Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

TRÚNG VÉ SỐ || Cho Kết Quả Nhanh Bất Ngờ || Nhạc Tần Số Cao 432 Hz || Luật hấp dẫn

1.000 cây mai trên dải phân cách bung nở ngày Tết





Đây là năm thứ 5, những cây mai trồng trên dải phân cách quốc lộ 56 và một số trục đường chính ở thị trấn Ngãi Giao nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán. Những cây mai này hơn 12 tuổi, được chính quyền mua lại từ các vườn nhà dân trên địa bàn với giá một triệu đồng mỗi gốc.



Các cây mai được đánh số thứ tự để kiểm soát cũng như theo dõi sinh trưởng và sâu bệnh.



Giữa tháng Chạp, đơn vị chăm sóc thuê 150 người ngắt lá. "Cuối năm ngoái, tiết trời mưa, lạnh đột ngột nên chúng tôi phải xuống lá hai lần và tốn khá nhiều công sức chăm bón để mai nở kịp Tết", đại diện đơn vị này nói.



27 Tết, mai trên dải phân cách đã bung nở. "Năm nào chính quyền cũng xử lý để mai ra hoa trước Tết. Giữa bộn bề công việc nhưng mỗi lúc đi qua con đường này, tôi có cảm giác hân hoan, thích thú", ông Nguyễn Lam, nhà gần quốc lộ 56 nói.



Xen lẫn trong hàng mai vàng, một cây mai nở hoa màu trắng sữa.


Chị Lê Thị Minh Nguyệt, nhân viên đơn vị chăm sóc, kiểm tra sâu trên hoa, búp để xử lý. "Sâu bệnh rất nhiều nên để hoa nở đều, đẹp lâu thì phải phát hiện kịp thời để xử lý bằng các chế phẩm sinh học", chị nói.

Chị Nguyệt cùng đồng nghiệp lưu lại bức ảnh kỷ niệm sau khi kết thúc công việc.

Một cây mai nở hoa vàng rực.

Theo một cán bộ phòng kinh tế hạ tầng huyện Châu Đức, việc trồng ở dải phân cách có tác dụng che chắn, đảm bảo an toàn giao thông, cảnh quan vừa tạo điểm nhấn cho địa phương.

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà Võ Thị Ánh Xuân được Bộ Chính trị phân công giữ quyền Chủ tịch nước.

Chiều 18/1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Việc này căn cứ vào Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội và kết luận của Bộ Chính trị về phân công Ủy viên Trung ương Đảng giữ quyền Chủ tịch nước.

Nhiệm kỳ trước, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước.

Quyền chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Quốc hội, chiều 18/1. Ảnh: Hoàng Phong

Bà Võ Thị Ánh Xuân tại Quốc hội, tháng 11/2020. Ảnh: Hoàng Phong

Bà Võ Thị Ánh Xuân 53 tuổi, quê huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, trình độ cử nhân Sư phạm Hóa học, thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Bà là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 11, Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 12 và 13; đại biểu Quốc hội hai khóa 14, 15.

Bà Xuân từng bốn nămgiáo viên trường THPT Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên; sau đó làm chuyên viên nghiên cứu tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy. Từ tháng 8/2001 đến 1/2013, bà làm Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang; Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang; Bí thư Thị ủy Tân Châu. Từ tháng 2/2013, bà giữ chức Phó chủ tịch tỉnh, Phó bí thư rồi Bí thư tỉnh An Giang.

Tháng 4/2021, bà được Quốc hội bầu làm Phó chủ tịch nước. Nguyên Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khi đó đánh giá bà Võ Thị Ánh Xuân đã thể hiện được năng lực qua nhiều vị trí công tác và hội tụ đủ 5 chữ T gồm "trí tuệ, tự tin, trẻ đẹp, tiến bộ và thành công".

Đề xuất tái khởi động công trình cầu cao nhất Việt Nam

Gói thầu J3 (cầu Phước Khánh) trên cao tốc Bến Lức - Long Thành sau hai năm dừng thi công, chủ đầu tư muốn khởi động lại với kế hoạch hoàn thành sau 17 tháng.

Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA - nhà tài trợ) để sớm chấp thuận kế hoạch chọn nhà thầu thi công các hạng mục còn lại của cầu Phước Khánh trên tuyến cao tốc. Động thái này đưa ra sau hai năm công trình dừng thi công, nhà thầu cũ cũng đã chấm dứt hợp đồng.

VEC ước tính phần việc còn lại để hoàn thành cầu Phước Khánh khoảng 750 tỷ đồng. Công tác lựa chọn nhà thầu dự kiến thực hiện quý một năm nay, bắt đầu thi công từ cuối tháng 6 và kết thúc tháng 1/2025 (17 tháng). Kế hoạch này chưa được JICA chấp thuận.

Công trường cầu Phước Khánh năm 2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Công trường cầu Phước Khánh năm 2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Trước đó, VEC ký hợp đồng xây lắp gói thầu xây cầu Phước Khánh với liên danh Sumitomo Mitsui - Cienco 4, bắt đầu triển khai từ tháng 1/2016. Tuy nhiên, do vướng mắc trong việc bố trí vốn và gia hạn hiệp định vay, nên từ năm 2020 đến nay gói thầu này tạm dừng, khi đã giải ngân hơn 2.300 tỷ đồng (chiếm 87,4%). Chủ đầu tư đã nhiều lần đàm phán với nhà thầu trên, đề nghị tiếp tục thi công nhưng không được đồng ý.

Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải), gói thầu xây cầu Phước Khánh sử dụng vốn ODA của JICA, nên phải tuân thủ theo các quy định về đấu thầu của nhà tài trợ này. Do vậy, ý kiến của JICA kế hoạch chọn nhà thầu là cơ sở để chủ đầu tư cùng các bên liên quan triển khai các phần việc tiếp theo.

Cầu Phước Khánh trên tuyến cao tốc bắc qua sông Lòng Tàu (nối huyện Cần Giờ, TP HCM và Nhơn Trạch, Đồng Nai). Khi hoàn thành, đây là cây cầu cao nhất nước với tĩnh không 55 m, dài hơn 3 km, rộng gần 22 m cho bốn làn xe. Hồi tháng 2/2021, cẩu thi công cầu Phước Khánh bị tàu container đâm gãy gây thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng.

Khởi công năm 2014, cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57 km, đi qua Long An, TP HCM và Đồng Nai, tổng đầu tư 31.300 tỷ đồng (hơn 1,6 tỷ USD). Ngoài nhà tài trợ JICA, dự án sử dụng vốn từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng Chính phủ. Toàn tuyến có 11 gói thầu xây lắp, trong đó hai gói quan trọng nhất là J1 (cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp) và J3 (cầu Phước Khánh). Sau gần 9 năm xây dựng với nhiều lần lùi tiến độ, cao tốc Bến Lức - Long Thành được đặt mục tiêu hoàn thành cuối năm nay.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

VN-Index tiến gần 1.100 điểm

Dòng tiền chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với bên mua chủ động hơn giúp thị trường nối dài chuỗi tăng điểm những ngày sát Tết, VN-Index tiến gần ngưỡng 1.100 điểm.

VN-Index bật lên sau ATO, chững lại vào giữa phiên sáng trước khi tăng tốc gần giờ nghỉ trưa. Thị trường vẫn được dẫn dắt bởi nhịp giao dịch chủ động của bên mua, tập trung vào những mã được quan tâm như ngân hàng, bất động sản hay chứng khoán.

Sang phiên chiều, xu hướng tích cực gặp cản ở vùng quanh 1.100 điểm. Gần ngưỡng kháng cự mạnh, dòng tiền vào có phần thận trọng hơn. Tuy nhiên, áp lực chốt lời không đột biến giúp VN-Index nối dài chuỗi phiên tăng. Chốt phiên, chỉ số của sàn HoSE có thêm gần 10 điểm (0,92%), tăng lên gần 1.100 điểm. VN30-Index tăng gần 12 điểm (1,09%), đạt 1.115,72 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index có thêm hơn 1%, còn UPCOM-Index tăng 0,7%.

Sắc xanh chiếm ưu thế vào cuối phiên với 322 mã tăng trên HoSE, so với hơn 100 cổ phiếu giảm. Riêng nhóm VN30, trạng thái có phần áp đảo với 25/30 mã bluechip đóng cửa trên tham chiếu.

Thanh khoản HoSE tương đương phiên hôm qua, duy trì trên ngưỡng 10.000 tỷ đồng, với nhóm vốn hóa lớn giao dịch hơn 4.200 tỷ.

VN-Index tăng gần 10 điểm sau phiên 18/1. Ảnh: VNDirect

VN-Index tăng gần 10 điểm sau phiên 18/1. Ảnh: VNDirect

Dẫn dắt đà tăng thị trường hôm nay là nhóm bất động sản và sản xuất. Trong VN30, VIC là mã có đóng góp tích cực nhất tới chỉ số khi tăng gần 3%. Những mã bất động sản như KDH, GVR, NVL, VHM giao dịch tích cực. Ngoài nhóm này, bán lẻ hay ngân hàng cũng khởi sắc. MWG có thêm hơn 4%, TPB, MSN tăng trên 2%, STB, ACB, MBB vượt trên tham chiếu.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, nhiều cổ phiếu bất động sản ở trạng thái "trắng bảng bên bán", như SCR, CEO, L14. Nhóm bán lẻ cũng tích cực với DGW tăng kịch trần, FRT có thêm gần 4%. Cổ phiếu dệt may, thực phẩm, hóa chất hay cảng biển cũng tương tự.

Dân số giảm đe dọa kinh tế Trung Quốc như thế nào

Dân số giảm kéo theo lực lượng lao động và thị trường tiêu dùng của Trung Quốc co lại, khiến nền kinh tế này càng khó vượt Mỹ.

Số liệu giới chức Trung Quốc công bố hôm 17/1 cho thấy dân số nước này năm 2022 lần đầu đi xuống kể từ năm 1961. Theo đó, con số này giảm 850.000 xuống 1,4 tỷ người. Tốc độ giảm mạnh hơn dự báo đánh dấu bước ngoặt với nước này, có khả năng tác động lớn đến nền kinh tế và vai trò công xưởng thế giới của họ.

Dấu mốc về dân số xảy ra khi Trung Quốc vẫn là nền kinh tế đang phát triển, có thu nhập trung bình. Các nhà kinh tế học cho rằng mục tiêu của giới chức Trung Quốc – vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – giờ sẽ càng khó khăn hơn khi dân số giảm.

"Khả năng Trung Quốc vượt Mỹ giờ đã giảm một bậc", Roland Rajah – kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Lowy (Australia) nhận định trên Wall Street Journal.

Kinh tế toàn cầu đang ngày càng dựa vào lực lượng lao động nhà máy đông đảo của Trung Quốc để sản xuất hàng hóa. Người tiêu dùng nước này cũng là thị trường đang lên cho các hãng xe và hàng thời trang xa xỉ phương Tây. Vì thế, việc dân số suy giảm đồng nghĩa số người tiêu dùng giảm đi, đúng thời điểm Trung Quốc chịu sức ép thúc đẩy tăng trưởng bằng tiêu dùng, thay vì đầu tư và xuất khẩu.

Người dân tại phố đi bộ ở Thượng Hải (Trung Quốc) tháng 5/2021. Ảnh: Reuters

Người dân tại phố đi bộ ở Thượng Hải (Trung Quốc) tháng 5/2021. Ảnh: Reuters

Khả năng hồi phục tiêu dùng cũng sẽ chịu sức ép bởi thị trường lao động yếu và giá nhà giảm – kéo theo tài sản của các gia đình Trung Quốc giảm. Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm 16-24 vẫn cao, với 16,7% trong tháng 12. Tăng trưởng thu nhập khả dụng có thể chậm lại, còn 4% mỗi năm trong 5 năm tới, giảm từ 8% trước đại dịch, theo David Wang – kinh tế trưởng tại Credit Suisse cho biết.

Trung Quốc gần đây đã rút lại hàng loạt chính sách chống dịch ngặt nghèo vốn kìm hãm tăng trưởng năm 2022, để mở đường cho phục hồi kinh tế năm nay. Bước ngoặt này là một phần trong kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế, trong đó có nới lỏng quy định về bất động sản và công nghệ.

Bắc Kinh đặt cược hoạt động kinh tế hồi phục mạnh khi giới chức ngày càng phát đi nhiều tín hiệu rằng tỷ lệ lây nhiễm đã đạt đỉnh. Một số cố vấn của chính phủ Trung Quốc cho rằng giới chức nhiều khả năng công bố mục tiêu tăng trưởng 5-5,5% cho năm 2023, tương đương năm ngoái. Hôm 17/1, Trung Quốc công bố GDP năm 2022 tăng 3% - mức tệ thứ nhì kể từ năm 1976.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã gửi thông điệp trấn an đến các nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp. Ông cho biết tăng trưởng của Trung Quốc sẽ quay về mức tiền đại dịch trong năm nay, khi nước này mở cửa trở lại.

Trong một phiên thảo luận tại Davos với chủ đề "Chương tiếp theo của Trung Quốc", các diễn giả đều tỏ ra lạc quan. Lãnh đạo Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong Nicolas Aguzin cho biết việc Trung Quốc đại lục mở cửa và bỏ chính sách Zero Covid là "chất xúc tác tích cực nhất" với các thị trường toàn cầu năm nay.

"Nếu Trung Quốc tăng trưởng ổn định trong năm 2023, khoảng 5% hoặc hơn, tăng trưởng toàn cầu sẽ được củng cố đáng kể", Kevin Rudd – CEO Asia Society cho biết.

Tuy nhiên, các biện pháp của Trung Quốc sẽ gặp phải hàng loạt thách thức. Đó là dân số già nhanh, năng suất giảm, mức nợ cao và bất bình đẳng xã hội tăng. Các nhà kinh tế học cho rằng những vấn đề này sẽ gây sức ép lên kinh tế Trung Quốc nhiều thập kỷ tới. Trong đó, dân số giảm có thể còn đe dọa kinh tế nhiều hơn là tăng trưởng chậm.

Một nền kinh tế có thể tăng trưởng nếu có thêm lao động, hoặc năng suất lao động tăng. Tuy nhiên, lực lượng lao động của Trung Quốc – đã đạt đỉnh từ năm 2014 – và được dự báo giảm 0,2% mỗi năm cho đến 2030, theo báo cáo của S&P Global Ratings.

Tăng trưởng năng suất cũng đang chậm lại. Tốc độ này đạt trung bình 1,3% giai đoạn 2009 – 2019, giảm so với 2,7% thập kỷ trước đó, theo ước tính của tổ chức nghiên cứu Conference Board. "Trung Quốc có vẻ sẽ già trước khi giàu", Andrew Harris – nhà kinh tế tại Fathom Consulting nhận định.

Dù vậy, các nhà kinh tế học cho rằng vẫn có lý do để lạc quan. Trung Quốc có thể tận dụng tốt hơn nguồn lao động thành thị, đang làm việc dưới khả năng trong các doanh nghiệp nhà nước, cũng như các lao động ở nông thôn.

Họ cũng có thể bổ sung công nghệ, tự động hóa vào các nhà máy, để thay thế hoặc hỗ trợ lực lượng lao động đang co lại. Các tiến bộ về robot, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực công nghệ cao khác có thể kéo năng suất lên đáng kể, Harris cho biết. Dù vậy, ông nói rằng không dám chắc các biện pháp này sẽ thành công.

Trung Quốc vẫn đang sử dụng công thức tăng trưởng cũ, là khuyến khích các địa phương và doanh nghiệp đi vay để đầu tư. Các nhà kinh tế học đã cảnh báo mô hình này không bền vững trong dài hạn.

Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đã lên cao trong đại dịch, do các chính quyền địa phương đi vay để cấp vốn dự án cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kinh tế. Tính đến tháng 6/2022, tín dụng cho lĩnh vực phi tài chính đạt 51.800 tỷ USD, tương đương gần 300% GDP, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

Các chính sách của Trung Quốc trong đại dịch tập trung vào khía cạnh nguồn cung hơn là nhu cầu của nền kinh tế. Không như nhiều nước phương Tây, chính phủ Trung Quốc không hỗ trợ tiền cho các hộ gia đình. Phần lớn nỗ lực hỗ trợ là cho các hãng sản xuất.

"Các vấn đề hệ thống mà Trung Quốc gặp phải trước Covid-19 giờ vẫn tồn tại", George Magnus – nhà kinh tế học tại Đại học Oxford cho biết, "Một số còn trầm trọng hơn do đại dịch".

Dù một số diễn giả tại Davos tỏ ra lạc quan, nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc vẫn lo lắng về sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc mạnh tay gỡ bỏ hạn chế với doanh nghiệp tư nhân. Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã trấn an lo ngại này tại Davos. Ông khẳng định họ sẽ không quay về nền kinh tế kế hoạch.

Trung Quốc cũng đang tìm cách tự chủ trong nhiều lĩnh vực chủ chốt. Nước này tập trung cấp vốn vay giá rẻ cho các ngành được ưu tiên, như chất bán dẫn, năng lượng tái tạo và dược phẩm. Dù vậy, các nhà kinh tế cho rằng các khoản chi này thường dành cho doanh nghiệp quốc doanh có hiệu suất làm việc thấp, khiến đột phá thực sự bị hạn chế.

Chuyên gia phong thủy bật mí vận khí năm Quý Mão 2023, con giáp gặp vận xui, tam tai,... | VTC Now

TRÚNG VÉ SỐ - Đón nhận VẬN ĐỎ thu hút TRÚNG SỐ ngay lập tức! Luật hấp dẫn

4 sai lầm về tiền trong quản lý tài chính cá nhân | Sách Tâm lý học về tiền | Better Version

LÀM SAO ĐỂ CÓ TIỀN ? Tạo Mối Quan Hệ Tốt Với Tiền - Luật Hấp Dẫn

VŨ TRỤ MUỐN GỬI THÔNG ĐIỆP NÀY CHO CHÍNH BẠN ! Luật Hấp Dẫn

[Thử nghe 15 phút, Hiệu quả tức thì ] - Khai mở thiên mục - Kích hoạt tuyến tùng

Nhạc Thiền Tần Số Tâm Linh Cao - Giúp Hấp Thu Năng Lượng Tích Cực Từ VŨ TRỤ

Kinh Dịch nói rằng: 5 kiểu người này luôn gặp may mắn và phúc báo hãy xem bạn có trong đó không

Bí Mật Tối Cao Của Luật Hấp Dẫn (Full): 3 Chìa Khóa Tâm Linh Làm Giàu Cuộc Sống | Ba universe

VẬN DỤNG 6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ ĐỂ ĐẠT MỌI MỤC TIÊU MONG MUỐN – CHUYỆN THẬT 100% |

BẠN SẼ RẤT GIÀU SỚM, Hãy để Vũ trụ gửi tiền cho bạn, Âm nhạc 396 Hz thể hiện sự phong phú

THẦN CHÚ THU HÚT TIỀN BẠC CỰC MẠNH - Nghe mỗi ngày - 1:11:11

Thu Hút Tiền Bạc trong 10 Phút [Thực Hành Thu Hút Tiền Bạc Trong 21 Ngày - Luật Hấp Dẫn]

SIÊU PHẨM MAI VÀNG ĐẠI THỤ GẦN 7 TỶ Ở CHỢ HOA TRĂM TỶ LONG XUYÊN & MÓN BỘT CHIÊN | SONG HỶ VLOG #101

Độc đáo làng 300 năm đan lát rổ rá ở Bắc Giang

Làng mây tre đan Tăng Tiến: Nơi gìn giữ hồn Việt | VTC16












 

Bắc Giang: Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến: Nơi lưu giữ hồn quê đất Việt

Trải qua hơn 300 năm lịch sử, mặc cho bao biến cố và thăng trầm của thời gian nhưng nhờ niềm đam mê và tình yêu với nghề truyền thống, làng nghề mây tre đan Tăng Tiến (huyện Việt Yên, Bắc Giang) vẫn không hề đổi thay và ngày càng phát triển thịnh vượng.

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến thuộc thôn Phúc Tằng nằm kề bên Quốc lộ 1A, cách Tp Bắc Giang 7km về hướng Tây, tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh. Mảnh đất Việt Yên văn hiến của Bắc Giang không chỉ có danh lam cổ tự Bổ Đàtrung tâm phật giáo lớn đất Bắc Giang, mà còn là nơi khai sinh ra nghề đan lát truyền thống.

Tương truyền, làng nghề Tăng Tiến đã có từ thời nhà Hậu Lê, qua bao lần thăng trầm theo thời gian, người dân nơi đây vẫn một lòng gắn bó, thủy chung với nghề đan tre.

Vốn là một xã thuần nông, người dân Tăng Tiến chủ yếu gắn bó với đồng ruộng. Khi đó, nghề mây tre đan vẫn chỉ là một nghề phụ để người dân tranh thủ làm lúc nông nhàn.

Nghề mây tre đan đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây và trở thành nghề truyền thống của xã Tăng Tiến.


Sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến giờ đây đã có tiếng trên thị trường trong nước và thế giới

Tuy nhiên, về lâu dài, từ cái nghề “làm chơi cho vui, kiếm đồng ra đồng vào”, nghề mây tre đan đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây và trở thành nghề truyền thống của xã Tăng Tiến.

Theo lời kể của các nghệ nhân làng nghề Tăng Tiến: Để làm nên một sản phẩm mây tre Tăng Tiến đối với người thợ đó là một quá trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn.

Những cây tre đem về phải mang cắt thành những đoạn nhỏ rồi đến tay người thợ. Họ mang chẻ ra thành những chiếc nan nhỏ như những chiếc tăm nhưng có độ dài 30 đến 40 cm, đặc biệt có khi họ chẻ thủ công. Thế nhưng họ chẻ rất nhanh, điêu luyện và những chiếc tăm đều tăm tắp.

Sau đó, từng bó tăm được đem phơi khô. Một khâu đặc biệt quan trọng là nhuộm tăm, để tạo màu, độ bền cho mành tăm, chống mối mọt, đặc trưng của Tăng Tiến. Để tạo ra những sản phẩm bền đẹp, người thợ đem dệt từng chiếc tăm nhỏ thành mành, với những màu chỉ khác nhau kết hợp với màu của tăm mà tạo nên những sản phẩm đa màu sắc, mẫu mã, vừa đẹp mà vừa bền.

Các sản phẩm của làng ngày càng phong phú về thể loại, hình dáng, chất lượng cũng ngày một ổn định hơn.


Không chỉ nổi danh với các sản phẩm truyền thống lâu năm, làng nghề Tăng Tiến còn bắt kịp với xu thế của thời đại, luôn tân trang, thích nghi với những yêu cầu của xã hội. Không riêng gì chất lượng, mà mẫu mã, kiểu dáng, tính thẩm mỹ của sản phẩm mây tre cũng ngày càng được chú trọng.

Cho đến nay mây tre đan đã trở thành nghề chính của người dân trong làng với khoảng 70% số hộ dân (6.000 lao động) thành thục nghề. Các sản phẩm của làng ngày càng phong phú về thể loại, hình dáng, chất lượng cũng ngày một ổn định hơn.

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm gia dụng, những người thợ lành nghề Tăng Tiến còn sử dụng đôi bàn tay khéo léo thiết kế những mẫu túi xách, ví, gối,... những đồ lưu niệm có giá trị và trở thành món quà mà khách du lịch nước ngoài rất ưa chuộng. Sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến giờ đây đã có tiếng trên thị trường trong nước và các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu…

Đến với làng Tăng Tiến, tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất mây tre đan mới thấy hết sự đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã. Những sản phẩm mây, tre đan với đủ màu sắc được tạo ra dưới những đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân trong làng khiến chúng tôi không khỏi thích thú, tò mò. Chỉ từ những loại cây có sẵn trong tự nhiên: cây mây, nứa, giang... các nghệ nhân đã thổi hồn vào chúng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo làm mê đắm lòng người. Những sản phẩm này không chỉ làm vật dụng trong gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê mà còn mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, có giá trị sử dụng và yếu tố thẩm mỹ.

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

 

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.

Huyện Việt Yên là một trong những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng.

Về xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, khi hỏi bất cứ một cụ già nào rằng: "nghề mây tre đan có tự bao giờ?", thì cũng đều nhận được một câu trả lời: “Từ xa xưa, cha ông truyền lại, chẳng ai còn nhớ nổi nữa”. Những đứa trẻ trong xã, khi bắt đầu biết chạy nhảy, nô đùa cũng là lúc chúng học đan lát. Cứ thế, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, nghề mây tre đan như ăn vào máu thịt, vào khả năng bẩm sinh của mỗi người dân nơi đây.

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến thuộc thôn Phúc Tằng nằm kề bên Quốc lộ 1A, cách thành phố Bắc Giang 7km về hướng Tây, tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh. Mảnh đất Việt Yên văn hiến của Bắc Giang, không chỉ có ngôi danh lam cổ tự Bổ Đà là trung tâm phật giáo lớn đất Bắc Giang mà còn là nơi khai sinh ra nghề đan lát truyền thống. Từ bao đời nay, người dân Tăng Tiến vẫn say mê với nghề đan lát. Đến với Tăng Tiến, thấy nhà nhà, ai ai cũng làm nghề, tay mành, tay nan lướt nhanh tạo ra những chiếc rá, chiếc rổ, chiếc mành... mới thấy hết được nghệ thuật đan lát, bàn tay khéo léo của người dân nơi đây.

Nhiều bạn trẻ được các thế hệ đi trước truyền lửa đam mê, kinh nghiệm và bí quyết nghề.

 

Đã từ lâu làng quê yên bình là điểm đến của nhiều thương lái cùng những du khách nước ngoài có sự quan tâm, yêu thích cây tre, cây mây cùng những sản phẩm làm ra từ mây tre, hình ảnh biểu trưng của người Việt. Chính vì thế mà sản phẩm mây tre đan nơi đây được bạn bè, du khách trong và ngoài nước biết và tìm đến tham quan, hợp tác, mua bán. Không chỉ có nghề truyền thống lâu đời, mặt hàng đẹp mà mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm ngày càng đa dạng đã chắp cánh cho mây tre đến được tay những người yêu thích sản phẩm mây tre.

Với bí quyết làng nghề cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại ngày nay, trong khâu nhuộm mành, nan tre, các nghệ nhân làng nghề đã tạo ra những sản phẩm có màu sắc phong phú, đồng thời bảo quản cho nan không bị mối mọt, giữ sản phẩm được lâu hơn, bền đẹp cùng thời gian. Những sản phẩm mây tre có tính đặc trưng của làng nghề như: mành trải bàn ăn, đệm, gối, túi sách, mành tre cửa, ấm tích, bàn ghế... xuất khẩu ra nước ngoài được bạn hàng ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Nga, EU, Mỹ.

Để làm nên một sản phẩm mây tre Tăng Tiến đối với người thợ đó là một qúa trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn. Những cây tre đem về phải mang cắt thành những đoạn nhỏ rồi đến tay người thợ. Họ mang chẻ ra thành những chiếc nan nhỏ như những chiếc tăm nhưng có độ dài 30 đến 40 cm, đặc biệt có khi họ chẻ thủ công bằng tay. Thế nhưng, họ chẻ rất nhanh, điêu luyện và những chiếc tăm đều tăm tắp. Sau đó, từng bó tăm được đem phơi khô. Một khâu đặc biệt quan trọng là nhuộm tăm, để tạo màu, độ bền cho mành tăm, chống mối mọt, đặc trưng của Tăng Tiến. Để tạo ra những sản phẩm bền đẹp, người thợ đem dệt từng chiếc tăm nhỏ thành mành, với những màu chỉ khác nhau kết hợp với màu của tăm mà tạo nên những sản phẩm đa màu sắc, mẫu mã, vừa đẹp mà vừa bền.

Sản phẩm làm từ mây tre đan rất phong phú và hấp dẫn.

 

Một làng nghề nổi tiếng, có lịch sử lâu đời nay hương nghề đã bay xa, sản phẩm có mặt gần như khắp thế giới, hiện đang thu hút được nhiều du khách yêu mến và muốn khám phá đến với đất Bắc Giang. Mô hình sản xuất phát triển nghề truyền thống ở xã Tăng Tiến trở thành gương điển hình tiên tiến cho các làng nghề khác cùng tham khảo, học tập. Hiện nay, cả nước có nhiều làng nghề dường như đang mất dần “chỗ đứng”, làng nghề mây tre đan Tăng Tiến vẫn đứng vững trước cơ chế thị trường, đây là minh chứng cho sức sống trường tồn của các làng nghề nếu biết xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và hướng đi đúng.  

Địa chỉ: Hợp tác xã mây tre đan Tăng Tiến.

Thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Tel: (0084)240 3576392        Mobile: (0084)903286447

Website: http://maytretangtien.com

Khai thác, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ: “Đòn bẩy” để Bắc Giang tăng trưởng kinh tế

Mặc dù là tỉnh nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, điều kiện còn nhiều khó khăn song với sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của tỉnh, hoạt động khoa học, công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên địa bàn tỉnh đã có bước tiến đáng kể, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.
Nhiều thành tựu nổi bật
Quan điểm của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh sự gắn kết hoạt động KH&CN với hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó sẽ có nhiều hình thức phong phú, nhiều cơ chế đa dạng khuyến khích các lực lượng KH&CN hướng hoạt động của mình vào phục vụ phát triển KT-XH. Đây là một cơ hội để tỉnh tranh thủ thu hút lực lượng KH&CN cả nước vào hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển của địa phương.

Thực tế, thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong hầu hết các lĩnh vực đã có những tác động tích cực đến phát triển KT-XH của tỉnh. Các nghiên cứu, ứng dụng trong quy hoạch các vùng sản xuất phù hợp với đặc điểm sinh thái, nghiên cứu lựa chọn công nghệ thích hợp phục vụ cho công nghiệp chế biến và phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề đã tạo nhiều nông sản hàng hoá, tạo thêm nghề và việc làm mới ở nông thôn.

Điển hình trong nông nghiệp, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế cao; nhiều giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Qua đó hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị như: Vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế; vùng nuôi và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên; vùng cây ăn quả Lục Ngạn; vùng sản xuất cây công nghiệp: Miến dong Sơn Động, chè Yên Thế, khoai tây Lạng Giang, Yên Dũng; vùng trồng rau an toàn và ứng dụng công nghệ cao được phát triển mạnh mẽ ở các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Việt Yên, Hiệp Hòa… Nhờ ứng dụng công nghệ nên năng suất cây trồng, vật nuôi tại các vùng này tăng từ 10-15%, giá bán bình quân tăng từ 20-30%. Trong sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, là điểm đến của hàng loạt các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Apple, Foxconn, Luxshare để tạo các sản phẩm công nghệ cao như: Apple Watch, máy bay không người lái, một số sản phẩm điện tử, máy tính và phụ kiện, sản phẩm quang học, pin năng lượng mặt trời... Đây là những sản phẩm công nghiệp chủ lực, có thương hiệu toàn cầu góp phần tạo nên và quảng bá hình ảnh một Bắc Giang mới, điểm đến của công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Mô hình trồng VietGAP gắn với truy xuất nguồn gốc cam lòng vàng, cam ngọt tại huyện Lục Ngạn

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng trong thực tế, thời gian qua Sở KH&CN tập trung quản lý nhà nước về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng thông qua các cuộc thanh, kiểm tra và xây dựng các chuyên đề tuyên truyền như: quản lý đo lường, chất lượng hàng hóa đóng gói sẵn, xăng dầu... Qua đó có tác động tích cực đến xã hội, bảo vệ quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá đảm bảo chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Hoạt động truy xuất nguồn gốc các sản phẩm đã được quan tâm và lựa chọn các cơ sở để xây dựng mô hình điểm áp dụng. Nhiều sản phẩm hàng hóa truyền thống, đặc sản của tỉnh được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, cấp chứng nhận bảo hộ về sở hữu trí tuệ, như: Vải thiều Lục Ngạn, mây tre đan Tăng Tiến, rượu Làng Vân, mật ong Lục Ngạn, mỳ Kế, nếp Phì Điền, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ, gạo thơm Yên Dũng... đã giúp tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa của tỉnh trên thị trường, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

“Đòn bẩy” để Bắc Giang tăng trưởng bền vững

Thực tế dù đầu tư cho KH&CN chỉ bằng 1/2 so với mức bình quân chung của cả nước, song nhờ cơ chế quản lý nên các tổ chức thực hiện hoạt động KH&CN đã từng bước được đổi mới theo hướng xã hội hóa và gắn kết với sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đã thực hiện hoạt động KH&CN và phạm vi hoạt động được mở rộng, quyền tự chủ về tài chính bước đầu được triển khai áp dụng đối với các tổ chức thực hiện KH&CN.

Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về KH&CN đã được cải tiến một bước thông qua việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Sở KH&CN cũng như bộ phận quản lý KH&CN cấp huyện. Trong năm qua, các huyện, thành phố đều có Hội đồng KH&CN với chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức thống nhất theo hướng dẫn; hoạt động KH&CN cấp huyện đã ổn định, đi vào nền nếp và phát huy hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức triển khai ứng dụng kết quả KH&CN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn. Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được hình thành. Hoạt động chuyển giao công nghệ, SHTT đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mại hoá các thành quả KH&CN. Hình thành kênh giao dịch thị trường thúc đẩy hoạt động mua bán thiết bị và các sản phẩm KH&CN. Kết quả đó đã khẳng định vai trò của KH&CN tạo động lực trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù vậy, qua đánh giá, tiềm lực KH&CN của tỉnh còn chưa thực sự đủ mạnh để trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học, công nghệ thông tin bước đầu được triển khai ứng dụng song kết quả chưa cao. Nhiều vấn đề bức xúc của sản xuất chưa được tập trung nghiên cứu, giải quyết như chế biến, bảo quản, tiêu thu nông sản sau thu hoạch. Để khắc phục, thời gian tới, Bắc Giang sẽ tâp trung phát triển KH&CN gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thời kỳ 2021-2030, xác định: “Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt, dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đưa khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng”. Cùng đó tăng cường tiềm lực KH&CN, hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng các chương trình, kế hoạch KH&CN triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội XIX của tỉnh. Tái cấu trúc các chương trình KH&CN trong đó chú trọng đến phát triển công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ số, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0… nhằm tạo ra thay đổi căn bản trong kết cấu hạ tầng số của tỉnh làm tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ ở các lĩnh vực khác. Ứng dụng chuyển giao KH&CN phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng lợi thế, sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, quan tâm chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp trong đó lấy doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động KH&CN, ĐMST.

Nguyễn Thanh Bình

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Cổ phiếu thép đồng loạt tăng trần

Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường với thanh khoản khớp lệnh gấp rưỡi phiên hôm qua, giúp các mã ngân hàng, thép tăng vọt, VN-Index có thêm hơn 20 điểm.
Chứng khoán mở cửa phiên hôm nay trong sắc xanh, nhưng cả phiên sáng gần như chỉ đi ngang trên tham chiếu.
Thanh khoản thị trường có cải thiện nhưng tâm lý thận trọng vẫn chiếm áp đảo, khiến các nhóm dẫn dắt giao dịch giằng co. Cổ phiếu ngân hàng, thép, nhóm hưởng lợi từ đầu tư công giữ sắc xanh, với biên độ tăng quanh ngưỡng 1-2%. Trạng thái này được duy trì cho tới đầu phiên chiều, trước khi bên cầm tiền quyết định đẩy giá quyết liệt hơn.
Nhịp bật lên sau 13h gặp lực cản từ áp lực bán chặn ở vùng giá cao, tuy nhiên dòng tiền vào liên tục khiến ngưỡng cản này nhanh chóng bị phá vỡ. Nhiều cổ phiếu nới rộng sắc xanh chỉ sau vài phút. Nhóm cổ phiếu thép đồng loạt tăng trần, các mã ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng cùng tăng mạnh.
VN-Index tăng vọt, đóng cửa ở mức cao nhất trong phiên ở ngưỡng 1.088 điểm, tăng 21,6 điểm (2,03%). VN30-Index chốt phiên có thêm hơn 28 điểm (2,6%), vượt ngưỡng 1.100 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index có thêm hơn 2%, còn UPCOM-Index tăng trên 1%.

VN-Index chốt phiên 17/1 tăng hơn 21 điểm. Ảnh: VNDirect

Sắc xanh chiếm áp đảo trên bảng điện, với 352 mã tăng trên HoSE, so với 69 mã giảm. Riêng nhóm vốn hóa lớn, 29/30 mã bluechip tăng giá.

Nhiều nhóm cổ phiếu cùng tăng mạnh phiên hôm nay. Trong VN30, HPG là mã tích cực nhất khi chốt phiên tăng kịch trần, dư mua hơn 2,5 triệu cổ phiếu. SSI, MBB tăng quanh ngưỡng 5%, VRE, TPB, STB có thêm hơn 4%, GVR, TCB, VJC tăng trên 3%, PDR, MSN, VIB, MWG, NVL vượt tham chiếu hơn 2,5%. SAB là mã giảm duy nhất trong nhóm này, mất gần 1% thị giá.
Với nhóm vốn hóa trung bình, cổ phiếu chứng khoán, thép, xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựng cùng giao dịch tích cực. Trong nhóm thép, HSG, NKG cũng chung sắc tím như HPG. Các cổ phiếu chứng khoán như VCI, VND, FTS tăng trên 6%, tiếp cận giá trần. Nhóm bất động sản cũng tăng 3-5%, các cổ phiếu xây dựng, xây lắp như HBC, CTD, C4G vượt xa tham chiếu.
Thanh khoản thị trường được cải thiện với giá trị khớp lệnh đạt hơn 10.000 tỷ đồng, gấp rưỡi phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 11.700 tỷ đồng. Khối ngoại hôm nay tiếp tục mua ròng với quy mô gần 800 tỷ đồng trên HoSE.