Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023
Bắc Giang: Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến: Nơi lưu giữ hồn quê đất Việt
Trải qua hơn 300 năm lịch sử, mặc cho bao biến cố và thăng trầm của thời gian nhưng nhờ niềm đam mê và tình yêu với nghề truyền thống, làng nghề mây tre đan Tăng Tiến (huyện Việt Yên, Bắc Giang) vẫn không hề đổi thay và ngày càng phát triển thịnh vượng.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến thuộc thôn Phúc Tằng nằm kề bên Quốc lộ 1A, cách Tp Bắc Giang 7km về hướng Tây, tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh. Mảnh đất Việt Yên văn hiến của Bắc Giang không chỉ có danh lam cổ tự Bổ Đà là trung tâm phật giáo lớn đất Bắc Giang, mà còn là nơi khai sinh ra nghề đan lát truyền thống.
Tương truyền, làng nghề Tăng Tiến đã có từ thời nhà Hậu Lê, qua bao lần thăng trầm theo thời gian, người dân nơi đây vẫn một lòng gắn bó, thủy chung với nghề đan tre.
Vốn là một xã thuần nông, người dân Tăng Tiến chủ yếu gắn bó với đồng ruộng. Khi đó, nghề mây tre đan vẫn chỉ là một nghề phụ để người dân tranh thủ làm lúc nông nhàn.
Nghề mây tre đan đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây và trở thành nghề truyền thống của xã Tăng Tiến.
Sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến giờ đây đã có tiếng trên thị trường trong nước và thế giới
Theo lời kể của các nghệ nhân làng nghề Tăng Tiến: Để làm nên một sản phẩm mây tre Tăng Tiến đối với người thợ đó là một quá trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn.
Những cây tre đem về phải mang cắt thành những đoạn nhỏ rồi đến tay người thợ. Họ mang chẻ ra thành những chiếc nan nhỏ như những chiếc tăm nhưng có độ dài 30 đến 40 cm, đặc biệt có khi họ chẻ thủ công. Thế nhưng họ chẻ rất nhanh, điêu luyện và những chiếc tăm đều tăm tắp.
Sau đó, từng bó tăm được đem phơi khô. Một khâu đặc biệt quan trọng là nhuộm tăm, để tạo màu, độ bền cho mành tăm, chống mối mọt, đặc trưng của Tăng Tiến. Để tạo ra những sản phẩm bền đẹp, người thợ đem dệt từng chiếc tăm nhỏ thành mành, với những màu chỉ khác nhau kết hợp với màu của tăm mà tạo nên những sản phẩm đa màu sắc, mẫu mã, vừa đẹp mà vừa bền.
Các sản phẩm của làng ngày càng phong phú về thể loại, hình dáng, chất lượng cũng ngày một ổn định hơn.
Không chỉ nổi danh với các sản phẩm truyền thống lâu năm, làng nghề Tăng Tiến còn bắt kịp với xu thế của thời đại, luôn tân trang, thích nghi với những yêu cầu của xã hội. Không riêng gì chất lượng, mà mẫu mã, kiểu dáng, tính thẩm mỹ của sản phẩm mây tre cũng ngày càng được chú trọng.
Cho đến nay mây tre đan đã trở thành nghề chính của người dân trong làng với khoảng 70% số hộ dân (6.000 lao động) thành thục nghề. Các sản phẩm của làng ngày càng phong phú về thể loại, hình dáng, chất lượng cũng ngày một ổn định hơn.
Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm gia dụng, những người thợ lành nghề Tăng Tiến còn sử dụng đôi bàn tay khéo léo thiết kế những mẫu túi xách, ví, gối,... những đồ lưu niệm có giá trị và trở thành món quà mà khách du lịch nước ngoài rất ưa chuộng. Sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến giờ đây đã có tiếng trên thị trường trong nước và các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu…
Đến với làng Tăng Tiến, tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất mây tre đan mới thấy hết sự đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã. Những sản phẩm mây, tre đan với đủ màu sắc được tạo ra dưới những đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân trong làng khiến chúng tôi không khỏi thích thú, tò mò. Chỉ từ những loại cây có sẵn trong tự nhiên: cây mây, nứa, giang... các nghệ nhân đã thổi hồn vào chúng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo làm mê đắm lòng người. Những sản phẩm này không chỉ làm vật dụng trong gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê mà còn mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, có giá trị sử dụng và yếu tố thẩm mỹ.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Huyện Việt Yên là một trong những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. |
Về xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, khi hỏi bất cứ một cụ già nào rằng: "nghề mây tre đan có tự bao giờ?", thì cũng đều nhận được một câu trả lời: “Từ xa xưa, cha ông truyền lại, chẳng ai còn nhớ nổi nữa”. Những đứa trẻ trong xã, khi bắt đầu biết chạy nhảy, nô đùa cũng là lúc chúng học đan lát. Cứ thế, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, nghề mây tre đan như ăn vào máu thịt, vào khả năng bẩm sinh của mỗi người dân nơi đây.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến thuộc thôn Phúc Tằng nằm kề bên Quốc lộ 1A, cách thành phố Bắc Giang 7km về hướng Tây, tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh. Mảnh đất Việt Yên văn hiến của Bắc Giang, không chỉ có ngôi danh lam cổ tự Bổ Đà là trung tâm phật giáo lớn đất Bắc Giang mà còn là nơi khai sinh ra nghề đan lát truyền thống. Từ bao đời nay, người dân Tăng Tiến vẫn say mê với nghề đan lát. Đến với Tăng Tiến, thấy nhà nhà, ai ai cũng làm nghề, tay mành, tay nan lướt nhanh tạo ra những chiếc rá, chiếc rổ, chiếc mành... mới thấy hết được nghệ thuật đan lát, bàn tay khéo léo của người dân nơi đây.
Nhiều bạn trẻ được các thế hệ đi trước truyền lửa đam mê, kinh nghiệm và bí quyết nghề. |
Đã từ lâu làng quê yên bình là điểm đến của nhiều thương lái cùng những du khách nước ngoài có sự quan tâm, yêu thích cây tre, cây mây cùng những sản phẩm làm ra từ mây tre, hình ảnh biểu trưng của người Việt. Chính vì thế mà sản phẩm mây tre đan nơi đây được bạn bè, du khách trong và ngoài nước biết và tìm đến tham quan, hợp tác, mua bán. Không chỉ có nghề truyền thống lâu đời, mặt hàng đẹp mà mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm ngày càng đa dạng đã chắp cánh cho mây tre đến được tay những người yêu thích sản phẩm mây tre.
Với bí quyết làng nghề cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại ngày nay, trong khâu nhuộm mành, nan tre, các nghệ nhân làng nghề đã tạo ra những sản phẩm có màu sắc phong phú, đồng thời bảo quản cho nan không bị mối mọt, giữ sản phẩm được lâu hơn, bền đẹp cùng thời gian. Những sản phẩm mây tre có tính đặc trưng của làng nghề như: mành trải bàn ăn, đệm, gối, túi sách, mành tre cửa, ấm tích, bàn ghế... xuất khẩu ra nước ngoài được bạn hàng ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Nga, EU, Mỹ.
Để làm nên một sản phẩm mây tre Tăng Tiến đối với người thợ đó là một qúa trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn. Những cây tre đem về phải mang cắt thành những đoạn nhỏ rồi đến tay người thợ. Họ mang chẻ ra thành những chiếc nan nhỏ như những chiếc tăm nhưng có độ dài 30 đến 40 cm, đặc biệt có khi họ chẻ thủ công bằng tay. Thế nhưng, họ chẻ rất nhanh, điêu luyện và những chiếc tăm đều tăm tắp. Sau đó, từng bó tăm được đem phơi khô. Một khâu đặc biệt quan trọng là nhuộm tăm, để tạo màu, độ bền cho mành tăm, chống mối mọt, đặc trưng của Tăng Tiến. Để tạo ra những sản phẩm bền đẹp, người thợ đem dệt từng chiếc tăm nhỏ thành mành, với những màu chỉ khác nhau kết hợp với màu của tăm mà tạo nên những sản phẩm đa màu sắc, mẫu mã, vừa đẹp mà vừa bền.
Sản phẩm làm từ mây tre đan rất phong phú và hấp dẫn. |
Một làng nghề nổi tiếng, có lịch sử lâu đời nay hương nghề đã bay xa, sản phẩm có mặt gần như khắp thế giới, hiện đang thu hút được nhiều du khách yêu mến và muốn khám phá đến với đất Bắc Giang. Mô hình sản xuất phát triển nghề truyền thống ở xã Tăng Tiến trở thành gương điển hình tiên tiến cho các làng nghề khác cùng tham khảo, học tập. Hiện nay, cả nước có nhiều làng nghề dường như đang mất dần “chỗ đứng”, làng nghề mây tre đan Tăng Tiến vẫn đứng vững trước cơ chế thị trường, đây là minh chứng cho sức sống trường tồn của các làng nghề nếu biết xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và hướng đi đúng.
Địa chỉ: Hợp tác xã mây tre đan Tăng Tiến.
Thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Tel: (0084)240 3576392 Mobile: (0084)903286447
Website: http://maytretangtien.com
Khai thác, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ: “Đòn bẩy” để Bắc Giang tăng trưởng kinh tế
Nguyễn Thanh Bình
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
Cổ phiếu thép đồng loạt tăng trần
Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh, tuần hoàn
Phó thủ tướng kêu gọi tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam phát triển xanh
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
Đường hoa Nguyễn Huệ trước ngày mở cửa
Hai ngày trước mở cửa, đường hoa Nguyễn Huệ Tết Quý Mão đã cơ bản hoàn thiện với 70 linh vật mèo, sau nửa tháng thi công
Đường hoa dài 600 m, mang chủ đề Thành phố Hồ Chí Minh – Xuân an vui, xuân thịnh vượng thể hiện muôn sắc xuân để ghi dấu mốc 20 năm công trình văn hóa đã thành biểu tượng của thành phố vào dịp Tết Nguyên đán.
Sáng 25 tháng Chạp (16/1), mô hình mèo tại đầu đường hoa, đoạn gần UBND TP HCM hoàn thiện trang trí. Năm nay linh vật cổng chào không còn là hình ảnh gia đình sum vầy thường thấy. Đàn mèo không nằm ở vị trí trung tâm mà dời sang hai bên để tạo không gian thoáng đãng.
Mô hình mèo mẹ cao khoảng 5 m, dáng ngồi thẳng, đuôi quấn quanh như đang che chở đàn con. Các linh vật được làm bằng xốp, bề mặt sơn giả gốm. Mèo con mang nét biểu cảm đáng yêu qua những cử động đặc trưng như liếm tay (chân trước), vươn tay, đẩy bát...
Ở đại cảnh kết mang tên Thành phố thịnh vượng là cặp đôi mèo cao lần lượt 4,5 m và 5,5 m kết bằng vải, đang trang trí, mắc điện, đèn chiếu sáng... và phủ bạt để tránh dính bụi. Mô hình tái hiện giống mèo tam thể đặc trưng của Việt Nam, quấn quýt bên nhau như lời chúc cho năm mới đoàn viên, hạnh phúc.
Theo âm lịch, 2023 là năm Quý Mão đại diện bởi con mèo. Đây là loài vật đứng thứ tư trong 12 con giáp (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi), được xem biểu tượng của sự trường thọ, hòa bình và thịnh vượng.
Xuyên suốt tuyến đường có 70 linh vật mèo đa dạng về hình dáng, kích thước (thấp nhất 0,6 m, cao nhất 5,5 m), chất liệu từ mút xốp, sắt, sơn mỹ thuật, phủ mùn cưa, giả đất nung đến ốp hoa tươi…
Ở đầu đại cảnh Đô thị thông minh là chú mèo cách điệu dài hơn 3 m đang uốn mình, được tạo nên bởi sự kết hợp giữa sắt, mút xốp và mùn cưa xanh.
Mỗi tiểu cảnh đều có mô hình mèo dưới nhiều sắc thái, biểu cảm khác nhau từ dễ thương, nghiêm túc, tinh nghịch, lười biếng đến tò mò...
Con mèo mang phong cách chibi với đôi mắt to đặc trưng phản chiếu dưới vũng nước ở một tiểu cảnh.
Mô hình 3 con mèo đang rình những đàn cá ở một tiểu cảnh. Đường hoa sử dụng nhiều chất liệu thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng như kim loại, xốp, mây, tre, nứa, gạch, vải, dây thun…
Kỷ niệm 20 năm đường hoa, trên diện tích hơn 240 m2 sau lưng cổng chào là đại cảnh Vùng ký ức. Tại đây toàn bộ mô hình 20 linh vật đã từng xuất hiện tại vị trí cổng chào thể hiện ở mức tương đồng đến 80% so với nguyên bản năm xưa, với kích thước nhỏ hơn.
Đại cảnh Rực rỡ thành phố hoa rộng 300 m2 đang dần hoàn thiện. Điểm nhấn là cầu gỗ băng ngang thảm hoa, dài khoảng 30 m, rộng 2 m, cao 80 cm.
Trước ngày mở cửa, hàng trăm công nhân tất bật trang trí hoa vào tiểu cảnh, vệ sinh, mắc hệ thống điện, kiểm tra kỹ thuật...
"Đây là năm thứ 13 tôi tham gia thi công đường hoa Nguyễn Huệ, chủ yếu làm tỉa cây và tưới hoa. Tôi rất vui khi góp phần mang lại vẻ đẹp cho công trình của thành phố trong dịp Tết", ông Trần Ngân Tuấn, 50 tuổi nói, trong lúc tưới nước các chậu hoa.
Năm nay đường hoa Nguyễn Huệ sử dụng khoảng 88 giống hoa, 18 loại lá, gần 106.000 chậu, giỏ hoa các loại và hơn 300 m2 cỏ. Tuyến đường mở cửa từ 19h ngày 19/1 đến 21h ngày 26/1/2023 (từ 28 tháng Chạp âm lịch đến mùng 5 Tết).