Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Startup của thầy giáo tỷ phú trở thành 'siêu kỳ lân' sau vòng gọi vốn 100 triệu USD

Startup công nghệ giáo dục Byju’s vừa huy động thành công 100 triệu USD trong vòng gọi vốn mới với mức định giá 10,5 tỷ USD.

Startup edTech (công nghệ giáo dục) lớn nhất Ấn Độ, Byju’s, vừa trở thành siêu kỳ lân (định giá từ 10 tỷ USD) sau vòng gọi vốn mới nhất trị giá 100 triệu USD do Bond Capital dẫn đầu.
Với mức định giá 10,5 tỷ USD, Byju's hiện là startup giá trị thứ hai ở Ấn Độ, sau công ty thanh toán Paytm – startup được định giá 16 tỷ USD.
Byju's được thành lập bởi cựu giáo viên toán Byju Raveendran, 39 tuổi. Startup này có 57 triệu học viên tại 1.700 thành phố, chủ yếu ở Ấn Độ. Tháng 4 năm nay, Raveendran lần đầu xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes với tài sản trị giá 1,8 tỷ USD. Sau vòng gọi vốn vừa qua, tài sản của nhà sáng lập Byju's tăng lên 2,3 tỷ USD.
Trước đó, Byju's đã là một trong những startup edTech huy động được nhiều vốn nhất thế giới với 1,5 tỷ USD qua 15 vòng gọi vốn. Danh sách nhà đầu tư của Byju's có thể kể đến CEO Mark Zuckerberg của Facebook, tập đoàn Tencent của Trung Quốc, công ty Naspers của Nam Phi.
Byju’s cung cấp các chương trình học trực tuyến cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 trên ứng dụng của mình. Startup này cũng cung cấp chương trình ôn thi vào các trường kỹ thuật, y tế và luyện thi công chức. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Byju’s cho phép người dùng truy cập miễn phí trong 2 tháng, nhờ đó ứng dụng tăng thêm 14 triệu học viên đăng ký kể từ tháng 3.
Ấn Độ, với 260 triệu trẻ em ở độ tuổi đi học, là thị trường chính của Byju's, đóng góp phần lớn trong số 3,5 triệu thuê bao trả tiền. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2020, doanh thu hàng năm của công ty tăng lên 371 triệu USD so với con số 207 triệu USD của năm ngoái.
Byju Raveendran lớn lên tại một ngôi làng ở bờ biển phía Nam Ấn Độ, với cha mẹ là giáo viên. Tuổi nhỏ của anh gắn liền với sân bóng. Raveendran thích vui chơi bên ngoài và sau đó tự học ở nhà. Sau khi trở thành kỹ sư, anh giúp nhiều bạn bè ôn luyện và đỗ thành công vào nhiều trường quản lý và kỹ thuật hàng đầu Ấn Độ. Lớp học của Raveendran đông dần, đến mức anh bắt đầu giảng dạy cho hàng nghìn người trong các sân vận động và là một gia sư nổi tiếng.

Startup du lịch châu Á tìm đường sống sót trong đại dịch

Nhiều công ty khởi nghiệp du lịch châu Á dấn thân vào thị trường ngách và các lĩnh vực kinh doanh mới nhằm cải thiện doanh thu.

KKday cái tên nổi bật trong số các công ty khởi nghiệp du lịch tại châu Á. Startup có trụ sở đặt tại Đài Loan liên tục tăng trưởng trong ba năm liên tiếp. KKday thu hút hàng chục triệu USD từ các nhà đầu tư lớn như Alibaba, Line, để mở rộng quy mô thị trường ra nhiều quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, trong bối cảnh COVID-19 khiến hoạt động du lịch quốc tế tê liệt, các chuyên gia nhận định, KKday cần phải chứng minh sức mạnh kinh doanh của mình nhiều hơn nữa. Với lượng lớn đơn đặt phòng bị huỷ và doanh thu giảm 90% trong tháng 4 vừa qua, công ty này đã dần chuyển sang một ngành kinh doanh khác: bán đồ lưu niệm và đồ ăn trực tuyến.
Bánh dứa Đài Loan, kem cua Hàn Quốc, cốc thủy tinh mô hình núi Phú sĩ là ba trong số hàng loạt mặt hàng đã giúp doanh thu của KKday tăng gấp 3 lần so với hồi đầu tháng 4 và đạt 50% doanh thu đặt phòng của nền tảng vào thời kỳ cao điểm. "Chúng tôi cũng ngạc nhiên khi hướng đi mới này lại mang lại hiệu quả", Yuki Huang, giám đống tiếp thị của KKDay chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review.
KKDay bắt đầu cung cấp các món đồ lưu niệm trên nên tảng của mình.
KKDay bắt đầu cung cấp các món đồ lưu niệm trên nên tảng của mình.
Những gì mà KKday trải qua cũng là cảm nhận chung của nhiều nhà sáng lập các startup du lịch. Lĩnh vực này đã trở thành con cưng của các nhà đầu tư tư nhân và đầu tư mạo hiểm trong vài năm vừa qua nhờ sự bùng nổ du lịch do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Châu Á. Các công ty khởi khiệp du lịch và nở rộ theo nhu cầu tăng cao đó.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang thận trọng hơn khi rót vốn do nhiều chuyên gia dự báo ngành du lịch sẽ mất nhiều năm để phục hồi. Các startup du lịch tại khu vực đang đứng trước một cuộc chiến sinh tồn thực sự. Chỉ các công ty có thể tồn tại và đứng vứng mới trở thành đơn vị mạnh nhất và dễ thích nghi với khủng hoảng.
Trước COVID-19, du lịch là lĩnh vực ưu tiên của các nhà đầu tư. Theo phân tích số liệu của Lufthansa Innovation Lab, từ năm 2013 đến năm 2019, vốn đầu tư mạo hiểm cho du lịch và dịch vụ đã tăng vọt 22 lần, từ 1,4 tỷ USD lên 30,3 tỷ USD. Tỷ trọng phân bổ vốn của tất cả các quỹ đầu tư mạo hiểm vào ngành du lịch và dịch vụ đi lại tăng từ 2% lên 18% trong giai đoạn 2013-2018.
Daniel Yeh, đến từ công ty luật White & Case nhận định, các nhà đầu tư từng đặc biệt yêu thích và sẵn sàng rót tiền cho các công ty khởi nghiệp về du lịch và nghỉ dưỡng. Nhưng phần lớn đã dừng lại sau khi dịch bệnh bùng nổ đầu năm nay.
Trong suốt 5 tháng đầu năm 2020, giá trị giao dịch và đầu tư và lĩnh vực nghỉ dưỡng đã giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng thương vụ thành công giảm từ 75 xuống còn 56, theo số liệu được đưa ra bởi Mergemarket.
Daniel Yeh từng hỗ trợ nhiều công ty khởi nghiệp du lịch gọi vốn nhận định, những công ty trước đây có xu hướng đốt tiền để giành thị phần giờ đây đã phải áp dụng chiến lược "phòng thủ triệt để", cắt giảm các lĩnh vực kinh doanh không nằm trong trọng tâm để bảo về nguồn tiền. Các nhà đầu tư bắt đầu cắt lỗ vì những bất ổn trong ngành, điều này buộc các công ty du lịch phải dấn thân vào các lĩnh vực mới khi thị trường bị thu hẹp.
Sun Hongbo, CEO và đồng sáng lập startup về thương mại điện tử miễn thuế Bonflie đang tìm kiếm nguồn cung mặt nạ và thiết bị y tế trong một vào tháng qua. Ông cho biết, khi ngành bán lẻ du lịch đi vào bế tắc, đây là hướng đi để hạn chế sự sụt giảm doanh số. Mặt nạ của Bonflie đã được bán tại hơn 10 quốc gia Trung Đông, châu Âu và Mỹ. Công ty khởi nghiệp này cũng làm việc với các cửa hàng miễn thuế để vận chuyển mỹ phẩm, rượu đang bị mắc kẹt tại nhà kho sân bay đến tận cửa nhà cho khách hàng.
Website du lịch trực tuyến của HongKong - Klook, đối thủ của KKday được hỗ trợ bởi SoftBank giờ đây cung cấp dịch vụ đặt chỗ tại nhà hàng, giao đồ ăn và cung cấp thực phẩm trên nền tảng của mình.
Eric Gnock Fah, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Klook, cho biết đơn vị bắt đầu nghĩ đến việc thích nghi với những thay đổi của thị trường gây ra bởi đại dịch COVID-19. "Chúng ta không thể thoát ra khởi thực tế là COVID-19 sẽ thay đổi cách mọi người du lịch. Trước đại dịch, mọi người không cần phải lo lắng khi đứng trong đám đông, nhưng giờ đây khách hàng sẽ thích du lịch một mình hoặc các chuyến du lịch với quy mô gia đinh", ông nói.
Một số công ty khởi nghiệp cũng đang thử nghiệm các ý tưởng tương lai. Gần đây, Walk in Hong Kong, một công ty chuyên về tour du lịch chủ đề văn hóa đã tổ chức một buổi thăm qua ảo dành cho 700 sinh viên qua các tòa nhà biểu tưởng của Hong Kong. Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ tài chính từ một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Hong Kong và đã giúp Walk in Hong Kong tăng doanh thu sau khi công ty này bị cấm tổ chức các tour du lịch đông người trong nhiều tháng để tuân thủ các quy định giãn cách xã hội.
Giám đốc điều hành của Walk in Hong Kong - Olivia Tang chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia Review cho biết: "Đại dịch không phải là điều gì có thể biến mất. Nó sẽ còn tồn tại cho đến khi chúng ta có thể tìm ra vaccine và cung cấp cho dân cư toàn cầu, điều này đồng nghĩa tình hình diễn biến của dịch bệnh có thể kìm hãm đáng kể ngành du lịch trong nhiều năm tới.

Khi thầy giáo khởi nghiệp

Anh Thành chia sẻ: Khi quyết tâm khởi nghiệp, tôi quan tâm tính pháp lý và giá trị bền vững của sản phẩm. Vì vậy, tôi đã đến các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để tư vấn, học hỏi và được hỗ trợ.

Kỳ vọng trà hoa sâmTháng 6-2020, sản phẩm túi lọc trà hoa sâm xuất hiện trên thị trường Bình Phước. Là sản phẩm mới, ít ai biết “cha đẻ” của trà hoa sâm lại là một thầy giáo ở thôn Đắk Lim, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập. Vì có tác dụng tốt cho sức khỏe, lại trồng theo hướng hữu cơ nên sản phẩm trà hoa sâm được người tiêu dùng đón nhận tích cực. Anh Vũ Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Nhân Sâm Bảo Phước kỳ vọng, trong tương lai ngoài những đặc sản như điều, tiêu thì trà hoa sâm Bình Phước được nhiều người biết đến.
Khi thầy giáo khởi nghiệp
Là giáo viên lâu năm của Trường tiểu học Trương Định (thôn Đắk U, xã Đắk Ơ), nhưng anh Vũ Văn Thành luôn trăn trở tìm cách phát triển kinh tế trên vùng đất Bình Phước trù phú. Từng biết cây sâm bố chính có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe nên anh mạnh dạn mang sản phẩm đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TP. Hồ Chí Minh) để kiểm tra hàm lượng các chất có trong lá, thân, hoa và củ nhằm chế biến sản phẩm phù hợp thị trường. Ban đầu, anh chỉ tập trung thu hoạch củ sâm để sản xuất rượu sâm nhưng quá trình trải nghiệm gặp khó khăn nên phải tạm dừng. Tuy thất bại nhưng anh Thành lại thấy hàm lượng các dược liệu trong hoa sâm bố chính khá cao nên anh chuyển hướng sản xuất trà hoa sâm để đưa ra thị trường.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, anh Vũ Văn Thành tự trồng và liên kết trồng sâm bố chính
Để chủ động nguồn nguyên liệu, anh Vũ Văn Thành tự trồng và liên kết trồng sâm bố chính
Trà hoa sâm được chế biến từ những bông hoa đẹp nhất của cây sâm bố chính. Hoa được phơi khô, tiệt trùng và gia công thành những túi lọc để người tiêu dùng tiện sử dụng. Trong 1 gói thực phẩm bảo vệ sức khỏe trà hoa sâm chủ yếu là bột sâm bố chính và ít bột tam thất, bột nấm linh chi, hoa hòe và cỏ ngọt. Sản phẩm có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phiếu kiểm nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3.
Khởi nghiệp khá gian nan vì bản thân chưa có kinh nghiệm nhưng anh Thành luôn tự tin với sản phẩm của mình. Từ đó, anh quyết định thành lập Công ty TNHH Nhân Sâm Bảo Phước với sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước. Anh Thành chia sẻ: Khi quyết tâm khởi nghiệp, tôi quan tâm tính pháp lý và giá trị bền vững của sản phẩm. Vì vậy, tôi đã đến các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để tư vấn, học hỏi và được hỗ trợ. Nhờ đó, sản phẩm trà hoa sâm nhanh chóng ra đời và có mặt trên thị trường để phục vụ khách hàng. Tôi nghĩ sản phẩm tốt sẽ được đón nhận vì trà hoa sâm có lợi cho sức khỏe, được chế biến từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.

Nhiều người được hưởng lợi

Để chủ động nguyên liệu đầu vào, hiện anh Thành tự trồng và liên kết, cung cấp giống cho một số nông hộ ở xã Đắk Ơ trồng 4 ha sâm bố chính. Đồng thời, anh hợp đồng với Hợp tác xã Phúc Lộc Thọ (thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú) cung ứng nguyên liệu. Công ty TNHH Nhân Sâm Bảo Phước ký hợp đồng thu mua và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc sâm bố chính với gần 10 ha vùng nguyên liệu sạch. Đây cũng là hướng đi bền vững để công ty chủ động nguyên liệu và mở ra hướng đi mới cho nhiều nông hộ muốn chuyển đổi cây trồng thay thế những loại cây hiện không còn phù hợp.
Sâm bố chính được đánh giá dễ trồng, ít sâu bệnh và thu lợi cao bởi thân, lá, hoa và củ đều được sử dụng để chế biến dược liệu, thức ăn. Hiện mỗi kilôgam hoa sâm bố chính khô được thu mua với giá 200 ngàn đồng. Vì vậy, tuy mới đưa ra thị trường nhưng trà hoa sâm đã được nhiều người ủng hộ và đánh giá khá cao. Chị Nguyễn Thị Thúy Hà ở xã Đắk Ơ cho biết: Tôi dùng trà hoa sâm trong nhiều tháng qua và thấy sức khỏe bản thân tốt hơn. Vì trong trà hoa sâm có hàm lượng Omega 3, Omega 6 nên da mặt tôi sáng, các vết nám mờ dần. Tôi đã động viên cả nhà cùng sử dụng và các thành viên đều ưa thích.
Nhờ có dược tính cao với nhiều lợi ích hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp, an thần và tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc… nên sản phẩm trà hoa sâm của Công ty TNHH Nhân Sâm Bảo Phước nhanh chóng có mặt tại các hiệu thuốc tây trong và ngoài tỉnh, được nhiều người tiêu dùng chọn mua. Chị Nguyễn Thị Kim Nguyên, chủ tiệm thuốc tây Kim Nguyên ở xã Đắk Ơ chia sẻ: Qua tìm hiểu, tôi thấy các thành phần của trà hoa sâm đều có lợi cho sức khỏe, nguyên liệu được trồng hữu cơ nên rất yên tâm. Hiện tôi đã nhập trà hoa sâm để bán, đồng thời động viên cha mẹ sử dụng.
Những sản phẩm bảo vệ sức khỏe nói chung và trà hoa sâm nói riêng đang rất được nhiều người quan tâm tìm hiểu để sử dụng. Vì vậy, hướng đi của anh Thành phù hợp và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nhất là người già có bệnh mãn tính. Nhờ đó, con đường khởi nghiệp của anh Thành mới đầu tuy gian nan, vất vả nhưng tin rằng tương lai sẽ đạt nhiều kết quả tích cực.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học

ThS. Lưu Hoàng Giang (Trường Đại học Văn Hiến); ThS. Cao Thị Thanh Trúc (Trường Đại học Văn Hiến).

TÓM TẮT:

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học. Kết quả, trên 285 mẫu khảo sát cho thấy các yếu tố (văn hóa chấp nhận rủi ro; sinh viên tài năng, đa dạng và giàu trí tưởng tượng; nguồn vốn dồi dào; hợp tác với ngành công nghiệp; hỗ trợ của chính phủ) giải thích được sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học. Kết quả cũng cho thấy, sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp có tác động tích cực từ cao đến thấp với 5 yếu tố, gồm: Văn hóa chấp nhận rủi ro (β = 0.785), Sinh viên tài năng, đa dạng và giàu trí tưởng tượng (β = 0.181), Hỗ trợ của chính phủ (β = 0.065), Hợp tác với ngành công nghiệp (β = 0.061) và Nguồn vốn dồi dào (β = 0.054).

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, kinh doanh trở thành nhân tố quyết định sự phát triển đối với tất cả các quốc gia. Bởi vậy, rất nhiều cuộc hội thảo, hội nghị được tổ chức hàng năm trên thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần kinh doanh đối với đất nước, xã hội cũng như sự phát triển của cá nhân (Schaper & Volery, 2004; Matlay & Westhead, 2005).

Lee & cộng sự (2006) cho rằng, tinh thần khởi nghiệp được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Sobel & King (2008) nhận định, khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy, việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.

Tầm quan trọng của kinh doanh nói chung và doanh nhân nói riêng cũng vì thế đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các học giả và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; đồng thời giáo dục tinh thần kinh doanh cho sinh viên đại học đã trở thành một chủ đề quan trọng trong các trường đại học.

Astebro & cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng ở Mỹ cho thấy, khởi nghiệp không chỉ là chương trình dành riêng cho sinh viên ngành kinh doanh, mà còn là chương trình quan trọng đối với sinh viên thuộc khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật và thậm chí cả trong lĩnh vực nghệ thuật (Geiger-Ho & Ho, 2014). Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa, kinh tế, chính trị, vì thế nghiên cứu tính đặc thù riêng về khởi nghiệp sẽ đóng góp một phần quan trọng cho giáo dục khởi nghiệp.

Ở Việt Nam hiện nay chỉ mới có một số ít bài viết về tinh thần doanh nhân được đăng tải trên một số tạp chí khoa học trong nước, nhưng chỉ dưới góc độ chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần doanh nhân, hoặc xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nhân cho giới kinh doanh. Cho đến nay, cả nước có trên 450 trường đại học, cao đẳng và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh có trên 90 trường đại học, cao đẳng, với hơn 600.000 sinh viên hội tụ từ tất cả các vùng, miền trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, số lượng và tỉ lệ sinh viên khởi nghiệp kinh doanh của Việt Nam nói chung và của TP. Hồ Chí Minh nói riêng trên tổng số sinh viên và tổng số dân còn rất thấp. Bởi vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học và chủ yếu dựa trên ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chương trình giáo dục khởi nghiệp kinh doanh trong các trường đại học và các chính sách tạo lập môi trường và các giải pháp kích thích tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trong bối cảnh hiện nay.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Hệ sinh thái khởi nghiệp là tập hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp (đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và lãnh đạo hệ sinh thái khởi nghiệp) và các bên liên quan khác (đóng vai trò hỗ trợ), bao gồm nhưng không giới hạn các tổ chức hỗ trợ, các tổ chức tài trợ vốn, các doanh nghiệp lớn, các trường đại học, các nhà cung cấp dịch vụ,… có mối quan hệ hữu cơ, cùng tồn tại và phát triển bền vững. Nhà nước có vai trò hỗ trợ, tạo dựng môi trường pháp lý cho hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển. Sức mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp tùy thuộc vào sự “gắn kết” chặt chẽ của các thành phần bên trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD), Hệ sinh thái khởi nghiệp là “tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa: các chủ thể khởi nghiệp; tổ chức khởi nghiệp; các cơ quan liên quan và tiến trình khởi nghiệp tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương” (Mason, C. & Brown, R., 2014).

Dựa trên quan điểm sinh viên cùng với phân tích lịch sử về nguồn gốc của hệ sinh thái khởi nghiệp, chúng tôi tin rằng 6 điều kiện đã giúp tạo ra sự khởi nghiệp và đổi mới công nghệ. Chúng tôi thảo luận về từng yếu tố trong phần này: văn hóa chấp nhận rủi ro; sinh viên tài năng, đa dạng và giàu trí tưởng tượng; cộng đồng mang lại, nguồn vốn dồi dào, hợp tác với ngành công nghiệp và hỗ trợ của chính phủ.

2.1. Văn hóa chấp nhận rủi ro

William Miller, một cựu hiệu trưởng Stanford và một cựu giáo sư khoa học máy tính, đã phản ánh rằng, Stanford nổi bật chính xác, bởi vì nó dạy cho sinh viên của mình không có gì thất bại(1). Bài phát biểu bắt đầu của Steve Jobs (2005) tại Stanford đã khuyến khích các sinh viên tốt nghiệp đến đó ở lại. Hãy cứ dại dột(2). Lời khuyên của anh ấy dành cho sinh viên đã củng cố những gì giảng viên và cựu sinh viên đã nói với sinh viên từ lâu, không nên để ý kiến của người khác ảnh hưởng đến ý kiến của bạn. Và quan trọng nhất, hãy can đảm đi theo trái tim và trực giác của bạn.

Sinh viên từ lâu đã là tác nhân của sự thay đổi xã hội (quyền dân sự và phong trào quyền phụ nữ), sự thay đổi văn hóa (nhiều thể loại âm nhạc) và thay đổi chính trị (chiến tranh). Hiện nay, có thể nói như vậy trong cả hai lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Sinh viên trong các cơ sở trên khắp Hoa Kỳ đã thay đổi thế giới kinh doanh và công nghệ thông qua các công ty như Yahoo, Google, Facebook và Box. Những sinh viên như vậy đủ tài năng để thành lập công ty và thực tế về nỗ lực và thời gian cần thiết để thành công(3). Tài năng của sinh viên từ lâu đã chấp nhận văn hóa này và tham vọng thay đổi thế giới thông qua công nghệ và sản phẩm mới.

2.2. Sinh viên tài năng, đa dạng và giàu trí tưởng tượng

Các sinh viên của trường có hình chữ T, mà John Hennessy, chủ tịch của Stanford, muốn trường học khắc sâu, là những chuyên gia trong một lĩnh vực, nhưng cũng được giáo dục rộng rãi. Sinh viên hình chữ T không chỉ có khả năng suy nghĩ trực giao, mà còn là những cá nhân nhận ra rằng các đội là cần thiết để xây dựng các sản phẩm tuyệt vời. Do đó, họ không chỉ tập trung vào các kỹ năng cá nhân, mà còn phát triển các kỹ năng làm việc nhóm mạnh mẽ. Các giáo sư ở các khoa khác nhau cũng nhận ra sự cần thiết của sinh viên hình chữ T và khuyến khích sinh viên của họ phát triển theo hướng đó. Sự hợp tác bắt đầu trong môi trường đại học tạo thành nền tảng của sự hợp tác trọn đời, chẳng hạn như mối quan hệ ngành công nghiệp với chính phủ và trường đại học.

Loại hình giáo dục này giúp củng cố các quan niệm của một cộng đồng. Bản chất của khởi nghiệp đòi hỏi sinh viên và doanh nhân phải tiếp cận cộng đồng rộng lớn hơn để xây dựng chuyên môn mà mọi công ty yêu cầu: kỹ sư, nhà thiết kế và sinh viên có đầu óc kinh doanh. Ngoài ra, các lớp khởi động trong khuôn viên trường thúc đẩy các đội có nhiều nền tảng khác nhau. Tại trường học, sự đa dạng được xác định bởi các chuyên ngành bởi những người có suy nghĩ khác biệt(4).

2.3. Nguồn vốn dồi dào

Tài trợ là một thành phần quan trọng để giúp các ý tưởng của sinh viên trở thành hiện thực. Stanford may mắn có nhiều nhà đầu tư mạo hiểm rất gần với khuôn viên trên đường Sand Hill và trên đại lộ Đại học. Sinh viên Stanford muốn tài trợ cho một công ty khởi nghiệp có nhiều cơ hội để trình bày ý tưởng hoặc nguyên mẫu của họ cho các nhà đầu tư. Có rất nhiều cơ hội để gặp gỡ và kết nối với các nhà đầu tư tiềm năng, từ các cuộc thi khởi nghiệp (BASES 150K/E-Challenge), đến các lớp học (Launchpad và Tạo khởi nghiệp), gặp gỡ các giảng viên bên ngoài lớp để thảo luận về các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng. Sinh viên cũng có thể phát triển các công ty khởi nghiệp của mình trong một số máy gia tốc và máy ấp trứng gần trường, cho dù đó là StartX do Stanford thành lập hay tại Chương trình Y Combinator hoặc Chương trình học bổng mùa hè của Lightspeed(5).

2.4. Hợp tác với ngành công nghiệp

Terman không chỉ thuyết phục các sinh viên giỏi nhất của mình xây dựng doanh nghiệp tại địa phương mà còn thành lập Công viên nghiên cứu Stanford, nơi cung cấp bất động sản đối với các công ty như Hewlett-Packard, General Electric, Lockheed và Facebook(6). Ngoài ra, Terman thúc đẩy chương trình liên kết công nghiệp, trong đó các công ty nhận được quyền truy cập vào kết quả nghiên cứu và có thể tham gia các hội nghị và hội thảo đặc biệt quan tâm để đổi lấy đóng góp tài chính hàng năm đến phòng thí nghiệm nghiên cứu hoặc bộ phận tài trợ(7).

Ngành công nghiệp cũng hỗ trợ giáo dục và chuẩn bị cho sinh viên lực lượng lao động thông qua các chương trình như chương trình học giả đổi mới (AIS) của Accel, được tài trợ bởi Accel Partners. Mục tiêu của AIS là chuẩn bị 12 sinh viên tiến sĩ kỹ thuật Stanford trở thành những nhà lãnh đạo doanh nhân bằng cách giáo dục họ thông qua các diễn giả, dự án, chuyến đi thực địa và hội thảo. Học sinh tham gia sẽ có các cố vấn trong ngành liên quan đến lĩnh vực học tập của họ(8).

2.5. Hỗ trợ của chính phủ

Một khía cạnh thường xuyên bị bỏ qua của thành công trong nghiên cứu và đổi mới của Stanford là sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ trong việc tài trợ cho nghiên cứu tiên tiến. Cơ bản, Stanford là một trường đại học nghiên cứu. Nguồn chính, gần như độc quyền của ngân sách nghiên cứu là chính phủ liên bang, đặc biệt là NIH, NSF, Bộ Quốc phòng và nhiều cơ quan liên bang khác. Hạn chế và nguồn tài trợ lớn đáng kể để xây dựng các chương trình nghiên cứu học thuật, trái ngược với các nhà tài trợ trong ngành mà chỉ muốn tài trợ cho công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ(9).

Từ những tài liệu nêu trên, kết hợp với đặc điểm của sinh viên nói chung, tác giả đề xuất các yếu tố thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh như sau: (Hình 1)

Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học

3. Phương pháp phân tích

3.1. Mẫu và phương pháp phân tích

Theo Hair và cộng sự (1998), kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, theo Hoelter (1983), kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Tuy nhiên, để đảm bảo kích cỡ mẫu đủ lớn và giá trị kết quả trong các phân tích kiểm định T-test và ANOVA, trong nghiên cứu kích cỡ mẫu dự kiến là 310. Mẫu nghiên cứu được thu thập từ 310 sinh viên đang học tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp phân tích dữ liệu chính trong nghiên cứu là phân tích hồi qui tuyến tính bội, công cụ phân tích dữ liệu: sử dụng thống kê mô tả và phần mềm SPSS 22.0 để phân tích dữ liệu.

3.2. Cấu trúc mẫu khảo sát

Có 285 bản khảo sát được sử dụng cho phân tích dữ liệu, tỷ lệ nam và nữ có sự chênh lệch nhau, nam chiếm 66,67%, nữ chiếm 33,33%. Đối tượng khảo sát nằm trong độ tuổi 19 đến 21 tuổi đang theo học đại học tại các trường đại học.

4. Kết quả

Kết quả phân tích EFA cho thấy có 28 biến quan sát trong các nhân tố ảnh hưởng sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp. Hệ số KMO = 0,785 nên EFA phù hợp với dữ liệu, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi của tổng thể. Kết quả cũng đạt được yêu cầu về độ tin cậy. Do vậy, các thang đo đã phân tích là chấp nhận được. (Bảng 1).

Bảng 1. Kết quả EFA cho các thang đo ảnh hưởng đến sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học

Kết quả phân tích hồi qui bội sử dụng phương pháp Enter Coefficientsa cho thấy rằng tất cả 5 nhân tố thuộc thang đo đều có tác động dương đến sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học (STC) với mức ý nghĩa từ Sig đều nhỏ hơn 0,05 ở tất cả các biến. Kết quả trị số thống kê F đạt giá trị 405,532 được tính từ giá trị R2 là 0,825 và R điều chỉnh là 0822 của mô hình đầy đủ, tại mức ý nghĩa Sig = 0,000.

Phương trình hồi quy với các biến hệ số chuẩn hóa có dạng như sau:

F = +0,681*VH + 0,325*SVTN + 0,048*NV + 0,034*HT + 0,072*CP

Trong mô hình cho thấy R2 là 0,825 và R điều chỉnh là 0,822 có nghĩa là mô hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu R2 > 0,5, như vậy mô hình nghiên cứu là phù hợp.

5. Kết luận

Kết quả cho thấy, có 5 yếu tố ảnh hưởng dương đến sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp và có ý nghĩa ở mức kiểm định 5%, vì vậy các giả thuyết được chấp nhận.

Cụ thể, yếu tố VH (Văn hóa chấp nhận rủi ro) có ảnh hưởng mạnh nhất với β (chuẩn hóa) = 0.785. Điều này cho thấy văn hóa chấp nhận rủi ro là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp, yếu tố SVTN (sinh viên tài năng, đa dạng và giàu trí tưởng tượng) với β = 0.181 có ảnh hưởng mạnh chỉ sau yếu tố VH, yếu tố CP (hỗ trợ của chính phủ) với β = 0.065, yếu tố HT (hợp tác với ngành công nghiệp) với β = 0.061 và yếu tố NV (nguồn vốn dồi dào) với β = 0.054 là yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất.

Từ những phân tích trên, ta kết luận rằng mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và 5 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H1, H2, H3, H4 và H5, qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được minh họa như sau: (Hình 2)

Hình 2: Mô hình kết quả nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp, nên nghiên cứu này vẫn còn hạn chế:

- Nghiên cứu với cỡ mẫu còn hạn chế, phạm vi chỉ khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh.

- Chỉ tập trung vào 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp.

6 yếu tố khởi nghiệp để trở thành triệu phú: Tưởng khó nhưng lại rất đơn giản

Triệu phú không chỉ nghĩ về việc tạo ra thành công; họ chịu trách nhiệm 100% cho nó và làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được mục tiêu của mình.

Bạn thường nghe rất nhiều chuyên gia tự xưng nói rằng họ có thể biến bạn thành triệu phú từ những lời dạy hoặc hệ thống của họ chỉ sau một đêm. Đó là một lời hứa khó để thực hiện, vì có lẽ họ cũng phải mất nhiều năm và hành động rất nhiều để đạt được điều đó. Vì vậy, nó không có khả năng xuất hiện chỉ sau một đêm. Nếu dễ dàng như vậy, sẽ có rất nhiều người giàu có hơn.
Bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể và lịch trình thời gian có tổ chức để đạt được chiến thắng lớn của mình và bắt đầu cuộc hành trình của bạn.
Một trong những điều đầu tiên để hiểu về các triệu phú là họ suy nghĩ và hành động khác với người bình thường, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể học cách làm theo. Dưới đây là danh sách sáu yếu tố xác định mà bạn sẽ muốn tập trung vào khi bạn dấn thân vào con đường làm giàu.

Triệu phú sở hữu những đặc điểm và kỹ năng độc đáo

Bạn cần bắt đầu suy nghĩ và hành động như thể bạn đã đạt được mục tiêu lớn của mình. Các triệu phú dành thời gian để nghĩ ra những ý tưởng và phương pháp mới thay vì tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, từ đó mở rộng tâm trí và đổi mới cách suy nghĩ, hành động và đạt mục tiêu.

Triệu phú là những người suy nghĩ lâu dài

Họ nghĩ về tương lai và các mục tiêu dài hạn thay vì sự hài lòng tức thì, phát triển kỷ luật và điều đó cho phép họ nhìn thấy kết quả tốt. Giữ tầm nhìn đó rõ ràng trong tâm trí của bạn cho đến khi bạn đạt được kết quả cuối cùng và thưởng thức chiến thắng lớn của bạn.

Triệu phú nắm bắt sự thay đổi

Thay đổi đôi khi có thể đáng sợ. Các triệu phú hiểu rằng sự thay đổi, dù là tích cực hay tiêu cực, vẫn sẽ mang lại lợi ích cho họ theo một cách nào đó. Suy nghĩ đó lần lượt tạo ra sự tự tin và tự tin hơn, chỉ tăng cường cảm giác rằng bất kể điều gì xảy ra theo cách của bạn, bạn đều có thể xử lý nó.

Triệu phú được xác định là phi thường

Donith cho rằng tiền là động lực duy nhất của họ. Thông thường, đó là niềm đam mê của họ hoặc một nhiệm vụ trong cuộc sống khiến họ phải lao vào và thực hiện nó. Bạn phải có khả năng tìm thấy mục đích của mình, niềm đam mê thúc đẩy bạn vượt qua mọi trở ngại cản đường bạn. Hãy tự hỏi mình, làm sao tôi có thể kiếm được 1 triệu đô la mỗi năm khi làm những gì tôi yêu thích?

Triệu phú sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Bạn sẽ cần phải có khả năng giảm thiểu rủi ro. Cách tốt nhất để làm điều này là tính tỷ lệ rủi ro/phần thưởng của bạn như một công cụ dự đoán lợi tức đầu tư.

Triệu phú không bao giờ ngừng học hỏi

Trở thành triệu phú sẽ yêu cầu nâng cấp kiến thức của bạn với thông tin mới giúp tạo ra nhiều cơ hội và sự giàu có hơn. Đọc thêm các cuốn sách tự cải thiện, và tìm những người cố vấn và những người thành công khác để hỗ trợ và hướng dẫn bạn. Khi bạn tiếp tục mở rộng tầm nhìn của mình, sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Triệu phú không chỉ nghĩ về việc tạo ra thành công; họ chịu trách nhiệm 100% cho nó và làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được mục tiêu của mình. Trở thành một "người làm", tập trung vào chiến thắng lớn, và không cho phép bất cứ điều gì cản trở đường đến ước mơ của bạn.

Khởi nghiệp với nghề thợ mộc

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, rồi về làm cho một tập đoàn xây dựng, đùng một cái bỏ để về quê theo đuổi đam mê với nghề thợ mộc, khiến nhiều người trong gia đình sửng sốt.

Đang làm việc văn phòng tại một tập đoàn xây dựng với thu nhập đáng mơ ước, thế nhưng chị Hảo đã quyết định từ bỏ để về quê theo đuổi đam mê với nghề thợ mộc, khiến nhiều người trong gia đình sửng sốt.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, rồi về làm quản lý cho một tập đoàn xây dựng với hơn 5 năm làm công việc thiết kế bản vẽ với mức lương 30 triệu đồng/tháng. Đùng một cái, chị Hảo từ bỏ công việc nhiều người mơ ước để về quê khởi nghiệp học làm thợ mộc - cái nghề mà khi nói đến ai cũng bất ngờ đối với một người phụ nữ.
Và rồi sau khi bỏ công việc văn phòng, cứ cuối tuần, chị Nguyễn Thị Hảo (28 tuổi, hiện đang sinh sống tại Khu đô thị Mỗ Lao 2, quận Hà Đông) lại trở về quê ở làng Thọ An, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội để bắt đầu với công việc làm mộc của mình, làm bạn với những cái cưa, cái đục.
Vừa ngồi tự tay vẽ trang trí đồ mộc, chị Hảo cho biết vì ngồi bàn giấy nhiều khiến cô cảm thấy nhàm chán. Những lúc như vậy, bà mẹ trẻ lại nghĩ về cuộc sống ngày xưa, phụ bố làm công việc mộc, đó là khoảng thời gian chị cảm thấy vui vẻ nhất và rồi chị Hảo đã quyết định từ bỏ công việc hiện tại để theo đuổi nghề mộc.
Với vóc dáng mảnh thảnh chưa đầy 40kg ít ai nghĩ chị Hảo có thể tự mình bào gỗ, cắt chế để cho ra những sản phẩm là đồ chơi trẻ em hay đóng những vật dụng khác nhau đầy bắt mắt như vậy bởi khi nói đến nghề mộc nhiều người sẽ nghĩ cái nghề nhọc nhằn vốn chỉ dành cho đàn ông.
"Trước đây bố tôi vốn là thợ mộc chuyên đóng giường tủ, bàn ghế…. Đến năm tôi học lớp 10 thì bố bị tai biến, tiếp sau đó đến người cô ruột cũng bị. Một mình mẹ tôi tảo tần gánh vác lo cho 4 đứa con ăn học đại học.
Từ ngày sinh viên tôi đã đi làm thêm để thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống học tập đỡ gia đình. Tiền học bổng của kỳ trước tôi lại lấy để đóng cho kỳ sau. Năm cuối đại học tôi cùng hai bạn nữa bắt đầu sáng tạo làm ra những đồ vật tái chế bằng gỗ rồi có duyên với nó đến tận bây giờ", chị Hảo kể lại.
Tốt nghiệp đại học, chị Hảo đi làm thiết kế rồi lập gia đình nên đành gác lại niềm đam mê với công việc thợ mộc. Những ngày cách ly xã hội vì dịch COVID-19, chị Hảo về quê bên gia đình. Nhìn những vật dụng làm mộc của bố xếp ngoài chuồng gà đã lâu bao ký ức trong chị lại ùa về.
Cũng từ đây trong lòng người phụ nữ nhỏ nhắn này bỗng hiện lên với bao kế hoạch. Biết xung quanh khu vực nhà mình có rất nhiều gia đình làm mộc sẽ có nhiều gỗ thừa chị Hảo bắt tay vào thực hiện niềm đam mê của mình với cái nghề mộc.
Từ ý nghĩ điên rồ bỏ việc lương cao để về quê làm thợ mộc cho đến địa điểm chị Hảo "khởi nghiệp" cũng đặc biệt, đó chính là góc chuồng gà của gia đình chị - nơi mà ngày nhỏ chị vẫn hay cùng bố làm thợ mộc.
"Tôi tận dụng góc chuồng gà nơi mà trước đây bố vẫn thường làm việc. Tuy nhiên cả chục năm qua nó không được sử dụng nữa. Khi làm việc tại đây ngoài muỗi ra thì nghe đủ thứ gà kêu, chim kêu nghe cũng vui", chị Hảo chia sẻ.
Nghĩ là làm, chị Hảo bắt đầu mua dụng cụ làm thợ mộc như máy sử dụng đa năng, cưa cầm tay, máy mài, cưa lọng chỉ…Tiếp đó, chị tự mình phải mày mò, tìm hiểu cách sử dụng máy móc.
"Trong thời gian đầu theo đuổi nghề mộc tôi gặp rất nhiều khó khăn, gia đình không ủng hộ, người thân bạn bè ai cũng nói tôi bị khùng, bị điên, ai cũng nghĩ công việc đó chỉ dành cho đàn ông, những người có sức khỏe, với một cô gái yếu ớt như tôi thì sẽ không thể làm được", chị Hảo tâm sự.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ dung, dụng cụ, hàng ngày chị Hảo đi đến các hộ làm mộc xung quanh gia đình mình để xin những mẫu gỗ thừa về. Vốn là dân kiến trúc nên chị dễ dàng tư duy ra hình thù các đồ vật rồi sáng tạo sao cho đẹp mắt
"Có những khoảng thời gian tôi làm việc từ 6 giờ sáng đến 2 giờ đêm mà vẫn chưa hết việc. Khách đặt hàng gì tôi cũng làm, có sản phẩm làm mất hai đến ba ngày mà chỉ nhận được vài chục nghìn đồng, nhưng mình vẫn cảm thấy vui vẻ bởi vì đó là cách giúp tôi có thể rèn luyện tay nghề.
Dù thu nhập chỉ bằng một phần nhỏ công việc trước đây, có lúc tôi từng nghĩ sẽ phải dừng lại công việc làm mộc, nhưng nghĩ đến mục đích ban đầu của mình là gì nên tự an ủi bản than cố gắng vượt qua và tiếp tục theo đuổi đam mê.
Đôi khi chỉ đơn giản là tự tay làm đồ chơi cho con gái với mong muốn dành cho con những sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, từ những sản phẩm đó con có thể học được nhiều điều ý nghĩa", chị Hảo cho biết.
Gắn bó với nghề mộc cuộc sống của gia đình chị Hảo thay đổi rất nhiều, đặc biệt chị có thể thỏa sức sáng tạo với các sản phẩm đồ chơi thân thiện với môi trường.
"Từ khi quyết định gắn bó với nghề này tôi không còn là cô nhân viên văn phòng hối hả đến công ty rồi tối về nhà lại luẩn quẩn trong một công việc ngồi máy tính. 
"Tôi muốn những đồ vật này trẻ nhỏ sẽ thoả sức sáng tạo, mọi người có thể tận dụng từ phế phẩm để làm đồ vật trang trí trong nhà giúp ngôi nhà thêm đẹp hơn", chị Hảo chia sẻ.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm cạnh tranh làm đẹp hơn, tinh tế hơn so với đồ mà tôi đang làm. Thế nhưng giá trị cảm xúc của những sản phẩm đó lại thấp hơn các sản phẩm của tôi, những đồ chơi tôi tự tay thiết kế bằng việc tận dụng những mẩu gỗ phế phẩm tại các xưởng mộc.

Thanh niên ngoại thành làm giàu nhờ trồng mai, lan

Với bản lĩnh dám nghĩ dám làm và ý chí tự thân lập nghiệp cao, nhiều thanh niên huyện Bình Chánh đã khởi nghiệp thành công bằng mô hình trồng mai, lan tại địa phương.

Trong chương trình tuyên dương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi năm 2019, huyện Bình Chánh vinh dự có 3 điển hình khởi nghiệp tiêu biểu, đó là anh Dương Tấn Vinh (xã Bình Lợi) với mô hình trồng mai, anh Nguyễn Phước Long (xã An Phú Tây) và chị Lê Thị Kim Quyên (xã Bình Lợi) với mô hình trồng lan.
Kiên định, bản lĩnh là những cụm từ mọi người thường dùng để nói về chị Lê Thị Kim Quyên, thành viên Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện Bình Chánh. Chị Quyên mạnh dạn vay vốn 4 lần từ Quỹ Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp Thành phố với số tiền 400 triệu đồng để mở rộng quy mô vườn lan của gia đình.
Nhiều năm qua, chị Quyên vinh dự được tuyên dương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi và chị cũng là gương mặt được chọn tham gia dự Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc nhiệm kỳ 2019-2024.
Hay chàng trai Dương Tấn Vinh (đoàn viên Chi đoàn Ấp 2, xã Bình Lợi) với mô hình khởi nghiệp từ việc trồng mai. Tiếp quản diện tích đất trồng của gia đình, bằng sự chăm chỉ, cần cù của bản thân, đến nay Vinh đã sở hữu hơn 8.000 gốc mai, ngoài việc nâng cao thu nhập cho gia đình, chàng trai còn góp phần tạo việc làm cho nhiều đoàn viên thanh niên tại địa phương.
Có thể thấy rằng, các gương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi được tuyên dương là những điển hình đi đầu trong phong trào khởi nghiệp tại địa phương. Đồng thời đây cũng là những gương tiêu biểu, tích cực tham gia công tác Đoàn - Hội.
Tại chương trình tuyên dương, Phó Bí thư Thành đoàn Trần Thu Hà đã ghi nhận, biểu dương những thành tích mà các gương thanh niên nông thôn đã đạt được. Phó Bí thư Thành đoàn mong muốn, các đoàn viên thanh niên phải tiếp tục nỗ lực, mạnh dạn khởi nghiệp, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.
Dịp này, Hội LHTN Việt Nam huyện Bình Chánh phối hợp với Hội Doanh nghiệp thành lập CLB Người trẻ khởi nghiệp và ra mắt không gian khởi nghiệp thứ 2 đặt tại quán Cà phê Chất, Tổ 7, Ấp 2, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh.

Startup Nhật Bản giới thiệu khẩu trang thông minh, thần thánh’ không kém bảo bối của Doraemon

Với mức giá 40 USD, tính năng đáng tiền nhất của c-mask là khả năng dịch thuật nhiều cặp ngôn ngữ khác nhau.

Khi khẩu trang trở thành một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống “bình thường mới” được tạo ra do đại dịch COVID-19, một startup Nhật Banr có tên Donut Robotics đã phát riển một thiết bị “khẩu trang thông minh” có kết nối Internet cùng khả năng truyền tải tin nhắn và dịch từ Tiếng Nhật sang 8 thứ tiếng khác.
Theo Reuters, sản phẩm có tên “c-mask” này trông không có nhiều điểm khác boeejt so với một chiếc khẩu trang thông thường. Nó kết nối tới ứng dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng thông qua Bluetooth để chuyển đổi câu nói thành dạng văn bản, thực hiện cuộc gọi hoặc phóng to giọng nói của người đeo.
Chúng tôi đã nỗ lực trong nhiều năm để phát triển robot và chúng tôi đã dùng công nghệ đó để tạo ra một sản phẩm phù hợp với cách thức ma virus corona mới đã làm thay đổi xã hội,” ông Taisuke Ôni, giám đốc Donut Robotics, chia sẻ.
Được biết, các kĩ sư của Donut Robotics đã nghĩ ra ý tưởng này khi họ tìm kiếm một sản phẩm có thể giúp công ty vượt qua những khó khăn do đại dịch gây ra. Khi đại dịch nổ ta, công ty này đã kí được một hợp đồng cung cấp các chỉ dẫn thông qua robor và các công cụ dịch thuật robot cho sân bay Haneda của Tokyo.
Theo Reuters, 5.000 sản phẩm c-mask đầu tiên sẽ được chuyển tới tay người dùng ở Nhật Bản vào tháng 9 tới. Ono cũng mong muốn có thể sớm đưa sản phẩm sang Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu. Ono tiết lộ những thị trường này cũng đang bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ đến sản phẩm của công ty ông.
Có giá khoảng 40 USD, Donut Robotics hướng tới thị trường đại trà mà mới chỉ cách đó vài tháng không hề tồn tại. Ono tiết lộ công ty của ông kì vọng có được doanh thu từ dịch vụ đăng kí sử dụng được đưa ra trong ứng dụng mà người dùng sẽ tải về.

Hỗ trợ khởi nghiệp từ truyền thông trực tuyến

Trong thời đại công nghệ số 4.0, truyền thông trực tuyến được xem là phương thức giúp doanh nghiệp tiếp cận với lượng khách hàng nhanh chóng, rộng rãi.

Ngoài chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, thì việc chú trọng khâu truyền thông là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trong thời đại công nghệ số 4.0, truyền thông trực tuyến được xem là phương thức giúp doanh nghiệp tiếp cận với lượng khách hàng nhanh chóng, rộng rãi. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ tại Quảng Ngãi, lĩnh vực này còn khá mới mẻ.

Khởi nghiệp từ lĩnh vực truyền thông trực tuyến

Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh phân hiệu Quảng Ngãi, Phan Tấn Thành trải qua nhiều công việc như làm nhân viên thị trường của một hãng trà gừng, đồ uống, kinh doanh điện thoại. Bước ngoặt đến với Thành là trong thời gian chữa bệnh, Thành nhận ra giá trị lớn nhất đó chính là sức khỏe, gia đình và việc làm. Vì thế, thay vì kiếm tiền, Thành chuyển sang hướng tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ những người khác khởi nghiệp.
Mỗi tuần, Tomaz tổ chức các buổi đào tạo để mọi người trong công ty cùng giới thiệu, hướng dẫn, trao đổi các kỹ năng quản lý, thực hiện công việc của mình.
Mỗi tuần, Tomaz tổ chức các buổi đào tạo để mọi người trong công ty cùng giới thiệu, hướng dẫn, trao đổi các kỹ năng quản lý, thực hiện công việc của mình.
Thành lập từ đầu năm 2019 đến nay, mô hình hoạt động của Tomaz theo xu hướng hiện đại, trong đó mỗi người đều đảm nhận những vị trí công việc khác nhau. Tại Tomaz không có sự phân biệt giữa lãnh đạo và nhân viên, mà tất cả đều được phát triển kỹ năng quản lý dự án, công việc. Ngoài ra, ai cũng có thể hỗ trợ hoặc đảm nhận phần việc của người khác. Để làm được điều này, đều đặn mỗi tuần, Tomaz tổ chức các buổi đào tạo để các bạn cùng giới thiệu, trao đổi về các kỹ năng, công việc mình thực hiện. Tomaz còn là nơi gắn kết những người trẻ có tinh thần tự học hỏi, tìm hiểu về công việc mình yêu thích để phát huy sở trường, thể hiện năng lực của bản thân.

Truyền thông trực tuyến là một trong những hướng tiếp cận khách hàng hiệu quả, bởi hiện nay số lượng người sử dụng Internet khá cao. Thông qua mạng xã hội, youtube, google, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Để truyền thông trực tuyến hiệu quả, cần chú trọng vào nội dung, hình ảnh, thực hiện các video và các thành viên tại Tomaz đều tự tay thực hiện các sản phẩm cung ứng cho khách hàng.

Một điều khá thú vị mà Thành chia sẻ rằng, Tomaz được xem là chỗ dựa hỗ trợ cho các đối tác khởi nghiệp thành công, thì chính Tomaz cũng là một trường hợp khởi nghiệp. Ngoài ra, nhằm bảo vệ người tiêu dùng, Tomaz chỉ thực hiện các dự án truyền thông trực tuyến giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng.

Hiệu quả bước đầu

Để doanh nghiệp truyền thông trực tuyến hiệu quả, trước tiên Tomaz chọn lọc thông tin khai thác thế mạnh mà đơn vị có, cung cấp những thông tin giá trị cho khách hàng đang cần, giới thiệu về những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Tiếp đến tổ chức các chương trình, hoạt động khuyến mại nhằm thu hút khách hàng quan tâm, sử dụng sản phẩm. Truyền thông trực tuyến dễ dàng tiếp cận khách hàng, các đối tác chiến lược do mức độ lan tỏa thông tin rộng rãi. Chi phí đầu tư cho chiến lược truyền thông trực tuyến cũng thấp hơn so với các hình thức truyền thông khác”, Phan Tấn Thành cho hay.

So với thị trường TP.Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp tại Quảng Ngãi, nhất là đối với nhiều trường hợp bắt đầu kinh doanh chưa rành về truyền thông trực tuyến. Do đó, Tomaz phải tư vấn, giải thích để doanh nghiệp hiểu về ý nghĩa, tính chất của truyền thông trực tuyến. Với nhiều trường hợp bắt đầu kinh doanh còn khó khăn về kinh phí, Thành sẵn sàng hỗ trợ chi phí, kể cả việc thực hiện các video giới thiệu về doanh nghiệp. Đến khi doanh nghiệp có doanh thu, nhận ra hiệu quả thì mới trả chi phí đó. Tuy nhiên với Thành, điều quan trọng là từ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động mới là điều ý nghĩa nhất. Tính đến nay, Tomaz đã thực hiện gần 80 dự án truyền thông trực tuyến cho khách hàng tại Quảng Ngãi, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đã hỗ trợ thành công cho nhiều bạn trẻ đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, ẩm thực, quán cà phê, spa, đồ gia dụng, nội thất, mật ong...

Khi bắt tay vào làm, tôi loay hoay chưa biết cách để tiếp cận khách hàng như thế nào. Đến khi Tomaz hỗ trợ, tư vấn về các chiến lược truyền thông, giúp tôi điều hành công việc hoạt động ổn định, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư”, Nguyễn Hà Thủy, chủ spa chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé, một khách hàng của Tomaz, chia sẻ.

Bỏ việc về quê làm nông dân, chàng trai lãi ròng 500 triệu đồng/năm

Đang yên ổn với công việc thiết kế đồ họa ở chốn phồn hoa, anh Diệp bỗng dưng từ bỏ để về quê làm nông nghiệp công nghệ cao và đã gặt hái thành công bước đầu sau nhiều lần thất bại.

Anh Huỳnh Bảo Diệp (32 tuổi, quê ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân, Bình Định) tốt nghiệp đại học Khoa công nghệ thông tin. Dù đang có công việc ổn định ở TPHCM với nghề thiết kế đồ họa. Vậy mà bỗng dưng anh Diệp bỏ cái nghề mà bao bạn sinh viên mới ra trường mơ ước để về quê làm… nông dân.

Bỏ việc về quê làm nông dân, chàng trai lãi ròng 500 triệu đồng/năm - 1Nhấn để phóng to ảnh
Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân Nguyễn Hữu Khúc thăm vườn dưa lưới của anh Huỳnh Bảo Diệp (giữa).

Thua keo này ta bày keo khác

Anh Diệp chia sẻ, biết ở Quảng Ngãi có người trồng thành công hoa ly, loài hoa tưởng chừng chỉ có thể trồng ở vùng ôn đới. Thế là anh Diệp khăn gói lên Đà Lạt “nằm vùng” mấy tháng để học nghề.

Bỏ việc về quê làm nông dân, chàng trai lãi ròng 500 triệu đồng/năm - 2Nhấn để phóng to ảnh
Từ thất bại hoa ly, giờ đây mỗi năm anh Diệp trồng trên chục nghìn chậu hoa ly bán ra thị trường.

Năm 2012, tưởng với chút kinh nghiệm ít ỏi, anh Diệp xin cha mẹ 20 triệu đồng làm vốn đầu tư trồng hoa ly bán tết nhưng thất bại. Không bỏ cuộc, lần này anh Diệp tiếp tục lên Đà Lạt, tìm đến các nhà vườn uy tín để tìm “lời giải” cho những thất bại vừa qua.

“Khi đó tôi bê nguyên quy trình trồng hoa ly ở Đà Lạt về Hoài Ân làm là sai lầm. Bởi chu kỳ sinh trưởng của hoa ly ở Đà Lạt là 80 ngày, còn ở vùng thời tiết nắng nóng như Hoài Ân rút ngắn còn 60 ngày, quy trình chăm sóc phải khác”, anh Diệp kể lại.

Năm 2014, sau khi có được quy trình trồng hoa ly mới do anh xây dựng. Năm đó, để cung ứng hoa dịp tết, anh Diệp đầu tư trồng 700 chậu hoa ly và anh đã có được thành công ban đầu. Vụ hoa đó, sau khi trừ hết chi phí anh còn lãi gần 100 triệu đồng.

Có tiền trong tay, anh Diệp thuê đất tiếp tục đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn. Lần này, anh Diệp thuê đất rồi xây dựng nhà màng để trồng ly nhưng lại tiếp tục gặp thất bại.

Anh Diệp cho biết, hoa ly rất nhạy cảm với thời tiết, nhiệt độ ở vùng đất gần hồ Thạch Khê (xã Ân Tường Đông) thấp hơn nhiệt độ ở thị trấn Tăng Bạt Hổ. Trong khi đó, quy trình chăm sóc vẫn như cũ đã dẫn đến thất bại.

Sau nhiều thất bại, anh Diệp dần đúc kết những kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc hoa lý. Năm 2016, anh Diệp mạnh dạn mở rộng sản xuất với 4.000 chậu để kiếm vốn đầu tư nhà kính. Năm ấy, hoa ly phát triển rất đẹp nhưng chưa kịp vui thì gặp lũ lớn, khiến anh Diệp thêm lần thất bại đau đớn.

Bỏ việc về quê làm nông dân, chàng trai lãi ròng 500 triệu đồng/năm - 3Nhấn để phóng to ảnh
Trồng dưa trong nhà kính

Tuy nhiên, anh Diệp luôn tâm niệm: Cứ thua keo này ta bày keo khác và cuộc đời không phụ người kiên trì.

Theo anh Diệp, từ sau năm 2016 đến nay, thất bại đã “né” anh. Chỉ hơn 3 năm trở lại đây, việc trồng hoa ly đã đem lại thành công cho anh với khoản lãi hàng tỷ đồng để anh mở rộng đầu tư xây dựng nhà kính, trồng nông nghiệp công nghệ cao.

Hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao

Theo anh Diệp, hiện tại đất gia đình anh và đất thuê khoảng 5ha đất, đủ điều kiện để anh mở rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Bỏ việc về quê làm nông dân, chàng trai lãi ròng 500 triệu đồng/năm - 4Nhấn để phóng to ảnh
Phát triển theo nông nghiệp công nghệ cao.

Hiện nay, ngoài trồng hoa ly bán tết, anh Diệp còn trồng dưa leo baby, dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa hấu treo giàn, cà chua socola… Tất cả đều là những sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Môi trường canh tác các loại rau dưa do anh Diệp sản xuất đều ở trong nhà màng, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Từ cuối năm 2018, một số sản phẩm của anh Diệp đã được tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài tỉnh. Để đi đến sự phát triển lâu dài, anh Diệp đang thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc và hoàn thiện nhãn mác, logo.

Anh Diệp cho biết, việc quản lý sản xuất được theo dõi, có nhật ký giám sát chặt chẽ, cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến tất cả các giai đoạn. Do vậy, sản phẩm nông nghiệp của anh không phải lo lắng về đầu ra. Bởi, trước khi đầu tư mở rộng quy mô sản xuất anh đã cất công tìm kiếm thị trường, cầm trước đơn hàng.

“Ngoài nhờ chất lượng tin cậy, sản phẩm của tôi thu hút được nhiều khách hàng là còn nhờ chi phí vận chuyển từ Bình Định ra các tỉnh miền Bắc thấp hơn 1 nửa so với họ nhập hàng từ miền Nam. Hơn nữa, do đường vận chuyển ngắn nên sản phẩm được bảo quản tốt hơn”, anh Diệp cho hay.

Đặc biệt, anh Diệp đầu tư 1 khu nhà lồng diện tích 1.000m2 trồng dưa lưới, sản phẩm đang được ưa chuộng ở miền Bắc và 1 nhà lồng cũng rộng 1.000m2 trồng các loại rau, dưa khác.

Chỉ tính riêng dưa lưới, với 1.000m2, mỗi vụ cho thu hoạch 4 tấn quả. Dưa lưới mỗi năm làm 4 vụ là 16 tấn quả. Với mức giá hiện tại là 30.000 đồng/kg, như vậy mỗi năm, Diệp thu trên 480 triệu đồng từ dưa lưới. Sau khi trừ chi phí 200 triệu đồng, anh Diệp lãi 280 triệu đồng.

Theo anh Diệp tính toán, nếu không mất mùa thì tất cả các khoản thu từ dưa lưới, các loại rau quả khác, hoa ly, mỗi năm anh có tổng thu nhập lãi ròng khoảng 400 - 500 triệu đồng.

Anh Diệp cho biết thêm, dự kiến cuối năm 2020 anh sẽ xây dựng 1 cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại thị trấn Tăng Bạt Hổ. Đồng thời liên kết với một số cửa hàng bán lẻ để đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường Bình Định. Ngoài ra, anh cũng lên kế hoạch nhân rộng để đáp ứng được những đơn hàng lớn từ phía đối tác ở Đà Nẵng.

Bỏ việc về quê làm nông dân, chàng trai lãi ròng 500 triệu đồng/năm - 5Nhấn để phóng to ảnh
Mỗi năm, anh Diệp thu khoảng 400 - 500 triệu lãi ròng.

“Khi tôi rời bỏ chốn phồn hoa để về quê, lên núi làm nông nghiệp, nhiều người làng nhỏ to với nhau rằng “nó bị điên rồi”. Họ nói tôi không có chút kiến thức gì về nông nghiệp, vậy mà đi làm nông nghiệp công nghệ cao. Khi ấy ai cũng nghĩ tôi chắc chắn sẽ thất bại, nhưng thực tế thì khác. Con đường phía trước còn rất dài, nhưng tôi tự tin mình sẽ có kết quả tốt. Nếu mình yêu nghề, tâm huyết với nghề và kiên trì thì khó khăn nào cũng vượt qua”, anh Diệp bộc bạch.