Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

PCI CỦA TỈNH Bắc Giang


PCI CỦA TỈNH

Bắc Giang

Tháng 4, 2020 Tổng quan
Vùng Miền Núi Phía Bắc
PCI 2019 Xếp hạng 40
Dữ liệu PCI Tin tức

40
PCI 2019 Điểm số
64.47
Xếp hạng trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (1-63) Bắc Giang
Năm20062007200820092010201120122013201420152016201720182019
Gia nhập thị trường7.217.496.318.376.448.538.956.218.728.008.517.827.346.78
Tiếp cận đất đai4.346.466.616.094.805.985.786.106.036.055.636.546.666.84
Tính minh bạch3.185.156.356.996.116.195.915.895.875.836.046.736.116.85
Chi phí thời gian4.605.164.655.945.837.726.235.606.196.987.115.707.016.52
Chi phí không chính thức6.476.926.604.846.436.705.655.904.515.765.165.516.166.06
Cạnh tranh bình đẳngN/AN/AN/AN/AN/AN/AN/A3.534.064.704.354.724.885.45
Tính năng động3.775.194.894.775.504.844.844.964.744.714.676.055.556.98
Dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp3.284.546.915.626.303.254.365.575.725.695.286.066.445.43
Đào tạo lao động6.216.593.794.295.364.924.695.115.925.656.446.326.547.19
Thiết chế pháp lý6.554.242.764.394.854.184.025.105.914.644.766.105.906.38
PCI48.3655.4847.4457.5058.0260.7957.0854.7957.3357.6158.2062.2063.0164.47
Xếp hạng4632503732233149414033303640
10 Chỉ số thành phần của PCI (1-100) - Bắc Giang
Line chart with 2 lines.
The chart has 1 X axis displaying categories.
The chart has 1 Y axis displaying values. Range: 0 to 10.
Highcharts.com 52018: 5
End of interactive chart.
So sánh - Bắc Giang với các tỉnh thuộc khu vực Miền Núi Phía Bắc
Bar chart with 2 data series.
The chart has 1 X axis displaying categories.
The chart has 1 Y axis displaying Điểm số PCI trong 2 năm gần đây. Range: 0 to 75.
 2018: 60.79
End of interactive chart.
Xếp hạng PCI theo thời gian của Bắc Giang
Bar chart with 14 bars.
The chart has 1 X axis displaying categories.
The chart has 1 Y axis displaying values. Range: 0 to 50.

End of interactive chart.
Điểm số PCI theo thời gian của Bắc Giang
Line chart with 14 data points.
2006-2019
The chart has 1 X axis displaying values. Range: 2005.87 to 2019.13.
The chart has 1 Y axis displaying Điểm số. Range: 0 to 100.
Highcharts.com

Phân tích TT chứng khoán tuần 6-10/7 |?Dòng tiền lớn Vni~850; VN30~800, PS ~Long | - VIDEO 111

TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ DỰ ÁN GIỮA CÁC PHÒNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ BẮC GIANG, BẮC NINH, THÁI NGUYÊN

 Được sự nhất trí của Lãnh đạo ba Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên.
         Ngày 03 tháng 6 năm 2020. Phòng Đầu tư của ba Quỹ ( Bắc Giang, Bắc Ninh và Thái Nguyên) đã có buổi làm việc tại Bắc giang trao đổi nghiệp vụ về các nội dung liên quan đến công tác Đầu tư trực tiếp dự án.
         Tại buổi trao đổi học tập kinh nghiệm, có đồng chí Nguyễn Trung Lương Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Giang cùng dự.
        Sau khi nghe các phòng Đầu tư của ba Quỹ trao đổi những nội dung về công tác nghiệp Đầu tư. Đồng chí Giám đốc đã chia sẻ thêm những kinh nghiệm về đề xuất với tỉnh trong công tác Đầu tư  các bước triển khai thực hiện để đầu tư dự án trực tiếp cũng như cách phối hợp với các Sở, ngành về chuẩn bị Đầu tư, quản lý dự án Đầu tư, công tác Bồi thường Giải phóng mặt bằng.   
                               Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi làm việc và đi thăm dự án.

(Thăm dự án khu đô thị mới thị trấn Nếnh huyện Việt Yên do Quỹ Đầu tư phát triển làm chủ đầu tư)

(Ba Phòng Đầu tư chụp ảnh lưu niệm cùng Lãnh đạo Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bắc Giang)

Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử

Công tác Cải cách hành chính (CCHC) luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy KT-XH phát triển. 10 năm qua (giai đoạn 2021-2020), việc triển khai công tác CCHC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt những kết quả tích cực, là bài học quan trọng để triển khai thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang ghi lại một số ý kiến của lãnh đạo các sở, ngành tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020, sáng 01/7.
Ông Bùi Thế Sơn - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bắc Giang. Ảnh: BGP/Trâm Anh
Nâng cao chất lượng giải quyết TTHC mức độ 3, 4
Ông Bùi Thế Sơn, Giám đốc Sở Giao thông vận tải: Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải luôn đi đầu trong công tác CCHC giai đoạn 2011-2020, đặc biệt là thực hiện các TTHC mức độ 3 và 4. Việc giải quyết TTHC trên dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đã góp phần tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian. Qua triển khai, chúng tôi rút ra nhiều kinh nghiệm. Trong đó, muốn phát huy tốt việc giải quyết TTHC mức độ 3, 4 thì công tác tuyên truyền hết sức quan trọng. Ngoài việc truyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử của Sở, chúng tôi phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng các Clip hướng dẫn thực hiện giải quyết TTHC mức độ 3 và 4 để lan tỏa tới người dân, doanh nghiệp.
Đồng thời công khai bộ TTHC của Sở tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả  một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông đặt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để người dân và doanh nghiệp dễ dàng thực hiện; thực hiện niêm yết công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Sở nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân biết, tìm hiểu về TTHC của ngành Giao thông vận tải trên cả 3 cấp là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã theo quy định.
Sở cũng quán triệt cán bộ, công chức trong việc sử dụng có hiệu quả phần mềm Một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông trong hỗ trợ giải quyết TTHC; tăng cường cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức. Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ TTHC theo hướng đơn giản hóa, giảm 33% thời gian giải quyết các TTHC có thời gian giải quyết từ 10 ngày trở lên. Kết quả đến nay, Sở Giao thông vận tải Bắc Giang đang thực hiện việc giải quyết TTHC mức độ 3 là 08 TTHC; mức độ 4 là 27 TTHC.  
Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải còn phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC đối với 82/82 TTHC, đạt 100% (trả kết quả tại nhà theo đăng ký). Từ tháng 9/2016, Sở đã phối hợp với Bưu điện tỉnh và Viettel Bắc Giang thực hiện tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe tại 01 điểm thuận lợi tại các huyện và thực hiện dịch vụ trả giấy phép lái xe tới nhà cho những cá nhân có nhu cầu.
Trong thời gian tới, Sở Giao thông vận tải tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các phòng, đơn vị, của công chức về vai trò, ý nghĩa và nội dung của công tác CCHC. Xây dựng đội ngũ công chức có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, khả năng giao tiếp phù hợp và thái độ chân tình trong phục vụ tổ chức, công dân. Xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh đối với những công chức, viên chức và người hợp đồng lao động có hành vi vi phạm pháp luật. Thường xuyên tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Ông Phạm Văn Đà - Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh. Ảnh: BGP/Trâm Anh
Sự ra đời của Trung tâm phục vụ hành chính công có ý nghĩa quan trọng
Ông Phạm Văn Đà - Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đánh giá, sự ra đời của Trung tâm đã giúp cụ thể hóa nhanh chóng, kịp thời những quyết tâm cải cách TTHC của Trung ương, của tỉnh vào cuộc sống. Mọi quy trình giải quyết TTHC được công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ, từ đó vừa hạn chế phiền hà, sách nhiễu, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho để người dân tiếp cận và giám sát quá trình thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Trung tâm phục vụ hành chính công hiện đang tiếp nhận, giải quyết 1.454 TTHC của các sở, cơ quan thuộc UBNBD tỉnh; 190 TTHC của 03 cơ quan Trung ươngKết quả giải quyết bình quân hàng năm trả sớm và đúng hạn trên 99%. Giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3, 4 đạt bình quân gần 30%; trả kết quả TTHC qua bưu chính công ích cũng đạt gần 10%. Các TTHC giải quyết tại Trung tâm được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ cả trên thực tế và trên Hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông. Các trạng thái hồ sơ cũng được theo dõi chặt chẽ.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, thời gian tới, Trung tâm xác định một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Thực hiện đúng các quy định và chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tham mưu, đề xuất đơn giản hóa quy trình, các bước thực hiện, tạo ra sự thay đổi thực chất trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC.
Tiếp tục theo dõi, kiểm soát chặt chẽ quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC cả trên thực tế và trên các hệ thống phần mềm. Định kỳ hàng tuần, tháng tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế trong giải quyết TTHC, nhất là những đơn vị giải quyết không đạt chỉ tiêu và có hồ sơ chậm muộn, yêu cầu bổ sung, trả lại hoặc nhận vào nhưng đề nghị chủ hồ sơ xin rút…
Duy trì nghiêm nền nếp văn hóa công sở, thực hiện đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về “Bốn xin: Xin chào - Xin cảm ơn - Xin phép - Xin lỗi ”, “Bốn luôn: Luôn mỉm cười - Luôn nhẹ nhàng - Luôn lắng nghe - Luôn giúp đỡ” và “Năm không: Không cửa quyền, hách dịch - Không quan liêu, vô cảm - Không tham nhũng, lãng phí - Không gian dối - Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn”. Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để mọi người dân, doanh nghiệp đến với Trung tâm đều được phục vụ chu đáo, tận tình.
Ông Vũ Trí Hải - Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang. Ảnh: BGP/Trâm Anh
Ứng dụng Hệ thống thông tin một cửa điện tử giải quyết TTHC liên thông 3 cấp
Ông Vũ Trí Hải - Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang cho biết: Thời gian qua, công tác CCHC luôn được thành phố Bắc Giang quan tâm, thực hiện. Trong đó, việc ứng dụng Hệ thống thông tin một cửa điện tử để giải quyết TTHC liên thông 3 cấp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách TTHC. Thành phố Bắc Giang được tỉnh chọn là địa phương triển khai thí điểm và đã chính thức hoạt động từ ngày 02/01/2020 tại Bộ phận một cửa thành phố và 16/16 phường, xã, với tổng số 48 TTHC liên thông.
Qua quá trình áp dụng, chúng tôi nhận thấy những ưu điểm nổi bật khi giải quyết TTHC theo cơ chế liên thông 3 cấp. Đó là việc giải quyết TTHC theo cơ chế liên thông nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và hạn chế các yếu tố gây phiền hà, sách nhiễu. Chất lượng hồ sơ đầu vào được nâng lên. Cùng đó, tổ chức và người dân thay vì phải đến 3 địa điểm để giải quyết TTHC thì nay chỉ cần đến 1 nơi duy nhất (UBND phường, xã), việc chuyển hồ sơ TTHC do cơ quan nhà nước đảm nhiệm.
Thời gian tới, thành phố Bắc Giang sẽ tiếp tục củng cố, đẩy mạnh việc giải quyết TTHC theo cơ chế liên thông. Để đạt hiệu quả, UBND thành phố đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông sớm chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn thiện một số chức năng của phần mềm Hệ thống thông tin để các địa phương thực hiện thuận lợi hơn. Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông cũng sớm tham mưu đưa vào hoạt động Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, trong đó cần tích hợp chung phần mềm giải quyết TTHC của các sở, ngành, địa phương và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC theo cơ chế liên thông và giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3, 4... phục vụ tổ chức và người dân.
Ông Trần Minh Chiêu - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang. Ảnh: BGP/Trâm Anh
Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử
Ông Trần Minh Chiêu - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Nhằm cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương về xây dựng chính quyền điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhiều văn bản chỉ đạo, giải pháp để thực hiện phù hợp với thực tiễn địa phương. Trong đó nổi bật là xây dựng hạ tầng, nền tảng công nghệ phát triển Chính quyền điện tử; bước đầu xây dựng, nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh để quản trị, vận hành trên 190 phần mềm chuyên ngành của các cấp, ngành; xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh Bắc Giang làm cơ sở tích hợp, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu trong tỉnh với với hệ thống của Trung ương.
Cùng đó, xây dựng phát triển Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với CCHC. Các hệ thống phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh được các cấp, các ngành khai thác sử dụng hiệu quả, góp phần đẩy mạnh CCHC. Việc triển khai chữ ký số được quan tâm thực hiện. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp, giao thông và các lĩnh vực đời sống được quan tâm, hướng tới xây dựng nền tảng cho dịch vụ số, xã hội số và công dân số trong giai đoạn tới.
Đặc biệt, quan tâm đào tạo, nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử.
Để triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang, hướng tới xây dựng chính quyền số, thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục làm tốt công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, nghị quyết, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử. Tập trung phát triển các hệ thống nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu. Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh thành Trung tâm dữ liệu hiện đại. Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh, đóng vai trò là bộ não tổng hợp, phân tích, điều hành các hoạt động quan trọng. Đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin…

Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là thước đo Cải cách hành chính

Sáng ngày 01/7, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Từ Minh Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: BGP/Trâm Anh

Cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác CCHC trên cả 6 lĩnh vực lớn gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước đã cơ bản hoàn thành, góp phần hoàn thiện hệ thống chính trị đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về CCHC luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát được tập trung thực hiện, qua đó kịp thời khắc phục các thiếu sót, chấn chính kỷ luật, kỷ cương làm việc.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thể chế, chính sách thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, qua đó ngày càng hoàn thiện trên các lĩnh vực. Công tác cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai nghiêm túc.

Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, tiếp xúc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, qua đó giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của doanh nghiệp.

Từ năm 2011 đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố, công khai 13.218 TTHC áp dụng trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng cắt giảm từ 25-30% thời gian giải quyết.

Đặc biệt, việc thành lập và đi vào hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC. Bộ phận một cửa tại cấp huyện, cấp xã đã được triển khai đồng bộ, hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 1.825 TTHC được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đạt tỷ lệ trên 90%.

Bên cạnh đó, công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được chú trọng theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Đến nay, đã sắp xếp giảm 13 phòng chuyên môn, chi cục và tương đương cấp sở, 142 đơn vị sự nghiệp công lập, 23 ban chỉ đạo cấp tỉnh.

Đặc biệt, đã hoàn thành sắp xếp, sáp nhập 40 xã, thị trấn, 679 thôn, tổ dân phố, qua đó đã giảm 21 đơn vị hành chính cấp xã và giảm 362 thôn, tổ dân phố.

Toàn tỉnh đã giảm được 3.362 biên chế so với thời điểm năm 2015, trong đó khối hành chính, sự nghiệp giảm hơn 3.000 người, đạt gần 8%.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứng không ngừng được nâng cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ giải quyết TTHC ngày càng được hoàn thiện, chuẩn hóa.

Các tập thể được khen thưởng tại hội nghị. Ảnh: BGP/Trâm Anh

Vẫn còn những tồn tại, hạn chế

Mặc dù đạt nhiều kết quả, công tác CCHC của tỉnh trong 10 năm qua vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Trong đó, công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền về CCHC đã có nhiều cố gắng song chưa thường xuyên, quyết liệt. Các chỉ số như Par-index, PAPI, PCI… đã được cải thiện thứ hạng nhưng không ổn định. Công tác xây dựng, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế. TTHC ở một số lĩnh vực còn rườm rà, việc giải quyết TTHC cho người dân còn để xảy ra tình trạng quá hạn, người dân phải đi lại nhiều lần.

Ông Phạm Văn Đà - Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh cho biết: Còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp phải đến tiếp xúc với cơ quan, công chức chuyên môn để xin ý kiến, hoàn thiện hồ sơ trước khi nộp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân do tỉnh còn thiếu các đơn vị tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp. Vẫn còn tình trạng một số TTHC tiếp nhận ở hai nơi với lý do cơ quan chuyên môn cũng có bộ phận một cửa theo chỉ đạo của Bộ. Điều này dẫn đến vừa lãng phí nguồn lực của cơ quan nhà nước, vừa làm cho tổ chức, công dân lúng túng không biết đâu là nơi tiếp nhận chính.

Theo ông Vũ Trí Hải - Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang cho biết, mặc dù thực hiện giải quyết liên thông 3 cấp qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử nhưng cán bộ phường, xã vẫn phải chuyển trực tiếp hồ sơ giấy lên thành phố để giải quyết. Lý do theo quy định thì thành phần hồ sơ đầu vào vẫn phải là văn bản bằng giấy bản chính hoặc bản sao nên các cơ quan giải quyết vẫn đòi hỏi phải dùng văn bản giấy.

Ngoài ra, tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, số hồ sơ TTHC giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 còn thấp do chưa đảm bảo hạ tầng thông tin, thiếu hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến và do người dân, doanh nghiệp chưa quen với việc giải quyết TTHC trực tuyến. Hạ tầng công nghệ thông tin còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu.

Ông Bùi Thế Sơn - Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết: Tỷ lệ  hồ sơ TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Sở Giao thông vận tải chưa cao. Từ đầu năm 2020 đến nay, giải quyết TTHC mức độ 3 và mức độ 4 được 932 hồ sơ trên tổng số 9748 hồ sơ, chỉ đạt khoảng 10%. Nguyên nhân do trình độ sử dụng công nghệ thông tin của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế; cơ sở vật chất còn thiếu, thiết bị máy móc chưa được đầy đủ, hiện đại. Cùng đó là do công tác tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 còn chưa đa dạng để người dân, doanh nghiệp được biết.

Bên cạnh đó, một số cơ quan hành chính còn chưa kịp thời bố trí, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo quy định. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều. Kết quả tinh giản biên chế chủ yếu do cắt giảm cơ học. Việc chấp hành quy định của pháp luật về kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở của một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái nhấn mạnh:  Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, công tác CCHC của tỉnh Bắc Giang đã có những bước đi khá xa, ở cả cấp tỉnh đến huyện, xã. Trong đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo về CCHC được quan tâm, triển khai quyết liệt; đã huy động được cả hệ thống chính và người dân, doanh nghiệp cùng thực hiện.

Công tác cải cách thể chế được quan tâm chỉ đạo, hệ thống các văn bản pháp luật thường xuyên được rà soát, bổ sung để thống nhất quy định của Trung ương và phù hợp điều kiện của tỉnh, tạo bước đột phá phát triển trong các lĩnh vực. Công tác cải cách TTHC, một cửa, một cửa liên thông thực hiện bài bản đã thay đổi cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh. Bắc Giang là 1 trong 7 tỉnh đầu tiên đưa Trung tâm phục vụ hành chính công vào hoạt động. Các chỉ số về sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công nằm trong top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước….

Các kết quả CCHC thời gian qua đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm ngân sách, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, nâng cao cải thiện năng lực cạnh tranh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh.

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái cũng cho rằng vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế như các đại biểu đã chỉ ra. Đặc biệt, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa cao, tình trạng cán bộ “hành dân, hành doanh nghiệp” vẫn diễn ra, gây cản trở sự phát triển của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, những cán bộ ấy dứt khoát phải xử lý, không thể để thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận một cửa.

Cùng đó, hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều khó khăn do ngân sách hạn chế, điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến công tác CCHC.

Các cá nhân được khen thưởng tại hội nghị. Ảnh: BGP/Trâm Anh

Trách nhiệm người đứng đầu và chất lượng cán bộ, công chức là then chốt

Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái nhấn mạnh, cùng với cả nước, Bắc Giang đang bước vào giai đoạn mới với nhiều khó khăn, thách thức. Hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ khiến cho tính cạnh tranh gia tăng, không chỉ cạnh tranh giữa các quốc gia mà giữa các địa phương.

Quan điểm của tỉnh là xác định trong khi các nguồn lực chỉ là hữu hạn, thì việc đẩy mạnh CCHC phải là giải pháp cần đặc biệt quan tâm để tối ưu hóa các nguồn lực. Công tác CCHC phải lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là thước đo để thực hiện. Điều này sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết mục tiêu của CCHC trong giai đoạn tới là hướng đến  xây dựng và hoàn thiện nền hành chính nhà nước “phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả”; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Để đạt được mục tiêu này, trước mắt phải khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế hiện nay, cải thiện mạnh mẽ các chỉ số đánh giá cấp tỉnh.

Về nhiệm vụ thời gian tới, các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các chỉ đạo, quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Tỉnh ủy về CCHC, phù hợp tình hình thực tiễn địa phương. Quan tâm nguồn lực để đầu tư cho công tác CCHC đảm bảo có lộ trình và hiệu quả, đặc biệt là hạ tầng CNTT.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nhận thức rõ vai trò của CCHC là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, thực hiện đồng bộ quyết liệt, thực chất; đặc biệt phát huy tốt vai trò người đứng đầu các cấp.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu mỗi ngành, địa phương phải lựa chọn đăng ký 1 nhiệm vụ, sáng kiến về CCHC để thực hiện. Đây sẽ là tiêu chí để đánh giá người đứng đầu các đơn vị.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, muốn CCHC hiệu quả thì vai trò đội ngũ cán bộ, và trách nhiệm người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Cán bộ, công chức, viên chức phải đổi mới tư duy, nhận thức, hành động trong thực thi nhiệm vụ, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Các sở, ngành đưa cán bộ, công chức ra làm việc tại bộ phận một cửa phải có chuyên môn tốt, có văn hóa, đạo đức tốt. Quan tâm ưu tiên bổ nhiệm đội ngũ này sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại bộ phận một cửa.

Các cơ quan thông tin, truyền thông kịp thời tuyên truyền về công tác CCHC, tăng cường tiếp nhận sự phản biện của người dân, doanh nghiệp.

Cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh chung tay với chính quyền để xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đưa Bắc Giang thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp.

Nhân dịp này, 10 tập thể, 40 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được khen thưởng tại hội nghị.

Thu hút đầu tư Bắc Giang: Tầm nhìn chiến lược - Hành động quyết liệt

Năm 2020 là năm cuối cùng tỉnh Bắc Giang thực hiện Nghị quyết 73-NQ/TU ngày 6/5/2016 của Tỉnh ủy Bắc Giang về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020. Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, qua 4 năm, tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng, trở thành điểm sáng của cả nước trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Kết quả ấn tượng từ tầm nhìn chiến lược
Để tạo nên sự bứt phá trong thu hút đầu tư, ngày 6/5/2016, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết 73-NQ/TU về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Nghị quyết này đã được cụ thể hóa thành 45 nhiệm vụ giao cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện, trong đó có 13 nhiệm vụ thường xuyên thực hiện theo định kỳ hằng năm và 32 nhiệm vụ cụ thể.
Với cách làm này, tỉnh Bắc Giang tạo được sự đồng bộ trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách toàn diện đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và tạo dựng lợi thế tích cực cho các nhà đầu tư. Các cấp lãnh đạo từ tỉnh, huyện đến các sở, ngành thật sự vào cuộc đồng hành cùng các nhà đầu tư trong hoạt động từ cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng cho đến chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, sớm bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư.
Thu hút đầu tư Bắc Giang: Tầm nhìn chiến lược – Hành động quyết liệt - Ảnh 1.
Dây chuyền sản xuất hàng may mặc tại Công ty TNHH Hana Kovi Việt Nam, 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Bắc Giang. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Với nhận thức thực sự đồng hành cùng nhà đầu tư để họ chọn Bắc Giang là điểm dừng chân, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc. Nhờ đó, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện rõ nét, thể hiện qua các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) có nhiều chuyển biến tích cực, vươn lên nằm trong nhóm khá của cả nước.
Việc ban hành và triển khai quyết liệt Nghị quyết 73-NQ/TU đã đem lại cho tỉnh Bắc Giang những kết quả cực kỳ ấn tượng. Cụ thể, giai đoạn từ 2016 - 2018, toàn tỉnh đã thu hút được trên 600 dự án đầu tư, vốn đăng ký hàng tỷ USD. Khép lại năm 2018, Bắc Giang nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về số dự án và số vốn thu hút đầu tư mới. Riêng vốn thực hiện các dự án FDI đạt 558 triệu USD, tăng 8,6% so cùng kỳ năm trước.
Cũng theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, năm 2019, toàn tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư 183 dự án; trong đó 107 dự án trong nước, vốn đăng ký hơn 3.000 tỷ đồng và 76 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 830,7 triệu USD. Tổng vốn thu hút đầu tư (cả cấp mới và bổ sung) trong nước tăng hơn 36% và FDI bằng 2,07 lần so với năm 2018.
Theo ông Trịnh Hữu Thắng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2020 tỉnh tăng cường thu hút đầu tư, phấn đấu tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh, bổ sung trên địa bàn tỉnh quy đổi đạt khoảng 1 tỷ USD (bao gồm cả dự án FDI và dự án đầu tư trong nước).
Cụ thể, trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Quang Châu, Hòa Phú và các cụm công nghiệp của thành phố Bắc Giang, các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên và Hiệp Hòa các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; điện tử, sản xuất điện; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; dệt may; công nghiệp hỗ trợ.
Lĩnh vực thương mại -dịch vụ, tỉnh tập trung thu hút các dự án đầu tư các khu đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ logistics; dịch vụ tài chính, y tế, bảo hiểm tại thành phố Bắc Giang; các dự án đô thị nghỉ dưỡng tại một số địa bàn có thế mạnh (các huyện Lạng Giang, Lục Ngạn, Lục Nam).
Đối với lĩnh vực du lịch, tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư thực hiện các dự án khu du lịch như Khu du lịch Suối Mỡ (huyện Lục Nam); khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn); khu giải trí, nghỉ dưỡng, tâm linh (Núi Nham Biền, huyện Yên Dũng); các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf: Sân golf Chu Điện - Khám Lạng (Lục Nam), sân golf Trung Sơn (Việt Yên), sân golf hồ Hố Cao (Lạng Giang), sân golf hồ Khuôn Thần (Lục Ngạn)…
Tiếp tục quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư
Để đạt mục tiêu thu hút khoảng 1 tỷ USD trong năm 2020 – năm cuối cùng triển khai nghị quyết Nghị quyết 73-NQ/TU, ngay từ đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2020. Đồng thời, ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra và xử lý sau kiểm tra các dự án đầu tư.
Đặc biệt, UBND tỉnh duy trì tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng tháng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; chỉ đạo các ngành, địa phương chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, triển khai các biện pháp trợ giúp; tạo mọi điều kiện phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm; thu hút đầu tư, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp.
Thu hút đầu tư Bắc Giang: Tầm nhìn chiến lược – Hành động quyết liệt - Ảnh 2.
Các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được đầu tư hạ tầng đồng bộ, cùng môi trường thu hút đầu tư nhiều ưu đãi, thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư dừng chân.
Để tiếp tục hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang xác định sẽ tập trung thực hiện "nhiệm vụ kép" là vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội; trong đó thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ giải pháp như: Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử.
Tiếp đến, rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu; khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung xử lý vướng mắc về lao động; tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, linh hoạt để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Xây dựng quy chế phối hợp kiểm tra và xử lý kiểm tra các dự án đầu tư…
Những giải pháp mạnh mẽ trên được kỳ vọng sẽ đem lại sức bật mạnh mẽ cho tỉnh Bắc Giang trong năm 2020.
Đáng mừng hơn nữa, sự nỗ lực và kết quả đạt được của tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư đã được Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao. Mới đây, ngày 6/6, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, các thành viên đoàn công tác Chính phủ đã bày tỏ ấn tượng về sự thay đổi diện mạo của Bắc Giang, tỉnh nổi lên là điểm sáng trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cũng tại buổi làm việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tổng kết hàng loạt điểm sáng nổi trội của Bắc Giang trong nhiệm kỳ này, trong đó có quy mô nền kinh tế của tăng nhanh, đến nay vươn lên thứ 16/63 tỉnh, thành phố. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến đến hết năm 2020 đạt trên 3.000 USD, bằng bình quân chung cả nước. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn duy trì ở mức cao, ổn định. Năm 2019, GRDP tăng 16,2%, là một trong 3 tỉnh có tốc độ tăng cao nhất cả nước…
Riêng lĩnh vực thu hút đầu tư, Thủ tướng ghi nhận, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Từ năm 2016 đến nay, đã thu hút được trên 5,8 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, gấp 3,5 lần cả giai đoạn 2011-2015 (riêng vốn FDI đạt 3,8 tỷ USD, gấp 4,3 lần). Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương có sức hấp dẫn nhất về thu hút đầu tư...
Từ đó có thể thấy rằng, với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai Nghị quyết 73-NQ/TU, tỉnh Bắc Giang đã và đang tiếp tục khẳng định vững chắc vị thế của mình, từng bước vươn lên trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, chắc chắn rằng, mục tiêu thu hút 1 tỷ USD trong năm 2020 là hoàn toàn có cơ sở cho dù địa phương vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn trong 6 tháng cuối năm…