Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì?

Lá lốt có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Khi biết sử dụng lá lốt đúng cách, liều lượng phù hợp với cơ địa của mỗi người thì lá lốt trở thành vị thuốc rất tốt. Vậy, lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì?

Tìm hiểu về lá lốt

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt…

Dân gian còn lan truyền rằng dùng lá lốt đốt lên còn giảm được triệu chứng đau nhức xương khớp, ra mồ hôi chân tay, mụn nhọt…

Vậy, lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì?

Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì?

Chữa đau xương khớp

Thông thường những người lớn tuổi hay mắc chứng đau lưng, đau xương khớp vào những ngày thời tiết thay đổi. Vì thế, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc nước lá lốt để hỗ trợ giảm nhanh cơn đau hiệu quả.

Trong loại lá này có chứa thành phần benzyl axetat giúp giảm sưng, tiêu viêm nhanh chóng. Duy trì áp dụng 2 lần/ngày liên tục trong vòng 1 tuần đảm bảo đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Cách thực hiện

Bước 1: Cần chuẩn bị từ 5 - 10g lá lốt phơi khô hoặc 15 - 30g lá lốt tươi đem rửa sạch.

Bước 2: Tiếp theo sắc lá lốt cùng 1 lít nước cạn còn ½ lít và uống trong ngày. Người bệnh nên uống khi thuốc còn ấm và uống sau bữa ăn tối.

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Uống nước lá lốt có công dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt ngay tại nhà. Người bệnh có thể lấy 20 gram lá lốt tươi rửa sạch, sau đó sắc cùng 300ml nước còn 100ml. Uống nước này khi còn ấm trước bữa ăn tối.

Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì là vấn đề thắc mắc của nhiều người© Được VTC cung cấp

Điều trị chứng ra nhiều mồ hôi tay chân

Chữa chứng chảy mồ hôi tay và chân là đáp án chính xác cho câu hỏi uống nước lá lốt có tác dụng gì? Hãy thử áp dụng các bước nấu nước lá lốt sau để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn:

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 30 gram lá lốt tươi đem rửa sạch

Bước 2: Tiếp đến cho lá lốt vào 1 lít nước và đun trong khoảng 10 phút. Sau đó dùng liên tục từ 4 – 5 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

Tăng cường sinh lý nam

Nhiều người thắc mắc uống nước lá lốt có tác dụng gì tốt đối với sức khỏe nam giới hay không? Trên thực tế, loại lá này hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới vô cùng hiệu quả.

Người bệnh có thể thay thế việc nấu nước lá lốt bằng cách chế biến thành nhiều món ăn bổ sung vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sinh lý chẳng hạn như món lá lốt xào hến.

Chữa ngộ độc thức ăn cho trẻ nhỏ

Nếu gặp phải trường hợp trẻ nhỏ mắc chứng đau bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường như đại tiện nhiều lần, nôn mửa, bị mất nước,... thì rất có thể bé bị ngộ độc thức ăn. Lúc này các mẹ nên cho bé uống nước lá lốt để hỗ trợ xử lý cơn đau hiệu quả.

Cách thực hiện

Bước 1: Các mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như lá lốt, bạch truật, gram hạt sen, hậu phác, sinh khương, sâm bố chính, rau má, cam thảo, trần bì (mỗi thứ 10 gram)

Bước 2: Tiếp theo cho tất cả những nguyên liệu trên vào ấm và sắc cùng 100ml nước để uống. Mỗi thang uống trong 1 ngày và chia thành 3 lần.

Chữa chứng phù thũng do thận gây ra

Người bệnh gặp trường hợp phù thũng do thận gây ra có thể uống nước lá lốt là các tốt nhất mà hiệu quả lại cao. Chỉ cần chuẩn bị 20 gram lá lốt, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sau đó đem đi rửa sạch và sắc cùng 500ml nước còn lại 150ml uống trong ngày. Người bệnh uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm.

Điều trị cảm cúm

Những người có sức đề kháng yếu thường hay bị cảm nên uống nước lá lốt để mau chóng khỏe lại. Phương pháp này đảm bảo an toàn và hiệu quả ngay tại nhà không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tây trên thị trường.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá lốt

Tuy nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Đối với những người bị đau dạ dày thì đây chính là loại lá nên tránh xa, vì với tính nóng, lá lốt sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm một nguy hiểm hơn.

Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng không đủ chất.

Ăn quá nhiều lá lốt, khoảng trên 100g/ngày có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,...

Hãy cẩn thận trước khi dùng lá lốt để làm liều thuốc của mình.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì?". Hãy sử dụng lá lốt đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

Ngâm tỏi trong rượu trắng có tác dụng gì?

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, dù là món nguội hay món xào, ai cũng có thói quen cho một ít tỏi. Tỏi là một loại gia vị rất tốt, có thể nói gia đình nào cũng phải có. Tỏi tuy cay nhưng ăn tỏi thường xuyên có rất nhiều lợi ích cho cơ thể chúng ta, chẳng hạn như khử trùng, giải độc và làm sạch đường ruột. Giá trị dinh dưỡng chứa trong tỏi cũng rất phong phú, vì vậy mọi người có thể ăn nhiều tỏi vào các ngày trong tuần.

Ngâm tỏi trong rượu trắng có tác dụng gì?© Getty

Trong trường hợp bình thường, mọi người chỉ ăn tỏi như một nguyên liệu bổ sung cho món ăn. Vậy bạn có biết tác dụng của tỏi ngâm rượu trắng không? Ngâm tỏi trong rượu trắng, nhiều người không biết nó có tác dụng gì, thực tế lại giải quyết được rất nhiều phiền toái.

Ngâm tỏi trong rượu trắng có rất nhiều công dụng, chúng ta cùng xem qua cách ngâm tỏi trong rượu trắng.

Trước tiên, Tỏi bóc sạch vỏ, phơi nhẹ qua 1 nắng, sau đó dùng dao cắt đôi hoặc ba tỏi theo kích thước như ý muốn.

Ngâm tỏi trong rượu trắng có tác dụng gì?© Kiến Thức

Xếp tỏi vào trong bình và ngâm theo tỉ lệ 1:2, tức 1kg tỏi tương đương với 2 lít rượu. Sau đó khuấy đều cho tỏi chìm và tinh chất tỏi ngấm vào rượu.

Ngâm tỏi trong rượu trắng có tác dụng gì?© Kiến Thức

Đậy nắp bình thật kín. Trong 1 - 2 tuần đầu, bạn nên thường xuyên kiểm tra và khuấy nhẹ bình rượu tỏi xem đã tan hết bọt khí do tỏi lên chưa. Sau khi đã không còn bọt khí, hãy đậy nắp bình thật kín. Sau 1-2 tháng, thành quả rượu sẽ có màu vàng nhẹ. Nếu ngâm cả củ cần đợi lâu hơn, nếu ngâm tỏi cắt lát thì có thể dùng sau 1 tháng.

Là một loại dược rượu, vì thế rượu tỏi sẽ phát huy dược tính của mình tốt nhất nếu biết cách sử dụng đúng. Cũng giống như thuốc, muốn khỏe cần phải uống đúng liều lượng.

Ngâm tỏi trong rượu trắng có tác dụng gì?© Kiến Thức

Khi sử dụng rượu tỏi, bạn chỉ nên uống tối đa 2 chén nhỏ trong một ngày. Thời gian uống trước khi ăn cơm trưa hoặc tối. Và nhất định phải đợi rượu ngâm đủ thời gian để tinh chất của tỏi thôi ra hết thì rượu mới có tác dụng.

Trong tỏi có chứa allicin, có thể làm loãng máu, giảm cholesterol, rượu ngâm tỏi còn có tác dụng làm giãn nở mạch máu, khiến cho các nút thắt trong mạch máu không thể bám vào thành mạch máu, càng có lợi cho việc vận động thải cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể. Rượu ngâm tỏi nên uống hàng ngày một cách thích hợp, có tác dụng thanh lọc mạch máu.

Ngâm tỏi trong rượu trắng có tác dụng gì?© Kiến Thức

Rượu tỏi khi lên men sẽ sinh ra nhiều axit. Các nhà nghiên cứu cho biết loại axit amin tự nhiên này có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện tiêu hóa của dạ dày được tốt hơn. Ngoài ra nhờ có đặc tính kháng viêm nên tỏi còn giúp ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày, giúp bệnh nhanh được cải thiện. Chưa kể, tỏi còn có tính nóng nên giúp giải trừ các khí lạnh trong bụng hiệu quả. Hỗ trợ cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua hiệu quả.

Tỏi có vị tương đối hăng, nếu ngâm nhiều rượu với tỏi mùi vị sẽ rất lạ, nếu không uống trực tiếp được thì có thể pha loãng với nước, hoặc thêm một lượng nước hoa quả thích hợp và mật ong, để hương vị tốt hơn.