Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

Dòng tiền mạnh đổ vào thị trường, VnIndex đuối sức trước ngưỡng điểm 870

Dòng tiền mạnh đổ vào thị trường, VnIndex đuối sức trước ngưỡng điểm 870

Tại thời điểm 10h, thanh khoản sàn HoSE đã chạm ngưỡng nghìn tỷ và HNX đạt gần 70 tỷ. Bên mua-bên bán vẫn đang "trả giá" kịch liệt và giao dịch ở mức khá cao.

Dù dòng tiền mạnh hấp thu rất tốt lực bán ra nhưng VnIndex dường như vẫn khá đuối sức trong chặng đường chinh phục ngưỡng điểm 870.
Tại thời điểm 10h, thanh khoản sàn HoSE đã gần chạm ngưỡng nghìn tỷ và HNX đạt gần 70 tỷ. Bên mua-bên bán vẫn đang "trả giá" kịch liệt và giao dịch ở mức khá cao. VnIndex quay đầu giảm nhẹ sau khi lấy được sắc xanh tăng giá trong ít phút giao dịch.
=============
Mở cửa phiên giao dịch ngày 8/7, thông tin giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh cao mới thu hút sự chú ý của nhà đầu tư bởi lẽ từ lâu nay, vàng là một trong những kênh đầu tư ưa thích trong bối cảnh thế giới biến động. Không chỉ giá vàng biến động, chứng khoán Mỹ tối qua cũng đồng loạt rớt điểm khi đà tăng của cổ phiếu công nghệ bị chững lại và lo ngại về sự bùng phát của Covid-19 khiến nhà đầu tư hoang mang...
Trước các thông tin đáng chú ý trên thị trường tài chính thế giới, thị trường chứng khoán Việt cũng ngập ngừng suốt 30 phút giao dịch đầu tiên. Chỉ số VnIndex giảm nhẹ 3 điểm trước khi dòng tiền phát huy sức mạnh chống đỡ thị trường. Tại thời điểm 9h40', hơn 725 tỷ đồng đổ vào sàn HoSE và 52 tỷ đồng đổ vào sàn HNX đã tạo động lực giúp thị trường chứng khoán quay đầu tăng điểm.
Chúng tôi xin lưu ý nhà đầu tư rằng Việt Nam hiện là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, thị trường chứng khoán Việt được nhiều tổ chức tài chính đánh giá vẫn còn khá rẻ để mua. Thậm chí, mới đây, công ty chứng khooán Yuanta còn cho rằng VnIndex có thể lên đến 990 điểm ngay trong tháng 7!
Quay trở lại với thị trường chứng khoán, STB hiện đang là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm VN30. Chỉ sau 40' giao dịch, thanh khoản STB đã gần đạt ngưỡng 3 triệu cổ phiếu.
GAS cũng gây chú ý khi tăng đều suốt từ đầu phiên. Hiện, GAS đang tăng 1,4%.
Phía giảm điểm hiện chỉ có SAB là đáng chú ý với mức giảm gần 2%. Còn lại đều đang hồi phục khá tốt so với đầu phiên giao dịch và không có cổ phiếu giảm quá sâu.

Thông tin ngày 8/7/2020 là ngày Hoàng đạo

Tí (23:00-0:59) ; Sửu (1:00-2:59) ; Mão (5:00-6:59) ; Ngọ (11:00-12:59) ; Thân (15:00-16:59) ; Dậu (17:00-18:59)
Dần (3:00-4:59) ; Thìn (7:00-8:59) ; Tỵ (9:00-10:59) ; Mùi (13:00-14:59) ; Tuất (19:00-20:59) ; Hợi (21:00-22:59)
Phạm phải ngày : Tam nương : xấu, ngày này kỵ tiến hành các việc khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất (3,7,13,18,22,27)
Thụ tử : Ngày này trăm sự đều kỵ không nên tiến hành bất cứ việc gì.
Nhâm : “Bất ương thủy nan canh đê phòng” - Không nên tiến hành tháo nước để tránh khó canh phòng đê điều
 : “Bất vấn bốc tự nhạ tai ương” - Không nên tiến hành gieo quẻ hỏi việc để tránh tự rước lấy tai ương. Vì vậy, ngày này không thích hợp để làm các việc Xem bói, gieo quẻ như: >>>
Ngày : Xích khẩu
tức
[Chu Tước]: ngày Hung. Đề phòng miệng lưỡi. Mưu sự ngày này dễ dẫn đến xích mích, cãi vã khẩu thiệt, mâu thuẫn nội bộ, dễ làm ơn mắc oán.
Sao tốtSao xấu
Kim Quỹ Hoàng Đạo: Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương
Thiên tài: Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương
Giải thần: Tốt cho việc tế tự, tố tụng, giải oan (trừ được các sao xấu)
Sao Nguyệt Không: tốt cho việc sửa nhà, đặt giường
Thiên Ngục: Bách sự đều hung (Mọi việc đều xấu)
Thiên Hoả: Xấu về lợp mái, đổ trần nhà
Nguyệt phá: Xấu về xây dựng (nhà, bếp, chuồng trại…)
Thụ tử: Bách sự đều hung (Mọi việc đều xấu) trừ săn bắn
Hoang vu: Bách sự đều Hung (Mọi việc đều xấu)
Thiên tặc: Xấu đối với khởi tạo, động thổ, nhập trạch, khai trương
Phi Ma sát (Tai sát): Kỵ cưới hỏi kết hôn nhập trạch
Ngũ hư: Kỵ khởi tạo, cưới hỏi kết hôn, an táng
Từ 11h-13h (Ngọ) và từ 23h-01h (Tý) Gây chuyện thị phi hay cãi vã, phải nên phòng ngừa. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. (Khi có việc hội họp quan trọng, giao dịch ký kết, bàn việc lớn hay tranh luận…Tránh đi vào giờ xích khẩu, nếu bắt buộc phải đi thì nên giữ miệng tránh gây ẩu đả cãi nhau không tốt), Người đi xa thì nên hoãn lại. giờ Xích Khẩu ngũ hành thuộc Kim, tương sao Bạch Hổ, mưu sự làm ăn thì hợp các số 4-7-10
Từ 13h-15h (Mùi) và từ 01-03h (Sửu) Rất tốt lành mọi việc đều hòa hợp thuận lợi. Đi giờ này thường gặp may mắn, người đi sắp về nhà, Buôn bán dễ có lời. Phụ nữ có tin mừng. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe, mọi quan hệ đều tốt đẹp hơn, việc gì cũng hòa hợp, giờ tiểu cát ngũ hành thuộc thủy, tượng sao Lục Hợp, mưu sự làm ăn thì hợp với các số 1-5-7
Từ 15h-17h (Thân) và từ 03h-05h (Dần) Cầu tài không có lợi, hay bị trái ý, ra đi hay gặp nạn, tai ương, ký kết hợp đồng làm ăn thì gặp thất bại, việc quan trọng phải đòn, gặp ma quỷ cúng tế mới an, giờ Không vong ngũ hành thuộc thổ, tượng sao Câu Trần, mưu sự làm ăn thì hợp các số 3-6-9
Từ 17h-19h (Dậu) và từ 05h-07h (Mão)
Mọi việc đểu tốt lành thuận lợi, nếu cầu tài thì đi hướng Tây Nam – Nhà cửa an khang, không gặp chuyện gì xấu. Người xuất hành đều bình an, giờ Đại An ngũ hành thuộc mộc, tượng là sao Thanh Long, mưu sự làm ăn thì hợp các số 1-5-7
Từ 19h-21h (Tuất) và từ 07h-09h (Thìn) Mưu sự khó thành, cầu tài không đạt. Nên phòng ngừa cãi vã, tranh chấp Kiện tung nên tránh. Người đi chưa có tin về. Người mất của khó kiếm, nếu tìm thì đi hướng Nam, tìm nhanh mới thấy. Việc làm chậm, lâu la nhưng làm gì đều chắc chắn, giờ Lưu Niên ngũ hành thuộc thủy tượng sao Huyền Vũ, mưu sự làm ăn thì hợp các số 2-8-10
Từ 21h-23h (Hợi) và từ 09h-11h (Tị) Là giờ mang điềm lành tới gia chủ có nhiều hỷ sự vui may, cầu tài thì đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ người quan trọng bàn việc lớn thì gặp nhiều may mắn. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về, giờ tốc hỷ ngũ hành thuộc Hỏa, tượng sao Chu Tước, mưu sự làm ăn thì hợp các số 3-6-9

Mua Bán Nhà Đất Bắc Giang

https://www.facebook.com/muabannhadatbg/

Chứng khoán Bắc Giang

https://www.facebook.com/groups/chungkhoanbacgiang/

Gia nhập Finhay

Khi mời bạn bè và tích lũy thành công, bạn sẽ nhận được 10.000đ và người bạn giới thiệu sẽ nhận được 5.000đ. Nhận thưởng tối đa 100k mỗi ngày. Nếu vượt quá sẽ được cộng vào ngày hôm sau.
 

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Nhà phố bao giờ hết khổ?

Nhà phố bao giờ hết khổ?

Nhiều người bảo do COVID-19 mà giá nhà phố đang rớt thảm, thì đó có khi không hẳn là nỗi khổ thực tế của những ai có nhà mà có nhu cầu sang nhượng.

Thực tế của dân sở hữu nhà phố có nhu cầu sang nhượng nhà tại TP HCM hiện tại là giá không chịu rớt. Mặt khác, còn "khổ kép" lại đốt đuốc tìm không ra người mua.

Hơn năm trời tìm mua nhà, một người chị là nhân viên của tôi đặt tiêu chí tìm căn nhà phố 4 tỷ, diện tích tầm 30 m2, ở gần trung tâm chút cho dễ đi lại như Bình Thạnh, quận 4. Dĩ nhiên tầm giá đó, diện tích đó là quá khó khi yêu cầu môi giới. Càng khó hơn khi thực tế nhà phố tầm giá được xem là phân khúc thấp, nhà nát hoặc đường sát hai xe đụng nhau không thể quay đầu…

Trong khi đó bản thân tôi có căn nhà phố cũng tầm 4 tỷ ở tận Gò Vấp, khu gò đống được xem là cao không ngập tý nào, nhưng để đến nơi ráo nước, thì mùa mưa cũng phải lội vài ba quãng vũng ướt sũng mới về được tới nơi.

Cũng hơn nửa năm tập trung vào đúng thời điểm COVID-19, số lượng người tôi tiếp đến xem hỏi nhà còn ít hơn số anh em môi giới đến xem và muốn nhận đầu mối thông tin chia sẻ tìm khách hàng. Nói ngắn gọn là lượng môi giới còn đông hơn lượng người mua.

Thế nhưng cho dù chị tôi đốt đuốc tìm không ra nhà ở 2 khu vực như cái giá định trước, bản thân tôi cũng không tìm ra người mua hợp ý nhà mình, thì giá nhà các quận huyện gần trung tâm Tp HCM, chưa nói ngay trung tâm đất vàng đất kim cương, cũng không hề hạ giá.

Người người trả mặt bằng thuê bán lẻ, đóng cửa đi bán trực tuyến online, nhà nhà lo ngại tác động COVID-19 thể hiện qua sức mua tiêu dùng đang đuối, cũng co hẹp kinh doanh dời chỗ thuê rẻ hơn… Lượng chủ treo biển bán nhà cũng ngày càng nhiều hơn. Nhưng thẳng thắn là giá nhà phố chỉ đứng yên hoặc tăng lên túc tắc, không hạ.

Chỉ vài ba nhận định nhỏ nhưng sức ảnh hưởng là khôn cùng đối với rất nhiều người đã, đang sống, kinh doanh bằng nhà phố cho thuê hoặc thậm chí vay mượn đầu tư nhà riêng lẻ.

COVID-19 + thiếu thông tin chuẩn + điều chỉnh khung giá đất mới + quy hoạch phi quy hoạch nhiều khu vực + hệ quả của đô thị hóa quá nhanh dồn lực lên hạ tầng đang không ngừng khiến cư dân đầu tư, giao dịch, sở hữu, mua bán liên quan nhà phố đến khổ!

Doanh nhân Lê Thành "thâu tóm" giấy Tân Mai

Doanh nhân Lê Thành "thâu tóm" giấy Tân Mai

Tân Mai từng là một trong những tên tuổi hàng đầu của ngành sản xuất giấy Việt Nam cùng với quỹ đất rừng hàng nghìn héc ta. Tuy vậy hoạt động kinh doanh doanh của công ty đã đình trệ và thua lỗ liên tục trong những năm qua.

Cuối năm 2019, cơ cấu sở hữu của CTCP Tập đoàn Tân Mai (Tân Mai Group – một doanh nghiệp lớn của ngành giấy Việt Nam) đã có sự thay đổi đáng kể khi nhóm cổ đông nắm quyền chi phối liên quan đến ông Trần Đức Thịnh đã bán ra toàn bộ cổ phần. Theo đó vợ, con trai ông Thịnh cùng CTCP Đồng Nai đã bán toàn bộ 51 triệu cổ phiếu, tương đương 58% cổ phần vào ngày 14/12/2019.

Bên mua là ông Lê Thành – Viện trưởng viện Kinh tế xanh trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Ông Thành hiện đang tham gia vào ban lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp lớn như Lavifood, Đầu tư Tân Thành Long An (KCN Việt Phát) hay Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1 – hiện đã từ nhiệm)…

Doanh nhân Lê Thành thâu tóm giấy Tân Mai - Ảnh 1.

Ông Lê Thành phát biểu tại lễ khởi công KCN Việt Phát doCTCP Tân Thành Long An làm chủ đầu tư. Ảnh: The Manager

Ông Lê Thành đã mua lại tổng cộng 55 triệu cổ phiếu, tương đương 61,7% cổ phần của Tân Mai, qua đó nắm quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp này. Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra vào Tháng 1/2020 của Tân Mai đã bầu ông Thành vào vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc thay cho người tiền nhiệm Trần Đức Thịnh.

Hiện Tân Mai còn 2 cổ đông lớn nhà nước là Tổng Công ty Giấy Việt Nam (22,74%) và Nhà xuất bản giáo dục (8,1%). Đáng chú ý là Tổng công ty giấy đã phủ quyết việc bầu ông Thành vào HĐQT.

Sau khi lên nắm quyền, ông Lê Thành cũng lần lượt giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật tại loạt công ty con thuộc hệ sinh thái của Tân Mai Group, gồm: CTCP Tân Mai miền Trung, CTCP Tân Mai Lâm Đồng, CTCP Tân Mai Tây Nguyên và CTCP Tân Mai miền Đông.

Với bề dày kinh nghiệm sẵn có, sự xuất hiện của doanh nhân Lê Thành được kỳ vọng sẽ mang luồng gió tươi mới và đưa Tân Mai Group – một doanh nghiệp có lịch sử lâu đời trong ngành giấy, thoát khỏi cục diện khó khăn với khoản lỗ trăm tỷ như hiện tại.

Tân Mai từng là một trong những tên tuổi hàng đầu của ngành sản xuất giấy Việt Nam cùng với quỹ đất rừng hàng nghìn héc ta. Tuy vậy hoạt động kinh doanh doanh của công ty đã đình trệ và thua lỗ liên tục trong những năm qua. Từ mức doanh thu lên đến trên 2.000 tỷ đồng của năm 2010-2011, đến năm 2018, doanh thu của công ty chỉ còn chưa đến 30 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2018, công ty có lỗ lũy kế gần 300 tỷ đồng. Khoản lỗ lũy kế đã giảm đáng kể khi trong năm 2017 công ty ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường hơn 400 tỷ đồng từ việc miễn giảm lãi vay và chuyển nhượng dự án bất động sản.

Doanh nhân Lê Thành thâu tóm giấy Tân Mai - Ảnh 2.

Tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của Tân Mai đạt gần 7.900 tỷ đồng thì có tới 6.400 tỷ đồng là chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn, chủ yếu là đầu tư xây dựng nhà máy của công ty Tân Mai Miền Trung, Tân Mai Miền Đông và nhà máy bột giấy Tân Mai Tây Nguyên. Dù đã đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng – chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng – nhưng hầu hết các dự án này đều chậm tiến độ và thậm chí đã bị chính quyền địa phương ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án.

Hệ quả của việc các dự án đình trệ là nguồn trả nợ không có. Đến 31/12/2018, Tân Mai và các công ty con có gần 656 tỷ đồng nợ gốc và 500 tỷ đồng lãi vay quá hạn chưa thanh toán.

Bên cạnh đó, trong năm 2016, ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài đã khiến hơn 2.748,91 ha rừng trồng nguyên liệu giấy thuộc dự án mà Tân Mai Group hợp tác với Binh đoàn 16 bị chết khô. Tổng giá trị thiệt hại ước tính hơn 102,2 tỷ đồng và hiện chưa được ghi nhận vào kết quả kinh doanh.

Với ngành nghề kinh doanh chính không mấy khả quan cùng khối nợ rất lớn thì Tân Mai vẫn còn có sự hấp dẫn nhất định ở quỹ đất lớn mà doanh nghiệp này đang nắm giữ.

Những năm vừa qua, Tân Mai đã thực hiện hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp bất động sản để khai thác quỹ đất của mình. Điểm chung tại phần lớn dự án này là việc Tân Mai group tham gia góp quyền thuê, quyền sử dụng đất để nắm giữ 30% vốn trong liên danh, trong khi đối tác sẽ góp 70% vốn bằng tiền mặt để đầu tư xây dựng dự án.

Năm 2013, doanh nhân Mai Hữu Tín cũng đã tiến hành mua lại cổ phần và nợ của Giấy Sài Gòn – một tên tuổi khác của ngành giấy cũng gặp khó khăn khi đó với số lỗ lũy kế lên đến vài trăm tỷ đồng. Hoạt động tái cơ cấu Giấy Sài Gòn mang về kết quả chỉ sau chưa đầy 5 năm. Đến năm 2018, tập đoàn Sojitz của Nhật Bản đã mua lại hơn 95% cổ phần của công ty.

Hạ nhiệt phiên chiều, VnIndex tăng hơn 2 điểm

Hạ nhiệt phiên chiều, VnIndex tăng hơn 2 điểm

Thanh khoản phiên hôm nay hồi phục khá tốt khi mà chỉ số VnIndex dù hạ nhiệt so với đầu giờ nhưng giữ vững sắc xanh tăng giá từ đầu đến cuối. Sàn HoSE hôm nay đạt thanh khoản hơn 5.700 tỷ và sàn HNX đạt 372 tỷ.

Phiên giao dịch buổi chiều, áp lực bán tăng khá mạnh đẩy chỉ số VnIndex từ mức tăng hơn 8 điểm phiên sáng chỉ còn tăng hơn 2 điểm. Ngưỡng 870 điểm trở nên xa hơn và có lẽ cần nhiều thời gian hơn để chinh phục.

Thực tế, nhiều nhà đầu tư đã mua vào phiên 1/7 khi chỉ số "hãm phanh" lao dốc và quay đầu ngay trong phiên. Nếu mua được từ đầu phiên 1/7 thì nhà đầu tư đã lãi khá nhiều khi cổ phiếu về tài khoản nên áp lực bán chốt lãi xảy ra trong phiên hôm nay là dễ hiểu. Ở sóng này, VnIndex đã tăng từ điểm đáy là 822 điểm lên 870 điểm.

Thanh khoản phiên hôm nay hồi phục khá tốt khi mà chỉ số VnIndex dù hạ nhiệt so với đầu giờ nhưng giữ vững sắc xanh tăng giá từ đầu đến cuối. Sàn HoSE hôm nay đạt thanh khoản hơn 5.700 tỷ và sàn HNX đạt 372 tỷ. 

SAB, HPG dù hạ nhiệt nhưng vẫn là điểm đáng chú ý phiên hôm nay. 

==============

Phiên giao dịch hôm nay, VnIndex khởi động cùng thông tin tích cực từ thị trường chứng khoán nước ngoài. Bất chấp dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát trên thế giới, thị trường chứng khoán ngoại tăng mạnh mẽ cùng thanh khoản rất cao. Riêng phiên giao dịch tối qua, Dow Jones tăng hơn 400 điểm, cổ phiếu công nghệ bứt phá đã gạt phăng rất nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường chứng khoán đang quá đà. Dòng tiền chọn chứng khoán bất chấp nhiều lý luận trái chiều. 

Quay trở lại với thị trường chứng khoán Việt, chuỗi giảm điểm sâu 2 tuần trước đã đưa nhiều cổ phiếu về mặt bằng giá khá hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư quay trở lại rót tiền vào chứng khoán khiến 3 phiên giao dịch gần đây, VnIndex bật tăng trở lại mạnh mẽ. Phiên hôm nay, chỉ số tiếp tục tăng hơn 8 điểm đẩy VnIndex lên sát ngưỡng 870 điểm.

Tại nhóm VN30, SAB của Sabeco bứt phá mạnh mẽ hơn 4% đẩy giá cổ phiếu lên 188.000 đồng. HPG, CTD, FPT cũng tăng mạnh cùng thanh khoản cao giúp thị trường chứng khooán đầy hứng khởi. Trong nhóm VN30 hiện chỉ có 4 cổ phiếu đang giảm giá nhưng mức giảm không đáng kể.

Thanh khoản thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ. Riêng trong phiên sáng, sàn HoSE đạt giao dịch hơn 3.000 tỷ đồng và sàn HNX đạt 213 tỷ đồng. Theo đánh giá của công ty chứng khooán Yuanta, VnIndex có thể lên đến 990 điểm ngay trong tháng 7 này nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh.

Vốn hóa tăng vọt 460 tỷ USD chỉ trong 1 ngày, chứng khoán Trung Quốc tăng nóng chưa từng thấy

Vốn hóa tăng vọt 460 tỷ USD chỉ trong 1 ngày, chứng khoán Trung Quốc tăng nóng chưa từng thấy

Chỉ số CSI 300 tăng thêm 2,1%, tiếp tục ở đỉnh cao nhất 5 năm. Khối lượng giao dịch cao gấp 3 lần so với mức trung bình 3 tháng.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư quốc tế sau khi trải qua thời kỳ tăng trưởng mạnh chưa từng thấy trong lịch sử.
Chỉ riêng phiên hôm qua, giá trị vốn hóa của thị trường này đã tăng thêm hơn 460 tỷ USD, chỉ thấp hơn một chút so với kỷ lục của 1 ngày tháng 7/2015. Trong 1 tuần vừa qua, chứng khoán Trung Quốc đã tăng trưởng vượt bậc, xét trên nhiều tiêu chí đều là đà tăng chưa từng thấy kể từ khi bong bóng phát nổ và khiến nhà đầu tư lao đao 5 năm trước.
Đến phiên sáng nay, thị trường tiếp tục tăng điểm dù với tốc độ chậm hơn. Chỉ số CSI 300 tăng thêm 2,1%, tiếp tục ở đỉnh cao nhất 5 năm. Khối lượng giao dịch cao gấp 3 lần so với mức trung bình 3 tháng. Đồng nhân dân tệ ở hải ngoại cũng vượt ngưỡng 7 nhân dân tệ đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ tháng 3.
Sau khi đăng tải một số bài viết khuyến khích mua vào cổ phiếu, đến hôm nay truyền thông Trung Quốc đã phát đi những thông điệp thận trọng hơn. Có 2 tờ báo hối thúc nhà đầu tư nên lý trí, trong đó tờ Thời báo chứng khoán – một trong những tờ báo tài chính có lượng phát hành lớn nhất ở Trung Quốc, cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng với những rủi ro tiềm ẩn và không nên coi TTCK là kênh để làm giàu nhanh chóng sau 1 đêm.
Vì những quy định kiểm soát vốn chặt chẽ, các nhà đầu tư Trung Quốc có khá ít lựa chọn đầu tư, do đó trong bối cảnh lãi suất siêu thấp và một số sản phẩm quản lý tài sản thua lỗ lần đầu tiên từ trước đến nay khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô mua cổ phiếu. Một số chuyên gia phân tích cũng chỉ ra rằng đà phục hồi kinh tế và việc chính phủ nước này kiểm soát tốt dịch bệnh chính là nguyên nhân.
Tổng khối lượng ký quỹ trên TTCK đã lên đến gần 1.200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 171 tỷ USD), cao nhất kể từ cuối năm 2015.
Mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư tăng cao khiến trái phiếu chính phủ giảm mạnh. Hiện chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Mỹ và trái phiếu do chính phủ Trung Quốc phát hành đã lên đến khoảng 237 điểm cơ bản, cao nhất kể từ năm 2005.

Thủ tướng: Mạnh tay với các tỉnh xin tiền rồi không chịu... tiêu!

"Nhiều anh làm Bí thư, Chủ tịch tỉnh khi xin vốn về cho địa phương mình thì nói cần quá, nhưng khi xin về lại không triển khai, giao phó hết cho cấp dưới" - Thủ tướng nói.
Tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Bộ Tài chính sáng nay (7/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Vấn đề giải ngân đầu tư công đang bị ùn ứ ngay ở các địa phương, nơi mà trước đó các lãnh đạo tỉnh xin nhiều vốn của Trung ương mà không triển khai.

Thủ tướng: Mạnh tay với các tỉnh xin tiền rồi không chịu... tiêu! - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu có cơ chế mạnh đối với các địa phương xin vốn về để không
Cụ thể, Thủ tướng cho biết, hiện vốn đầu tư công đang tồn có 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, đây là nhiệm vụ đặt ra rất lớn cho đất nước. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát triển khai "gấp" các biện pháp để thúc đẩy nguồn vốn mồi này cho nền kinh tế.
Thủ tướng cho biết, trước kia việc điều chuyển vốn phải được Quốc hội phê duyệt, nhưng Quốc hội mới đây đã giao thẩm quyền điều chuyển vốn cho Thủ tướng. Vì vậy, nơi nào, ngành nào không làm tốt sẽ bị điều chuyển ngay và tinh thần là điều chuyển vốn ngay trong tháng 8/2020.
"Tôi yêu cầu các tỉnh phải quán triệt tinh thần nửa tháng họp giao ban về giải ngân đầu tư công một lần để thúc đẩy, kiểm điểm, nguyên nhân vì sao chậm giải ngân. Các bộ, địa phương phải thành lập đoàn kiểm tra do đích thân Bộ trưởng, trưởng ngành làm chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng", Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng nói: "Lần này, trong tiêu chí hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ được giao, Chính phủ sẽ xem xét việc không hoàn thành giải ngân đầu tư công để làm căn cứu xét duyệt. Hơn nữa, cần kỷ luật, kỷ cương trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, không để như hiện nay".
"Nhiều anh làm Bí thư, Chủ tịch tỉnh khi xin vốn về cho địa phương nói rất khó, rất cần, nhưng khi có rồi lại không triển khai được, giao phó hết cho cấp dưới" - người đứng đầu Chính phủ cho biết và nhấn mạnh: "Các lãnh đạo tỉnh thấy giải ngân vốn đầu tư công khó thì đừng có xin về, đừng để mang tiếng".
Do đó, thời gian tới, Chính phủ sẽ yêu cầu bí thư, chủ tịch, các giám đốc sở, chủ dự án phải xuống tận nơi các dự án đầu tư công để tháo gỡ khó khăn.
"Nếu không phê bình, không kiểm trách thì không thể làm được việc" - Thủ tướng kiên quyết.
Thủ tướng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ nửa tháng họp một lần và có các Phó Thủ tướng tham dự. Các bộ, ngành và địa phương cần phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ giải ngân, coi đây là nhiệm vụ chính trị. "Không được để tình trạng trì trệ, cần có chế tài mạnh để giải ngân cho được vốn đầu tư công", Thủ tướng lệnh.

100 Câu Chuyện THÂM THÚY về CUỘC SỐNG - Càng Nghe Càng Thấm! [BẢN MỚI]

Ông Nguyễn Thanh Long giữ chức quyền Bộ trưởng Y tế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long giữ chức quyền bộ trưởng bộ này.

Sáng nay (7/7), tại hội nghị sơ kết 6 tháng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết vừa ký quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long giữ chức quyền Bộ trưởng Y tế.

Ông Nguyễn Thanh Long giữ chức quyền Bộ trưởng Y tế
Quyền Bộ tưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Như vậy sau gần 9 tháng, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến rời ghế bộ trưởng, Bộ Chính trị phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế và phụ trách toàn diện Bộ Y tế từ tháng 10/2019, đến nay Bộ Y tế chính thức có quyền bộ trưởng.

Ông Long là một trong các Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tham gia tích cực trong công tác phòng chống dịch ngay từ những ngày đầu. 

Ông Nguyễn Thanh Long sinh ngày 3/9/1966 tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ông là Giáo sư, Tiến sĩ y học.

Từ năm 1995 - 2003, ông là chuyên viên Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2005, ông là Trưởng phòng Kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Từ tháng 6/2005 đến tháng 3/2008, ông là Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Từ tháng 3/2008 đến tháng 11/2011, ông giữ chức Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS. Từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2018, ông là ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Ông Long có 7 năm đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế trước khi được Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo TƯ vào cuối tháng 10/2018.

Đầu tháng 2, Thủ tướng ký Quyết định số 171 điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long trở về làm Thứ trưởng Bộ Y tế, sau đó là thứ trưởng thường trực cho đến nay.

Hiện Bộ Y tế có 4 thứ trưởng gồm các ông Trương Quốc Cường, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Xuân Tuyên và GS.TS.Trần Văn Thuấn.

Một số hình ảnh hoạt động của ông Long trên cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế: 

Ông Nguyễn Thanh Long giữ chức quyền Bộ trưởng Y tế
Ông Nguyễn Thanh Long đại diện Bộ Y tế tiếp nhận 150 tỷ đồng tiền hỗ trợ chống dịch phân bổ đợt 1 từ Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn vào ngày 7/4 vừa qua
Ông Nguyễn Thanh Long giữ chức quyền Bộ trưởng Y tế
Ông Nguyễn Thanh Long giữ chức quyền Bộ trưởng Y tế
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế thăm, tặng quà cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội số II (xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) vào ngày 1/6/2017
Ông Nguyễn Thanh Long giữ chức quyền Bộ trưởng Y tế
Ngày 18/9/2015, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã cùng đoàn chuyên gia của Bộ Y tế kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại tỉnh Đồng Nai - điểm nóng về dịch sốt xuất huyết trên cả nước lúc bấy giờ

Cá nhân trúng 233 lô đất đấu giá Thái Bình: Bất thường?

Theo Luật sư, cần điều tra những dấu hiệu bất thường trong vụ đấu giá này nhằm làm rõ xem có hiện tượng thông thầu hay lợi ích nhóm trong đó không.
>>Cần công khai đấu giá đất công
>>Từ vụ Nguyễn Xuân Đường, lộ lỗ hổng trong đấu giá đất ở Thái Bình
>>Vụ "Đường Nhuệ": Cách nào hạn chế "xã hội đen" thâu tóm phiên đấu giá đất?

Thông tin một cá nhân trúng đấu giá tất cả 233 lô đất đã được xây dựng đầy đủ hạ tầng, kỹ thuật tại dự án khu dân cư xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, Thái Bình đang gây xôn xao dư luận.

Với số tiền 152 tỷ đồng cá nhân trên phải bỏ ra để "ôm" trọn 233 lô đất trên, tính ra đơn giá trung bình trúng đấu giá tại dự án trên là hơn 4,3 triệu đồng/m2.

Được biết, kinh phí xây dựng hạ tầng, kỹ thuật trên các lô đất này được lấy từ ngân sách nhà nước.

Điều khiến dư luận băn khoăn là tại sao huyện Tiền Hải lại sử dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trọn gói thay vì đấu lẻ như vậy? Cơ sở nào để huyện sử dụng hình thức đấu giáy này? Đơn giá trúng đấu giá khu đất trên có chênh lệch so với giá thị trường?

Về mặt pháp lý, LS Trương Xuân Tám, Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, Luật Đấu thầu không cấm đấu giá trọn gói hay đấu giá lẻ, việc lựa chọn hình thức đấu giá nào do bên tổ chức đấu giá (UBND địa phương hoặc Trung tâm quỹ đất đứng ra) xác định dựa trên nhu cầu của mình, miễn là không trái luật.

"Ở đây, có thể bên tổ chức đấu giá không thể đợi bán lẻ từng lô đất do không gọn", ông Tám nhận xét.

Cá nhân trúng 233 lô đất đấu giá Thái Bình: Bất thường? - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Dự án Khu dân cư xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Theo vị luật sư, thông thường, theo quy định của Luật Đất đai và các quy định về đấu giá, đất đem đấu giá phải là đất đã được giải phóng mặt bằng (đất sạch). Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nơi chỉ là đất thô, giải phóng xong để bên trúng đấu giá xây dựng quy hoạch 1/500, làm cơ sở hạ tầng.

Trong trường hợp dự án khu dân cư xã Đông Lâm, Tiền Hải, Thái Bình, các lô đất đã được xây dựng hạ tầng, kỹ thuật rồi mới đem đấu giá.

"Ở đây có lẽ có sự thay đổi kế hoạch nào đó, còn thông thường chính quyền đã bỏ tiền làm hạ tầng thì rất ít khi đem đấu giá như vậy.

Dù đấu giá không sai luật khi thấy những dấu hiệu bất thường trong vụ việc trên như: giá trúng đấu giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường; người trúng đấu giá ngay sau đó nhận đặt cọc mua bán, giữ chỗ đối với các lô đất trên khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước... như báo chí phản ánh thì phải xem xét, điều tra xem có lợi ích nhóm, đấu giá theo kiểu có "chân gỗ" để thông đồng nhau, ghìm giá thấp xuống, làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hay không? Nếu có thì phải xử lý trách nhiệm, thậm chí xử lý hình sự các hành vi này", Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phân tích. 

Theo LS Trương Xuân Tám, trên thực tế, thông qua đấu giá đã có nhiều vụ tham nhũng xảy ra. Ngoài trên, không ít trường hợp đấu giá có hiện tượng một người trả giá cao, những người khác trả giá thật thấp và người trúng sẽ có hoa hồng cảm ơn những người đó.

Tại Thái Bình, vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) được xác định đã thao túng kết quả nhiều vụ đấu giá đất, thường trúng đấu giá đất bằng cách gây sức ép với người mua khác. Công an tỉnh Thái Bình cũng đã bắt một số cán bộ tiếp tay cho vợ chồng Đường Nhuệ thao túng đấu giá đất.

Bởi vậy, một lần nữa vị luật sư đề nghị cần tìm hiểu, làm rõ những nghi ngại trên trong vụ đấu giá các lô đất tại dự án đất khu dân cư xã Đông Lâm ở Tiền Hải.

Theo tìm hiểu của PV, đang có cơn "sốt" đất nền tại Đông Lâm, Tiền Hải. Nhiều sàn bất động sản, môi giới bất động sản ở Thái Bình quảng cáo, đất nền Đông Lâm đang là sản phẩm hot nhất khu vực Tiền Hải, Thái Bình và hối thúc nhà đầu tư giữ chỗ, chọn cho mình lô đất đẹp để đón đầu cơn sốt. 

Theo quảng cáo của nhiều sàn, nhân viên môi giới bất động sản, dự án Đông Lâm "chưa bao giờ hạ nhiệt với các nhà đầu tư" do nằm cạnh đường vành đai ven biển, lại là trạm dừng nghỉ của các xe đi qua, thích hợp để ở và kinh doanh khi cao tốc hoàn thành. Cạnh khu quy hoạch là khu công nghiệp kinh tế ven biển sắp triển khai với quy mô lớn; dự án gần biển, khu nghỉ dưỡng Đồng Châu...

"Nên đầu tư vào dự án Đông Lâm vì giá vừa rẻ, hạ tầng lại đẹp mà tương lai", một nhân viên môi giới bất động sản quảng cáo.

Với khẳng định "tính thanh khoản cao, đầu tư sinh lời cực nhanh", giá đất nền phổ biến ở Đông Lâm được các nhân viên môi giới bất động sản rao bán dao động từ 6 đến gần 12 triệu đồng/m2, tùy vị trí.