Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Giá vàng vẫn trên 50 triệu đồng

Giá vàng sáng nay giảm nhẹ nhưng vẫn neo trên mức 50,5 triệu đồng một lượng.
8h30 sáng 17/7, mỗi lượng vàng miếng tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI giảm nhẹ 50.000 đồng so với hôm qua, xuống 50,25 - 50,5 triệu đồng một lượng.
Triệu đồng/lượngGiá vàng SJC của DOJIBán raMua vào31/12/201906.0119.0222.02Chiều 24/0202.0306.0312.0317.039.425.428.48.514.519.528.59.621.624.6Sáng 1-73.7Chiều 6-7Sáng 9-713.716.74042.54547.55052.529.6
 Mua vào: 49.05
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá mua bán giảm 40.000 đồng một lượng so với cuối chiều qua, được niêm yết quanh 50,28 - 50,65 triệu đồng một lượng.
Nhìn chung, giá vàng trong nước 3 ngày gần đây có xu hướng đi ngang còn giá thế giới đã giảm xuống dưới 1.800 USD một ounce, trái với dự báo của nhiều chuyên gia từ tuần trước. 8h45 giờ Việt Nam, giá vàng thế giới được giao dịch quanh 1.795 USD một ounce, tương đương với 50,4 triệu đồng một lượng, thấp hơn so với giá trong nước.
Giao dịch tại cửa hàng vàng. Ảnh: DOJI.
Giao dịch tại cửa hàng vàng. Ảnh: DOJI.
Trong khi vàng vẫn neo ở mức cao, giá USD đã hai tháng ổn định ở mức thấp. Sáng nay, Vietcombank yết tỷ giá USD là 23.080 - 23.090 đồng, tăng nhẹ so với hôm qua.

Điện mặt trời áp mái phát triển mạnh nửa đầu năm

Theo thống kê của EVN, nửa đầu năm nay, tổng công suất điện mặt trời áp mái nhà ở Việt Nam đã tăng khoảng 44%.

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến tháng 6/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái ở Việt Nam đạt 763.555 kWP, tăng mạnh so với tổng công suất tháng 1/2020 là 428.612 kWP. Còn tính đến ngày 8/7, đã có 37.300 hệ thống điện mặt trời trên mái nhà được lắp đặt, với tổng công suất đạt khoảng 782 MWp.

EVN Miền Nam cho biết, chỉ riêng 21 tỉnh thành phía Nam (chiếm 50,73% công suất lắp đặt toàn hệ thống) đã có 17.148 khách hàng lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, với 14.090 khách hàng là gia đình sử dụng sinh hoạt. Sản lượng điện dư được khách bán lại cho ngành điện 6 tháng qua là 87 triệu kWh, tương đương 195 tỷ đồng.

Tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhàĐơn vị: kWP (Nguồn: EVN)428 612428 612469 896469 896519 368519 368573 244573 244652 294652 294763 555763 555Công suấtTháng 1/2020Tháng 2/2020Tháng 3/2020Tháng 4/2020Tháng 5/2020Tháng 6/20200200k400k600k800k1 000k

"Điện mặt trời áp mái thời gian qua nhờ có chính sách mới nên thu hút được quan tâm của nhiều hộ dân, đặc biệt ở miền Trung, miền Nam và các đô thị lớn", ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương chia sẻ tại hội thảo "Phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo nối lưới và điện mặt trời mái nhà" ngày 9/7.

Theo một khảo sát của World Bank năm 2017, tiềm năng điện mặt trời trên mái nhà ở Việt Nam khá cao. Ví dụ, tại TP HCM tổng diện tích mái nhà có thể lắp điện mặt trời là hơn 2 triệu km2, với công suất hơn 6.300 MW. Hay ở Đà Nẵng, tổng diện tích mái nhà tiềm năng khoảng 1,3 triêu km2, công suất hơn 1.100 MW.

EVN ước tính rằng, chỉ cần khoảng 2 triệu nóc nhà ở Việt Nam lắp điện mặt trời, với công suất 10 kW mỗi mái nhà sẽ giúp giảm tương ứng 16 triệu tấn than mỗi năm do dùng nhiệt điện than. Chưa kể lợi ích kinh tế trực tiếp cho người lắp.

"Với điện mặt trời áp mái lắp để tiêu dùng đang hiệu quả hơn nhiều so với bán lại cho ngành điện. Nếu người lắp dùng điện từ hệ thống mặt trời vào giờ cao điểm thì tiết kiện hơn so với mua điện từ khung giờ đó của điện lưới", ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam phân tích.

Theo ông Lâm, mỗi năm Việt Nam cần thêm 6.000-7.000 MW công suất điện mới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong khi đó, các nguồn điện bổ sung truyền thống từ khí, than, thủy điện đang bị chậm tiến độ hơn 7.000 MW so với quy mô công suất theo Quy hoạch điện 7 điều chỉnh.

Nhân viên của EVNHCMC lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại quận 6, TPHCM. Ảnh: Nam Dương

Nhân viên EVNHCMC lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại quận 6, TPHCM. Ảnh: Nam Dương

Các nguồn năng lượng tái tạo đang được kỳ vọng phần nào bổ sung vào nhu cầu. Đầu tháng 2/2020, Bộ Chính trị đặt mục tiêu tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung nguồn năng lượng sơ cấp chiếm 15-20% vào năm 2030.

Điện mặt trời áp mái dù đang phát triển nhanh nhưng hiện còn nhiều vấn đề. Đầu tiên, điện mặt trời áp mái không theo kịp tiến độ của các dự án, dẫn đến quá trình nối lưới chậm.

Bên cạnh đó, thị trường cung cấp thiết bị hiện nay "thượng vàng hạ cám". Suất đầu tư cho mỗi kWp điện mặt trời áp mái dao động đến 50%, cụ thể là từ 11 đến 23 triệu đồng. Điều này dẫn đến hiệu suất phát điện và độ bền, an toàn của hệ thống lắp đặt cũng khác nhau.

"Hiệu suất điện mặt trời áp mái chuẩn là 16% nhưng giờ có một số đơn vị cung cấp giải pháp với hiệu suất trên 20%. Vì vậy, chúng tôi đề nghị mạnh dạn nâng tiêu chí kỹ thuật về hiệu suất lên 19-20% để các giải pháp được đầu tư ở Việt Nam nâng cao chất lượng hơn", ông Lâm nói.

Đồng tình vấn đề này, ông Nguyễn Thượng Quân, Giám đốc công ty Sao Nam cho biết, 3 năm qua ngành điện mặt trời áp mái đã xuất hiện các vấn đề về an toàn và hiệu năng, cần được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành bộ tiêu chuẩn các thiết bị chính như pin quang điện, bộ chuyển đổi năng lượng cũng như công bố các thiết bị, nhà cung cấp đặt chất lượng liên quan. Việc kiểm định độc lập để xác nhận và công bố chất lượng thiết bị trước khi đấu nối lên lưới điện cũng thiếu các tổ chức có khả năng.

Ngoài ra, theo ông Hoàng Quốc Vượng, khung pháp lý cho điện mặt trời áp mái vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ. Tại một số địa phương, khi người dân muốn lắp điện mặt trời phải đi xin phép chính quyền. "Theo cơ chế hiện nay, nếu đầu tư điện mặt trời áp mái công suất dưới một MW thì không cần xin phép bổ sung vào quy hoạch nhưng trên một MW, thường là lắp trong các khu công nghiệp, việc cấp phép thế nào vẫn còn thiếu quy định", ông Vượng nói.

Đua lắp điện mặt trời trên mái nhà xưởng

Các đơn vị sản xuất đang đẩy mạnh đầu tư lắp điện mặt trời áp mái để vừa tiết kiệm chi phí năng lượng vừa 'làm đẹp' cho thương hiệu.
Ngày 16/7, Tổng công ty Sonadezi tuyên bố hợp tác với Nami Solar để lắp đặt các hệ thống điện mặt trời. Cả hai kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 50 MWp điện mặt trời áp mái trong tương lai.
Đầu tháng này, Cảng Đồng Nai cũng đã đưa vào vận hành hệ thống điện mặt trời áp mái công suất 1 MWp. Hay như Tân Can Can - một công ty chuyên cho thuê nhà xưởng đang cho đối tác lắp hệ thống điện mặt trời trên mái hạ tầng của mình ở Khu Công Nghiệp Bàu Bàng (Bình Dương) với tổng công suất 2,5 MWp. Dự kiến, hệ thống của công ty sẽ đi vào vận hành vào tháng 8/2020.
Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, từ tháng 6/2020 đến nay, hai nhà phát triển khu công nghiệp là Sonadezi Long Thành và Sonadezi Châu Đức cũng bắt đầu khởi công và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời áp mái.
Một góc hệ thống điện mặt trời áp mái tại Cảng Đồng Nai. Ảnh: Nami Solar
Một góc hệ thống điện mặt trời áp mái tại Cảng Đồng Nai. Ảnh: Nami Solar
Tại TP HCM, Tổng Công ty Việt Thắng cũng vừa quyết định cho phủ pin mặt trời lên nóc nhà xưởng của mình. Các khu nhà xưởng đầu tiên sẽ được khởi công và hoàn thiện từ nay đến cuối tháng 9. Tổng công suất tiềm năng điện mặt trời áp mái của Việt Thắng là 10 MWp. Tùy đặc thù từng công trình cụ thể, điện sẽ được dùng tại chỗ, ví dụ như xưởng dệt, hay bán lại cho điện lưới như trên mái nhà kho.
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến ngày 8/7, đã có 37.300 hệ thống điện mặt trời trên mái nhà được lắp đặt, với tổng công suất đạt khoảng 782 MWp. Chỉ riêng 21 tỉnh thành phía Nam (chiếm 50,73% công suất lắp đặt toàn hệ thống) đã có 17.148 khách hàng đặt điện mặt trời trên mái nhà, với khoảng 3.000 khách hàng là công ty lắp đặt cho nhà xưởng, văn phòng.
Điện mặt trời trên các nhà xưởng sản xuất được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Bản thân Nami Solar, đơn vị trực tiếp lắp đặt các hệ thống điện mặt trời chuyên phân khúc quy mô từ 4.000-5.000 m2 mỗi dự án, dù chỉ mới có 3 dự án với tổng công suất 4,5 MWp nhưng đã đặt kỳ vọng khá lớn.
Theo đó, tới cuối năm 2020, công ty dự kiến vận hành thương mại các dự án năng lượng mặt trời áp mái với công suất 20 MWp và đưa 100 MWp vào danh mục tiềm năng. Công suất ước tính của các dự án điện mặt trời áp mái của công ty dự kiến đạt ít nhất 150 MWp vào cuối năm 2022.
Ngoài việc các đơn vị sôi nổi triển khai nhanh để sớm đóng điện trước khi năm 2020 kết thúc nhằm được hưởng giá bán điện tốt hơn mức giá mới của giai đoạn sau, các chuyên gia cho rằng, điện mặt trời áp mái phân khúc nhà xưởng có nhiều lý do khác để phát triển dài hạn.
Đầu tiên, chi phí cho suất đầu tư điện mặt trời giờ đang giảm nhanh, nhất là trong 3-4 năm trở lại đây. Nếu vào năm 2013, mỗi kWp điện mặt trời tốn 60-70 triệu đồng đầu tư thì nay con số đã giảm 80%. Thậm chí, chi phí sản xuất điện mặt trời hiện cũng được đánh giá là rất cạnh tranh, cả với điện than.
Thứ hai, các doanh nghiệp lắp điện mặt trời trên mái nhà xưởng hầu hết muốn tiết kiệm chi phí tiêu thụ năng lượng. Theo một chuyên gia kỹ thuật, mỗi MW điện mặt trời sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 30-40% chi phí điện năng so với trước.
Thông thường, các doanh nghiệp có lắp điện mặt trời áp mái sẽ cân đối sản lượng giữa dùng tại chỗ và bán lại cho điện lưới ở mức 70% và 30%. Riêng với Việt Thắng, tỷ lệ này dao động tầm 80% và 20% do đặc thù nhu cầu dùng điện cao.
"Chúng tôi cũng được hưởng lợi là nhiệt độ nhà xưởng sẽ giảm đi", ông Nguyễn Đức Khiêm, Chủ tịch Việt Thắng nói thêm về lợi ích gián tiếp. Ngoài ra, với các doanh nghiệp không có nhu cầu dùng điện cao thì cho thuê phần mái để công ty điện mặt trời lắp và bán điện cho EVN.
Một lý do khác nhưng được xem là động lực dài hạn cho điện mặt trời áp mái nhà xưởng là nhu cầu xây dựng thương hiệu để làm ăn với đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp cho biết, quan tâm đến năng lượng xanh, bền vững đang là yếu tố ngày một quan trọng với những doanh nghiệp muốn bán hàng đi Âu Mỹ. Ông Trần Thanh Hải cho hay, lắp điện mặt trời áp mái cũng giúp thu hút đầu tư hơn vào các khu công nghiệp của tổng công ty.
Ông Lưu Hoàng Hà, Chủ tịch Nami Solar cũng nhận định, hiện nay, xu hướng tiêu dùng trên thế giới đang rất ủng hộ các sản phẩm được sản xuất dùng nguồn năng lượng xanh, sạch. Thậm chí, một số tập đoàn lớn còn có chỉ tiêu bắt buộc một lượng điện nhất định phải là điện sạch.
Cũng theo ông Hà, hiện tại những ngành như dệt may, da giày hay xuất khẩu sang châu Âu, Bắc Mỹ có động lực hơn về lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà xưởng, do tiêu chuẩn xuất khẩu của đối tác thường có các yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
"Xu hướng hiện giờ là phát triển công nghiệp phải đi kèm với tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Trong đó, năng lượng mặt trời là xu thế" ông Trần Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Sonadezi nói thêm.
Ở góc độ an toàn kỹ thuật, các nhà xưởng xây đúng tiêu chuẩn hiện nay có khả năng chịu được tải trọng các tấm pin lắp trên mái. "Mỗi dự án triển khai chúng tôi đều mua bảo hiểm cho tài sản nhà xưởng của khách hàng bên dưới", ông Hà khẳng định.

VN-Index bật mạnh nhờ cổ phiếu Vingroup

Lệnh mua hơn 220.000 cổ phiếu VIC tại giá 93.000 đồng, tăng 2,8% so với tham chiếu góp phần giúp VN-Index bật lên vùng 877 điểm trong những phút cuối.
 Giờ Hà Nội (GMT+7)
  • 15h00

    Cổ phiếu Vingroup tăng vọt

    Lực cầu mạnh trong phiên ATC giúp VN-Index bật mạnh lên 876,83 điểm, tăng gần 7 điểm so với tham chiếu. Tuy nhiên, bên mua vẫn chưa giành lại được ưu thế khi số lượng cổ phiếu tăng và giảm lần lượt là 165 và 193 mã.
    Đầu tàu kéo VN-Index đi lên trong phiên hôm nay đến từ các cổ phiếu vốn hoá lớn. 23 cổ phiếu trong rổ VN30 đóng cửa trong sắc xanh, chỉ còn 2 mã giảm là NVL và ROS nhưng biên độ đều dưới 1%.
    Screen-Shot-2020-07-16-at-5-16-5653-5407
    VIC tăng vọt 2,3% lên 93.000 đồng trong ít phút cuối, dẫn đầu danh sách 10 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với hơn 2,4 điểm. Các mã còn lại trong nhóm này giúp chỉ số đại chung có thêm gần 4 điểm, trong khi NVL đứng đầu nhóm ngược lại.
    Thanh khoản nhích nhẹ so với hôm qua, đạt gần 4.300 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài xấp xỉ 1.200 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu như VNM, HPG và VCB. Nhóm này vẫn duy trì vị thế bán ròng phiên thứ bảy liên tiếp.
  • 14h30

    Cổ phiếu ngân hàng kìm lực tăng

    10 cổ phiếu tác động nhất đến VN-Index đang khiến chỉ số giảm 1,19 điểm. Trong đó, nhóm ngân hàng đóng góp phân nửa với hầu hết các cổ phiếu trụ như BID, CTG, VCB, EIB và TCB.
    Nội tại nhóm ngân hàng cũng đang phân hoá mạnh khi chỉ có MBB và TPB giữ sắc xanh, nhưng mức tăng đều không quá 1% so với tham chiếu. Trong khi đó, các mã còn lại đều đứng hoặc giảm 0,5-1%. Một số nỗ lực cứu giá xuất hiện các lệnh mua 10 phiếu tại giá trần vào đầu phiên ATC nhưng bất thành.
  • 14h00

    ‘Xanh vỏ đỏ lòng’

    VN-Index đang tăng 0,45 điểm so với lúc mở cửa để vượt mốc 870 điểm. Tuy nhiên, đà tăng không đồng thuận ở nhiều nhóm cổ phiếu mà chỉ tập trung tại một số bluechip. Bên bán vẫn đang chiếm ưu thế với gần 220 cổ phiếu giảm, trong khi số lượng mã tăng chưa đến 140.
    Rổ VN30 cũng tương tự khi chỉ số đại diện tăng 1,21 điểm trong khi số lượng cổ phiếu giao dịch dưới tham chiếm hơn phân nửa. Biên độ các mã giảm không lớn, dao động 0,1-0,6%. Ở chiều ngược lại, HPG, MSN và CTD đang là đầu tàu kéo chỉ số lên khi tăng 1-2%.
  • 13h15

    Cổ phiếu ngân hàng phân hóa

    Những mã ngân hàng trong nhóm VN30 phân hóa cao khi xuất hiện cả ở phía tăng mạnh nhất và giảm mạnh nhất. Trong khi MBB tăng gần 1%, nằm trong nhóm ba mã tích cực nhất nhóm vốn hóa lớn, thì EIB lại giảm mạnh nhất với biên độ 1,2%. CTG, BID, VCB, TCB, VPB, STB cùng lùi về dưới tham chiếu.
  • 10h50

    VN-Index chốt phiên sáng dưới tham chiếu

    A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2020-07-1138-7482-
    VN-Index chốt phiên sáng ngày 16/7 dưới tham chiếu. Ảnh: VNDirect.
    Đà tăng từ đầu phiên bị thu hẹp trước giờ nghỉ trưa. Lực cầu yếu khiến trạng thái thị trường trở nên thiếu chắc chắn, VN-Index lùi về dưới tham chiếu vào cuối phiên sáng khi bên bán lấy lại quyền chủ động. VN30-Index cũng trở lại sắc đỏ. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 0,39% còn UPCOM-Index tăng 0,21%.
    Đến cuối phiên sáng, sàn HoSE có 197 mã giảm, 61 mã đứng tham chiếu và 139 mã tăng. Trong nhóm VN30, 16/30 mã bluechip giảm giá.
    HPG và CTD là hai mã tích cực nhất nhóm VN30 khi tăng hơn 1%, phần còn lại chỉ vượt nhẹ trên tham chiếu. Ở chiều ngược lại, CTG giảm 1,7% bất chấp lực mua ròng của khối ngoại, EIB, VCB, NVL giảm gần ngưỡng 1%.
    Thanh khoản hai sàn niêm yết chỉ đạt hơn 2.300 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với phiên 15/7.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Kinh doanh khách sạn lao dốc

6 tháng qua, thị trường khách sạn đối mặt với khủng hoảng khi công suất phòng xuống thấp, giá phòng giảm 25% so với năm trước.
Theo báo cáo thị trường khách sạn của Savills, trong nửa đầu năm 2020, thị trường khách sạn TP HCM hứng chịu tác động mạnh từ Covid-19 khiến công suất phòng điều chỉnh 32%, trong khi giá phòng chỉ còn 74 USD mỗi phòng một đêm.
Sau quý I đầy biến động, công suất quý II chỉ đạt 12%, áp lực từ công suất thấp đã khiến giá phòng trung bình giảm 21% so với quý trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Các khách sạn 5 sao chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc chủ yếu vào khách quốc tế. Theo Sở Du lịch TP HCM, lượng khách quốc tế trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm giảm 69% theo năm.
Trong nửa đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 47% so với 12 tháng qua và doanh thu lữ hành giảm 71% theo năm. Sau thời gian giãn cách xã hội, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 48% và doanh thu du lịch lữ hành giảm 96%.
Thị trường khách sạn trung tâm TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Thị trường khách sạn trung tâm TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Toàn thị trường TP HCM hiện có 84 dự án khách sạn cung cấp khoảng 12.400 phòng, nguồn cung giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái do nhiều khách sạn đóng cửa tạm thời trong 6 tháng qua. Nhằm giảm thiểu chi phí vận hành, InterContinental Asiana Saigon và Norfork đã giảm nguồn cung và một số dịch vụ. Các chuỗi Alagon, Silverland, A&Em và Liberty đã đóng một số chi nhánh đồng thời hướng khách hàng đến dự án tiêu biểu còn hoạt động.
Savills dự báo, với tỷ lệ trống của thị trường khách sạn luôn ở mức 30% trước khi đại dịch bùng phát, phân khúc khách sạn có thể tiếp tục gặp khó khăn trong giai đoạn tới. Hơn 4.000 phòng khách sạn từ các dự án tương lai cùng sự trở lại của những khách sạn đóng cửa tạm thời sẽ càng gây áp lực lên thị trường 6 tháng cuối năm do nguồn cung tăng nhanh.
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh tích cực, một số quốc gia đã kiểm soát thành công Covid-19 có thể giúp khởi động lại quá trình hình thành hành lang du lịch an toàn và thị trường châu Á trong đó có Việt Nam dự kiến sẽ trở thành điểm đến chính.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cùng với Trung Quốc, Đài Loan, và Hàn Quốc đã chiếm 77% lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2019. Do đó, thị trường khách sạn tạm thời sẽ phụ thuộc vào khách du lịch trong nước cho đến khi các đường bay quốc tế phục hồi dần.