Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

8 SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG NGÁNG ĐƯỜNG BẠN ĐẾN VỚI THÀNH CÔNG

1. Theo đuổi những giấc mơ viển vông
Chúng ta ai cũng có những ước mơ của riêng mình, nhưng một số lại có xu hướng biến ước mơ thành cách sống, không thể thoát ra khỏi ảo mộng để sống với thực tế, mãi ở trong thế giới tưởng tượng của bản thân, chờ đợi một phép màu xảy đến. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự tước đoạt cơ hội hoàn thành ước mơ của chính mình. Vì vậy, đừng chìm đắm mãi trong những giấc mơ, phải ngay lập tức hành động mới có thể biến ước mơ thành sự thật!
2. Dễ phân tâm, không thể tập trung vào một việc duy nhất
Nhiều người có thói quen tự nhủ: "Chỉ lướt Facebook thêm vài phút nữa rồi sẽ bắt đầu làm việc", nhưng mấy ai có thể làm được điều đó. Ngày nay có quá nhiều sản phẩm công nghệ mới mẻ, hấp dẫn khiến chúng ta khó lòng bỏ qua. Chính vì thế, chúng ta không thể chỉ tập trung vào một việc mà thường bị cuốn hút bởi nhiều thứ khác.
Hậu quả là chúng ta bê trễ công việc, thậm chí trở thành những "con nghiện" hay "nô lệ" của điện thoại, các trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ khác. Giải pháp cho vấn đề này là bạn cần phải đặt thời hạn hoàn thành cho từng công việc, luôn theo dõi và không ngừng tự nhắc bản thân phải làm xong công việc đúng hạn. Có như vậy bạn mới hoàn thành tốt công việc của mình!
3. Không kiên trì
Chắc hẳn mọi người đều đã trải qua tình trạng bắt đầu làm nhiều việc một lúc nhưng lại chẳng hoàn thành được công việc nào. Bạn bắt đầu làm những việc này với sự hăng hái cùng thích thú nhưng dừng lại chỉ sau một tuần hoặc một tháng. Ở Nhật Bản, có một thuật ngữ đặc biệt cho hội chứng này là "Nhà sư ba ngày" (The three-day monk). Số ba ở đây tượng trưng cho số ngày trung bình mà chúng ta cần để làm cho sự phấn khích phai mờ và từ bỏ những gì mình đã bắt đầu.
Nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng này chỉ có một: bạn đang thiếu kiên trì và thất bại trong việc tìm ra những phương pháp để thành công. Vì thế, để vượt qua tình trạng này, hãy thử áp dụng phương pháp kaizen: làm việc chậm lại và làm liên tục theo thời gian.
4. Thiếu trách nhiệm
Không phải mọi điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống đều là lỗi của chúng ta...nhưng phần lớn thuộc về trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta có thể đổ lỗi cho người khác hoặc những khó khăn gặp phải nhưng điều đó sẽ không làm thay đổi tình hình và chắc chắn sẽ không thể giải quyết được chuyện gì. Vì thế, hãy chịu trách nhiệm. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện bản thân, học hỏi và xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn.
5. Không cần sự ủng hộ của những người xung quanh
Một trong những yếu tố thành công là sự hỗ trợ từ những người thân, bạn bè. Nhưng đôi khi thay vì nhận được sự ủng hộ từ họ, chúng ta nhận được sự phản đối, cấm đoán - những điều khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Một số khác lại cho rằng, không cần tới sự ủng hộ của người thân.
Trong tình huống như vậy, điều quan trọng trước tiên là phải thư giãn và tránh tranh cãi với họ. Sau đó, hãy chứng minh cho họ thấy việc bản thân đang làm rất quan trọng. Đồng thời, bạn phải để họ thấy được nỗ lực bạn bỏ ra để đạt được điều đó và tầm quan trọng của việc được họ ủng hộ, giúp đỡ.
6. Tự phê bình thái quá
Tự phê bình có thể mang lại lợi ích to lớn nhưng nếu thái quá, chúng ta sẽ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Những suy nghĩ này tràn ngập trong tâm trí, khiến chúng ta thấy thất vọng và tệ nhất là có thể gây ra trầm cảm.
Tự phê bình không phải là việc không tốt nhưng chúng ta cần phải biết dùng lý trí để tiếp cận và kiểm soát nó. Bằng cách này, bạn có thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và sáng suốt đánh giá đúng những tình huống bạn phải đối mặt để đạt được thành công trong tương lai.
7. Đặt mục tiêu phi thực tế
Khi đặt mục tiêu cho bản thân, bạn cần hiểu rõ tiềm lực của mình, thời gian bạn cần để hoàn thành mục tiêu và mức độ thực tế của chúng. Khi bạn đặt ra những mục tiêu có thể đạt được, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của bản thân.
Ngay cả khi các mục tiêu của bạn quá lớn lao, bạn vẫn có thể khắc phục bằng cách viết lại hoặc chia những mục tiêu đó thành những mục tiêu nhỏ hơn. Như thế, bạn nhất định có thể đạt được mục tiêu của mình.
8. Nản lòng, không dám đối mặt với thất bại
Chắc hẳn ai cũng đều thất bại ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, bạn đừng vội nản lòng mà hãy suy nghĩ đơn giản: chúng ta thử làm một điều mới mẻ với toàn bộ khả năng của mình nhưng chỉ là kết quả không như mình mong đợi mà thôi. Đứng trước thất bại, bạn có hai sự lựa chọn: tiếp tục chìm sâu trong nỗi chán chường, tuyệt vọng và cảm thấy tiếc cho bản thân hoặc phân tích tình huống và hiểu được rằng bạn đã làm sai và giờ bạn phải bắt đầu lại từ con số 0.
Bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công từ những thất bại bởi đó những viên đá quý vô giá, không phải những viên đá ngáng chân bạn.

6 KIỂU NGƯỜI NÊN TRÁNH KẺO CÓ NGÀY ĐỜI XUỐNG DỐC KHÔNG PHANH

1. Người không minh bạch về tiền bạc
Lúc vay thì ngọt xớt như đường mật, hứa hẹn đủ kiểu. Đến lúc mình đòi thì trốn lẩn trốn lui, lí do lí trấu. Cứ làm như mình đi xin tiền vậy?! Muốn tin, muốn giúp đỡ lắm mà ngờ đâu ... người ta sống bạc quá.
2. Người chuyên nịnh bợ
Thảo mai thảo mốt, suốt ngày cười nói như thể rất quen thân nhưng thực chất là tìm đến mình để moi thông tin. Miệng dẻo quẹo chỉ chuyên nói lời nịnh nọt những người bề trên, những ai làm việc lợi giúp họ. Đôi khi, mình nghe mà mình cảm thấy sởn hết cả da gà.
3. Người hay hứa suông
Nói được nhưng cuối cùng chẳng ra đâu vào đâu. Cho người ta hi vọng mà làm thì cứ như mèo mửa. “Một lần bất tin vạn lần bất tín”, tốt nhất với kẻ như vậy, bạn không nên tin và đồng hành. Đời này nói thì ai chẳng nói được, nhưng người giữ chữ tín thì còn tùy bạn ơi!
4. Người hay đổ lỗi
Rõ là bản thân làm sai nhưng không chịu nhận trách nhiệm. Người chuyên môn đổ lỗi lầm cho người khác, hết yếu tố nọ lại đến yếu tố kia. Một người không bao giờ biết nhìn thẳng vào vấn đề, sửa lỗi sai của bản thân, ương bướng ngang ngạnh và chuyên cãi cùn. Mãi mãi họ chỉ giậm chân tại chỗ mà thôi!
5. Người hay so sánh ghen tị
Suốt ngày chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả của người khác. Thấy người khác hơn mình một tí là bắt đầu lo lắng, chán nản, tệ hơn là dè bỉu, chê bai. Cái tồi nhất của một con người chính là thấy người khác hơn mình, bản thân đáng lẽ phải càng cố gắng, đằng này chỉ muốn người ta kéo họ xuống. So sánh để tốt lên không muốn, đây càng so sánh càng tệ hơn.
6. Người hay đâm sau lưng
Trước mắt thì tỏ ra chị chị em em thân thiết lắm. Vừa chân trước chân sau bước đi là đã quay ra nói xấu nhau rồi. Những người như vậy càng ở gần bạn càng dễ bị hại. Chuyện nhỏ thì chỉ trích, chuyện lớn thì phủi tay coi như không biết. Chỉ tiếc mình đã dốc hết tâm sức để yêu quý giúp đỡ người ta, vậy mà ...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIẾM 1 TỶ ĐỒNG ĐẦU TIÊN?

Trong mỗi nhóm có nhiều loại kỹ năng nhỏ chi tiết, Vì có quá nhiều kỹ năng mà 1 người thành công cần có, ở đây, mục tiêu chỉ là kiếm 1 tỷ đầu tiên, nên bạn chỉ cần trước 2 kỹ năng căn bản là giỏi nghề/ sản phẩm làm ra tốt và khả năng bán sản phẩm và dịch vụ của nghề đó.
Dưới đây là những bước đi cơ bản để hoàn thành mục tiêu
1. Thiết lập mục tiêu và định nghĩa vấn đề
Số tiền: 1 tỷ có thể là kết quả của một phép cộng hoặc là 1 phép nhân. Cách bạn định nghĩa vấn đề sẽ hướng bạn đến cách giải quyết vấn đề đó như thế nào.
Nếu bạn định nghĩa 1 tỷ là 10 phép cộng của 100 triệu lại với nhau, bạn phát triển 10 business để mỗi business mang cho mình 100tr và kết quả bạn có 1 tỷ.
Nếu bạn định nghĩa là 10 lần 100tr thì bạn phát triển 1 business và scale up nó lên 10 lần, bạn có 1 tỷ.
Phương pháp nhân tỏ ra dễ hơn khi chúng ta chỉ cần làm tốt 1 việc để có 100tr và lặp đi lặp lại việc đó 10 lần để có 1 tỷ.
Thời gian kiếm tiền phụ thuộc vào mục tiêu tiếp theo của chúng ta, muốn có mô hình giàu siêu nhanh hay mô hình bền vững. Thường ko có cái gì nhanh mà bền vững cả, bởi vậy, chúng ta đi theo phương án chậm và ăn chắc – mô hình bền vững phổ biến.
2. Tìm kiếm phương pháp
Nắm được 2 quy luật:
a) Quy luật về gieo trồng – thu hoạch: Bạn gieo hạt giống của sự giàu có, bạn gặt sự giàu có.
b) Quy luật về giá trị: Bạn được trả tiền khi bạn mang lại GIÁ TRỊ cho người khác.
GIEO TRỒNG SỰ GIÀU CÓ:
– Hạt giống ở trên cây giống. Chính vì vậy, hạt giống của sự giàu có có ở trong những người giàu có. Bạn hãy đi mua tất cả các cuốn sách về người giàu có (tự thân) ở trên thế giới, đặc biệt là châu Á (cho có nhiều điểm tương đồng với người VN) về đọc, rồi rút ra các đặc điểm chung của họ, sau đó bạn bắt chước các đức tính và đặc điểm ấy của họ. Như tôi có thể lọc ra vài tố chất giống nhau căn bản của những người giàu như sau:
- Sinh ra trong nghèo khó nhưng ý chí rất lớn, không bao giờ chịu gục ngã hay cam chịu cảnh nghèo khó (giống bạn 80%) => Bạn cần ý chí lớn hơn 1 chút nữa
- Chịu khó học tập và làm việc bất kể ngày đêm (giống bạn 50)=> Bạn làm việc thử gấp đôi thời gian hiện tại xem sao, đừng nghỉ lúc 5h nữa, nghỉ lúc 9h-10h xem sao
- Thông minh hơn người nhờ chịu khó va chạm gấp nhiều lần người bình thường (giống bạn 50%)=> bạn thử làm mọi thứ ở cấp đội gấp 2 lần như hiện bạn đang làm xem sao. Gọi thêm data, viết thêm bài, đăng thêm tin, sửa thêm xe, vẽ thêm bản vẽ….ít nhất gấp đôi
- Họ không nghĩ là mình sẽ thành công nhưng thành công vẫn đến với họ vì họ CHỈ TẬP TRUNG VÀO LÀM VIỆC VÀ PHẤN ĐẤU, KHÔNG QUAN T M TỚI ĐIỀU GÌ KHÁC=> Tạm dừng yêu đương, tạm dừng than vãn, tạm dừng đi chơi, tạm dừng mua quần áo đẹp…. một vài năm chỉ làm ăn xem kết quả khác không
- Thất bại 1, 2,3…n lần không thành vấn đề, cho tới khi bao giờ thành công thì vẫn không dừng lại=> Bạn đã bỏ cuộc quá sớm chưa?
- Hào phóng cho người khác tiền của và kiến thức, kinh nghiệm=> Lần cuối cùng bạn quyên góp là bao giờ? Dịch COVID có ủng hộ được tin nhắn nào không? Có đóng góp đc ngày lương nào cho người nghèo hay các dịp công ty/ chính quyền kêu gọi ủng hộ???
- Thường gắn với MỘT NGHỀ cụ thể trong nhiều năm và đạt lợi thế cạnh tranh khi so sánh với các đối thủ, thường là người dẫn đầu lĩnh vực đó trên thế giới hoặc ít nhất của nước họ=> Bạn dành bao nhiêu thời gian để làm nghề này rồi? Đã đọc đc bao nhiêu tài liệu? Có đọc được gì mà người khác trong nghề ko biết không????
- Khi làm nhiều lần, thất bại nhiều lần, thành công nhiều lần, họ đúc rút ra một CÔNG THỨC của thành công.=> Bạn có công thức để làm việc chưa?
– Nếu bạn copy các đức tính trên và thực hành liên tục trong vòng 05 năm, thì bạn sẽ có nhiều tỷ, không chỉ 1 tỷ. Đây là hạt giống của sự giàu có, bạn trồng càng nhiều, kết quả thu hoạch càng nhiều thành tựu.
GIA TĂNG GIÁ TRỊ CHO BẢN THÂN
Chúng ta đang viết cho 1 người không có tài sản gì ngoại trừ sức lao động của bản thân. Bởi vậy, muốn cho sức lao động ấy có giá trị, bạn phải có một số kỹ năng, bạn có thể lựa chọn trong nhóm các kỹ năng của 1 người thành công như sau:
1. Kỹ năng nghề nghiệp cụ thể: Kế toán, Bán hàng, Sửa chữa, thẩm định, xây lắp, thiết kế….
2. Kỹ năng Marketing:
3. Kỹ năng Quản lý – Quản trị:
4. Kỹ năng đầu tư
….
Trong mỗi nhóm có nhiều loại kỹ năng nhỏ chi tiết, Vì có quá nhiều kỹ năng mà 1 người thành công cần có, ở đây, mục tiêu chỉ là kiếm 1 tỷ đầu tiên, nên bạn chỉ cần trước 2 kỹ năng căn bản:
1- NGHỀ GIỎI/ SẢN PHẨM LÀM RA TỐT
2- KHẢ NĂNG BÁN SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ CỦA NGHỀ ĐÓ
Điều này phụ thuộc vào vị trí của bạn đang ở đâu và sở trường của bạn là gì. Tôi xin lấy ví dụ cho 2 trình độ: Không trình độ, Trình độ Đại Học:
VÍ DỤ: BẠN ĐI HỌC CẮT TÓC => 3 tháng-6 tháng (nhớ đến học chỗ đông khách nhất mà bạn biết). Quay trở lại hạt giống của sự giàu có, bạn phải luyện tập chăm chỉ hàng chục tiếng đồng hồ hàng ngày, nghiên cứu các kiểu tóc mới, các kiểu tóc thời thượng, các phương pháp làm tóc cho nữ, cho nam sao cho được giới trẻ ưa thích, các loại mỹ phẩm, dầu gội tương ứng phải đảm bảo chất lượng và đảm bảo kinh tế, giá cả đưa ra phải hợp lý, cách bố trí salon, màu, mùi, thiết bị…. bạn chưa có tiền đầu tư thì cũng phải học cách của người có tiền đầu tư, bạn cần ghi chép, học tập, ….
Để nếu như mà bạn ko đủ tiền mở Salon riêng thì cũng mạnh dạn đề nghị ông chủ làm theo những phương pháp bạn đã nghiên cứu và tham khảo từ khắp các salon trên toàn quốc, trên thế giới v.v…
Khi đủ điều kiện thuận lợi, bạn nên đề nghị ông chủ cho mình đứng salon thay ông ấy rồi nộp lại tiền thay vì ông ấy phải trực tiếp làm, bạn có thể thay ông ấy làm quản lý và có thể ăn chia với chủ theo 1 tỷ lệ nhất định.
Nếu thương lượng không thành công mà bạn vẫn có thể tự tin làm chủ salon thì bạn có thể tìm các salon khác và đặt vấn đề làm thợ, hoặc làm quản lý.
Giai đoạn tích lũy này sẽ mất một thời gian từ 1-3 năm để bạn có vốn đầu tư cho salon của riêng mình.
NẾU BẠN THỰC SỰ THÍCH LÀM CHỦ NGHỀ TÓC, BẠN CỨ KIÊN TRÌ ĐIỀU ĐÓ CHO TỚI KHI NÓ THÀNH CÔNG THÌ THÔI. ĐỪNG BAO GIỜ BỎ CUỘC. ĐẦU TƯ HỌC CÁCH BÁN SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ: BÁN DỊCH VỤ CẮT TÓC.
Bạn phải đi học Marketing, hãy sử dụng các tools hiện có để làm marketing cho bản thân. HÃY ĐI HỌC, ĐỪNG TỰ HỌC khi bạn mới ở mốc bắt đầu.
Việc đi học sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc thay vì tự mày mò.
Bạn phải học về insights, content, SEO, Adwords, Facebook Marketing, Zalo MKT, Chụp ảnh, Lading Page, Phễu khách hàng, Email marketing, SMS Marketing, ….
Những thứ giúp bạn tiếp cận khách hàng nhiều hơn với một chi phí hợp lý, những điều mà đối thủ của bạn dù có làm nghề tốt hơn bạn nhưng chưa chắc có nhiều cơ hội bán hàng cho bạn.
Hãy đừng mong chờ điều gì miễn phí mà có thể giúp bạn kiếm được tiền. Bởi vậy phải đi học, và trả phí cho việc đó, không nhất thiết phải học nơi đắt nhất, học nơi nào bạn có thể hấp thụ được và sử dụng được cho việc kiếm tiền và ra kết quả là điều quan trọng nhất.
Khi bạn thành công, hãy nhớ, mình vốn tay trắng mà có được tiền bạc vậy nên bạn phải có trách nhiệm với xã hội để trả lại cho cuộc đời như con nhện nhả tơ, con ong trả mật. Bạn phải làm ra nhiều sản phẩm tốt, giá trị, và làm nhiều việc thiện, đóng góp cho sự phát triển đất nước và giảm bớt đau thương cho những người bất hạnh kém may mắn hơn mình.
3. KIÊN TRÌ PHÁT TRIỂN THEO LỰA CHỌN – NEVER GIVE UP
Phương pháp cho trình độ đại học, cao đẳng hoặc người có chí khởi nghiệp trở lên:
Một vài ý chính về phương châm xây dựng doanh nghiệp:
1. Đầu tư giá trị Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ căn bản, lựa chọn ngành phát triển bền vững, tập trung vào ngành cốt lõi
2. Mang lại giá trị gia tăng trên cơ sở lao động chân chính và nghiêm túc
3. Chủ động nguồn hàng và dự đoán xu thế trước thời đại
4. Chủ động nguồn tài chính và các nguồn lực hỗ trợ đề phòng rủi ro
5. Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, xây dựng được quy trình làm việc để hệ thống tự tìm ra lỗi và sửa lỗi, người nhân viên trình độ bình thường làm việc chăm chỉ có thể hoàn thành công việc. Công ty không được phụ thuộc vào 1 cá nhân nào cả.
6. Xây dựng hệ thống tự phát triển doanh nghiệp theo mô hình KAIZEN của Nhật Bản, mô hình TPS của Toyota
7. Chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên
8. Kết nối và chăm sóc khách hàng
9. Xây dựng mối quan hệ với các cổ đông
10. Trách nhiệm xã hội và sứ mệnh cuộc đời
Với trình độ này, việc kiếm tiền sẽ giống như việc ra thành quả tất yếu của một quá trình lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Bạn cần có 1 team đủ mạnh để tạo ra những giá trị thật cho xã hội, hoàn thành 1 trách nhiệm xã hội – hay một sứ mệnh cho doanh nghiệp mình xây dựng lên.
Tất cả đều là kiến thức thực chiến mà nhóm mình cũng đã đúc kết sau nhiều năm khởi nghiệp

6 NGUYÊN TẮC TÀI CHÍNH KHỞI NGHIỆP BẤT BIẾN

Bài này viết được gần 2 năm đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, nay thời kỳ khó khăn với nhiều Doanh nghiệp đọc lại vẫn thấy đúng.
Các Startup nếu đang bị khó khăn về tài chính trong thời gian này chắc chắn đang chưa có nguyên tắc tài chính rõ ràng.
------------------------
6 nguyên tắc này không có trong bất kỳ cuốn sách dạy về tài chính, cũng không có trong những bài viết về khởi nghiệp, cũng chẳng thấy ở 1 khóa học về tài chính nào.
6 nguyên tắc này xuất phát từ rất lâu nhưng khoảng 1 năm trước, 1 người bạn của tôi tâm sự về việc người thân khởi nghiệp thất bại và gia đình phải nợ vài tỷ. 6 tháng trước, khi tôi đồng ý nhận cafe giúp 1 nhà cung cấp của Sói Biển, Startup với 1 sản phẩm nông nghiệp trong 2 năm làm nên 1 khoản nợ 4 tỷ tôi đã suy nghĩ nhiều về những nguyên tắc này.
Hôm nay, thằng bạn đại học của tôi chia sẻ sau 8 năm ra trường làm nhiều lĩnh vực và làm nên khoản nợ 300 triệu, thấy “thụt chí”, sợ không dám khởi nghiệp lại. Tôi thấy cần phải chia sẻ những nguyên tắc này từ chính những bài học bản thân. Hi vọng các bạn có thể áp dụng nếu thấy phù hợp với bản thân tránh mắc những sai lầm.
6 nguyên tắc này có thể đúng với tôi, bất biến trong 30 năm qua nhưng rất có thể không phù hợp với bạn nên hãy cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.
1. NGUYÊN TẮC 1: Số tài chính bạn cần để khởi nghiệp = (Tự tích cóp số tiền tương đương 6 tháng sinh hoạt phí) +(Sẵn sàng vay số tiền 2 năm thu nhập).
Vì sao là 6 tháng sinh hoạt phí: Vì khi khởi nghiệp bạn có 1001 thứ phải lo. Cái cơ bản nhất là ăn, ở, đi lại, sinh hoạt hàng ngày... cho bản thân và gia đình (Nếu có) bạn vẫn chưa lo đc trong 6 tháng thì thật sự bạn không bao giờ tập trung vào việc Star Up đc. Cứ thử tưởng tượng bạn đang xử lý cả đống việc set up, tuyển dụng, nhân sự, marketing... trong khi vợ con nhèo nhèo hỏi: Anh ơi, mình hết tiền ra chợ, tiền ga, điện, nước...Bạn có tập trung đc vào công việc khi bụng đói, vợ con đói?
2 năm thu nhập: Hiện tại, thu nhập bạn là 20 triệu/tháng (Không có bất kỳ khoản thu nào khác) thì nguyên tắc số tiền bạn dành khởi nghiệp tối đa là 480 triệu. Số tiền này bạn có thể tự có hoặc đi vay 100%. Trường hợp xấu nhất bạn fail hoàn toàn và phải đi làm 2 - năm để trả nợ. Cái giá này đối với tôi là mức chấp nhận được với việc khởi nghiệp.
Nếu dự án bạn cần số tiền 1 tỷ. Hãy kêu gọi cổ đông góp vốn 520 triệu. Đừng có dại mà vay tất cả để Startup lần đầu. Thành thì ok, Nếu fail thì sao?
2. NGUYÊN TẮC 2: Nói không với vay lãi ngày và cho vay lãi ngày. Tôi không bao giờ đi vay lãi ngày để kinh doanh và cho người khác vay lãi ngày vì 2 câu chuyện sau:
Câu chuyện 1: Bạn Startup Nông Nghiệp kể tôi nghe câu chuyện thật lạnh gáy rằng. Bạn ấy đầu tư vào 1 vụ trồng khoai trong vài tháng, nếu thành công bạn ấy sẽ lãi gấp 3. Nếu thất bại thì tùy mức độ nhưng tệ nhất là mất trắng.
Sẵn máu liều, bạn nhờ mối quan hệ người nhà người thân vay lãi ngày với mức lãi từ 1000 - 4500đ/1 triệu/ngày. Tổng số tiền lãi bạn phải trả 1 tháng là 80 triệu khiến CV kinh doanh của bạn bị âm 40-50 triệu/tháng.
Thật liều một cách không ăn nhiều! và tôi đã khuyên bạn ấy cần phải làm ngay lập tức là chuyển tất cả khoản vay lãi ngày thành lãi tháng hoặc trả bớt bằng nhiều cách dùng khổ nhục kế và thế dồn vào chân tường để nói chuyện với chủ nợ + Hỗ trợ từ người nhà. May mắn họ đồng ý và cơ cấu lại nợ, Tiền lãi giảm từ 80 triệu xuống 30 triệu sau 1 tháng và công ty bắt đầu có lãi.
Câu chuyện 2: Ngày xưa, nhà tôi nghèo không có tiền kinh doanh mỗi lần mẹ tôi thiếu tiền thường đi vay lãi ngày và lúc nào mẹ cũng lo lắng về khoản vay này. Có lần tôi mang tiền đi trả giúp mẹ thì thấy cô chủ nợ đang khóc lóc thảm thiết vì con nợ vay 2 tỷ lãi ngày vì làm ăn thua lỗ nên bỏ trốn. Sau đó 1 thời gian vì tiếc tiền, suy nghĩ nhiều nên suy nhược cơ thể, ốm lên ốm xuống, khổ nhục vì mất tiền cho vay lãi ngày nên tôi có luôn suy nghĩ nói không với CHO VAY LÃI NGÀY và VAY LÃI NGÀY. Nếu bí lắm thì đi vay lãi tháng!
3. NGUYÊN TẮC 3: Không bao giờ cho vay, đầu tư làm ảnh hưởng đến SỐ TIỀN ĐẢM BẢO HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH.
Suy cho cùng, người làm việc kiếm tiền hàng ngày để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân, gia đình, Một số người có tư tưởng lớn thì mưu cầu hạnh phúc cho làng, xã, huyện, tỉnh, đất nước, thế giới nhưng trước tiên bạn phải lo được cho bản thân và gia đình trước khi lo cho những người khác.
Vì vậy, ở mỗi độ tuổi, giai đoạn bạn bắt buộc phải sẵn có 1 số tiền để đảm bảo hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Ví dụ: 1 thanh niên chỉ cần có 100 triệu là cảm thấy Happy, Lấy vợ vào cần mua nhà thì 1 tỷ hai vợ chồng mới Happy.
Ví dụ: Hai vợ chồng bạn tích góp mãi mới đc 3 tỷ, mua đc miếng đất và xây cái nhà tạm khang trang. Bà cô ruột nuôi bạn từ nhỏ cần tiền để Nam Tiến mở CH thực phẩm sạch nên đề nghị nhờ bạn cho mượn sổ đỏ để vay tiền ngân hàng. Tối nào cũng đến tâm sự, khao khát thay đổi thị trường thực phẩm sạch tại Sài Gòn. Bạn sẽ giúp cô ruột của bạn chứ?
4. NGUYÊN TẮC 4: Khi bạn có 5 đồng, số tiền tối đa bạn có thể vay là 5 đồng.
Đây là nguyên tắc rất hay mà tôi học của người Hoa qua 1 bộ phim hồi bé và áp dụng đến bây giờ thất rất là đúng để mọi khoản vay của bạn đều có khả năng trả mà không ảnh hướng đến việc mất uy tín cá nhân.
Ví dụ: Đang có 1 cơ hội tốt là đầu tư đất ở khu đô thị TH, Giá đất ở đây sẽ tăng vì thông đường Nguyễn Xiển, Xa La. Bạn rất máu mua 1 miếng 1,8 tỷ với kỳ vọng 1 năm sau sẽ tăng lên 5 tỷ. Bạn có sẵn sàng vay 800 triệu để đầu tư không?
5. NGUYÊN TẮC 5: Chia thu nhập của mình ra làm 2 khoản tiết kiệm (đầu tư) trước, chi sinh hoạt sau và phải cố định nếu có khoản lớn.
Nếu bạn còn trẻ, phải tập thói quen tiết kiệm trước, chi sinh hoạt sau. Khi mới ra trường kiếm tiền khó nhất cũng phải để riêng tiết kiệm 10-20% trước xong mới tiêu sau. Dần hình thành thói quen đến 2-3 năm sau thu nhập tăng hơn nhiều, số tiền tiết kiệm đã đủ như nguyên tắc 1. Nếu có ý tưởng thì triển khai tự kinh doanh nhỏ xem như thế nào.
Khi đã tích lũy được tiền tỷ, hãy bắt đầu nghĩ đến việc đầu tư cố định số tiền đó bằng cách coi như không có nó (Có thể mua BĐS, gửi ngân hàng) Coi như bạn vẫn tay trắng để có động lực mỗi ngày, không ỉ lại vào số tiền thu nhập thụ động hay số tiền đã tích lũy.
6. NGUYÊN TẮC 6: Nếu bạn nhận ra rằng, vợ không có năng lực kiểm soát tài chính, không được giao 100% tài sản cho vợ.
Nguyên tắc này tôi học đc từ 1 khóa học CEO và được kiểm nghiệm qua thực tế rất nhiều những câu chuyện có thật mà tôi biết. Giao hết tài sản cho vợ đến khi công ty gặp khó khăn, vợ lại (giấu chồng) cho bạn bè vay tiền ko trả lại đc cuối cùng công ty phá sản, vợ chồng ly tán vì tiền.
Tôi tình cờ xem video trên mạng thấy 1 CEO kiếm được rất nhiều tiền, vợ có nhiều tiền, thiếu sự quan tâm của chồng và người vợ lấy chính lái xe của chồng sau khi người chồng qua đời:
Trong lúc hân hoan ở đám cưới, người lái xe nói. Tôi cứ nghĩ rằng 20 năm qua tôi làm thuê cho ông chủ nhưng giờ đây tôi mới biết. Ông chủ là người làm thuê cho tôi!
1 cái kết đắng cho việc áp dụng sai nguyên tắc 6!
Đây là 6 nguyên tắc tài chính khởi nghiệp của tôi đúc rút và thấy phù hợp với bản thân mình trong 30 năm qua. Có thể nó khác hoặc trái ngược hoàn toàn với bạn. Đó là điều rất bình thường và không có đúng sai, trái phải.
Mỗi 1 người đều có nguyên tắc làm việc, đặc biệt là đối với TÀI CHÍNH phải có nguyên tắc rõ ràng nếu không hậu quả sẽ rất lớn. Tôi rất vui khi bạn chia sẻ nguyên tắc tài chính của mình tại Note này.
Chúc các bạn khởi nghiệp thành công và giữ vững hạnh phúc gia đình!

BÍ QUYẾT KINH DOANH: 10 CÁCH ĐỂ TÌM RA KHÁCH HÀNG

Điều gì là khó khăn nhất khi bắt đầu kinh doanh? Đối với rất nhiều người, câu trả lời chính là việc tìm kiếm khách hàng.

1. Phát triển một kế hoạch

Cân nhắc xem một khách hàng lý tưởng là ai. Nếu như bạn bán hàng cho các doanh nghiệp, hãy cân nhắc xem phòng ban nào sẽ có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ cao nhất, và cá nhân nào (ở mức độ trách nhiệm nào) sẽ có thể là người đưa ra quyết định đặt mua các thiết bị. (Nếu bạn không biết, có thể gọi một vài cuộc điện thoại để thăm dò!).

Sau đó, hãy cân nhắc xem liệu cá nhân đó có thể dễ dàng tìm ra sản phẩm hoặc dịch vụ giống như bạn cung cấp hay không? Họ đang tìm hiểu trong phạm vi nào? Ai là người họ sẵn sàng muốn lắng nghe hoặc là họ tìm hiểu như thế nào khi họ muốn mua một sản phẩm / dịch vụ. Hãy tìm cách đưa thông tin của bạn vào con đường nhận thức đó của họ.

2. Khách hàng sẽ biết đến bạn từ đâu?

Việc kinh doanh thường diễn ra khi những khách hàng tiềm năng nghe được thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn từ nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều cách thức khác nhau. Họ càng thường xuyên được nghe về bạn bao nhiêu, thì khi sẵn sàng mua sắm, họ lại càng muốn tìm hiểu bạn đang chào bán món hàng gì bấy nhiêu.

3. Làm việc với giới báo chí
Các tờ báo là nguồn thông tin hữu ích đến bất ngờ, có thể mang lại cho bạn rất nhiều khách hàng tiềm năng. Hãy tìm tên của những người đang được hưởng chế độ khuyến mại, những người đã giành giải thưởng, những người đã mở ra các doanh nghiệp mới. Họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng.

Hãy gửi các bức thư cá nhân tới những người này để họ biết những lợi ích mà họ có thể có khi mua sản phẩm của bạn. Cố gắng tham dự vào các cuộc gặp mặt nơi họ có thể xuất hiện. Khi gặp họ hoặc gửi thư, hãy cho họ biết rằng bạn đã đọc thông tin về họ và chúc mừng những thành công của họ hoặc hãy đề cập đến những bài báo viết về họ đã thú vị như thế nào.

4. Chờ đợi các sự kiện có thể mang lại thị trường tiềm năng cho bạn

Liên lạc với các nhà tổ chức sự kiện và đề nghị họ phát sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như một giải thưởng cho khán giả tham gia sự kiện. Đổi lại, bạn sẽ có được một nhóm quảng cáo về bạn trong các chương trình xúc tiến thương mại của họ.

5. Tham gia các hội nghị, hội thảo mà khách hàng tương lai của bạn có thể chú ý đến

Nếu bạn đã và đang làm điều đó mà vẫn chưa có được một liên lạc nào có thể mang lại thành công trong buôn bán, hãy tìm trong các tờ báo xem những đơn vị khác tổ chức các sự kiện như thế nào để có thể hấp dẫn được thị trường mục tiêu của bạn và tham gia vào các cuộc hội họp như thế nhiều hơn.

6. Theo đuổi

Liên hệ với những người bạn đã gặp gỡ để xem liệu họ có thể là khách hàng tương lai của bạn hay không. Nếu như hiện thời họ chưa cần đến dịch vụ của bạn, thì hãy hỏi họ khi nào sẽ là thời gian thích hợp để mình gọi lại, hoặc là liệu họ có các đối tác kinh doanh mà có thể sử dụng sản phẩm của mình hay không.

7. Bỏ con săn sắt, bắt con cá rô

Phát tặng một số sản phẩm mẫu miễn phí và gợi ý rằng người nhận hãy nói cho bạn bè của họ nếu như sản phẩm của bạn làm họ hài lòng.

Nếu như bạn là một nhà tư vấn, hãy đưa ra một số lời khuyên miễn phí. Lời khuyên này có thể dưới dạng mẫu một bản tin với nội dung là các thông tin hoặc các bí quyết và lời khuyên, hoặc cũng có thể là sự tư vấn miễn phí trong khi những gì bạn cung cấp chỉ là thông tin đủ để giúp khách hàng giới hạn dự án của họ và biết rằng bạn có khả năng xử lý nó.

8. Triển khai một mạng lưới cá nhân

Hãy hỏi bạn bè của mình xem họ có biết người nào có thể sử dụng dịch vụ của bạn, hoặc có biết những người có thể cung cấp thông tin về một ai đó có thể sử dụng dịch vụ của bạn hay không. Nếu như cơ cấu giá của bạn cho phép, hãy đưa ra một mức phí hoa hồng dành cho bạn bè và các đối tác kinh doanh của bạn.

9. Học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh

Quảng cáo ở những nơi mà đối thủ của bạn đang hoạt động. Khuyến mại các sản phẩm của bạn ở nơi mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang xúc tiến các chương trình quảng cáo.

10. Xin phản hồi khi khách không mua hàng

Khách hàng đã tìm được một sản phẩm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của họ chưa? Họ đã quyết định rằng mình hoàn toàn không cần đến sản phẩm đó chưa? Có phải là họ chỉ trì hoãn việc ra quyết định có hay không mua sản phẩm? Liệu có phải là họ cảm thấy khó khăn khi đặt hàng trên trang web của bạn? Hãy sử dụng tất cả những thông tin bạn có để thay đổi những gì cần thiết.

BÍ MẬT CỦA TIỀN MÀ BẠN KHÔNG BAO GIỜ BIẾT

Con người, nếu không có tiền!
Ngay cả bạn tốt, họ hàng đều sẽ khinh thường.
- Đây là sự thật.
Người sống mà không có tiền!
Rất ít người chịu giúp đỡ bạn, còn chê cười bạn thì lại rất nhiều.
- Đây là sự thật.
Người sống mà không có tiền!
Những người vây xung quanh bạn, quay đầu một cái liền chẳng thấy ai, điều này sẽ cho bạn thấy rõ lòng người ra sao.
- Nếu như bạn không mua nhà, bạn không thể biết tiền quan trọng như thế nào.
- Nếu như bạn không trải qua việc trong nhà có người bị ốm, bạn cũng không biết, tiền là thứ tuyệt đối không bao giờ được thiếu.
- Nếu như bạn không trải qua cuộc sống với tiền lương ít ỏi chỉ có vài triệu một tháng mà phải lo trả tiền nhà trọ, điện nước, phí sinh hoạt bạn sẽ không biết được mình kiếm tiền là vì cái gì.
Trong lúc trẻ đừng ngựa non háu đá mà giả vờ không quan tâm tới vật chất, coi tiền chẳng là cái thá gì cả, mà nên nỗ lực để kiếm tiền hơn.
Chúng ta nỗ lực kiếm tiền, chính là trong lúc người thân cần giúp đỡ, có thể dang rộng bàn tay ra giúp đỡ họ, chứ không phải chỉ biết im lặng vì bản thân mình không đủ khả năng.
Bởi vậy, vì sao càng là tuổi trẻ càng phải nỗ lực kiếm tiền.
Không phải bởi vì một cuộc sống xa hoa để khoe mẽ với thiên hạ.
Mà là bởi có một ngày, bạn tự tin nói rằng, mình có thể sống một cuộc sống tốt hơn.
Bạn cũng có thể tự tin bảo vệ người thân gia đình, mọi người yên tâm, đừng sợ gì cả, tất cả đã có con.

GẶP BƯỚC KHÓ KHĂN, CHÍNH LÀ LÚC BẠN ĐANG TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC

Đường dễ đi chỉ là khi xuống dốc, nhưng đường khó đi mới chính là con đường tiến lên trên. Có một câu nói khiến tôi tâm đắc, đó là: “Có thật rất mệt không? Mệt mới là cuộc sống, còn dễ chịu là người đã yên nghỉ ngàn thu”.
Cho nên:
Khổ mới là cuộc sống, mệt mới là công việc.
Thay đổi mới là vận mệnh, nhẫn nại mới là tôi luyện.
Bao dung mới là trí huệ, tĩnh tại mới là tu tâm.
Xả mới là đắc được, làm mới là đầy đủ.
Nếu bạn cho rằng cuộc sống của mình thật quá ư vất vả, hãy nhớ đây mới thực là con đường tiến lên.
Đường thành công không có chỗ cho sự dễ dàng, còn truy cầu may mắn luôn chỉ là mong ước viển vông.
Có một câu chuyện như thế này: Báo đài đăng tin một người trúng giải độc đắc, nghe xong mọi người đua nhau mua xổ số, ai cũng hy vọng vận may sẽ mỉm cười với mình. Nhưng khi báo đài đăng tin chuyến xe khách gặp nạn, trong số 50 hành khách chỉ có 2 người đã mua bảo hiểm nên nhận được bồi thường 10 tỷ.
Đọc xong ai cũng tấm tắc hai vị ấy thật cao minh, nhưng lại chẳng có ai nguyện ý bỏ tiền đi mua bảo hiểm. Bởi lẽ, ai cũng cho rằng điều bất hạnh sẽ không đến với mình. Điều này cho thấy, con người ta luôn trông chờ sự may mắn nên mới bỏ qua cơ hội thành công.
Để thành công có hai cách: một là thành lập nhóm, hai là gia nhập nhóm. Trong một thế giới không ngừng thiên biến vạn hóa, muốn đơn thương độc mã, một mình nỗ lực để đạt được thành tựu thì đường đi đã khó lại càng khó hơn. Vạn vật trên đời sinh ra đều có quần thể, ngay cả sỏi đá cũng cần có nhau huống chi là con người. Vậy nên cuộc sống là cộng sinh chứ không nên cộng diệt. Tìm người tâm đầu ý hợp để phối hợp cũng chính là một bước lựa chọn thành công.
Mơ ước khiến bạn trở nên vĩ đại, và vì vĩ đại mà bạn lại càng có nhiều ước mơ. Làm người vì hành thiện mà có được phúc báo, vì học tập mà có được tri thức, vì hành động mà có được thành công. Bạn là ai đôi khi không quan trọng, điều quan trọng là sau lưng bạn là ai, là một nhóm người đồng tâm trợ sức, sướng khổ cùng nhau, là gia đình ấm áp yêu thương, hay sự cô đơn lẻ bóng?
Quan niệm sinh ra hành động, hành động sinh ra kết quả, thế nên bạn quan niệm thế nào thì kết quả sẽ trở thành thế ấy.
Chuyện kể rằng trước đây có một người thợ mộc, một hôm ông cưa khúc gỗ ra và đóng thành ba chiếc thùng.
- Chiếc thứ nhất dùng để đựng phân: Người người xa lánh.
- Chiếc thứ hai dùng để đựng nước: Mọi người đều muốn dùng.
- Chiếc thứ ba dùng để đựng rượu vang: Mọi người đều muốn thưởng thức.
Cùng là chiếc thùng gỗ nhưng bên trong đựng thứ khác nhau sẽ dẫn tới kết quả khác nhau. Chúng ta chúng vậy, tâm hồn chứa điều gì thì bản thân sẽ nhận về điều đó: Chứa yêu thương sẽ được yêu thương, chứa sân hận ắt cũng nhận sân hận.
Xã hội đổi thay, trăm hình vạn kiểu, khó khăn cũng là điều khó tránh đối với mỗi người. Tuy nhiên có khó khăn mới hiểu lòng bằng hữu, có trở ngại mới thấu hiểu chính mình. Xưa nay người thành công luôn là người biết mình biết ta, muốn hiểu được người khác thì trước tiên cần hiểu được chính mình. Nếu như ngay cả chính mình còn không hiểu thì sao có thể mong cầu người khác thấu hiểu?
Thất bại là mẹ của thành công, gian nan là thầy của trí tuệ. Khi đối diện với khó khăn cũng chính là lúc giáp mặt với cơ hội, vậy bạn có muốn tận dụng cơ hội để thành công hay không? Nếu muốn, hãy dũng mãnh tiến về phía trước, đối diện với khó khăn nghịch cảnh.

9 CÁCH ĐỂ GIẢM BỚT NỖI LO TIỀN NONG CỦA BẠN

70% nỗi lo của chúng ta có nguyên nhân từ vấn đề tiền nong. Cái ví rỗng ăn đứt các bộ phim kinh dị nhất. Làm sao để bớt lo đây?
1. Ghi những chi tiêu vào sổ
Bạn có tự tin là bạn BIẾT RÕ đã tiêu tiền vào những việc gì không?
Ngoài những chi tiêu lớn như tiền nhà, tiền điện, nước, du lịch, có hàng nghìn thứ lẻ tẻ bòn rút ví tiền của bạn. Đi xe ôm, quà sáng quà vặt, trà sữa bù khú, gửi xe, mua thẻ điện thoại, vv… Rồi một ngày đẹp trời, bạn nghĩ mình chắc vẫn còn 500k nhưng thực tế, một nửa con số đó đã bị Thanos búng tay vào hư không mãi mãi và bạn chẳng hiểu tiền của mình đã đi đâu.
Sổ kế toán cá nhân là một điều cần thiết. Chỉ khi chúng ta biết từng-đồng-một tiêu vào những việc gì, ta mới lập ngân sách chi tiết được.
2. Lập ngân sách thiệt đúng với nhu cầu của bạn.
Lập ngân sách phải do chính ta làm lấy, phải quen rồi mới làm đúng được. Như áo vest phải may vừa khít với thân thể, bạn phải xác định tất cả nguồn thu và ghi đủ những chi tiêu, rồi đưa ra ngân sách dựa theo một tỷ lệ vàng của riêng bạn. Hãy thật nghiêm khắc với bản thân trong khâu này, đừng đẩy mức chi tiêu lên quá cao, nhưng cũng đừng đưa ra một giới hạn “trời ơi” quá thấp nào đó mà bạn không thể thực hiện được.
Bạn có thể tham khảo các trang web tài chính cá nhân, hội chuyên môn hoặc những người giàu kinh nghiệm để xin tư vấn cách lập ngân sách hiệu quả.
3. Tiêu tiền một cách khôn ngoan
Luôn đặt câu hỏi: “Chi tiêu cách nào mà cũng một số tiền đó, ta được lợi hơn cả?”
Tiêu tiền cũng chính là kinh doanh cho bản thân. Hãy đặt mình lên bàn đàm phán khi mua bất cứ thứ gì, để thu về những thứ cần thiết nhất với cái giá tốt nhất và các điều kiện đi kèm có lợi nhất.
4. Nếu phải vay thì thì hãy CHẮC CHẮN bạn có thể trả được
Nếu bạn gặp cơn túng quẫn phải đi vay, nhất thiết phải nhớ thứ tự sau đây:
Xét đến sổ bảo hiểm, trái phiếu, cổ phiếu, số tiết kiệm, tóm lại là tiền ở trong túi bạn trước. Chỉ việc mang những thứ đó ra ngân hàng hoặc các hãng bảo hiểm.
Nếu bạn không có những thứ đó nữa, nhưng còn một ngôi nhà, một chiếc xe, hay một gia sản gì khác, bạn cũng có thể mượn tiền ngân hàng được.
Còn nếu bạn không có gia sản gì ngoài số lương khó mà đảm bảo được, xin nhớ kỹ: ĐỪNG bao giờ thấy quảng cáo của công ty cho vay nào mà lại hỏi vay ngay. KHÔNG tin được đâu, toàn là cá mập! Bạn chỉ nên hỏi một vài người đáng tin cậy làm trong ngân hàng và nhờ họ chỉ cho một công ty ngay thẳng mà họ ĐÃ LÀM VIỆC CÙNG.
Và, đi vay là bị tính lời, bạn nên chắc chắn sẽ trả được nợ sớm. Nếu phải khất lần khất lữa, tiền lãi và phí tổn góp lại sẽ nặng lắm, có khi nặng bằng chính cuộc đời còn lại của bạn.
6. Bảo hiểm về bệnh tật, hoả hoạn và mọi tai nạn bất thường khác.
Số tiền dành để đóng bảo hiểm hàng năm tưởng lớn, nhưng sẽ chỉ là hạt cát so với số tiền phải bỏ ra nếu tai nạn thực sự xảy ra. Có một sự bảo đảm như vậy thực chất là rất rẻ.
7. Có nhiều hơn một nguồn thu
Nếu sau khi đã lập ngân sách mà vẫn không thấy đủ tiền xài, đây là dấu hiệu bạn cần kiếm thêm một nguồn thu nhập nữa.
Kiếm bằng cách nào à? Thì kiếm xem thiên hạ có cần gấp hay thích cái gì mà hiện nay chưa được cung cấp đủ không? Ngó xung quanh, bạn sẽ thấy biết bao công việc chưa có đủ người làm. Nếu bạn không thấy, thì chỉ là bạn không chịu nhìn mà thôi.
8. Tuyệt đối không động vào những trò cờ bạc may rủi
Người Mỹ có câu: “Nếu muốn hại một ai đó, hãy dẫn hắn ta vào sòng bài”.
Người Việt Nam có bài hát: “Kiếp đỏ đen”.
Có lẽ cũng không cần nói gì thêm nữa.
9. Nếu không làm sao làm cho tài chính khá khẩm hơn được thì cũng cứ vui vẻ đi
Đừng đoạ đầy bản thân mà uất ức về một tình cảnh không thể thay đổi được (mà bạn chắc chắn nó không thay đổi được không?)
Ai cũng lo lắng về tiền nong như ta vậy. Ta buồn phiền vì nghèo hơn ông Xoài; nhưng có lẽ ông Xoài cũng sầu não vì nghèo hơn ông Mít; và ông Mít thì bực bội vì nghèo hơn ông Ổi; biết đâu rằng ông Ổi lại chỉ muốn sống thanh nhàn như ông Xoài.
Chúc các bạn có thể đỡ lo về tiền nong hơn khi áp dụng 10 quy tắc trên!

18 MẸO TIẾT KIỆM TIỀN CHO NGƯỜI HAY “XÕA”

1. Nói không với việc mua đồ xa xỉ không cần thiết chỉ để chứng tỏ là mình sang ngầu.

2. Hạn chế đặt hàng qua mạng, hạn chế nhấn vào quảng cáo. Chúng là những chiếc bẫy tài chính tinh vi, nếu không kiềm chế được bản thân thì rất dễ cháy túi.

3. Tận dụng những phiếu giảm giá, chương trình khuyến mãi, mã săn hàng rẻ, ứng dụng hoàn tiền hóa đơn, vv… Xin được phiếu của người khác thì cứ xin, liêm sỉ gì tầm này.

4. Mua sỉ. Bao giờ cũng vậy, khi mua hàng với số lượng lớn hơn bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi. Mua sỉ rồi dùng dần trong thời gian dài cũng là một loại tiết kiệm, còn dùng không hết đem bán lại với giá thị trường cũng là luyện tư duy kinh doanh.

5. Chú trọng đến những chi phí nhỏ. Gửi xe, mua trà đá cũng phải để ý.

6. Ghi chép rõ ràng các khoản thu chi, kẻo cuối tháng thắc mắc không hiểu mình đã tiêu gì mà tiền đã bay đi đâu hết.

7. Làm gì thì làm, phải cất đi một khoản tiết kiệm đã rồi mới tính chi tiêu khoản còn lại. Chi tiêu gần xong rồi mới đem đi tiết kiệm thì còn nói làm gì.

8. Hạn chế dùng thẻ tín dụng. Cảm giác phải đếm tiền tươi thóc thật khi mua đồ gây cắn rứt lương tâm hơn nhiều.

9. Luôn luôn nên tận dụng các đợt giảm giá lớn trong năm, đặc biệt là các loại hàng gia dụng.

10. Luôn tự hỏi 4 câu sau: Tôi MUỐN nó hay CẦN nó? Tôi có SỬ DỤNG nó không? Tôi có sử dụng nó THƯỜNG XUYÊN không? Nó có ĐÁNG THỜI GIAN của tôi không?

11. Có nhiều đồ chưa chắc đã hay. Đồ tốt hay không mới là quan trọng. Trân trọng thứ đang có tốt hơn là cứ bưng về đồ mới.

12. Mỗi tuần bạn nên đặt ra một khoản chi cố định cho tuần đó. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế vung tay quá trán.

13. Có rất nhiều thứ “trông hay hay dễ thương” nhưng vô dụng, nghịch một lúc là chán. Nên tem tém việc mua mấy thứ này lại.

14. Lên danh sách đồ cần mua trước khi đi siêu thị, tránh việc bị “hấp dẫn” bởi hàng loạt hàng hóa trên kệ. Đặc biệt nên cố gắng đừng lượn qua lượn lại khu vực đồ ăn vặt.

15. Tiết kiệm có mục đích thì bao giờ cũng có động lực hơn. Hãy lập ra những cột mốc và mục tiêu tiết kiệm, chẳng hạn 25 triệu trong 1 năm để mua xe máy.

16. Rút phích điện các đồ gia dụng như tivi, laptop, điều hòa… khi không sử dụng. Vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường.

17. Ăn sáng tại nhà, mang cơm nhà vào buổi trưa, chuyển các buổi tụ tập bạn bè từ ăn hàng sang chảnh thành cà phê cà pháo, sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.

18. Nếu túi đã “hẻo” thì cứ thẳng thắn nói với người yêu tạm thời bớt bớt hẹn hò sang chảnh một tí. Nếu đã thật lòng với nhau, thì thời đại bình đẳng cưa đôi là chân lý cũng tốt.

Ngay từ bây giờ các bạn nên để ý và kiểm soát việc chi tiêu hàng ngày và chú ý tiết kiệm nhé. Chẳng ai muốn mỗi cuối tháng lại chết đói, đúng không?

NGHỆ THUẬT BÁN ĐỒNG HỒ CỦA NGƯỜI THỤY SĨ

1. Seiko – Ông hoàng công nghệ bị truất ngôi

Vào những năm 1970, Seiko trở thành thương hiệu đồng hồ số 1 thế giới nhờ vào công nghệ quartz tiên phong. Chễm chệ trên ngôi vương của mình, Seiko tung ra một slogan "bất hủ" ngay tại trung tâm thương mại thế giới – New York để khẳng định vị thế: "Đồng hồ tương lai sẽ được sản xuất như thế này".

Các mẫu quảng cáo nhấn mạnh Seiko và danh hiệu "ông hoàng công nghệ quartz" liên tục được tung ra. Nhưng đằng sau đó cũng là một số phận đã được vạch sẵn: Seiko sẽ làm gì nếu tất cả đồng hồ trên thế giới đều có công nghệ quartz?

Và Seiko đã tìm ra câu trả lời "cay đắng" không lâu sau đó. Vào giữa thập niên 80, tức là chưa tới 10 năm kể từ ngày Seiko trở thành số 1. Một làn sóng "cách mạng" bùng nổ khắp thế giới không chỉ truất ngôi Seiko mà còn làm cho thương hiệu Nhật Bản này cảm thấy "ân hận" về chính câu slogan tự cao khi xưa.

Dẫn đầu bởi Thụy Sĩ, hàng loạt nhãn hiệu đồng hồ từ bình dân đến cao cấp trên khắp thế giới đồng loạt tạo ra cuộc "cách mạng thời trang" vào thập kỷ 80 và 90. Các nhãn hiệu như Swatch, Fossil và Guess còn tiên phong hơn khi tạo ra một ngành hàng của riêng mình: Đồng hồ thời trang.
Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" đột nhiên không còn đúng nữa đối với đồng hồ. Công nghệ Quartz đã trở nên quá thông dụng, hay nói "ác" hơn nữa là "quá tầm thường".

Phong trào "tủ đựng đồng hồ" xuất hiện như là một minh chứng cho sự giàu có của giới doanh nhân và những người nổi tiếng.

2. Chiến lược Marketing: Công cụ đếm giờ hay Tuyên ngôn thời trang?
Cuộc lật đổ ngôi vương của Seiko không chỉ viết nên định nghĩa mới về đồng hồ, nó còn nâng cấp chức năng của đồng hồ thành "phụ kiện thời trang", một bước đi ngoài sức tưởng tượng của người Nhật sau khi họ tưởng rằng đã nắm chắc ngôi vị số 1 với công nghệ quartz tân tiến của mình.

Đồng hồ nhanh chóng trở thành một "tuyên ngôn thời trang" có kèm chức năng coi giờ. Sự thay đối này đã khiến tất cả nhãn hiệu đồng hồ đang hoạt động phải "đốt bỏ" tất cả kế hoạch marketing và làm lại thương hiệu của mình từ con số không. Không những thế, những gã khổng lồ trong lĩnh vực thời trang cũng nhanh chóng nhảy vào thị trường để chiếm được một miếng bánh chưa ai thống lĩnh.

Dần dần các thương hiệu đồng hồ thời trang bắt đầu xuất hiện ở cả phân khúc bình dân, trung cấp và cả cao cấp, đem đến hàng trăm sự lựa chọn cho khách hàng.

Nhưng nổi bật hơn hết trong cuộc cách mạng này là Swatch. Dù Gucci và Anne Klein cũng đã bắt đầu hợp tác và cho ra một số mẫu đồng hồ từ những năm 70. Nhưng mãi đến khi Swatch vào cuộc, định nghĩa "đồng hồ thời trang" mới bắt đầu bùng nổ.

Khởi đầu bằng những mẫu đồng hồ vỏ nhựa với giá dưới 35 USD, Swatch tự định vị mình là một món trang sức đeo tay dành cho các đối tượng đam mê thời trang. Trên thực tế, trong phần lịch sử 10 năm đầu thành lập của Swatch có giải thích, chữ "S" ở đầu tên công ty đến từ chữ "Second", đồng nghĩa với việc Swatch tự nhận mình là một đồng hồ "thứ hai" của mọi người, một sản phẩm với giá thành phải chăng đến mức người dùng có thể mua nhiều chiếc cho nhiều sự kiện khác nhau.

"Một chiếc Swatch cho mỗi mùa, đừng là một chiếc đồng hồ cho 4 mùa" hay "Thời trang tik tok" là những câu slogan nổi tiếng của Swatch trong thời kỳ này. "Chúng tôi muốn định vị Swatch là một phụ kiện thời trang," Max Imgrüth, người đàn ông đã đẩy tên tuổi Swatch lên hàng đầu tại thị trường Mỹ trả lời với tờ Los Angeles Times vào năm 1986. "Chúng tôi bán cả một phong cách sống chứ không đơn thuần chỉ là công cụ xem giờ."

3. Swatch – Dẫn đầu vì khác biệt

Được thành lập vào năm 1983, Swatch tập trung vào các khách hàng trẻ và có đam mê về thời trang. Những mẫu đồng hồ Swatch có thể dễ dàng được nhận ra giữa đám đông bởi màu sắc sống động và thiết kế trẻ trung.
Đối với Swatch, cả mặt và dây đồng hồ đều là những khoảng trống cho các nhà thiết kế mặc sức sáng tạo. Không có bất kì quy luật nào được đặt ra khi thiết kế. Không những thế, Swatch còn hợp tác với nhiều nghệ sĩ đương đại để tung ra các bộ sưu tập có giới hạn được giới sưu tập săn đón.

Một số bộ siêu tập khác còn phá vỡ mọi tiền lệ của ngành, như bộ "One More Time" của Alfred Hofkunst vào 1991. Ba chiếc đồng hồ Swatch có thiết kế dựa trên… một quả ớt, một củ dưa leo, và thịt xông khói với trứng. Những chiếc đồng hồ này được phân phối tới những chuỗi nhà hàng cao cấp và được bán hết sạch chỉ trong vòng 3 giờ.

Không dừng lại tại đó, chiến thuật marketing Swatch cũng "sốc" không kém gì thiết kế. Swatch đánh vào những sự kiện thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, tài trợ cho sự kiện đó và trực tiếp sử dụng các hình ảnh của sự kiện để đưa vào thiết kế. Chẳng hạn như cuộc thi World Breakdance Championship tại New York.

Chiến thuật kinh doanh đó đã đem về cho hãng đồng hồ Thụy Sĩ nhiều thành công vang dội. "Hội những người sưu tập Swatch" được thành lập và nhanh chóng có hơn 75.000 thành viên chỉ sau 2 năm.
Những mẫu Swatch lần đầu xuất ngoại tại các cửa hàng tại Mỹ và doanh số lập tức "bùng nổ". Tính đến tháng 4 năm 1992, Swatch đã sản xuất đến chiếc đồng hồ thứ 100 triệu, giữ vững vị thế là một thế lực đáng gờm trong ngành đồng hồ.

ĐIỀU GÌ LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI 9 TỶ PHÚ TỰ THÂN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI?

Những tỷ phú tự thân hầu hết là những người rất chịu khó đọc sách. Từ đó, họ không chỉ gặt hái được nhiều kiến thức, kĩ năng về đầu tư, làm kinh doanh, cách sử dụng tiền, quản lí nhân sự, mà còn cả những kinh nghiệm sống và cách sống cân bằng, lành mạnh. Dưới đây là những chia sẻ từ một số tỷ phú tự thân về những cuốn sách đã giúp ích nhiều cho họ.
1. Steve Jobs
Steve Jobs, người đồng sáng lập Apple, là một trong những doanh nhân Mỹ được hoan nghênh nhiều nhất trong thời đại của chúng ta. Dù đã qua đời năm 2011, ông từng chia sẻ rất nhiều về đam mê đọc sách và những cuốn sách có ảnh hưởng tới ông.
Trong đó, cuốn sách về thiền định và suy tưởng Be Here Now của Ram Dass có ảnh hưởng vô cùng đặc biệt. Cuốn sách đã giúp Jobs rèn luyện bản lĩnh tinh thần để có được nhiều thành công trong cuộc sống. Ông từng chia sẻ: “Cuốn sách rất sâu sắc. Nó đã thay đổi tôi và nhiều người bạn của tôi”.
2. Warren Buffett
Tỷ phú Warren Buffett là một doanh nhân tài giỏi và chính cuốn The Intelligent Investor của Benjamin Graham đã thực sự thay đổi cuộc đời ông. Phát biểu trong một sự kiện tại Đại học Columbia, ông nói: “Tôi biết những gì mọi người nghĩ [về đầu tư] và tất cả những điều đó rất non nớt. Còn điều Graham viết ra mới thực sự có ý nghĩa”.
Tình cờ có được cuốn sách tại một hiệu sách ở Lincoln, Nebraska vào lúc 19 tuổi, triết lý đầu tư giá trị của Graham đã giúp Buffet thành công. Sau đó, phương pháp mua cổ phiếu khi chúng bị định giá thấp và giữ chúng trong một thời gian dài đã trở thành một trong những chiến lược kiếm tiền mang thương hiệu của Buffett.
3. Mark Zuckerberg
Đối với người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, cuốn World Order của Henry Kissinger có ảnh hưởng đáng kể trong cách anh làm kinh doanh, trải nghiệm cuộc sống và thậm chí là nuôi dạy con cái.
Zuckerberg từng viết: “Cuốn sách viết về quan hệ đối ngoại và cách chúng ta có thể xây dựng các mối quan hệ hòa bình trên toàn thế giới. Đây là điều quan trọng để tạo ra thế giới mà tất cả chúng ta muốn để lại cho con cái của chúng ta”.
4. Steve Ballmer
Trong một phiên hỏi đáp với tờ New York Times, Steve Ballmer, giám đốc điều hành Microsoft đã chia sẻ rằng chính cuốn Built to Last của Jim Collins đã thay đổi cách ông nhìn nhận về quản lý và lãnh đạo. Ông nói: “Nếu bạn thực sự muốn có được những nhân sự tốt nhất, bạn phải thực sự lắng nghe họ và để họ cảm nhận rằng họ thực sự được lắng nghe”.
5. Bill Gates
Cuốn Factfulness của Hans Rosling không phải là cuốn sách ưa thích nhất của Bill Gates, nhưng đây là một trong những cuốn sách quan trọng nhất mà ông từng đọc.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Time, Gates cho biết: “Cuốn sách này giải thích rõ ràng hơn hầu hết cuốn khác tôi từng đọc. Những lời khuyên [của Rosling] là những hướng dẫn rõ ràng giúp chúng ta vượt qua những thành kiến ban đầu và nhìn nhận thế giới thực tế hơn. Đây là một trong những cuốn sách mang tính giáo dục nhất mà tôi từng đọc và tôi nghĩ mọi người đều có thể gặt hái được nhiều điều từ những hiểu biết sâu sắc của Hans”.
6. Jeff Bezos
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos nói rằng ông học được nhiều điều từ những cuốn tiểu thuyết về đời sống thực tế hơn là từ những cuốn sách hư cấu. Với Bezos, cuốn The Remains of the Day của Kazuo Ishiguro là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng nhất với ông. Cuốn sách đã giúp ông hiểu được giá trị của cuộc sống và không muốn để lại nhiều điều phải hối tiếc.
7. Oprah Winfrey
Sau sự ra đời của câu lạc bộ sách vào năm 1996, Oprah Winfrey trở nên nổi tiếng với hình ảnh một người ủng hộ việc đọc sách và là người yêu sách. Trong số những cuốn bà đọc, có một cuốn sách đặc biệt ảnh hưởng đến sự nghiệp của bà rất nhiều. Đó là cuốn The Seat of the Soul của Gary Zukav.
Trong bài phát biểu tại Skidmore College, Winfrey đã giải thích rằng: “Trong cuốn sách này, tác giả đã nói về cách mọi hành động sẽ kéo theo chuỗi hành động phản ứng lại – điều mọi người đều biết là định luật thứ ba của chuyển động trong vật lý. Tuy nhiên, tác giả còn đề cập sâu hơn về ý định trong lòng mỗi người là điểm xuất của những hành động, diễn biến sau đó. Nội dung này đã gây ấn tượng với tôi rằng ý định dẫn đến những suy nghĩ và hành động, và kết quả của những trải nghiệm bạn có được quyết định bởi ý định ban đầu đó”.
8. Sheryl Sandberg
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, COO của Facebook Sheryl Sandberg đã đánh giá cao cuốn Conscious Business: How to Build Value Through Values của Fred Kofman.
Sandberg cho rằng: “Cuốn sách này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp và cuộc sống của tôi. Tôi nghĩ về những bài học của Kofman hầu như mỗi ngày, tầm quan trọng của sự kết nối thực sự, sự gắn kết hoàn hảo hay việc trở thành một người chủ động chứ không phải là nạn nhân và dám chịu trách nhiệm trong cuộc sống. Tôi đã tặng cuốn sách này cho rất nhiều cộng sự và tôi thấy rằng nó truyền cảm hứng cho mọi người, giúp họ nhận thức rõ hơn về hành động và ảnh hưởng của họ đối với người khác”.
9. Elon Musk
Có rất nhiều cuốn sách mà tỷ phú tự thân Elon Musk, người đồng sáng lập Tesla, yêu thích. Nhưng cuốn The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy của Douglas Adams có một dấu ấn đặc biệt sâu sắc. Musk cho biết: “Tôi đã đọc nhiều cuốn sách để tìm ra ý nghĩa của cuộc sống và định nghĩa được nó. Sau đó tôi đã đọc The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy. Nội dung cuốn sách rất tích cực và nó cho thấy nhiều khi việc đưa ra câu hỏi khó hơn nhiều so với việc đưa ra câu trả lời. Và nếu bạn có thể diễn đạt đúng câu hỏi, thì câu trả lời sẽ dễ dàng có được”.

Qua Cơn Mê, Một Mai Giã Từ Vũ Khí


TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA MÌNH LÀ BẢN LĨNH CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

Nếu không đủ năng lực để tự kiểm soát cảm xúc, bạn chỉ có thể trở thành kẻ bị kiểm soát bởi cảm xúc của người khác.

1. Cảm xúc truyền nhiễm như một loại virus

Có câu chuyện kể rằng:

Trong một cuộc chiến, khi hai quân gặp mặt giữa đồng hoang, đao thương máu lạnh, sát phạt quyết đoán, ai cũng kịch liệt tranh đấu vì mạng sống và danh dự của mình. Đột nhiên, có một nhóm hòa thượng đi qua. Họ đi dọc theo con đường mòn, băng thẳng qua cánh đồng đang xảy ra kịch chiến mà không hề nao núng.

Thần thái tự nhiên, bước chân vững vàng, tựa như trước mắt vẫn là một khung cảnh hòa bình hiếm có chứ không phải chiến trường tàn khốc.

Thế nhưng, điều khác thường đã xảy ra. Không một quân lính nào của cả hai phe địch - ta tấn công hay làm bị thương nhóm hòa thượng đó.

Một người lính nhận ra: “Nhìn từng hòa thượng bình thản đi qua trước mắt, bỗng dưng, không ai còn muốn chiến đấu nữa. Sự bình yên đã thay thế cho lòng căm thù trong thoáng chốc”.

Có thể thấy rằng, cảm xúc có tính “truyền nhiễm” giống như một loại virus vậy. Đặt bản thân vào trong một nhóm người, bạn rất nhanh trở thành đối tượng lây lan và bị lây lan cảm xúc, cả tiêu cực lẫn tích cực. Nguyên do chủ yếu có lẽ nằm trong quá trình tiến hóa và tập tục sống theo bầy đàn của loài người từ xưa đến nay.

Chúng ta luôn tồn tại và phát triển theo nhóm. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng nắm bắt trạng thái cảm xúc của nhau.

Trên thực tế, trong bất cứ khía cạnh cuộc sống nào, từ sinh hoạt, học tập cho tới xã giao, sự nghiệp, chúng ta vẫn thường xuyên xuất hiện hiện tượng “truyền nhiễm” cảm xúc như vậy.

Chẳng hạn như, nếu bạn nhìn thấy sự sợ hãi trên mặt người đối diện, bạn sẽ nhanh chóng đề phòng xung quanh, vì cảm xúc sợ hãi của chính bạn đã được kích hoạt ngay khi nhìn thấy thái độ đối phương.

Hoặc khi lắng nghe một bài diễn thuyết truyền cảm hứng, diễn giả càng nói càng hăng, người nghe cũng dần dần tiếp nhận phần nào sự kích động ấy.

Trên thực tế, chúng ta liên tục gửi và nhận thông điệp cảm xúc bằng nhiều phương tiện, như cách nhấn câu, biểu hiện gương mặt, tư thế và hành vi mà đôi khi không để ý.

2. Không tự kiểm soát, bạn sẽ trở thành người bị kiểm soát

Trong cuộc sống, cảm xúc cũng có những giá trị nhất định, cảm xúc tích cực giúp bạn xoa dịu sự sợ hãi, ngờ vực, là động lực cho bạn phát triển, đẩy lùi những khó khăn, tạo dựng niềm tin trong cuộc sống. Nhưng không làm chủ được cảm xúc bản thân cũng là tác nhân gây ra không ít trở ngại cho bạn.

Cảm xúc có thể đánh lạc hướng chú ý của bạn khỏi những vấn đề chính yếu, đó là con dao 2 lưỡi có khả năng giết chết nhanh chóng một mối quan hệ bạn dày công xây dựng trong một thời gian dài hoặc làm xấu đi hình ảnh của bản thân. Bất cứ ai trong số chúng ta nếu không rèn luyện được kỹ năng làm chủ cảm xúc, con người dễ đối mặt nhiều hơn với những thất bại.

Những trạng thái giận dữ, ganh ghét, kiêu ngạo, ích kỷ, tham lam, lo âu, sợ hãi, ngu muội… rất dễ bị kích động và lợi dụng. Từ đó, họ sẽ trở thành người “bị kiểm soát” dễ mất bình tĩnh, nói và làm một cách không suy nghĩ, gây sai lầm về sau.

Nhà triết gia người Pháp nổi tiếng Voltaire từng nói: "Điều khiến bạn khó chịu nhất không phải ngọn núi cao nơi phương xa, mà là hạt cát nhỏ bé lọt trong giày".

Nếu các tín hiệu cảm xúc trong cuộc sống của chúng ta được gửi và nhận không phù hợp, chúng cũng giống như những hạt cát lọt trong giày, mỗi ngày đều cọ vào chân, vô cùng khó chịu mà không bỏ đi được.

Trong tác phẩm điện ảnh “Bố già”, có một câu thoại kinh điển như sau: “Vĩnh viễn đừng cho người khác biết suy nghĩ của mình”.

Một người đến cảm xúc của mình cũng không thể khống chế, cho dù tài năng tới đâu cũng khó có thể làm nên đại sự. Chỉ những người có tính cách bình tĩnh, dù gặp chuyện, họ vẫn biết kiểm soát cảm xúc của mình và đợi thời cơ để có thể thực hiện những tính toán có kế hoạch trước đó.

Do đó, những người thành công đều phải có một loại năng lực, một loại bản lĩnh tên là: kiểm soát cảm xúc ổn định.

3. Bắt đầu kiểm soát cảm xúc bằng cách phân loại tín hiệu

Nếu có thể nhận ra những tín hiệu cảm xúc không thích hợp, chúng ta mới có thể huy động năng lực lý trí, coi cảm xúc đó như một đối tượng cần giải quyết, tìm ra phương pháp xử lý thích hợp để làm giảm tác động tiêu cực kịp thời.

Khi Abraham Lincoln làm Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Lục quân đã từng kêu ca với ông vì bị một thiếu tướng buông lời vũ nhục. Abraham Lincoln đã bảo ông: “Hãy viết một bức thư đáp trả gã ta, nhưng trước khi gửi, cứ đưa cho tôi đọc trước đã.”

Vị Bộ trưởng ngay lập tức làm theo. Thế nhưng, khi lá thư tới tay, Abraham Lincoln không đọc mà thẳng tay ném nó vào lò sưởi. Lá thư bị đốt thành tro trong chớp mắt trong ánh mắt kinh ngạc của đối phương.

Khi bị chất vấn, Tổng thống Lincoln khi đó chỉ cười và giải thích:

“Mỗi khi tức giận, tôi đều làm như vậy, viết hết những điều muốn mắng chửi ra, sau đó cho chúng vào lửa thiêu, sự bực tức cũng tự giác tiêu tán. Viết thư cốt để cho mình hả giận, nếu còn gửi cho đối phương và đối phương tiếp tục đáp trả, chẳng phải sẽ tự rước thêm bực tức vào người hay sao? Nếu ngài còn cảm thấy khó chịu thì viết tiếp vài lá nữa cho tới khi thoải mái mới thôi”.

Muốn thành công phải tập thói quen khống chế, làm chủ các cảm xúc tiêu cực của mình và chuyển hóa chúng thành các cảm xúc tích cực. Con người chỉ vui khi chính họ quyết định để tâm trí mình vui vẻ, như cách mà Abraham Lincoln đã từng nói.

7 TRÍ TUỆ KINH DOANH VỚI 38 TƯ DUY KIẾM TIỀN CỦA NGƯỜI DO THÁI

👉Trí tuệ 1: thế giới là thị trường, kiếm tiền là tín ngưỡng

1. Sự tàn khốc của thương trường, là môn học đầu tiên mà bất cứ ai có khát vọng làm giàu đều phải tiếp nhận, không muốn tiếp nhận thực tế tàn khốc này, tốt nhất đừng nghĩ tới thành công.

2. Vì mục tiêu kiếm tiền và phát tài, dù có nghèo tới đâu, cũng hãy đứng giữa những người giàu.

3. Kiểm soát tốt cảm xúc, đặc biệt phải cự tuyệt sự tức giận, tịnh tâm lắng nghe tiếng gọi của tiền tài.

4. Thời gian cũng là một loại sản phẩm, có thể biến tiền "từ không thành có".

5. Ở nơi thương trường, chiếm lợi thế tâm lý, giỏi đánh vào lòng người là cái vốn lớn nhất.

👉Trí tuệ 2: chú trọng vào tư duy mang tính chiến lược, đừng chấp ngộ với thủ đoạn

6. Làm ăn kinh doanh, nếu chỉ có khôn lỏi, sẽ chỉ kiếm được chút tiền, biến khôn lỏi thành trí tuệ mới có thể kiếm được nhiều nhiều tiền.

7. Biết tính tiền mới biết kiếm tiền.

8. Tận dụng tốt tư duy ngược, sử dụng một cách thông minh các quy tắc trò chơi kinh doanh khác nhau, thay vì bất lực trước các quy tắc.

9. Trong nguy cơ có cơ hội, khủng hoảng trong kinh doanh thường có thể là cơ hội kinh doanh có lợi nhuận.

10. Trí tuệ là "bồn tụ bảo" của các doanh nhân, chỉ có những suy nghĩ trí tuệ mới có thể biến "vật phẩm" thành "hàng hóa".

👉Trí tuệ 3: trước khi làm kinh doanh hãy làm người, làm người phải có trí tuệ hạng nhất

11. Làm ăn kinh doanh bắt đầu từ quảng bá bản thân, xây dựng một thương hiệu cá nhân hoàn hảo, tiền, tự nhiên không khó kiếm.

12. Dựa vào nguyên tắc làm người để làm ăn kinh doanh, tuyệt đối sẽ không bao giờ xảy ra sai lầm.

13. Làm người mà không có nhẫn nại, làm ăn kinh doanh rất khó để kiếm được nhiều tiền.

14. Kẻ tham lam, nhất định có chỗ sơ hở.

15. Đối đãi với khách hàng, phải dịu dàng như đối xử với phụ nữ.

16. Thành công lớn trên thương trường là nhờ tính cách chứ không phải khôn lỏi.

17. Trên thương trường, thất bại lớn nhất chính là không nhận được sự tin tưởng.

👉Trí tuệ 4: mượn lực, chỉ những người không bản lĩnh mới mong dựa vào một mình mình phát tài

18. Tiền của người khác là chiếc chìa khóa sáng chói nhất giúp bạn làm ăn kiếm lời.

19. Giỏi dùng người, mượn cái đầu thông minh của người khác để kiếm tiền.

20. Tiền nếu đã đủ thì ai cũng làm ăn kinh doanh được, quan trọng là phải biết cách dùng ít tiền nhưng vẫn làm ăn được lớn.

21. Buộc mình lại một chỗ với những người theo đuổi lợi ích, bạn cũng sẽ được phân chia lợi ích.

22. Dùng lợi ích giữ chân người khác, bỏ ra trước, có được sau, lúc cần tiêu tiền thì hãy tiêu.

👉Trí tuệ 5: tiền kiếm tiền, hơn nhiều người kiếm tiền

23. Luôn để tiền lưu động, đừng để tiền mốc meo trong ngân hàng.

24. Kiếm "tiền của người giàu" dễ phát tài hơn.

25. Tiền từ phụ nữ, tiền nhờ miệng, là hai loại tiền không bao giờ cạn kiệt.

26. "Người theo đuổi tiền" nhất định không bằng "tiền theo đuổi tiền", muốn làm ăn lớn, muốn kiếm nhiều tiền, mà không hiểu thao tác vốn, vậy thì sẽ rất khó.

27. Nỗ lực phát huy công hiệu và giá trị của mỗi một đồng tiền.

👉Trí tuệ 6: luôn có ý thức về nguy cơ mọi lúc mọi nơi

28. Rèn luyện ý thức về nguy cơ, ngăn chặn một cách chắc chắn những lỗ hổng và nguy cơ có thể xảy ra.

29. Dám mạo hiểm, nguy hiểm cao đồng nghĩa với lợi nhuận cao.

30. Người làm ăn kinh doanh hãy kết bạn với toán học, "biết số" không bao giờ là thiệt.

31. Để tránh bị lừa, một vài công việc hãy bỏ tiền ra thuê người giám sát, số tiền này đáng để tiêu.

32. Dựa vào đầu tư để kiếm tiền, nhất định phải có ý thức ngăn chặn thua lỗ.

33. Làm ăn kinh doanh, đáng sợ nhất là không biết mình sai ở đâu.

👉Trí tuệ 7: làm ăn kinh doanh phải trông thời thế mà làm

34. Thời thế không tốt chưa chắc bạn đã không tốt, thời thế càng không tốt, nhiều khi ngược lại càng dễ kiếm tiền.

35. Xem trọng công việc thu thập tin tức.

36. Theo dõi sự lưu động của thời thế mọi lúc, ngắm chuẩn xu hướng tương lai.

37. Kẻ ra tay trước là kẻ mạnh.

38. Cố gắng nhìn trước vài bước để tránh mất tiền.

UPSELLING - NGHỆ THUẬT "DỤ DỖ" KHÁCH HÀNG KHÔNG THỂ BỎ QUÊN

1. Upselling là gì?

Upselling hiểu ngắn gọn là kỹ thuật mà người bán "dụ dỗ" người mua lựa chọn những sản phẩm/ dịch vụ với giá cao hơn hoặc nhiều sản phẩm/ dịch vụ hơn dự tính.
Là một trong những kỹ thuật thường gặp nhất trong kinh doanh, upselling lợi dụng động lực mua sắm của khách hàng để chống lại họ, đẩy thượng đế đi xa hơn ngưỡng ngân sách mà họ đã định ra trong đầu.
Trong những trường hợp áp dụng thành công, upselling thường đem lại hơn 30% lợi nhuận mà không hề gây cảm giác khó chịu cho khách hàng.
Một yếu tố "thần kỳ" nữa là chi phí upsell những khách hàng hiện tại chỉ bằng 10% đến 20% so với chi phí thu hút khách hàng mới, biến đây trở thành một trong những kỹ thuật "moi túi" khách hàng ưa thích nhất của giới kinh doanh.

Và sau đây sẽ là cách mà mọi người đang "bị upsell" hằng ngày.

"Anh/ chị có muốn thêm khoai tây chiên không?"

Nếu đã từng bước chân vào McDonald’s hay những chuỗi thức ăn nhanh tương tự, ngay sau khi khách hàng gọi món, nhân viên thường ngay lập tức hỏi thêm "Anh/ chị có muốn thêm khoai tây chiên không?".
Cũng như khoai tây chiên "gắn liền" với đồ ăn nhanh, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất của upselling đó là phải gắn liền với lựa chọn đầu tiên của khách hàng.

Và nhân viên McDonald’s còn đưa kỹ thuật upselling của họ lên một tầm cao mới bằng cách "gợi ý" tăng kích thước phần khoai tây chiên đã mua và đồng thời hỏi khách hàng nếu họ muốn dùng thêm nước không. Chỉ tính riêng năm 2014, những câu nói quá đơn giản kia đã đem về cho tập đoàn McDonald’s hơn 28 triệu USD doanh thu.

"Gắn liền" là yếu tố tiên quyết để thực hiện Upsell thành công, khách hàng không chỉ sẵn lòng trả thêm tiền mà còn cảm thấy rằng mình đang được chăm sóc tận tình nếu như người bán thực hiện upsell một cách "tinh tế".
Khiến khách hàng tự muốn trả thêm tiền

Một trong những công ty "dụ dỗ" khách hàng phải tự chi thêm tiền thành công nhất là Salesforce. Với phần mềm quản trị doanh nghiệp nổi tiếng của mình, Salesforce luôn là một sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn đa quốc gia, nhưng sau khi mua bản quyền hệ thống này, những khách hàng sử dụng trong một thời gian dài sẽ vướng phải một "chướng ngại" đó là: Giới hạn lưu trữ.

"Giới hạn" là một trong những kỹ thuật upsell rất thông minh, thường được áp dụng bởi các công ty công nghệ, đặc biệt là phần mềm quản lý hoặc hãng sản xuất trò chơi điện tử. Việc sử dụng sản phẩm có thể hoàn toàn miễn phí, hoặc với một mức giá rất tương xứng với giá tiền, nhưng nếu người dùng muốn sử dụng một cách "chuyên sâu" hơn, thì họ buộc phải chi thêm để gỡ bỏ các giới hạn đó.

Bằng cách này, người bán hoàn toàn không tạo cảm giác "ép" khách hàng phải trả thêm tiền, khách hàng là người tự nhận ra nhu cầu của mình và vui vẻ "móc túi" vì những giá trị mà họ sẽ nhận được

2. Upsell với mức "giá hời"

Dù không định nghĩa được chính xác, nhưng khách hàng sẽ rất nhanh chóng nhận ra rằng mình đang bị "upsell", và câu hỏi đầu tiên mà họ đặt ra sẽ là: Mình sẽ tốn thêm nhiêu tiền?

Vì thế, người bán luôn cố tình tạo cảm giác "giá hời" cho những gói upsell của họ. Với nguyên tắc định giá như sau: Mức giá upsell nên ít hơn 50% số tiền mà khách hàng định bỏ ra. Chẳng hạn như các mẫu Macbook ở trên, khách hàng sẽ ngay lập tức suy ngẫm: "Dù sao thì mình cũng bỏ ra gần 1.300 USD để mua Macbook rồi, tại sao không ráng thêm vài trăm USD để được máy tốt hơn?"

Một số người bán thậm chí "chia đều" giá trị sản phẩm đã được upsell bằng cách cho phép trả góp, chẳng hạn như "Chỉ từ 29 USD/ tháng", hoặc "Trả góp không lãi suất" … khiến khách hàng đứng trước những lời chào mời hấp dẫn này nhanh chóng chấp nhận đầu tư một sản phẩm/ dịch vụ mắc tiền hơn dự tính.

3. Đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán cả giải pháp

Một điều khá thú vị đằng sau mỗi quyết định mua sắm là cho dù sản phẩm/ dịch vụ đó ngay lập tức giải quyết được vấn đề mà người mua mong muốn, đằng sau đó luôn là những vấn đề mới được sinh ra.
- Bạn mua một bánh hamburger? Cảm giác thèm giòn sẽ dần phát sinh từ không gian xung quanh. Bạn sẽ thèm khoai tây chiên.
- Bạn mua một con dao? Qua thời gian nó sẽ bị cùn. Bạn sẽ cần thêm 1 cái mài dao.
- Bạn mua một phần mềm quản lý? Yêu cầu của sếp sẽ ngày càng cao. Bạn sẽ muốn mua thêm các tài liệu và khóa học để làm chủ phần mềm này.
- Bạn mua một chiếc kính đắt tiền? Thật ngu ngốc nếu không bảo quản nó thật tốt. Và bạn sẽ mua thêm một miếng vải lau kính chuyên dụng.
Đối với người bán, họ chắc chắn lường trước được những vấn đề mà các sản phẩm/ dịch vụ của mình có thể tạo ra và cung cấp các giải pháp upsell mà khách hàng không hề nghĩ đến trước quyết định mua.
Và nếu như sản phẩm đó không sinh ra bất kỳ vấn đề cần giải quyết nào, các người bán cũng sẽ đưa ra các "giải pháp" để tăng giá trị tổng đơn hàng như:
"Thường được mua kèm với"
"Sản phẩm liên quan"
"Dịch vụ giao hàng nhanh, gói quà"…

4. Kết luận
Upsell không chỉ giúp người bán gia tăng lợi nhuận mà còn tăng mức độ trung thành của khách hàng.
Khách hàng mua càng nhiều sẽ càng gắn bó với thương hiệu. Upselling luôn được những chuyên gia bán hàng ưu tiên sử dụng nhằm giữ được khách hàng giữa sự cạnh tranh khốc liệt ngày nay, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho công ty nhưng lại ít "làm phiền" các thượng đế nhất.