Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Giá xăng E5, dầu cùng tăng

Từ 15h hôm nay, trừ xăng RON 95, mỗi lít xăng E5 RON 92 và các mặt hàng dầu đều tăng nhẹ 150-280 đồng.
Thông tin điều hành giá bán lẻ xăng dầu từ liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, từ 15h ngày 28/7, mỗi lít xăng E5 RON 92 sẽ đắt thêm 150 đồng, lên mức tối đa 14.409 đồng. Trong khi đó mặt hàng xăng RON 95 được nhà điều hành giữ nguyên so với kỳ điều chỉnh giá cách đây 15 ngày.
Còn các mặt hàng dầu cũng tăng 240-280 đồng một lít, kg tuỳ loại. Sau điều chỉnh, dầu hoả không cao hơn 10.279 đồng mỗi lít; dầu diesel tối đa 12.397 đồng và madut là 11.183 đồng một kg.
đồng/lítGiá xăng năm 202019 84019 84019 27019 27018 50018 50018 34018 34016 05016 05011 95011 95011 34011 34010 94010 94011 52011 52012 40012 40013 39013 39014 25014 25014 25014 25014 40014 40020 91020 91020 12020 12019 38019 38019 12019 12016 81016 81012 56012 56011 93011 93011 63011 63012 23012 23013 12013 12014 08014 08014 97014 97014 97014 97014 97014 970Xăng E5 RON 92Xăng RON 95Ngày 15/1Ngày 30/1Ngày 14/2Ngày 29/2Ngày 15/3Ngày 29/3Ngày 13/4Ngày 28/4Ngày 13/5Ngày 28/5Ngày 12-6Ngày 27/6Ngày 13/7Ngày 28/710k12.5k15k17.5k20k22.5k
Nhà điều hành cho biết, tại kỳ điều hành lần này, nếu không chi Quỹ bình ổn, giá các loại xăng, dầu có thể tăng 283-1.051 đồng một lít, kg tuỳ loại.
Do đó, để hạn chế tăng giá, hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, cơ quan quản lý quyết định tiếp tục giữ nguyên mức trích, điều chỉnh mức chi Quỹ bình ổn để giữ nguyên giá bán lẻ RON 95, tăng nhẹ giá xăng E5 RON 92 và các mặt hàng dầu.
Mức chi Quỹ bình ổn với E5 RON 92 còn về 900 đồng một lít, giảm 61 đồng so với kỳ điều hành ngày 13/7. Chi quỹ với RON 95 giảm 47 đồng, về 479 đồng một lít.
Với các mặt hàng dầu, mức chi Quỹ bình ổn ở kỳ này tăng 12-154 đồng mỗi lít, kg. Riêng dầu madut ngừng chi sử dụng quỹ.

Tiểu Sử 4 Đời CÔNG TỬ BẠC LIÊU Ăn Chơi Phóng Túng Nhất Mọi Thời Đại Và Một Kết Cục Bi Đát

SAPA TV | KHÁM PHÁ DINH THỰ VUA MÈO HÀ GIANG

Lũ lụt Trung Quốc mới nhất 27.7: Cảnh báo trận đại hồng thuỷ 2020

Đập Tiểu Long Đề xả lũ. Ảnh: CGTN
Đập Tiểu Long Đề xả lũ. Ảnh: CGTN

Chứng khoán ngày 28/7: Trở lại sắc xanh

Thị trường tăng trở lại sau hai phiên giảm sâu, chốt phiên sáng tăng hơn 1% khi lực bán chững lại và lực mua ổn định hơn.
 Giờ Hà Nội (GMT+7)
  • 11h30

    VN-Index chốt phiên sáng tăng hơn 1%

    A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2020-07-9650-5219-
    VN-Index chốt phiên sáng ngày 28/7 tăng 1,13%. Ảnh: VNDirect.
    Thị trường nới rộng đà tăng vào cuối phiên sáng khi dòng tiền tham gia tích cực hơn. VN-Index và VN30-Index tăng hơn 1% trước giờ nghỉ trưa. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng hơn 2% còn UPCOM-Index tăng 1,73%.
    Sắc xanh chiếm ưu thế hơn với 261 mã tăng trên HoSE, 36 mã đứng tham chiếu và 114 mã giảm. Trong nhóm VN30, 23/30 mã bluechip tăng giá.
    Đến cuối phiên sáng, HPG, VNM, VHM tăng hơn 3%, BID, MBB, SSI tăng gần 3%, CTG, FPT tăng hơn 2%. Ở chiều ngược lại, EIB giảm 4,9%, VJC giảm 2,7%, VIC và VRE giảm hơn 1%.
    Thanh khoản thị trường giữ ở mức trung bình với gần 3.000 tỷ đồng trên hai sàn niêm yết.
  • 11h00

    Giằng co gần 790 điểm

    A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2020-07-5763-6518-
    VN-Index giằng co mạnh trong phiên sáng 28/7. Ảnh: VNDirect.
    Thị trường chuyển sang xu hướng giằng co với những nhịp tăng - giảm đan xen trong biên độ hẹp. Thanh khoản giữ ở mức thấp khi bán bán và mua không quyết liệt như phiên đầu tuần. Lực bán chặn ở vùng giá cao, trong khi bên mua cũng không có ý định đẩy giá.
  • 10h00

    Khối ngoại tiếp tục mua ròng

    Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu hướng mua ròng trong phiên sáng nay. Đến 10h, khối ngoại mua vào 144 tỷ đồng cổ phiếu trên HoSE, trong khi bán ra gần 70 tỷ. Tổng giá trị mua ròng đạt hơn 70 tỷ đồng.
    Theo VNDirect, lực mua tập trung chủ yếu vào những mã bluechip giảm sâu trong hai phiên gần đây như VNM, VHM, MBB, HPG, VCB.
  • 9h30

    Giới phân tích dự báo trái chiều

    Trong báo cáo cuối phiên 27/7, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá, diễn biến và tình hình kiểm soát Covid-19 cùng với thông tin kết quả kinh doanh quý II tiếp tục là các yếu tố chính chi phối diễn biến thị trường. Nhóm phân tích dự báo VN-Index có thể giảm tiếp về vùng hỗ trợ 756-778 điểm trong một vài phiên kế tiếp, trước khi xuất hiện nhịp hồi.
    "Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ sớm xuất hiện phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại khi lùi về vùng hỗ trợ này. Trong kịch bản này, chỉ số có thể quay lại thử thách vùng kháng cự 800-820 điểm. Tuy nhiên, về tổng thể, chúng tôi vẫn lưu ý rằng, chỉ số vẫn có rủi ro giảm điểm về vùng hỗ trợ 700-720 điểm trong ngắn hạn", báo cáo BVSC viết.
    Trong khi đó, MBS kỳ vọng việc giá cổ phiếu xuống thấp có thể kích hoạt dòng tiền bắt đáy. Theo thống kê, hiện có 30% số mã trên sàn HoSE đang ở dưới mức đáy cuối tháng 3, 10% số mã đang có giá tương đương với vùng đáy. "Do vậy, nhịp giảm này là cơ hội để tích lũy cố phiếu cho chiến lược đầu tư từ 3 đến 6 tháng tới", nhóm phân tích MBS đánh giá. Dòng tiền đứng ngoài đã giải ngân 2 phiên liên tiếp, trong đó có sự tham gia của khối ngoại, không giống đợt giảm trong tháng 3 khối ngoại chủ yếu bán ròng, lần giảm này họ đã chủ động mua ròng mạnh trở lại.
    Trong hai phiên gần nhất khi diễn biến Covid-19 tại Việt Nam phức tạp trở lại, thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng nặng nề khi nhà đầu tư ồ ạt bán ra. VN-Index giảm hơn 70 điểm, tương đương hơn 8%, sau hai phiên 24 và 27/7, xuống dưới ngưỡng 790 điểm.
  • 9h20
    VN-Index tăng hơn 1% sau ATO
    VN-Index tăng hơn 1% sau ATO phiên 28/7. Ảnh: VNDirect.
    VN-Index tăng hơn 1% sau ATO phiên 28/7. Ảnh: VNDirect.
    Sau hai phiên giảm sâu, thị trường tăng trở lại vào đầu phiên sáng nay khi lực bán chững lại. Thông tin không có ca nhiễm mới Covid-19 sáng nay phần nào giúp tâm lý thị trường ổn định hơn. Sau phiên ATO, VN-Index và VN30-Index tăng hơn 1%. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng tăng điểm.
    Sắc xanh chiếm ưu thế hơn từ đầu phiên với 145 mã tăng trên HoSE, 57 mã đứng tham chiếu và 93 mã giảm. Riêng nhóm VN30, 23/30 mã bluechip tăng giá.
    Nhiều cổ phiếu nhóm tài chính - ngân hàng giữ nhịp tăng tích cực. MBB, CTG, BID, SSI tăng trên 2%, GAS, VNM tăng gần 2%. Ở chiều ngược lại, ROS giảm gần mức giá sàn, EIB giảm hơn 3%, HDB và VJC giảm gần 2%.

Cách KHÔN NGOAN NHẤT Để Ứng Phó Với Thị Phi Ở Đời (RẤT Ý NGHĨA

Bí ẩn phong thuỷ ở làng có nhiều Tiến sĩ nhất Việt Nam

Cách ly tập trung hơn 40 trường hợp trở về từ Đà Nẵng

Bốn “đại gia” công nghệ Mỹ điều trần về hành vi độc quyền

CEO của ‘tứ đại gia công nghệ’ lần lượt là: Mark Zuckerberg của Facebook, Jeff Bezos của Amazon, Sundar Pichai của Google và Tim Cook của Apple sẽ chính thức tham dự phiên điều trần hôm 29/7, để trả lời trước Quốc hội Uỷ ban Tư pháp Hạ viện rằng liệu công ty của họ có hoạt động nào vi phạm luật chống độc quyền hay không, Epoch Time đưa tin.

Từ trái qua phải lần lượt là Jeff Bezos của Amazon, Tim Cook của Apple, Sundar Pichai của Google và Mark Zuckerberg của Facebook sẽ chính thức tham gia phiên điều trần hôm 29/7/2020. (Ảnh qua AP)

Trong năm qua, Ban Hội thẩm đã tiến hành một cuộc điều tra lưỡng đảng về hành vi thống trị thị trường của những gã khổng lồ công nghệ này và liệu họ có đang tận dụng lợi thế ‘to con’ của mình để gây ảnh hưởng lên người tiêu dùng hay không.

Đây là bài đánh giá quốc hội đầu tiên của ngành công nghệ. Động thái này nhằm mục đích xác định liệu các chính sách cạnh tranh hiện hành và luật chống độc quyền thế kỷ có đầy đủ hay không, hoặc nếu cần có thể thêm luật mới và thêm kinh phí để thực thi.

Bốn CEO dự kiến sẽ làm chứng từ xa.

Bốn "đại gia" công nghệ Mỹ điều trần về hành vi độc quyền
Các logo của Amazon, Apple, Facebook và Google. (Ảnh qua Reuters)

Phiên điều trần ban đầu được ấn định vào ngày 27/7. Sau đó, nó đã được lên lịch lại, cho phép các nhà lập pháp là thành viên ủy ban tham gia lễ kỷ niệm tại Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 27 và ngày 28/7, dành cho Dân biểu John Lewis, biểu tượng dân quyền và nghị sĩ lâu năm của bang Georgia, đã qua đời vào ngày 17/7.

Theo nghị sĩ Mỹ David Cicilline, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện về Luật chống độc quyền cho biết, kế hoạch điều trần nhóm đại gia công nghệ đã được thông qua từ hồi tháng 3 nhưng dịch COVID-19 đã khiến nó bị trì hoãn đến hiện tại.

Trước đó, tứ đại gia công nghệ Mỹ từng tỏ dấu hiệu không muốn cử CEO tới cuộc điều trần dù Hạ nghị sĩ Cicilline tuyên bố sẽ xin trát tòa để triệu tập Zuckerberg, Pichai, Bezos và Cook.

Sau đó, Apple cho biết sẽ cử một giám đốc đến điều trần. Mới đây Apple nhượng bộ, cho biết CEO Tim Cook sẽ có mặt. Amazon xác nhận CEO Bezos sẽ đến tham gia phiên điều trần.

Thời gian qua, nhà chức trách Mỹ tăng cường giám sát chống độc quyền đối với các công ty công nghệ khổng lồ. Facebook và Google đều đối mặt với những cuộc điều tra về luật cạnh tranh của cơ quan hành pháp liên bang và gần 50 bang. Amazon đang bị điều tra ở California, theo Bloomberg. Cả Amazon và Apple đều bị giám sát chặt chẽ tại châu Âu.

Hồi tháng 9/2019, ban điều tra của Hạ nghị sĩ Cicilline đã yêu cầu tứ đại gia công nghệ cung cấp các tài liệu về những thương vụ mua lại, hoạt động kinh doanh, truyền thông và một số cuộc điều tra, kiện cáo trước đây.

Ngoại trừ tỷ phú Jeff Bezos, 3 CEO còn lại đều từng phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Mark Zuckerberg từng phải trả lời các câu hỏi về về tiền kỹ thuật số Libra và bê bối dữ liệu Cambridge Analytica.