Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Chương mới của Coteccons sau lục đục nội bộ

Mâu thuẫn nội bộ tại Coteccons đã gác lại nhưng sự hoà hợp có bền lâu vẫn là một dấu hỏi.
Mâu thuẫn của ban lãnh đạo Coteccons và các nhóm cổ đông lớn khởi nguồn khi kết quả kinh doanh chạm đỉnh vào năm 2017, kéo dài đến giữa năm nay. Từ đối tác chiến lược, mối quan hệ của hai bên chuyển sang trạng thái đối đầu khi Kustocem triệu tập họp bất thường và yêu cầu ông Nguyễn Bá Dương từ chức chủ tịch.
Kustocem tạo nên hiệu ứng "hòn tuyết lăn" hoàn hảo khi thu hút sự tham gia của nhiều nhóm cổ đông trong và ngoài nước, nắm khoảng 45% vốn Coteccons. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp đầu ngành xây lắp tại Việt Nam lần lượt tung các lập luận phản bác, thậm chí tuyên bố sẵn sàng chuyển giao vị trí dù cho rằng những hành động trước đó mang tính chất thù địch và nhằm mục đích cuối cùng là hoàn tất quá trình thâu tóm.
Thế nhưng, chỉ sau một thông báo từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của ông Nguyễn Sỹ Công và Trần Quyết Thắng vào chiều 22/6, cục diện đảo chiều hoàn toàn.
Đại diện Kustocem còn cảm ơn ông Dương đã chủ động có thay đổi cần thiết trong thời điểm vì lợi ích tốt nhất của công ty và cổ đông. Trong khi đó, ông Dương cho rằng khoảng cách địa lý, bất đồng văn hoá và quan điểm quản trị của các cổ đông lớn với Hội đồng quản trị khác nhau là nguyên nhân dẫn đến những lùm xùm vừa qua. Người đứng đầu Coteccons thừa nhận đây là lỗi của Hội đồng quản trị và xin lỗi cổ đông.
Ông Nguyễn Bá Dương tại phiên họp thường niên ngày 30/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Ông Nguyễn Bá Dương tại phiên họp thường niên ngày 30/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Tháo gỡ nút thắt, theo ông Dương và các nhóm cổ đông lớn, đánh dấu việc Coteccons bước sang một chương mới.
Sự khác biệt quan điểm trong thời gian qua, theo một nhóm cổ đông khác, nên được nhìn nhận là tiền đề cho sự phát triển thay vì bước ngoặt đưa đến các tranh chấp.
Sau khi miễn nhiệm nhân sự cũ, công ty bầu thay thế hai thành viên Hội đồng quản trị mới cho nhiệm kỳ 2017-2022 là ông Bolat Duisenov và Herwig Guido H. Van Hove. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị vẫn giữ nguyên 7 người, trong đó 5 ghế thuộc về nhân sự liên quan đến nhóm cổ đông Kustocem và The8th. Nhân sự người Việt đương nhiệm chỉ còn ông Dương và ông Nguyễn Quốc Hiệp - thành viên độc lập.
Theo một số cổ đông thiểu số, cơ cấu này chưa hợp lý bởi đa phần nhân sự nước ngoài không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thấu hiểu đặc thù thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, người đứng đầu Coteccons trấn an đây không phải vấn đề đáng lo ngại bởi điều quan trọng hiện tại là các thành viên đã ngồi lại và tìm được tiếng nói chung. Công ty sẽ mời thêm chuyên gia để tư vấn, phản biện và minh bạch tài chính, giao dịch giữa các đơn vị thành viên.
Ông Dương cho hay, cách đây 1-2 năm, nhiều chủ đầu tư đề nghị Coteccons hợp tác phát triển những dự án quy mô lớn nhưng công ty phải từ chối vì Hội đồng quản trị không thống nhất. Cá nhân ông, với tư cách chủ tịch, cũng không thể một mình quyết định nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Khi nội bộ ổn định, công ty có thể tìm cách sử dụng hơn 3.300 tỷ đồng tiền mặt để đa dạng hoạt động kinh doanh. Theo ông Dương, phương án mà ban lãnh đạo Coteccons đang tính đến là hợp tác trực tiếp với những chủ đầu tư uy tín để triển khai dự án trong bối cảnh họ thiếu tiền mặt vì ngân hàng siết chặt tín dụng.
Lý giải về kế hoạch chuyển hướng kinh doanh, người đứng đầu Coteccons cho rằng, nếu chỉ tập trung vào xây lắp thì không thể tăng trưởng 30-40% như giai đoạn 2016-2018 vì đối thủ ngày càng nhiều trong khi công việc có hạn. Công ty là tổng thầu của hầu hết dự án lớn tại TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... nhưng doanh số năm ngoái vẫn không hoàn thành kế hoạch. Ngoài ra, công ty cũng chỉ phù hợp với những dự án phức tạp, quy mô lớn và có tổng mức đầu tư tối thiểu 500 tỷ đồng.
"Coteccons sẽ kinh doanh bất động sản khác hẳn với các công ty khác, không phải xin hay mua dự án mà kết hợp trực tiếp để an toàn hơn", ông Dương nói. Đồng thời ông cho biết thêm năng lực hiện tại đủ khả năng phát triển mảng hạ tầng nhưng rủi ro lớn, thể hiện qua liên danh dự án BOT đường tránh Phủ Lý (Hà Nam) nên sẽ tiếp tục quan sát và chờ thời điểm thích hợp.
Một trong những ưu tiên hàng đầu khi bước vào giai đoạn mới, theo Tổng giám đốc Nguyễn Sỹ Công, vẫn là giữ vị thế nhà thầu số một với thị phần xấp xỉ 5%.
Coteccons đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận hợp nhất năm nay lần lượt là 16.000 tỷ đồng và 600 tỷ đồng, lần lượt giảm 32,6% và 15,5% so với năm trước. Giá trị hợp đồng thi công đã ký kết tính đến cuối năm khoảng 21.000 tỷ đồng. Công ty ước tính khoảng 60% trong số này sẽ thực hiện và ghi nhận trong năm nay.
Ban lãnh đạo Coteccons cho rằng kế hoạch kinh doanh đi xuống nhưng hợp lý khi dịch bệnh khiến nguồn việc giảm sút nghiêm trọng. Công ty được mời chào một số công trình nhưng từ chối vì không muốn chạy theo chỉ tiêu doanh thu mà phải đánh đổi bằng lợi nhuận, thậm chí không thu hồi được vốn.
Ông Công cho rằng, khó khăn năm nay cũng ẩn chứa nhiều cơ hội, tương tự việc công ty đã tận dụng tốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2012 để vào nhóm doanh nghiệp đầu ngành.
Tình hình kinh doanh của Coteccons 2010-2020Đơn vi: tỷ đồngDoanh thuLợi nhuận sau thuếNăm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014Năm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Kế hoạch 2020010k20k30kKế hoạch 2020 Lợi nhuận sau thuế: 600
Sau khi dung hoà mối quan hệ với nhóm cổ đông ngoại, một số kế hoạch dang dở nhiều khả năng được tái khởi động. Từng khẳng định không bàn lại chuyện sáp nhập Ricons vào giữa năm ngoái, nhưng tại phiên họp thường niên mới đây, ông Dương để ngỏ khả năng triển khai thương vụ này.
Ông cho biết rất muốn hai công ty về chung một nhà để cùng định hướng phát triển. Thương vụ này giống việc sáp nhập Unicons cách đây 5 năm nhằm gia tăng thị phần. Nếu thành công, Coteccons sẽ có 3 trong số 5 công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam. Sáp nhập Ricons được kỳ vọng giúp công ty đa dạng hoá các dự án và tăng khả năng phòng thủ khi mức độ cạnh tranh trong ngành xây dựng ngày càng khốc liệt.
"Việc này tuỳ thuộc vào bàn thảo của hội đồng quản trị mới. Nếu có kế hoạch, sang năm tôi sẽ xin ý kiến cổ đông", ông Dương nói.

Vải thiều Việt Nam lần đầu xuất sang Singapore

Lô vải thiều Việt Nam đầu tiên xuất chính ngạch sang Singapore đã được bày bán trên kệ các siêu thị với giá 84.000-100.000 đồng mỗi kg.
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Singapore đang được bán trên kệ các siêu thị thuộc hệ thống Fair Price - tập đoàn bán lẻ chiếm 70% thị phần nước này.
Mỗi kg vải thiều Việt có giá bán 5 SGD, tương đương 84.000 đồng trong tuần đầu khuyến mãi và tăng lên 6 SGD (khoảng 100.000 đồng) vào các tuần tiếp theo. Giá này bằng với vải Trung Quốc đang bán tại Singapore. Sau 2 tuần lên kệ, theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nhiều siêu thị ở đây đã không còn hàng để bán.
Người Singapore chọn mua vải Việt Nam tại siêu thị. Ảnh: TTXVN
Người Singapore chọn mua vải Việt Nam tại siêu thị. Ảnh: TTXVN.
Việc xúc tiến đưa trái vải vào thị trường Singapore được thương vụ tiến hành từ 3 năm trước. Thực tế, năm 2018 và 2019, vải thiều Việt Nam (nguyên cuống, không đóng hộp) đã xuất hiện qua đường tiểu ngạch với quy mô nhỏ tại các chợ dân sinh ở Singapore. Tuy nhiên, việc bán tại chợ ngoài trời mà không qua xử lý, đảm bảo nhiệt độ tối ưu khiến trái vải bị hỏng nhanh, xuống màu. Vì vậy, các nhà nhập khẩu nhỏ ngại ký hợp đồng cho những mùa vụ tiếp theo.
Đây là năm đầu tiên quả vải Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Đến giữa tháng 6, gần 50 tấn vải đã được xuất khẩu sang Singapore từ cảng Hải Phòng và dự kiến năm nay khoảng 100 tấn vải sẽ xuất sang thị trường này.
Hiện nguồn vải sang Singapore được lấy từ vùng trồng bằng hệ thống tiêu chuẩn liên kết chuỗi khối OTAS Việt Nam để phục vụ thị trường Nhật Bản. Trong những năm tới, khi nhu cầu của thị trường Nhật lớn hơn, nguồn vải này sẽ không đủ khả năng cung cấp cho Singapore.
Bên cạnh đó, theo đánh giá sơ bộ, khâu đóng gói, xử lý của Việt Nam chưa tốt, dẫn đến việc vải vẫn bị hỏng nhiều khi cập cảng Singapore. Vì vậy, Thương vụ Việt Nam khuyến cáo công tác kiểm dịch trái vải trước khi xuất khẩu cần được làm tốt hơn, đảm bảo đường xuất khẩu bền vững quả vải sang Singapore.
Cuối tháng 6, lô vải thiều đầu tiên xuất sang Nhật cũng chính thức được phân phối và lên kệ các siêu thị nước này, sau hơn 5 năm đàm phán với nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng hai nước.

Gần 200.000 đồng một trái na 'khổng lồ'

Na nữ hoàng nặng 1-1,5 kg lần đầu được anh Liêm, Đồng Nai đưa tới siêu thị ở TP HCM trưng bày và bán giá gần 200.000 đồng mỗi trái.
Lần đầu mang trái na nữ hoàng "khổng lồ" bán tại siêu thị TP HCM, anh Liêm, quản lý trang trại ở Đồng Nai cho biết, khách hàng đón nhận khá tích cực. Với những trái nặng từ 600 gram đến 1 kg, anh bán giá 120.000 đồng. Riêng những trái nặng 1-1,5 kg, anh bán giá 200.000 đồng.
"Loại na này được chúng tôi trồng khoảng 5 năm ở Đồng Nai. Chúng thuộc dòng na dai nên vị ngọt đậm đà, thịt dày. Một năm vườn thu hoạch hai đợt vào dịp hè và Tết Nguyên Đán. Mỗi đợt khoảng 5 tấn", anh Liêm nói.
Với diện tích trồng khoảng 3 ha, na ở vườn nhà anh thường không đủ bán cho khách. Theo nhẩm tính của anh Liêm, từ khi ra trái đến nay, vườn na nhà anh đã bán ra thị trường khoảng 40-50 tấn.
Loại này mẫu mã đẹp, ăn lại ngon, ít sâu bệnh nên ngoài xuất khẩu, các cửa hàng lớn đều đăng ký đặt hàng khi đến vụ. Đợt này na đang đầu vụ, sản lượng ít nên anh chỉ mang xuống Sài Gòn được vài chục kg để tiếp cận người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu khách hưởng ứng nhiệt tình, tạm thời anh sẽ hoãn các đơn hàng đã đặt trước để tiếp tục đem xuống giới thiệu cho người dân ở đây.
Trái na nặng hơn một kg được bán tại siêu thị ở Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Hồng Châu.
Trái na nặng hơn một kg được bán tại siêu thị ở Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Hồng Châu.
Ngoài na nữ hoàng "khổng lồ" của anh Liêm, tại "Phiên chợ Tuần nông sản an toàn thực phẩm 2020 ở TP HCM", người tiêu dùng cũng chú ý thanh long vàng của cô Huỳnh Thị Liên Hoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Quang Nhựt.
Theo cô Hoa, vì thanh long vàng tại vườn mới bắt đầu vào vụ nên khi tham dự phiên chợ này, cô chỉ mang được vài kg để tiếp cận người tiêu dùng. "Không ngờ họ lại đón nhận nhiệt tình đến vậy. Giờ tôi chỉ còn 2 trái để khách xem mẫu. Nếu đối tác nào muốn phân phối hoặc mua về ăn thì 10 ngày nữa có thể đặt hàng, vì lúc đó thanh long vàng sẽ chín nhiều", cô Hoa nói.
Cô này cũng cho biết thêm, hiện vườn nhà cô có khoảng 2 ha trồng mặt hàng này. Những vụ trước đa phần bán cho đầu mối các cửa hàng. Sắp tới, nếu khách hàng nào muốn lấy xuất khẩu, công ty sẽ mở rộng diện tích.
Thanh long vàng có giá bán 100.000 đồng một kg. Ảnh: Hồng Châu.
Thanh long vàng có giá bán 100.000 đồng một kg. Ảnh: Hồng Châu.
Ngoài ra, tại phiên chợ Tuần nông sản 2020 còn có các loại đặc sản như sâm dây Ngọc Linh, mật ong chanh dây, tỏi đen,... cũng được nhiều khách hàng quan tâm.
Theo đại diện Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (AGRITRADE), phiên chợ này quy tụ hơn 30 doanh nghiệp của gần 10 tỉnh thành phố phía Nam.
Đây cũng là phiên chợ đầu tiên được tổ chức tại TP HCM. Đa phần những nông sản mang đến hội chợ là sản phẩm lạ, lần đầu đưa đến Sài Gòn để giới thiệu. Toàn bộ hàng hóa được kiểm tra kỹ trước khi cho bán tại Big C An Lạc (TP HCM). Phiên chợ diễn ra từ ngày 3-5/7/2020.

VNINDEX HỒI PHỤC KĨ THUẬT VỚI THANH KHOẢN THẤP. DÒNG TIỀN THỊ TRƯỜNG PHÂN HÓA VÀO CÁC CỔ PHIẾU GIỮ ĐƯỢC XU HƯỚNG TĂNG TỐT



1. KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ VÀ TÍCH LŨY CỔ PHIẾU: HPG, PHR
2. CẬP NHẬT MỘT SỐ CỔ PHIẾU BLUECHIP: CTD, DGW, PHR 

VNINDEX HỒI PHỤC KĨ THUẬT VỚI THANH KHOẢN THẤP. DÒNG TIỀN THỊ TRƯỜNG PHÂN HÓA VÀO CÁC CỔ PHIẾU GIỮ ĐƯỢC XU HƯỚNG TĂNG TỐT. 


1. KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ VÀ TÍCH LŨY CỔ PHIẾU: HPG, PHR.
Với những nét cơ bản về doanh nghiệp HPG, PHR đã được cập nhật ở các bản tin trước. ĐỂ XEM HOẶC TẢI BÁO CÁO PHÂN TÍCH CHI TIẾT VỀ DOANH NGHIỆP, Anh Quang Anh VUI LÒNG KÉO XUỐNG CUỐI BẢN TIN NÀY!


Khuyến nghị Đầu tư và tích lũy HPG, PHR, ACB dưới góc độ Phân tích kĩ thuật:


HPG: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT- KẾ HOẠCH 2020 TĂNG TRƯỞNG MẠNH MẼ TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19



Với tín hiệu kĩ thuật của HPG theo đồ thị Weekly, HPG đã vượt cạnh trên của Hộp Davas ở vùng giá 26.5 trong hai tháng kể từ đáy Dịch Covid. Sau đó, đi ngang tích lũy nhiều tuần liền vẫn giữ được nền giá 26.5 vững chắc. Hiện HPG đang biến động khá tích cực trong 2 phiên gần đây nhờ Khối ngoại MUA RÒNG mạnh mẽ.


Chỉ báo MACD >0 và đường MACD vẫn cắt trên Signal cho thấy HPG vẫn còn dư địa Tăng giá, Volume Weekly hiện cũng đạt Trung bình MA20 phiên gần nhất khoảng 13 triệu đơn vị cổ phiếu.


Giá đang biến động nằm trên các đường Trung bình MA9-20-50-100-200 càng cũng cố thêm đà tăng cho HPG trong thời gian tới, với điều kiện thị trường không quá bất ổn.


Ngoài ra, Đồ thị Month của HPG đang có MACD cắt lên Signal và nằm trên 0. Bollinger Band bắt đầu mở ra càng củng cố đà tăng cho HPG bức phá mạnh mẽ hơn trong 3 tháng tới, mặc dù chỉ mới đầu tháng 7 nên cần theo dõi biến động rõ rang hơn về cuối tháng.
Khuyến nghị Mua HPG vùng giá 27-27.5 với Target khi vượt 28 kèm Khối lượng cao sẽ là 30-32. Cắt lỗ khi thủng 26.5.

CỔ PHIẾU 


GIÁ MUA 


GIÁ BÁN 


CẮT LỖ 



HPG (3-6 THÁNG) 


27-27.5 


30-32 


Thủng 26.5 

PHR: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA - CAO SU GẶP KHÓ, KỲ VỌNG NHIỀU VÀO VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT.





PHR ngày 02/07/2020, xác nhận tín hiệu tích cực khi vượt lên trên kênh điều chỉnh ngắn hạn. Xác nhận cho xu hướng tăng trong thời gian tới với Khối lượng giao dịch thuyết phục vượt Trung bình MA20 phiên 400.000 cổ phiếu.
MACD có tín hiệu cắt lên trở lại Signal đồng thời chỉ Báo RSI >41 cho thấy sức mạnh của xu hướng hiện tại đang được củng cố.
Giá nằm trên Đường trung bình ngắn hạn MA9-20, cùng sự hỗ trợ xu hướng tăng của MA50-100 hướng lên trên. Kỳ vọng PHR sẽ bức phá trong vài phiên tới.
Đồ thị Weekly, PHR đã tích lũy 3-4 tuần trên nền giá 50.000 đồng trùng với MA50 Tuần cho thấy PHR vẫn giữ vững được xu hướng tăng trung và dài hạn. Lúc thị trường rủi ro và nhiều biến động thì Giá PHR chỉ đi ngang và tích lũy. Nhờ sự ủng hộ về Cơ bản Doanh nghiệp như Ghi nhận 300 tỷ tiền đền bù từ NTC và VSIP sẽ ghi nhận trong Quý 2 và tiềm năng tăng trưởng từ 2 KCN Tân Lập và Tân Bình mở rộng được phê duyệt.
Khuyến nghị Mua PHR vùng giá 52-52.5 với Target khi vượt 54.5 kèm Khối lượng cao sẽ là 59. Cắt lỗ khi thủng 50.

CỔ PHIẾU 

GIÁ MUA 

GIÁ BÁN 

CẮT LỖ 

PHR (3-6 THÁNG) 

52-52.5 

59-60+ 


50 
2. CẬP NHẬT MỘT SỐ CỔ PHIẾU BLUECHIP: CTD, DGW, PHR

CTD: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC - NHỮNG MÂU THUẪN CỦA BAN LÃNH ĐẠO CHO THẤY DẤU HIỆU HẠ NHIỆT

SSI đã tham gia ĐHCĐ thường niên của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) diễn ra vào ngày 30/06/2020 tại TP. HCM với sự tham gia của gần 500 cổ đông, tương ứng với hơn 80% quyền bỏ phiếu.
Cổ đông đã thông qua kế hoạch cho năm 2020, bao gồm doanh thu đạt 16 nghìn tỷ đồng (-33% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 600 tỷ đồng (-16% YoY). Mục tiêu lợi nhuận này phù hợp với kỳ vọng khi tương ứng 104% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 của SSI.
Cổ đông đã thông qua kế hoạch cổ tức ở mức 3.000 đồng/CP cho năm tài chính 2019 (lợi suất 4,3% dựa theo giá hiện tại, tương tự mức năm 2019) và 3.000 đồng/CP cho năm tài chính 2020.
Cổ đông đã bỏ phiếu bầu 2 thành viên HĐQT mới. SSI cho rằng những thay đổi này phản ánh sự ảnh hưởng cao hơn của Kustocem trong HĐQT cũng như hoạt động kinh doanh của CTD trong thời gian tới.
Ban lãnh đạo chia sẻ kết quả LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 sơ bộ đạt 280 tỷ đồng (-10% YoY), hoàn thành 49% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 của SSI là 576 tỷ đồng (-19% YoY).

DGW: CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ - TRỞ THÀNH NHÀ PHÂN PHỐI APPLE.

Trở thành nhà phân phối đọc quyền của Apple

· DGW trở thành nhà phân phối của Apple tại Việt Nam từ tháng 5.

· Doanh thu sản phẩm Apple có thể đạt tới hơn 1 nghìn tỷ VNĐ mỗi năm, giúp DGW tăng khoảng 10% doanh thu và lợi nhuận thuần.

· KQKD Q2 chưa được công bố nhưng nhiều khả năng sẽ tích cực.


· Giá cổ phiếu DGW đã tăng 27,9% trong tuần này.


Kết quả lợi nhuận Q1/2020


· Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 2.311 tỷ đồng (+68% YoY) và 44,8 tỷ đồng (+83% YoY), lần lượt hoàn thành 23% và 22% kế hoạch năm 2020. Quý này đánh dấu mức lợi nhuận cao nhất mà công ty đạt được kể từ khi thành lập.


· Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng nhẹ từ 5,9% đến 6,2%. Ngược lại, tỷ lệ SG&A trên doanh thu tăng từ 3,8% lên 4%. Lưu ý rằng DGW nhận được mức giảm giá từ các nhà cung cấp dưới hình thức giảm giá thành hoặc giảm chi phí bán hàng. Trong Q1/2020, DGW nhận được các khoản giảm giá vốn hàng bán thay vì giảm chi phí bán hàng, do đó khiến tỷ suất lợi nhuận gộp tăng cùng với tỷ lệ SG&A trên doanh thu tăng.


· Tỷ suất lợi nhuận ròng tăng nhẹ từ 1,8% lên 1,9%.


· Mặc dù trong năm 2020 công ty đã ký 2 hợp đồng mới (Huawei và Unilever), tin rằng các hợp đồng này có thể chưa đóng góp nhiều trong năm 2020. Bởi vì các dịch vụ Google không được sử dụng trên điện thoại Huawei. Còn về hợp đồng với Unilever, hiện tại vẫn đang được xem xét. Do đó, SSI đánh giá ước tính lợi nhuận năm 2020 dựa trên danh mục sản phẩm hiện tại của DGW thôi.

PHR: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA - CAO SU GẶP KHÓ, KỲ VỌNG NHIỀU VÀO VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT

Doanh thu thuần Q1-2020 của PHR đạt 220,9 tỷ đồng, giảm 24,2% YoY. Tuy nhiên, nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện nên lợi nhuận gộp nhìn chung chỉ giảm 19,5% YoY, đạt 57,9 tỷ đồng. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp trong Q1-2020 cải thiện từ 24,7% lên 26,2% nhờ 2 mảng chính là cao su và KCN. Trong đó mảng KCN ghi nhận biên lợi nhuận tăng mạnh từ 57,6% lên 73,7%. Cũng trong Q1-2020, PHR đã kịp hoàn tất thủ tục để ghi nhận 156 tỷ tiền đền bù đất từ Nam Tân Uyên. Từ đó giúp thu nhập khác tăng 3,5x lên 170 tỷ đồng. LNST cổ đông công ty mẹ đạt 206,3 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Doanh thu từ mảng cao su đạt 170 tỷ đồng, giảm 20,3% YoY. Trong đó, sản lượng cao su tiêu thụ giảm 26,1% so với cùng kỳ năm 2019, chỉ đạt 4.913 tấn. Sản lượng tiêu thụ giảm do Trung Quốc (chiếm 60% thị phần xuất khẩu cao su của Việt Nam) giảm nhập khẩu từ nước ta khi giá trị xuất khẩu cao su Q1-2020 sang thị trường này chỉ đạt 28,6 triệu USD (-28% YoY). Giá bán trung bình vào khoảng 34,6 triệu đồng/tấn, tăng 7,8% YoY nên biên LNG đạt 9,2% (cao hơn 2,2% của Q1-2019). Nhờ đó, lợi nhuận gộp đạt 15,7 tỷ, tăng 3,4x so với cùng kỳ năm 2019.

Thanh lý gỗ: lợi nhuận thanh lý gỗ Q1-2020 giảm 41% YoY, xuống còn 13,7 tỷ đồng. Trong Q1, công ty thanh lý gỗ trên tổng diện tích xấp xỉ 80 ha với giá thanh lý bình quân đạt 175 triệu/ha. Dự kiến cả năm 2020, công ty sẽ thanh lý gỗ trên 400 ha, lợi nhuận thu về kỳ vọng ở mức 70 tỷ đồng (chiếm 6,1% lợi nhuận kế hoạch 2020), giảm 62% YoY.

Dự báo DTT và LNST của PHR trong Q2-2020 lần lượt đạt 162 tỷ đồng (-42% yoy) và 305 tỷ đồng (tăng 4,6x so với Q1-2019). Với các giả định: (1) giá cao su trung bình ở mức 31,5 triệu đồng/tấn (-9% QoQ), sản lượng tiêu thụ ước đạt 3.620 tấn (-26% QoQ). (2) Thanh lý 100 ha cây cao su với ở mức giá 170-180 triệu đồng/ha. (3) Ghi nhận 300 tỷ đồng tiền đền bù đất từ NTC. (4) Lãi tiền gửi khoảng 25 tỷ (-7% YoY) và lãi/lỗ từ công ty liên doanh liên kết đạt 25 tỷ (+22% YoY).

Năm 2020 PHR kỳ vọng lợi nhuận trước thuế đạt 1.148 tỷ đồng, tăng 115% YoY. SSI cho rằng lợi nhuận kế hoạch năm 2020 có thể đạt được khi 865 tỷ tiền đền bù từ NTC chiếm đến 75,3%. Đồng thời, tiền thu được từ công ty con, công ty liên kết và tiền thanh lý gỗ cao su tương đối ổn định. Trong dài hạn, 2 KCN Tân Lập và KCN Tân Bình mở rộng sẽ là nguồn lợi nhuận chính của công ty khi mảng cao su vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, triển vọng giá cổ phiếu PHR phụ thuộc nhiều vào thời điểm vấn đề pháp lý của 2 dự án trên được thông qua.

Đăng ký dịch vụ internet của FPT Telecom

http://fpt.vn/shop/?ref=FTELOOOUF




11 bài tập giúp cải thiện trí nhớ của bạn tới 80%

Phía Sau Của Khổ Đau Là Hạnh Phúc, Không Gì Là Mãi Mãi

Cách Luyện Não Thông Minh Hơn Mỗi Ngày

Cách Trở Nên Thông Minh

TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN, 15 bước đơn giản

Làm sao để giao tiếp tốt

5 bước quản lý thời gian hiệu quả

10 cách lấy lại động lực!


5 mẹo đơn giản để có tư duy logic

Chi phí sử dụng xe Vinfast tốn kém như thế nào?

Đầu tư lãi suất trên 10% 1 năm là "Thật hay Giả"

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả

BÍ QUYẾT DẬY SỚM KHÔNG MỆT MỎI VÀ TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG

CÁCH BẮT ĐẦU MỘT NGÀY MỚI NĂNG ĐỘNG

CÁCH VƯỢT QUA SỰ LƯỜI BIẾNG TRONG BẠN. KHÔNG TRÌ HOÃN

KHÔNG BAO GIỜ LÀ THẤT BẠI, TẤT CẢ CHỈ LÀ THỬ THÁCH

KHÔNG BỎ CUỘC. NỖ LỰC ĐỂ TỐT HƠN 1% MỖI NGÀY

Thành công là không bao giờ bỏ cuộc

10 Điều Giá Như Tôi Biết Sớm Khi Còn 20!

Bản Lĩnh người Do Thái trong Kinh Doanh

17 Cách Kiếm Tiền Thụ Động Tại Nhà Giúp Bạn Làm Giàu Ngay Khi Đang Ngủ

9 Điều Này sớm hơn

Thử thách 30 ngày thay đổi cuộc đời

Cách Để Không Bao Giờ Bị Lừa


Công Thức Sống Khôn

Dạy con làm giàu Tập 3(Hướng dẫn đầu tư)


Dạy con làm giàu Tập 2(Sử dụng đồng vốn)

Dạy con làm giàu Tập 1( Cha giàu cha nghèo)

SỨC MẠNH TIỀM THỨC

Khi Thủ tướng thúc giục 'Các đồng chí phải nóng ruột lên'

Hướng đến các lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương trong cuộc họp Chính phủ hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đầy cảm xúc: “Các đồng chí phải nóng ruột lên!”
Câu cảm thán đó được đặt trong bối cảnh Thủ tướng thúc giục đẩy nhanh đầu tư công nhưng nó cho thấy, ở bình diện rộng lớn hơn, ông rất sốt ruột với tình trạng thờ ơ, vô cảm ở không ít cấp lãnh đạo trong tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhằm giúp doanh nghiệp và người dân đang bị tác động tiêu cực rất nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP
Cũng trong cuôc họp hôm qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19 do Thủ tướng làm Trưởng Ban trong khi Thủ tướng chỉ đạo: Nhiệm vụ phục hồi phát triển kinh tế cấp bách hơn bao giờ hết. Một số lãnh đạo các địa phương đã đưa ra sáng kiến để kích cầu tiêu dùng nội địa, kiến nghị Trung ương giải quyết các thủ tục vướng mắc cho các dự án bất động sản cụ thể...
Điều đó cho thấy, các lãnh đạo Chính phủ và bộ ngành thể hiện sự lo lắng, quyết tâm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ và phục hồi tăng trưởng cho nền kinh tế trong khi một bộ phận không nhỏ dường như coi mình là ngoài cuộc, giữ thế thúc thủ và bị thúc giục “phải nóng ruột lên” trước sự tắc nghẽn của người dân và doanh nghiệp.
Nhưng, dù ở góc độ nào, vấn đề là phải biến lời nói thành hành động.
Xắn tay áo
Chẳng hạn, đầu tư công còn 700 nghìn tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, để giải ngân trong nửa tháng cuối năm nay. Trong kế hoạch 2016-2020, Quốc hội đã thông qua tổng vốn đầu tư công 2 triệu tỷ đồng, vậy mà đến nay, khi chỉ còn nửa năm nữa là hết nhiệm kỳ, vẫn còn tồn đến 1/3 số vốn. Chưa bao giờ giải ngân đầu tư công chậm đến như vậy.
Lãnh đạo các bộ, ngành dự hội nghị Chính phủ với các địa phương đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Ảnh: VGP
Trong 6 tháng đầu năm nay, giải ngân vốn ngân sách mới đạt 33% kế hoạch năm, giải ngân vốn ODA mới vỏn vẹn 10%. Như vậy, khả năng không tiêu được số vốn đầu tư công mà Quốc hội phê duyệt cho giai đoạn 5 năm ngày càng rõ ràng. Đó là sự tắc trách của các chủ đầu tư và hơn nữa. Vì sao, cũng hệ thống luật pháp đó, cũng những thủ tục đó, quy trình đó, cũng những con người đó mà vốn đầu tư công được giải ngân tốt hơn trong thời gian trước đây so với hiện tại?
Thủ tướng nói: “Vậy ông bí thư, ông chủ tịch tỉnh có xắn tay áo lên để giải phóng mặt bằng không? Khi đề nghị dự án thì rất quyết liệt, nhưng gặp giải phóng mặt bằng thì giao cấp dưới, không quan tâm. Tôi xin nói thật, tôi biết hết chỗ này. Tại sao nhiều địa phương giải ngân tốt, nhưng rất nhiều địa phương lại giải ngân rất chậm?".
“Vừa rồi, Bộ Chính trị, Quốc hội cũng đồng ý nếu địa phương nào, ngành nào không giải ngân được vốn đầu tư công, kể cả vốn ODA thì Thủ tướng có quyền điều chuyển từ ngành này, địa phương này sang ngành khác, địa phương khác khi họ có điều kiện giải ngân, không cần đưa ra Quốc hội", Thủ tướng nhấn mạnh.
Có lẽ cần điều chuyển ngay dòng vốn ở những nơi đình trệ sang những khu vực có giải ngân cao để thúc đẩy hệ thống, nhất là Đại hội Đảng đã cận kề. Những cán bộ lãnh đạo dĩ hòa vi quý, không giải quyết được các vướng mắc cho đầu tư công cần đối diện với những trả giá trước Chính phủ, trước nhân dân.
Giải ngân vốn đầu tư công có nghĩa là các công trình, dự án hình thành, là tiêu vật liệu, là tạo việc làm cho người dân và doanh nghiệp.
Nên lập Ban chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch 
Hôm qua, có nhiều người băn khoăn về đề xuất thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19 vì chưa thấy quốc gia nào khủng hoảng kinh tế mà phải lập thêm Ban chỉ đạo để xử lý nó. Trong khi đó, mọi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các bộ đã được thể chế hóa thông qua các nghị định mà nay không vận hành được thì cấu trúc đó có vấn đề, gặp trục trặc.
Tuy nhiên, đề xuất đó là có tính thực tế và cấp bách trong hoàn cảnh hiện nay để để giúp “phục hồi phát triển kinh tế cấp bách hơn bao giờ hết”. Trước đây có tổ theo dõi kinh tế vĩ mô quy tụ Bộ trưởng KH-ĐT, Tài chính, Công thương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để phối hợp các chính sách linh hoạt nhằm tránh các cú sốc gây lạm phát.
Vì thế, trong hoàn cảnh đầy nguy cơ hiện nay nên lập lại một tổ như vậy để giải quyết ngay những vướng mắc trong 3 lĩnh vực quan trọng nhất, đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng và đặc biệt là chống virus trì trệ đang có mặt khắp nơi.
Ban chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch sẽ hoạt động song song với Ban chỉ đạo quốc gia chống dịch Covid-19 để cùng thực hiện thành công, hiệu quả hai mặt trận chống dịch và phục hồi kinh tế.
Các cấp, các ngành cần nhận thức đúng mức độ nghiêm trọng và khẩn cấp của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, tuyệt đối không chủ quan, xác định nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế với phương châm “chống suy thoái kinh tế như chống giặc” như tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã được Thủ tướng khởi xướng trong phòng, chống dịch Covid-19.
Tình hình 6 tháng cuối năm dự báo sẽ rất thách thức, sức ép về kiểm soát lạm phát là rất lớn, thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giày... còn gặp rất nhiều khó khăn. Để kích thích tăng trưởng, phục hồi nhanh và thúc đẩy phát triển kinh tế, ngay lúc này chúng ta cần phải có những hành động nhanh, mạnh mẽ hơn.
Tăng trưởng GDP của quý II chỉ đạt 0,36%, mức thấp nhất trong cùng kỳ nhiều thập kỷ, là điều đáng quan tâm. Nền kinh tế chứng kiến sự đứt gãy thị trường xuất khẩu, thời gian chống dịch kéo dài, nhiều hoạt động bị ngừng trệ.
IMF dự báo tăng trưởng của thế giới ở mức âm 4,9% (thấp hơn 1,9 điểm phần trăm so với dự báo trước đó), WB dự báo âm 5,2% là mức giảm lớn nhất từ cuộc đại suy thoái những năm 1930, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đều dược dự báo tăng trưởng âm từ 5% đến 10%.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam chưa thể mở cửa trở lại với các quốc gia. Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu rất khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sản xuất được vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19. Nếu để dịch bùng phát trở lại trong nước thì hậu quả sẽ rất nặng nề, sẽ có nhiều doanh nghiệp bị tổn thương, tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản... ảnh hưởng rất lớn đến thành quả trong những năm gần đây và sẽ mất rất nhiều năm, nhiều chi phí để phục hồi, gây dựng lại nền kinh tế và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển cho đất nước.
Chúng ta đang kiểm soát thành công Covid-19 nhưng không được phép chủ quan, không được mất động lực trong bối cảnh đất nước an toàn trong khi nhiều nước còn đang vật lộn với dịch bệnh. Bối cảnh thế giới đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn đối với kinh tế Việt Nam nhưng cũng mở ra những cơ hội và động lực mới cho phát triển của nước.
Vì thế, vừa chống dịch nhưng vừa chống suy thoái, và phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng vì chính nó giúp giải cứu nhiều người dân, nhiều doanh nghiệp vốn đã hao mòn, hụt hơi vì đại dịch. Cho nên, “các đồng chí” phải nóng ruột lên, lo nỗi lo của thiên hạ chứ đừng thúc thủ để vinh thân.

Ikigai – Đi tìm lí do thức dậy mỗi sáng

Ikigai là gì?

CÁCH MÌNH DÙNG IKIGAI ĐỂ TÌM RA Ý NGHĨA CUỘC SỐNG

Hầu hết quỹ đầu tư trên TTCK Việt Nam đều thua lỗ trên 10% trong nửa đầu năm 2020

Do đặc điểm “đi tiền lớn” nên các quỹ được thống kê hầu hết phân bổ danh mục vào các cổ phiếu Bluechips trong VN30 (hoặc một vài Bluechips lớn khác nằm ngoài rổ), vì vậy biến động danh mục thường xoay quanh chỉ số này.
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong năm 2020 đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kết thúc phiên giao dịch 30/6, chỉ số VN-Index dừng tại 825,11 điểm, giảm 14,14% so với đầu năm.
Diễn biến kém tích cực của thị trường thời gian qua khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ và các quỹ đầu tư chuyên nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng. Thống kê cho thấy hầu hết các quỹ lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều ghi nhận hiệu suất âm từ 10% trở lên.

Vietnam Holding là quỹ có thành tích thấp nhất trong số các quỹ được thống kê với hiệu suất 6 tháng đầu năm âm 16,8%. Trước đó trong quý 1, Vietnam Holding cũng là quỹ có thành tích "tệ" nhất với mức âm gần 35%.
Quỹ ETF ngoại lớn nhất TTCK Việt Nam VNM ETF cũng có hiệu suất không mấy tích cực với NAV/Shares âm 15,95% trong nửa đầu năm nay. Trong khi đó, quỹ ETF ngoại khác là FTSE Vietnam ETF có thành tích tốt hơn khi NAV/Shares chỉ âm 12,7%.
Quỹ ngoại lớn nhất thị trường VEIL Dragon Capital ghi nhận mức âm 14,15%. Tương tự, các quỹ như KB Vietnam Focus Securities Feeder Investment, LionGlobal Vietnam Fund, KIM Vietnam Growth Securities…cũng có hiệu suất âm từ 12 đến 14%, tương đương biến động của VN-Index và VN30-Index.
Do đặc điểm "đi tiền lớn" nên các quỹ được thống kê hầu hết phân bổ danh mục vào các cổ phiếu Bluechips trong VN30 (hoặc một vài Bluechips lớn khác nằm ngoài rổ), vì vậy biến động danh mục thường xoay quanh chỉ số này.
Quỹ đầu tư hiệu quả nhất trong nửa đầu năm là VOF VinaCapital khi NAV/Shares chỉ âm 3%, thấp hơn nhiều mức giảm 14,14% của VN-Index12,35% với VN30 Index. Nguyên nhân VOF VinaCapital "chiến thắng" thị trường đến từ việc thời gian gần đây quỹ phân bổ danh mục sang trái phiếu, cũng như đầu tư vào các công ty tư nhân chưa niêm yết (Private Equity), qua đó giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán tới danh mục. Báo cáo cuối tháng 5/2020 cho biết tỷ trọng trái phiếu, Private Equity trong danh mục VOF VinaCapital vào khoảng 25%, trong khi tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, Upcom gần 75%.
Tundra Vietnam Fund cũng là một trong những quỹ hiếm hoi chiến thắng thị trường khi NAV/Shares nửa đầu năm 2020 chỉ âm 6,9%. Việc nắm giữ tỷ trọng lớn những cổ phiếu như FPT, HPG, HSG, VCB đã tác động tích cực tới danh mục quỹ. Pyn Elite Fund cũng có thành tích tốt hơn thị trường khi NAV/Shares chỉ giảm 10,7% trong nửa đầu năm nay nhờ việc nắm giữ tỷ trọng lớn cổ phiếu ngân hàng (trên 30%).
VFMVF1 do VFM quản lý cũng có hiệu suất tốt hơn thị trường khi NAV/Shares nửa đầu năm 2020 chỉ âm gần 11%. Tương tự như VOF VinaCapital, danh mục của VFMVF1 hiện nắm giữ khoảng 15% chứng khoán nợ (trái phiếu) và phái sinh, điều này giúp quỹ ít chịu ảnh hưởng từ thị trường chung hơn so với các quỹ 100% cổ phiếu.

Lập kế hoạch tài chính, chi tiêu để cuộc sống vững vàng

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng phải ngồi suy nghĩ về quản lý tài chính cá nhân. Sẽ có những người đang gặp vấn đề và vẫn còn đang lúng túng chưa biết trả lời ra sao? Việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo dựng thói quen tuyệt vời và có lợi cho cuộc sống của bạn.

Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch ngân sách thu chi. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là việc tạo ra bản kế hoạch khoa học giúp quản lý tiền bạc của cá nhân. Nó bao gồm toàn bộ các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của một cá nhân hoặc hộ gia đình.
Bạn có thể nhờ tới các chuyên gia hoạch định tài chính hoặc tự lập kế hoạch tài chính cá nhân tùy theo mục tiêu tiết kiệm và đầu tư ngắn hạn, dài hạn.

Quy tắc 50/20/30

Quy tắc 50/20/30 là một hướng dẫn phân chia tỷ lệ, theo đó bạn có thể có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình.

Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:
mẹo quản lý tài chính cá nhân

Nhóm 50% - Các nhu cầu yếu tố cần thiết

Bạn cần dành phần lớn tài chính cá nhân của mình cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đó sẽ là những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,...
Nếu các chi phí thiết yếu này vượt quá 50% thì bạn cần linh hoạt các khoản chi để hạn chế tối đa việc phải phá vỡ kế hoạch chi tiêu, trường hợp bất khả kháng bạn có thể cắt xén các khoản cho phí khác để phục vụ các nhu cầu thiết yếu.

Nhóm 30% - Nhu cầu chi tiêu cá nhân

Là các khoản chi cho cá nhân ngoài các danh mục thiết yếu mà bạn đã liệt kê ở nhóm trên bao gồm : du lịch, mua sắm, giải trí.
Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên, mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích luỹ lên.

Nhóm 20% - Mục tiêu tài chính

Đây là khoản dành để tích luỹ, đầu tư cho tương lai. Thông thường, nhóm này dùng để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,..) hay đầu tư cho giáo dục để có một vị trí tốt hơn cho tương lai. Giá trị khoản này càng lớn thì cuộc sống của bạn khi về hưu càng được đảm bảo.
Nếu bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn thu nhập dành cho chi phí thiết yếu và 20% hoặc lớn hơn dành cho mục tiêu tài chính, bạn sẽ có thể trả nợ nhanh hơn, ngược lại bạn sẽ ít phải lo lắng hơn khi bước vào tuổi nghỉ hưu. "Nghỉ hưu" có thể là một khái niệm không cần thiết ở tuổi 20, 30 nhưng hãy nhớ bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái bấy nhiêu khi không phải nghĩ đến chuyện tích cóp hằng ngày.

Công thức “6 cái lọ”

Cũng giống như quy tắc  “ 50: 30: 20 “ quy tắc 6 cái lọ giúp bạn có kế hoạch chi tiết hơn về các khoản thu chi và chủ động hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân.

1. QUỸ TỰ DO TÀI CHÍNH: 10%

Mục đích của quỹ này, bạn có thể tạo ra một cuộc sống như bạn muốn, không phụ thuộc vào người khác. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho ban, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn. Không bao giờ được sử dụng nguồn này cho việc khác.

2. QUỸ TIẾT KIỆM DÀI HẠN: 10%

Sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn để thực hiện những ước mơ của bạn. Điều quan trọng không phải là bạn làm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền. Quỹ này được sử dụng để xây dựng ước mơ, không phải là tiết kiệm cho lúc khó khăn. Hãy nhớ lấy điều đó nhé!

3. QUỸ GIÁO DỤC NGẮN HẠN: 10%

Bạn cần quỹ EDU để rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDU để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

4. QUỸ NHU CẦU THIẾT YẾU: 55%

Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống, gồm những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,
Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.

5. QUỸ HƯỞNG THỤ: 10%

Tác dụng của tài khoản này là dành cho việc tự thưởng cho bản thân và nếu bạn được hưởng thụ tiền của mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiếm thêm nhiều tiền. Hãy tự thưởng cho bản thân mình những món quà mà bạn yêu thích, đó  có thể là một chiếc áo mới, một buổi ăn uống, tụ tập cùng bạn bè và người thân, đi du lịch hay xem một bộ phim ở rạp,…..

6. QUỸ CHO ĐI: 5%

Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn…

Hãy linh hoạt trong việc cân đối tài chính và dành cho bản thân những trải nghiệm, nên nhớ đừng vội vàng để thấy kết quả. Bản thân bạn cần có thời gian để thích ứng. Nếu con số của kế hoạch đang gây khó khăn cho bạn, hãy xem lại và sửa chữa nếu cần nhưng đừng làm nó trong khoảng thời gian quá ngắn.
Có rất nhiều cách để lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả mà bạn có thể tìm hiểu được thông qua báo chí, internet, bạn bè… Tuy nhiên, hãy áp dụng chúng sao cho phù hợp với bản thân, đi kèm với một thái độ chủ động. Cuộc sống của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều và có thêm thời gian cùng bạn bè, người thân và tự do tận hưởng cuộc sống mà không phiền muộn chuyện tiền bạc.

Hoa Sen tính phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược

Ban lãnh đạo Hoa Sen khẳng định giá phát hành sẽ cao hơn giá trị sổ sách tại thời điểm thực hiện và không dưới 12.000 đồng.

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa thông báo triệu tập đại hội cổ đông bất thường vào đầu tháng 8 tại TP HCM để thông qua chủ trương phát hành cổ phần cho đối tác chiến lược.

Kế hoạch được đưa ra khi thị giá HSG đang duy trì xu hướng vận động tích cực sau vùng đáy cuối tháng 3. Cổ phiếu này tăng từ 4.330 đồng lên vùng giá 12.000 đồng với thanh khoản bình quân mỗi phiên hơn 10 triệu đơn vị.

Ban lãnh đạo Hoa Sen cho biết, công ty không phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhà đầu tư tài chính. Thay vào đó, công ty sẽ chọn "các công ty có cùng tầm nhìn chiến lược, có năng lực tài chính, quản lý và uy tín tốt trên thị trường" để cùng khai thác lợi ích sẵn có của hệ thống 536 cửa hàng.
Phiên họp thường niên của Hoa Sen vào đầu tháng 1/2020. Ảnh: Thùy Dung.

"Vì không chịu áp lực tài chính và dòng tiền phục vụ sản xuất kinh doanh nên công ty không phát hành cổ phần bằng mọi giá", đại diện Hoa Sen nói, đồng thời cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tăng vốn nhằm mở rộng danh mục sản phẩm, cải thiện doanh thu và lợi nhuận.
Vị này cũng khẳng định, giá phát hành sẽ cao hơn giá trị sổ sách tại thời điểm thực hiện và không dưới 12.000 đồng. Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên (tính đến ngày 31/3) của Hoa Sen ghi nhận giá trị sổ sách cổ phiếu xấp xỉ 13.800 đồng. Giá trị sổ sách, theo ban lãnh đạo, sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối niên độ bởi tình hình lợi nhuận sau thuế vẫn khả quan.
Trong thông báo mới đây, Hoa Sen cho hay doanh thu tháng 5 đạt trên 2.470 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 112 tỷ đồng. Luỹ kế 8 tháng đầu niên độ tài chính 2019-2020, công ty ghi nhận doanh thu xấp xỉ 17.700 tỷ đồng và lãi trước thuế 584 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 61%146% kế hoạch cả năm.
HSG ngay sau đó bật mạnh lên vùng giá cao nhất trong vòng hai năm. Cổ phiếu này sáng nay điều chỉnh nhẹ, giảm 0,4% so với tham chiếu và xuống 11.950 đồng.

Bị phạt 1,7 tỷ đồng vì thao túng cổ phiếu

Công ty Tân Thành Đô và ông Ngô Văn Cường bị phạt tổng cộng 1,7 tỷ đồng vì sử dụng 22 tài khoản tạo cung cầu giả, thao túng cổ phiếu CTF.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính 1,2 tỷ đồng với Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Thành Đô và phạt 550 triệu đồng với ông Ngô Văn Cường. Lý do là Tân Thành Đô và ông Cường đã sử dụng 22 tài khoản chứng khoán để giao dịch tạo cung cầu giả, thao túng cổ phiếu CTF của Công ty cổ phần City Auto.

Tuy nhiên, căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, Ủy ban chứng khoán cho biết không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi thao túng cổ phiếu này.

Theo báo cáo thường niên 2019, Tân Thành Đô là cổ đông lớn nhất của City Auto với việc nắm giữ hơn 13,3% vốn. Công ty này được thuyết minh là người có liên quan đến thành viên HĐQT Nìm Vuồn Phu trong báo cáo của City Auto.

Trong khi đó, ông Ngô Văn Cường cũng từng nằm trong nhóm cổ đông lớn của City Auto. Tuy nhiên, cổ đông này đã liên tục bán ra cổ phiếu CTF trong tháng 6. Theo báo cáo giao dịch gần nhất, ông Cường chỉ còn sở hữu gần 1,9% vốn của City Auto, cùng người có liên quan sở hữu gần 4,8%.

Trên thị trường, cổ phiếu CTF đi ngang trong vùng giá 20.500-21.500 đồng trong hai tháng gần đây. Đến phiên gần nhất, thị giá mã này đứng ở mức 20.900 đồng.

City Auto là một trong hai công ty dẫn đầu thị phần phân phối xe mang thương hiệu Ford và Hyundai tại thị trường Việt Nam. Đến cuối năm 2019, công ty này có tổng tài sản hơn 1.500 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm gần nhất đạt lần lượt 6.479 tỷ54,8 tỷ đồng.