Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Thêm một điểm đến hấp dẫn cho du lịch Đà Lạt

KDL Quỷ Núi thiết kế theo đồ án “Mê lộ” và “Ma trận” với hình ảnh “con quỷ” làm biểu tượng xuyên suốt, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm du lịch mởi mẻ, khác biệt dành.

Ngày 06/07/2020 chủ đầu tư Liên Minh Group (LMG) khai trương Khu du lịch (KDL) Quỷ Núi thuộc quần thể du lịch Quỷ Núi - Suối Ma tại khu vực Đạ Nghịt, Xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Thêm một điểm đến hấp dẫn cho du lịch Đà Lạt

Nằm trên trục đường đi vào thung lũng Vàng, một địa danh du lịch quen thuộc với du khách khi đến với Đà Lạt và cách trung tâm thành phố chỉ 20 phút đi xe, KDL Quỷ Núi được thiết kế theo đồ án “Mê lộ” và “Ma trận” với hình ảnh “con quỷ” làm biểu tượng xuyên suốt, được xem là một trong những công trình quái trúc lớn nhất của Việt Nam và hứa hẹn mang đến những trải nghiệm du lịch mởi mẻ, khác biệt dành cho khách tham quan.

Đón chào du khách ở cổng vào là một con Quỷ Vương to lớn và chiếc lưỡi thè dài, mở đầu cho hành trình khám phá thế giới của quỷ với sự kết hợp của âm thanh, ánh sáng và nghệ thuật sắp đặt kỳ dị sẽ tạo cho du khách cảm giác sợ hãi, hoang mang nhưng đồng thời mang đến sự tò mò, thích thú.

Thêm một điểm đến hấp dẫn cho du lịch Đà Lạt

Không chỉ thu hút và tạo ấn tượng mạnh mẽ bởi vẻ đẹp ma mị và rùng rợn của kiến trúc cảnh quan, KDL Quỷ Núi còn sở hữu hàng loạt điểm nhấn độc đáo để níu chân du khách trải nghiệm và khám phá như: quy tụ 116 loài thủy sinh nước ngọt, có loài với kích thước chiều dài bằng cả sải tay người lớn, kết hợp số lượng lớn bồm bộp được ví như 50.000 cỗ máy lọc nước sinh học tự nhiên, cùng khu vườn quỷ độc đáo với hàng chục ngàn cây dương sỉ cổ đại và hơn 19.000 đơn vị cây xanh…

Đặc biệt, KDL Quỷ Núi được xem là một trong những công trình đính nhiều đá tự nhiên nhất Việt Nam với 18 triệu viên đá suối. Ngoài ra, nơi này còn sưu tầm gần 5.000 đơn vị cổ vật và hơn 500 đơn vị kỷ vật độc đáo được trưng bày tại khu bảo tàng cổ vật văn hoá đời sống và văn hoá tâm linh.

Thêm một điểm đến hấp dẫn cho du lịch Đà Lạt
 Một góc khu vườn sỏi sẽ là địa điểm chụp hình và check-in lý tưởng cho du khách.

Một điểm mới lạ của KDL Quỷ Núi là các chương trình mini-show trình diễn được dàn dựng công phu và đầy kịch tính xoay quanh hành trình chinh phục núi rừng cao nguyên, cùng như cuộc chiến nghẹt thở của còn người và các thế lực siêu nhiên tại “sân khấu của quỷ”.

Thêm một điểm đến hấp dẫn cho du lịch Đà Lạt

Bên cạnh nhiều khu vực tham quan, khám phá và thưởng thức nghệ thuật, KDL Quỷ Núi còn bao gồm 11 công trình cung cấp dịch vụ đa năng, phục vụ các nhu cầu du lịch đa dạng của du khách, nhất là trải nghiệm văn hóa và sản vật địa phương.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Ngô Quang Phúc - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên Minh Group, cho biết: “Trong suốt quá trình phát triển của Liên Minh Group, bên cạnh việc kinh doanh, chúng tôi luôn ấp ủ tạo ra nét văn hoá đặc trưng riêng cho xứ sở sương mù để mỗi khi du khách đến sẽ đọng lại trong tâm thức những ký ức đẹp về miền đất an lành này.

Để kiến tạo nên khu du lịch Quỷ Núi chúng tôi đã khai triển hơn nửa thập niên tương đương 2.190 ngày với 109,500 công lao động để hình thành nên  khu du lịch Quỷ Núi  độc đáo khác lạ nhằm thoả mãn những đam mê khám phá về núi rừng, thiên nhiên hoang hoá".

Thêm một điểm đến hấp dẫn cho du lịch Đà Lạt

Chủ đầu tư KDL Quỷ Núi là một trong những tập đoàn BĐS tiên phong tại tỉnh Lâm Đồng với hệ thống chi nhánh, văn phòng rộng khắp cả trong và ngoài nước. Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, Liên Minh Group đang hướng đến đẩy mạnh đầu tư phát triển nền công nghiệp không khói với kế hoạch đưa vào vận hành và khai thác 10 khu du lịch trong vòng 5 năm tới, phục vụ phát triển du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng.

Theo ông Phúc, sự kiện đưa vào khai trương KDL Quỷ Núi ở thời điểm này nhằm hưởng ứng chủ trương phục hồi và đẩy mạnh ngành du lịch Việt Nam sau khi đất nước cơ bản đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, đồng thời  đánh dấu kỷ niệm 11 năm ngày thành lập (04/07/2009 - 04/07/2020) của Liên Minh Group.

“Đây như là món quà tri ân đến tất cả quý đối tác, khách hàng, người lao động và đặc biệt là tất cả du khách đã đang và sẽ yêu mến Đà Lạt, có thêm sự lựa chọn để thư giãn, vui chơi và khám phá nét đẹp văn hóa núi rừng cùng gia đình, người thân”, ông Phúc chia sẻ.

Điểm du lịch là gì? Đặc điểm và phân loại

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân vùng du lịch, có qui mô nhỏ, diện tích, không gian riêng biệt.
Điểm du lịch là gì? Đặc điểm và phân loại - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: dulich.petrotimes.vn)

Điểm du lịch

Khái niệm

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. 

Như vậy, khái niệm Điểm du lịch mới chỉ nói đến một phạm vi hẹp của nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ cho khách du lịch mà chưa chỉ rõ được qui mô, mức độ, việc lưu lại của khách du lịch, điều kiện tiếp cận, sản phẩm du lịch, ranh giới hành chính để quản lí, cũng như sự nhận diện về hình ảnh của điểm đến du lịch.

Đặc điểm và phân loại

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có qui mô nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn.

Điểm du lịch là nơi tập trung tài nguyên du lịch hay cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, hoặc kết hợp cả hai ở qui mô nhỏ. Vì thế điểm du lịch có thể được phân thành hai loại: Điểm tài nguyên và điểm chức năng.

Thời gian lưu trú của khách từ 1 đến 2 ngày (trừ các điểm du lịch chức năng, thí dụ như điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh).

Theo Khoản 6, Điều 1 - Luật Du lịch Indonesia đã xác định điểm du lịch như sau: 

"Trước hết đó là một vị trí có tài nguyên du lịch và có sức hấp dẫn, sức hút đối với con người. Tất cả những điều này đều được Chính phủ xác định và quản lí. Việc xây dựng các điểm này phục vụ cho du lịch phải được đảm bảo bốn yêu cầu: 

Thứ nhất, có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương; Thứ hai, đảm bảo giữ gìn được những gái trị văn hóa, tín ngường và phong tục tập quán đang tồn tại ở địa phương; Thứ ba, bảo vệ được môi trường sinh thái; Thứ tư, đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài.

Du lịch Phú Quốc “bùng nổ” trở lại

Khác với không khí vắng vẻ của hơn 1 tháng trước đây, những ngày đầu tháng 7.2020 du khách đang nườm nượp đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Phú Quốc

Sau 2 tháng mở cửa hoạt động trở lại, đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) đã đón rất đông du khách nội địa góp phần tạo nên tín hiệu vui, khởi sắc cho du lịch trên hòn đảo này.

–– ADVERTISEMENT ––

Ghi nhận thực tế vào những ngày cuối tuần đầu tháng 7, các điểm tham quan nổi tiếng như: Dinh Cậu, Bãi Sao, Nhà tù Phú Quốc, Chợ đêm Phú Quốc, cáp treo Hòn Thơm… thu hút lượng khách đến rất đông.

Chợ đêm Phú Quốc vô cùng náo nhiệt vì du khách đổ về tham quan và mua sắm. Ảnh: Nguyên Anh
Chợ đêm Phú Quốc náo nhiệt vì du khách đổ về tham quan và mua sắm. Ảnh: Nguyên Anh

Theo thống kê của UBND huyện Phú Quốc, trong thời điểm cuối tháng 6 đến nay, mỗi ngày ở "đảo ngọc" có gần 20.000 lượt khách đến tham quan và bình quân đón khoảng hơn 40 chuyến bay từ các nơi khác đến.

Từ tháng 5.2020, hoạt động du lịch nội địa trên địa bàn huyện Phú Quốc đã khởi động trở lại, lượng khách nội địa tăng rất nhanh, bình quân đạt 12.000-17.000 lượt khách/ngày. Dự báo nếu tình hình tốt như hiện nay có khả năng đạt được hơn 2 triệu lượt khách trong năm 2020.

Lượng khách tăng trở lại chính là nhờ tỉnh và huyện đã thực hiện các chính sách kích cầu hợp lý để thu hút du khách. Phía UBND huyện cũng yêu cầu các khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi không được tăng giá và giữ nguyên giá niêm yết cũng như cam kết kích cầu theo chủ trương của huyện.

Nhiều gian hàng thực hiện chương trình khuyến mại, giảm giá để thu hút khách đến. Ảnh: Nguyên Anh
Nhiều gian hàng thực hiện chương trình khuyến mại, giảm giá để thu hút khách đến. Ảnh: Nguyên Anh

Anh Trần Chí Hùng, du khách đến từ TPHCM chia sẻ: “Sau thời gian nghỉ dịch ở nhà chúng tôi chọn Phú Quốc để đi du lịch. Vé máy bay, các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng đều giảm trong khi vẫn đảm bảo chất lượng các dịch vụ hơn nữa Phú Quốc cũng có nhiều điểm rất thú vị để đến”. 

Vào tháng 6 vừa qua, Tổng cục Du lịch đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về định hướng phục hồi hậu COVID-19 và phát triển du lịch tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cho biết, tỉnh đã xây dựng kế hoạch kích cầu du lịch với việc tiếp tục tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của Kiên Giang và phối hợp liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong vùng và trong cả nước.

Gia đình anh Trần Chí Hùng(TP HCM) tham quan Trung tâm bảo tồn chó xoáy Phú Quốc Thanh Nga. Ảnh: Nguyên Anh
Khách du lịch đến từ TPHCM tham quan Trung tâm bảo tồn chó xoáy Phú Quốc . Ảnh: Nguyên Anh

Theo Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp du lịch tỉnh này. Một số cơ sở kinh doanh lữ hành xin giải thể hoặc đổi chủ, 1/2 số cơ sở lưu trú tạm ngưng hoạt động trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Lực lượng lao động trong ngành du lịch không tìm được việc làm do các cơ sở kinh doanh du lịch ngưng hoạt động trong thời gian dài. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng số doanh thu du lịch bị thiệt hại là khoảng 5.000 tỷ đồng.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, để Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế, Tổng cục Du lịch đề nghị tỉnh Kiên Giang cần quan tâm hơn nữa tới việc phát triển du lịch theo đúng quy hoạch, bảo vệ môi trường và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Tổng cục Du lịch mong muốn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là đảo ngọc Phú Quốc, với vai trò chính sẽ là điểm sáng phục hồi du lịch của cả nước.

Một lớp học ở Vĩnh Phúc được thưởng gần 300 triệu đồng

Với số lượng 12 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, lớp 12A7 Chuyên Sử - Địa (Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc) được tỉnh Vĩnh Phúc tặng thưởng gần 300 triệu đồng.

Năm học 2019-2020 là năm đầu tiên tỉnh Vĩnh Phúc “chi lớn” với hơn 4,5 tỷ đồng dành cho học sinh và giáo viên có học sinh đoạt giải trong các kỳ thi cấp quốc gia, cấp tỉnh.
Trong đó, mỗi giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích lần lượt được thưởng ở mức 40, 30, 20 và 15 triệu đồng. Tổng tiền thưởng dành cho 81 học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là 1,95 tỷ đồng.
Cụ thể, đội tuyển Hoá được thưởng 280 triệu đồng; đội tuyển Sử được thưởng 255 triệu đồng, đội tuyển Lý được thưởng 250 triệu đồng, đội tuyển Địa được thưởng 235 triệu đồng, đội tuyển Toán được thưởng 210 triệu đồng...
Mức thưởng này được trích từ nguồn kinh phí cấp cho ngành giáo dục và đào tạo năm 2020.
Cô giáo Minh Hải, Giáo viên chủ nhiệm lớp 12A7, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc cho biết lớp có 12 em trong đội Lịch sử và Địa lý đều đạt trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Vì thế, lớp của cô Hải nhận được 280 triệu đồng.
Một lớp học ở Vĩnh Phúc được thưởng gần 300 triệu đồng
Các em học sinh đoạt giải HSG quốc gia được tặng thưởng 
Trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Mạnh Du - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc cho biết, chính sách đãi ngộ của tỉnh năm nay đã khích lệ và động lực rất lớn đối với thầy trò nhà trường.
 
“Với số lượng 81/90 học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (90%), đây là tỉ lệ có giải cao nhất trên toàn quốc và cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử của nhà trường. Để làm được điều này, bên cạnh nỗ lực của thầy và trò còn có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tạo động lực khích lệ thầy cô hăng say hơn trong việc dạy học”, ông Du nói.
Trong số 10 đội tuyển của trường tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay, có 6 đội tuyển đoạt giải 100%. Vĩnh Phúc cũng có 1 đại diện góp mặt trong đội tuyển thi Olympic Toán Quốc tế (IMO) là em Chu Thị Thanh.
Tuy vậy, hiện Hải Phòng vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về chính sách đãi ngộ học sinh, giáo viên giỏi.
Những học sinh đoạt giải Nhất quốc tế của Hải Phòng sẽ được thưởng là 500 triệu đồng; giải Nhì, giải Ba lần lượt được thưởng 400 và 300 triệu đồng. Học sinh đoạt giải Nhất kỳ thi khu vực mức thưởng là 300 triệu đồng; giải Nhì và giải Ba là 200 và 100 triệu đồng. Học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi quốc gia có mức thưởng là 50 triệu đồng; giải Nhì là 40 triệu đồng và giải Ba là 30 triệu đồng.

Huyền My ủng hộ đi du lịch trong nước

Trải nghiệm du thuyền trên vịnh Lan Hạ, Á hậu Việt Nam 2014 bất ngờ khi phát hiện ra Việt Nam còn nhiều nơi đẹp mình chưa khám phá.

Tuần qua, Huyền My cùng gia đình trải nghiệm trên một du thuyền sang trọng ở vịnh Lan Hạ, quần đảo Cát Bà, Hải Phòng. Cô cho biết đây là chuyến đi du lịch đầu tiên của mình từ sau đợt giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.

Du thuyền Huyền My lựa chọn có phong cách kiến trúc Đông Dương những năm 1930 của thế kỷ trước.

Du thuyền Huyền My lựa chọn có phong cách kiến trúc Đông Dương những năm 1930 của thế kỷ trước.

Người đẹp sinh năm 1995 bất ngờ với trải nghiệm đầu tiên ở du thuyền 5 sao trong nước. Cô tiết lộ: "Trước đây gần chục năm, tôi có đi tàu gỗ trên vịnh Hạ Long nhưng chưa bao giờ được đi du thuyền có ban công to, phòng đẹp, dịch vụ tốt và nhiều góc ‘sống ảo’ như thế này. Nhờ chuyến đi, tôi phát hiện ra Việt Nam còn quá nhiều nơi đẹp mà mình mới khám phá được rất ít".

Được đi du lịch trở lại sau gần nửa năm, Á hậu Việt Nam cho biết cô có cảm giác như được "giải ngố". Trước đây, cô tưởng như du lịch là nhu cầu dễ thực hiện nhưng qua đợt giãn cách xã hội, cô nhận ra đó là điều khó khăn và phải chờ đợi một thời gian mới làm được, nên chuyến đi này mang nhiều ý nghĩa với cô và gia đình. "Tôi cũng muốn kêu gọi mọi người chung tay ủng hộ ngành du lịch trong nước vì sau mùa dịch, đây là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất".

Du lịch cùng gia đình như một nếp sống của cô.

Du lịch cùng gia đình như một nếp sống của cô.

Á hậu cho biết 99% các chuyến đi của cô là cùng gia đình. "Du lịch với gia đình là ‘nết nhà’ từ khi tôi còn bé. Nhiều người vẫn hỏi tại sao tôi lớn rồi vẫn đi với bố mẹ nhưng đó là thói quen và tôi cũng luôn muốn dành thật nhiều thời gian cho gia đình. Đi với bạn bè thoải mái hơn, đồng trang lứa có nhiều chuyện để nói hơn nhưng đi cùng gia đình sẽ có cái vui khác. Thường thì tôi hay cùng cha mẹ đi nước ngoài nhưng năm nay vì dịch Covid-19, gia đình tôi tập trung khám phá các điểm đến trong nước".

Trải nghiệm du thuyền trên vịnh đồng nghĩa với việc sóng điện thoại không ổn định. Huyền My cho biết ban đầu cô cảm thấy hơi bứt rứt nhưng chỉ ngay sau đó nhận ra rằng đây là cơ hội để mình có những khoảng lặng để đầu óc thư thái, không bận tâm tới công nghệ và tự luyện cho bản thân thói quen đi ngủ sớm, đảm bảo sức khỏe và có thời gian tìm hiểu văn hóa, lịch sử vùng miền.

yền My kêu gọi đi du lịch trong nước

Huyền My chụp ảnh trong phòng nghỉ của du thuyền.

Huyền My chụp ảnh trong phòng nghỉ của du thuyền.

Gia đình ba thế hệ của Huyền My cùng nhau đi du lịch sau mùa dịch.

Gia đình ba thế hệ của Huyền My cùng nhau đi du lịch sau mùa dịch.

Huyền My thả dáng trên mũi tàu và coi đây là góc chụp thần thánh. Du thuyền mà Huyền My cùng gia đình lựa chọn được sáng tạo dựa trên cảm hứng từ con tàu Bình Chuẩn lừng danh của doanh nhân vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi.

Huyền My thả dáng trên mũi tàu và coi đây là góc chụp "thần thánh". Du thuyền mà Huyền My cùng gia đình lựa chọn được sáng tạo dựa trên cảm hứng từ con tàu Bình Chuẩn lừng danh của doanh nhân "vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi.

Bình Chuẩn từng là con tàu lớn nhất Việt Nam tại thời điểm tháng 9/1919 hoàn toàn do người Việt thiết kế, đóng mới và chạy thành công từ Hải Phòng đến TP HCM vào ngày 17/9/1920.

Bình Chuẩn từng là con tàu lớn nhất Việt Nam tại thời điểm tháng 9/1919 hoàn toàn do người Việt thiết kế, đóng mới và chạy thành công từ Hải Phòng đến TP HCM vào ngày 17/9/1920.

Du thuyền có phong cách kiến trúc Đông Dương những năm 1930 của thế kỷ trước, trên hải trình khám phá quần đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Mỗi căn phòng đều có ban công rộng để ngồi ngắm khung cảnh biển núi hùng vĩ của Vịnh Bắc Bộ.

Du thuyền có phong cách kiến trúc Đông Dương những năm 1930 của thế kỷ trước, trên hải trình khám phá quần đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Mỗi căn phòng đều có ban công rộng để ngồi ngắm khung cảnh biển núi hùng vĩ.

Sảnh của du thuyền có nhiều bức ảnh tư liệu lịch sử về Bắc Bộ và là một trong những góc sống ảo mà Huyền My yêu thích nhất. Bước ra khỏi phòng, cô thường dành thời gian nhìn ngắm rất lâu các bức ảnh

Sảnh của du thuyền có nhiều bức ảnh tư liệu lịch sử đất nước và là một trong những góc "sống ảo" mà Huyền My yêu thích nhất. Bước ra khỏi phòng, cô thường dành thời gian nhìn ngắm rất lâu các bức ảnh

Trên du thuyền còn có một phòng tranh thu nhỏ, triển lãm các tác phẩm của họa sĩ Phạm Lực. Sau hai ngày trải nghiệm, Huyền My cho rằng con tàu mà cô và gia đình lựa chọn đi nghỉ thấm đẫm chất lịch sử nhưng vẫn hiện đại và tiện nghi. Người đẹp biết thêm nhiều câu chuyện ngày xưa về ngành hàng hải và coi việc xem tranh, ngắm ảnh trên du thuyền là cách tiếp cận lịch sử rất hay.

Trên du thuyền còn có một phòng tranh thu nhỏ, triển lãm các tác phẩm của họa sĩ Phạm Lực. Sau hai ngày trải nghiệm, Huyền My cho rằng con tàu mà cô và gia đình lựa chọn đi nghỉ thấm đẫm chất lịch sử nhưng vẫn hiện đại và tiện nghi. Người đẹp biết thêm nhiều câu chuyện ngày xưa về ngành hàng hải và coi việc xem tranh, ngắm ảnh trên du thuyền là cách tiếp cận lịch sử rất hay.

Buổi sáng, Huyền My tranh thủ dậy sớm để trải nghiệm ăn sáng dưới bể bơi. Tự nhận mình là người ăn khỏe, cô gọi rất nhiều món để nạp năng lượng cho cả ngày. Người đẹp cũng tích cực thả dáng trước khi dùng bữa để còn check-in trên mạng xã hội.

Buổi sáng, Huyền My tranh thủ dậy sớm để trải nghiệm ăn sáng dưới bể bơi. Tự nhận mình là người "ăn khỏe", cô gọi rất nhiều món để "nạp" năng lượng cho cả ngày. Người đẹp cũng tích cực thả dáng trước khi dùng bữa để còn "check-in" trên mạng xã hội.

Đây là du thuyền duy nhất trên Vịnh Lan Hạ có bể bơi bốn mùa trên tầng thượng nên Huyền My tranh thủ dậy sớm diện bikini để ngâm mình dưới nước và ngắm mây trời, núi non xung quanh.

Đây là du thuyền duy nhất trên vịnh Lan Hạ có bể bơi bốn mùa trên tầng thượng nên Huyền My tranh thủ dậy sớm diện bikini để ngâm mình dưới nước và ngắm mây trời, núi non xung quanh. Cô cho biết mỗi năm mình lại cố gắng có một trải nghiệm du lịch mới trong nước và giới thiệu tới bạn bè, người hâm mộ để kêu gọi mọi người tích cực khám phá Việt Nam.