Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023
Du lịch Lục Ngạn mùa cam, bưởi: Tạo điểm nhấn để hút khách
Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023
Bắc Giang: Nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn
Ngày 25/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Hội nghị tọa đàm về năng suất chất lượng.
Tham dự hội nghị có ông Triệu Ngọc Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cùng đại diện các trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Việt – Hàn Bắc Giang, đại diện trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang, đại diện trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghiệp; đại diện trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang; đại diện trường Cao đẳng miền núi Bắc Giang; đại diện Chi cục TCĐLCL tỉnh Bắc Giang, đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục, cùng hơn 200 sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tham dự.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, ông Triệu Ngọc Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang cho biết, năng suất chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đất nước, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc nâng cao năng suất giúp giảm lãng phí, tiết kiệm tài nguyên, giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Vì vậy, việc áp dụng năng suất, chất lượng trong mọi lĩnh vực là nội dung cần được quan tâm, góp phần thúc đẩy mạnh sự phát triển của đất nước.
Cũng theo ông Trung, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch số 408/KH-UBND ngày 29/8/2021 với mục tiêu đến năm 2025 là đào tạo được ít nhất 10 chuyên gia năng suất, chất lượng là cán bộ của các sở, ngành, doanh nghiệp; Trên 500 lượt người của các Sở, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về năng suất, chất lượng nhằm tạo nguồn nhân lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Hình thành ít nhất 01 câu lạc bộ cải tiến năng suất, chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần gắn kết hoạt động nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, thực hành về năng suất với hoạt động sản xuất. kinh doanh của doanh nghiệp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.
Trong thời gian, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai một số nội dung về hoạt động năng suất chất lượng như: tổ chức các lớp tập huấn về năng suất chất lượng; năm 2021 triển khai mô hình điểm áp dụng công cụ 5S tại 10 trường THPT, 02 trường THCS trên địa bàn tỉnh và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh văn bản nhân rộng đối với các trường PTTH, THCS; năm 2023 tiếp tục triển khai mô hình điểm áp dụng công cụ 5S đối với 10 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh; Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản gửi 05 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh tham gia khóa đào tạo trực tuyến về năng suất, chất lượng do Tổng cục TCĐLCL tổ chức vào chiều thứ 6 hằng tuần.
“Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh mong muốn Tổng cục TCĐLCL tạo điều kiện cho sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên toàn quốc nói chung được tham gia các khóa đào tạo kiến thức chuyên về năng suất, chất lượng để phục vụ công việc sau khi ra trường”, ông Trung nhấn mạnh.
Tại hội nghị, ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có bài trình về “Tổng quan về năng suất, chất lượng”, theo ông Hiệp năng suất là thuật ngữ thể hiện sự cải tiến liên tục, là một con đường, cách thức để chúng ta luôn luôn thực hiện.
“Nếu chúng ta coi năng suất như hơi thở chúng ta dùng hàng ngày. Nếu coi năng suất là dòng máu chảy trong tim thì phong cách làm việc, tư duy của chúng ta sẽ trở lên hiệu quả hơn”, ông Hiệp chia sẻ.
Cũng theo ông Hiệp, năng suất phải trở thành một thói quen, tư duy và lăng kính để các bạn nhìn nhận mọi việc, lúc đó mới thực sự hiệu quả. Như hiện nay người lao động, đi học về, không áp dụng thì dần dần thói quen đó cũng mất đi. Do đó, thay vì đào tạo năng suất trong doanh nghiệp, Tổng cục đã đề xuất đào tạo về năng suất trong trường Đại học và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Lý giải về việc tại sao lại đưa chương trình năng suất vào trường Đại học, ông Hà Minh Hiệp cho biết, Tổng cục TCĐLCL đã có 10 năm làm về chương trình năng suất, từ năm 2010 – 2020. Trong 10 năm, Tổng cục đã mang chương trình đào tạo năng suất đến hàng ngàn doanh nghiệp, kết thúc chương trình những người thực hiện đã biên soạn 40 cuốn sách về năng suất, từ nông nghiệp, công nghiệp, y tế, lao động, đổi mới sáng tạo…
Trong khuôn khổ hội nghị, ông Phạm Lê Cường – Phó Chánh Văn phòng TCĐLCL đã có bài trình bày về giải pháp đẩy mạnh phong trào năng suất chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng. Theo đó, trong thời gian qua, Tổng cục đã tuyên truyền năng suất chất lượng qua hoạt động tổ chức Toạ đàm tại 7 trường khu vực miền Bắc, 3 trường khu vực miền Trung, 5 trường khu vực miền Nam với hơn 3500 sinh viên tham dự.
Cũng theo ông Cường, các nội dung hỗ trợ cho CLB Năng suất của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trong năm 2023 – 2024 bao gồm: Cung cấp các chuyên đề cho các nhóm của CLB; Đào tạo Năng suất chất lượng cho GV/SV làm Mentor cho các nhóm; Cung cấp list khóa đào tạo APO (hàng tháng); Thực hành các công cụ năng suất tại trường (5S, layout,…); Hướng dẫn tổ chức thi trong CLB hoặc các CLB.
“Một điểm mới đang triển khai trong chương trình hỗ trợ cho các nhóm của CLB Năng suất là 10 buổi đào tạo phổ biến kiến thức về năng suất thông qua hình thức trực tuyến và do các chuyên gia đến từ Viện Năng suất Việt Nam, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ TCĐLCL, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 chia sẻ đến các giảng viên và sinh viên của các trường”, ông Cường nhấn mạnh.
Cũng tại Hội nghị đã diễn ra phiên đối thoại hứng khởi và đầy sôi nổi giữa các chuyên gia năng suất và các bạn sinh viên.
Hà My – Kim Quý
Gắn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với giải quyết những khó khăn của đất nước
Chiều 25/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình Dấu ấn TECHFEST - WHISE 2023 thuộc chuỗi chương trình Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 2023 (TECHFEST - WHISE 2023). Chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức.
Cùng dự sự kiện có Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương; lãnh đạo các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Với chủ đề “Phát huy tài nguyên đất nước - Nâng tầm Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế”, TECHFEST - WHISE 2023 diễn ra từ ngày 20-25/11 nhằm mang đến cơ hội kết nối nguồn lực tài chính, phát triển thị trường trong nước và quốc tế; chia sẻ kiến thức cho các sáng lập viên, giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế.
TECHFEST - WHISE 2023 thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở với sự tham gia của mạng lưới doanh nghiệp, cộng đồng chuyên gia, doanh nghiệp khởi nghiệp để phát triển sản phẩm từ khai thác tài nguyên bản địa; giải pháp về an ninh lương thực toàn cầu; nền tảng logistics; bảo đảm chuỗi cung ứng khi có thiên tai, dịch bệnh, công nghệ về năng lượng mới đảm bảo phát triển bền vững; từ đó nâng tầm Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung hội nhập quốc tế.
Trong TECHFEST - WHISE 2023 đã diễn ra hoạt động kết nối kinh doanh, đầu tư nhằm mở rộng cơ hội hợp tác với gần 200 dự án/doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia. Cùng với đó là nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: Chung kết Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và gọi vốn đầu tư, Vietnam Innovation Summit 2023 (VIS 2023), Cuộc thi STEM Smartschool Kidkul, Cuộc thi AI Hackathon 2023 KDI & SHTP-IC, Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh năm 2023, Chung kết Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2023, tổng kết các hoạt động kết nối hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo. Hàng nghìn lượt người tham dự hơn 40 sự kiện, hoạt động đã thể hiện rõ sự quyết tâm và tinh thần chung sức thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo từ khối cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội cho tới khối doanh nghiệp, cá nhân với tinh thần không ngừng học hỏi, thay đổi để thích nghi và tiếp tục phát triển…
Phát biểu tại chương trình Dấu ấn TECHFEST - WHISE 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo sẽ tạo dựng giá trị trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Đây là chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển đột phá cho doanh nghiệp và là động lực quan trọng phát triển nhanh, bền vững của các quốc gia, nhất là trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định “Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số và tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”, “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn khẳng định và hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng cho biết, năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, nằm trong nhóm dẫn đầu các nền kinh tế đang phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh đứng trong nhóm 81-90 thuộc nhóm 100 thị trường startup mới nổi của toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp; trên 140 trường đại học, viện nghiên cứu tổ chức hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, kiều bào ta ở nước ngoài đã tích cực tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD đã và đang hình thành, phát triển không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
“Chúng ta phải coi khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới”, Thủ tướng lưu ý.
Điểm lại kết quả phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh kinh tế, địa chính trị trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng cho rằng trong thành tựu đó, có phần đóng góp của hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ, mặc dù đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng do xuất phát điểm chậm hơn nên hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với một số nước trong khu vực và trên thế giới , chưa tương xứng với tiềm năng, trí tuệ, năng lực của con người Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ sẵn sàng lắng nghe và điều chỉnh chính sách tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất, ban hành, thực thi những mô hình thí điểm, đặc thù để thúc đẩy đổi mới sáng tạo nói chung, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng với quan điểm xuyên suốt là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Do đó, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức, hành động phù hợp điều kiện thực tiễn cùng với thể chế, cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội nhằm xây dựng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới.
Theo Thủ tướng, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải được triển khai khoa học, bài bản, có trọng tâm, trọng điểm; trước mắt tập trung vào 4 ưu tiên chính gồm: Công nghệ thông tin, an ninh mạng, dịch vụ kỹ thuật số; công nghệ y tế, giáo dục; công nghệ môi trường và năng lượng; nông nghiệp công nghệ cao.
Cùng với đó, phải phát huy tính chủ động, sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng, nỗ lực đột phá vượt lên; xây dựng văn hóa khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, nhất là cho thế hệ trẻ Việt Nam; xác định khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Để sớm thu hẹp khoảng cách phát triển và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hàng đầu về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần có giải pháp gắn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với tri thức, khoa học công nghệ và đặc thù riêng có của đất nước, con người Việt Nam.
Trong đó, Thủ tướng cho rằng cần tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; gắn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với giải quyết những điểm nghẽn, khó khăn, thách thức của đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là những vấn đề liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, giải quyết các bài toán về cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, phát triển bền vững, tăng cường hiệu quả quản trị quốc gia, nâng cao năng suất, chất lượng lao động… góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đại hội của Đảng đã đề ra.
Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành, địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; có công cụ và chính sách đột phá nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo; khuyến khích những ý tưởng mới, những kế hoạch sáng tạo, những cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám đột phá để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế trên đất nước ta và trên toàn cầu; xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường vốn, nhân lực, khoa học, công nghệ, sản phẩm mới… liên quan đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
Thủ tướng yêu cầu phát triển đồng bộ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, ngành, vùng, các khu công nghệ cao, "vườn ươm sáng tạo" tạo; phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ các bậc học phổ thông và ngay từ những ngày đầu khi thanh niên có ý tưởng lập nghiệp; tăng cường thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó đẩy mạnh các phương thức hợp tác đầu tư phù hợp, hiệu quả trong hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi các nhà khoa học, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam - một đất nước anh hùng và một dân tộc ngàn năm văn hiến; mong muốn cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, tạo nên những điều kỳ diệu, những “kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng được ấm no, hạnh phúc.
* Tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành và Thành phố Hồ Chí Minh đã thăm Triển lãm trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; trao giải Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; đồng thời thực hiện nghi thức Dấu ấn TECHFEST - WHISE 2023.
Thủ tướng: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa đưa Việt Nam phát triển hùng cường
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa mở ra không gian phát triển mới, tạo nên những “kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Chiều 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Chương trình Dấu ấn Techfest 2023 với chủ đề “Phát huy tài nguyên đất nước, nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam hội nhập Quốc tế”. Sự kiện do Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức.
Phát biểu khai mạc chương trình, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định, những năm vừa qua, Hệ sinh thái khởi nghiệp-Đổi mới sáng tạo (HST KN ĐMST) Việt Nam đã và đang có xu hướng phát triển tích cực.
Các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM có những bước cải thiện, tiếp tục tăng trưởng, đưa Việt Nam xếp hạng thứ 58 trên thế giới về chỉ số xếp hạng của bảng xếp hạng các HST KN toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ KH&CN khẳng định, việc phát triển HST KN-ĐMST với mục tiêu cuối cùng là tạo ra môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển các doanh nghiệp KN-ĐMST, tạo ra giá trị vượt trội.
Bộ trưởng tin tưởng rằng, quy mô và hiệu quả hoạt động của HST KN-ĐMST quốc gia của Việt Nam sẽ ngày càng được mở rộng và nâng tầm cao chất lượng hoạt động; thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực trong và ngoài nước; đóng góp ngày càng thiết thực hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước khi tất cả cùng chung tay với tư duy mở, hợp tác đa phương, tương tác nhiều chiều và thực thi đổi mới sáng tạo thực chất và hiệu quả.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, sự kiện được tổ chức tại TP.HCM sẽ có đóng góp tích cực cho phát triển HST KN-ĐMST và tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Theo ông Mãi, TP.HCM xác định KN-ĐMST là động lực tăng trưởng quan trọng nên đã triển khai nhiều giải pháp, như hỗ trợ tiếp cận với nguồn vốn, thị trường, công nghệ và nhân lực chất lượng cao; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.
Từ đó, đã tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp năng động, đưa TP.HCM xếp hạng 114/1.000 thành phố có hệ sinh thái năng động toàn cầu, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về giá trị HST.
Ông Mãi thông tin, TP.HCM chuẩn bị ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, chuẩn bị đề án hình thành Viện công nghệ tiên tiến & ĐMST, Trung tâm cách mạng 4.0, định hình lại chiến lược thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp dựa trên công nghệ và ĐMST.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 98 với các chính sách vượt trội và các nền tảng sẵn có, TP.HCM đang quyết tâm hướng tới mục tiêu trở thành Trung tâm KN-ĐMST năng động bậc nhất ở Đông Nam Á và khu vực; trở thành đô thị sáng tạo ngang tầm khu vực trong 10 năm tới”, ông Mãi khẳng định.
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa cho sự đột phá
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, khởi nghiệp-đổi mới sáng tạo là một xu thế tất yếu, sự lựa chọn mang tính chiến lược; là chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển đột phá cho doanh nghiệp và là động lực quan trọng phát triển nhanh, bền vững của các quốc gia, nhất là trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn khẳng định và hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, hiện nay, Việt Nam có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp; trên 140 trường đại học, viện nghiên cứu tổ chức hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, kiều bào ở nước ngoài đã tích cực tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Trong đó, có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo có trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD đã và đang hình thành, phát triển không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
Điều đó cho thấy, trí tuệ Việt, sức sáng tạo Việt, ý chí người Việt từng bước khẳng định và vươn ra thế giới.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng Hệ sinh thái khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với khu vực và trên thế giới; chưa tương xứng với tiềm năng, trí tuệ, năng lực của con người Việt Nam.
Vì vậy, theo Thủ tướng, để thu hẹp khoảng cách phát triển và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hàng đầu về KN-ĐMST, cần tập trung thực hiện tốt sáu nhiệm vụ cơ bản.
Thứ nhất, tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; có công cụ và chính sách đột phá nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, địa phương, quốc gia.
Thứ ba, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường vốn, nhân lực, khoa học, công nghệ, sản phẩm mới…
Thứ tư, phát triển đồng bộ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, ngành, vùng, các khu công nghệ cao, "vườn ươm sáng tạo", trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm và các viện, trường là chủ thể nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Thứ năm, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo.
Thứ sáu, tăng cường thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ nhiều nguồn khác nhau.
“Thông qua sự kiện này, tôi kêu gọi các nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, dám đối diện với khó khăn, thách thức, không sợ thất bại; có động lực mạnh mẽ, nhiệt huyết, niềm tin và đam mê cháy bỏng, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo, dám khởi nghiệp để tạo nên những điều kỳ diệu, những “kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng được ấm no, hạnh phúc”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2023
Khám phá thế giới
Thế giới thì quả là rộng lớn. Mỗi con người chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé trong đó. Để đi khắp nơi và có nhiều trải nghiệm chúng ta phải chuẩn bị các điều kiện sau:
1. Dòng tài chính dồi dào, có nhiều nguồn thu nhập thụ động
2. Phát triển bản thân mình, khám phá mình
3. Mục đích của chuyến đi là gì?
4. Xác định ý nghĩa của việc giữ gìn sức khỏe cho bản thân
5. Vai trò của bạn tạo ra giá trị gì cho cuộc sống