Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

Các đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 3.895 km², dân số trên 1,875 triệu người. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố và 9 huyện; 209 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 15 thị trấn và 184 xã.

1. Thành phố Bắc Giang

Thành phố Bắc Giang nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp huyện Yên Dũng và phía Bắc giáp huyện Tân Yên.

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang. Thành phố có tổng diện tích là 66,6 km2dân số là 182,7 nghìn người và có mật độ dân số cao nhất tỉnh 2.743 người/km². Dân số thành thị có 114.061 người (chiếm 62,44%) và dân số nông thôn 68.624 người (chiếm 37,56%).

Thành phố Bắc Giang có 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường: Đa Mai, Dĩnh Kế, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Mỹ Độ, Ngô Quyền, Thọ Xương, Trần Nguyễn Hãn, Trần PhúXương Giang và 6 xã: Dĩnh TrìĐồng SơnSong KhêSong MaiTân MỹTân Tiến.

Thành phố Bắc Giang có vị trí thuận lợi về giao thông, là một trong những trung tâm lớn của vùng về công nghiệp đạm - hóa chất, công nghiệp may mặc, đồng thời là trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cho miền Bắc, cũng như là nơi tập kết các sản phẩm nội địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Trên địa bàn thành phố có Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng và 06 cụm công nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều dự án đầu tư.

2. Huyện Việt Yên

Huyện Việt Yên nằm ven sông Cầu, ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang. Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang; phía Tây giáp huyện Hiệp Hòa và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; phía Bắc giáp huyện Tân Yên.

Huyện Việt Yên có tổng diện tích 171,01 km², dân số là 220,4 nghìn người và mật độ dân số đạt 1.288 người/km².

Huyện Việt Yên có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Bích Động, Nếnh và 15 xã: Hồng Thái, Hương Mai, Minh Đức, Nghĩa Trung, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Thượng Lan, Tiên Sơn, Trung Sơn, Tự Lạn, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến.

Việt Yên là một trong những huyện có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời của vùng văn hóa Kinh Bắc. Trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Đình Trám, Vân Trung, Quang Châu, Việt Hàn cùng với nhiều Cụm công nghiệp nhỏ và vừa như Tăng Tiến, Việt Tiến, Vân Hà, Hoàng Mai đã được đưa vào sử dụng, thu hút hàng chục nghìn nhân lực lao động trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Việt Yên hướng tới trở thành vùng trọng điểm công nghiệp.

3. Huyện Hiệp Hòa

Huyện Hiệp Hòa nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km. Phía Đông giáp hai huyện Tân Yên và Việt Yên; phía Tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; phía Bắc giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Hiệp Hòa có diện tích là 206 km2, dân số 257,5 nghìn người và mật độ dân số 1.250 người/km², là huyện đông dân nhất tỉnh Bắc Giang. Dân số thành thị có 20.254 người (chiếm 7,86%), dân số nông thôn 237.271 người (chiếm 92,14%).

Huyện có 25 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 02 thị trấn: Thắng, Bắc Lý và 23 xã: Châu Minh, Đại Thành, Danh Thắng, Đoan Bái, Đông Lỗ, Đồng Tân, Hòa Sơn, Hoàng An, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Hùng Sơn, Hương Lâm, Lương Phong, Mai Đình, Mai Trung, Ngọc Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thường Thắng, xã Xuân Cẩm.

Đường bộ của Hiệp hòa khá thuận tiện, có ba tuyến chính: QL37 từ Đình Trám qua Thắng (huyện Hiệp Hòa) dài 17 km, TL295 Đông Xuyên - Thắng lên Cao Thượng (đoạn qua huyện dài 20 km), đường 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (đoạn qua huyện dài 9,5 km). Ngoài ra còn hai tuyến chỉ ở trong nội huyện: TL288 từ Thắng đi Lữ và bến Gầm dài 9 km, từ Thắng đi bến đò Quế Sơn dài 5 km. Năm tuyến đường trên đều đã rải nhựa. TL295 đoạn Thắng - Đông Xuyên đã được cải thiện, đặc biệt Cầu Mai Đình - Đông Xuyên đã được hoàn thành.

Trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Hòa Phú đã đưa vào sử dụng, thu hút nhiều dự án đầu tư.

3. Huyện Lạng Giang

Huyện Lạng Giang nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Giang, nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 10 km. Phía Đông giáp huyện Lục Nam, phía Tây giáp huyện Tân Yên với ranh giới tự nhiên là sông Thương, phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng, phía Bắc giáp huyện Yên Thế (với ranh giới là sông Thương) và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Huyện Lạng Giang có diện tích là 239,8 km², dân số là 223,5 nghìn người và mật độ dân số là 915,6 người/km².

Huyện Lạng Giang có 21 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: VôiKép và 19 xã: An Hà, Dương Đức, Đại Lâm, Đào Mỹ, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Quang Thịnh, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Thanh, Thái Đào, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm, Yên Mỹ.

Huyện Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi với một số trục đường giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua: QL1A (Bắc Giang - Lạng Sơn), đường cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Kép - Hạ Long. Lạng Giang là 1 trong 4 huyện, thành phố của tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm huyện cách không xa các khu công nghiệp, đô thị lớn của tam giác kinh tế phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hóa và các hàng tiêu dùng khác.

Trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Tân Hưng đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng.

4. Huyện Tân Yên

Huyện Tân Yên là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km. Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hòa và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Việt Yên và phía Bắc giáp huyện Yên Thế.

Huyện Tân Yên có tổng diện tích là 208,31 km2, dân số là 182,2 nghìn người và mật độ dân số là 874,7 người/km2. Dân số thành thị có 22.040 người (chiếm 12,1%), dân số nông thôn 160.212 người (chiếm 87,9%).

Huyện Tân Yên có 22 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Cao ThượngNhã Nam và 20 xã: An DươngCao XáĐại HóaHợp ĐứcLam CốtLan GiớiLiên ChungLiên SơnNgọc ChâuNgọc LýNgọc ThiệnNgọc VânPhúc HòaPhúc SơnQuang TiếnQuế NhamSong VânTân TrungViệt LậpViệt Ngọc.

5. Huyện Yên Thế

Huyện Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang. Phía Đông giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ; phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp huyện Tân Yên và huyện Lạng Giang.

Huyện Yên Thế có diện tích là 306,4 km², dân số là 104,1 nghìn người và mật độ dân số là 339,6 người/km². Huyện có 8 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 27%. Dân số thành thị có 19.625 người (chiếm 18,85%), dân số nông thôn 84.478 người (chiếm 81,15%).

Huyện Yên Thế có 19 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Phồn Xương, Bố Hạ và 17 xã: An Thượng, Canh Nậu, Đông Sơn, Đồng Hưu, Đồng Kỳ, Đồng Lạc, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Đồng Vương, Hồng Kỳ, Hương Vỹ, Tam Hiệp, Tam Tiến, Tân Hiệp, Tân Sỏi, Tiến Thắng, Xuân Lương.

Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: Tuyến QL17 (từ Nhã Nam - Yên Thế - đi Tam Kha - Xuân Lương); tuyến đường TL242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng - Lạng sơn); tuyến đường TL292 (từ thị trấn Phồn Xương đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường TL294 (từ ngã ba Tân Sỏi - Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên - Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng - Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn.

6. Huyện Yên Dũng

Huyện Yên Dũng nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Giang, có núi Nham Biền chạy theo hướng Đông - Tây, nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km. Phía Đông giáp huyện Lục Nam và thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp huyện Việt Yên; phía Nam giáp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu; phía Bắc giáp thành phố Bắc Giang và huyện Lạng Giang.

Huyện Yên Dũng có diện tích là 191,7 km², dân số 159,1 nghìn người và mật độ dân số 829,9 người/km2.

Huyện Yên Dũng có 18 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Nham Biền, Tân An và 16 xã: Cảnh Thụy, Đồng Phúc, Đồng Việt, Đức Giang, Hương Gián, Lãng Sơn, Lão Hộ, Nội Hoàng, Quỳnh Sơn, Tân Liễu, Tiến Dũng, Tiền Phong, Trí Yên, Tư Mại, Xuân Phú, Yên Lư.

Huyện có các tuyến QL1, QL17 và 4 tuyến đường tỉnh (398, 299, 299B, 293) chạy qua địa bàn, ngoài ra còn có hệ thống giao thông đường thủy do được bao bọc bởi 3 con sông (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) là điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng, giao thương. 

Trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Yên Lư đang triển khai xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng.

8. Huyện Lục Nam

Huyện Lục Nam nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang khoảng 20 km. Phía Đông giáp hai huyện Lục Ngạn và Sơn Động; phía Tây giáp hai huyện Lạng Giang và Yên Dũng; phía Nam giáp hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.

Huyện Lục Nam có diện tích gần 608,6 km2, dân số là 232,9 nghìn người và mật độ dân số là 382,7 người/km². Trên địa bàn huyện có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 13%.

Huyện Lục Nam có 25 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn Đồi Ngô, Phương Sơn và 23 xã: Bắc LũngBảo ĐàiBảo SơnBình SơnCẩm LýChu ĐiệnCương SơnĐan HộiĐông HưngĐông PhúHuyền SơnKhám LạngLan Mẫu, Lục Sơn, Nghĩa Phương, Tam Dị, Thanh Lâm, Tiên Nha, Trường Giang, Trường SơnVô TranhVũ XáYên Sơn.

Hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi có QL31, QL37 và TL293, TL295 chạy qua, kết hợp với tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh và tuyến đường sông Lục Nam, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán.

Lục Nam có vị trí chiến lược trọng yếu, có đường giao thông lớn nối liền với các tỉnh trong vùng. Huyện có thuận lợi trong giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền núi và đồng bằng, là thời cơ để Lục Nam có những bước chuyển mình, bứt phá, tạo nên diện mạo mới của một huyện đang phát triển.

9. Huyện Lục Ngạn

Lục Ngạn là một huyện miền núi phía Tây, nằm trên trục đường Quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang khoảng 40Km. Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam; phía Đông giáp huyện Sơn Động.

Huyện Lục Ngạn là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh với diện tích 1.032,5 km², dân số khoảng 234,1 nghìn người và mật độ dân số là 226,7 người/km².

Huyện Lục Ngạn có 29 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Chũ và 28 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Mỹ An, Nam Dương, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu

Huyện có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển cây ăn quả chất lượng cao như: vải thiều, cam bưởi, táo,

10. Huyện Sơn Động

Sơn Động là huyện vùng cao nằm phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 80 km. Phía Bắc giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; phía Đông và phía Nam giáp các huyện Ba Chẽ, Thành phố Hạ Long và Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp các huyện Lục Nam, Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Huyện Sơn Động có diện tích là 860,5 km2, dân số là 78,7 nghìn người và mật độ dân số thấp nhất tỉnh là 91,4 người/km². Huyện có 12 dân tộc cùng chung sống (trong đó dân tộc thiểu số chiếm 47,2%).

Huyện Sơn Động có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: An Châu, Tây Yên Tử và 15 xã: An Bá, An Lạc, Vĩnh An, Cẩm Đàn, Đại Sơn, Dương Hưu, Giáo Liêm, Hữu Sản, Lệ Viễn, Long Sơn, Phúc Sơn, Thanh Luận, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Yên Định.

Mạng lưới giao thông của huyện chủ yếu là đường bộ, được phân bố tương đối hợp lý, toàn huyện có 1.142 km đường bộ. Đặc điểm đất đai, khí hậu, thủy văn của huyện đã tạo nên một thảm thực vật phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội./.

Bắc Giang tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

 




Bắc Giang nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp

Củng cố và phát triển hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng, góp phần xây dựng ngành nông nghiệp chất lượng cao, tạo nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu. Năm 2022, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể, đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.

Nhiều HTX nông nghiệp trong tỉnh đang chuyển dịch theo hướng sản xuất sản theo chuỗi giá trị và liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Mạnh dạn đổi mới mô hình sản xuất

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, trong năm 2022 toàn tỉnh có 74 HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản được thành lập mới, nâng tổng số HTX hiện có trong toàn tỉnh là 644 HTX nông, lâm nghiệp và HTX thủy sản với tổng vốn điều lệ là 1.111 tỷ đồng và 10.723 thành viên. Tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh ước có 50 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, có khoảng trên 20% số HTX nông nghiệp trên địa bàn tham gia thực hiện các hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị cho thành viên và khách hàng không phải là thành viên HTX thông qua liên kết đầu vào, đầu ra bằng các hợp đồng ổn định.

Ông Phạm Văn Dũng - Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) cho biết, được sự hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương, HTX được chọn xây dựng mô hình thí điểm sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP nâng cao chất lượng và sản lượng vải thiều của các thành viên trong HTX. Nhờ vậy, giá bán vải thiều và các nông sản của các hộ xã viên luôn giữ ở mức ổn định và cao hơn giá thị trường. Bằng sự linh hoạt, nhạy bén với thị trường, tích cực hỗ trợ xã viên trong ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, trung bình thu nhập mỗi hộ xã viên trong HTX đạt khoảng 200 triệu đồng/năm…

Ông Phạm Văn Dũng cho biết thêm, những năm gần đây, HTX tiếp tục mở rộng, đổi mới mô hình sản xuất, mở rộng liên kết với 18 tổ hợp tác ở địa phương với tổng diện tích là trên 100 ha và gần 30 HTX trong khu vực miền Bắc để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Đến nay, HTX Hồng Xuân là một trong những đơn vị tiêu biểu trong tỉnh được cấp mã số đóng gói xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc. Hàng năm chiếm 90% sản lượng vải thiều xuất khẩu của cả tỉnh; vải thiều của HTX đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường cao cấp như: Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu…

Sản phẩm vải thiều của HTX Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân được cấp mã số đóng gói xuất khẩu.

Hiện nay, các HTX nông nghiệp trong tỉnh đang chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề, dịch vụ, sản xuất sản phẩm sạch, theo chuỗi giá trị và liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Nhiều HTX nông nghiệp cũng đã chú trọng đến các hoạt động sản xuất theo thế mạnh của địa phương; mạnh dạn đầu tư mở rộng sang các ngành nghề dịch vụ đa dạng thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, vệ sinh môi trường; sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất cao thuốc, cao dược liệu, sản xuất tinh dầu, sản xuất bột thảo dược... Qua đó, góp phần tích cực vào phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, tiêu biểu như: HTX nông nghiệp Hạnh Phúc (huyện Việt Yên); HTX sản xuất tiêu thụ cá, rau cần Lý Hùng, HTX Đồng Tâm 3 (huyện Hiệp Hòa); HTX dịch vụ tổng hợp và sản xuất nông nghiệp Lúa Vàng, HTX rau sạch Yên Dũng (huyện Yên Dũng); HTX nông nghiệp xanh Yên Thế (huyện Yên Thế); HTX trà rừng Hoa Vàng (huyện Lục Ngạn); HTX Ong mật Hữu cơ Sơn Động, (huyện Sơn Động)... Đến nay, doanh thu bình quân các HTX nông nghiệp đạt 335 triệu đồng/HTX, lợi nhuận trung bình đạt khoảng 124 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân đạt 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Giáp Quý Cường - HTX Nông nghiệp “xanh” Yên Thế cho biết, nhận thức được những thuận lợi của địa phương trong phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Đứng trước nhu cầu cạnh tranh của thị trường, để thương hiệu “Gà đồi Yên Thế vươn  xa hơn đứng vững hơn trên thị trường. Hằng năm, HTX đều phải tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể định hướng cho phát triển sản xuất và tiêu thụ gà đồi Yên Thế trong năm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định vùng chăn nuôi có lợi thế và các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm để làm nguồn nguyên liệu chính. Trong đó, HTX đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất gà đồi Yên Thế theo chuỗi giá trị. Quy mô tổng đàn gà của HTX đến thời điểm hiện tại là trên 110 nghìn con, được chăn nuôi theo hướng VietGap, hữu cơ và đã được cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp chăn nuôi, để tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định, HTX đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường cho các sản phẩm. Tích cực tham gia các hội nghị, hội chợ xúc tiến thương mại, tham gia trưng bày quảng bá sản phẩm do các sở, ngành cấp tỉnh và UBND huyện Yên Thế tổ chức kể cả trong và ngoài tỉnh.

Nhiều HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi mô hình sản xuất.

Nhiều chính sách, đề án giúp các hợp tác xã phát triển

Trước yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nhất là cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chính sách, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Thông qua các cơ chế, chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh; sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục được giữ vững và có bước phát triển mạnh mẽ. Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND và Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các sở: Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Công Thương..  đã hỗ trợ gần 5 tỷ đồng cho các HTX xây dựng nhãn hiệu, bao bì nhãn mác sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ HTX tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước dành riêng cho khu vực HTX.

Bên cạnh đó, để tiếp tục mở rộng phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1353/QĐ-UBND Phê duyệt danh mục dự án, kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Đến nay, đã 05 dự án, kế hoạch liên kết được Hội đồng thẩm định của tỉnh thông qua trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 5,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, thực hiện Đề án “Hỗ trợ phát triển mô hình HTX ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và mô hình HTX nông nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025”, Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò HTX trong phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời triển khai xây dựng được 5 mô hình HTX ứng dụng công nghệ 4.0 và 5 HTX nông nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao tham gia Đề án, tiêu biểu các mô hình: Trồng cây ăn quả, sản xuất dược liệu, mỳ gạo, vải sớm, rau hoa trong nhà màng, thủy sản...

Hội Nông dân tỉnh cũng đã xây dựng và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt các Đề án hỗ trợ các hội viên nông dân như: Đề án“Xây dựng Tổ hợp tác tạo tiền đề để phát triển thành HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025”; Đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho chủ trang trại, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang góp phần thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giai đoạn 2021-2025”; Đề án “Hội Nông dân các cấp là nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, giai đoạn 2022-2025”; Đề án “Phát triển vùng sản xuất Ba kích tím hàng hóa tại huyện Sơn Động, giai đoạn 2022-2026”….

Qua các chính sách, đề án do tỉnh ban hành là điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, các thành viên HTX phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh việc đổi mới mô hình phát triển HTX liên kết theo chuỗi giá trị, hiện nay hoạt động của các HTX vẫn còn nhiều khó khăn, do nhiều nông dân chưa đủ lòng tin để tham gia tích cực vào phát triển kinh tế HTX. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý Tổ hợp tác, HTX trình độ còn hạn chế, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chưa nhiều… nên thường gặp lúng túng trong công tác quản lý và nội dung hoạt động. Trong khi đó, nhiều HTX sau khi thành lập chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, chưa xây dựng hoàn thiện được phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả; cơ chế, chính sách thực hiện hỗ trợ còn hạn chế; một số dự án của các HTX có quy mô lớn, mức hỗ trợ còn thấp chưa phù hợp nên không khuyến khích được các HTX tham gia phát triển…  

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế HTX, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Dương Thanh Tùng cho biết, Sở Nông nghiệp và PTNT đang tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan rà soát lại các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp đã ban hành thời gian qua để xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2026. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai chính sách hỗ trợ đến các HTX nông nghiệp; hàng năm tổ chức Hội nghị đối thoại với HTX nông nghiệp để lắng nghe, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các HTX. Cùng đó phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang và Liên minh HTX tỉnh rà soát tất cả các HTX đang có vướng mắc về nhu cầu vay vốn để xử lý, tham mưu biện pháp tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho các HTX. Tăng cường định hướng và hỗ trợ phát triển kinh tế đa dạng hơn ở lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ cung ứng hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể một cách bền vững./.

Ông Trần Bá Dương: Muốn sản xuất lớn phải bắt đầu từ gia công

 Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương tin rằng mọi lĩnh vực đều xuất phát từ gia công và khi đạt tới cấp độ nhất định sẽ hình thành "những Foxconn" trong công nghiệp hỗ trợ.

Chia sẻ này được ông Trần Bá Dương nêu tại hội thảo về thúc đẩy liên kết phát triển công nghiệp miền Trung ngày 17/12.

Theo ông, bất cứ ngành lĩnh vực nào cũng xuất phát từ nhu cầu thị trường, sau đó tới giai đoạn gia công, sản xuất để đạt tỷ lệ nội địa hoá nhất định. Chẳng hạn, với dệt may, xuất phát từ gia công, sau đó các doanh nghiệp sản xuất cây kim, sợi chỉ để tự chủ trong chuỗi giá trị.

Còn nền công nghiệp tự chủ, theo ông, phải đi từ công nghiệp hỗ trợ, cùng với đó là chuyển dịch từ gia công thông thường sang gia công cơ khí chế tạo. Trong đó, cơ khí như nền tảng, xương sống của công nghiệp hỗ trợ, còn công nghiệp hỗ trợ là bộ rễ của nền công nghiệp tự chủ. "Công nghiệp như cái cây, muốn cao khoẻ phải có bộ rễ mạnh, tức các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nếu không có ngành hỗ trợ thì không có ngành chính", ông nói.

Chủ tịch Thaco nhắc tới những hình mẫu phát triển công nghiệp như Hàn Quốc, cũng xuất phát từ gia công cho Nhật Bản. Hay Đài Loan, nền tảng của những tập đoàn đa quốc gia trong top đầu thế giới về sản xuất chip bán dẫn, như Foxconn, cũng đều có xuất phát điểm là doanh nghiệp gia công, lắp ráp điện thoại, linh kiện.

Chiếc Iphone được ưa chuộng trên toàn cầu nhưng Apple chỉ nắm giữ phần lõi là thiết kế, sáng tạo và phân phối. Còn để có những chiếc điện thoại giá cả cạnh tranh, chất lượng, họ vẫn phải dựa vào những nhà gia công, lắp ráp như Foxconn.

"Gia công không mang lại lợi nhuận lớn nhưng mọi thứ đều bắt đầu từ khâu này, giúp doanh nghiệp đi từng bước trên bậc thang trở thành các hình mẫu như Foxconn", ông Dương chia sẻ.

Công nhân Trung tâm cơ khí thuộc Thaco Industries căn chỉnh, kiểm tra kỹ thuật linh kiện ôtô, tháng 12/2022. Ảnh: Anh Minh

Công nhân Trung tâm cơ khí thuộc Thaco Industries căn chỉnh, kiểm tra kỹ thuật linh kiện ôtô, tháng 12/2022. Ảnh: Anh Minh

Hiện, một số nước tiên tiến đã chuyển qua giai đoạn sản xuất chip bán dẫn, các ngành cơ khí được nhường dần lại cho các nước đủ điều kiện. Là nước đi sau, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam "startup gia công cơ khí", khởi nghiệp từ việc sản xuất các vật dụng sử dụng trong đời sống.

Theo ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, bản chất của cơ khí là liên kết, bắt tay chia sẻ. Do đó, cần hình thành những doanh nghiệp đầu tàu, dẫn dắt chuỗi cung ứng và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

"Nếu bây giờ Việt Nam không làm cơ khí thì không thể công nghiệp hóa nền kinh tế theo mục tiêu đã đề ra. Muốn đạt được điều này, cần thiết phải có giải pháp thúc đẩy ngành sản xuất, chế tạo nội địa", ông nêu quan điểm.

Đồng tình, ông Trần Bá Dương nói, cái khó của tổ chức sản xuất công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo không phải ở chính sách mà nằm ở tâm huyết, cống hiến. Các doanh nghiệp lớn có trách nhiệm tạo nền tảng, hỗ trợ các đơn vị khởi nghiệp gia công cơ khí phát triển.

Công ty của tỷ phú Trần Bá Dương vừa lập doanh nghiệp hơn nửa tỷ USD tại Khu công nghiệp Chu Lai (Quảng Nam) để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo. Từ kinh nghiệm phát triển tại Chu Lai, ông Dương nói, Thaco sẽ cởi mở, chia sẻ để các startup gia công cơ khí liên kết, phát triển không giới hạn. Công nghiệp hỗ trợ là cốt lõi khi muốn xây dựng nền công nghiệp tự chủ, nhưng phải đi từng bước.

Còn bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp (Cục Công nghiệp), lưu ý muốn công nghiệp phát triển trước tiên phải có hạ tầng tốt. Tức là chính quyền phải đóng vai trò dẫn dắt và tạo môi trường đầu tư để các doanh nghiệp phát triển.

Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2030 sản xuất công nghiệp phụ trợ sẽ đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất, tiêu dùng nội địa và chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Sẽ có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp, tập đoàn đa quốc gia trong 8-10 năm tới.

Riêng sản xuất linh kiện phụ tùng (kim loại, nhựa, cao su, điện, điện tử) cung ứng 45% nhu cầu sản phẩm vào năm 2025. Đến năm 2030, sản xuất linh phụ kiện có thể cung ứng 65% nhu cầu trong nước...