Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Kinh doanh quần áo, thời trang

Quần áo thời trang nói cho đúng thì không còn là xu hướng kinh doanh nữa, nhưng năm 2023 bạn vẫn có thể tiếp tục đầu tư kinh doanh mặt hàng này đảm bảo vẫn kiếm lời bình thường, nhưng cần phải đảm bảo được 3 yếu tố: Thị trường, Nguồn hàng và Kinh nghiệm kinh doanh. Xu hướng thị trường thời trang 2023
Kinh doanh gì năm 2023 bạn cũng phải nhớ điều này: Hãy khảo sát thị trường và tìm được thị trường ngách cho mình. Sau đó bạn mới quyết định được bán gì là phù hợp và có tiềm năng. Đừng dại dột buôn bán, kinh doanh theo cảm tính, đôi khi sản phẩm bạn thích nhưng thị trường không thích. Tôi đã có một bài chia sẻ khá chi tiết về cách thức tìm hiểu thị trường và một kế hoạch hoàn chỉnh từ A- Z cho bất cứ bạn nào đang muốn kinh doanh quần áo. Các bạn có thể tìm đọc lại trong bài viết Chia sẻ kinh nghiệm và các bước mở shop quần áo hoàn chỉnhNguồn hàng

Sản phẩm chất lượng, không mang tính đại trà. Nếu các sản phẩm bạn nhập mà giống như hàng chợ có bán sẵn, thì thà người mua đi ra chợ mua hàng có khi còn được trả giá thoải mái, sợ hàng tận tay và thoải mái thử đồ, họ sẽ không chọn mua quần áo online, khi mà niềm tin của người Việt Nam vào thương mại điện tử vẫn còn quá thấp.
Để có sản phẩm tốt thì bạn phải tìm được nguồn hàng quần áo tốt. Nguồn hàng quần áo có thể là nhập trong nước hoặc nước ngoài. Với các bạn ở xung quanh khu vực Hà Nội có thể tìm đến các chợ đầu mối quần áo Ninh Hiệp hoặc An Đông, Đồng Xuân để lấy hàng. Bạn có thể đọc bài viết Chia sẻ các mối lấy hàng quần áo giá sỉ để tham khảo.


Bán quần áo online - Cơ hội kinh doanh cho các bạn trẻ

Với các bạn thích hàng thùng thì tham khảo các địa chỉ nguồn hàng trong bài Tổng hợp một số mối quần áo hàng thùng.

Nếu muốn nhập hàng nước ngoài thì bạn đừng quên xem bài viết Tổng hợp các mối nguồn hàng quần áo nước ngoài. Trong mỗi bài viết, Sapo.vn cũng nêu khá chi tiết từng chợ, quốc gia, và các kinh nghiệm thực tế làm sao để lấy được hàng chất lượng nhất.Kinh nghiệm kinh doanh thời trang online

Kinh nghiệm kinh doanh quần áo thì có rất nhiều, nhưng trước tiên bạn hãy đọc bài viết 7 tuyệt chiêu để kinh doanh quần áo online hiệu quả nhé. Đây là những kinh nghiệm được nhiều người áp dụng và đã thành công, bạn hãy thử nhé.

Doanh thu chuỗi siêu thị, cửa hàng WinMart giảm

Năm ngoái, WinCommerce - đơn vị chủ quản chuỗi siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ lỗ 445 tỷ đồng dù doanh thu giảm nhẹ 5%.

Thông tin này được Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại tổng hợp Wincommerce (WCM) đề cập trong báo cáo về tình hình tài chính gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Đến hết 31/12, vốn chủ sở hữu của Wincommerce đạt 3.978 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả, dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu lần lượt ở mức 3,6 lần và 1,12 lần - đều giảm so với cuối năm 2021.

Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 vẫn âm hơn 445 tỷ đồng. Khoản lỗ này tăng gấp 3 lần năm trước đó. Như vậy, chuỗi siêu thị WinMart, cửa hàng tiện lợi WinMart+ vẫn chưa thể ngắt mạch lỗ sau khi về tay Masan từ cuối năm 2019.

Đến tháng 1/2022, toàn bộ bộ cửa hàng, siêu thị VinMart đồng loạt được đổi tên thành WinMart. Thời điểm đó, lãnh đạo WCM cho biết đã tái cấu trúc thành công, cải thiện hiệu quả chuỗi này.

Theo báo cáo thường niên Masan, năm 2022, WCM đạt doanh thu 29.369 tỷ đồng giảm nhẹ so với 2021. Tuy nhiên, công ty cho biết trong điều kiện bình thường, không tính đến ảnh hưởng của hoạt động tích trữ hàng tiêu dùng thời kỳ Covid-19, doanh thu của WCM tăng 6,4% trong năm 2022.

Trong đó, chuỗi cửa hàng WinMart+ đóng góp hơn 19.800 tỷ đồng. Hết năm ngoái, WCM có 3.268 cửa hàng WinMart+ và 130 siêu thị Winmart, tăng lần lượt 730 và 8 cơ sở so với 2021.

Năm nay, WCM sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà cung cấp đầu tư vào sản phẩm dịch vụ dành cho người tiêu dùng, đảm bảo cạnh tranh về giá và tăng cường chương trình thẻ hội viên WIN. Qua đó giúp doanh thu cửa hàng LFL (mở trước năm 2021) dự kiến tăng 5-10%.

Đấu giá cổ phiếu LienVietPostBank ế khách

VNPost lần thứ hai đấu giá 140 triệu cổ phiếu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký mua.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) dự kiến tổ chức phiên đấu giá cổ phần LPB của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu vào ngày 21/4.

Tuy nhiên đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc, HNX cho biết không có nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần. Do đó, phiên đấu giá cổ phần LPB không đủ điều kiện tổ chức.

Việc thoái vốn khỏi LienVietPostBank gặp nhiều thách thức một phần do mức giá VNPost chào bán không hấp dẫn.

Theo kế hoạch, VNPost dự kiến bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phiếu LPB giá khởi điểm 22.908 đồng một cổ phiếu, cao hơn tới 60% so với thị giá của LPB chốt phiên 14/4.

Cách đây một năm, VNPost cũng từng chào bán hơn 122 triệu cổ phiếu LPB với giá khởi điểm 28.930 đồng một cổ phiếu, tuy nhiên chỉ có 7 cá nhân đăng ký mua 800 cổ phiếu. Không có nhà đầu tư tổ chức nào tham gia đấu giá.

Lãnh đạo của Ngân hàng bưu điện Liên Việt từng lý giải việc VNPost thoái vốn khó khăn do trùng vào thời điểm thị trường không thuận lợi. Trong khi đó, số cổ phiếu LPB do VNPost sở hữu đã được định giá và không được bán thấp hơn mức này.

Tại phiên đại hội cổ đông sắp tới, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt muốn xin ý kiến cổ đông đổi tên viết tắt từ "LienVietPostBank" thành "LPBank", do tên viết tắt hiện nay đang quá quá nhiều ký tự, khó phát âm, hiệu ứng truyền thông không cao.

Từ cuối 2022 đến nay, nhà băng này cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi về dàn nhân sự thượng tầng.

Cuối năm ngoái, ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thuỵ) được bầu làm chủ tịch ngân hàng, thay thế cho Huỳnh Ngọc Huy.

Tháng 3 năm nay, ông Phạm Doãn Sơn - người đã gắn bó với ngân hàng từ năm 2008, xin từ nhiệm vị trí tổng giám đốc vì nguyện vọng cá nhân. Cũng trong khoảng thời gian này, LienVietPostBank công bố thông tin ký hợp đồng lao động với ông Đoàn Nguyên Ngọc (em rể bầu Thuỵ) và ông Nguyễn Văn Thuỳ (em trai bầu Thuỵ), vốn là nhân sự chủ chốt tại Công ty bảo hiểm Xuân Thành.

Bất động sản đầu cơ giảm giá mạnh

Giữa tháng 4, các loại nhà đất tích trữ chờ tăng giá chịu cảnh ế ẩm, hạ giá 30-50%, nhiều chủ tài sản đang phải cắt lỗ để thoát hàng do ngộp tài chính.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy gần 12 tháng qua, bất động sản đầu cơ, giữ hàng chờ tăng giá (không phục vụ nhu cầu ở thật, khai thác tiêu dùng) đều lần lượt giảm giá mạnh. Nhà phố, biệt thự, đất nền và cả căn hộ hình thành trong tương lai giảm giá bình quân 15-20%, mức giảm sâu đã ghi nhận được 25-30%, cá biệt có một số trường hợp rớt giá kịch sàn là 50% so với quý II/2022.

Tuy hạ giá, thanh khoản toàn thị trường vẫn trầm lắng từ tháng cuối năm ngoái, kéo dài sang đầu quý II/2023. Hiện đà giảm giá chưa có dấu hiệu dừng lại, người mua vẫn ngầm mặc cả bằng cách đứng ngoài chờ bắt đáy.

Trong khi đó, bất động sản phục vụ nhu cầu ở thật, mua để ở, hoặc có thể khai thác sử dụng ngay (được xếp vào nhóm bất động sản tiêu dùng) giá đi ngang; có một số trường hợp giá bị điều chỉnh nhưng không nhiều, mức giảm trên dưới 5-7%.

Theo chuyên gia, bất động sản tiêu dùng phục vụ nhu cầu ở thật nằm trong nhóm tương đối an toàn trong bối cảnh thị trường khủng hoảng, ngược lại phân khúc đầu cơ bị xếp vào nhóm rủi ro cao.

Ông Lê Quốc Kiên, chuyên gia bất động sản độc lập nhận định hiện sóng đầu cơ đã đứt, thị trường ngủ đông, thanh khoản lao dốc. Thời kỳ tiền rẻ đã qua, lãi suất neo cao giữa lúc thị trường trầm lắng là những thách thức rất lớn đối với nhóm bất động sản đầu cơ, dẫn đến làn sóng cắt lỗ, rớt giá là kịch bản đã được dự báo trước.

Ông Kiên phân tích, tình trạng nhà đất nằm im chờ tăng giá bị mất thanh khoản năm 2022-2023 phản ánh đúng thực trạng bong bóng đầu cơ tài sản tích tụ nửa thập kỷ qua. Giai đoạn 2016 - 2020, bất động sản tăng giá liên tục, thậm chí một vài vùng xa còn chứng kiến giá nhà đất lập đỉnh vào cuối năm 2021. Điều này đã làm nhiều người lao vào như một cuộc chơi tài chính quá đà, không có kiểm soát. Thời điểm đó, người đầu cơ nhà đất mua với mục đích chờ tăng giá và họ chỉ quan tâm đến khả năng sinh lời ra sao.

Thị trường nhà đất huyện Củ Chi, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Một số nhà đất tại huyện Củ Chi, thuộc vùng ven TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy nhiên, khả năng tăng giá tài sản hầu hết chỉ là kỳ vọng dựa trên lịch sử tăng giá trong quá khứ, được tô vẽ bằng lời quảng cáo của môi giới, tin đồn các siêu dự án hay ăn theo sóng hạ tầng khu vực. Khi sốt đất, các bất động sản vùng xa còn khá rẻ, có dư địa tăng giá nhiều hơn các loại có nhu cầu sử dụng thực nhờ vào chiêu bơm thổi. Song "sân khấu dần hạ màn" khi thị trường giảm tốc, mất thanh khoản, tài sản rớt giá.

Đầu quý II/2022, thị trường khó khăn trầm lắng đến nay. Ông Kiên nhìn nhận, khi kinh tế bắt đầu bộc lộ nhiều khó khăn, túi tiền của đại đa số người dân đều sụt giảm. Thêm lãi suất neo cao, nhà đầu tư ngộp tài chính, có khuynh hướng thu tiền mặt về để giảm nợ và cơ cấu lại dòng vốn. Những tài sản đầu cơ không tạo ra giá trị dòng tiền sẽ bị đưa vào diện thanh lý trước tiên, dẫn tới lượng nhà đất cần bán nở rộ.

"Càng bán càng ế, càng ôm lâu càng nặng gánh lãi vay, rủi ro thêm chồng chất, dẫn đến nhóm bất động sản đầu cơ phải giảm giá đột biến 30-50% nhưng vẫn vắng khách mua", ông Kiên nói.

Cùng quan điểm, ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC), cho rằng thị trường bất động sản nặng tính đầu cơ ngày càng lộ rõ 2 đặc trưng điển hình. Thứ nhất, mua nhà, đất vì bài toán sinh lời bất chấp pháp lý non (chưa hoàn chỉnh), dùng đòn bẩy tài chính quá đà và không cân nhắc khả năng sử dụng thực tế của tài sản. Thứ hai, mua theo hiệu ứng đám đông nhưng thiếu kiến thức thị trường.

Theo ông Nghĩa, cục diện nhà đất đầu cơ bị rớt giá như hiện nay cho thấy các chủ tài sản đang phải trả giá cho một giai đoạn dài mua sắm dễ dãi, thiếu thận trọng, thậm chí liều lĩnh. Khi thị trường nóng sốt họ thắng nhờ ăn may, nhưng khi thị trường biến động, xuất hiện nhiều khó khăn hơn, họ phải giảm giá, cắt lỗ để mong thoát hàng.

Ông Nghĩa dự báo nhóm tài sản đầu cơ sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong những quý tới vì thị trường chưa xác định được dấu hiệu phục hồi ngắn hạn.

Lãnh đạo một công ty bất động sản có dự án tại khu Đông TP HCM nhìn nhận thị trường đang trong chu kỳ ảm đạm kéo dài, các tài sản phân bổ dòng tiền không hợp lý buộc phải giảm giá, cắt lỗ nhằm thoát hàng là cách giới đầu cơ buông bỏ bớt gánh nặng để vượt bão.

Theo ông, giới đầu cơ không chỉ thu hẹp ở những nhà đầu tư cá nhân mà còn mở rộng ra nhóm nhà đầu tư tổ chức (các doanh nghiệp địa ốc, chủ dự án). Trong bối cảnh thị trường địa ốc đóng băng, nghẽn dòng tiền, bên cạnh nhóm tài sản đầu cơ nhỏ lẻ giảm giá trên thị trường thứ cấp còn có thị trường ngầm mua bán dự án tích trữ quỹ đất của các chủ đầu tư mất thanh khoản. Ông tiết lộ mức giảm giá các dự án đầu cơ này lên đến 50%, chủ yếu do bên mua ép giá vì biết bên bán cần tiền.

"Thanh khoản của thị trường tài sản đầu cơ hiện rất thấp dù giá điều chỉnh mạnh. Bên bán và bên mua mặc cả, giằng co khốc liệt. Đây là cái giá phải trả cho nửa thập kỷ chạy đua tích trữ nhà đất một cách dễ dãi ở cấp cá nhân lẫn tổ chức", ông nói.

Ngược lại, các bất động sản phục vụ nhu cầu thật, mua để ở ít biến động và ổn định hơn. Theo các chuyên gia, vì mua để sử dụng nên nhu cầu bán ra ít, các trường hợp giảm giá vẫn diễn ra do chịu tác động tâm lý toàn thị trường nhưng chỉ điều chỉnh trong biên độ hẹp và không rơi vào cảnh nháo nhào thoát hàng cắt lỗ.

Ông Kiên dự báo thời gian tới, người mua ưu tiên bất động sản đạt tiêu chí sử dụng ngay, giữ giá tốt, an toàn, có khả năng thanh khoản (có thể bán nhanh được) và đà giảm giá của nhóm bất động sản đầu cơ sẽ còn tiếp diễn.

Vũ Lê

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

Elon Musk tìm cách thoát vụ kiện 258 tỷ USD

Musk bị tố dụ nhiều người đầu tư vào Dogecoin và bị đòi bồi thường 258 tỷ USD, nhưng nhóm luật sư của ông nói thân chủ không lừa đảo.

Theo Reuters, trong đơn trình lên tòa án liên bang Manhattan, nhóm luật sư của Elon Musk mô tả vụ kiện của nhà đầu tư Dogecoin là "tác phẩm hư cấu". Những dòng tweet như "Dogecoin Rulz" hay "Doge muôn năm" của CEO Twitter là vô thưởng vô phạt, không thể tác động đến thị trường.

"Không có gì bất hợp pháp khi đăng lời ủng hộ trên Twitter hoặc chia sẻ vài bức ảnh vui về một loại tiền số có vốn hóa thị trường gần 10 tỷ USD. Tòa nên chấm dứt sự tưởng tượng của nguyên đơn và bác bỏ khiếu nại", các luật sư của Musk viết.

Ngược lại, Evan Spencer, luật sư của nhóm nhà đầu tư Dogecoin, khẳng định trong email: "Chúng tôi tự tin hơn bao giờ hết rằng vụ kiện sẽ thành công".

Elon Musk bị kiện vì thao túng giá tiền số. Ảnh: AP.

Elon Musk bị kiện vì thao túng giá tiền số. Ảnh: AP.

Trước đó, nhiều nhà đầu tư tố CEO Twitter cố tình đẩy giá Dogecoin lên mức phi lý, với mức tăng hơn 360 lần trong hai năm, dù Musk biết đồng tiền số này không có nhiều giá trị.

Trên Twitter, tỷ phú gốc Nam Phi từng nói đang làm việc với các nhà phát triển của Dogecoin nhằm cải thiện hệ thống, giúp tiền số này sở hữu tiềm năng đáng hứa hẹn. Trong đợt lao dốc của thị trường tháng 3/2022, Musk khẳng định trên Twitter rằng ông sẽ không bán các tiền số đang nắm giữ, gồm Bitcoin, Ethereum và Dogecoin.

Đến tháng 6/2022, Musk bị nhà đầu tư Keith Johnson tố tạo ra mô hình đa cấp để lừa nhiều người mua Dogecoin. Johnson đòi bồi thường 85 tỷ USD vì đã tin Musk và các công ty của ông khi đầu tư vào Dogecoin. Tuy nhiên, dựa trên sự sụt giảm của tiền số này kể từ tháng 5/2021, ông muốn số tiền gấp ba, tức 258 tỷ USD, cũng như đề nghị tòa án cấm Musk nhắc đến Dogecoin trong tương lai.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap ngày 1/4, giá Dogecoin đang được giao dịch quanh mức 0,07 USD, với vốn hóa thị trường đạt khoảng 10,6 tỷ USD.

Mất tiền vì bảo hiểm

 Mới đây diễn viên Ngọc Lan vừa khóc vừa kể chuyện đã bị tư vấn mập mờ về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, khiến cô lầm tưởng rằng nộp vào 7 tỷ đồng sau 10 năm sẽ nhận được 10 tỷ.

Sự việc chưa rõ đúng sai, Ngọc Lan đã nhận hàng loạt chỉ trích, phổ biến nhất là nhận định cho rằng cô "thiếu hiểu biết", từ nhiều người trong giới kinh doanh bảo hiểm.

Khi tôi và đồng nghiệp thảo luận về những bất cập của thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, một số vụ việc được nêu lại như hiện tượng khách gửi tiết kiệm tại một ngân hàng lại biến thành mua bảo hiểm, mà Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa chuyển đơn tố cáo của công dân sang Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.

Hai câu chuyện có một số điểm chung. Thứ nhất là khách hàng đều cho biết họ bị tư vấn sai lệch hoặc không đầy đủ. Những khách hàng "gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm" nói họ không có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ. Còn diễn viên Ngọc Lan thừa nhận không đọc kỹ hợp đồng, tin vào người tư vấn, nên hiểu sai về lợi ích của hợp đồng bảo hiểm mình ký. Tiếp đó, khi sự việc diễn ra, người mua bảo hiểm đối mặt với rất nhiều chỉ trích, liên quan tới việc không đọc kỹ hợp đồng.

Có nhiều khía cạnh cần bàn, nhưng dưới góc nhìn chuyên ngành kinh tế, tài chính, tôi thấy nổi lên ba vấn đề chính.

Đầu tiên, khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính cần đọc kỹ hợp đồng. Không nên tin tưởng hoàn toàn vào bất kỳ ai, dù tư vấn viên là người thân. Như tôi từng đề cập trong bài "Ai trả tiền trái phiếu?", lòng tin và sự nể nang dễ khiến người mua tự đưa chân vào tình thế nguy hiểm. Còn nhân viên tư vấn vì áp lực doanh số và sự cám dỗ của khoản hoa hồng, sẽ bất chấp mà tiến hành giao dịch. Khi có khúc mắc, khách hàng trách nhân viên tư vấn sai lệch, còn nhân viên trách khách hàng không đọc kỹ hợp đồng.

Vấn đề thứ hai là ai sẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sản phẩm tài chính trong những trường hợp này? Ở Anh, nơi tôi đang sống, nếu tôi nghĩ tôi bị ngân hàng hay tổ chức bảo hiểm bán cho sản phẩm không phù hợp, tôi có thể báo lên cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tài chính gọi là Financial Ombudsman. Họ sẽ làm trung gian đánh giá đúng, sai. Nếu họ kết luận tôi bị bán sai sản phẩm tài chính, thì công ty bảo hiểm cần có hành động để xử lý tình huống.

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể khởi kiện công ty. Một trong những vụ kiện lớn nhất diễn ra khi hàng triệu người Anh bị bán cho các hợp đồng bảo hiểm thanh toán (PPI) mà họ không cần trong giai đoạn 1990-2010. Kết quả là các ngân hàng và công ty bảo hiểm liên quan phải bồi thường nhiều tỷ bảng Anh. Hiện nay, mỗi năm, một vài công ty bảo hiểm và ngân hàng vẫn phải trích lập hàng chục triệu đến trăm triệu bảng Anh để dự phòng cho các nghĩa vụ phát sinh liên quan sai sót trong thập kỷ trước.

Bồi thường khách hàng là một chuyện, hàng năm cơ quan quản lý vẫn điều tra lại trách nhiệm của công ty và bất kỳ sự thiếu sót do cơ chế quản lý nội bộ nào gây ra sẽ tiếp tục bị phạt nhiều triệu bảng. Chế tài nặng như vậy giúp giảm thiểu các hành vi bán cho khách những sản phẩm họ không cần đến.

Hai vấn đề nêu trên liên quan trách nhiệm của khách hàng và cơ chế pháp lý bảo vệ khách hàng. Còn một mảnh ghép quan trọng khác là đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người tư vấn hay "người bán" sản phẩm.

Cách những người bán bảo hiểm nặng lời với Ngọc Lan cho thấy chất lượng và đạo đức của một bộ phận người tư vấn bảo hiểm nói riêng và tư vấn tài chính nói chung. Thái độ mỉa mai hay sử dụng ngôn từ chỉ trích nặng nề khách hàng là điều cấm kỵ.

Bảo hiểm là sản phẩm tài chính có nhiều thuật ngữ, khái niệm không gần gũi với người ngoài ngành. Ngay cả nhiều chuyên gia tài chính và pháp luật không chuyên mảng bảo hiểm cũng gặp khó. Vì vậy, sản phẩm này cần đội ngũ tư vấn chuyên biệt. Việc đẩy hết trách nhiệm cho khách hàng không phù hợp cả về tình và lý.

Tìm hiểu kỹ về hình thức bancassurance - phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng ở Việt Nam, tôi nhận thấy một bộ phận nhân viên tư vấn sản phẩm tài chính đang hoạt động như đội ngũ bán hàng: tập trung "chốt deal", không am hiểu sản phẩm và không đầu tư vào chất lượng tư vấn cho khách. Chính vì vậy, những câu chuyện như của diễn viên Ngọc Lan, hay tình trạng gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm hay mua trái phiếu cứ thế diễn ra. Trách nhiệm chăm sóc khách hàng của các tổ chức trung gian bán hàng và doanh nghiệp bán sản phẩm chưa được thể hiện rõ ràng.

Sau mỗi vụ việc, các tổ chức vẫn khẳng định chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh". Nhưng khi liên tiếp nhiều trường hợp tương tự xảy ra, nó trở thành lời cảnh báo có hệ thống về dịch vụ tư vấn và bán sản phẩm tài chính. Các tổ chức cung cấp hay trung gian bán hàng không thể phủi sạch trách nhiệm.

Chính phủ đồng ý đề xuất giảm VAT về 8% đến hết năm

Chính phủ đồng ý với đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) và yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương chuẩn bị để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Cụ thể, Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2614 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về đề xuất miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2023 của Bộ Tài chính.

Theo đó, Chính phủ đồng ý về nguyên tắc Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về giảm VAT theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Bộ Tài chính cần nhanh chóng phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ dự án Nghị quyết để trình các cấp có thẩm quyền đảm bảo đúng quy trình, trình tự, thủ tục. Trong hồ sơ nêu rõ căn cứ, cơ sở, sự cần thiết để đề xuất xây dựng, ban hành dự thảo Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, báo cáo Chính phủ trước ngày 25/4.

Về việc tiếp tục giảm các khoản thu phí, lệ phí, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ động thực hiện việc xây dựng văn bản về giảm các khoản thu phí, lệ phí theo đúng quy định.

Chính phủ đồng ý đề xuất giảm VAT về 8% đến hết năm - 1

Bộ Tài chính đề xuất giảm VAT với tất cả hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% còn 8% (Ảnh: Tiến Tuấn).

Trước đó, Bộ Tài chính có văn bản gửi Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm VAT trong năm 2023 nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh sớm phục hồi và phát triển trở lại để đóng góp cho ngân sách.

Cụ thể, Bộ này đề xuất giảm 2% mức thuế suất VAT với tất cả hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% về còn 8%; giảm 20% mức tỷ lệ % để tính VAT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu VAT 10%.

Dự kiến thời gian áp dụng sẽ được tính từ khi chính sách được ban hành đến hết năm nay. 

Đánh giá tác động của việc giảm thuế lần này, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến số giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 5.800 tỷ đồng mỗi tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì tương đương khoảng 35.000 tỷ đồng.

Giá iPhone 14 Pro Max giảm sâu và cuộc chiến khốc liệt giữa các đại lý

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá iPhone 14 Pro Max liên tục giảm sâu. Điều đó khiến cho việc kinh doanh sản phẩm này gần như không có lãi.

Giá iPhone 14 Pro Max giảm chưa từng có

Thế hệ iPhone 14 chính thức lên kệ tại thị trường Việt Nam từ giữa tháng 10/2022. Vào thời điểm mở bán, 
iPhone 14 Pro Max đã liên tục rơi vào tình trạng thiếu hàng. Thậm chí, đến cuối tháng 11, Apple còn phải tăng giá bán của mẫu máy này do những hạn chế về nguồn cung. Động thái trên được xem là hy hữu và chưa từng có tiền lệ.

Giá iPhone 14 Pro Max giảm sâu và cuộc chiến khốc liệt giữa các đại lý - 1

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá iPhone 14 Pro Max liên tục giảm sâu tại Việt Nam (Ảnh: Huy Nguyễn).

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, thị trường đã thay đổi hoàn toàn, kéo theo giá iPhone 14 Pro Max liên tục giảm sâu. Hiện tại, iPhone 14 Pro Max đang được các đại lý chào bán với mức giá từ 26,8 triệu đồng cho phiên bản 128 GB. Mức giá trên còn chưa bao gồm các chương trình khuyến mãi khác khi khách hàng thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc ví điện tử.

"Hiếm có khi nào giá bán iPhone được điều chỉnh về mức hợp lý như thế này chỉ sau gần nửa năm ra mắt. Dù cuộc chiến về giá iPhone giữa các hệ thống bán lẻ đang diễn ra khốc liệt, nhưng sẽ rất khó để giảm thêm trong thời gian tới bởi giá iPhone 14 Pro Max hiện tại đã sát với giá nhập", bà Phùng Phương - đại diện truyền thông của hệ thống Di Động Việt, cho biết.

Cũng theo chia sẻ từ các đại lý, việc giảm giá bán đang giúp cho doanh số của iPhone 14 Pro Max tăng trưởng ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường di động đang đi xuống như hiện nay. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít khó khăn cho nhà bán lẻ.

"Mức giá thấp kỷ lục như vậy đã có những ảnh hưởng trực tiếp tới biên lợi nhuận của các nhà phân phối, nhà bán lẻ và chúng tôi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, mức giá này là tương đối phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Một mặt, việc giảm giá sẽ giúp kích cầu mua sắm, tăng thêm sự sôi động cho thị trường. Mặt khác, người dùng sẽ có cơ hội sở hữu sản phẩm tốt với mức giá dễ tiếp cận hơn", bà Phan Thị Kim Quyên - đại diện truyền thông hệ thống Minh Tuấn Mobile, chia sẻ.

Cuộc chiến khốc liệt giữa các đại lý

Những năm trước, giá bán của cùng một phiên bản iPhone giữa các đại lý khác nhau có thể chênh lệch từ một cho đến vài triệu đồng, tùy theo từng phiên bản bộ nhớ hoặc màu sắc.

Sự chênh lệch này đến từ nhiều yếu tố như định hướng kinh doanh, chính sách bán hàng hay hậu mãi khác nhau của mỗi hệ thống. Theo khảo sát của PV Dân trí tại nhiều đại lý, tình trạng trên hiện đã không còn diễn ra.

Giá iPhone 14 Pro Max giảm sâu và cuộc chiến khốc liệt giữa các đại lý - 2

Giá iPhone 14 Pro Max tại các đại lý hiện không còn nhiều chênh lệch như trước đây (Ảnh: Thế Anh).

"Trước đây, tùy theo từng đại lý mà giá bán của một chiếc iPhone có thể chênh lệch lên tới 4 triệu đồng. Lý do cho sự chênh lệch này đến từ chi phí vận hành và định hướng kinh doanh của mỗi hệ thống", ông Tuấn Minh - Quản lý ngành hàng Apple tại Hoàng Hà Mobile, chia sẻ.

Ông Minh nói thêm rằng trong nửa đầu năm 2023, tình hình kinh tế có nhiều biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, khiến cho các đại lý phải liên tục đưa ra chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng. Điều này vô tình đã đẩy cuộc chiến về giá iPhone diễn ra một cách gay gắt hơn.

Gần đây nhất, tại đại hội cổ đông của Thế Giới Di Động (MWG) diễn ra vào ngày 8/4, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch MWG, khẳng định hệ thống này sẽ thay đổi chính sách, không để chênh lệch giá bán trở thành điểm để đối thủ lợi dụng. Lãnh đạo của MWG cũng khẳng định đây không phải là chiến lược ngắn hạn mà sẽ được doanh nghiệp triển khai lâu dài từ thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, tại phiên họp cổ đông diễn ra vào chiều 14/4, đại diện FPT Retail cho biết giá iPhone ở Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất thế giới và với mức giá này thì hầu hết các bên đang chịu lỗ.

"Trong quá trình thị trường khó khăn sẽ có "đánh nhau", nhưng lâu dài chỉ kéo nhau xuống. Cuộc chiến về giá chúng tôi đánh giá không phải là bài toán hay. Nhưng trong ngắn hạn thị trường hạ, chúng tôi cũng sẽ hạ để bán được hàng", bà Nguyễn Bạch Điệp - Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp, chia sẻ.

Xây dựng mô hình kinh doanh - Hiểu đúng trước khi làm

Các bước xây dựng mô hình kinh doanh là gì? Làm sao để xây dựng mô hình kinh doanh chuyên nghiệp? Đây là câu trả lời nhiều chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm, bởi vì mô hình kinh doanh được ví như kim chỉ nam “dẫn đường” cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Nếu các khóa học xây dựng mô hình kinh doanh bạn học chỉ dừng lại ở mô hình kinh doanh trên giấy thì đã đến lúc bạn theo dõi bài viết này của PDCA để biến kiến thức thành hành động nhé.

1. Những điều chủ doanh nghiệp cần biết về mô hình kinh doanh?

Bạn đang nung nấu ý định khởi nghiệp và vô cùng tự tin mình sẽ thành công vì chất lượng sản phẩm cũng như sự am hiểu về thị trường của mình? Nhưng nếu thành công chỉ đơn giản là những ý tưởng xuất chúng thì có lẽ thế giới đã không có người thất bại rồi.

Để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, xây dựng mô hình kinh doanh là bước quan trọng góp phần vào sự thành công của các công ty start-up bởi nó quyết định những giá trị dài hạn bền vững. Cùng PDCA tìm hiểu về mô hình kinh doanh trước khi xây dựng và áp dụng nó vào doanh nghiệp nhé.
1.1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Đây là một thuật ngữ bắt đầu được biết đến phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ 20.

Khái niệm về mô hình kinh doanh khá trừu tượng và chưa có một sự thống nhất nào do mỗi người lại tiếp cận mô hình kinh doanh theo mục đích riêng.

Nhưng điểm cốt lõi trong tạo lập mô hình kinh doanh là kiến tạo giá trị cho công ty, cho khách hàng, và cho xã hội. Để triển khai mô hình kinh doanh, Bạn phải xác nhận được yếu tố nào mang lại lợi ích lâu dài, như giúp khách hàng quay trở lại mua hàng, hoặc đối tác muốn tiếp tục hợp tác,...

Michael Lewis viết trong cuốn sách The New, New Thing như sau: “Mô hình kinh doanh là cách bạn lên kế hoạch để kiếm tiền.” Nhưng cách bạn kiếm tiền chưa hẳn là mô hình kinh doanh.

Ví dụ, yếu tố quan trọng nhất của mô hình kinh doanh McDonald là mô hình nhượng quyền giúp thương hiệu thành công trên toàn thế giới.

1.2 Tầm quan trọng việc xây dựng mô hình kinh doanh?

Mô hình kinh doanh sẽ định hướng cho bạn cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động và kinh doanh của công ty bạn.

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì việc thiết lập mô hình kinh doanh hiệu quả và độc đáo là điều kiện tiên quyết ngay từ khi bạn có ý tưởng kinh doanh.

Bên cạnh đó, các mô hình kinh doanh được cải tiến liên tục đang làm biến chuyển diện mạo của nền kinh tế với quy mô lớn và tốc độ chóng mặt.

Bạn còn nhờ máy nghe nhạc kỹ thuật số iPod và cửa hàng nhạc trực tuyến iTunes.com? Nhờ đó, Apple đã tạo ra một cuộc cách mạng về mô hình kinh doanh sáng tạo và trở thành lực lượng thống trị trong lĩnh vực nhạc trực tuyến.

Cho dù bạn là người khởi nghiệp, hay Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, một mô hình kinh doanh được xây dựng sáng tạo, khả thi sẽ là cú ghi điểm tuyệt vời với người đầu tư, khi bạn muốn huy động vốn.

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

2. 9 thành tố xây dựng mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh có thể được cụ thể hóa rõ ràng nhất thông qua 9 thành tố cơ bản. Các thành tố này cho thấy tính logic trong cách một công ty theo đuổi mục tiêu và gặt hái lợi nhuận. Chúng bao trùm 4 lĩnh vực chính của một doanh nghiệp là: Khách hàng, sản phẩm, cơ sở hạ tầng và năng lực tài chính.
2.1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

Phân khúc khách hàng xác định những tập hợp cá nhân hay tổ chức khác nhau mà doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ. Khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh, là nguồn tạo ra lợi nhuận.

Phân khúc khách hàng có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Chúng ta tạo lập giá trị cho ai?
Đâu là khách hàng quan trọng nhất của chúng ta?
2.2 Giải pháp giá trị (Value Propositions)

Giải pháp giá trị mô tả gói sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cho một phân khúc khách hàng cụ thể, là nguyên nhân của việc các khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của công ty này thay cho sản phẩm của một công ty khác.
Chúng ta đang giúp khách hàng giải quyết được điều gì trong số những vấn đề của họ?
Chúng ta đang đáp ứng nhu cầu nào của họ?
Chúng ta đang chào bán gói sản phẩm và dịch vụ nào cho mỗi phân khúc khách hàng?

2.3 Kênh kinh doanh (Channels)

Kênh kinh doanh diễn tả cách thức một công ty giao thiệp và tiếp cận các phân khúc khách hàng của mình nhằm chuyển đến họ một giải pháp giá trị, như các kênh thông tin liên lạc, phân phối và bán hàng.

Kênh kinh doanh là hình ảnh đại diện cho công ty, góp phần tạo ra trải nghiệm của khách hàng.

Kênh kinh doanh có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Các phân khúc khách hàng của chúng ta muốn được tiếp cận thông qua các kênh kinh doanh nào?
Hiện tại chúng ta đang tiếp cận họ theo cách nào?
Các kênh kinh doanh của chúng ta được hợp nhất như thế nào?
Kênh nào hoạt động tốt nhất?
Kênh nào có hiệu quả kinh tế cao nhất?
Chúng ta đang kết nối chúng với những thói quen thường ngày của khách hàng như thế nào?

2.4 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Quan hệ khách hàng diễn tả các hình thức quan hệ mà một công ty thiết lập và duy trì đối với các phân khúc khách hàng cụ thể, có vai trò:Thu hút khách hàng
Duy trì khách hàng
Đẩy mạnh doanh số

Quan hệ khách hàng có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Các khách hàng thuộc mỗi phân khúc mong đợi chúng ta thiết lập và duy trì hình thức quan hệ nào với họ?
Chúng ta đã thiết lập hình thức quan hệ nào?
Chi phí của chúng ra sao?
Chúng ta thống nhất chúng với các phần còn lại của mô hình kinh doanh như thế nào?


2.5 Dòng doanh thu (Revenue Streams) - Các dòng doanh thu từ những giải pháp giá trị tác động hiệu quả đến khách hàng.

Dòng doanh thu phản ánh lượng tiền mặt mà một công ty thu được từ mỗi phân khúc khách hàng.

Dòng doanh thu có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Khách hàng của chúng ta sẵn sàng chi trả cho giá trị gì?
Hiện tại họ đang chi trả cho giá trị gì và chi trả như thế nào?
Họ thích thanh toán theo hình thức nào hơn?
Mỗi dòng doanh thu đóng góp vào tổng doanh thu như thế nào?

2.6 Các nguồn lực chủ chốt (Key Resources)

Các nguồn lực chủ chốt mô tả những tài sản quan trọng nhất cần có để vận hành một mô hình kinh doanh và thường khác nhau tùy thuộc vào dạng thức mô hình kinh doanh.

Những nguồn lực này cho phép doanh nghiệp sáng tạo và mang đến cho khách hàng giải pháp giá trị, tiếp cận các thị trường, duy trì mối quan hệ với các phân khúc khách hàng và gặt hái doanh thu.

Ví dụ như một nhà sản xuất chip điện tử siêu vi có thể cần những phương tiện sản xuất thâm dụng vốn, trong khi một nhà thiết kế chip điện tử siêu vi lại chú trọng hơn vào nguồn nhân lực.

Các nguồn lực trọng tâm có thể là các tài sản vật chất, tài chính, trí tuệ hoặc con người,.. mà công ty có thể sở hữu hay thuê lại, hoặc tiếp nhận chứng từ các đối tác chính.

Các nguồn lực chủ chốt có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng câu hỏi:

Các giải pháp giá trị, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, dòng doanh thu của chúng ta đòi hỏi những nguồn lực chủ chốt nào?

2.7 Những hoạt động trọng yếu (Key Activities)

Những hoạt động trọng yếu là những việc quan trọng nhất mà một công ty phải làm để vận hành mô hình kinh doanh của mình.

Ví dụ như đối với một công ty sản xuất phần mềm như Microsoft, nghiệp vụ phát triển phần mềm là một trong những hoạt động trọng yếu. Đối với một nhà sản xuất máy tính cá nhân như Dell, hoạt động chủ yếu của họ là nghiệp vụ quản trị dây chuyền cung cấp sản phẩm.

Những hoạt động trọng yếu có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng câu hỏi: Giải pháp giá trị, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, và dòng doanh thu của chúng ta đòi hỏi những hoạt động trọng yếu gì?

2.8 Những đối tác chính (Key Partnerships) - Một số hoạt động được thuê ngoài và một số nguồn lực thu hút được từ bên ngoài phạm vi doanh nghiệp.

Những đối tác chính mô tả mạng lưới bao gồm các nhà cung cấp và đối tác mà nhờ đó mô hình kinh doanh có thể vận hành

Những đối tác chính có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Những đối tác chính của chúng ta là ai?
Nhà cung cấp chính của chúng ta là ai?
Chúng ta đang thu hút được những nguồn lực chủ chốt nào từ các đối tác?
Các đối tác đang thực hiện những hoạt động trọng yếu nào?

2.9 Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Cơ cấu chi phí mô tả mọi chi phí phát sinh để vận hành một mô hình kinh doanh

Cơ cấu chi phí có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Những chi phí quan trọng nhất gắn liền với mô hình kinh doanh của chúng ta là gì?
Những nguồn lực chủ chốt và hoạt động trọng yếu nào phát sinh nhiều chi phí nhất?

Bạn đã có thể bắt tay xây dựng mô hình kinh doanh với 9 thành tố trong Khung Mô hình kinh doanh này.

Nhưng sở hữu một mô hình kinh doanh chỉ mới là nền tảng khởi đầu, hãy đọc ngay phần cuối cùng để định hướng phát triển bài bản cho công ty, Chủ doanh nghiệp nhé.


3. Các mô hình kinh doanh phù hợp để Start-up

Bạn đang tìm kiếm “chìa khóa” để mở cánh cửa kinh doanh của mình. Điểm qua những mô hình kinh doanh phổ biến nhất được áp dụng gần đây tại Việt Nam:
3.1 Mô hình kinh doanh môi giới

Với mô hình kinh doanh môi giới, thương nhân đóng vai trò là cầu nối giữa người mua và người bán dựa trên các điều kiện kinh doanh cụ thể. Các doanh nghiệp trong vai trò môi giới nhận được một khoản hoa hồng nếu thương vụ thành công. Mô hình này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
3.2 Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương mại được sử dụng phổ biến trong ngành dịch vụ ăn uống. Thông qua mô hình kinh doanh nhượng quyền này, bạn sẽ bán cho người khác quyền sử dụng thương hiệu mà bạn đang phát triển một cách suôn sẻ và thành công.

Đánh giá từ công thức được xây dựng trong quá trình kinh doanh và điều hành doanh nghiệp sẽ giúp bên nhượng quyền phát triển bền vững song song với thương hiệu chính.

3.3 Mô hình kinh doanh cho thuê

Các mô hình kinh doanh cho thuê phổ biến nhất hiện nay là cho thuê nhà, cho thuê ô tô, cho thuê nhà xưởng,… Mỗi hình thức cho thuê đều có những ưu nhược điểm riêng nên cần cân nhắc tính chắc chắn khi quyết định chọn một mô hình cụ thể.
3.4 Mô hình đăng ký kinh doanh

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng như hiện nay, loại hình kinh doanh này đã và đang được ưa chuộng. Về cơ bản, mô hình này được coi là một biến thể của mô hình doanh thu đăng ký.

Các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm và công nghệ thông tin sẽ giúp cung cấp cho khách hàng những dịch vụ độc quyền mà người dùng có thể tự do tiếp cận. Hiện tại, hình thức kinh doanh thuê bao này được các startup yêu thích vì tính hiệu quả.
3.5 Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết (Affiliate)

Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết có liên quan mật thiết đến các kênh quảng cáo trên Internet. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất, những người kinh doanh này không tham gia vào lĩnh vực quảng cáo trực quan. Họ sẽ quảng cáo bằng cách sử dụng các liên kết được nhúng trong nội dung.

4. Các bước xây dựng mô hình kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp đều có cách xây dựng mô hình kinh doanh của mình sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là những kiến ​​thức và kết luận tổng hợp hay nhất mà chúng tôi đã chia sẻ, cùng tìm hiểu nhé!
4.1 Tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu cầu khách hàng

Để bắt đầu suy nghĩ về một ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần biết đối tượng mục tiêu của chúng ta đang thiếu gì và họ cần đáp ứng những nhu cầu nào hoặc đối với khách hàng đó, chúng ta cần làm gì để thu hút sự chú ý của họ và tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm của họ.

Việc xác định nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng và tạo cơ sở cho tư duy và định hướng hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Chúng ta cần biết những sản phẩm mình làm ra được thiết kế như thế nào để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp và người dùng.
4.2 Lên ý tưởng cho sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Sau khi hiểu được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi cần nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Lúc này, các công ty sẽ bắt tay vào nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm đồng thời đáp ứng được chất lượng, mẫu mã, giá cả. Thị trường rất cạnh tranh, vì vậy các công ty cần tạo ra những sản phẩm khác biệt và vượt trội đáng kể so với đối thủ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

4.3 Lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh

Kênh là cách các công ty giao tiếp và tiếp cận cơ sở khách hàng của họ để cung cấp cho họ các giải pháp có giá trị, thu hẹp khoảng cách giữa việc đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm và tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trong mỗi kênh, doanh nghiệp cần xác định các chiến lược hỗ trợ bao gồm tất cả các yếu tố về giá cả, tiếp thị, phân phối và bảo trì để kênh hoạt động hiệu quả, tùy theo sự khác biệt của thị trường tại từng thời điểm.
4.4 Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế

Việc lập kế hoạch kinh doanh cho phép bạn kiểm tra chi phí, chất lượng và giá cả với nguy cơ có thể xảy ra và biện pháp khắc phục tình tình xấu. Việc lập kế hoạch càng có mục tiêu và chi tiết cụ thể thì sẽ càng có tính thực thi cao.

Việc thử nghiệm thực tế sẽ giúp các doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro lớn. Việc thử nghiệm trước trên một thị trường quy mô nhỏ hơn sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tốt nhất sự hiệu quả và mức độ khả quan trước khi áp dụng vào thực tế.

4.5 Bắt đầu hoàn thiện mô hình kinh doanh và đi vào hoạt động

Sau khi đã phác thảo thành công một mô hình kinh doanh về cách thức hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta cần bắt đầu xây dựng và áp dụng nó vào thực tế.

Đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất: công ty, văn phòng, trang thiết bị, dây chuyền máy móc. Chuẩn bị đầy đủ kinh phí và nhân lực. Tìm kiếm đối tác tiềm năng và xây dựng quan hệ đối tác bền vững lâu dài.

Huy động vốn từ các nhà đầu tư. Hãy đưa ra phương án phân tích ưu điểm của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp bạn sẽ hoạt động để thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư. Dựa vào mô hình kinh doanh để chứng minh rằng nếu họ sẵn sàng đầu tư, công việc kinh doanh sẽ hoạt động và mang lại lợi nhuận cho họ.

Thiết lập một mô hình kinh doanh là quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và bền vững của một doanh nghiệp. Do chủ quan, nhiều startup thất bại trong thời gian rất ngắn do không xác định rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tập trung vào lợi nhuận để hoạt động.
3. Liệu có khóa học xây dựng mô hình kinh doanh ở PDCA không?

Trường doanh nhân PDCA không thiết kế riêng 1 khóa học dành để xây dựng mô hình kinh doanh.

Nhưng nếu bạn là người khởi nghiệp, start-up hoặc Chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề đang không có định hướng rõ ràng, doanh thu lẹt đẹt, mà mọi hoạt động kinh doanh đều đang vận hành theo bản năng,...

Nếu đó là tình trạng hiện tại của bạn, PDCA sẵn sàng giới thiệu cho bạn 1 khóa học được 26.000 Chủ doanh nghiệp trải nghiệm, trên 90% đã cho điểm 10 chất lượng.

Đó là GIẢI PHÓNG LÃNH ĐẠO - Khóa học được định vị để nâng cấp tư duy và kỹ năng để:Xây dựng lợi thế cạnh tranh dẫn đầu thông qua việc tối đa hóa sức mạnh các nguồn lực.
Tăng trưởng Doanh thu nhờ Quản trị mục tiêu (MBO).
“Thôi miên” nhân viên yêu tha thiết công ty, cống hiến hết mình cho công việc.
Định hướng rõ ràng 5 giai đoạn phát triển doanh nghiệp đỉnh cao.

'Dở khóc dở cười' khi xây nhà không có bản vẽ thiết kế

Bản vẽ thiết kế nhà ở được hiểu đơn giản là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,… Tuy nhiên, nhiều gia chủ vì tiếc tiền hoặc đi chọn ảnh nhà đẹp rồi muốn xây theo và kết quả là “tiền mất tật mang”.

Không có bản vẽ thiết kế, chưa vào ở, nhà đã...sập

Sau nhiều năm tích góp, vợ chồng ông T (Sóc Trăng) đã dành dụm được khoảng 600 triệu đồng để xây nhà. Tuy nhiên, vì tiết kiệm chi phí, ông không thuê kiến trúc sư mà tự làm theo ý mình. Trong quá trình thi công, thay vì ép cọc, ông T làm móng bằng tre gai với mỗi hố móng 25 cây. Khi việc đổ cột hoàn thành, gia chủ cho đổ sàn bê tông rồi xây nhà. Xây nhà xong, chỉ còn vài ngày nữa đến ngày khánh thành, sự cố bất ngờ đã xảy ra. Căn nhà bị đổ sập. Theo đó, ông T đã phạm sai lầm khi xây nhà trên đất ven sông, đất bồi, nền đất yếu mà không khoan thăm dò khảo sát địa chất và ép cọc khi làm móng để đưa ra thiết kế kết cấu phù hợp cho công trình.
Xây nhà không có bản vẽ có thể mang đến những rủi ro không ngờ tới (ảnh minh họa)

Xây nhà theo ảnh đến lúc vào ở gặp nhiều bất cập

Gia đình ông M có miếng đất nằm trên quốc lộ, bề ngang 5m và dài 30m. Gia đình muốn xây căn nhà một trệt, một lầu, riêng trên lầu, sẽ làm 3 phòng ngủ, một nhà vệ sinh chung để mỗi khi về quê thì các con, cháu ông có nơi nghỉ ngơi thoải mái. Lẽ ra phải nhờ kiến trúc sư thiết kế nhà hoặc tư vấn để có ngôi nhà hợp lý nhất, nhưng hai ông bà lại tự đưa nhà thầu bức ảnh chụp nhà đẹp mình thích rồi yêu cầu họ làm theo.

Ngôi nhà hoàn thiện với rất nhiều lỗi. Các phòng ngủ bên trong vừa tối tăm vừa nóng nực khiến người vào ở bức bí. Nhà 5m bề ngang, nhà thầu chừa ra đến 2,5 m để trổ cầu thang nên không còn đất để xây phòng. Kết quả là ông M phải bỏ ra một số tiền lớn để gắn thêm điều hòa cho mỗi phòng ngủ, điều không có trong dự toán ban đầu, cũng không cần thiết với không khí thoáng đãng, trong lành ở nông thôn. Bậc thang quá cao những 25cm không phù hợp với người lớn tuổi, nên mỗi lần lên xuống là cả một “cực hình” cho ông M và vợ.

Một sai lầm khác là hệ thống thoát nước luôn ứ nghẹt. Do đường ống ngầm dưới nền quá nhỏ (phi 60 – đường kính 60 mm) nên chỉ sau một năm sử dụng, các chất bẩn bám khiến lòng ống bị thu hẹp lại, dòng chảy bị cản, nước dâng trên mặt nền phòng tắm mỗi khi xả nước nhiều. Trần nhà nước thấm loang lổ rêu mốc trông mất thẩm mỹ. Không gian trong nhà càng thêm bí bách mỗi khi con cháu về chơi, tụ tập đông người. Với chi phí bị đội lên gấp đôi so với kế hoạch nhưng ngôi nhà không đáp ứng được cả về công năng lẫn thẩm mỹ.
Nhiều gia chủ tự xây theo ý mình hoặc thuê thầu tay ngang làm theo kinh nghiệm là việc không nên

Việc thuê kiến trúc sư thực hiện bản vẽ dĩ sẽ phải trả một khoản phí nhất định, nhưng gia chủ sẽ được bảo đảm về kỹ thuật, về giá trị không gian sử dụng và tính thẩm mỹ. Điều này sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc về sau. Vì vậy, các gia chủ nên cân nhắc cẩn thận, lựa chọn kiến trúc sư, nhà thầu uy tín để có được không gian sống như ý muốn.