờ thấp, chẳng hạn như 160 hay 200 nghìn đồng. Đồng thời, hãy làm tròn thời lượng làm việc theo nửa giờ. Nghĩa là, nếu làm trong 6 giờ 33 phút, hãy chỉ tính công cho 6 giờ 30 phút. Nhờ đó, mọi thứ sẽ đơn giản hơn.
    Hành động một cách chuyên nghiệp. Mặc đồ lao động và mỉm cười khi mọi người mở cửa. Bắt tay khi giới thiệu bản thân. Nhìn vào mắt đối phương khi nói.
Hãy chắc là bạn đã diễn tả chính xác loại dịch vụ mà mình cung cấp: bảo trì căn hộ nhỏ, làm vườn, lau dọn, v.v.
Sẵn lòng làm việc vào buổi tối và cuối tuần.
Trả lời điện thoại và yêu cầu làm việc nhanh chóng và đúng hẹn.
    Mang theo thiết bị của bạn. Nếu có thể, hãy đem theo thiết bị chuyên dụng, chẳng hạn như hộp dụng cụ sửa chữa nhà hay cào dùng để cào lá và cỏ.
Bạn có thể để những thứ nặng hơn như thang và máy xén cỏ ở nhà nhưng đừng quên đề cập đến việc bản thân bạn cũng có các công cụ đó.
    Nếu không có đồ nghề để hoàn thành, bạn không nên nhận việc.
Nghĩ về những kỹ năng mà bạn có. Bạn có thể tìm vị trí ngắn hạn sẽ dễ dàng hơn với một vài kỹ năng nhất định.
    Làm sổ sách và kế toán thường là những vị trí thời vụ hay ngắn hạn. Nếu có kỹ năng làm sổ sách, bạn thường có thể tìm vị trí ngắn hạn với mức chi trả tốt.
Phòng nhân sự và khối văn phòng thường tìm nhân viên bán thời gian khi khối lượng công việc bàn giấy hay sổ sách gia tăng.
Nếu có kỹ năng công nghệ, bạn có thể được một số công ty hay website thuê theo những hợp đồng ngắn hạn.
    Kiểm tra danh sách việc làm ngắn hạn ở địa phương. Thị trường việc làm trực tuyến Craigslist có danh mục “Khác” (ETC) dưới đầu mục     Việc làm cũng thường có tin quảng cáo việc làm thời vụ và ngắn hạn. Hãy kiểm tra vị trí nằm trong khả năng và nghĩ về những gì mà bạn có thể làm.
    Nhận việc tương tự như nhân viên giơ biển. Mọi loại hình kinh doanh đều cần người đứng ở bên ngoài từ 8 đến 10 giờ một ngày và giơ biển báo lớn trước những người qua đường. Đặc biệt, bãi xe đã qua sử dụng, cửa hàng cho vay ngắn hạn và gian hàng nội thất thường dùng kỹ thuật quảng cáo này và trả tiền cho nhân viên vào cuối ngày làm việc.
    Phụ việc trong các sự kiện. Lướt qua danh sách cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, những người cần giúp thiết lập, chạy và chia nhỏ gian hàng cho các sự kiện địa phương, chẳng hạn như chợ nông sản hay hội chợ đường phố. Những việc này thường bắt đầu từ sáng sớm và thanh toán trong ngày. Hãy sẵn sàng cho bất cứ việc gì, từ xây dựng đến vận hành một gian hàng.
    Tham gia các chương trình nghiên cứu hoặc điều tra. Dù không phải là cách đáng tin cậy để có thể kiếm được nhiều tiền, nhưng nếu hiện tại bạn chỉ thiếu một ít thì nó có thể làm nên sự khác biệt. Tìm kiếm trên Google sẽ giúp bạn tìm được một vài bảng điều tra trực tuyến.
Hãy chắc là bạn đáp ứng yêu cầu trước khi nộp. Ví dụ, bạn sẽ không muốn ứng tuyển cho nghiên cứu tìm hiểu về tác động của thuốc lá khi mà bản thân không phải là người hút thuốc.
    Nộp trực tiếp nhằm đẩy nhanh tiến trình. Với một số chương trình điều tra, có thể bạn cần có mặt và thực hiện bảng điều tra được trả phí lúc này hay lúc khác. Nghiên cứu thường kéo dài lâu hơn nhưng có thể sẽ chi trả trước thời điểm kết thúc.
    Đăng ký trung tâm dịch vụ việc làm tạm thời. Những trung tâm này thu xếp công việc hàng ngày cho hàng nghìn nhân công. Nếu có kỹ năng chuyên môn hoặc kinh nghiệm từ trước về một lĩnh vực nhất định, có thể bạn sẽ là một nhân viên thời vụ rất may mắn. Một số mẹo có thể giúp bạn bắt đầu với một trung tâm dịch vụ việc làm:
Ghé thăm trung tâm. Nói rằng bạn muốn làm việc và tuân thủ chỉ dẫn từ họ. Thông thường, bạn cần điền vào đơn ứng tuyển và tham gia phỏng vấn, trình bày lịch sử làm việc và trình độ chuyên môn của bản thân.
    Mang theo sơ yếu lý lịch. Nhờ đó, trung tâm dịch vụ việc làm tạm thời sẽ có thể xác định loại hình công việc mà bạn đáp ứng yêu cầu.
Ăn mặc phù hợp với môi trường văn phòng. Cách ăn mặc chuyên nghiệp thể hiện rằng bạn mong muốn thành công và sẽ phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Gặp gỡ chuyên viên phụ trách bạn. Họ là người sẽ tìm việc cho bạn mỗi ngày. Hãy cố trở nên dễ chịu và hòa thuận với chuyên viên phụ trách: có thể điều đó sẽ giúp bạn nắm bắt thêm một vài cơ hội.
Nhận bất kỳ công việc nào được đưa ra. Trung tâm dịch vụ không thể tạo nên phép màu, họ không thể ngày nào cũng tìm được việc cho mọi nhân viên thời vụ. Nếu chuyên viên phụ trách tìm được việc nằm trong khả năng và giao cho bạn, hãy nhận ngay.
Đôi khi, vị trí thời vụ trong một hợp đồng dài hạn có thể được thuê như một nhân viên thường trực, vì vậy, hãy luôn coi đó là công việc “thực sự”.
Cân nhắc bán xe. Đây không phải là bước đi thực tế với nhiều người. Thế nhưng, nếu đủ may mắn để sống ở nơi mà xe là không thật sự cần thiết cho việc đi làm hay đến cửa hàng tạp hóa thì bạn đang ngồi trên một đống tiền lớn đấy. Một số bước hữu ích sẽ giúp bạn hoàn tất quá trình này:
Thu thập thông tin về xe. Tìm tên và số đăng ký, hóa đơn và sổ bảo trì cũng như lịch sử xe. Đồng thời, bạn cũng cần nắm rõ những tính năng tích hợp trên xe của bạn (Đầu CD, điều khiển ghế ngồi, v.v.).
Giữ hóa đơn và ghi chép thường xuyên cho các khoản xăng dầu và bảo trì định kỳ để cho thấy xe được chăm sóc cẩn thận, và điều này có thể giúp bạn bán với giá tốt.
Định giá xe. Để tìm giá phù hợp, bạn có thể tìm giá xe với Kelly Blue Book (xe hơi) hoặc tìm ở những mục chuyên biệt trên báo nhằm so sánh mức giá bán của những chiếc xe tương tự.
Quảng cáo trực tuyến và đăng tin trên báo. Trong đó, hãy ghi rõ mẫu và năm sản xuất, tính năng, tình trạng thực tế (nếu cần sửa chữa, hãy thành thật), mức giá yêu cầu và loại hình thanh toán mà bạn chấp nhận. Bao gồm thật nhiều hình ảnh và phương thức liên lạc.

Bán hàng tại nhà. Quảng cáo miễn phí trên Craigslist hay đăng tin với chi phí thấp từ báo địa phương. Làm sạch và sắp xếp mọi thứ định bán, đặt chúng trước nhà hay căn hộ vào buổi sáng ngày bán hàng.
Phương pháp này hiệu quả nhất với những người chưa từng bán gì để kiếm số tiền đang cần và vẫn còn rất nhiều đồ để bán. Mọi người thường hứng thú hơn với những đợt bán lớn tại nhà.
Định giá mọi thứ hơi cao hơn một chút nhưng sẵn lòng giảm giá. Nếu còn ở tình trạng tốt, hầu hết món hàng tại nhà sẽ được bán một cách hợp lý với mức giá bằng từ 1/3 đến 1/2 giá gốc.
Giữ mức giá là bội số của 5.000 đồng để đơn giản trong việc nhận thanh toán và thối tiền.
Để kiếm được số tiền còn thiếu, bạn hãy cố đưa ra một số mục hàng lớn hơn, chẳng hạn như nội thất hay máy tập thể dục – những mục hàng có thể giúp bạn bán được nhiều tiền. Đặt chúng ở cuối sân để thu hút người mua.
Nhiều vùng lân cận tổ chức ngày bán hàng tại nhà kết hợp. Bán tại nhà trong đợt này sẽ là ý kiến không tồi bởi nó sẽ thu hút nhiều người mua tiềm năng.



3
Bán đồ qua mạng. Nếu cần thu lời nhanh, có hai cách cơ bản là thông qua Craigslist và eBay.
Trên Craigslist, đăng mục hàng cần bán ở nơi thích hợp. Đừng quên đăng hình nếu có thể, mọi người thường không quan tâm đến danh sách hàng không đi kèm hình ảnh.
Dùng từ “bán đúng giá” (firm) nếu từ chối trả giá, “còn thương lượng” (OBO) để thể hiện rằng có thể, bạn sẵn lòng giảm giá đôi chút.
Trên eBay, bạn có thể đặt nhiều lựa chọn mua bán và thời gian khác nhau với mức phí đi kèm.
Nếu chọn bán và cố định mức giá với tùy chọn Mua Ngay (Buy It Now), bên cạnh một phần trăm giá bán, bạn sẽ phải trả khoảng vài chục nghìn phí cố định. Mua Ngay cho phép bạn kiểm soát giá bán.
Nếu chọn bán sản phẩm dưới hình thức đấu giá, hãy chọn thời gian có đấu giá. Tối chủ nhật được coi là tối thu được lợi nhuận cao nhất trong tuần cho hình thức đấu giá được mở bởi những người bán thường xuyên trên eBay.



4
Bán cho dịch vụ cầm đồ. Môi giới cầm đồ là những người trả tiền cho bất kỳ thứ gì bạn có, hàng có thể dùng nhiều lần và không dễ hỏng. Họ thường trả rất thấp và không thương lượng.
Đưa đồ đến tiệm cầm đồ. Hầu hết tiệm cầm đồ đều mở cửa trong thời gian ngắn vì lý do an ninh. Do đó, hãy đi trước 4 giờ chiều để chắc là bạn có thể vào được.
Quyết định chấp nhận hay không với mức giá được đưa ra. Hãy lường trước việc chỉ thu được 1 triệu 2 cho chiếc xe đạp trị giá 10 triệu và tương tự. Trong hầu hết trường hợp, bạn chỉ nên ghé tiệm cầm đồ khi thật sự cần tiền ngay lập tức và không còn lựa chọn nào khác bởi tại đây, bạn sẽ không có được giá tốt cho món hàng của mình.



5
Bán lại cho các nhà sưu tầm. Thị trường của các nhà sưu tầm dành cho bất kỳ thứ gì có dấu ấn văn hóa đi kèm, từ bát dĩa kỷ niệm đến trò chơi điện tử và những món đồ chơi cũ. Nếu có kiến thức, bạn có thể nhanh chóng kiếm được nhiều bằng cách tìm mua hàng với giá rẻ và bán lại cho các nhà sưu tầm để kiếm lời.
Chuyên môn hóa với một chủ đề sưu tầm nhất định. Bạn có thể chuyên về đồ chơi cổ hoặc hàng thủy tinh chuyên dụng. Hãy bắt đầu bằng cách xem xét những bộ sưu tầm mà bạn có và phát triển lên từ đó.
Biết về mặt hàng của bạn. Tiến hành nghiên cứu để nắm được một sản phẩm ở tình trạng tốt sẽ trông như thế nào và giá trị ra sao. Biết thế nào là sản phẩm tầm thường và đâu là món đồ cực hiếm. Những món hàng hiếm thường có giá tốt hơn.
Ghé thăm những nơi bán hàng giá rẻ. Đợt bán hàng tại nhà hoặc cửa hàng giá rẻ là người bạn tốt của người mua đi bán lại hàng sưu tầm.
Dùng nguồn tin từ máy tính. Website chuyên về sưu tầm có thể giúp bạn nắm bắt được đồ vật gì đang được bán trong khu vực.
Bán hàng trực tuyến. Thông thường, bạn sẽ thu được mức giá cao hơn khi bán qua mạng thay vì bán cho nhà sưu tầm địa phương, hơn nữa việc này còn có thể giúp bạn mở rộng cơ sở khách hàng.
Làm quen với thương nhân và những người trong ngành. Họ có thể là những mối liên hệ tuyệt vời, giúp bạn quảng bá món hàng và làm quen với các nhà buôn – những người có thể giúp bạn bán hàng.
Phương pháp 4 Dùng các cách không chính thống



1
Biểu diễn trên đường phố. Biểu diễn nơi công cộng là nghệ thuật trình diễn âm nhạc đường phố, nếu bạn đủ may mắn để sở hữu một nhạc cụ riêng và đủ tài năng. Người biểu diễn xuất sắc ở góc đường đông đúc có thể kiếm được số tiền kha khá chỉ trong một đến hai giờ trình diễn. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:
Xin phép. Một số thành phố và cộng đồng có quy định yêu cầu giấy phép hoặc đóng phí để được trình diễn trên đường phố.
Chọn vị trí tốt. Tránh khu vực đã có những nghệ sĩ đường phố khác trình diễn, đồng thời vẫn đảm bảo có đông người qua lại. Hãy bắt đầu với những khu phố tấp nập ở vị trí an toàn.
Chọn tiết mục một cách cẩn thận. Thời gian phù hợp của biểu diễn đường phố là mùa nghỉ lễ. Jazz và âm nhạc đại chúng cũng là những lựa chọn tốt.
Hãy lịch sự với khán giả của bạn. Ấm áp và thân thiện với bất kỳ ai băng ngang qua lối đi của bạn. Mỉm cười và gật đầu mỗi khi bạn có thể giao tiếp bằng ánh mắt với ai đó.



2
Thu gom phế liệu. Sắt, thép và đặc biệt là đồng có thể bán ký cho các vựa phế liệu. Để kiếm được đáng kể, bạn cần một lượng phế liệu tương đối. Do đó, hãy chắc là xe bạn đủ chỗ chở chúng.
Tìm ống và đồ vật bằng kim loại ở những khu đất trống và tòa nhà bỏ hoang. Thùng rác ngoài văn phòng và công ty công nghệ có thể chứa vô số dây điện hay những thành phần khác, những thứ có thể đem bán đồng nát.
Hãy thật cẩn thận khi thu gom phế liệu. Mang găng dày, đi cùng ai đó và đừng đi tìm vào đêm.
Đừng trộm hay tháo kim loại từ bất kỳ vật gì vẫn còn đang được sử dụng.
Tìm kiếm ở vùng lân cận vào buổi sáng, trước giờ thu gom rác. Thường thì bạn có thể tìm được những món hàng để bán đồng nát hay sửa chữa được và bán lại như đồ cũ.



3
Săn đá. Hầu hết khu vực đều có sách hướng dẫn du lịch giới thiệu về những loại đá giá trị có thể tìm thấy trong vùng. Hóa thạch, tinh hốc và đá bán quý đều hiện hữu rộng rãi ở một số khu vực. Dù vậy, hãy nhớ rằng có thể sưu tầm được một bộ đá sẽ tốn nhiều thời gian, và đây có thể không phải là giải pháp nhanh chóng cho vấn đề tài chính của bạn.
Học cách phân loại đá quý. Nếu bạn săn lùng đá bán quý, nhớ rằng màu sắc và kích cỡ có thể là điều kiến chúng trở nên vô cùng giá trị.
Mang theo xẻng hay mai, găng tay, mũ và xô hay thùng. Thông thường, để tìm được đá và hóa thạch chất lượng hơn, bạn cần đào sâu hơn. Hãy chắc rằng đó là hành động hợp pháp – phần lớn những nơi được đánh dấu trong sách hướng dẫn du lịch sẽ cho phép đều đó.
Cẩn thận tránh xa tài sản riêng, bao gồm quyền khai thác mỏ.
Bán món đồ kiếm được cho cửa hàng chuyên biệt. Thường thì họ sẽ không trả nhiều nhưng bán đá thô qua mạng là gần như bất khả thi.



Bán chai nhựa để kiếm tiền. Bạn có thể thu gom chai nhựa từ đồ tái chế được của người khác và bán chúng để thu tiền.
Bạn sẽ phải thu gom kha khá trước khi có thể thu lời, vì vậy hãy sẵn sàng cho việc dành nhiều công sức cho cách này.
Bạn cũng sẽ phải tìm người mua phế liệu lớn, những người sẽ mua chai nhựa với khối lượng lớn. Phép tìm đơn giản với Google sẽ giúp bạn tìm được công ty mà bạn có thể làm việc cùng.



5
Bán tóc. Dù tin hay không thì vẫn luôn tồn tại thị trường dành cho tóc của bạn. Nếu có một mái tóc dài "trinh nguyên" (không uốn, nhuộm), bạn có thể kiếm được kha khá nhờ nó.
Tóc là sản phẩm tự nhiên của những gì được dung nạp vào cơ thể. Do đó, nếu ăn uống lành mạnh và không hút thuốc, bạn có thể bán tóc với mức giá cao.
Tồn tại công cụ trực tuyến giúp bạn tính toán giá trị mái tóc của mình.

Cảnh báo

Đừng trộm cắp, tống tiền hay giả mạo để có tiền. Nếu nghĩ rằng khánh kiệt đã là tệ hại, hãy chờ đến khi thật sự rơi vào cùng cực và phải hầu tòa vì phạm tội để biết thế nào là rắc rối.
Có thể bạn sẽ phải đóng thuế thu nhập hoặc những loại thuế khác đánh trên lượng tiền kiếm được, đặc biệt là khi làm hai hay thậm chí là ba việc. Đừng rơi vào cái bẫy nhận tiền mặt nhiều hơn lượng cho phép theo pháp luật, bởi khi bị truy thu thuế, tình hình tài chính của bạn sẽ không được cải thiện trong ngắn hay dài hạn.
Đừng đánh bạc khi cần tiền. Trong tình huống tốt nhất, tỉ lệ là cân bằng (và nó chỉ tồn tại ở cược súc sắc). Nhìn chung, trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ thua. Luôn có lý do khiến xổ số được gọi là “thuế ngu”.

Cách kiếm tiền nhanh nhất trong 1 NGÀY, Làm gì để kiếm tiền bây giờ?

Thật ra, bất cứ công việc kinh doanh ngành nghề nào cũng cần có thời gian chuẩn bị, tìm hiểu, nắm bắt kiến thức mới có thể cho ra những đề án, ý tưởng tốt để bắt đầu thực hiện kinh doanh kiếm ra thu nhập cao. Tuy nhiên, đối với một số công việc đơn giản chủ yếu bỏ công sức thì bạn có thể tiến hành làm ngay trong 1 ngày là có tiền lời liền tay. Vậy làm cách kiếm nào tiền nhanh nhất trong 1 NGÀY, Làm gì để kiếm tiền bây giờ?

Khoảng thời gian 1 ngày – có thể nói đó là thời gian dài 24h, nếu bạn là người thông minh, siêng năng, cần cù lao động thì dễ dàng kiếm một công việc phù hợp để làm có tiền “tươi” trong ngày liền ngay. Nhưng, không phải bạn nào cũng lanh tay lẹ mắt tìm ra việc cho mình. 

5 Cách Kiếm Tiền Đơn Giản Cho Học Sinh, Sinh Viên

Học sinh, sinh viên làm thêm kiếm tiền? Tại sao không? Đôi khi với “máu làm giàu” của mình, họ còn kiếm ra rất nhiều tiền là đằng khác.

Làm ra tiền và giảm sự phụ thuộc vào gia đình là bước đầu chứng tỏ sự trưởng thành của các bạn học sinh, sinh viên. Những đồng tiền đầu tiên làm ra cũng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm và là hành trang cho sự phát triển sau này. Nhưng, làm sao để kiếm được những công việc vừa kiếm được ra nhiều tiền, mà lại không ảnh hưởng đến việc học.

Uplevo xin giới thiệu 5 cách kiếm tiền cho học sinh có thể giúp các bạn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn có thể làm thêm một cách dễ dàng, không cần bỏ vốn mà cũng chẳng ngốn thời gian học của bản thân.

1. Cách kiếm tiền từ viết Blog, trở thành Blogger

Nếu bạn là người giàu ý tưởng và có khả năng viết lách, hãy thử tạo cho mình một trang Blog và bắt đầu thực hiện công việc. Hiện tại có Blogspot của Google và WordPress cho tạo trang miễn phí. Bạn sẽ không phải tốn 1 đồng nào để đầu tư trang website riêng.

Nếu bạn viết theo đam mê hoặc theo ngành nghề mình học với số lượng bài ổn định, cộng thêm một chút tương tác, traffic từ mạng xã hội về sẽ giúp cho Blog trở nên uy tín hơn. Và sau một thời gian xây dựng, sẽ có một lượng độc giả ghé thăm mỗi ngày vì họ đã quan tâm đến bạn và những chủ đề bài viết.

kiếm tiền từ viết Blog

Lúc này, các nhà quảng cáo hoặc nhưng người làm Website cùng ngành sẽ tìm đến bạn để đặt vấn đề chèn link, gắn banner quảng cáo.

Sau đó, bạn có thể xây dựng nhưng liên kết xung quanh như fanpage Facebook, group Facebook, kênh Youtube để kiếm thêm… Đặt ảnh bìa group, quảng cáo trên Youtube cũng là những cách kiếm tiền không tệ. Trên thế giới đã có rất nhiều bạn trẻ đã thành công từ mô hình này.

Chủ đề của họ cũng thường xoay quanh những thứ mà họ làm tốt nhất như dạy nấu ăn, làm đồ handmade, dạy thiết kế, review mỹ phẩm, cách làm đẹp… Tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều 9x 10x kiếm được vài triệu đến cả chục triệu mỗi tháng nhờ làm công việc này.

2. Học sinh có thể kiếm tiền online từ Chơi Game

Việc này nghe có vẻ giống nói đùa, vì với tâm lý “pay thủ” nhiều người, chơi game là phải nạp tiền để đua top. Nhưng chơi game đỉnh nhờ nạp tiền thì quá là tầm thường. Chơi game giỏi để kiếm ra tiền từ trò chơi điện tử thì đấy mới là đáng nể.

Trong tâm lí của nhiều bậc phụ huynh, Game chính là hung thủ của việc lười biếng, học hành sa sút… Nhưng bố mẹ của các bạn cũng khó có thể nói gì nếu như bạn chơi game ra tiền mà lại không ảnh hưởng đến việc học.

kiếm tiền từ chơi game

Kiếm tiền từ Game có 2 loại chính: cày thuê và bán đồ. Ở thể loại cày thuê, bạn có thể chiến ngay với các game như Liên Quân, Liên Minh Huyền Thoại, PUBG CSGO, Dota… Tâm lý muốn có rank đẹp luôn là một Insight rất tốt để các Game thủ có thể khai thác và kiếm tiền từ đây.

Còn với thể loại bán đồ, bạn sẽ phải thường xuyên cắm máy cày cuốc, ăn boss sự kiện để kiếm tiền ảo trong game hoặc đồ hiếm để bán. Thể loại này phổ biến ở các loại game “cày cuốc” như Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế, Gunny… Nếu trình độ chơi Game của bạn đạt đến cảnh giới thượng thừa, bạn cũng có thể lập team đi đấu giải để kiếm tiền và hợp đồng tài trợ của các Hãng Gaming tên tuổi.

kiếm tiền từ làm Streamer

Trong ba năm trở lại đây bắt đầu xuất hiện một xu thế mới kiếm tiền từ Game. Đi lên cùng sự phát triển của các kênh trực tuyến như CCTalk, CUBE, Talktv…, nghề Stream Game cũng đang là mỏ vàng của các Game thủ. Chỉ cần có khả năng ăn nói hài hước, khuôn mặt ưa nhìn và đôi khi là hát hay, bạn đã có thể kiếm tiền bằng việc Stream Game.

Giới Stream Game Việt Nam cũng đã ghi nhận rất nhiều Streamer thu nhập khủng từ tiền donate và quảng cáo như Pew Pew (4-500 triệu/tháng), Viruss (20 triệu/ngày)… Tuy nhiên, tỉ lệ Streamer thành công tại Việt Nam cũng thấp như đánh xổ số vậy!

3. Kiếm tiền tại nhà từ Dạy gia sư

Bạn đã từng giảng lại bài cho bạn nào đó cùng lớp chưa? Bạn có nghĩ rằng mình sẽ kiếm được tiền từ chính những môn học mà mình giỏi nhất không? Nếu đã từng nảy lên ý nghĩ này thì hãy hành động và thực thi ngay đi. Dạy gia sư cũng chính là một ý tưởng làm ra tiền vô cùng phù hợp với các bạn học sinh sinh viên đó.

kiếm tiền từ dạy gia sư

Ví dụ như bạn giỏi Tiếng Anh, bạn có thể nhận dạy kèm cho các em nhỏ trong xóm. Giờ chi phí học Tiếng Anh ngoài trung tâm rất đắt đỏ. Bạn có thể tận dụng việc đó để thu thập khách hàng cho mình. Ngoài chuyện tiền lương, bạn cũng sẽ nhận được sự ngưỡng mộ của hàng xóm xung quanh.

Ngoài dạy gia sư thì cũng có một cách kiếm tiền khác từ việc học, đó là “làm bài hộ”. Dù là lớp chuyên, lớp giỏi của trường thì trong lớp bạn cũng phải có ít nhất 1 2 đứa mắc bệnh lười. Và đó chính là cơ hội rất tốt để kiếm tiền.

4. Kiếm tiền online tại nhà từ viết content

Hiện nay thị trường SEO đang cạnh tranh khốc liệt dẫn đến việc thiếu nhân lực viết bài, tạo content trầm trọng. Các công ty, tòa soạn báo vẫn đang liên tục tuyển Cộng Tác Viên viết bài. Nếu hứng thú với chuyện viết lách, bạn có thể nhận công việc out source từ họ. Đây có thể nói là cách kiếm tiền online cho học sinh tốt nhất.

Làm thêm về viết content SEO cũng có thể giúp bạn học hỏi được về các ngành mà bạn viết. Sâu hơn nữa là những cách viết bài chuẩn SEO, tối ưu Onpage cho website cho các bạn có nhu cầu theo nghề sau này. Việc của bạn chỉ cần lên Google và gõ cụm từ tìm kiếm “tuyển CTV viết bài”, hàng nghìn kết quả sẽ hiện ra và bạn có thể từ từ chọn ngành mà mình hứng thú.

kiếm tiền online tại nhà bằng viết content

Đây là công việc được đánh giá là phù hợp nhất với học sinh, sinh viên vì có thể làm mọi lúc mọi nơi và ít bị phụ thuộc. Hiện giá tiền kiếm được từ việc viết bài này rơi vào khoảng 20.000 – 30.000 VND cho 1 bài viết 1000 từ. Tính ra nếu mỗi ngày dành ra 1 tiếng viết 2 bài, một tháng bạn đã có thể kiếm được 1.500.000 VND rồi.

Với một số tòa soạn báo, họ sẵn sang trả 300.000 – 500.000 VND tiền nhuận bút cho 1 bài viết chất lượng. Làm công việc này cũng có thể giúp bạn tạo dựng được thương hiệu cá nhân trong ngành content, những bài viết sau này có cùng tên tác giả chắc chắn sẽ được rất nhiều người đọc chú ý.

5. Cách kiếm tiền từ việc làm thêm theo giờ

Nếu lướt qua một vòng các website, group tuyển dụng, bạn có thể dễ dàng thấy có cả cơ số công việc part-time. Phần lớn đều trả lương rất cao, rơi vào khoảng > 50.000/ giờ, đặc biệt là với những nội dung “cần gấp … bạn đi làm …”. Mức lương này so với thu nhập bình quân của dân công sở có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi.

Nhưng công việc này hoàn toàn không ổn định, có khi bạn ngồi cả ngày vẫn chưa thấy có công việc phù hợp để đi làm, hoặc địa điểm làm quá xa so với nhà mình.

kiếm tiền từ việc làm thêm theo giờ

Những công việc làm theo giờ có thể kể đến như:

  1. Giúp việc theo giờ (50.000 VND/ tiếng);
  2. Phục vụ tại nhà hàng, tiệc cưới (200.000 – 400.000 VND/ ca 4 tiếng);
  3. Phát tờ rơi (60.000 – 80.000/ tiếng);
  4. Cộng tác viên sự kiện (200.000 VND/ buổi)…

So với ngồi văn phòng 20.000 VND/ tiếng thì cách kiếm tiền này chắc chắn là hơn rất nhiều phải không? Nhưng bạn sẽ luôn phải chờ và rình rập công việc đó, vì đâu phải mỗi mình bạn ngày nào cũng quanh quẩn mấy group, website tuyển dụng đâu.

Ngoài ra, các bạn học sinh cũng có thể tận dụng những dịp lễ hội như Halloween, Valentine, 8/3, ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/10,… để kinh doanh và kiếm tiền.

Kết luận:

Kiếm tiền không hề khó. Nhưng làm sao để kiếm ra nhiều tiền, đáp ứng sở thích, đam mê mà vẫn không lơ là việc học mới đáng để học sinh, sinh viên bận tâm. Hi vọng bài viết trên của Uplevo sẽ giúp bạn tìm ra được công việc phù hợp với bản thân mình hiện tại.

10 công việc kiếm tiền nhanh, nhẹ nhàng lại không cần vốn

Có rất nhiều lý do khiến mẹ đơn thân khó kiếm được một công việc ưng ý. Nhưng đừng vội nản lòng sớm vì vẫn có tới 10 công việc phù hợp dành cho bạn đây.

Không ai muốn cuộc hôn nhân của mình bị đổ vỡ, ly tán. Nhưng nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh này thì việc chấp nhận và mạnh mẽ vượt qua sẽ giúp bạn có những bước tiến cao hơn trong cuộc sống. 

Đặc biệt với các chị em phụ nữ nếu rơi vào hoàn cảnh này, vừa phải đóng vai trò là người chồng, người cha, lại phải tự chủ về tài chính để chăm sóc con cái. Làm thế nào để hoàn thành vai trò lớn lao này. 

Cùng tham khảo 10 công việc kiếm tiền nhanh, nhẹ nhàng lại không cần vốn cho các mẹ đơn thân nhé.

1. Cộng tác viên viết nội dung

10 công việc kiếm tiền nhanh, nhẹ nhàng lại không cần vốn
Hình minh họa.

Nếu bạn là người có kỹ năng viết lách thì công việc này đúng là sinh ra để dành cho bạn. Cộng tác viên nội dung là một lĩnh vực chỉ yêu cầu bạn có một chiếc máy tính có thể kết nối mạng.

Việc thoải mái sáng tạo nội dung, biên dịch có thể đem tới khoản nhuận bút khá cao. Đặc biệt những mẹ đơn thân nào đã có kinh nghiệm thì số tiền kiếm được từ công việc này sẽ không để bạn phải thất vọng đâu. 

2. Nhà quản lý truyền thông, xã hội

Cũng như công việc cộng tác viên viết nội dung, quản lý truyền thông, xã hội cũng chỉ đòi hỏi bạn có một chiếc điện thoại thông minh. 

Cụ thể, những người bận rộn sẽ có rất nhiều việc cần xử lý. Nhưng họ lại muốn thường xuyên cập nhật hình ảnh, thông tin và tương tác với nhóm đối tượng công chúng. Bạn sẽ là người thay họ làm chuyện này. 

Chỉ cần ngồi tại nhà mà vẫn nhận được khoản tiền lương hậu hĩnh.

3. Thực hiện các dự án thủ công

10 công việc kiếm tiền nhanh, nhẹ nhàng lại không cần vốn
Hình minh họa.

Công việc này đòi hỏi sự khéo tay nên chỉ phù hợp với những ai yêu thích và có năng khiếu trong lĩnh vực này. Những đồ thủ công tự làm không thu lợi nhuận "khủng" nhưng nếu chăm chỉ vẫn có thể tạo nguồn thu vừa đủ cho các mẹ đơn thân.

4. Bán hàng trực tuyến

Là một công việc không bao giờ lạc hậu. Chọn một công ty có sản phẩm bạn yêu thích, tìm hiểu nội dung về sản phẩm đó. Đăng ký làm cộng tác viên bán hàng và thu nhập của bạn sẽ có khi các sản phẩm được bán ra.

5. Trông, dọn dẹp nhà cửa

Đây là một công việc không đòi hỏi nhiều yêu cầu. Đăng ký với các công ty về dịch vụ trông, dọn dẹp nhà để làm nhân viên của họ.

Việc dọn dẹp nhà sẽ được tính công theo giờ lao động. Thông thường, nếu dọn dẹp nhà trong vòng 3 tiếng bạn có thể kiếm được từ 150.000 – 190.000 đồng. 

6. Trông thú cưng

10 công việc kiếm tiền nhanh, nhẹ nhàng lại không cần vốn
Hình minh họa.

Đây cũng là một cơ hội việc làm tương tự dịch vụ trông nhà và có thể dễ dàng nếu bạn có một chút kiến thức và yêu động vật. Việc trông thú cưng cũng không quá vất vả và bạn có thể linh động thời gian của mình tùy theo việc nhận đơn.

7. Gia sư

Công việc này có thể làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp gặp học sinh. Bạn chỉ cần am hiểu và có kiến thức về bộ môn sẽ giảng dạy, có thể giao tiếp và giải thích mọi thứ tốt nhất cho học sinh của mình là đủ rồi.

8. Làm sổ sách/kế toán

Những tài liệu sổ sách có thể được gửi online để bạn xử lý. Nếu là các công ty nhỏ, bạn cũng không cần tới địa điểm mà có thể xử lý tại nhà. Nhiều công việc kế toán cho các công ty cũng chỉ đòi hỏi người làm online hoàn thành công việc đúng thời hạn được giao và không có bất cứ yêu cầu nào khác. Công việc này cũng sẽ mang tới nguồn thu nhập không nhỏ cho các mẹ đơn thân.

9. Chạy xe ôm/ship hàng

Công việc này có phần vất vả nhưng cũng sẽ giúp bạn kiếm được số tiền công kha khá. Chỉ cần sở hữu một chiếc xe máy, cần cù chăm chỉ là bạn đã đủ điều kiện kiếm tiền rồi.

10. Người điều phối cho các sự kiện

Bạn có thể thực hiện bất kỳ loại sự kiện nào, bữa tiệc sinh nhật nhỏ cho trẻ em, đám cưới hay hội nghị của các công ty lớn. Thậm chí trở thành cộng tác viên cho các công ty sự kiện để nhận được những hợp đồng phù hợp.

Nắm bắt đầu tư

Tìm hiểu thông tin 

Nghiên cứu thị trường

Cơ hội đầu tư có ở mọi nơi

Đời thay đổi khi bạn thay đổi