Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Kiếm tiền thời đại 4.0, quan trọng là bạn không ngại thay đổi và luôn cố gắng

    Có cực kỳ nhiều ngành nghề mới mẻ, hấp dẫn mới được sinh ra, mang đến vô số cách kiếm tiền thời đại 4.0. Hãy cùng điểm qua một số công việc đang hot xem nhé!

    Khi nhắc đến Internet, bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Chat chit, up vài tấm ảnh "lừa tình" hay chơi game, xem phim online? Nếu trong đầu bạn vẫn chỉ quẩn quanh với những ý tưởng nghèo nàn ấy thì đó cũng chính là lý do tại sao bạn vẫn giậm chân tại chỗ. Bạn đã từng nghe nói đến cách kiếm tiền thời đại 4.0?

    Đừng đổ lỗi là bây giờ khó kiếm việc. Liệu bạn có biết rằng, chưa có một thời điểm nào tại Việt Nam mà sự phát triển của công nghệ đã mang đến nhiều cơ hội việc làm thú vị hơn lúc này. Rất nhiều công việc mới lạ đã ra đời, thậm chí có cả những việc chưa được đặt tên nhưng lại mang đến thu nhập khủng cho người làm.



    Hãy nắm bắt cơ hội sử dụng công nghệ, thứ ngày nào cũng kè kè bên người để kiếm tiền hiệu quả.
    Freelancer content, blogger, vlogger... là cách kiếm tiền thời đại 4.0 rất phổ thông

    Cách đây khoảng 20 năm, ngay cả những người mộng mơ nhất cũng không nghĩ đến việc chỉ cần một chiếc máy tính, điện thoại và ngồi nhà, một người có thể kiếm được hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng một tháng. Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, blog, các trang chia sẻ video trực tuyến đã biến điều này thành hiện thực.

    Freelancer content, blogger giờ đây cũng không còn là một nghề part time, rảnh thì làm cho vui nữa. Với nhiều người, blogger gần như đã trở thành nghề nghiệp toàn thời gian, mang lại thu nhập chính cho họ. Những người làm blogger, vlogger cũng rất chỉn chu đầu tư vào công việc của mình.


Cậu bé Ryan cùng kênh YouTube review đồ chơi kiếm tiền tỷ mỗi năm.

    Trong danh sách những người giàu trên thế giới thời điểm hiện tại đã xuất hiện tên tuổi của không ít vlogger đình đám. Sự phát triển của mạng xã hội đã xoá nhòa mọi khoảng cách và giới hạn.

    Theo thống kê trong năm 2018, vlogger với thu nhập đỉnh nhất 22 triệu USD (tương đương 511 tỷ đồng) lại là một cậu bé mới chỉ 7 tuổi. Cậu bé Ryan bắt đầu làm những video review về đồ chơi trên kênh YouTube Ryan ToysReview mới chỉ từ năm 2015 và đến giờ đã thu hút được 17 triệu subscriber với lượng fan hùng hậu trải dài ở mọi lứa tuổi trên khắp thế giới.
    Không nói đâu xa, ngay tại Việt Nam, thế hệ các blogger, vlogger mới như Changmakeup, Trinh Phạm, Hana Giang Anh, Giang Ơi, Hậu Hoàng, Trang Hý, Nhị Đặng, Trang Olive... cũng đã gặt hái được rất nhiều thành công. Họ không chỉ có chỗ đứng trong lòng giới trẻ mà còn kiếm được mức thu nhập khủng từ công việc của mình.
Đầu tư tài chính, digital marketing - Cách kiếm tiền thời đại 4.0 hấp dẫn dù có rủi ro

    Đa phần người lớn tuổi khi đầu tư sẽ nghĩ đến việc mua nhà đất, mua vàng hay gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng để lấy lãi. Tuy nhiên, với giới trẻ, khái niệm đầu tư đã được mở rộng hơn rất nhiều.

    Nguồn thông tin đa dạng trên Internet giúp bạn dễ dàng theo dõi, cập nhật liên tục được tình hình chứng khoán, thị trường tài chính để làm đa dạng cho danh mục đầu tư của mình. Không chỉ có vậy, các hình thức đầu tư mới mẻ cũng đã ra đời nhờ sự phát triển như vũ bão của công nghệ.



Rất nhiều lĩnh vực đa dạng như đầu tư, tiếp thị, marketing đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người trẻ.

    Đặc biệt, lĩnh vực marketing chưa bao giờ chứng kiến sự thay đổi, lột xác lớn đến như vậy bởi ảnh hưởng của Cách mạng 4.0. Các hoạt động quảng cáo đa phần đều được chuyển lên các nền tảng mạng xã hội, video và vì thế rất cần nguồn nhân lực trẻ, luôn nắm bắt kịp xu thế. Sự cạnh tranh trong ngành digital marketing mang lại vô vàn cơ hội cho các bạn trẻ yêu thích sáng tạo, thích tiếp cận với các công nghệ mới.
    
    Kinh doanh dịch vụ homestay - Cách kiếm tiền thời đại 4.0 cho những người "chơi lớn"

    Để chuẩn bị đi du lịch sau khi mua vé máy bay, tàu xe, việc tiếp theo bạn làm chắc chắn là tìm một nơi để ở. Thay vì gọi điện thoại như trước kia, bây giờ chỉ cần inbox hay lướt các trang đặt phòng online là bạn đã có hàng trăm sự lựa chọn.

    Nhờ sự phát triển các website kết nối giữa người đặt phòng và các nhà cung cấp dịch vụ, việc kinh doanh homestay, nhà nghỉ online bùng nổ hơn bao giờ hết. Rất nhiều bạn trẻ đã tận dụng ngay chính căn nhà mình đang ở, cải tạo lại và cho thuê từ 1 - 2 phòng. Nguồn thu đem lại từ dịch vụ cho thuê homestay đến nay vẫn khá ổn định.



Dịch vụ đặt phòng online ngày một phát triển, trở thành mảnh đất màu mỡ cho các bạn trẻ.


    Tuy phải mất chi phí ban đầu để cải tạo nhà thành homestay nhưng nhờ sự phát triển của các website đặt phòng, việc duy trì quá trình kinh doanh khá thuận tiện. Đây cũng là một ngành nghề có nhiều thử thách nhưng lại khá mới mẻ, thú vị, là mảnh đất màu mỡ để các bạn trẻ khai thác.
    Cách kiếm tiền thời đại 4.0 liên quan đến điện thoại, laptop là xu hướng đang thịnh hành
    Điện thoại di động, laptop giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Nhu cầu sử dụng điện thoại, laptop ngày một tăng cũng kéo theo sự phát triển của các ngành nghề liên quan như sửa chữa, thay thế phụ kiện.
    Học hết lớp 12, loay hoay mắc kẹt giữa việc học trường nào, ngành gì theo ý bố mẹ, chàng trai Nguyễn Văn Nam (TP HCM) đã có một quyết định gây chấn động là đi học nghề sửa chữa điện thoại di động. Nam cho biết: "Khi mình nói với bố mẹ sẽ không đi học đại học mà đi học nghề sửa chữa, cả gia đình phản đối dữ lắm. Nhưng bản thân tự biết điều gì phù hợp vì đây là công việc mình yêu thích và mình nhìn thấy hướng phát triển của nghề này trong tương lai”.
    Kết quả là sau thời gian hơn 4 tháng học và 1 năm đi làm chăm chỉ, đến giờ thu nhập của Nam đã ở mức hơn 10 triệu đồng mỗi tháng. Không chỉ riêng Nam, rất nhiều bạn cùng theo học trong lớp sửa chữa điện thoại, laptop hiện nay đều có công việc ổn định và thu nhập cao.


Sửa chữa điện thoại, laptop đã trở thành ngành nghề siêu hot, đem đến thu nhập khủng.

    Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lương trung bình của những kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và laptop đang đạt mức 8 - 9 triệu đồng. Với những thợ có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm, mức lương có thể từ 13 - 20 triệu đồng, chưa tính thu nhập khác như hoa hồng, bán linh kiện điện thoại.
    Thay vì mất vài năm đi học như các ngành nghề khác, việc học sửa chữa điện thoại laptop chỉ mất từ 1 - 3 tháng để học cơ bản, 4 - 6 tháng để trở thành một thợ lành nghề. Học viên được đào tạo kiến thức vô cùng bài bản ngay từ đầu. Công việc chỉ yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo nên phù hợp với cả nam, nữ, thuộc nhiều độ tuổi khác nhau.



Khoá học sửa chữa rất ngắn, chỉ đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ và thích hợp với cả nam và nữ.

    Với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thời đại 4.0, bạn có vô số lựa chọn cho cuộc sống của mình. Điều đó ngày chứng minh việc đại học không phải con đường duy nhất để thành công. Hãy gạt bỏ sức ép của những người xung quanh để chọn cho mình một công việc phù hợp, chọn một cách kiếm tiền thời đại 4.0 sẽ giúp bạn thành công.

Muốn kiếm tiền bằng công nghệ cần điều gì?

     Công nghệ Internet có mặt hơn hai thập kỷ qua tại Việt Nam đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Nhân dịp kỷ niệm hơn hai thập kỷ ngày Việt Nam chính thức hòa mạng Internet

    Thông tin số, tri thức số, ngân hàng số, thanh toán số....là những từ rất quen thuộc với bạn đọc trong thời gian qua, đặc biệt khi cuộc cách mạng số đang ngày một trở nên hiện hữu. Kinh doanh số là một khái niệm rộng hơn thương mại điện tử và nó giống hoàn toàn với kinh doanh điện tử

    Công nghệ Internet đã làm thay đổi đời sống của chúng ta như vậy, tuy nhiên, nhìn nhận Internet như thế nào, chúng ta cùng lắng nghe quan điểm của Gove: "Internet là một động lực vũ bão sẽ lớn gấp 10 lần hay chỉ là một cơn gió thoảng qua? Hoặc đó chỉ là một động lực để thay đổi căn bản doanh nghiệp của chúng ta?

    Doanh nghiệp số tạo ra rất nhiều giá trị vì họ ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng và tích hợp được nhiều quy trình trong toàn chuỗi giá trị

    Quản trị tri thức (knowledge management) – một yếu tố quan trọng trong kinh doanh số bởi vì nếu muốn gặt hái thành công, kinh doanh số phải dựa rất nhiều vào tri thức, kiến thức và kỹ năng của nhân viên trong doanh nghiệp, bao gồm giao tiếp, xử lý với khách hàng, nhà cung cấp, trung gian, đối thủ cạnh tranh và ngay cả quy trình vận hành nội bộ. 

    Mỗi ngày, doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng tri thức nhất định: khi nhân viên bỏ đi, khách hàng xuất hiện rồi cũng rời đi, tri thức cũng đi theo họ. Điều này khiến doanh nghiệp tốn khá nhiều chi phí, thời gian và mất đi khách hàng.

    Không giống như vài chục năm về trước, cơ hội nghề nghiệp giờ đâu chỉ có gói gọn trong một công việc 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Đừng ngồi than thở rằng không ai cho bạn cơ hội kiếm tiền, chỉ là bạn có biết vận dụng công nghệ trong thời đại 4.0 này hay không mà thôi.

    Nhà tôi từng có một dãy nhà trọ cho sinh viên thuê, cách đây chừng 15 năm. Internet hồi đó là một thứ gì trên mây và có được dàn máy cây lúc nào vui lại “treo” cả một tiếng, đã là cả gia tài. Tôi hay lân la sang phòng trọ của mấy anh chơi điện tử; ngồi đó lâu, tôi thuộc lịch đi làm của tất cả mọi người. Có mấy ông anh sáng đi làm văn phòng, tối muốn kiếm thêm thì đi gia sư. Còn mấy cậu sinh viên lớt phớt thì làm gì cũng được, sáng học, chiều chạy phục vụ quán cà phê rồi tối dạt qua siêu thị bán hàng.

15 năm sau, những cô cậu sinh viên quanh tôi vẫn đi làm thêm, miệt mài với việc kiếm tiền từ sớm. Nhu cầu tiêu xài, hưởng thụ cuộc sống ngày càng tăng kéo theo việc các bạn trẻ phải tìm mọi cách để có thêm thu nhập. Vòng xoay của đồng tiền quấn lấy chúng tôi miệt mài, từ khi còn đi học tới khi ra trường, và có lẽ suốt cuộc đời. Bạn bè họp lớp nói với nhau nhiều về công việc, đi cà phê cũng vẫn là câu chuyện kiếm tiền, kể cả hẹn hò cũng không thoát khỏi “lương anh bao nhiêu?”. Đâu đó, bạn nghe thấy tiếng thở than: “Ra trường lương có 5 triệu, bao giờ mới mua được nhà?”.

    15 năm trước, những người trẻ quanh tôi chật vật để kiếm tiền, đổi thời gian và công sức ra tiền bằng chằn chặn thì giờ đây, chúng tôi có vô vàn cơ hội dễ dàng hơn để kiếm tiền. Một ngày vẫn có 24 giờ, quan trọng là bạn có biết dùng công nghệ để biến thời gian của mình thực sự trở thành “vàng bạc” hay chỉ ngồi than thở “bao giờ mới giàu”.

    Thời đại của dân freelance “lên ngôi”

    Nếu như khoảng một thập kỷ trước đây, khái niệm freelance vẫn còn là một điều gì xa lạ thì nhiều bạn trẻ trong thời cuộc công nghệ 4.0 chọn “công việc tự do” làm nguồn thu đáng kể cho công việc của mình. Sân chơi của 2 thế hệ đã khác nhau rất nhiều khi giờ đây, lớp trẻ có một nền tảng công nghệ mạnh mẽ cho các hoạt động kiếm tiền của mình. “Lao động tự do” ngày xưa thường bị gán vào những công việc chân tay, thu nhập thấp với đời sống bấp bênh thì giờ đây, nhiều người không tưởng làm freelance thực sự là một cơ hội tốt như thế nào: Thời gian linh hoạt, thu nhập không kém gì đi làm toàn phần, bạn có thể chọn cái mình thích hay không thích. Tuyệt vời hơn hết, khả năng kết nối toàn cầu của Internet đã giúp một cô bạn tôi tại Hà Nội có thể kiếm một công việc vẽ minh họa tại Mỹ, lương tháng tính bằng nghìn đô.

Nhà tôi từng có một dãy nhà trọ cho sinh viên thuê, cách đây chừng 15 năm. Internet hồi đó là một thứ gì trên mây và có được dàn máy cây lúc nào vui lại “treo” cả một tiếng, đã là cả gia tài. Tôi hay lân la sang phòng trọ của mấy anh chơi điện tử; ngồi đó lâu, tôi thuộc lịch đi làm của tất cả mọi người. Có mấy ông anh sáng đi làm văn phòng, tối muốn kiếm thêm thì đi gia sư. Còn mấy cậu sinh viên lớt phớt thì làm gì cũng được, sáng học, chiều chạy phục vụ quán cà phê rồi tối dạt qua siêu thị bán hàng.

15 năm sau, những cô cậu sinh viên quanh tôi vẫn đi làm thêm, miệt mài với việc kiếm tiền từ sớm. Nhu cầu tiêu xài, hưởng thụ cuộc sống ngày càng tăng kéo theo việc các bạn trẻ phải tìm mọi cách để có thêm thu nhập. Vòng xoay của đồng tiền quấn lấy chúng tôi miệt mài, từ khi còn đi học tới khi ra trường, và có lẽ suốt cuộc đời. Bạn bè họp lớp nói với nhau nhiều về công việc, đi cà phê cũng vẫn là câu chuyện kiếm tiền, kể cả hẹn hò cũng không thoát khỏi “lương anh bao nhiêu?”. Đâu đó, bạn nghe thấy tiếng thở than: “Ra trường lương có 5 triệu, bao giờ mới mua được nhà?”.

15 năm trước, những người trẻ quanh tôi chật vật để kiếm tiền, đổi thời gian và công sức ra tiền bằng chằn chặn thì giờ đây, chúng tôi có vô vàn cơ hội dễ dàng hơn để kiếm tiền. Một ngày vẫn có 24 giờ, quan trọng là bạn có biết dùng công nghệ để biến thời gian của mình thực sự trở thành “vàng bạc” hay chỉ ngồi than thở “bao giờ mới giàu”.

Thời đại của dân freelance “lên ngôi”

Nếu như khoảng một thập kỷ trước đây, khái niệm freelance vẫn còn là một điều gì xa lạ thì nhiều bạn trẻ trong thời cuộc công nghệ 4.0 chọn “công việc tự do” làm nguồn thu đáng kể cho công việc của mình. Sân chơi của 2 thế hệ đã khác nhau rất nhiều khi giờ đây, lớp trẻ có một nền tảng công nghệ mạnh mẽ cho các hoạt động kiếm tiền của mình. “Lao động tự do” ngày xưa thường bị gán vào những công việc chân tay, thu nhập thấp với đời sống bấp bênh thì giờ đây, nhiều người không tưởng làm freelance thực sự là một cơ hội tốt như thế nào: Thời gian linh hoạt, thu nhập không kém gì đi làm toàn phần, bạn có thể chọn cái mình thích hay không thích. Tuyệt vời hơn hết, khả năng kết nối toàn cầu của Internet đã giúp một cô bạn tôi tại Hà Nội có thể kiếm một công việc vẽ minh họa tại Mỹ, lương tháng tính bằng nghìn đô.

Lương 5 triệu/tháng, ca thán mãi không mua được nhà: Thời buổi 4.0 với vô vàn cách kiếm tiền, bạn có chịu làm hay không thôi! - Ảnh 1.

Bạn có thể làm freelance dù ngồi ở bất cứ đâu, miễn là có Internet

Ban ngày, họ là những nhân viên văn phòng cần mẫn nhưng đến tối, họ lại miệt mài với công việc freelance của mình: Viết content, làm code, vẽ minh họa, dịch thuật, thiết kế… Nhận định một cách chính xác, lớp trẻ bây giờ không hẳn thông minh hay chăm chỉ hơn thế hệ trước, nhưng họ biết nắm bắt cơ hội và sự phát triển công nghệ. Dù ở góc nào trên hành tinh, bạn cũng có thể viết một bài báo gửi cho tờ New York Times và nhận khoản thù lao tương đương một công dân Mỹ.

Khi giới trẻ đầu tư: Nhà đất hay chứng khoán?

“Đầu tư” - câu chuyện nghe khá to tát và xa lạ cách đây cả một thập kỷ khi người ta chỉ nghĩ tới những thứ như nhà đất hay vàng, thì giờ đây đã đơn giản hơn rất nhiều. Giữa vô vàn lựa chọn, các bạn trẻ có thể thoải mái chọn cách đầu tư phù hợp: Chứng khoán với nguồn thông tin dồi dào trên mạng Internet và ngày càng phát triển mạnh hay bất cứ sản phẩm tài chính nào trong thời đại 4.0. Thỉnh thoảng trong những buổi cà phê chuyện phiếm, tôi chỉ lặng thinh trong thán phục khi nghe đám bạn kháo nhau về ai đó mới 20 tuổi đã kiếm được khối tiền từ chứng khoán. Đem câu chuyện ấy về 15 năm trước, liệu người ta có cười chúng tôi?

Kỷ nguyên công nghệ không chỉ sinh ra một thế hệ biết kiếm nhiều tiền mà thực sự cho các bạn trẻ nhiều cơ hội để thử thách bản thân. Bạn không cần phải có nguồn vốn khổng lồ hay bỏ hết trứng vào một giỏ, công nghệ cho chúng ta cơ hội kiếm tiền cũng như cách hạn chế rủi ro để một chị nhân viên văn phòng cũng trở thành một thương nhân online sành sỏi.

Nhà tôi từng có một dãy nhà trọ cho sinh viên thuê, cách đây chừng 15 năm. Internet hồi đó là một thứ gì trên mây và có được dàn máy cây lúc nào vui lại “treo” cả một tiếng, đã là cả gia tài. Tôi hay lân la sang phòng trọ của mấy anh chơi điện tử; ngồi đó lâu, tôi thuộc lịch đi làm của tất cả mọi người. Có mấy ông anh sáng đi làm văn phòng, tối muốn kiếm thêm thì đi gia sư. Còn mấy cậu sinh viên lớt phớt thì làm gì cũng được, sáng học, chiều chạy phục vụ quán cà phê rồi tối dạt qua siêu thị bán hàng.

15 năm sau, những cô cậu sinh viên quanh tôi vẫn đi làm thêm, miệt mài với việc kiếm tiền từ sớm. Nhu cầu tiêu xài, hưởng thụ cuộc sống ngày càng tăng kéo theo việc các bạn trẻ phải tìm mọi cách để có thêm thu nhập. Vòng xoay của đồng tiền quấn lấy chúng tôi miệt mài, từ khi còn đi học tới khi ra trường, và có lẽ suốt cuộc đời. Bạn bè họp lớp nói với nhau nhiều về công việc, đi cà phê cũng vẫn là câu chuyện kiếm tiền, kể cả hẹn hò cũng không thoát khỏi “lương anh bao nhiêu?”. Đâu đó, bạn nghe thấy tiếng thở than: “Ra trường lương có 5 triệu, bao giờ mới mua được nhà?”.

15 năm trước, những người trẻ quanh tôi chật vật để kiếm tiền, đổi thời gian và công sức ra tiền bằng chằn chặn thì giờ đây, chúng tôi có vô vàn cơ hội dễ dàng hơn để kiếm tiền. Một ngày vẫn có 24 giờ, quan trọng là bạn có biết dùng công nghệ để biến thời gian của mình thực sự trở thành “vàng bạc” hay chỉ ngồi than thở “bao giờ mới giàu”.

Thời đại của dân freelance “lên ngôi”

Nếu như khoảng một thập kỷ trước đây, khái niệm freelance vẫn còn là một điều gì xa lạ thì nhiều bạn trẻ trong thời cuộc công nghệ 4.0 chọn “công việc tự do” làm nguồn thu đáng kể cho công việc của mình. Sân chơi của 2 thế hệ đã khác nhau rất nhiều khi giờ đây, lớp trẻ có một nền tảng công nghệ mạnh mẽ cho các hoạt động kiếm tiền của mình. “Lao động tự do” ngày xưa thường bị gán vào những công việc chân tay, thu nhập thấp với đời sống bấp bênh thì giờ đây, nhiều người không tưởng làm freelance thực sự là một cơ hội tốt như thế nào: Thời gian linh hoạt, thu nhập không kém gì đi làm toàn phần, bạn có thể chọn cái mình thích hay không thích. Tuyệt vời hơn hết, khả năng kết nối toàn cầu của Internet đã giúp một cô bạn tôi tại Hà Nội có thể kiếm một công việc vẽ minh họa tại Mỹ, lương tháng tính bằng nghìn đô.

Lương 5 triệu/tháng, ca thán mãi không mua được nhà: Thời buổi 4.0 với vô vàn cách kiếm tiền, bạn có chịu làm hay không thôi! - Ảnh 1.

Bạn có thể làm freelance dù ngồi ở bất cứ đâu, miễn là có Internet

    Ban ngày, họ là những nhân viên văn phòng cần mẫn nhưng đến tối, họ lại miệt mài với công việc freelance của mình: Viết content, làm code, vẽ minh họa, dịch thuật, thiết kế… Nhận định một cách chính xác, lớp trẻ bây giờ không hẳn thông minh hay chăm chỉ hơn thế hệ trước, nhưng họ biết nắm bắt cơ hội và sự phát triển công nghệ. Dù ở góc nào trên hành tinh, bạn cũng có thể viết một bài báo gửi cho tờ New York Times và nhận khoản thù lao tương đương một công dân Mỹ.

    Khi giới trẻ đầu tư: Nhà đất hay chứng khoán?

    “Đầu tư” - câu chuyện nghe khá to tát và xa lạ cách đây cả một thập kỷ khi người ta chỉ nghĩ tới những thứ như nhà đất hay vàng, thì giờ đây đã đơn giản hơn rất nhiều. Giữa vô vàn lựa chọn, các bạn trẻ có thể thoải mái chọn cách đầu tư phù hợp: Chứng khoán với nguồn thông tin dồi dào trên mạng Internet và ngày càng phát triển mạnh hay bất cứ sản phẩm tài chính nào trong thời đại 4.0. Thỉnh thoảng trong những buổi cà phê chuyện phiếm, tôi chỉ lặng thinh trong thán phục khi nghe đám bạn kháo nhau về ai đó mới 20 tuổi đã kiếm được khối tiền từ chứng khoán. Đem câu chuyện ấy về 15 năm trước, liệu người ta có cười chúng tôi?    

    Kỷ nguyên công nghệ không chỉ sinh ra một thế hệ biết kiếm nhiều tiền mà thực sự cho các bạn trẻ nhiều cơ hội để thử thách bản thân. Bạn không cần phải có nguồn vốn khổng lồ hay bỏ hết trứng vào một giỏ, công nghệ cho chúng ta cơ hội kiếm tiền cũng như cách hạn chế rủi ro để một chị nhân viên văn phòng cũng trở thành một thương nhân online sành sỏi.

Lương 5 triệu/tháng, ca thán mãi không mua được nhà: Thời buổi 4.0 với vô vàn cách kiếm tiền, bạn có chịu làm hay không thôi! - Ảnh 2.

Thời đại 4.0, có vô số cách để bạn đầu tư và kiếm ra tiền.

    Tiếp thị liên kết, mảnh đất màu mỡ mới cho người trẻ

    Dù đã xuất hiện tại Việt Nam vài năm nhưng các mạng lưới Affiliate marketing (hay còn biết với cái tên dễ hiểu hơn: tiếp thị liên kết) thực sự còn khá mới mẻ. Nhiều người còn e ngại vì nghĩ tiếp thị liên kết là… đa cấp! Có lẽ chính vì vậy, dù nhiều bạn trẻ có tiềm năng nhưng chưa thực sự tận dụng được nguồn lợi khổng lồ thu được từ Affiliate marketing.

    Thử lấy ví dụ một trong những mô hình Affiliate marketing đang được nhiều người quan tâm trên thị trường của Lazada: Lazada Affiliate Program. Về cơ bản, đây là chương trình marketing liên kết của Lazada dành cho tất cả các đối tượng, nhưng tập trung chủ yếu vào các bạn trẻ có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencers). Các bạn sẽ đăng ký tham gia vào chương trình này và tạo link sản phẩm. Sau đó chia sẻ những đánh giá về sản phẩm trên các kênh như Instagram, Youtube kèm theo link sản phẩm của bạn. Khi khách ấn vào và đặt mua sản phẩm thông qua link này, các bạn sẽ nhận được hoa hồng trên mỗi sản phẩm.

    Đây là chương trình Affiliate cho thương mại điện tử (TMĐT) trực tiếp duy nhất tại Việt Nam - khỏi sợ đa cấp khi bạn không cần kênh trung gian nào ở giữa cả với mức hoa hồng cao nhất thị trường TMĐT, các sản phẩm điện thoại máy tính có mức hoa hồng vào khoảng 3,5-5% trong khi mức trên lên tới 13% với thời trang và phụ kiện (con số này có thể tăng gấp đôi đối với các sản phẩm có tài trợ của nhãn hàng). Điểm đặc biệt của mô hình Affiliate so với những hình thức sử dụng influencer thông thường là chương trình có thể áp dụng cho mọi influencer (bạn không nhất thiết phải có một profile cực kỳ oách), các influencer có thể tự do lựa chọn sản phẩm mà họ muốn review và thu nhập sẽ được trả đến chừng nào đường link của bạn còn tạo ra doanh thu, chứ không còn là thanh toán theo đơn vị bài duy nhất.

    Là một influencer trong lĩnh vực tiếp thị liên kết, anh Nguyễn B. Q. chia sẻ: "Đối với mình nếu chỉ nhận thu nhập từ việc post bài khi được các nhãn hàng (brands) đặt hàng thì sẽ không đủ nhiều, không thường xuyên và việc đó cũng khá khó khăn trong thời buổi có quá nhiều influencers khác cạnh tranh. Và mình đã lựa chọn Lazada Affiliate Program là kênh giúp mình kết nối dễ dàng với brands cũng như kiếm thu nhập nhanh và đảm bảo doanh thu hơn hẳn".

    Cùng quan điểm trên, chị N.H chia sẻ: "Mình tham gia Lazada Affiliate Program được 3 năm rồi. Trước đó mình cũng tham gia nhiều kênh Affiliate khác, nhưng ở Lazada Affiliate Program mình nhận thấy được sự đảm bảo, uy tín thanh toán, hoa hồng cũng tốt hơn, và lâu lâu còn được tặng thêm phần trăm hoa hồng mà cách thực hiện đơn giản. Một ngày mình chỉ cần đăng instagram stories (khoảng 3-5 stories trong 1 ngày), viết một nội dung thật hay thật thu hút về sản phẩm mình đánh giá, thì thu nhập đã có thể lên khoảng 4tr/post. Chỉ cần chăm chỉ đăng bài thường xuyên thì lượng thu nhập này còn tăng lên nữa".

    Với vô vàn các hình thức kinh doanh, đầu tư, kiếm tiền từ công nghệ hiện đại, giới trẻ gen Y và Z quả thật có nhiều đặc quyền hơn so với thế hệ đi trước. Tuy nhiên, để nắm bắt và hiểu được cách vận hành của từng chương trình không phải điều dễ dàng. Nếu muốn biết thêm về chương trình Affiliate marketing Lazada, đừng bỏ qua sự kiện LAZADA X LANEIGE: PLAY & GET do Lazada và nhãn hàng Laneige phối hợp tổ chức để hiểu thêm về mô hình kinh doanh này cũng như đăng ký trở thành thành viên của cộng đồng Lazada Affiliate và nhận những phần quà đặc biệt từ Lazada.

Những dòng iPhone giảm giá chưa từng có sau khi iPhone 12 ra mắt, cơ hội tốt nhất để mua

    Không lâu sau khi Apple chính thức công bố thế hệ iPhone 12 mới, nhiều mẫu iPhone cũ từ thế hệ iPhone 7 đến iPhone 11 Pro Max đều giảm về mức rẻ nhất từ trước đến nay.


    Từ khi Apple ra mắt iPhone 12 , cộng đồng mạng liên tục tìm kiếm những thông tin về điện thoại mới này, nhưng bên cạnh đó họ không hề bỏ qua những siêu phẩm của đời trước. Dạo qua thị trường cho thấy, giá nhiều mẫu điện thoại iPhone đã được điều chỉnh với mức giảm chưa từng có. Theo lý giải của một nhà bán lẻ di động, với sức hút đổ dồn vào loạt iPhone 12, các nhà bán lẻ buộc phải đưa những dòng máy thế hệ trước về mức giá ưu đãi để kích cầu mua sắm.
    iPhone 7 và iPhone 7 Plus: Cách đây khoảng 1 tháng, giá bán hai mẫu điện thoại này ở mức khoảng 4,59 triệu và 7,39 triệu. Nhưng tại thời điểm này, bộ đôi chỉ còn 4,19 triệu và 6,79 triệu đồng. Ảnh: Android Central.
    iPhone 8 và iPhone 8 Plus: Giá bán hai mẫu điện thoại này chỉ còn 5,99 triệu và 8,59 triệu đồng. Đây được xem là mức giá rẻ nhất từ trước đến nay của bộ đôi này (giá bán cũ ở mức 7,19 triệu và 9,59 triệu). Ảnh: Nydjlive.

    Các dòng iPhone 11, iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max đã qua sử dụng hạ gần chục triệu đồng so với giá niêm yết. Tại một số cửa hàng ở TP.HCM và Hà Nội, giá iPhone 11 Pro Max còn 20,4 triệu đồng; iPhone 11 Pro về mức giá 18 triệu đồng; iPhone 11 còn 13,3 triệu đồng.

    Các dòng iPhone XS và XS Max đã qua sử dụng cũng giảm giá mạnh. Bản XS 64GB hiện chỉ còn 11,79 triệu đồng, còn iPhone XS Max về mức giá 13,79 triệu đồng.

    iPhone XR qua sử dụng đang được bán với giá 10,4 triệu đồng, giảm 900.000 đồng so với tháng trước. Máy có màn hình 6,1 inch, độ phân giải 1.792 x 828 pixel, phần notch khá to tích hợp Face ID. Model này dùng chip A12 Bionic, chỉ có một camera chính 12 MP, khẩu độ f/1.8. iPhone XR chính hãng bản 64 GB đang được bán với giá từ 12,3 triệu đồng. Ảnh: Engadget.

iPhone 11 Pro Max xách tay bản 64 GB hiện còn 24,2 triệu đồng; iPhone 11 Pro phiên bản 64GB giảm 4 triệu đồng, còn 23,99 triệu đồng; iPhone 11, iPhone XS xách tay giá cũng giảm nhẹ từ 600.000-800.000 đồng, về mức giá 16,3 triệu đồng và 14 triệu đồng.

    Được biết, các mẫu iPhone 12 chính hãng cũng sẽ được bán tại Việt Nam trong khoảng tháng 12 tới, với mức giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng cho phiên bản iPhone 12 mini. Trong khi đó, mẫu iPhone 12 Pro Max sẽ được chào bán từ mức giá 32,99 triệu đồng.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin”

 

Tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh bà Mai Kiều Liên trong Top 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019.

Thương hiệu Vinamilk được Forbes Việt Nam định giá hơn 2,4 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị của Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2020. Với hơn 40 năm dẫn dắt Vinamilk, bà Mai Kiều Liên được coi là linh hồn của công ty sữa lớn nhất Việt Nam. Vị “nữ tướng” quyết liệt mà bình dị này cũng là người phụ nữ đầu tiên được Forbes Việt Nam vinh danh giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, với dấu ấn “tư tưởng đổi mới sáng tạo, khả năng hoạch định chiến lược đúng đắn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gắn kết người lao động để cống hiến vì mục tiêu chung đưa công ty phát triển”.

Không có cạnh tranh không có phát triển

“Những ngày qua, chúng ta đã nghe nói nhiều về phòng chống dịch như chống giặc, chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chiến đấu với những người bị nhiễm, nghi nhiễm như những kẻ thù. Chỉ có sự đồng lòng, tương thân tương ái mới giúp cộng đồng có được sức mạnh đoàn kết - đây chính là chiếc lá chắn mạnh mẽ nhất giúp chúng ta chiến thắng dịch bệnh. Covid-19 đã tạo ra một không khí ảm đạm cho tất cả chúng ta vào những ngày đầu thập kỷ. Nhưng việc nó có phá hủy đi những giá trị của con người và cuộc sống hay không lại nằm ở hành động của mỗi người, ở cách chúng ta ứng xử với từng góc cạnh của đời sống xã hội”.

Đó là một đoạn trong bức tâm thư mà Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên gửi đến toàn bộ cán bộ công nhân viên Vinamilk trong những ngày đất nước gồng mình lên chống dịch Covid-19. Bức tâm thư nhẹ nhàng nhưng quyết liệt, mạnh mẽ mà vẫn tràn đầy tình tương thân tương ái ấy không những động viên, tạo sự đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên, mà còn tiếp tục ghi danh Vinamilk ở một trong những đơn vị đi đầu trong việc vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa tham gia chống dịch. Cái chất quyết liệt, mạnh mẽ mà bình dân, giàu lòng tương thân tương ái ấy cũng được vị nữ tướng này áp dụng vào việc làm “tỏa sáng” thương hiệu Vinamilk trong gần nửa thập kỷ qua.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin” -0
Bà Mai Kiều Liên hướng dẫn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham quan dây chuyền sản xuất của nhà máy Sữa nước Việt Nam. 

Nhìn vị trí của Vinamilk hiện giờ, có lẽ ít người biết rằng, doanh nghiệp này cũng đã từng trải qua quá trình gian nan buổi ban đầu cổ phần hóa. Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII từng nhận xét: “Chị Liên là người phụ nữ thông minh, đôn hậu, chân thực nhưng quyết liệt, sáng tạo. Tôi nhớ các lần họp Trung ương khóa VIII, chị đều có những phát biểu sâu sắc, giúp Trung ương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chị luôn đòi hỏi phải nhanh chóng xóa bỏ cơ chế xin – cho, đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạo”.

Tính cách quyết liệt của bà Mai Kiều Liên được khắc họa rõ nét trong tình cảnh Vinamilk buộc phải lựa chọn trở thành liên doanh (đối tác nước ngoài nắm 70% cổ phần) hay tự mình cạnh tranh với các sản phẩm ngoại, ở thời điểm cuối thập niên 90. Thời điểm đó, bà trình bày với lãnh đạo Bộ Công thương là chấp nhận cạnh tranh, không đề nghị Nhà nước có ưu tiên gì, cạnh tranh về mọi phương diện, về chất lượng, về giá cả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở tất cả các tầng lớp dân cư.

Nghĩ là làm, bà là một trong những người quyết liệt với quá trình cổ phần hóa của Vinamilk. Giai đoạn đầu thập niên 1990, ba nhà máy của Vinamilk đều tập trung ở phía Nam, công ty phải đưa sản phẩm vượt gần 2.000 cây số từ TP Hồ Chí Minh ra thị trường phía Bắc. Trước thực trạng đó, bà Liên lên kế hoạch xây dựng nhà máy sữa tại Hà Nội. Đề xuất lên cơ quan chủ quản, lãnh đạo hỏi: “Bán một hộp sữa giá hai ngàn bằng giá một gánh cà chua. Ai mua?” Bà trả lời: “So sánh như thế nào tôi không biết nhưng ngoài Bắc có nhu cầu. Không bán được sao Vinamilk đưa sản phẩm ra?”.

Phải mất hai năm, bà Liên mới thuyết phục được cấp trên chấp thuận dự án. Với tổng số vốn đầu tư 8 triệu USD, trong đó một nửa vốn tự có, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Hà Nội vào cuối năm 1994. Nhà máy sản xuất ra không đủ hàng để bán, người mua xếp hàng dài mua sữa. “Chưa bao giờ mà bán hàng thích như vậy,” bà Liên nhớ lại. Vinamilk mở hàng trăm đại lý, trở thành một trong các thương hiệu có mức độ nhận biết cao nhất tại Việt Nam.

“Không có cạnh tranh không có phát triển. Nó buộc các doanh nghiệp phát triển cao hơn”, bà Mai Kiều Liên khẳng định.

Một quyết định lịch sử khác của bà Mai Kiều Liên chính là quyết định phục hồi nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ em, khi bà còn đang trên cương vị Phó Tổng giám đốc Vinamilk.

Nói về bối cảnh ngành sữa trước đổi mới, bà Mai Kiều Liên mô tả “rất yếu ớt, hoàn toàn không có gì”. Năm 1981 – 1982, Nhà nước bắt đầu có những chính sách để tháo gỡ cho sản xuất với 3 kế hoạch A, B, C. Kế hoạch A là toàn bộ nguyên vật liệu Nhà nước đưa bao nhiêu để sản xuất thì doanh nghiệp giao nộp hết. B là doanh nghiệp có quyền sử dụng máy móc thiết bị của Nhà nước, nguyên vật liệu tự kiếm, sản phẩm tự tiêu thụ. C là hoàn toàn không sử dụng máy móc thiết bị của Nhà nước, nguyên vật liệu tự lo, tiêu thụ tự lo.

“Việc đầu tiên là làm sao phải có ngoại tệ để có nguyên vật liệu. Chúng tôi mới kết hợp với SEAPRODEX để trao đổi”, bà Liên nói về quyết định lịch sử thời bấy giờ. Lúc ấy, SEAPRODEX có nguồn ngoại tệ khá lớn từ ngư dân.

Có ngoại tệ, Vinamilk mới nhập khẩu được phụ tùng thay thế, phục hồi nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ em vào năm 1988. Nhà máy này do tập đoàn Netstlé (Thụy Sĩ) để lại trước ngày giải phóng, nhưng không hoạt động được do chủ nhà máy rút chạy, mang theo hồ sơ thiết bị công nghệ về nước.

“Chúng tôi có mời hai công ty lớn, một nơi đòi 2,7 triệu USD, một nơi đòi 3 triệu USD để phục hồi. Lúc đó thì làm gì có đồng nào? Chúng tôi bắt đầu đặt bài toán cho các giáo sư của các trường, mời xuống để họ khảo sát rồi họ nói họ làm được. Chúng tôi bảo nếu làm được thì ký hợp đồng”, bà Mai Kiều Liên thuật lại.

Mặc dù giá trị hợp đồng là 500.000 USD nhưng khi thanh toán cuối cùng, Vinamilk chỉ mất hơn 200.000 USD, do chi phí phục hồi thấp hơn dự kiến. “Đó là một điều rất quan trọng vì là lần đầu tiên nước Việt Nam mình có một nhà máy sản xuất sữa cho trẻ em, trước đây toàn là nhập hết”, vị tổng giám đốc Vinamilk nhấn mạnh. 

Đây là bước đệm tiên quyết giúp Vinamilk trở thành công ty sữa lớn nhất Việt Nam hiện tại, đồng thời là một trong những công ty niêm yết lớn nhất nước với giá trị vốn hóa lên đến gần 10 tỷ USD.

Từ việc chinh phục thị trường trong nước, Vinamilk bắt đầu “đem chuông đi đánh xứ người”. Sau sản phẩm đầu tiên được đưa ra thị trường nước ngoài vào năm 1997, đến nay, Vinamilk đã chinh phục hàng loạt thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông… Nửa đầu năm 2020, doanh thu thuần kinh doanh nội địa đạt 25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, bất chấp các tác động mạnh mẽ của Covid-19 trong sáu tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk hiện đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm. Trong đó, đáng chú ý, doanh thu cả thị trường nội địa và xuất khẩu của Vinamilk trong Quý 2/2020 đều tăng trưởng hai chữ số so với Quý 1/2020, khẳng định thương hiệu Vinamilk không chỉ trong nước mà còn khắp thế giới.

“Ở nhà, tôi là Ô sin”

Để làm tốt vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, người đứng đầu Vinamilk coi trọng việc duy trì sức khỏe và sự cân bằng. Bà Liên giữ nếp sinh hoạt khá quy củ, hết thời gian làm việc bà dành hai tiếng tập yoga.

Mặc dù là lãnh đạo cấp cao nhất, bận rộn nhất nhưng một ngày của bà vẫn bắt đầu từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều như bao nhân viên khác. Ở nhà, bà Liên không có người giúp việc, mà coi công việc nội trợ như một sở thích giúp bà giữ sự cân bằng. Mỗi cuối tuần, bà đi chợ, chuẩn bị đồ ăn cho cả tuần vào thứ bảy, chủ nhật. Thường ngày bà Liên hoặc ông Nguyễn Hiệp, chồng bà, công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tự đứng bếp, chuẩn bị bữa ăn.
 
“Gia đình tôi rất bình thường. Tôi và ông xã là bạn học từ hồi phổ thông. Tôi có hai con. Về nhà tôi là ô sin. Chúng tôi là bạn học nên thực ra mọi việc chia sẻ rất thoải mái. Buổi tối, bên cạnh việc nhà thì tôi cũng vẫn trả lời email công việc. Ông xã tôi cũng thể nấu cơm, tôi lau nhà rất vui vẻ, thoải mái. Nhà tôi không thuê người giúp việc mà tất cả các thành viên tham gia vào công việc gia đình”, bà Liên vui vẻ kể về cuộc sống “bình dân” của mình. Và có lẽ, chính sự bình dân ấy là chất xúc tác để bà cân bằng lại với những quyết liệt trên thương trường.

Bà khẳng định, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao trong thời đại hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Người phụ nữ đang tạo ra ngày càng nhiều những giá trị mới, đó chính là giúp giải quyết công ăn việc làm cho xã hội và đưa các thương hiệu Việt Nam vươn ra thế giới.

Vài nét về bà Mai Kiều Liên và Vinamilk
Sinh năm 1953 tại Pháp, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học tại Matxcova, Liên Bang Nga, chuyên ngành Chế biến sữa và thịt và có chứng chỉ Quản lý kinh tế – Đại học Kỹ sư Kinh tế Leningrad. Được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Vinamilk vào năm 1992, bà quyết tâm cổ phần hóa doanh nghiệp sữa này nhằm tạo ra động lực làm việc mới, khuyến khích cán bộ công nhân viên sáng tạo, đổi mới. Bà Mai Kiều Liên từng giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII nhiệm kỳ 1996 – 2001.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin” -0
  Tăng trưởng doanh thu của Vinamilk trong ba năm gần đây.

Năm 2018, Vinamilk đã đạt được những con số đáng ghi nhận như doanh thu đạt 52.800 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 4.200 tỷ đồng. Vốn hóa của Vinamilk hiện đạt hơn 11 tỷ USD, tăng gấp 110 lần so với thời điểm niêm yết năm 2006. Các sản phẩm của Vinamilk hiện đã có mặt tại 43 nước trên thế giới. Từ năm 1997 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đã đạt khoảng 2 tỷ USD. Hiện công ty sữa lớn nhất Việt Nam này đang nắm giữ 50% thị trường sữa với danh mục hơn 200 sản phẩm.

Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, Mỹ và New Zealand. Tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết) lên tới hơn 120 nghìn con, với sản lượng khoảng 950 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến tổng đàn bò sẽ được nâng lên khoảng 200 nghìn con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến sẽ tăng lên hơn gấp đôi.

Các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất bởi 13 nhà máy trải dài khắp Việt Nam, trong đó có hai siêu nhà máy sữa bột và sữa nước tại Bình Dương được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới với hệ thống thiết bị khép kín và tự động hóa hoàn toàn từ khâu chế biến đến thành phẩm và đóng gói, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm và ba nhà máy chế biến ở Mỹ, New Zealand và Campuchia.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin” -0
Các nhà máy sữa của Vinamilk có công nghệ hiện đại, tự động hóa cao. 

 

Dòng tiền và kiểm soát lưu lượng

Lợi thế của tỉnh Bắc Giang cần phát huy như:

Vị trí địa lý là tỉnh tiếp giáp các tỉnh có nền kinh tế phát triển như: Hà Nội; Thái Nguyên; Lạng Sơn; Quảng Ninh; Hải Dương

Có nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Khu văn hoá tâm linh Tây Yên Tử; Chùa Bổ Đà; Chùa La (Vĩnh Nghiêm); Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám; Chùa Am Vãi; Hồ Cấm Sơn; Hồ Khuân Thần; Đồng Cao; Khe Rỗ;...

Có các Khu Công Nghiệp thuận tiện cho thông thương: KCN Đình Trám; Quang Châu; Vân Trung; Song Khê - Nội Hoàng....

Có các Hệ thống giao thông thuỷ thuận lợi như: Sông Lục Nam; Sông Thương; Sông Cầu...

Dân số 1,8 triệu người; 

MỤC TIÊU NĂM 2020
Tốc độ phát triển kinh tế 17.1 %.
Giá trị sản xuất công nghiệp 275.000 tỷ đồng.
GRDP bình quân 3025 USD/người.
Tỉ lệ dân đô thị 24%.
Thêm 23 xã và 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Thu ngân sách nhà nước 10185 tỉ đồng.
Kim ngạch xuất nhập khẩu 18.7 tỉ USD.
Thu hút vốn FDI nằm trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước.
Khách du lịch 2.5 triệu lượt người.
Muốn đạt được mục tiêu này cần xây dựng thành phố thông minh; Cải cách TTHC

Thành phố “thông minh” để làm gì?

    Hãy lường trước nhiều hậu quả của thế giới số như hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi, hủy hoại đạo đức… Cần xác định rõ: Thành phố “thông minh” để làm gì?
    Kết nối không biên giới
    Mới đây thôi, TP.HCM vừa khai trương Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP.HCM (mở cửa từ ngày 12/10 đến ngày 12/11/2020 tại Tầng 20, Tháp B, Tòa nhà Viettel, 258 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, TP.HCM) để người dân có cơ hội tham quan và tìm hiểu thêm về mô hình chuyển đổi số.
    Thấy được những chuyển động hòa nhịp với dòng chảy của cuộc cách mạng CNTT đó, thực sự vui. Nhưng câu hỏi: "Thành phố thông minh để làm gì?" đã kích hoạt trong tôi nhiều suy nghĩ trăn trở về tương lai rất gần của cuộc sống thông minh với những thị dân trong các siêu thành phố - Mega City.
    Thành phố thông minh sẽ tạo cho chúng ta rất nhiều nối kết giữa những vật thể tưởng chừng như không thể kết nối được, ví dụ như văn phòng không giấy, thiết bị điều khiển ánh sáng trong văn phòng, căn hộ, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị bảo vệ, chống trộm cắp … thông qua các kết nối IoT.
    Ngày nay, cả thế giới chúng ta cùng đang di chuyển liên tục, làm việc không ngừng nghỉ, với những kết nối siêu tốc độ 4G ngày hôm nay, 5G của ngày mai và thậm chí nhiều G của tương lai sẽ đến. Chúng ta có thể kết nối vô hạn với những người bạn trên khắp năm châu với đủ các mối quan tâm đa dạng. Chúng ta có thể nhìn lại cuộc sống của chúng ta và dự báo thông qua những dữ liệu tích hợp từ trải nghiệm quá khứ và hiện tại của chúng ta – Big Data.
    Trong một thế giới tương lai gần, con người dường như có một năng lực vô hạn kiểm soát, kết nối và làm chủ thế giới bên ngoài. Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng loài người có quyền phép như “Chúa Tể của thế giới”.

Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP.HCM (mở cửa từ ngày 12/10/2020 đến ngày 12/11/2020) - Ảnh: VT

    Đừng để máy móc “đè bẹp” con người
    Nhưng, thử tĩnh lại chút xíu, ngồi ngẫm lại cuộc sống đó có thật sự hạnh phúc hay không khi mà chúng ta có thể kết nối cả thế giới tuy nhiên lại ít ai quan tâm tới chính sự an bình nội tâm trong cuộc sống của chúng ta?
    Câu hỏi: “Chúng ta có thể an lạc trong cuộc sống số kết nối với toàn bộ thế giới được hay không?”, thiết nghĩ, là câu hỏi lớn trăn trở đặc biệt cho những thị dân số trong các thành phố “thông minh” trên toàn thế giới.
    Từ khi chúng ta bước vào dòng chảy mạnh mẽ 4.0, đã có quá nhiều lời than phiền về việc nhiễu loạn thông tin, dẫn tới hoang mang, nghi ngờ, lạc lối. Xã hội 4.0 bộc lộ nhiều cái ác khó kiểm soát, như vấn đề đạo đức và công bằng trên mạng xã hội, khi mà bất cứ ai cũng có thể trở thành “miếng mồi ngon” để toàn thiên hạ “cõi mạng” xâu xé mà không hề biết lý do thực sự là gì?
    Sự độc quyền thông tin giữa các nhà cung cấp dịch vụ số, quyền mua đi bán lại dữ liệu cá nhân của người dùng đã thỏa đáng chưa với các công dân chịu chấp nhận gia nhập xã hội số? Hãy nhớ rằng, vì nhiều hệ lụy đã xảy ra, nên không phải thị dân nào cũng sẵn sàng chấp nhận bước vào thế giới số. Xét về quyền con người, họ có quyền từ chối nếu như chính quyền chưa chứng minh được thật sự cần thiết phải làm như thế, chẳng hạn như việc chuyển đổi từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước có gắn chip. Nếu công dân đang giữ chứng minh thư còn hạn sử dụng, họ có quyền từ chối việc đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip.
    Hãy lường trước nhiều hậu quả của thế giới số như cuộc suy thoái đạo đức không biên giới, hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi, tấn công vào tương lai, hủy hoại lối sống chuẩn mực trong xã hội, lừa đảo, đánh cắp dữ liệu, tấn công và chiếm giữ tài sản của người dùng… Cần xác định rõ: Thành phố thông minh để làm gì? Và đừng để máy móc sẽ “đè bẹp” con người.
    Những người bán hàng, công ty số đã thực sự minh bạch, đúng đắn trong thế giới số hay chưa? Hay còn có quá nhiều lừa đảo, bán hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng? Và/hoặc đã có đủ hành lang pháp lý để xử lý những sự việc phát sinh trong thế giới số?

    Công dân có thể đến thăm quan Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP.HCM (Ảnh: VT)
    Thành phố thông mình để làm gì nếu như các công nghệ, phương tiện, công cụ không tạo ra cho con người những giá trị văn hóa sâu sắc, yêu thương nhiều hơn và cuối cùng là nhân bản nhiều hơn. Nên nhớ, ngày nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ vượt trội hơn chúng ta về khả năng, mà tự chúng còn cảm thấy chúng “nhân văn” – nghĩa là người hơn cả con người chúng ta.
    Chúng ta chỉ có thể vượt qua máy móc khi chúng ta có cảm xúc, sự sáng tạo và hơn thế nữa, một cộng đồng bạn bè người thân gia đình đủ lớn để chúng ta có thể an lạc trong thế giới số của hiện tại và tương lai.
    Tất cả các thành phố thông minh sẽ giống nhau như khuôn đúc về phần xác hay phần cứng – trang thiết bị và giải pháp. Tuy nhiên, phần hồn, bao gồm văn hóa – yêu thương và nhân bản - chính là những giá trị vượt trội giúp định vị những thành phố thông minh đáng sống trên thế giới với nhau.
    Sẽ thế nào nếu khi uống một ly vang thông minh chúng ta có thể truy cập tới những cánh đồng và những nhà ủ vang tại nước Ý xa xôi và chia sẻ những cảm xúc tận đáy lòng với người nông dân làm ra chai rượu chúng ta đang uống? Hiện tại, họ còn phải chịu hậu quả nặng nề của dịch bệnh COVID-19 hay không?
    Khi ăn một món ăn chế biến từ cá ngừ miền Trung Việt Nam chúng ta có thể nhìn thấy và chia sẻ tấm lòng của chúng ta hướng về những người nông dân, ngư dân đang chịu sự gian nan trước bão tố hoành hành năm nào cũng trở đi trở lại? Sẽ thế nào nếu chúng ta vừa thưởng thức những tiện nghi nhất của thế giới số, vừa có thể gửi những biểu hiện của tình yêu thương vô tận ra với những người ngư dân Bình Định thông qua kết nối 5G, vượt sóng biển đến với đảo Hoàng Sa thân thương.
    Cuộc sống chắc chắn thú vị hơn bội phần nếu khi chúng ta thưởng thức những món đặc sản sạch của miền đồng bằng Sông Cửu Long và rồi ngay sau đó có thể gặp gỡ, kết nối, hỗ trợ cho con cái của những cô bác nông dân đang trồng rau sạch chuyển về thành phố, để con cái họ có thể đặt chân lên ngưỡng cửa đại học, bước đến giảng đường tiếp nhận những kiến thức từ các ngành công nghệ của tương lai.
    Thành phố thông minh chính là một hệ sinh thái khi toàn bộ thị dân của thành phố sống trong một không gian sinh thái có những nét đặc biệt riêng của thành phố. Trong hệ sinh thái đó, các thị dân có thể sử dụng các công nghệ thông minh để kích hoạt, lan tỏa và chia sẻ văn hóa, yêu thương và nhân bản không những trong thành phố đó mà còn ra khắp cả năm châu để chúng ta có thể an lạc hơn trong không gian số, thay vì hỗn loạn, nghi ngờ, sợ hãi như trong quá khứ của nhân loại.

Xây dựng con người đô thị trong thành phố thông minh


(PL)- TS Lê Thị Trúc Anh, Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng chương trình “phát triển nhân lực và văn hóa TP.HCM” hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cấp bách của thành phố.

    Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được công bố xác định “phát triển nhân lực và văn hóa TP.HCM” là một trong bốn chương trình phát triển của TP.
    Thách thức từ con người, thói quen cũ

TS Lê Thị Trúc Anh

    Hiện nay quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới đòi hỏi TP.HCM phải tập trung các nguồn lực để tăng tốc hơn trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng văn minh đô thị hiện đại, TP thông minh trên nền tảng những giá trị cốt lõi của văn hóa, con người TP.HCM.
    Như vậy, phải xem xét, chú trọng hài hòa các yếu tố tiên tiến, phát triển vượt trội về công nghệ của đô thị thông minh thời đại 4.0 với việc tạo nền tảng nếp sống, lối sống văn minh tương ứng cho người dân TP.
    Đây không phải lần đầu tiên chính quyền TP xác định chủ đề năm, trong đó nội dung trọng tâm là “xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Còn nhớ giai đoạn 2008-2009, TP.HCM đã tập trung thực hiện chủ đề này.
    Tuy nhiên, hiện nay TP.HCM vẫn đang phải đối diện với áp lực gia tăng dân số cơ học lớn nhất và là nơi bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu mạnh nhất cả nước. Những khó khăn, thách thức không nhỏ ấy khiến cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hành trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị nói riêng của TP.HCM có phần gia tăng hơn về áp lực.
    Những thói quen có từ lâu, ăn sâu vào máu thịt như vứt rác bừa bãi, buôn bán tự do nơi vỉa hè, dưới lòng, lề đường… Những thói quen này không phù hợp với đô thị văn minh, tác động tiêu cực tới mỹ quan TP. Ở nhiều người dân TP chưa hình thành ý thức văn minh đô thị ngay từ nhỏ, từ nền tảng giáo dục gia đình, nhà trường, từ đó dẫn đến những hành vi, việc làm chưa thật chuẩn như không chấp hành nghiêm luật giao thông, tự giác giữ gìn vệ sinh nơi công cộng...
    Cạnh đó, sự thiếu gương mẫu của một vài cán bộ, công chức, viên chức trong những hành xử lệch chuẩn nơi công cộng như hút thuốc lá, xả rác tùy tiện, không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung… không chỉ tác động đến tình cảm, niềm tin của người dân mà nhiều lúc còn trở thành “tấm gương xấu” cho người khác, người dân bắt chước...


Ý thức văn minh đô thị của người dân được hình thành từ nền tảng giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ảnh: Học sinh trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM) trong một lần tham gia chuyên đề tìm hiểu về luật giao thông tại trường. Ảnh: HOÀNG GIANG

    Cán bộ phải đi trước
    Từ thực tiễn của TP.HCM, muốn xây dựng đô thị thông minh thì phải có con người có văn hóa, văn minh, nhân bản, nghĩa tình…
    Muốn có con người tự giác thì trước hết phải có những quy định pháp luật rõ ràng, công khai, minh bạch và nghiêm. Việc xây dựng đô thị thông minh và văn minh đô thị xét đến cùng thực chất là xây dựng con người văn hóa.
    Một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình xây dựng văn minh đô thị là hình ảnh và “văn hóa của người quản lý, lãnh đạo”. Trong nhiều trường hợp, yếu tố tiên quyết của mọi sự thay đổi là từ người lãnh đạo có uy tín, giàu bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo, tận tâm vì lợi ích chung của quần chúng nhân dân. Khi người tổ chức, người đứng đầu tự giác thực thi nhiệm vụ và vai trò nêu gương trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị thì sẽ góp phần gieo mầm và duy trì những thói quen tốt cho cộng đồng, tập thể, trong nhân dân…
    Do vậy, đối với TP.HCM, việc cần làm ngay, thường xuyên, liên tục là tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chuyên nghiệp, phẩm chất văn hóa đạo đức vững chắc và ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng xã hội.
    Gia đình là nơi xây dựng con người văn minh
     Để tạo thành nề nếp, lối sống văn minh đô thị cho người dân TP, các nước gần ta đã dành hàng chục năm để triển khai các chương trình giáo dục công dân cho học sinh, sinh viên của họ. Đây là cách gieo mầm thói quen sinh hoạt trật tự, giữ gìn vệ sinh hay tác phong văn minh, lịch sự nơi đô thị.

Ở nước ta, môn giáo dục công dân được dạy rất cụ thể và nghiêm túc, gồm cả giáo dục luật lệ giao thông, ý thức bảo vệ của công, phép lịch sự xã giao hằng ngày… Đó là cách giáo dục từ gốc rất đáng để chúng ta tiếp tục tham khảo, học tập và vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của TP.HCM, nơi có mức tăng dân số cơ học luôn cao hơn các TP khác.
    Đặc trưng của TP.HCM là các cuộc vận động luôn theo hướng bắt đầu từ cộng đồng dân cư như khu phố, tổ dân phố, khu chung cư… Tuy nhiên, công tác vận động quần chúng, truyền thông về nếp sống văn minh, văn hóa cần chú ý hơn đến vai trò, chức năng của hộ gia đình và những biến đổi văn hóa trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Bởi dù có những biến đổi về quy mô, cơ cấu, tính chất đến đâu chăng nữa thì gia đình vẫn là cơ sở giáo dục công dân căn bản và trước nhất.
    Do vậy, việc vận động và giám sát công dân nơi khu phố gắn với từng hộ gia đình ngày càng quan trọng đối với việc định hình và xây dựng nếp sống đô thị ở cư dân.
    Tăng cường truyền thông về nếp sống văn minh đô thị
    Trong triển khai thực hiện chủ đề năm 2020 “xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, thiết nghĩ chúng ta phải thúc đẩy hơn nữa các chương trình tuyên truyền, giáo dục, các hình thức chế tài và phải tiếp tục lồng ghép hoạt động xây dựng nếp sống văn minh vào các chương trình khác như “Khu phố văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng gia đình văn hóa”…
    Truyền thống của người dân TP.HCM là luôn gắn với tinh thần năng động, sáng tạo. Vì vậy, có rất nhiều mô hình do quần chúng nhân dân góp sức để cùng chính quyền các cấp nâng cao ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong cộng đồng, cần được nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết và nhân rộng điển hình thông qua các hình thức truyền thông đa dạng hiện nay.
    Để tuyên truyền về xây dựng văn hóa, văn minh đô thị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, TP.HCM cũng đã phát huy dịch vụ công trực tuyến và triển khai hệ thống một cửa điện tử, ISO điện tử; đã ban hành kiến trúc chính quyền điện tử đóng vai trò là kế hoạch tổng thể giúp định hướng triển khai một cách thống nhất và đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của TP. Từ đó hỗ trợ hiệu quả công tác cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

    TP quan tâm phát triển hạ tầng số, là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mạng 5G. Từ đó góp phần tăng cường sự kết nối thông tin giữa chủ thể quản lý các cấp và người dân, phối hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội trong việc chung tay, chung sức đẩy lùi tai nạn giao thông, rác thải, ô nhiễm môi trường…, tất cả vì một đô thị an ninh, an toàn, vì hạnh phúc cho mọi người dân sống trên địa bàn.
    Mỗi công dân là chủ thể và mục tiêu của đô thị thông minh
    TP.HCM ngày nay và trong tương lai sẽ là một đô thị nén với nhiều tòa nhà cao tầng, cao ốc, không gian đô thị ngày càng trở nên chật chội. Do đó, chúng ta càng cần chú trọng xây dựng ý thức, nếp sống văn minh đô thị vững chắc nơi người dân. Việc này để người dân thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về an sinh và an toàn, ngày càng hài lòng hơn về đô thị hiện đại.
    Trách nhiệm ấy không chỉ thuộc về các nhà hoạch định chiến lược, các nhà quản lý xã hội mà là mệnh lệnh đặt ra từ cuộc sống, trong đó mọi công dân TP đều là chủ thể sáng tạo, đồng thời là mục tiêu của quá trình phát triển đô thị thông minh, TP văn minh - hiện đại - nghĩa tình.

Thành phố thông minh

    Tự động hoá là điều cần thiết của thành phố thông minh. Giao thông được hỗ trợ bởi công nghệ mới chính là chìa khóa giúp cải thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân - không những về mặt tiện lợi, mà còn trên các phương diện tài chính và sức khỏe.
    Các giải pháp sáng tạo ứng dụng công nghệ


Chủ tịch FPT Trương Gia Bình

    Từ quan điểm của các nhà lãnh đạo, xây dựng và triển khai các Thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị, mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội, gồm 4 khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
    Mỗi tuần lại có thêm 1 triệu người ra thành phố sinh sống. Các đô thị tiêu thụ tới 75% năng lượng và thải ra tới 80% lượng CO2. Các thành phố đang đứng trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng các vấn đề này cũng khác nhau ở các thành phố khác nhau..
    Quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Ước tính có đến 55% dân số toàn cầu hiện đang sinh sống tại các đô thị và dự báo khoảng 70% dân số toàn cầu sẽ chọn đô thị làm nơi sinh sống vào năm 2050.
    Tại khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.
    Đô thị hóa mang đến cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức từ việc tập trung dân cư ngày càng cao như tiêu thụ tài nguyên rất lớn, tác động tiêu cực đến môi trường và sự quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
    Trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhất là đối với các quốc gia có biển dẫn đến yêu cầu phát triển đô thị thông minh bền vững là hết sức cần thiết.
    Tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm về Đô thị thông minh ASEAN, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết, các quốc gia đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc để trở thành "nền kinh tế số" với sự thúc đẩy bởi những tiến bộ của công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển doanh nghiệp và cải thiện cuộc sống của người dân. Xu hướng chuyển đổi số đô thị, xây dựng Thành phố thông minh trở thành một điều tất yếu.
    Chủ tịch HĐQT FPT khẳng định: "Thành phố thông minh là cách lựa chọn duy nhất thông minh để phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Doanh nghiệp sẽ có môi trường thuận lợi để chuyển đổi số, từ đó phát triển bền vững; nhà nước có phương thức quản lý hiệu quả; người dân có môi trường sống và làm việc tốt nhất".
    Song hành cùng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, xây dựng đô thị thông minh phải lấy lợi ích của người dân và phát triển bền vững làm trung tâm. Không có ai đứng ngoài trong cuộc đua này. Với lợi ích tổng thể, toàn diện như vậy, Thành phố thông minh là cơ hội cho tất cả mọi lực lượng trong xã hội.
    Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, nhìn nhận: "Vấn đề cốt lõi của quá trình phát triển đô thị thông minh là xây dựng mạng thông tin mở giữa chính quyền và người dân, minh bạch thông tin; nâng cao chất lượng sống của người dân bằng chính hệ thống công nghệ thông tin hiện đại".
    Theo đó, doanh nghiệp sẽ có môi trường thuận lợi để chuyển đổi số, từ đó phát triển bền vững, Nhà nước có phương thức quản lý hiệu quả, người dân có môi trường sống và làm việc tốt nhất.
    Trong khi đó, ông Hán Minh Cường, Chủ tịch HĐQT ACUD Group, cho rằng để xây dựng thành phố thông minh cần có sự tham gia của cộng đồng thực hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển, trong đó cần tham vấn ý kiến cộng đồng từ giai đoạn bắt đầu thực hiện quy hoạch. Người dân, chuyên gia tham gia thực chất và sâu hơn trong quá trình lập và triển khai quy hoạch, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin.
    Theo các chuyên gia, cùng với Chính phủ và các bộ ban ngành, các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng, công ty khởi nghiệp và người dân có thể cùng hợp tác bằng cách đóng góp dữ liệu, áp dụng và đổi mới các giải pháp thành phố thông minh để tạo ra nhiều dịch vụ, giá trị gia tăng mới cho cộng đồng.
    Các chuyên gia cũng lưu ý xây dựng và triển khai các chương trình chuyển đổi số đô thị và thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị, mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm bốn khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
    Từ quan điểm của các nhà lãnh đạo, xây dựng và triển khai các chương trình Chuyển đổi số đô thị và Thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị, mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội, gồm 4 khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
    Trong đó, một nền tảng công nghệ số với cốt lõi là cấu trúc dữ liệu mở, liên thông và xử lý theo thời gian thực sẽ đóng vai trò là trung tâm điều hành và là công cụ phân tích cho chiến lược Chuyển đổi số đô thị và xây dựng Thành phố thông minh bền vững.
    Cùng với chính phủ và các bộ ban ngành, các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng, công ty khởi nghiệp và người dân có thể cùng hợp tác bằng cách đóng góp dữ liệu, áp dụng và đổi mới các giải pháp Thành phố thông minh để tạo ra nhiều dịch vụ, giá trị gia tăng mới cho cộng đồng.

Nhan sắc người đóng nàng Kiều

Trình Mỹ Duyên - được chọn đóng phim điện ảnh "Kiều" - có gương mặt đẹp, vóc dáng cân đối.

Đơn vị sản xuất phim mới đây công bố Trình Mỹ Duyên đảm nhiệm vai chính. Đạo diễn Mai Thu Huyền nhận xét cô có ngoại hình thanh tú, đẹp đằm thắm, dễ gây cảm mến. Ảnh: Nick Nguyễn.



Người đẹp có đôi mắt to, bờ môi đầy đặn. Ảnh: Mr. AT



Trên Facebook, nhiều khán giả nhận xét Mỹ Duyên đẹp nhưng nghi ngờ khả năng diễn xuất của cô. Cô không học chuyên ngành liên quan điện ảnh, từng bị loại khỏi The Face 2017 vì thể hiện mờ nhạt trong thử thách đóng MV. Êkíp sản xuất phim nói Mỹ Duyên được nghệ sĩ Mai Thanh Dung dạy về đài từ, Kathy Uyên huấn luyện về diễn xuất, giảng viên Nhạc viện Mai Thanh Sơn hướng dẫn đánh đàn. Ngoài ra, cô có thời gian toàn tâm toàn ý đầu tư cho vai diễn. Ảnh: Facebook Mỹ Duyên.



Mỹ Duyên từng tham gia nhiều cuộc thi nhan sắc như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, Hoa hậu Biển Việt Nam 2016. Ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, cô theo đuổi hình ảnh năng động, cá tính. Ảnh: MUV.

Mỹ Duyên thi bán kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Video: MUV.


Cô giành danh hiệu "Người đẹp Áo dài" tại cuộc thi. Ảnh: MUV.



Cô cao 1,67 mét, số đo ba vòng là 76-61-91 cm. Ảnh: MVU.


Trong các bộ ảnh thời trang, Mỹ Duyên thử nghiệm nhiều phong cách, từ gợi cảm, cá tính đến dịu dàng. Ảnh: Facebook Mỹ Duyên.


Người mẫu là một trong những "nàng thơ" của nhiếp ảnh gia Milor Trần. Ảnh: Trần Hoàng Vũ.



Cô catwalk trong show diễn của nhà thiết kế Chung Thanh Phong năm 2017. Ảnh: Hada.

5 cách vượt qua nỗi sợ tài chính

Những nỗi lo về tiền bạc như chi trả thuế, cân bằng ngân quỹ, tính toán đầu tư thường ám ảnh rất nhiều người.

Dưới đây là 5 cách có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ luôn hiện hữu này.

Hiểu biết về những rủi ro


Đầu tư vào thị trường chứng khoán luôn có những rủi ro. Nhưng nếu bạn tránh nó, đồng nghĩa việc bạn sẽ bỏ qua khả năng sinh lời cao mà khó có kênh nào bằng.

Theo đó, giải pháp là bạn phải tự tìm hiểu kiến thức về kênh này. Có thể bắt đầu bằng một khoản tiền nhỏ để giúp bạn hiểu về những hạng mục đầu tư khác nhau.

Nhà sáng lập tờ Money Talks News Stacy Johnson đã đưa ra lời khuyên vỡ lòng về việc đầu tư. Điều này giải thích cách đương đầu với rủi ro, bằng cách đa dạng hóa, tận dụng nguồn quỹ chung và đầu tư dài hạn. "Tôi đã và đang mua cả cổ phiếu cá nhân và quỹ chung hàng chục năm qua. Có một điều chắc chắn là, tôi càng biết nhiều, tôi càng mắc ít sai lầm và càng đỡ sợ hơn", ông nói.

Giao dịch tại một ngân hàng ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.

Xóa bỏ nợ xấu


Cẩn trọng với nợ là tốt, nhưng sợ chúng là điều ngược lại. Một điều quan trọng là bạn phải hiểu được sự khác biệt giữa nợ xấu và nợ tốt.

Nợ tốt là khoản nợ vay để mua một vật phẩm có giá trị tăng lên – ví dụ như khoản vay mua nhà, hoặc khoản vay sinh viên.

Nợ xấu là khoản bạn phải gánh khi phung phí cho những thứ xa xỉ như quần áo, du lịch, ăn uống sang chảnh hoặc là mua xe. Những khoản nợ này ngày càng nhiều khi bạn "vung tay quá trán".

Và nếu bạn luôn cố gắng chối bỏ khoản nợ chồng chất của mình thì giờ là lúc đương đầu với nó. Hãy bắt đầu theo những bước sau. Đầu tiên, bạn hãy ghi những khoản ấy ra một bảng tính, sau đó bắt đầu lên kế hoạch xử lý cho từng khoản một.

Tạo nguồn chi tiêu hợp lý


Chi tiêu vô tội vạ chẳng khác gì lái xe mà nhắm mắt. Tài chính có thể là mối nguy hại mà bạn không thể hay biết.

Theo đó, bạn cần đặt ra hạn mức chi tiêu cho từng ngày, từng tuần và tăng dần khoảng thời gian. Một trong những cách để nhất quán với mục tiêu là bắt đầu bằng một đích mà bạn đang hướng đến. Làm như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng cắt giảm chi tiêu.

Lập kế hoạch tài sản

Lập một kế hoạch về tài sản rõ ràng và bạn sẽ không phải lo con cháu mình tranh giành sau khi bạn không còn nữa.

Có nhiều loại tài liệu mà bạn cần quan tâm. Trước tiên là di nguyện và chúc thư. Đó là cách mà bạn kiểm soát được những thứ mà vợ con và những người có liên quan sẽ nhận sau khi bạn chết đi.

Chuẩn bị đóng thuế từ bây giờ

Người ta vẫn luôn nghe những câu chuyện đáng sợ về việc tính toán sai thuế hoặc là phớt lờ việc đóng thuế, sau đó thì bị vướng vào một hóa đơn thuế khổng lồ.

Để tránh rơi vào trường hợp này, bạn hãy sẵn sàng từ bây giờ, để không chật vật về sau. Nếu những khoản thuế của bạn tương đối đơn giản, đây là lúc bạn nên tập làm quen với những phần mềm khai thuế trực tuyến. Qua đó, bạn không cần phải tốn phí cho người giúp khai thuế.