Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020
Xây dựng con người đô thị trong thành phố thông minh
(PL)- TS Lê Thị Trúc Anh, Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng chương trình “phát triển nhân lực và văn hóa TP.HCM” hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cấp bách của thành phố.
Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được công bố xác định “phát triển nhân lực và văn hóa TP.HCM” là một trong bốn chương trình phát triển của TP.
Thách thức từ con người, thói quen cũ
TS Lê Thị Trúc Anh
Hiện nay quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới đòi hỏi TP.HCM phải tập trung các nguồn lực để tăng tốc hơn trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng văn minh đô thị hiện đại, TP thông minh trên nền tảng những giá trị cốt lõi của văn hóa, con người TP.HCM.
Như vậy, phải xem xét, chú trọng hài hòa các yếu tố tiên tiến, phát triển vượt trội về công nghệ của đô thị thông minh thời đại 4.0 với việc tạo nền tảng nếp sống, lối sống văn minh tương ứng cho người dân TP.
Đây không phải lần đầu tiên chính quyền TP xác định chủ đề năm, trong đó nội dung trọng tâm là “xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Còn nhớ giai đoạn 2008-2009, TP.HCM đã tập trung thực hiện chủ đề này.
Tuy nhiên, hiện nay TP.HCM vẫn đang phải đối diện với áp lực gia tăng dân số cơ học lớn nhất và là nơi bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu mạnh nhất cả nước. Những khó khăn, thách thức không nhỏ ấy khiến cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hành trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị nói riêng của TP.HCM có phần gia tăng hơn về áp lực.
Những thói quen có từ lâu, ăn sâu vào máu thịt như vứt rác bừa bãi, buôn bán tự do nơi vỉa hè, dưới lòng, lề đường… Những thói quen này không phù hợp với đô thị văn minh, tác động tiêu cực tới mỹ quan TP. Ở nhiều người dân TP chưa hình thành ý thức văn minh đô thị ngay từ nhỏ, từ nền tảng giáo dục gia đình, nhà trường, từ đó dẫn đến những hành vi, việc làm chưa thật chuẩn như không chấp hành nghiêm luật giao thông, tự giác giữ gìn vệ sinh nơi công cộng...
Cạnh đó, sự thiếu gương mẫu của một vài cán bộ, công chức, viên chức trong những hành xử lệch chuẩn nơi công cộng như hút thuốc lá, xả rác tùy tiện, không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung… không chỉ tác động đến tình cảm, niềm tin của người dân mà nhiều lúc còn trở thành “tấm gương xấu” cho người khác, người dân bắt chước...
Ý thức văn minh đô thị của người dân được hình thành từ nền tảng giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ảnh: Học sinh trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM) trong một lần tham gia chuyên đề tìm hiểu về luật giao thông tại trường. Ảnh: HOÀNG GIANG
Cán bộ phải đi trước
Từ thực tiễn của TP.HCM, muốn xây dựng đô thị thông minh thì phải có con người có văn hóa, văn minh, nhân bản, nghĩa tình…
Muốn có con người tự giác thì trước hết phải có những quy định pháp luật rõ ràng, công khai, minh bạch và nghiêm. Việc xây dựng đô thị thông minh và văn minh đô thị xét đến cùng thực chất là xây dựng con người văn hóa.
Một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình xây dựng văn minh đô thị là hình ảnh và “văn hóa của người quản lý, lãnh đạo”. Trong nhiều trường hợp, yếu tố tiên quyết của mọi sự thay đổi là từ người lãnh đạo có uy tín, giàu bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo, tận tâm vì lợi ích chung của quần chúng nhân dân. Khi người tổ chức, người đứng đầu tự giác thực thi nhiệm vụ và vai trò nêu gương trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị thì sẽ góp phần gieo mầm và duy trì những thói quen tốt cho cộng đồng, tập thể, trong nhân dân…
Do vậy, đối với TP.HCM, việc cần làm ngay, thường xuyên, liên tục là tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chuyên nghiệp, phẩm chất văn hóa đạo đức vững chắc và ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng xã hội.
Gia đình là nơi xây dựng con người văn minh
Để tạo thành nề nếp, lối sống văn minh đô thị cho người dân TP, các nước gần ta đã dành hàng chục năm để triển khai các chương trình giáo dục công dân cho học sinh, sinh viên của họ. Đây là cách gieo mầm thói quen sinh hoạt trật tự, giữ gìn vệ sinh hay tác phong văn minh, lịch sự nơi đô thị.
Ở nước ta, môn giáo dục công dân được dạy rất cụ thể và nghiêm túc, gồm cả giáo dục luật lệ giao thông, ý thức bảo vệ của công, phép lịch sự xã giao hằng ngày… Đó là cách giáo dục từ gốc rất đáng để chúng ta tiếp tục tham khảo, học tập và vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của TP.HCM, nơi có mức tăng dân số cơ học luôn cao hơn các TP khác.
Đặc trưng của TP.HCM là các cuộc vận động luôn theo hướng bắt đầu từ cộng đồng dân cư như khu phố, tổ dân phố, khu chung cư… Tuy nhiên, công tác vận động quần chúng, truyền thông về nếp sống văn minh, văn hóa cần chú ý hơn đến vai trò, chức năng của hộ gia đình và những biến đổi văn hóa trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Bởi dù có những biến đổi về quy mô, cơ cấu, tính chất đến đâu chăng nữa thì gia đình vẫn là cơ sở giáo dục công dân căn bản và trước nhất.
Do vậy, việc vận động và giám sát công dân nơi khu phố gắn với từng hộ gia đình ngày càng quan trọng đối với việc định hình và xây dựng nếp sống đô thị ở cư dân.
Tăng cường truyền thông về nếp sống văn minh đô thị
Trong triển khai thực hiện chủ đề năm 2020 “xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, thiết nghĩ chúng ta phải thúc đẩy hơn nữa các chương trình tuyên truyền, giáo dục, các hình thức chế tài và phải tiếp tục lồng ghép hoạt động xây dựng nếp sống văn minh vào các chương trình khác như “Khu phố văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng gia đình văn hóa”…
Truyền thống của người dân TP.HCM là luôn gắn với tinh thần năng động, sáng tạo. Vì vậy, có rất nhiều mô hình do quần chúng nhân dân góp sức để cùng chính quyền các cấp nâng cao ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong cộng đồng, cần được nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết và nhân rộng điển hình thông qua các hình thức truyền thông đa dạng hiện nay.
Để tuyên truyền về xây dựng văn hóa, văn minh đô thị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, TP.HCM cũng đã phát huy dịch vụ công trực tuyến và triển khai hệ thống một cửa điện tử, ISO điện tử; đã ban hành kiến trúc chính quyền điện tử đóng vai trò là kế hoạch tổng thể giúp định hướng triển khai một cách thống nhất và đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của TP. Từ đó hỗ trợ hiệu quả công tác cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
TP quan tâm phát triển hạ tầng số, là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mạng 5G. Từ đó góp phần tăng cường sự kết nối thông tin giữa chủ thể quản lý các cấp và người dân, phối hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội trong việc chung tay, chung sức đẩy lùi tai nạn giao thông, rác thải, ô nhiễm môi trường…, tất cả vì một đô thị an ninh, an toàn, vì hạnh phúc cho mọi người dân sống trên địa bàn.
Mỗi công dân là chủ thể và mục tiêu của đô thị thông minh
TP.HCM ngày nay và trong tương lai sẽ là một đô thị nén với nhiều tòa nhà cao tầng, cao ốc, không gian đô thị ngày càng trở nên chật chội. Do đó, chúng ta càng cần chú trọng xây dựng ý thức, nếp sống văn minh đô thị vững chắc nơi người dân. Việc này để người dân thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về an sinh và an toàn, ngày càng hài lòng hơn về đô thị hiện đại.
Trách nhiệm ấy không chỉ thuộc về các nhà hoạch định chiến lược, các nhà quản lý xã hội mà là mệnh lệnh đặt ra từ cuộc sống, trong đó mọi công dân TP đều là chủ thể sáng tạo, đồng thời là mục tiêu của quá trình phát triển đô thị thông minh, TP văn minh - hiện đại - nghĩa tình.
Thành phố thông minh
Các giải pháp sáng tạo ứng dụng công nghệ
Từ quan điểm của các nhà lãnh đạo, xây dựng và triển khai các Thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị, mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội, gồm 4 khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
Mỗi tuần lại có thêm 1 triệu người ra thành phố sinh sống. Các đô thị tiêu thụ tới 75% năng lượng và thải ra tới 80% lượng CO2. Các thành phố đang đứng trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng các vấn đề này cũng khác nhau ở các thành phố khác nhau..
Quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Ước tính có đến 55% dân số toàn cầu hiện đang sinh sống tại các đô thị và dự báo khoảng 70% dân số toàn cầu sẽ chọn đô thị làm nơi sinh sống vào năm 2050.
Tại khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.
Đô thị hóa mang đến cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức từ việc tập trung dân cư ngày càng cao như tiêu thụ tài nguyên rất lớn, tác động tiêu cực đến môi trường và sự quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhất là đối với các quốc gia có biển dẫn đến yêu cầu phát triển đô thị thông minh bền vững là hết sức cần thiết.
Tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm về Đô thị thông minh ASEAN, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết, các quốc gia đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc để trở thành "nền kinh tế số" với sự thúc đẩy bởi những tiến bộ của công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển doanh nghiệp và cải thiện cuộc sống của người dân. Xu hướng chuyển đổi số đô thị, xây dựng Thành phố thông minh trở thành một điều tất yếu.
Chủ tịch HĐQT FPT khẳng định: "Thành phố thông minh là cách lựa chọn duy nhất thông minh để phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Doanh nghiệp sẽ có môi trường thuận lợi để chuyển đổi số, từ đó phát triển bền vững; nhà nước có phương thức quản lý hiệu quả; người dân có môi trường sống và làm việc tốt nhất".
Song hành cùng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, xây dựng đô thị thông minh phải lấy lợi ích của người dân và phát triển bền vững làm trung tâm. Không có ai đứng ngoài trong cuộc đua này. Với lợi ích tổng thể, toàn diện như vậy, Thành phố thông minh là cơ hội cho tất cả mọi lực lượng trong xã hội.
Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, nhìn nhận: "Vấn đề cốt lõi của quá trình phát triển đô thị thông minh là xây dựng mạng thông tin mở giữa chính quyền và người dân, minh bạch thông tin; nâng cao chất lượng sống của người dân bằng chính hệ thống công nghệ thông tin hiện đại".
Theo đó, doanh nghiệp sẽ có môi trường thuận lợi để chuyển đổi số, từ đó phát triển bền vững, Nhà nước có phương thức quản lý hiệu quả, người dân có môi trường sống và làm việc tốt nhất.
Trong khi đó, ông Hán Minh Cường, Chủ tịch HĐQT ACUD Group, cho rằng để xây dựng thành phố thông minh cần có sự tham gia của cộng đồng thực hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển, trong đó cần tham vấn ý kiến cộng đồng từ giai đoạn bắt đầu thực hiện quy hoạch. Người dân, chuyên gia tham gia thực chất và sâu hơn trong quá trình lập và triển khai quy hoạch, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo các chuyên gia, cùng với Chính phủ và các bộ ban ngành, các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng, công ty khởi nghiệp và người dân có thể cùng hợp tác bằng cách đóng góp dữ liệu, áp dụng và đổi mới các giải pháp thành phố thông minh để tạo ra nhiều dịch vụ, giá trị gia tăng mới cho cộng đồng.
Các chuyên gia cũng lưu ý xây dựng và triển khai các chương trình chuyển đổi số đô thị và thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị, mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm bốn khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
Từ quan điểm của các nhà lãnh đạo, xây dựng và triển khai các chương trình Chuyển đổi số đô thị và Thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị, mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội, gồm 4 khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
Trong đó, một nền tảng công nghệ số với cốt lõi là cấu trúc dữ liệu mở, liên thông và xử lý theo thời gian thực sẽ đóng vai trò là trung tâm điều hành và là công cụ phân tích cho chiến lược Chuyển đổi số đô thị và xây dựng Thành phố thông minh bền vững.
Cùng với chính phủ và các bộ ban ngành, các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng, công ty khởi nghiệp và người dân có thể cùng hợp tác bằng cách đóng góp dữ liệu, áp dụng và đổi mới các giải pháp Thành phố thông minh để tạo ra nhiều dịch vụ, giá trị gia tăng mới cho cộng đồng.
Nhan sắc người đóng nàng Kiều
Đơn vị sản xuất phim mới đây công bố Trình Mỹ Duyên đảm nhiệm vai chính. Đạo diễn Mai Thu Huyền nhận xét cô có ngoại hình thanh tú, đẹp đằm thắm, dễ gây cảm mến. Ảnh: Nick Nguyễn.
Người đẹp có đôi mắt to, bờ môi đầy đặn. Ảnh: Mr. AT
Trên Facebook, nhiều khán giả nhận xét Mỹ Duyên đẹp nhưng nghi ngờ khả năng diễn xuất của cô. Cô không học chuyên ngành liên quan điện ảnh, từng bị loại khỏi The Face 2017 vì thể hiện mờ nhạt trong thử thách đóng MV. Êkíp sản xuất phim nói Mỹ Duyên được nghệ sĩ Mai Thanh Dung dạy về đài từ, Kathy Uyên huấn luyện về diễn xuất, giảng viên Nhạc viện Mai Thanh Sơn hướng dẫn đánh đàn. Ngoài ra, cô có thời gian toàn tâm toàn ý đầu tư cho vai diễn. Ảnh: Facebook Mỹ Duyên.
Mỹ Duyên từng tham gia nhiều cuộc thi nhan sắc như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, Hoa hậu Biển Việt Nam 2016. Ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, cô theo đuổi hình ảnh năng động, cá tính. Ảnh: MUV.
Mỹ Duyên thi bán kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Video: MUV.
Cô giành danh hiệu "Người đẹp Áo dài" tại cuộc thi. Ảnh: MUV.
Cô cao 1,67 mét, số đo ba vòng là 76-61-91 cm. Ảnh: MVU.
Trong các bộ ảnh thời trang, Mỹ Duyên thử nghiệm nhiều phong cách, từ gợi cảm, cá tính đến dịu dàng. Ảnh: Facebook Mỹ Duyên.
Người mẫu là một trong những "nàng thơ" của nhiếp ảnh gia Milor Trần. Ảnh: Trần Hoàng Vũ.
Cô catwalk trong show diễn của nhà thiết kế Chung Thanh Phong năm 2017. Ảnh: Hada.
5 cách vượt qua nỗi sợ tài chính
Dưới đây là 5 cách có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ luôn hiện hữu này.
Hiểu biết về những rủi ro
Đầu tư vào thị trường chứng khoán luôn có những rủi ro. Nhưng nếu bạn tránh nó, đồng nghĩa việc bạn sẽ bỏ qua khả năng sinh lời cao mà khó có kênh nào bằng.
Theo đó, giải pháp là bạn phải tự tìm hiểu kiến thức về kênh này. Có thể bắt đầu bằng một khoản tiền nhỏ để giúp bạn hiểu về những hạng mục đầu tư khác nhau.
Nhà sáng lập tờ Money Talks News Stacy Johnson đã đưa ra lời khuyên vỡ lòng về việc đầu tư. Điều này giải thích cách đương đầu với rủi ro, bằng cách đa dạng hóa, tận dụng nguồn quỹ chung và đầu tư dài hạn. "Tôi đã và đang mua cả cổ phiếu cá nhân và quỹ chung hàng chục năm qua. Có một điều chắc chắn là, tôi càng biết nhiều, tôi càng mắc ít sai lầm và càng đỡ sợ hơn", ông nói.
Giao dịch tại một ngân hàng ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
Xóa bỏ nợ xấu
Cẩn trọng với nợ là tốt, nhưng sợ chúng là điều ngược lại. Một điều quan trọng là bạn phải hiểu được sự khác biệt giữa nợ xấu và nợ tốt.
Nợ tốt là khoản nợ vay để mua một vật phẩm có giá trị tăng lên – ví dụ như khoản vay mua nhà, hoặc khoản vay sinh viên.
Nợ xấu là khoản bạn phải gánh khi phung phí cho những thứ xa xỉ như quần áo, du lịch, ăn uống sang chảnh hoặc là mua xe. Những khoản nợ này ngày càng nhiều khi bạn "vung tay quá trán".
Và nếu bạn luôn cố gắng chối bỏ khoản nợ chồng chất của mình thì giờ là lúc đương đầu với nó. Hãy bắt đầu theo những bước sau. Đầu tiên, bạn hãy ghi những khoản ấy ra một bảng tính, sau đó bắt đầu lên kế hoạch xử lý cho từng khoản một.
Tạo nguồn chi tiêu hợp lý
Chi tiêu vô tội vạ chẳng khác gì lái xe mà nhắm mắt. Tài chính có thể là mối nguy hại mà bạn không thể hay biết.
Theo đó, bạn cần đặt ra hạn mức chi tiêu cho từng ngày, từng tuần và tăng dần khoảng thời gian. Một trong những cách để nhất quán với mục tiêu là bắt đầu bằng một đích mà bạn đang hướng đến. Làm như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng cắt giảm chi tiêu.
Lập kế hoạch tài sản
Lập một kế hoạch về tài sản rõ ràng và bạn sẽ không phải lo con cháu mình tranh giành sau khi bạn không còn nữa.
Có nhiều loại tài liệu mà bạn cần quan tâm. Trước tiên là di nguyện và chúc thư. Đó là cách mà bạn kiểm soát được những thứ mà vợ con và những người có liên quan sẽ nhận sau khi bạn chết đi.
Chuẩn bị đóng thuế từ bây giờ
Người ta vẫn luôn nghe những câu chuyện đáng sợ về việc tính toán sai thuế hoặc là phớt lờ việc đóng thuế, sau đó thì bị vướng vào một hóa đơn thuế khổng lồ.
Để tránh rơi vào trường hợp này, bạn hãy sẵn sàng từ bây giờ, để không chật vật về sau. Nếu những khoản thuế của bạn tương đối đơn giản, đây là lúc bạn nên tập làm quen với những phần mềm khai thuế trực tuyến. Qua đó, bạn không cần phải tốn phí cho người giúp khai thuế.
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020
Đôi điều về cứu trợ Miền Trung
Tôi đã nhiều lần tham gia hoặc dẫn dắt các đoàn thiện nguyện vào cứu trợ các tỉnh miền Trung, đặc biệt vào các năm 2005, 2011, 2013 Ý nghĩa thì rất tốt, không phải bàn đến. Nhưng tôi nhận thấy: Dù quà có đưa được tận tay đến bà con vùng thiên tai hoạn nạn, thì vẫn xảy có tình trạng chồng chéo và bập bõm. Nghĩa là chỗ nhiều, chỗ ít. Vùng sâu, vùng xa, cách trở giao thông, bà con cần quà thì không được mấy đoàn đến. Vùng gần đường đi lối lại , tình hình không đến nỗi quá khó khăn, thì lại được quá nhiều quà.
Tôi đã từng ăn ngủ cắm rễ ở một xã trọng điểm lũ lụt, lốc xoáy miền Trung năm 2013, trong thời gian hơn một tuần liền. Mục đích để đón các Đoàn cứu trợ có mối liên hệ với Câu lạc bộ nhà báo nữ VN từ ngoài HN lần lượt vào tới. Và đó chính là dịp để tôi quan sát được tình hình khá kỹ lưỡng.
Các Đoàn từ trong Nam và ngoài Bắc ùn ùn đến. Xe cộ tắc nghẽn hàng đoạn đường dài. Gạo mỳ, đường sữa, dầu ăn, nước mắm, chăn màn, quần áo, sách vở chất ngất, xếp đầy trụ sở ủy ban xã, hoặc các nhà văn hóa thôn làng. Ấy là do nhiều Đoàn không chở quà đến được, mà phải nhờ chính quyền địa phương mua hộ hàng quà, để sẵn đấy, đợi người vào sau phát quà. Cũng là rất tiện lợi. Nhưng giá gạo mì, hàng hóa mua tại vùng bị bão lũ đó, đương nhiên cao hơn nhiều so với giá thị trường. Thôi, đắt rẻ cũng không nói tới nữa. Mà cái đáng nói là những món quà ấy quá nhiều. Để dành không có chỗ, mà bán thì khó coi.
Tôi đã dành cả một buổi sáng đứng trên tầng 2 trụ sở UBND xã trọng điểm đó quan sát cảnh tặng quà và nhận quà của 4 đoàn cứu trợ của cả HN và SG, khi mà các Đoàn của CLB nhà báo nữ vừa trở về hay chưa kịp tới.
Vốn không phải là người tinh mắt lắm, nhưng tôi đã rất ngạc nhiên khi để ý đến một chị nông dân mặc chiếc áo xanh hồ thủy khá nổi bật. Chị cứ đôn đáo chạy từ góc sân này qua góc sân khác để nhận quà, tay bưng, đầu đội rất vất vả. Xếp quà ra một góc vườn xa xa rồi lại tất tả chạy vào nhận tiếp. Và các cán bộ địa phương đọc danh sách ở bốn nhóm phát quà, đều xác nhận chị đúng là người nhận quà 100%. Lúc đó tôi mới bắt đầu nhìn rộng ra hơn thì thấy không chỉ chị áo xanh mà rất nhiều người áo nâu, áo tím, áo vàng... cũng hoạt động con thoi như chị.
Hỏi ra thì mới biết, chị áo xanh là con dâu nhà nọ và lại là con gái nhà kia, thuộc danh sách của chính gia đình mình, và lại cũng thuộc danh sách của gia đình con trai con dâu chị, cũng thuộc danh sách nhà con gái con rể của chị. Và nhà nào cũng vậy thôi. Thế mới biết chính quyền và đoàn thể địa phương cũng biết vận dụng khá thông minh khéo léo trong khi làm danh sách. Chuyện gia đình bị nạn 10, khai thành 12, ví dụ thế, là thường thấy.
Bởi vậy có tờ báo thống kê : Có những gia đình được nhận tới 96 thùng mỳ ăn liền và hàng trăm chai xì dầu nước mắm, chưa kể đến các món quà khác, là chuyện không hề nói sai.
Nói vụng, có thành viên Đoàn thiện nguyện còn chỉ cho chính tôi nhìn thấy cảnh có những nhà lượn SH hay Dyland gì đó, ( tôi vốn không biết đi xe máy nên không để ý ) vèo vèo đến lĩnh quà từ thiện, chứ không đùa. Lúc ấy tôi cứ xấu hổ cứ như chính mình làm sai vậy.
Trong khi nhu cầu về nhu yếu phẩm của bà con vùng bão lũ chỉ cần độ 1/10 như thế, thì nhu cầu của bà con về vật liệu sửa chữa nhà cửa, bếp nước, chuồng trại như gạch ngói, gỗ lạt, nhu cầu giống vốn cây trồng , vật nuôi lại rất lớn. Thì các Đoàn hầu như hiếm khi đáp ứng được
Bởi vậy, vai trò của Mặt trận Tổ Quốc và Hội Chữ thập đỏ ở các cấp trong những đợt quà cứu trợ khẩn cấp này rất quan trọng trong việc quyên góp , điều phối hàng và quà
Và nên quan tâm tới việc mua sắm, chuyển tới cho bà con những hoàng hóa cần thiết để khôi phục sản xuất, chăn nuôi trồng trọt , ổn định cuộc sống sau bão lũ.
Xuất phát từ những trải nghiệm thực tế nhiều đợt cứu trợ, đại diện cho CLB nhà báo nữ VN, tôi xin bày tỏ ý định không tổ chức các chuyến cứu trợ như cũ. Vừa chồng chéo, vừa cồng kềnh, vừa không sát thực lắm, dù là đã đưa được tận tay bà con.
Mỗi chuyến đi như vậy, các thành viên trong Đoàn thiện nguyện ngoài chuyện đóng góp tiền của, cỡ 1-2.000.000 đ hoặc hơn thế, còn phải đóng góp thêm khoảng 1.200.000đ đến 1.500.000 đ, là kinh phí cho 3-4 ngày ăn ở và tiền thuê xe cộ chở người và chở hàng. Ý nghĩa quan tâm đến đồng bào và thể hiện tình người rất quý hóa. Nhưng tiền của, nếu quy ra các loại vật dụng cần thiết như mong muốn, dù lên tới một vài trăm triệu mỗi chuyến cũng chỉ đủ trợ giúp cho vài ba chục gia đình mua vật liệu xây dựng hay cây giống, vật nuôi.
Theo tôi, giá chúng ta dành số tiền đó chuyển sang đóng góp cho một vài địa phương hay gia đình nạn nhân cụ thể, tận xã hay tận phường ( theo các mối liên hệ đáng tin cậy như qua các đồng nghiệp Báo Đài địa phương, thống kế thiệt hại, khó khăn....), từ đó chuyển TIỀN MẶT để các hộ dân cụ thể thuộc các địa phương đó, cho bà con MUA SẮM CÁC LOẠI VẬT LIỆU XÂY DỰNG, GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI.... Rồi đại diện Đoàn cứu trợ sẽ nhờ các đồng nghiệp báo đài địa phương giúp cho việc giám sát, đưa tin. Hoặc Đoàn cử một vài người trong Đoàn thiện nguyện vào đối chiếu, kiểm tra. Có lẽ hữu hiệu hơn chăng?
Cho nên, CLB nhà báo nữ VN chủ trương KHÔNG TỔ CHỨC các Đoàn cứu trợ nhu yếu phẩm như các năm trước mà sẽ tìm những phương án phù hợp hơn.
Những tháng ngày này, chúng ta, gia đình, cá nhân nào cũng nhiệt tâm tham gia đóng góp cứ trợ Miền Trung thông qua cơ quan, trường học, các đoàn thể : Công đoàn, Thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ Quốc, Hội CTĐ. ...Vậy càng nên tích cực hơn nữa. Cụ thể là đóng góp cao hơn so với quy định tối thiểu.
Chỉ mong các cơ quan đoàn thể hữu trách hãy cố giữ vững vai trò , tích cực hoạt động, đáp ứng lòng tin cậy của các tầng lớp nhân dân. Để cho việc cứu trợ được đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng cảnh.
Tất cả vì đồng bào Miền Trung thân thương của chúng ta!
Gà cùng một mẹ
Tình anh em là cái gì đó vô cùng thiêng liêng với mỗi người. Thế nhưng trên thực tế tình cảm ấy ở mỗi gia đình đâu phải diễn ra suôn sẻ. Có những gia đình anh em đoàn kết yêu thương nhau. Cũng có gia đình anh em mâu thuẫn, thậm chí huynh đệ tương tàn.
Tình anh em là cái gì đó vô cùng thiêng liêng với mỗi người. Thế nhưng trên thực tế tình cảm ấy ở mỗi gia đình đâu phải diễn ra suôn sẻ. Có những gia đình anh em đoàn kết yêu thương nhau. Song cũng không ít gia đình lục đục, cãi vã, tị nạnh, thậm chí tranh chấp, kiện tụng nhau chỉ vì tài sản thừa kế hay bất kể những lý do nhỏ nhặt, vô duyên khác, có khi dẫn đến từ nhau. Cao hơn và tệ hơn là có những triều đại suy vong bởi các cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Thế nên, từ lâu đời các cụ ta đã rất chú trọng giáo dục con cháu coi trọng tình anh em, ví như đưa ra những quan niệm “quyền huynh thế phụ” (anh cả quyền thay cha khi cha mất, anh có nghĩa vụ chăm sóc các em và các em phải nghe anh) hay “mất cha có chú”( người chú là chỗ dựa cho các cháu con anh khi anh mất). Sự coi trọng tình anh em cũng được thể hiện rất rõ trong các ngạn ngữ, cao dao:
“Anh em như chân với tay
Vợ chồng như áo cởi ngay ra liền”…
Tôi thì tôi nhớ nhất câu cửa miệng của mẹ ngày xưa khuyên các con khi chúng tôi chí chóe :
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Thật là hình ảnh dung dị khơi gợi tình yêu thương, thế nên câu ca ấy cứ hằn sâu trong tâm hồn non nớt của chúng tôi. Chẳng thế mà ở độ tuổi phá phách nhất, các anh tôi hay có những trận uýnh nhau với những đứa hàng xóm ngỗ nghịch, đôi lúc cũng có “nội chiến” anh em oánh nhau. Song hễ đứa nào đụng đến em mình là anh cả, anh hai xù lên bảo vệ. Tôi còn nhớ có lần đi xem phim ở bãi chiếu bóng thị trấn, đông đúc và chen lấn quá, anh cả tôi đã công kênh tôi trên vai để vượt đám đông và hét lên “Trời ơi, mọi người chen bẹp em tôi rồi!”
Rồi kỷ niệm thời sinh viên nghèo tôi học chuyên ngữ mà chẳng có tiền mua từ điển. Anh cả tôi đang đóng quân xa nhà không hiểu vì sao mà biết được đã gửi thư cho tôi kèm theo 100 đồng trong đó bảo em mua từ điển. Tôi vui sướng khôn xiết và mua cuốn từ điển Pháp Việt mới nhất lúc bấy giờ. Giờ đây, thị trường có bao nhiêu loại từ điển phong phú, hiện đại, nhưng tôi vẫn giữ, vẫn dùng cuốn từ điển ấy…
Khi có con, tôi thường ngâm nga câu ca dao “…gà cùng một mẹ…” ngày nào cho các con nghe. Thằng lớn thì thuộc lòng, ai hỏi cháu có bao giờ bắt nạt em không, nó trả lời luôn “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Còn thằng bé dí dỏm hơn nói lái:“gà cùng một mẹ cứ hoài đá nhau!”. Nói vậy thôi, cũng như anh em tôi ngày xưa, các cu cậu nhiều khi chí chóe, nhưng thực ra anh em hắn luôn bảo vệ, yêu thương nhau.
Khởi nghiệp với bánh đa quê
Chùa Việt Nam
Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền" (chữ Nôm: 廛 hoặc 纏)... Một số người cho rằng từ "chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.
Khái quát
Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy. "Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả.
Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong một danh sách dài.
Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày khánh thành đều là những thời điểm có ý nghĩa trong đời sống nhân dân làng quê Việt Nam. Thường có những nghi lễ đặc biệt trong những ngày này.
Chùa Minh Thành (Gia Lai), hình ảnh phục dựng tiêu biểu kiến trúc thời Lý, Trần. Kết cấu đấu-củng, mái ngói Ngói lưu ly truyền thống Việt.
Chùa Dâu, Bắc Ninh
Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.
Phân loại theo cấu trúc
Mặt bằng chùa chữ Đinh
Mặt bằng chùa chữ Công
Mặt bằng chùa chữ Tam
Mặt bằng chùa chữ Quốc
Chùa chữ Đinh
Chùa chữ Đinh (丁), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà Nội); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),...
Chùa chữ Công
Chùa chữ Công (工) là chùa có 'nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống. Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An); chùa Keo (Thái Bình),...
Chùa chữ Tam
Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế này.
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công (工), còn phía ngoài có khung bao quanh như bộ Vi (口) bao bên ngoài như ở chữ Quốc (國).
Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác như gác chuông, tháp và tam quan.
Chùa kiểu chữ Công (宮) là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu biểu là chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, hay ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả những thành tựu của kiến trúc. Nhưng những ngoại lệ như vậy không nhiều.
Kiến trúc
Cột kinh cổ nhất Việt Nam tại Chùa Nhất Trụ, Ninh Bình
Tháp Chùa Keo, Thái Bình
Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền Bắc. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người Khmer xây theo kiến trúc của Campuchia và Thái Lan - vốn ảnh hưởng văn hóa của đế chế Khmer. Chùa của người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng.
Tam quan
Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông.
Sân chùa
Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây dựng ở đây như ở chùa Dâu, chùa Thiên Mụ.
Bái đường
chùa Bái Đính, Ninh Bình
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào quy mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.
Chính điện
Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.
Hành lang
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.
Hậu đường
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.
Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa tiền Phật hậu Thần phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía trước, có chùa có gác chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà tổ. Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, Chùa Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang...
Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen...
Bài trí tượng thờ trong chùa
Do lịch sử truyền nhập Phật giáo ở Việt Nam, phần lớn chùa Việt Nam là chùa Đại thừa. Do đó, ở nhà chính điện cũng như các tòa nhà khác trong chùa, chúng ta thấy có nhiều tượng Phật, Bồ Tát cùng với các tượng thuộc những hệ phái Phật giáo khác.
Tượng bày trong chính điện
Tượng Phật sơn son thếp vàng trong chùa (ảnh chụp tại chùa Trăm Gian, Hà Tây)
Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao xuống thấp. Vị trí các tượng được thay đổi linh hoạt theo từng chùa. Có những chùa có rất nhiều tượng như chùa Mía ở Hà Tây, có tới 278 pho tượng, chùa Trăm Gian ở Hà Tây có 153 pho tượng... Các lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc sau: lớp bàn thờ cao nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án. Nguyên tắc bài trí khá uyển chuyển và linh hoạt đối với mỗi chùa. Tuy vậy, một số nét chung thường thấy như sau:
Tầng cao nhất của bàn thờ ở chính điện, sát vách, thường có 3 pho tượng gọi là "Tam thế Phật", tức là các vị Phật của ba thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. Một trong các Phật quá khứ là Phật Nhiên Đăng, Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mầu Ni, Phật tương lai sẽ là Bồ Tát Di Lặc (hiện tại đang thuyết giảng ở nội cung trời Đâu Suất, sẽ hạ sinh trong vài triệu năm nữa, sau khi Phật pháp bị trôi vào lãng quên). Ba tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có chữ vạn (+), mình có sắc hoàn kim sáng rực, mặt nguyệt. Ba pho tượng Tam thế được đặt ngồi trên tòa sen.
Phía dưới ba pho tượng trên thường xếp ba pho tượng gọi là "Di Đà tam tôn" (còn gọi là "Tây phương tam thánh") gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (tiếng Phạn: Avalokiteśvara) ở bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên phải. Tượng Phật A Di Đà thường có kích thước lớn hơn các tượng khác. Tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích cao 1,82 m, trong tư thế ngồi toạ thiền, không kể bệ và đài sen; tượng này ở chùa Bần Yên Nhân (Hưng Yên) cao tới 2 m, không kể bệ và đài sen. Hai tượng còn lại là hai vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà nên thường được tạc kiểu đứng chầu bên cạnh. Bộ "Di Đà tam tôn" được đặt ở tầng thứ hai để tỏ ý là mặc dù các ngài ở cõi Cực lạc nhưng vẫn có duyên và gần gũi với cõi Sa bà này, gần gũi với chúng sinh.
Dưới ba pho tượng "Di Đà tam tôn", đã nói bên trên, thường là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni (còn gọi là Thích ca giáo chủ) ngồi giữa với tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải. Thích Ca ngồi trên tòa sen, còn Văn Thù và Phổ Hiền đứng trên tòa sen. Bộ ba tượng này thể hiện cảnh Phật Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp. Có nhiều nơi, thay vào vị trí của Văn Thù và Phổ Hiền là hai đệ tử của Thích Ca là Ca Diếp và A Nan Đà khi Phật Thích ca còn đang ở thế gian.
Ở lớp ban thờ thứ tư, chiếm vị trí ở giữa là tượng Cửu Long. Hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên. Tượng Cửu Long diễn tả Phật Thích Ca Mầu Ni lúc mới sinh. Theo truyền thuyết, khi ngài mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm. Tắm xong, ngài tự đi được bảy bước về phía trước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn" (trên trời, dưới trời chỉ có một ta), xong ngài lại nằm xuống theo kiểu con trẻ. Đế Thích là vua chủ tể cõi trời dục giới, còn Phạm Thiên là vua chủ tể cõi trời sắc giới. Vì là vua nên tượng các vị được tạc theo chân dung hoàng đế: đội mũ miện, ngồi trên ngai.
Tượng gỗ cổ A-la-hán tại chùa Bút Tháp
Trên bàn thờ chính ở nhà thượng điện, ngoài tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, ở một số chùa còn có tượng Phật Di Lặc. Tượng được tạo với bộ mặt tươi cười, áo phanh, để hở cái bụng to. Thường hai bên tượng này, người ta còn đặt ở bên trái tượng Pháp hoa lâm Bồ Tát, bên phải là Đại diệu tướng Bồ Tát, gọi chung là Di Lặc Tam Tôn. Ngoài ra, ở một số chùa, sau lớp tượng Cửu long, người ta còn bày bốn pho tượng Tứ Thiên Vương. Đó là bốn vị Thiên Vương phân nhau cai quản bốn cõi ở bốn phía núi Tu-di, nơi ngự trị của Đế Thích. Có chùa lại bày tượng Tứ Bồ Tát vào vị trí của Tứ Thiên Vương. Những chùa rộng rãi còn bày thêm tượng tám vị Kim cương (Bát bộ Kim cương) ở hai bên sát chính điện, mỗi bên bốn vị, mặc giáp trụ và cầm vũ khí.
Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay cũng thấy được bày bổ sung vào điện chính. Cần lưu ý là các tượng Đức Quan thế âm có nhiều biến thể nhất trong các chùa ở Việt Nam và các biến thể này hầu hết lại được diễn tả bằng hình tướng nữ: Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Quan Âm Thị Kính. Cũng ở nhà chính điện, ở hai bên dãy bàn thờ chư Phật có thể gặp lại tượng thờ Thái thượng Lão quân ở bên phải và Khổng Tử ở bên trái. Đây là hai vị tổ của Đạo giáo và Nho giáo được thờ trong điện thờ Phật của các chùa để diễn tả tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" của xã hội Việt Nam xưa.
Tượng bày trong bái đường
Tượng bày trong bái đường chùa Vĩnh Nghiêm, TP HCM
Trong nhà tiền đường (gian bên cạnh của nhà bái đường) thường có hai tượng Hộ pháp là những vị thần bảo vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Kích thước của tượng rất lớn, đắp bằng đất thó. Dân gian vẫn nói "to như ông Hộ pháp" là cách nói so sánh với hai tượng này. Còn một số thuyết khác, đã thành phổ biến, cho rằng tượng vị bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông Thiện), tượng vị bên phải là Trừng ác (gọi tắt là ông Ác). Theo thuyết này thì việc bày đối xứng hai tượng ông Thiện-Ác nói lên sự tồn tại biện chứng của hai bản nguyên Thiện-Ác.
Ở phía Đông nhà bái đường có ban thờ tượng Thổ địa thần, có một số chùa đưa tượng này ra thờ riêng ở một miếu bên cạnh chùa. Ở một số chùa, bên cạnh thờ Thổ địa thần ta gặp bàn thờ Long thần. Theo truyền thuyết, Long vương vốn lúc đầu định hãm hại Phật tổ, phá hoại sự nghiệp của Phật, không cho thành chính quả nhưng đã không phá nổi nên đã quy Phật và hộ trì Phật pháp.
Phía Tây nhà bái đường thường có pho tượng Thánh tăng. Tượng này được bày nhiều nhất ở nhà tăng đường (nhà tổ). Ở nhà tổ, ngoài tượng các vị sư từng trụ trì ở chùa, còn có bàn thờ đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma, nhà sư Ấn Độ đến Trung Hoa vào khoảng đầu thế kỷ 6, được coi là người sáng lập Thiền Tông ở đó.
Ở nhà bái đường, đôi khi còn có các bàn thờ mười vị Diêm Vương, được gọi là thập điện Diêm Vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục.
Tượng bày ở nhà hành lang
Nhà hành lang có thể là hai dãy nhà chạy song song ở hai bên nhà chính điện. Cũng có thể là hai dãy như vậy mà chung mái với nhà điện chính và mang đúng nghĩa là hành lang, theo hai lối hành lang này có thể đi tiếp vào hậu đường. Người ta thường bày tượng 18 vị Tổ truyền đăng, mỗi bên 9 tượng. Có chùa như chùa Keo ở Thái Bình, các tượng Tổ truyền đăng được bày ngay ở tiền đường. Còn ở chùa Tây Phương, Hà Tây lại là các tượng Tổ (trong 28 vị) người Ấn Độ mà Thiền tông Trung Quốc thừa nhận. Kích thước tượng Tổ truyền đăng tương tự như người thực, các vị ngồi trên tảng đá hay gốc cây, mỗi vị có một tư thế riêng, có dáng đang duy nghĩ trầm mặc. Sự đông đảo và đa dạng của các pho tượng này đã cho ra đời một thành ngữ "bày la liệt như La Hán". Cũng có khi tượng La Hán được bày ở nhà hậu đường.
Tượng bày ở nhà tăng đường
Tượng Phật tại chùa Bút Tháp
Nhà tăng đường còn gọi là nhà hậu đường vì nằm sau chính điện, có thể được xây tách rời hoặc liền sát với chính điện. Cách bố trí tượng thờ ở nhà hậu đường cũng khá đa dạng, nhưng có thể hình dung một công thức sau: Gian giữa của nhà tăng đường thường có bày tượng Thánh tăng (còn gọi là A-nan-đà) và tượng Đức tổ Tây. Đức tổ Tây có pháp danh là Bồ-đề-đạt-ma. Ngài được coi là sư tổ thứ nhất của Thiền tông ở Trung Quốc.
Ở nhà hậu đường của một số chùa còn bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn. Hai bên tượng Quan Âm tống tử thường có hai tượng Kim đồng và Ngọc Nữ, hay hai tượng Thiện tài và Long nữ.
Chùa Việt Nam còn có một điều đặc biệt đó là có các bàn thờ chư vị tức là các vị thánh của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Đó là bàn thờ Mẫu, tức nữ thần mẹ. Có nhiều Mẫu như: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa Phủ, Mẫu Liễu, Tứ pháp...
Trong một số chùa, đằng sau điện thờ Phật là hậu cung thờ một vị thần. Các vị thần được thờ đều là những "nhân thần", có nghĩa là những con người được coi là có thực, nhưng về sau nhờ học tập, tu luyện, đã có tài thần thông biến hóa, nghĩa là có những khả năng của một vị thần. Nhờ những khả năng đó, họ cứu dân giúp nước và vì vậy, họ được nhân dân một vùng hay nhiều vùng thờ phụng.
Ngoài ra, các nhân vật lịch sử thực sự cũng được thờ tại chùa. Họ là những ông quan, những danh sĩ hay những vị tướng đã có công với nước hay với nhân dân một vùng như Mạc Đĩnh Chi, trạng nguyên thời nhà Trần được thờ ở chùa Dâu, Bắc Ninh hay Đặng Tiến Đông, vị tướng thời nhà Tây Sơn, được thờ ở chùa Trăm Gian, Hà Tây. Trong các chùa này, thường có tượng chân dung các nhân vật lịch sử được thờ.
Một hình thức thờ tự khác gắn với các chùa Việt Nam là thờ "hậu". Hình thức này có mối liên hệ với tập tục thờ cúng tổ tiên đã hình thành lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người không có con muốn được thờ cúng sau khi chết, đã tìm đến nhà chùa. Họ đóng góp cho chùa một số tiền hay ruộng đất và xin nhà chùa cúng lễ họ sau khi chết. Sự thờ cúng này gọi là thờ "hậu". Trong nhiều chùa, bàn thờ "hậu" thường là một hành lang với những bát hương, đặt trước những tấm bia đá, gọi là bia "hậu", trên đó có khắc rõ tên tuổi, quê quán của những người không có con cháu nối dõi, thường là cả vợ và chồng, cùng với số tiền họ đóng vào chùa và yêu cầu được thờ ở chùa. Ở chùa Cổ Lễ Nam Định, các bia hậu được gắn dày đặc trên tường hành lang bao quanh chính diện.
Các pháp bảo trong chùa
Bát
Bát là một trong 6 vật dụng của nhà sư. Cái bát bắt nguồn từ truyền thuyết kể về chiếc bát khất thực. Ở các tượng của Phật A-di-đà hay Thích Ca Mâu Ni có thể đôi khi bắt gặp cái bát trên hai tay.
Liên hoa
Liên hoa (hay hoa sen) tượng trưng cho diệu pháp của đạo Phật, cùng một lúc có cả hoa và quả, sinh nở ra nhiều điều tốt lành. Trong điêu khắc và hội họa Phật giáo, hoa sen thường xuyên được xuất hiện. Chư Phật, Chư Bồ Tát đều ngồi trên tòa sen và những người được Phật độ về cõi Tây phương Cực lạc đều ngồi trên tòa sen.
Chuông
Tháp chùa Phổ Minh, Nam Định
Ở mọi thời đại, chuông được dùng để thức tỉnh và gọi. Tiếng chuông ngân lên rồi tắt lụi, có thể nghe được mà không bắt được. Sự vô thường của thế giới hiện hữu là một tư tưởng của Phật giáo. Mọi thứ đều sẽ tàn lụi, chúng hiện hữu trong cảm giác người quan sát nhưng lại không có thực. Giống như tiếng chuông, mọi thứ đều nhất thời. Theo nghi lễ Phật giáo, chuông được dùng để kêu gọi tín đồ cầu nguyện và lễ Phật. Có hai loại chuông: chuông to dùng để treo trên gác Tam quan hay ở nhà Bái đường, có thể nặng tới vài trăm kg; loại chuông thứ hai là chuông nhỏ hơn, tượng trưng, thường đặt ở tay một số vị thánh như Tứ đại Thiên Vương hay Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
Gương
Chiếc gương tượng trưng cho sự hư không và nó phản ánh tất cả mọi yếu tố của thế giới hiện hữu nhưng lại thu lấy bản chất của chúng. Thế giới hiện tượng được phản chiếu đầy đủ nhưng toàn thể bản chất chỉ là hư ảo, mọi sự chỉ là ý tưởng chủ quan mà người ta có vật ấy, Vì thế, gương diễn tả sự phù du của ảo ảnh vật chất. Gương có thể được đặt trên tay của Quan Âm nghìn mắt nghìn tay hay một vài pho tượng Tôn giả.
Một số chùa tiêu biểu ở Việt Nam
Chùa Phước Điền, Châu Đốc
Chùa Dơi ở Sóc Trăng
Chùa Keo, Thái Bình
An Giang: Chùa Phước Điền, Chùa Phật Lớn, Chùa Tây An
Bắc Giang: Chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm
Bắc Ninh: Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu, Chùa Phật Tích, Chùa Phúc Lâm, Chùa Cổ Lũng
Đà Lạt: Thiền viện Trúc Lâm, Chùa Linh Phước
Nha Trang: Chùa Long Sơn,Thiền viện Trúc Lâm (Nha Trang)
Quảng Nam: Chùa Cầu,Chùa Đông Phước
Hà Nội: Chùa Thầy, Chùa Hương, Chùa Tây Phương, Chùa Trăm Gian, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, Chùa Quán Sứ, Chùa Láng, Chùa Bối Khê, Chùa Mía, Chùa Đậu, Chùa Mui... thiền viện trúc lâm Sùng Phúc, Chùa Bồ Đề, chùa Hà, Chùa Đình Quán,...
Hải Dương: Chùa Trăm Gian, Chùa Côn Sơn và quần thể di tích Chí Linh, Chùa Thanh Mai, Chùa Gang
Hưng Yên: Chùa Chuông
Ninh Bình: Các chùa ở Hoa Lư, chùa Bái Đính, chùa Bích Động, chùa Non Nước, chùa Nhất Trụ.
Hà Nam: Chùa Tam Chúc, Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Nghệ An : Chùa Đại Tuệ,Chùa Ân Hậu,Chùa Cần Linh, Chùa Vĩnh Phúc, Chùa Lô Sơn,Chùa Chung Linh, Chùa Song Ngư, Chùa Cổ Am, Chùa Bảo Minh, Chùa Chí Linh,Chùa Phúc Quang, Chùa An Thái,Chùa Càng Môn,Chùa Phúc Thành,Chùa Bảo Lâm, Chùa Yên thái,Chùa Diệc, Chùa Phú Lạc,Chùa Phổ Môn,Chùa Hà,Chùa Yên Lạc,Chùa Đức Hậu,Chùa Bảo Quang (Chùa Đạt) ,Chùa Lam Sơn,Chùa Đức Sơn, Chùa Phúc Yên,Chùa Long Hoa, Chùa Đồng Tượng, Chùa Đế Thích,Chùa Vàng, Chùa Bát Nhã,Chùa Lâm Hà, Chùa Lam Sơn.
Thành phố Hồ Chí Minh: Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Giác Lâm, Chùa Ấn Quang
Huế: Chùa Thiên Mụ, Chùa Quốc Ân, Chùa Từ Đàm, Chùa Báo Quốc
Nam Định: Chùa Keo Hành Thiện, Chùa Phổ Minh, Chùa Cổ Lễ, Chùa Ngọc Tiên.
Quảng Ninh: Chùa Quỳnh Lâm, Chùa Yên Tử, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (chùa Lân), Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm (Chùa Cái Bầu), Chùa Ba Vàng...
Hải Phòng: Chùa Cao Linh, Chùa An Đà, Chùa Hào Khê,...
Thái Bình: Chùa Keo
Vĩnh Phúc: Chùa Vĩnh Khánh, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên,...
Sóc Trăng: Chùa Mã Tộc (hay Chùa Dơi), Chùa Chén Kiếu, Chùa Nhu Gia, Chùa Đất Sét, Chùa Phật Học, Chùa Hương Sơn...
Tiền Giang: Chùa Vĩnh Tràng
Chú thích
^ Sách An tượng tam muội ở chùa Xiển Pháp, Hà Nội.
^ Đình và chùa khác nhau như thế nào
^ Chùa làng
^ Kiến trúc chùa ở Việt Nam
Tham khảo
Chùa Việt Nam, Viện khoa học Xã hội Việt Nam, 1993.
Vào chùa thăm Phật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1991.
Nguyễn Bá Lăng, (1972), Kiến trúc Phật giáo VN, tập I, Vạn Hạnh XB.
Nguyễn Phan Quang, (1993), Chùa Việt Nam qua ca dao, bản vi tính trong kỷ yếu "Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại", Viện nghiên cứu Phật học VN, TP. HCM.
Thích Tâm Thiện, (1995), Tư tưởng Mỹ học Phật giáo, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb.
Võ Văn Tường, (1992), Việt Nam Danh Lam cổ tử, Nhà xuất bản KHXH, Hà Hội.
Võ Văn Tường, (1995), Những ngôi chùa nổi tiếng VN, Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội.
Vũ Tam Lang, (1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nhà xuất bản KHXH, Hà Hội.
Dự án Chùa Tầng - An Dương - Tân Yên - Bắc Giang
http://doanhnghiepbacgiang.wordpress.com/
http://tinhdaubacgiang.com/
Lịch sử di tích
Cái gì tạo ra phải độc và lạ mới thu hút
To nhất; độc đáo
Xây dựng bằng Robot
https://sites.google.com/site/phatphapbacgiang/an-duong/chua-tang
Các bước thực hiện xây dựng Chùa
Thủ tục xin phép xây dựng chùa, miễu
Cơ sở pháp luật:
Luật Di sản văn hóa 2001. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH-QH11. Luật Di sản văn hóa 2009 sửa đổi. Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.
Nội dung phân tích:
Đầu tiên, cần phải làm rõ công trình tín ngưỡng và công trình tôn giáo nào thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng khi xây dựng mới. Theo Điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP thì:
"Điều 34. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải xin cấp giấy phép xây dựng
1. Công trình tín ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.
2. Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo."
Xin cấp phép xây dựng ngôi miếu trên địa bàn thôn của bạn thuộc diện cần xin giấy phép xây dựng.
Trình tự thực hiện như sau:
a) Bước 1: Phòng Nội vụ các huyện, thị xã tiếp nhận và xem xét cụ thể Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo với số lượng và thành phần như sau:
- Số lượng: 03 bộ;
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (mẫu kèm theo);
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải chụp hiện trạng công trình;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (có công chứng);
+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của tổ chức giáo hội cấp trên.
b) Bước 2: Sau khi xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, Phòng Nội vụ có ý kiến (đồng thuận hay không đồng thuận) bằng văn bản trình Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ xem xét; chủ đầu tư trực tiếp nhận lại và nộp cho Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ văn bản của Phòng Nội vụ và 03 bộ hồ sơ đính kèm;
c) Bước 3: Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sẽ xem xét và có ý kiến trả lời chủ trương bằng văn bản cho Phòng Nội vụ và chủ đầu tư;
- Sau khi tiếp nhận Phòng Nội vụ sẽ lưu trữ một bộ hồ sơ, đồng thời giao trả 02 bộ hồ sơ còn lại cho chủ đầu tư, với thành phần mỗi bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có thì phải chụp hiện trạng công trình;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (có công chứng);
- Văn bản trả lời của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ.
d) Bước 4:
- Xin giấy phép xây dựng nếu được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ, tùy theo quy định của UBND cấp huyện, chủ đầu tư nộp toàn bộ 02 bộ hồ sơ nêu trên tại bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc UBND các huyện, thị xã hoặc tại Phòng Công thương huyện (hoặc Phòng Quản lý đô thị Thị xã) để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
- Sau khi UBND cấp huyện ra văn bản cấp giấy phép xây dựng, đề nghị gửi các nơi nhận như sau: Chủ đầu tư; Sở Xây dựng; Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ; UBND cấp xã nơi xây dựng công trình để biết và lưu hồ sơ.