Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Dịch vụ sơn nhà ở tại Bắc Giang

https://www.facebook.com/sonnhabacgiang/




















































Doanh Nhân Bắc Giang

https://www.facebook.com/groups/muabanraovattructuyenbg/

Mua bán - Rao vặt Bắc Giang

https://www.facebook.com/groups/muabanraovattructuyenbg/

Chứng khoán đầu tuần chìm trong sắc đỏ

Áp lực xả hàng mạnh lên vào phiên chiều khiến VN-Index tiếp tục giảm sâu, có lúc rớt gần 25 điểm và mất mốc 830 điểm.

Tâm lý của nhà đầu tư trong nước tỏ ra thận trọng hơn sau chuỗi giảm bốn phiên liên tiếp trên nền thanh khoản thấp. Thị trường mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với trạng thái ảm đạm. Sau ít phút neo quanh tham chiếu, VN-Index bắt đầu lao dốc vì áp lực xả hàng ngày càng mạnh lên.
Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực hơn sau thông tin GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,81%, thấp nhất trong vòng 10 năm và thấp hơn cả kịch bản bi quan nhất mà Tổng cục Thống kê từng đặt ra.
Diễn biến hai chỉ số chính trên sàn TP HCM phiên 29/6. Ảnh: VNDirect.
Diễn biến hai chỉ số chính trên sàn TP HCM phiên 29/6. Ảnh: VNDirect.
Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM nhanh chóng để mất các ngưỡng tâm lý quan trọng là 850 và 840 điểm. Sắc đỏ phủ khắp các nhóm cổ phiếu trụ như ngân hàng, dầu khí, hàng không, chứng khoán. Số lượng cổ phiếu giảm sáng nay vượt trên 340 mã, gấp tám lần cổ phiếu tăng điểm.
Bên bán cũng áp đảo hoàn toàn trong rổ vốn hoá lớn, thể hiện qua việc 29 cổ phiếu giảm với biên độ mất điểm trên 2%. HDB, VPB, PNJ đứng đầu về mức giảm khi cùng mất trên 3,5%. Cổ phiếu Coteccons (CTD) là bluechip duy nhất ngược dòng thị trường, tăng 1,8% lên 68.000 đồng.
Trước giờ nghỉ trưa, thị trường có nhịp hồi phục nhẹ nhưng lực cầu yếu ớt không đủ giúp VN-Index trở lại tham chiếu. Chỉ số chốt phiên sáng tại 833,31 điểm, mất gần 19 điểm so với lúc mở cửa.
Áp lực xả hàng đồng thuận ở nhiều nhóm cổ phiếu nhưng thanh khoản phiên sáng vẫn không ghi nhận đột biến. Khối lượng cổ phiếu được sang tay chưa đến 200 triệu, tương ứng khoảng 2.700 tỷ đồng.
Đà giảm kéo dài sang phiên chiều và không có dấu hiệu cải thiện khi bên bán tiếp tục gia tăng ưu thế. VN-Index giằng co quyết liệt quanh vùng 830 điểm, có lúc rơi xuống mốc này khi mất gần 25 điểm. Sắc đỏ bao trùm thị trường với gần 360 cổ phiếu đóng cửa dưới tham chiếu, trong đó 50 mã giảm hết biên độ.
Rổ VN30 tác động mạnh nhất đến chỉ số chung khi có đến 28 cổ phiếu giảm, trừ cổ phiếu của Coteccons và Eximbank lội ngược dòng tăng lần lượt 4,8% và 1,4%.
Vị thế bán được thực hiện đồng loạt ở nhiều nhóm cổ phiếu đẩy thanh khoản trong buổi chiều tăng nhanh, chốt phiên đầu tuần với trên 5.560 tỷ đồng. Theo dữ liệu của Công ty Chứng khoán MB, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào chưa đến 300 tỷ đồng, trong khi giá trị bán ra hơn 450 tỷ đồng. Đây là phiên bán ròng thứ ba liên tiếp của khối ngoại trong bối cảnh thị trường biến động tiêu cực.
Diễn biến này tương đồng với nhận định của nhiều công ty chứng khoán khi cho rằng xu hướng tăng trong ngắn hạn không còn chiếm ưu thế do tín hiệu tiêu cực từ các chỉ báo dẫn dắt như Stochatics, RSI và MACD.
Hoạt động chốt giá trị tài sản ròng bán niên của các quỹ đầu tư có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể trong những phiên giao dịch cuối tháng. Một số doanh nghiệp có thể công bố ước tính kết quả kinh doanh 6 tháng kém lạc quan cũng tác động mạnh đến thị trường. Đây là cơ sở khiến nhiều công ty chứng khoán nhận định những phiên đầu tuần sau có khả năng giằng co quyết liệt với các nhịp tăng giảm đan xen.

Hà Nội sắp có thêm khu đô thị xanh 1 tỷ USD

Khu đô thị mới nằm tại Bắc Từ Liêm và công viên chuyên đề nông nghiệp, công nghệ sinh học sẽ do Tập đoàn KDI Holdings đầu tư.
Trong khuôn khổ Hội nghị "Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển" diễn ra ngày 27/6 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tập đoàn KDI Holdings vừa được UBND Hà Nội trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư hai dự án tại quận Bắc Từ Liêm.
Theo đó, tập đoàn này sẽ thực hiện dự án công viên với tổng diện tích 134 ha chuyên về nông nghiệp và công nghệ sinh học nhằm bảo tồn, nhân giống và phát triển các loài cây, hoa "đặc sản" mang tính vùng miền của Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 75 triệu USD. Cùng với đó, KDI Holdings cũng triển khai phát triển khu đô thị mới theo định hướng xanh, với diện tích 22 ha, tổng vốn đầu tư dự án dự kiến khoảng 1 tỷ USD.
Hai dự án được kỳ vọng góp phần thúc đẩy, nâng cao nhận thức người dân về bảo tồn giống cây trồng, tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích các hoạt động xã hội vì môi trường và cộng đồng. "Khi đó ý thức và cách ứng xử của mỗi cá nhân sẽ dẫn tới những thay đổi tích cực vào việc bảo vệ bền vững môi trường sống", đại diện KDI Holdings khẳng định.
polyad
Tổng giám đốc Tập đoàn KDI Holdings, ông Đỗ Tuấn Anh (hàng trước, bên trái) và Đại diện UBND Hà Nội ký kết thỏa thuận hợp tác dự án phát triển khu đô thị mới, tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD tại Bắc Từ Liêm. Ảnh: KDI Holdings.
Theo vị này, lễ ký kết hợp tác giữa UBND Hà Nội và tập đoàn mở ra cơ hội đầu tư các khu đô thị sinh thái liền kề trung tâm thành phố. Đây cũng là giải pháp giúp Thủ đô duy trì nhịp độ phát triển bền vững, giảm thiểu mức độ ô nhiễm trong tương lai.
"Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa UBND Hà Nội và Tập đoàn KDI Holdings, đồng thời tăng cường kết nối giữa thành phố với doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường bền vững", đại diện doanh nghiệp này cho biết.
polyad
Đại diện Thành phố Hà Nội trao cho đại diện KDI Holdings Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư hai dự án tại Bắc Từ Liêm. Ảnh: KDI Holdings.
Những năm gần đây, ô nhiễm không khí, môi trường sống trên địa bàn thành phố luôn ở mức báo động "đỏ". Việc xây dựng và phát triển các dự án xanh, thông minh, đầu tư vào hệ sinh thái tại các thành phố lớn được cho là xu hướng được nhiều chủ đầu tư và khách hàng hướng tới.
Trên nền tảng hợp tác song phương, đại diện Tập đoàn KDI Holdings cho biết sẽ khai thác tốt nhất tiềm năng sẵn có, áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, giảm thiểu tác động xấu của môi trường và tái thiết tự nhiên.
polyad
Hình ảnh phối cảnh dự án tại quận Bắc Từ Liêm của Tập đoàn KDI Holdings. Ảnh: KDI Holdings.
Ra đời cách đây khoảng 10 năm, KDI Holdings là tập đoàn đầu tư hoạt động trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, bất động sản, nông nghiệp công nghệ cao, nội thất cao cấp và năng lượng.

TIN VÀO BẢN THÂN - NGAY CẢ KHI THẾ GIỚI QUAY LƯNG LẠI VỚI BẠN

9 CUỐN SÁCH HAY BILL GATES KHUYÊN ĐỌC VỀ KINH DOANH, ĐẦU TƯ VÀ XÃ HỘI

📖Bạn đã đọc được bao nhiêu trong số 9 cuốn sách này rồi? 📖
1. Business Adventures: Twelve Classic Tales from the World of Wall Street (Những hành trình kinh doanh) - tác giả John Brooks
Năm 1991, khi lần đầu tiên gặp trực tiếp Warren Buffett, Bill Gates đã hỏi Buffett cuốn sách yêu thích nhất của ông là gì? Và câu trả lời mà Gates nhận được là "Business Adventures: Twelve Classic Tales from the World of Wall Street", một tập hợp các câu chuyện về "cuộc phiêu lưu kinh doanh" được biên tập bởi John Brooks của tờ The New Yorker.
Mặc dù, cuốn sách tập hợp những giai thoại từ một nửa thế kỷ trước đó, nhưng Gates vẫn rất thích cuốn sách này. Gates nói rằng cuốn sách như một lời nhắc nhở về các nguyên tắc để duy trì một doanh nghiệp thành công. Ông viết: "Trong kinh doanh, yếu tố con người là quan trọng nhất. Dù bạn có một sản phẩm hoàn hảo, một kế hoạch sản xuất và tiếp thị khá ổn, bạn vẫn cần một người đứng đầu để dẫn dắt và thực hiện kế hoạch đó".
2. The 4-hour work week (Tuần làm việc 4 giờ) - tác giả Timothy Ferriss
Nếu bạn biết cách quản lí thời gian, các mục tiêu cũng như thứ tự ưu tiên các công việc một cách hợp lí thì bạn hoàn toàn có khả năng tạo ra nguồn thu nhập đầy đủ dù chỉ làm việc 4 giờ mỗi tuần. Và thế là, tạm biệt nhé - những ngày làm việc 8 tiếng đồng hồ nặng nhọc!
Cuốn sách THE 4-HOUR WORK WEEK đã làm dấy lên một làn sóng tư tưởng mới mẻ tại thung lũng Silicon. Marc Andreesen - chuyên gia về tối ưu hoá năng suất làm việc cá nhân đồng thời là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất ở trung tâm công nghệ cao của thế giới trong một bài phỏng vấn cho biết: "Về cơ bản, việc Tim đã làm là tập hợp và chắt lọc những học thuyết về quản lý thời gian cùng năng suất lao động trong vòng 2, 3 thập kỷ vừa qua, sau đó tối ưu hoá nó và đưa ra những khái niệm mới, rất hữu dụng". Ai cũng có thể áp dụng.
3. Facfullness (Thực tế) – tác giả Hans Rosling
Cuốn sách này đưa ra một khuôn mẫu mới cho việc nhìn nhận thế giới.
Gates viết: "Hans, giảng viên y tế toàn cầu người đã qua đời năm ngoái đã mang lại cho bạn một cách đột phá để hiểu một cách cơ bản về thế giới- cách cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn và những nơi nào vẫn cần hoàn thiện trên thế giới này. Ông dệt nên những khoảnh khắc khó quên từ kinh nghiệm cuộc sống của mình. Đó là những lời phù hợp nhất với người đàn ông thông thái này, và đây cũng là một trong những cuốn sách hay nhất tôi từng đọc".
4. Origin story "Câu chuyện nguồn gốc: Lịch sử lớn của vạn vật" – tác giả David Christian
Cuốn sách của nhà sử học David Christian đưa độc giả qua gần 14 tỷ năm về cái mà chúng ta gọi là "lịch sử", bắt đầu với tiếng nổ lớn và kết thúc với xã hội phức tạp ngày nay và tương lai của nhân loại.
Bill Gates cho biết: "Hiểu được nhân loại đến từ đâu là rất quan trọng để định hình nơi tiếp theo chúng ta đi tới. "Câu chuyện nguồn gốc" là lịch sử cập nhật của tất cả mọi thứ và sẽ khiến bạn đánh giá cao hơn về vị trí của hành tinh của chúng ta trong toàn vũ trụ."
5. Everything happens for a reason (Mọi thứ diễn ra đều có lý do của nó) - tác giả Kate Bowler
Bowler, giáo sư tài trường thần học Duke mới chỉ 35 tuổi, có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và đang ở nhà chăm sóc đứa con nhỏ của mình khi cô phát hiện ra mình đang ở giai đoạn bốn của căn bệnh ung thư đại tràng.
"Cô bắt đầu tìm hiểu tại sao điều đó lại xảy đến với mình. Liệu đó có phải là một cuộc thử thách nhân cách? Và kết quả một hồi ký đầy xúc động và đáng ngạc nhiên về đức tin và sự thấu hiểu đối với cái chết của chính mình"- Gates chia sẻ.
6. "Leonardo da Vinci"- tác giả Walter Isaacson
Cách Isaacson viết tiểu sử về Leonardo da Vinci "giúp bạn thấy được ông ấy như một con người bình thường và hiểu được ông ta đặc biệt như thế nào. Ông ấy có vẻ như hiểu biết về mọi thứ diễn ra tại thời điểm bấy giờ"- Gates chia sẻ.
Trong khi người đàn ông của thời kì Phục hưng chủ yếu được biết đến với tài năng hội họa, sở thích của da Vinci trải rộng từ biên kịch cho tới giải phẫu cơ thể người. "Khi bạn nhìn vào tất cả những khả năng của Leonardo và một vài thất bại không đáng kể của ông, thì phẩm chất vượt trội lên mọi thứ khác của Leonardo chính là sự tò mò. Và khi ông muốn tìm hiểu một điều gì đó, ông ấy sẽ quan sát rất kỹ, phác thảo ra những suy nghĩ của mình và sau đó cố gắng khám phá tất cả"
7. "Shoe Dog" – tác giả Phil Knight
Trong "Shoe Dog", Phil Knight - nhà đồng sáng lập Nike, đã trải lòng về quá trình xây dựng hãng bán lẻ thời trang nổi tiếng thế giới
Gates gọi cuốn sách này là "lời nhắc nhở chân thành và mới mẻ" về sự thật rằng con đường dẫn tới thành không bao giờ là đường thẳng mà đầy quanh co với những vấp ngã, thất vọng và tổn thương.
8. "Tap Dancing to Work: Warren Buffett on Practically Everything" – tác giả Carol Loomis
Không ngạc nhiên khi Bill Gates yêu thích cuốn sách này bởi ông và Warren Buffett vốn là bạn thân lâu năm. Cuốn sách là tập hợp các bài báo và bài viết về Warren Buffett được biên tập bởi nhà báo Carol Loomis của tạp chí Fortune.
"Ngay từ lần lần đầu gặp Warren Buffett, tôi nhận ra rằng tôi chưa từng gặp ai có suy nghĩ về kinh doanh theo một cách rõ ràng như vậy", Bill Gates nói.
9. "Sapiens: A Brief History of Humankind" (Lược sử loài người) – tác giả Yuval Noah Harari
"Cả Melinda (vợ Bill Gates) và tôi đều đọc cuốn sách này và đã có những cuộc thảo luận tuyệt vời về nó trong bữa tối", Gates nói. "Hariri đã thực hiện một thử thách vô cùng lớn: kể cho chúng ta toàn bộ lịch sử của loài người chỉ trong 400 trang giấy".
Tuy nhiên, Harari không quá sa đà vào quá khứ, mà về tương lai với công nghệ gen và trí tuệ nhân tạo, khiến cho định nghĩa về "loài người" trở nên biến hóa.
"Tôi khuyên bất kỳ ai quan tâm tới lịch sử và tương lai của nòi giống chúng ta đều nên đọc cuốn này", Gates nói thêm.

LỐI TƯ DUY CỦA NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG

👨‍🎓Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một một số người lại thành công hơn những người khác? Phần lớn họ thành công là nhờ có cách tư duy đúng đắng và duy trình cách tư duy này thành một phần của cuộc sống.
1.Họ quan tâm đến sức khỏe
Những người thành công hơn ai hết hiểu rõ tầm quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh và một bộ não năng động. Sức khỏe tốt giúp họ làm việc hiệu quả hơn và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
2.Luôn suy nghĩ lớn
Người thành công luôn nhìn vào vấn đề và suy nghĩ về các giải pháp lớn. Họ không tìm cách để giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt hoặc né tránh những thách thức lớn bởi vì họ nhìn thấy quá khó khăn, hoặc đòi hỏi nhiều rủi ro.
Thực ra, trong rất nhiều trường hợp, suy nghĩ lớn dễ hơn suy nghĩ nhỏ.
3. Liên tục học hỏi và duy trì thói quen học cả đời
Người thành công không ngừng học hỏi, kẻ thất bại làm việc theo bản năng
Họ là người học suốt đời và tôn trọng những người có kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực và những gì họ có thể học hỏi. Hãy phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực, không ngừng học hỏi để tạo ra những thành công lớn hơn.
4.Người thành công dám chấp nhận rủi ro lớn dựa trên tính toán nhất định
Tính rủi ro hoàn toàn khác với đánh bạc. Những người thành công sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đó là sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, họ thường xuyên đánh giá những thách thức, rủi ro, lợi ích và sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu nó có giá trị.
5. Bắt tay vào hành động
Sự khác biệt rất lớn giữa người thành công và chưa thành công nằm ở chỗ người thành công sau khi đã có ý tưởng, họ bắt tay vào làm ngay. Điều này đặc biệt đúng trong thế giới hiện đại khi mà mọi thứ thay đổi rất nhanh, nếu cứ chần chừ, công nghệ và kiến thức đều đã thay đổi trước khi ý tưởng được đưa vào hiện thực.
6.Tập trung vào các mối quan hệ
Những người thành công, đặc biệt là các doanh nhân thành đạt nhất thường phát triển một mạng lưới các mối quan hệ bền chặt với những người họ làm việc cùng. Một khi sự tin tưởng, gắn kết lẫn nhau được xây dựng, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn để tạo nên thành công.
7. Thiết lập những thói quen tốt
Sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống. Hầu hết những người thành công thường tạo cho mình những thói quen tốt lặp đi lặp lại và sẽ chỉ thay đổi khi cần thiết.
8. Họ thích làm việc với những người tài giỏi, thành đạt
Chúng ta luôn học nhanh hơn khi tiếp xúc với người giỏi hơn mình. Những người thành công muốn được ở gần những người khác có những tài năng và thành công nhất định, những người mà họ cảm thấy là tương tự với họ.
9. Họ biết trân trọng những gì mình có và hạnh phúc với nó.
Đôi khi chúng ta hay chạy đua để đạt được những giá trị xa vời mà quên mất những thứ mình đang sở hữu mới thực sự đem lại hạnh phúc cho bản thân. Người thành công họ trân trọng những giá trị này.
10. Biết lắng nghe lời đóng góp một cách tích cực
Người thành công sẵn sàng lắng nghe để học hỏi. Những gì chưa tốt họ sẽ ghi nhận và cải thiện trong tương lai. Việc chấp nhận những phản hồi, đặc biệt là phản hồi không tốt (nhưng chính xác) từ phía bạn bè, khách hàng…là một kỹ năng khó cần phải được rèn luyện.
11. Làm mọi việc với tất cả khả năng.
Người thành công không làm việc “tùy hứng”. Họ luôn hướng đến “mục tiêu” cuối cùng, và luôn có lí do cho những việc họ đang làm. Họ không sợ hãi và không để cảm xúc ảnh hưởng đến ý tưởng, hành động. Họ chỉ muốn phát triển và làm thế giới tốt lên.

CÓ 4 PHONG CÁCH HỌC TẬP, BẠN THUỘC KIỂU NÀO

Tính cách của con người không giống nhau, do đó dẫn đến việc cách thức chúng ta học và ghi nhớ kiến thức cũng không giống nhau. Hiểu biết rõ phong cách học tập của mình để học tập và phát triển bản thân hiểu quả nhất.
📚Kiểu học thứ nhất: người hành động – Activist. Kiểu người này học bằng cách thực hành. Họ thích trải nghiệm mới. Họ thường hành động trước rồi mới xem xét kết quả sau. Họ thích các hoạt động học tập như: giải quyết vấn đề, chơi game (để học), thay nhau đóng vai (role play) và hoạt động nhóm.
📚Kiểu học thứ hai: người suy nghĩ/phản xạ – Reflector. Kiểu người này có xu hướng cẩn trọng và chu đáo. Họ thích lắng nghe và quan sát, họ thường xem xét tất cả các phương án trước khi đưa ra ý kiến. Họ thích các hoạt động phân tích, và các hoạt động định hướng chi tiết. Họ không thích vội vã.
📚Kiểu học thứ ba: người lý thuyết – Theorist. Kiểu người học này muốn nghĩ tình huống từ đầu đến kết thúc. Họ học hỏi từ các mô hình, khái niệm và sự kiện, và họ thích đặt câu hỏi và thăm dò. Họ rất giỏi trong việc chia nhỏ vấn đề và giải quyết các vấn đề phức tạp một cách có hệ thống và kỹ lưỡng.
📚Kiểu học thứ tư: người học thực dụng Pragmatists. Những người theo chủ nghĩa thực dụng - những kiểu người học thực tế này thích đưa ý tưởng vào thực tiễn để xem điều gì xảy ra. Họ thường không kiên nhẫn, muốn bắt đầu càng sớm càng tốt. Họ thích các nhiệm vụ với kết quả hữu ích, hướng dẫn rõ ràng và những ví dụ mà họ có thể sao chép.
🚪Để rõ hơn bạn thuộc kiểu nào xem ví dụ sau đây:
Hãy tưởng tượng rằng bạn đã mua một số đồ nội thất đóng trong hộp. Bạn sẽ lắp ráp nó như thế nào:
a. Bắt đầu ghép các mảnh lại với nhau theo thứ tự mà chúng được lấy ra hộp, bạn lắp thử, nếu sai làm lại cách khác.
b. Xem video của nhà sản xuất minh họa cách lắp ráp, sau đó bắt đầu làm theo.
c. Lấy mọi thứ ra khỏi hộp và sắp xếp các mảnh theo thứ tự hợp lý, sau đó nghiên cứu các hướng dẫn từ đầu đến cuối trước khi bắt đầu lắp ráp.
d. Làm việc thông qua sách hướng dẫn, lắp ráp đồ nội thất từng bước một, cho đến khi nhiệm vụ hoàn thành.
👉Kết quả như sau: a = Activist, b = Reflector, c = Theorist, d = Pragmatist
👉Vậy sau khi bạn đã xác định mình thuộc kiểu gì, bạn sẽ biết mình phù hợp với cách học và tiếp cận vấn đề như thế nào:
Nếu bạn là kiểu Activist bạn sẽ:
Thích: Những trải nghiệm và thử thách mới, làm việc theo nhóm, chủ trì các cuộc họp và lãnh đạo quyết định.
Không thích: Bài giảng và thảo luận dài, đọc và viết một mình, theo sát chi tiết chính xác, hoặc phân tích nhiều dữ liệu.
Nếu bạn là kiểu Reflector bạn sẽ
Thích: Quan sát các cá nhân hoặc nhóm tại nơi làm việc, dành thời gian để suy ngẫm về những gì bạn đã học, phân tích dữ liệu và làm những nhiệm vụ không có hạn chót chặt chẽ.
Không thích: không thích nhập vai, không thích lãnh đạo người khác, không thích được yêu cầu hành động mà không cho thời gian chuẩn bị trước.
Nếu bạn là kiểu Theorist bạn sẽ
Thích: làm các nhiệm vụ phức tạp nơi bạn có thể sử dụng các kỹ năng và kiến thức của mình, áp dụng sự hiểu biết của mình một cách tốt nhất, thích đặt câu hỏi, và thăm dò ý tưởng và khái niệm.
Không thích: các hoạt động phi cấu trúc, các hướng dẫn mơ hồ. Không thích làm những việc mà nguyên tắc cơ bản và khái niệm không rõ ràng.
Nếu bạn là kiểu Pragmatic bạn sẽ
Thích: tìm hiểu về những thứ có ứng dụng thực tế rõ ràng, thử những việc có phản hồi, học từ việc làm một cách trực tiếp, ứng dụng những ví dụ đã hoạt động. Ngoài ra, bạn thích sử dụng tài liệu chỉ dẫn.
Không thích: học theo sách vở, không thích học những nguyên tắc và khái niệm không có ứng dụng thực tế rõ ràng sử dụng. Ngoài ra, bạn không thích làm việc mà không có phương hướng hoặc hướng dẫn.

NHỮNG PHÍM TẮT WORD VÔ GIÁ KHI XỬ LÝ VĂN BẢN

Ctrl+1: Giãn dòng đơn
Ctrl+2: Giãn dòng đôi
Ctrl+5: Giãn dòng 1,5
Ctrl+0: Tạo thêm độ giãn dòng đơn trước đoạn
F12: Lưu tài liệu với tên khác
F7: Kiểm tra lỗi chính tả tiếng Anh
F4: Lặp lại lệnh vừa làm
Ctrl+Shift+S: Tạo Style (heading) -> Dùng mục lục tự động
Ctrl+Shift+F: Thay đổi phông chữ
Ctrl+Shift+P: Thay đổi cỡ chữ
Ctrl+D: Mở hộp thoại định dạng font chữ
Ctrl+M: Lùi đoạn văn bản vào 1 tab (mặc định 1,27cm)
Ctrl+Shift+M: Lùi đoạn văn bản ra lề 1 tab
Ctrl+T: Lùi những dòng không phải là dòng đầu của đoạn văn bản vào 1 tab
Ctrl+Shift+T: Lùi những dòng không phải là dòng đầu của đoạn văn bản ra lề 1 tab
Ctrl+F: Tìm kiếm ký tự
Ctrl+G (hoặc F5): Nhảy đến trang số
Ctrl+H: Tìm kiếm và thay thế ký tự
Ctrl+K: Tạo liên kết (link)
Ctrl+]: Tăng 1 cỡ chữ
Ctrl+[: Giảm 1 cỡ chữ
Ctrl+Shift+>: Tăng 2 cỡ chữ
Ctrl+Shift+<: 2="" c="" ch="" gi="" m="" p="">
Alt+Shift+S: Bật/Tắt phân chia cửa sổ Window
Ctrl+Enter: Ngắt trang
Start+D: Chuyển ra màn hình Desktop
Start+E: Mở cửa sổ Internet Explorer, My computer
Ctrl+Alt+N: Cửa sổ MS word ở dạng Normal
Ctrl+Alt+P: Cửa sổ MS word ở dạng Print Layout
Ctrl+Alt+L: Đánh số và ký tự tự động
Ctrl+Alt+F: Đánh ghi chú (Footnotes) ở chân trang
Ctrl+Alt+D: Đánh ghi chú ở ngay dưới dòng con trỏ ở đó
Ctrl+Shift+A: Chuyển đổi chữ thường thành chữ hoa (với chữ tiếng Việt có dấu thì không nên chuyển)
Alt+F10: Phóng to màn hình (Zoom)
Alt+F5: Thu nhỏ màn hình
Alt+Print Screen: Chụp hình hộp thoại hiển thị trên màn hình
Print Screen: Chụp toàn bộ màn hình đang hiển thị.

8 TIẾNG KHÔNG PHẢI GIẤC NGỦ KHOA HỌC NHƯ BẠN NGHĨ

Sau khi đã có giấc ngủ đủ 8 tiếng nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, rệu rã và không đủ tỉnh táo. Bạn có muốn biết chuyện gì đã xảy ra với giấc ngủ "tưởng khoa học" của mình không?
Nghiên cứu khoa học dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn lý do tại sao ngủ ít vẫn tỉnh táo trong khi ngủ nhiều lại mệt mỏi và công thức giúp bạn có một giấc ngủ ngon lành ở bất cứ thời điểm nào.
*Cơ thể cần giấc ngủ kéo dài bao lâu?
Giấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. Trong thời gian đó chúng ta trải qua 5 giai đoạn. Sẽ mất trung bình 14 phút để bắt đầu rơi vào giai đoạn 1 - mơ màng và chuyển dần đến giai đoạn 5 là khi ta mơ nhiều nhất.
Giai đoạn 4 là khi ta rơi vào trạng thái ngủ sâu và đây là lúc khó đánh thức nhất. Nếu chúng ta thức dậy vào giai đoạn 4, ta sẽ cực kì mệt mỏi và đau đầu khi cố thức dậy.
Khi chúng ta ngủ qua 5 giai đoạn này vòng tuần hoàn sẽ trở lại giai đoạn 1 và ta tiếp tục một chu kỳ nữa. Vì thế nên khi ta ngủ sớm, rất nhiều khả năng ta sẽ phải thức dậy đúng vào giai đoạn 4.
Điều này cũng lý giải vì sao ngủ sớm không phải là điều kiện giúp ta có một tinh thần tỉnh táo, quan trọng hơn là phải thức dậy đúng lúc.
*Thời điểm nào là thích hợp để thức giấc:
Giấc ngủ lý tưởng là ta ngủ đủ thời gian và thức dậy vào thời gian xoay chuyển giữa 2 chu kỳ. Từ đó ta có thể thức dậy cuối giai đoạn 5 hoặc đầu giai đoạn 1 để có tinh thần sảng khoái nhất.
Nghiên cứu của công ty chuyên phục vụ người khiếm thị Web-blinds cung cấp cho bạn công thức tính toán để bạn có 1 giấc ngủ ngon. Hay nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể biết chính xác nên đi ngủ lúc nào dựa vào thời điểm bắt đầu công việc.
*Công thức đơn giản cho một giấc ngủ ngon là:
Thời gian bắt đầu ngủ + 90' x "n" + 14' = Thời gian thức giấc
Trong đó: n có giá trị từ 3 đến 6 thì giấc ngủ của bạn sẽ thoải mái nhất.
Hiểu một cách đơn giản hơn: bạn có thể ngủ chính xác là 9 tiếng 14’, 7 tiếng 44’, 6 tiếng 14’ hoặc 4 tiếng 44’ đều mang lại cho bạn cảm giác tỉnh táo vào sáng hôm sau.
Theo đó, nếu bạn muốn thức dậy vào 6h sáng, bạn nên đi ngủ vào lúc 20h46’ hoặc 22h16’, 23h46’ hoặc thậm chí 1h16’ cũng hoàn toàn khả thi. Hay nếu muốn thức giấc vào 7h sáng, bạn cần lên giường lúc 21h46’, 23h16’, 00h46’ hay 2h16’.
Áp dụng phương pháp này đảm bảo bạn sẽ có giấc ngủ ngon xua tan mọi mệt mỏi dù cho có thức khuya đi chăng nữa.

28 KINH NGHIỆM ĐẮT GIÁ GIÚP BẠN SỐNG KHÔN NGOAN HƠN GIỮA ĐỜI THỰC DỤNG

1. Không phải cái gì ĐÚNG cũng cần phải nói ra. Trước khi nói hãy trả lời 3 câu hỏi: Điều mình muốn nói liệu có đúng hay không? Điều đó có cần thiết được nói ra hay không? Điều đó có phải là điều tử tế để nói ra hay không?
2. Trong công việc mọi thứ cần được trao đổi bằng chữ viết: Văn bản, email, tin nhắn... Không nên thỏa thuận miệng.
3. Không cần quá nhiều đồ đạc trong cuộc sống này, hãy chỉ sắm những thứ thực sự cần thiết.
4. Không bao giờ có thời điểm hoàn hảo để làm gì đó. Hãy làm đi, đừng trì hoãn!
5. Hãy sống cho chính mình.
6. Luôn rèn luyện thói quen ghi chép.
7. Bạn không phải trung tâm của vũ trụ.
8. Nỗi sợ là điều ai cũng có, hãy tìm cách vượt qua nỗi sợ đó.
9. Bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người.
10. Luôn luôn phải cất giữ bản photo vs mọi loại giấy tờ.
11. Bạn bè trong đời sẽ đến và đi.
12. Những thứ tốt đều cần kiên trì, nỗ lực trong thời gian dài.
13. Nhà cửa luôn cần gọn gàng, sạch sẽ.
14. Giá tiền của 1 món đồ nằm ở số lần bạn sử dụng nó.
15. "Nỗi sợ bỏ lỡ" là một cái gì đó rất vô nghĩa, thay vào đó nên làm điều mình thích.
16. Làm gì cùng luôn phải ghi nhớ LÍ DO mình bắt đầu - để tiếp tục hoặc kết thúc.
17. Mặc đồ hiệu đắt tiền không làm mình hạnh phúc hơn.
18. Tình yêu không cần phải đau đớn. Hãy giao tiếp với nhau nhiều hơn.
19. Hãy bỏ đi những mối quan hệ độc hại - dù nó xuất phát từ đâu.
20. Luôn luôn phải có tiền dự trữ, phòng thân cho những biến cố.
21. Tìm ra công việc mình đam mê là RẤT QUAN TRỌNG.
22. Hình ảnh và video sẽ lưu lại những kỉ niệm mãi mãi.
23. Nếu muốn có 1 tình yêu đẹp, hãy trau dồi bản thân thành phiên bản tốt nhất. Và bạn sẽ có cho mình một tình yêu xứng đáng! 📷
24. Phải học cách thoải mái với những điều không thoải mái.
25. Ai cũng có vấn đề của riêng mình, hãy thông cảm và tôn trọng mọi người.
26. Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo.
27. Khi giận giữ thì nên im lặng.
28. Không cần phải lo lắng quá nhiều, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!

KHÔNG BỎ CUỘC. NỖ LỰC ĐỂ TỐT HƠN 1% MỖI NGÀY