Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

4 kiểu người KHÔNG BAO GIỜ THÀNH CÔNG - Phần 1: Kiểu người NATO là gì?


Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 
NGUYEN QUANG ANH 
Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 108006817197 Vietinbank thành phố Bắc Giang 
Ví MOMO: 0387947903

3 BÍ QUYẾT KINH DOANH THÀNH CÔNG (3 điều cơ bản KHÔNG BIẾT sẽ RẤT TIẾC) LeJapan.com LeJapan 184 N người đăng ký Đăng ký 444


Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 
NGUYEN QUANG ANH 
Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 108006817197 Vietinbank thành phố Bắc Giang 
Ví MOMO: 0387947903

15 PHIM HAY NHẤT mọi thời đại - TOP phim kinh điển bất hủ NÊN XEM 1 lần trong đời


Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 
NGUYEN QUANG ANH 
Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 108006817197 Vietinbank thành phố Bắc Giang 
Ví MOMO: 0387947903

4 cách để sống VUI VẺ, HẠNH PHÚC: Bí quyết để có cuộc sống mơ ước? LeJapan.com


Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 
NGUYEN QUANG ANH 
Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 108006817197 Vietinbank thành phố Bắc Giang 
Ví MOMO: 0387947903

16 Điều Giá Như Tôi Biết Sớm Khi Còn 20 Tuổi | Bài Học Ước Gì Biết Sớm Khôn Ra Sớm


Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 
NGUYEN QUANG ANH 
Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 108006817197 Vietinbank thành phố Bắc Giang 
Ví MOMO: 0387947903

11 Bí Quyết TIỀN ĐẺ RA TIỀN của Người Do Thái | Biết Sớm Giàu Sớm


Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 
NGUYEN QUANG ANH 
Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 108006817197 Vietinbank thành phố Bắc Giang 
Ví MOMO: 0387947903

7 TRIẾT LÝ LÀM GIÀU CỦA NGƯỜI DO THÁI



Liên hệ số di động/zalo: 0979766122
NGUYEN QUANG ANH
Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 108006817197 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Ví MOMO: 0387947903
https://www.youtube.com/c/quanganh26/

TẠO DÒNG TIỀN BỀN VỮNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - TẦN NGUYỄN (Phần 2)

5 quy luật của tiền. Phần 4

Học Cách "Buông Bỏ" - Đừng Học "Từ Bỏ" | Ngô Minh Tuấn | Học Viện CEO Việt Nam


Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 
NGUYEN QUANG ANH 
Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 108006817197 Vietinbank thành phố Bắc Giang 
Ví MOMO: 0387947903

9 Lợi ích Kỳ Diệu khi Vận Dụng Sức Mạnh của Tiềm Thức

Thay đổi số phận bằng LUẬT HẤP DẪN, mô hình IKIGAI và PHONG THỦY ỨNG DỤNG

Kỹ năng giao tiếp

Định nghĩa
Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 - Mức độ kém
Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác. Có khả năng diễn đạt được ý kiến của mình, dù không phải lúc nào cũng mạch lạc và chính xác
Chủ động lắng nghe, nhưng không biết cách khơi gợi được phản hồi của đối phượng
Mức độ 2 - Mức độ cơ bản
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.Có khả năng diễn đạt rành mạch tới nhiều đối tượng, tuy nhiên ngôn ngữ và giọng điệu trong nhiều trường hợp không chính xác
Có ý thức khơi gợi giao tiếp hai chiều, dù đôi khi không thực sự khéo léo
Chủ động lắng nghe, thể hiện được thái độ quan tâm tới đối phương
Mức độ 3 - Mức độ khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.Có khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng các nội dung cơ bản tới nhiều đối tượng khác nhau
Thường vận dụng được đúng giọng điệu và ngôn ngữ trong các trường hợp giao tiếp
Thường xuyên lắng nghe, quan tâm tới đối phương và biết khơi gợi giao tiếp hai chiều một cách khéo léo
Mức độ 4 - Mức độ tốt:
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn. Có khả năng thuyết trình rành mạch các khái niệm phức tạp tới nhiều đối tượng khác nhau
Xử lý khéo léo được các tình huống phát sinh trong giao tiếp, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu
Nắm rõ những gì mình cần truyền đạt đến người nghe
Biết lắng nghe và thường chấp nhận những phản hồi mà người khác dành cho mình
Mức độ 5 - Mức độ xuất sắc:
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.Tự tin trình bày các vấn đề phức tạp và nhạy cảm tới mọi đối tượng (từ các đối tượng lãnh đạo cấp cao, người ngang hàng hoặc các đối tượng yếu thế hơn)
Luôn tạo được ấn tượng là một người biết lắng nghe và sẵn sàng chấp nhận phản hồi mà người khác dành cho mình
Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có sức thuyết phục và gây được ảnh hưởng lên người khác
Có chiến lược rõ ràng trong giao tiếp

Bật mí 19 thói quen tốt cho sức khỏe nên thực hiện mỗi ngày

 Việc xây dựng và thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày chính là bí quyết để có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và năng lượng dồi dào. Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho bạn 19 thói quen đã được các nghiên cứu chứng minh giúp bạn khỏe hơn, hạnh phúc hơn. Đừng bỏ lỡ nhé!

THÓI QUEN ĂN UỐNG KHOA HỌC

Một trong những việc làm tốt cho sức khỏe bạn nên ưu tiên hàng đầu chính là chú ý chế độ dinh dưỡng. Việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc ăn uống khoa học không chỉ mang đến một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn phòng tránh và đẩy lùi mọi bệnh tật.

1. Chú ý giảm muối để có sức khỏe tốt

Giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là những thói quen tốt cho sức khỏe được Bộ Y tế khuyến khích thực hiện. Bởi việc ăn nhiều muối có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến với sức khỏe, đặc biệt là một số bệnh lý về huyết áp, tim mạch,… Hơn nữa, ăn quá mặn sẽ khiến hệ thống tim mạch và thận tiết niệu phải làm việc nhiều hơn dẫn tới suy giảm chức năng. Thậm chí là làm tăng tích nước trong cơ thể, nhất là ở những bệnh nhân đang mắc bệnh suy tim, xơ gan.

Để bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý kể trên bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống, giảm ăn muối ngay từ bây giờ. Dưới đây là một số cách để bạn tham khảo:

  • Không nên chấm ngập thực phẩm vào nước chấm. Hãy pha loãng và chấm nhẹ tay.
  • Không chấm muối khi ăn trái cây.
  • Hạn chế uống hết nước bún, phở, mì, đặc biệt là khi ăn ngoài quán.
  • Ăn những thực phẩm tươi sạch để thay thế cho thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối.
  • Nêm nếm món ăn bằng các gia vị khác như hạt tiêu, tỏi, ớt, rau mùi…
  • Ưu tiên sử dụng nước mắm giảm mặn đã được gia giảm nồng độ muối vừa đủ. Đây là giải pháp hoàn hảo giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của chính mình và gia đình, mà vẫn giữ được vị ngon truyền thống, trọn vẹn hương vị bữa ăn.

thói quen tốt cho sức khỏe

Chọn nước mắm giảm mặn, chọn lối sống lành mạnh giúp giữ gìn sức khỏe, bảo vệ trái tim, tránh xa những căn bệnh nguy hiểm.

2. Cắt giảm lượng đường tiêu thụ

Đường là một gia vị không thể thiếu trong đời sống thường ngày, tuy nhiên việc ăn quá nhiều đường có thể làm tăng khả năng kháng Insulin, nguy cơ cao mắc tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Chính vì vậy, việc cắt giảm lượng đường bằng cách hạn chế tiêu thụ nước ngọt, nước ép đóng hộp, bánh ngọt, các loại nước sốt (sốt cà chua, sốt chấm thịt nướng, tương ớt ngọt) là những thói quen tốt cho sức khỏe vô cùng cần thiết.

3. Thay thế các thực phẩm không lành mạnh

Ít người nhận ra, chế độ ăn hiện đại ngày nay chứa rất nhiều thực phẩm không lành mạnh cho sức khỏe như đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh (buger, đồ chiên rán), nước uống có gas, cookies… Nếu tiêu thụ trong thời gian dài, bạn có nguy cơ cao bị béo phì cùng với đó là những căn bệnh đi kèm như ung thư, tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp. Tốt nhất, hãy chọn cho mình những đồ ăn vặt lành mạnh hoặc kết hợp các món ăn nhẹ với nhau, chẳng hạn như trái cây và rau quả, hay các loại hạt vào chế độ ăn uống của mình.


4. Không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng

Để có sức khỏe tốt và luôn tràn đầy năng lượng, bạn cần đảm bảo cơ thể nạp đủ ba cữ ăn trong ngày. Bởi vai trò của các bữa ăn với sức khỏe, nhất là bữa sáng sẽ giúp khởi động quá trình trao đổi chất và ngăn chặn cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá mức cần thiết. Chưa kể, việc có một “lịch trình” ăn uống đều đặn còn mang lại nhiều lợi ích như tăng khả năng ghi nhớ và tập trung, duy trì lượng đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tim mạch.

những thói quen tốt cho sức khỏe

Bắt đầu một ngày mới với bữa sáng lành mạnh gồm ngũ cốc nguyên hạt, trứng, rau, hoa quả… là những thói quen tốt cho sức khỏe giúp bạn có nhiều năng lượng hơn suốt ngày dài.



THÓI QUEN SINH HOẠT LÀNH MẠNH

Bên cạnh dinh dưỡng, xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần cải thiện, duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta.

5. Kiểm soát cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý là “chìa khóa” giúp bạn luôn giữ được trạng thái khỏe mạnh, kể cả khi lớn tuổi. Theo đó, điều đầu tiên là hãy kiểm soát chế độ ăn uống, bằng cách theo dõi cân nặng và lượng calo hấp thu, bổ sung nhiều carbs phức hợp (lúa mì nguyên hạt, mì ống, gạo lứt,…), tạo thói quen ăn đúng giờ. Đồng thời, tăng cường hoạt động thể chất thường xuyên với các bài tập tăng sức mạnh sẽ giúp đốt cháy calo và hình thành cơ bắp, cho cơ thể săn chắc.

6. Uống nước đủ và đúng là việc làm cần thiết cho sức khỏe

Bạn có biết, việc uống đủ và cấp nước đúng lúc không chỉ ngăn ngừa mất nước mà còn giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, cho tinh thần minh mẫn hơn. Đặc biệt, uống nhiều nước mỗi ngày khoảng 2 – 3 lít còn góp phần ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, thừa cân, béo phì và tiểu đường tuýp 2. Để bớt nhàm chán thay vì chỉ sử dụng nước lọc, bạn có thể thử một số đồ uống khác như nước ép, sinh tố, hoặc thêm vài lát cam, chanh, dưa chuột.

những việc làm tốt cho sức khỏe

Uống một ly nước ép mỗi ngày không chỉ hỗ trợ đào thải độc tố mà còn giúp ổn định huyết áp và lượng đường máu.

7. Tự massage cho bản thân mỗi ngày

Massage là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần mà bạn nên thực hiện mỗi ngày. Bằng việc ấn, xoa bóp trên da, cơ, gân và dây chằng với các động tác từ vuốt nhẹ tới ấn sâu sẽ giúp cơ thể thoải mái, thư giãn hơn sau một ngày làm việc. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, massage còn hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị chứng lo âu, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, đau lưng dưới, đau cơ xơ hóa…

8. Uống nửa cốc nước ấm trước khi ngủ

Nhiều người lo ngại uống nước trước khi đi ngủ có thể gây tiểu đêm và khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Nhưng, sự thật là việc hình thành thói quen uống nước ấm đều đặn trước khi ngủ vừa giúp giấc ngủ trọn vẹn hơn vừa hỗ trợ tiêu hóa, tăng lưu thông máu, loại bỏ độc tố và làm sạch hệ thống cơ quan nội tạng hữu hiệu. Bạn không cần uống quá nhiều, khoảng 100ml nước ấm là đủ và có thể thêm một ít mật ong để tăng cường đề kháng.

những điều tốt cho sức khỏe

Uống nước ấm trước khi đi ngủ là cách giúp cơ thể được thải độc tự nhiên và cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa.

9. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nhiều người thắc mắc không biết những điều nên làm tốt cho sức khỏe là gì, mà không nhận ra rằng việc khám sức khỏe định kỳ là cách giúp bạn tự bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm ngay từ sớm. Thông qua kiểm tra sức khỏe, bạn vừa phát hiện bệnh để kịp thời chữa trị, tăng tỷ lệ lành bệnh, vừa được bác sĩ tư vấn cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sống khoa học và lành mạnh hơn.

các thói quen tốt cho sức khỏe

Khi thăm khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá tổng quát, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn và tư vấn làm sao để cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả nhất.

10. Rửa tay thường xuyên và đúng cách

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, rửa tay được xem là “liều vắc xin tự chế” đơn giản và tiết kiệm nhất giúp ngăn ngừa 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh. Chưa kể, các nhà khoa học cho biết, rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn, hay sau khi đi vệ sinh có thể làm giảm ½ ca tiêu chảy, ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca bệnh liên quan đến hô hấp. Quy trình thực hiện rất đơn giản: Khi thoa xà phòng xong, bạn tập trung cọ xát vào lòng mu, kẽ và cả đầu ngón tay ít nhất 30 giây, sau đó mới rửa sạch dưới vòi nước.

THAY ĐỔI THÓI QUEN XẤU

Trong quá trình thiết lập và duy trì lối sống lành mạnh, để có sức khỏe tốt ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cần phải học cách từ bỏ những thói quen xấu ngay hôm nay.

11. Từ bỏ rượu bia

Quá lạm dụng rượu bia sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng tới não bộ, suy giảm trí nhớ, tăng huyết áp, thậm chí là khiến gan nhiễm mỡ dẫn đến ung thư. Do đó, nếu có thói quen “xấu xí” kia thì bạn nên dừng lại từ bây giờ, đặt mục tiêu giảm dần số lượng mỗi lần uống, hoặc đổi mọi đồ uống bằng nước suối hoặc đồ uống không cồn, chẳng hạn như mocktail.

nên làm gì để có sức khỏe tốt

Giảm mức tiêu thụ rượu bia mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh về gan, tăng cân, mất ngủ, ung thư… 

12. Nói “không” với thuốc lá

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá chính là thủ phạm gây suy giảm trí nhớ, sức khỏe và chức năng miễn dịch, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và loãng xương. Bởi  trong khói thuốc lá chứa trên 4000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín và Nicotine. Chính vì thế, bạn nên tập cai thuốc lá càng sớm càng tốt, bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước khoáng, nhai kẹo cao su, ngửi 1 mẩu quế… mỗi khi cảm thấy muốn hút thuốc.

13. Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại

Các nghiên cứu khoa học cho biết, việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính thực sự gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cụ thể, ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử có tác động đến mắt và da, khiến mắt bị mờ, khô, thậm chí lão hóa da sớm do ánh sáng gây tổn thương tế bào da. Mặt khác, ngồi làm việc lâu trên máy tính và điện thoại thời gian dài sẽ làm căng cơ tay, đau cổ, tăng cân… dẫn đến tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt.

CHÚ Ý NGHỈ NGƠI HỢP LÝ

Cơ thể sau một ngày làm việc và học tập rất cần được nghỉ ngơi để tiếp tục các hoạt động mới. Do đó, để giúp mọi cơ quan trong cơ thể được thư giãn và tái tạo năng lượng, bạn nên “ghi nhớ” những thói quen tốt cho sức khỏe dưới đây.

14. Rèn luyện thói quen ngủ sớm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi ngủ trước 22 giờ có thể làm giảm đáng kể bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ… Nguyên nhân là do thức khuya sẽ khiến chức năng của các cơ quan nội tạng bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Cách tốt nhất để rèn luyện thói quen ngủ sớm là hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, nghe nhạc, đọc sách, đồng thời tránh uống caffeine và ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ.



15. Nên có 1 giấc ngủ trưa ngắn

Ít người biết rằng, ngủ trưa với khoảng thời gian hợp lý 15 – 20 phút chính là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe. Không chỉ mang đến sự tỉnh táo và tăng năng suất làm việc, giấc ngủ trưa còn hỗ trợ não bộ sản sinh ra hormone Serotonin làm dịu các dây thần kinh, từ đó cải thiện được khả năng ghi nhớ thông tin. Ngoài ra, thời gian nghỉ trưa còn giúp gan phục hồi những tổn thương sau quá trình đào thải độc tố ở buổi sáng, từ đó giảm nguy mắc bệnh về gan, thận.

những việc làm để có sức khỏe tốt

Giấc ngủ trưa 15 phút ngắn ngủi tưởng chừng vô ích, nhưng lại có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và tăng độ tỉnh táo để bắt tay vào buổi chiều làm việc hiệu quả.

QUAN TÂM SỨC KHỎE TINH THẦN

Cuộc sống được coi là trọn vẹn chỉ khi chúng ta có một một tâm trí an lành bên trong một cơ thể khỏe mạnh. Chính vì thế, một trong những điều tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua đó là học cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình:

16. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng diễn ra thường xuyên, ở mức độ dày đặc có thể gây ra nhiều vấn đề tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và thể chất. Do đó, để có sức khỏe tốt và luôn cảm thấy lạc quan, bạn đừng vội khủng hoảng nếu gặp phải vấn đề căng thẳng. Hãy học cách kiểm soát nó bằng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục giúp làm giảm tăng tiết các hormone gây căng thẳng. Hoặc nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền hay trò chuyện cùng bạn bè để thư giãn tinh thần.

17. Tạo thói quen đọc sách

Theo một nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Social Science & Medicine, chỉ cần 30 phút đọc sách mỗi ngày có thể nâng cao tuổi thọ lên 2 – 3 năm, đồng thời cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt. Cụ thể, đọc sách giúp kích thích tinh thần, cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy. Cùng với đó, việc ghi nhớ các nhân vật, thông tin hay các tình tiết qua mỗi câu chuyện sẽ góp phần làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer và mất trí nhớ.

TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN THỂ CHẤT

Và cuối cùng, để cơ thể đạt trạng thái tốt nhất luôn lạc quan, yêu đời và khỏe mạnh mỗi ngày là hình thành thói quen rèn luyện thể chất, thông qua những hoạt động đơn giản sau.

18. Tập thở là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe

Bên cạnh việc hít thở đều đặn, chúng ta nên dành thời gian nhất định trong ngày để tập hít thở sâu và đều. Việc này đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần như: Kiểm soát cảm xúc để duy trì trạng thái dễ chịu, kích thích tiêu hóa và tăng cường miễn dịch hỗ trợ quá trình đốt cháy mỡ thừa, đặc biệt là giải phóng Endorphin – chất giảm đau tự nhiên, giúp tăng cường đào thải chất độc và hạn chế nguy cơ bệnh tật.

để có sức khỏe tốt

Học cách hít thở sâu vài phút mỗi ngày là thói quen tốt cho sức khỏe, giúp đầu óc minh mẫn, tinh thần vui vẻ và cơ thể khỏe mạnh.

19. Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe thể lực

Hoạt động thể chất thường xuyên là một trong những việc làm tốt cho sức khỏe, không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo mà còn giữ vai trò quan trọng việc xây dựng cũng như duy trì cơ bắp, xương chắc khỏe. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi cầu thang bộ thay cho thang máy, vận động nhẹ nhàng với đạp xe, yoga hay chơi các môn thể thao đòi hỏi sức bền như bóng đá, bóng chuyền, tennis. Lưu ý, để đạt được những lợi ích của việc tập thể dục bạn nên tập 30 – 60 phút/ngày và ít nhất 150 phút một tuần.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn những thói quen tốt cho sức khỏe đơn giản, hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện được. Hãy lựa chọn, áp dụng và duy trì những việc làm tốt cho sức khỏe thường xuyên để mỗi ngày luôn tràn trề năng lượng, tự tin, yêu đời hơn bạn nhé!

9 thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn nên làm mỗi ngày

Để có một sức khỏe tốt, một trí óc minh mẫn, một nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động sống hàng ngày đòi hỏi cả một quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe được hình thành từ rất nhiều biện pháp chăm sóc và thói quen tốt khác nhau trên tinh thần “tích tiểu thành đại”. Việc này phải thực hiện trong một thời gian dài chứ không thể chỉ ngày một, ngày hai là bạn đã có một sức khỏe như mong muốn. Và bên dưới là 9 thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn nên làm mỗi ngày.

Uống nhiều nước mỗi ngày

uong nuoc dung cach

– Đây là một trong những thói quen đầu tiên, cơ bản mà mỗi người cần phải có, nước chính là thành phần quan trọng góp phần thanh lọc cơ thể, bài trừ các độc tố gây bệnh, làm cho đôi mắt bạn trở nên long lanh, rạng rỡ, làn da căng tràn sức sống vì mỗi tế bào da đều được “ngậm” nước đầy đủ, tăng khả năng tập trung, bảo vệ sức khỏe tim mạch và chống viêm nhiễm hiệu quả. Hay có thể nói cách khác nước chính là nguyên tố quan trọng chăm sóc sức khỏe của bạn từ bên trong và làm đẹp cho bạn từ bên ngoài;

– Chính vì vậy, hãy tập cho mình thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu từ 8 đến 10 cốc, tùy thuộc vào các hoạt động thể chất hàng ngày. Nếu bạn chưa quen hãy tập dần dần, từng ít một nhé;

– Bên cạnh nước lọc tinh khiết, bạn có thể bổ sung cho cơ thể các loại trà thảo mộc, trà thanh nhiệt để tăng cường khả năng giải độc cơ thể hiệu quả giúp bạn khỏe hơn, đẹp hơn mỗi ngày nhé;

– Đặc biệt đừng bao giờ quên việc đầu tiên bạn cần làm trong ngày là uống ngày 1 cốc đây nước ấm để bổ sung nước cho cơ thể sau 1 đêm dài thiếu nước và tăng cường chức năng giải độc nhé, hiệu quả lắm đấy.

Ăn một bữa sáng “thịnh soạn”

an-sang-thinh soan

– Hãy luôn đảm bảo rằng bạn luôn ăn sáng mỗi sáng vì đây là bữa quan trọng nhất trong ngày và một bữa ăn sáng “thịnh soạn”, đầy đủ dưỡng chất, khỏe mạnh sẽ cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động sống với một đầu óc minh mẫn, đồng thời giúp bạn tránh được việc thèm ăn vặt cả ngày, điều này sẽ rất tốt cho đường ruột của bạn và giúp bạn không bị tăng cân nữa đấy.

– Đừng bao giờ vì quá bận rộn, hãy dậy quá trễ mà bỏ bữa ăn sáng bạn nhé, hành động này kéo dài sẽ là tác nhân khiến sức khỏe của bạn bị xuống cấp trầm trọng trông thấy.

Lựa chọn cho mình bài tập thể dục hoặc môn thể thao phù hợp

tap-the-duc

– Cuộc sống của bạn sẽ trở nên lành mạnh hơn, sức khỏe của bạn sẽ dẻo dai hơn, sức chịu đựng của bạn sẽ bền bỉ hơn và bạn sẽ đẹp hơn, trẻ hơn, năng động hơn, tự tin hơn, hạnh phúc hơn nhờ bạn thường xuyên vận động;

– Hãy lựa chọn cho mình một không gian tập (có thể ở nhà hay đến các phòng tập) với một môn thể thao hay một bài tập thể dục phù hợp và dành ít nhất mỗi ngày 20 phút để tập luyện một cách thường xuyên, đều đặn nhé. Một khi bạn đã hình thành thói quen này, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong chính cơ thể và các hoạt động sống của mình đấy. Những bài tập eerrobic, yoga, gym, thể dục nhịp điệu, chạy bộ, bơi lội, … đều là sư lựa chọn phù hợp cho hầu hết chúng ta;

– Đặc biệt, bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao, hàng ngày hàng ngày bạn hãy dành thời gian để làm việc nhà vừa giúp bạn vận động, tiêu hao năng lượng vừa cho bạn một không gian sống sạch sẽ và ngăn nắp, “một công đôi việc” phải không nào.

Rửa tay thường xuyên và đúng cách

– Người ta thường nói “bệnh từ miệng mà vào”, việc bạn không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với một số vật dụng chứa nhiều vi khuẩn là cách nhanh nhất khiến cơ thể bạn bị bệnh.

– Trong công việc hàng ngày, chúng ta thường chạm tay vào rất nhiều thứ, vì thế các vi trùng gây bệnh có thể dễ dàng chuyển từ tay lên miệng. Do đó rửa tay thường xuyên là cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn đấy nhé. Hãy lựa chọn cho mình và gia đình một loại nước rửa tay dịu nhẹ được chiết xuất từ thiên nhiên và rửa tay thật cẩn thận hàng ngày, rửa bàn tay đến các ngón tay và  móng tay rồi mới lau tay bằng khăn bông sạch để bảo vệ da tay bạn nhé.

Ngủ đủ giấc theo nhịp sinh học cơ thể

– Nếu bạn giấc ngủ của bạn có vấn đề (ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon,…) thì chắc chắn điều đó sẽ khiến sức khỏe của bạn ngày càng tồi tệ. Chính vì thế, hãy tìm mọi cách để tạo cho mình một giấc ngủ sâu và ngon như sau:

+ Trước khi ngủ, dọn dẹp giường chiếu, chăn gối thật sạch sẽ, phòng ngủ đảm bảo thoáng khí nhé, nếu không lúc thức dậy bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi;

+ Chọn cho mình một thế nằm ngủ thoải mái nhất;

+ Sau khi nằm xuống giường hít thở sâu, thư giãn cơ bắp, hạn chế suy nghĩ và tạo cho mình cảm giác thư thái để dễ dàng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon;

+ Và đừng quên uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ nhé, nó sẽ giúp ban ngủ ngon hơn rất nhiều đấy.

–  Nhưng bạn cần phải ngủ điều độ, mỗi ngày từ 6-8 tiếng thôi nhé, nếu bạn ngủ quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho trung khu ngủ của đại não, làm cho sự trao đổi sinh lý giảm xuống mức thấp nhất, đồng thời còn làm suy giảm các chức năng cảm giác, giảm độ căng cơ xương và khả năng miễn dịch, gây nên hàng loạt bệnh, đặc biệt là tuần hoàn máu chậm sẽ gây bệnh tim đột phát hoặc tai biến mạch máu não;

– Hãy tập cho mình thói quen:

+ Đi ngủ vào lúc 22 giờ và thức dậy vào 6 giờ sáng hôm sau là hợp lý nhất. Dần dần bạn sẽ hình thành thói quen theo nhịp sinh học dù không cần đồng hồ báo thức thì 6 giờ sáng bạn vẫn tỉnh dậy với một tinh thần thoải mái và thư thái;

+ Buổi trưa hãy cố gắng “ngủ nhanh” từ 20-30 phút để tái tạo năng lượng và làm cho đầu óc minh mẫn hơn nhé.

Bố sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đầy đủ

vitamin_va_khoang_chat_vi_chat_can_thiet

– Các loại vitamin (Vitamin A, Nhóm B, C, D, E,…) và khoáng chất là những dưỡng chất vô cùng quan trọng cho cơ thể chúng ta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể;

– Chính vì vậy hãy bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đầy đủ bằng cách:

+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi mỗi ngày, ít nhất là 500g/ngày/người;

+ Uống bổ sung các loại viên uống tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày

– Bạn nên duy trì thói quen đi đại tiện đều đặn ít nhất mỗi ngày 1 lần và nếu có thể đi vào giờ cố định càng tốt (có thể vào buổi sáng hay sau khi ăn) vì đây sẽ là thói quen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu những căn bệnh có liên quan đến dạ dày ruột, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ, mẩm ngứa dị ứng,… không những thế còn giúp bạn chủ động được cuộc sống, tánh những lúc “cần kíp” mà không thể xử lý được nhé;

– Đặc biệt, khi đi đại tiện, bạn nên tập trung, tránh đọc sách báo gây xao nhãng, tránh đi quá lâu vì đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến bạn bị bệnh trĩ đấy.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

– Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bạn có một sức khỏe răng miệng tốt, một hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho để có thể tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày;

– Mỗi ngày bạn nên chải răng 2 lần sáng tối, mỗi lần ít nhất 3 phút theo đúng cách như sau: lần lượt chải từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, từ trong ra ngoài, mỗi lần nên di chuyển từ 1 – 2 chiếc răng; Sau đó dùng vật dụng cạo sạch vi khuẩn bám trên bề mặt lưỡi;

– Sau khi ăn xong, bạn nên dùng chỉ nha khoa lấy sạch mảng bám thức ăn trên răng, súc miệng kỹ bằng nước súc miệng;

– Đặc biệt, ngày 2 lần bạn nên ngậm nước muối ấm để góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng nhé.

Ngâm chân trước khi ngủ

– Đôi chân được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể, hàng ngày đôi chân của bạn đã chịu sự tra tấn của sức nặng cơ thể, di chuyển thường xuyên, giày cao gót,… chính vì vậy trước khi đi ngủ bạn hãy dành 20 phút để ngâm chân với nước ấm pha muối, nước ấm pha trà đặc, nước ấm pha gừng,… để có đôi chân khỏe mạnh, mềm mại, giải tỏa áp lực, căng thẳng trong cuộc sống và có một giấc ngủ ngon;

– Đối với người trẻ tuổi hàng ngày ngâm từ 15 – 20 phút, người cao tuổi có thể kéo dài 20 – 30 phút, nhiệt độ của nước không nên vượt quá 40 độ C nhé.

Chúng ta từng nghe nói rằng “Có sức khỏe là có tất cả”, với 9 thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn nên làm mỗi ngày trên đây sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn, dẻo dai hơn, một tinh thần minh mẫn hơn, khỏe mạnh hơn rất nhiều. Việc rèn luyện hay từ bỏ các thói quen đều cần có thời gian và sự kiên trì chứ không thể ngày một ngay hai là có được đâu bạn nhé. Chúc bạn rèn luyện thành công và luôn có một sức khỏe tốt để có thể thành công hơn, hạnh phúc hơn trong cuộc sống.


10 nguyên tắc vàng để có sức khỏe tốt

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ðiều đó lại đặc biệt đúng đối với người đang chuẩn bị xây tổ ấm. Nhưng làm thế nào để có sức khỏe tốt khi bạn phải giải quyết cả núi công việc? Rất đơn giản.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ðiều đó lại đặc biệt đúng đối với người đang chuẩn bị xây tổ ấm. Nhưng làm thế nào để có sức khỏe tốt khi bạn phải giải quyết cả núi công việc? Rất đơn giản. Chỉ cần bạn có một kế hoạch cụ thể cho hoạt động của mỗi ngày, mỗi tuần... bạn sẽ thấy không chỉ công việc thuận lợi hơn, thành công hơn, mà sức khỏe của bạn cũng cải thiện rất nhiều.
1. Bắt đầu thực hiện ngay một kế hoạch cho sức khỏe của bạn từ bây giờ: 
Đối với sức khỏe của chính mình nên có một thái độ lạc quan, tốt nhất là nên xuất phát từ sự tự giác. Hãy lập thời gian biểu, càng cụ thể càng tốt, cho công việc, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi. Và hãy thực hiện đúng thời gian biểu đó. Ban đầu có thể sẽ thấy gò bó, cứng nhắc, nhưng sau vài tuần, bạn sẽ nhận được hiệu quả tuyệt vời. Việc thực hiện mọi sinh hoạt theo đúng thời gian biểu không dễ dàng chút nào, vì thế, bạn nên thường xuyên tự cổ vũ mình về mặt tinh thần nhé.
2. Uống nhiều nước: 
Bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Một cốc nước vào buổi sáng sau khi ngủ dậy giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng máu vón cục - nguyên nhân dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim. Nước cũng giúp đẩy nhanh chất thải ra ngoài cơ thể, giúp da dẻ luôn căng mịn, hồng hào, tránh bệnh sỏi thận và sỏi mật. Để việc uống nước dễ dàng hơn, bạn nên chia lượng nước nói trên thành nhiều phần. Cứ cách 2 giờ bạn uống khoảng 200ml nước.
3. Hít thở không khí trong lành và tập thể dục: 
Thể dục buổi sáng kết hợp với hít thở không khí trong lành là một thói quen rất tốt cho sức khỏe. Các động tác thể dục giúp cơ thể bạn săn chắc hơn, nâng cao sức đề kháng, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Người thường xuyên tập thể dục rất ít khi bị ốm và nếu không may mắc bệnh thì cũng nhanh khỏi hơn. Để đạt được hiệu quả thật sự, bạn nên tập thể dục từ 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần nửa tiếng trở lên. Thỉnh thoảng lại nâng mức vận động của mình lên dần dần. Sáng sớm, bạn hãy ra công viên, nơi có nhiều cây xanh và không khí trong lành hít thở thật sâu để ôxy tràn vào hai lá phổi, làm gia tăng quá trình tuần hoàn máu. Ôxy tinh khiết sẽ theo máu lên não và các cơ quan nội tạng, tạo năng lượng cho một ngày mới của bạn.
Tập thể dục buổi sáng, hít thở không khí trong lành là một thói quen tốt cho sức khỏe.
4. Bổ sung vitamin:
Do áp lực công việc, các hoạt động xã hội chi phối. Bạn ăn vội vàng những bữa ăn đơn giản. Hậu quả là, sau một thời gian, cơ thể bạn bị thiếu chất, nhất là thiếu vitamin trầm trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên bổ sung vitamin khi bạn phải làm việc quá sức. Cần dùng thường xuyên các loại hoa quả như: chuối, cam, bưởi, quýt, dưa hấu, lê, táo, cà chua… sẽ giúp cơ thể có nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
5. Không bao giờ quên bữa sáng: 
Bữa sáng rất quan trọng bởi bữa ăn này cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể cả một buổi sáng. Nếu không ăn sáng, tình trạng đói có thể gây hại cho việc duy trì chức năng não dẫn đến tình trạng kém linh hoạt, nhanh nhạy và chính xác. Người nhịn ăn sáng, đến bữa trưa sẽ ăn ngấu nghiến để bù và nạp năng lượng, điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá tải nên sự hấp thu sẽ kém hiệu quả, cơ thể lại rơi vào tình trạng mệt mỏi.
6. Bữa trưa hợp lý: 
Nên ăn bữa trưa giàu năng lượng, nhiều chất xơ nhưng không nên quá nhiều đạm để lấy sức làm việc buổi chiều mà không sợ bị nặng bụng. Nên ăn trưa sau 12 giờ - thời điểm cơ thể tiêu hóa thực phẩm tốt nhất.
7. Học cách nghỉ ngơi và thư giãn: 
Chỉ cần ngủ trưa khoảng 15 phút bạn sẽ thấy khỏe hơn, đầu óc minh mẫn hơn, vì thế, dù công việc bận đến đâu, mỗi trưa bạn nên tranh thủ ngủ một giấc ngắn, ở nơi yên tĩnh và thoáng mát. Có nhiều cách thư giãn có lợi cho sức khỏe như đọc sách, nghe nhạc, tán gẫu. Một vài liệu pháp sơ khởi có thể rất hữu ích trong việc giúp cơ thể thư giãn. Xoa bóp bình thường và xoa bóp bằng tinh dầu không chỉ tốt cho việc thư giãn mà còn tiếp thêm sức lực. Xoa bóp với tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp có thể tạo hưng phấn. Thư giãn với người thân vào buổi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt hơn.
8. Năng động tại nơi làm việc
1/3 thời gian trong ngày của bạn là ở công sở. Nếu bạn không năng động, vui vẻ và di chuyển nhiều khi làm việc, chắc chắn bạn sẽ rất mệt mỏi cả tinh thần và thể chất. Vì thế, hãy tạo cảm giác thoái mái, vui vẻ khi làm việc. Sau 1 giờ ngồi làm việc, bạn hãy đứng dậy đi lại hay thực hiện một vài động tác thể dục thư giãn.
9. Từ chối chất kích thích: 
Cafein có trong cà phê, trà, sôcôla giúp tỉnh táo nhanh nhưng lại gây kích thích não và mất ngủ. Bạn chỉ nên uống một hoặc hai ngụm vào buổi sáng và không nên dùng sau bữa cơm t rưa.
10. Tắm buổi sáng: 
Tắm vào sáng sớm sau khi ngủ dậy vừa giúp sảng khoái và tỉnh táo tinh thần, vừa thúc đẩy tuần hoàn máu. Khi tắm, bạn nhớ dùng khăn tắm chà mạnh da để vừa tẩy bỏ tế bào chết, vừa giúp máu về tim nhanh hơn.

Bí quyết để cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày?

1. Ngủ đủ giấc mỗi đêm...
2. Tập thể dục và vận động...
3. Ăn sáng đầy đủ...
4. Ăn uống bổ dưỡng...
5. Uống nhiều nước...
6. Ăn nhiều rau và trái cây...
7. Giữ tinh thần luôn được vui vẻ và tránh căng thẳng.

Thanh niên bị điện giật sống sót nhờ 'ngủ đông' ba ngày

ĐÀ NẴNGNam thanh niên 19 tuổi bị điện giật vừa được cứu sống ngoạn mục bằng phương pháp hạ thân nhiệt, hay "ngủ đông" nhân tạo.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết ngày 8/9, nam thanh niên đang làm việc tại xưởng may ở Quảng Nam thì bị điện giật, gục xuống bàn, tim ngừng đập, ngừng thở.

Sau khi được ép tim và sơ cứu, anh được chuyển gấp ra Bệnh viện Đà Nẵng. Lúc này, tim bệnh nhân đã đập lại, nhưng rơi vào tình trạng hôn mê sâu, nguy cơ tổn thương não sau ngừng tim.

"Bệnh nhân rất dễ bị di chứng như sa sút trí tuệ, hôn mê nằm tại chỗ, sống thực vật", bác sĩ Hùng nhớ lại.

Ba ngày ngủ đông giữa mùa hè đã cứu sông tương lai thanh niên 19 tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Ba ngày "ngủ đông" giữa mùa hè đã cứu thanh niên 19 tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực chống độc, cho thở máy, truyền thuốc vận mạch. Để bảo vệ não người bệnh khỏi các tổn thương, bác sĩ quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt bằng các vật liệu đặc biệt đắp trên da có gắn thiết bị trao đổi nhiệt.

Ban đầu, nhiệt độ cơ thể được hạ xuống còn 33 độ C, bệnh nhân đi vào trạng thái "ngủ đông" trong 24 giờ liên tục. Sau đó, nhiệt độ nâng dần lên 0,15 độ C mỗi giờ cho tới 37 độ C. Qua ba ngày kiểm soát nhiệt độ sát sao, bệnh nhân dần mở mắt, chớp mắt và cử động được.

Sau 7 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, tiếp xúc tốt, ăn uống bình thường, trí nhớ khôi phục. Ngày 15/9, anh được xuất viện. Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân không có di chứng tổn thương não về cả vận động và thần kinh, có thể sinh hoạt, lao động như trước tai nạn.

Nam thanh niên khi tỉnh dậy chỉ hơi sốc vì không nhớ tại sao mình lại nằm trong bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Nam thanh niên (ngồi giữa) khi tỉnh dậy chỉ hơi sốc vì không nhớ tại sao mình lại nằm trong bệnh viện. Ảnh: Thu Thảo.

Kỹ thuật hạ thân nhiệt, áp dụng ba năm qua tại Bệnh viện Đà Nẵng, đã giúp cứu sống ít nhất 10 bệnh nhân trẻ tuổi bị ngừng tuần hoàn. Nhóm bệnh nhân có thể áp dụng kỹ thuật này gồm người bị điện giật, đuối nước, rối loạn nhịp tim... hoặc bị chấn thương sọ não, đột quỵ não.

Bác sĩ Hùng giải thích, khi cơ thể ngừng tuần hoàn, trái tim không cung cấp máu cho não mà chỉ tập trung cho chính nó, lúc này não thiếu máu. Khi tim hoạt động lại, bơm máu ồ ạt lên não gây úng tế bào. Do đó, cơ chế hạ thân nhiệt, cho cơ thể ngủ đông được áp dụng khi não chưa được tái tưới máu. Bác sĩ chủ động giảm nhu cầu chuyển hóa cơ thể bệnh nhân, điều chỉnh lượng máu lên não phù hợp, hạn chế tổn thương tế bào não và hỗ trợ não hồi phục.

Hiệu quả của phương pháp này được đánh giá cao bởi gần như không để lại bất cứ di chứng thần kinh nào, hạn chế tổn thương não ở mức thấp nhất cho người bệnh.

Thư Anh