Đi casting người mẫu, Dianka Zakhidova - bạn gái người nước ngoài của thủ môn Bùi Tiến Dũng lộ số đo hình thể đáng mơ ước. Màn catwalk của Dianka đang gây "sốt" trên mạng xã hội.
Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021
Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021
Bán Đất Kosy N05 - 90m2
Bán lô đất Kosy Bắc Giang trên trục đường cổng chào vào Dự án
Hướng Tây Bắc
diện tích; 90m2
Không vướng hố ga tủ điện
Mặt đường rộng 25m
Rất thuận tiện cho việc kinh doanh
Liên hệ: 0979.766.122 để ép giá nhé
Chờ ngân hàng giảm lãi vay
Lãi suất cho vay còn dư địa giảm thêm nữa khi lợi nhuận ngân hàng cao, chênh lệch lãi suất huy động tăng và sắp tới có những yếu tố hỗ trợ thanh khoản thị trường.
Biên lợi nhuận cao lịch sử
Mới đây, Techcombank công bố lãi suất (LS) cơ sở cho vay giảm nhẹ khoảng 0,05 -0,1%/năm. Cụ thể LS cho vay ngắn hạn tiền đồng cố định từ 4,92 - 6,78%/năm, còn thả nổi từ 4,92 - 7,45%/năm; LS trung hạn và dài hạn từ 7,73 - 8,23%/năm. Mức giảm nhỏ giọt không đủ kéo chênh lệch giữa LS đầu vào và đầu ra. LS huy động tiền đồng của nhà băng này, các kỳ hạn dưới 12 tháng đang khá thấp, từ 0,03 - 4,9%/năm, còn các kỳ hạn trên 12 tháng từ 4,2 - 5,1%/năm.
Một yếu tố khác theo đánh giá của VCBS sẽ hỗ trợ cho việc giảm LS cho vay đó là NH Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ các khách hàng có doanh thu, thu nhập giảm do tác động của dịch bệnh Covid-19. Theo Thông tư 03, NH Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ ngày 23.1.2020 đến hết năm 2021. Đối với việc phân loại nợ, số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại. Tuy nhiên, NH sẽ phải bắt đầu trích lập dự phòng căn cứ vào bản chất của các khoản nợ đó. Quy định này sẽ hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như hỗ trợ các NH thương mại giảm áp lực trích lập, từ đó có thể hỗ trợ giảm lãi vay.
Trong khi đó, LS cho vay đối với doanh nghiệp (DN) hiện nay dù đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây nhưng mức giảm vẫn chưa theo kịp LS huy động. Cụ thể một số lĩnh vực ưu tiên, DN vay ngắn hạn với mức lãi quanh 4,5%/năm; còn vay ngắn hạn phổ biến từ 5 - 6%/năm; vay trung dài hạn từ 7 -8%/năm. Đối với những khoản vay cũ từ những năm trước, LS vay không thấp hơn 10%/năm.
Theo thống kê của Công ty CP chứng khoán SSI, trong năm 2020, LS cho vay đã giảm từ 1 - 1,5%/năm, thấp hơn mức giảm của LS tiền gửi từ 2 - 2,5%/năm. Nhờ vậy, biên lãi ròng (NIM) của hầu hết các NH đã tăng rất mạnh trong nửa cuối năm 2020 và hiện ở mức cao lịch sử khoảng 4%.
Điều này thể hiện khá rõ trong kết quả kinh doanh quý 1 của các nhà băng. Đơn cử Vietcombank ước đạt 7.000 tỉ đồng, cao hơn 34% cùng kỳ năm ngoái và bằng 28% kế hoạch cả năm; ACB ước đạt 3.105 tỉ đồng, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái; MB gần 4.600 tỉ đồng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ và đạt tới 43% kết quả của năm 2020; MSB ước đạt khoảng 1.200 tỉ đồng, cao gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái... Một số lãnh đạo NH thương mại cổ phần tiết lộ phải tìm chỗ “giấu” bớt lợi nhuận bởi công khai… sợ phản cảm.
Còn dư địa giảm lãi vay
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của ngành NH có thể thấy, dư địa giảm LS vẫn còn khá lớn.
Ông Lê Đạt Chí, Phó khoa Tài chính Trường đại học Kinh tế TP.HCM, cho rằng NH còn có thể giảm thêm LS cho vay để hỗ trợ các DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các yếu tố hỗ trợ họ khá nhiều. Cụ thể, trong năm 2020, NH Nhà nước đã sửa đổi quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 40% được kéo dài thêm 1 năm nữa. Điều này góp phần làm chi phí cho vay của các nhà băng không tăng. Với LS huy động ngắn hạn tiền đồng của các NH đều ở mức rất thấp mà cho vay trung dài hạn cao hơn nhiều, NH thu một khoản lợi lớn. Riêng câu chuyện chi phí vốn cao mà các NH vẫn hay đưa ra mỗi khi dư luận lên tiếng về việc giảm lãi vay cho nền kinh tế, theo ông Lê Đạt Chí, đến nay không còn nữa. Bởi hơn 1 năm qua đủ thời gian cho các nhà băng có thể điều chỉnh chi phí vốn về mức thấp.
Việc giảm LS cho vay không chỉ giảm chi phí vốn mà còn giúp các DN tích lũy, tăng vốn chủ sở hữu, tránh bớt phụ thuộc vào vay nợ NH, tăng cường năng lực tài chính để chống chọi trước những cú sốc bên ngoài, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 như hiện nay. "Tỷ lệ nợ tư nhân ở mức cao, các DN vay nợ và trả lãi cao nên không còn tích lũy tăng vốn chủ sở hữu lên do đó cứ phải quay vòng phụ thuộc vào vay nợ NH. Với một nền kinh tế có tỷ lệ nợ tư nhân cao, dễ bị những cú sốc từ bên ngoài. Đặc biệt trong giai đoạn này, biến động trong đại dịch Covid-19 rất mong manh, DN dễ bị tác động. Hiện lạm phát ở mức thấp nên LS thực dương đang ở mức 2%, là khá cao. Nhiều nước có chính sách đưa LS thực dương xuống thấp, DN vay trả ít lãi hơn để còn tăng tích lũy, chúng ta có thể tham khảo, tính toán”, ông Chí nói.
Báo cáo phân tích của Công ty TNHH chứng khoán NH TMCP Ngoại thương VN (VCBS) mới đây cũng khẳng định: Vẫn còn dư địa để giảm LS huy động và cho vay trong điều kiện kiểm soát được lạm phát. Hiện lạm phát ghi nhận nhiều yếu tố thuận lợi hơn những thách thức để có thể kiểm soát trong mức dự báo đạt 3 - 3,5% năm 2021. Với mức lạm phát này, mặt bằng LS cho vay sẽ còn dư địa giảm thêm khi LS huy động đã giảm khá trong thời gian dài. Một điểm lưu ý trên thị trường, tháng 6 là thời điểm giao dịch mua kỳ hạn ngoại tệ được thực hiện, kỳ vọng sẽ bổ sung thêm thanh khoản cho hệ thống. Đó là những yếu tố hỗ trợ nhà băng có thêm dư địa giảm lãi vay.
Khốc liệt thị trường thức ăn nhanh Việt
Dù đại diện Lotteria đã lên tiếng phủ nhận chuyện rời khỏi thị trường Việt Nam nhưng bức tranh bán lẻ cho thấy, các ông lớn ngoại không dễ bắt nạt thương hiệu nội.
Thương hiệu Ngoại chững lại
Cuối tuần qua, thời báo Korea Times đưa tin đơn vị kinh doanh mảng thực phẩm Lotte GRS (vận hành chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria tại Việt Nam và Indonesia) của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đang có kế hoạch rút khỏi thị trường Việt Nam từ năm nay gây rúng động thị trường thức ăn nhanh. Tuy nhiên, ngay sau đó, đại diện của Lotteria đã bác bỏ tin nói trên và khẳng định sẽ mở rộng cửa hàng cũng như nhà máy sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu thực phẩm cho thị trường Việt Nam. Vị đại diện này cũng cho biết sẽ tiếp tục làm việc với công ty mẹ ở Hàn Quốc để làm rõ hơn chiến lược mới của tập đoàn, thông tin đến báo giới trong tuần này. Năm 2020, khi thế giới đang căng thẳng bởi đại dịch Covid-19, Lotte GRS cho ngừng hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng Lotteria Indonesia do 20 cửa hàng của chuỗi tại thị trường này lỗ đến 7 tỉ won (tương đương 145 tỉ đồng).
Tại Việt Nam, tình hình kinh doanh của chuỗi Lotteria cũng không khá hơn khi số liệu sổ sách ghi nhận khoản lỗ 11,2 tỉ won (tương đương 231 tỉ đồng) trong khi Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng của tập đoàn này. Thương hiệu thức ăn nhanh từ xứ kim chi vào thị trường Việt Nam rất sớm từ năm 1998, đến năm 2011 đã đạt 100 cửa hàng, sang 2014 lên 200 cửa hàng và đến giữa năm 2020, có khoảng 255 cửa hàng trên toàn quốc. Thế nhưng hơn 23 năm ở Việt Nam, số năm thương hiệu thức ăn nhanh này lỗ nhiều hơn năm có lãi dù doanh thu vẫn tăng mạnh.
Chẳng hạn, tính trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19, giai đoạn 2015 - 2019, doanh thu của Lotteria tại Việt Nam lần lượt là 1.480 tỉ đồng, 1.306 tỉ đồng, 1.530 tỉ đồng, 1.561 tỉ đồng và 1.683 tỉ đồng. Thế nhưng, năm 2015, khoản lỗ của Lotteria tại Việt Nam đã lên đến con số 125 tỉ đồng, tăng lên 135 tỉ đồng vào năm 2016, 3 năm kế tiếp từ 2017 - 2019 số lỗ lần lượt 20 tỉ đồng, 24 tỉ đồng và 22 tỉ đồng.
Trong khi đó, một đối thủ thức ăn nhanh lớn của thương hiệu này tại Việt Nam là KFC cũng trong khoảng thời gian 5 năm nói trên (2015 - 2019), doanh thu thấp hơn Loteria nhưng số lãi cao hơn nhiều. Cụ thể, doanh thu của KFC từ 2015 - 2019 lần lượt 1.212 tỉ đồng, 1.162 tỉ đồng, 1.375 tỉ đồng, 1.479 tỉ đồng và 1.498 tỉ đồng. Theo đó, trong 2 năm 2015 và 2016, KFC lỗ 25 và 15 tỉ đồng. 3 năm sau đó có lợi nhuận trước thuế đều trên 100 tỉ đồng mỗi năm. Thương hiệu thức ăn nhanh khác vào cùng thời KFC (năm 2017) là Jollibee (Philippines) lại có sự tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2019, doanh thu chuỗi này cán mốc nghìn tỉ đồng, tăng 40% so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân của Jollibee tại Việt Nam trong 3 năm gần đây đạt hơn 37%, trong khi KFC chỉ tăng hơn 4% và Loteria 5%.
Nhưng đó chỉ là trường hợp ít ỏi. Đa số hoạt động của loạt các thương hiệu thức ăn nhanh ngoại có dấu hiệu chững lại như Domino’s Pizza, Mc Donald’s, riêng Burger King đóng cửa nhiều nơi...
Lo 'vỡ trận' Tân Sơn Nhất, Nội Bài
Nhu cầu du lịch dịp lễ 30.4 - 1.5 dự báo tăng cao hơn cả thời điểm trước dịch.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)