Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

Cách làm món phở bò

Phở bò là món ăn với hương thơm đặc trưng của thịt bò hòa quyện cùng nước dùng thanh ngọt, sợi phở mềm dai.

Phở được xem là món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đây cũng là món ăn đòi hỏi quy trình chế biến cầu kì, nhiều công đoạn, cần dành nhiều thời gian thực hiện. Để làm món phở bò, bạn có thể tham khảo công thức sau:

Nguyên liệu:

- Thịt bò

- Xương đuôi bò

- Sá sùng

- Bánh phở thái

- Mía

- Dầu hào, hành khô, gừng, hoa hồi, thảo quả, quế khô

- Tương ớt, chanh, hành chao, ớt, hành hoa, mùi tàu

- Nước mắm, tiêu, muối.

Món phở truyền thống hài hòa về hình thức, đậm đà hương vị.

Món phở truyền thống hài hòa về hình thức, đậm đà hương vị.

Sơ chế:

- Xương bò đập dập, rửa sạch dịch và mỡ. Chần qua nước sôi nóng 2-3 phút.

- Hành hoa rửa sạch lá thái nhỏ, đoạn gốc thái dài 10cm chẻ đôi, rau mùi thái rối

- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng

- Gừng gọt sạch vỏ, thái chỉ

- Hành khô nướng cháy vỏ đập dập

- Thịt bò rửa sạch, lọc bỏ gân xơ, thái miếng mỏng ngang thớ, ướp với gừng tươi.

Phở bò có thể ăn vào bất cứ bữa nào trong ngày.

Phở bò có thể ăn vào bất cứ bữa nào trong ngày.

Chế biến:

Bước 1: Cho xương cho vào nồi, đổ 5 lít nước. Đun sôi, hớt bỏ bọt để sôi âm ỉ. Thả vào nồi: gừng, hành khô nướng, hoa hồi, thảo quả, quế chi, rang thơm giã dập gói trong túi vải đun nhỏ lửa 3 đến 4 giờ.

Bước 2: Khi nồi nước xương nổi nhiều váng mỡ vớt xương và gạn nước dùng sang nồi khác cho dầu hào, sá sùng, hành chao, mắm, muối để sôi nhỏ.

Bước 3: Bánh phở nhúng nước 70-80 độ C, để ráo, bày vào bát tô.

Bước 4: Thịt bò nhúng vào nồi nước dùng sôi cho chín tái, bày lên trên bánh phở, thêm vài cọng hành hoa chần.

Bước 5: Nước dùng nêm vừa gia vị, đun sôi chan vào bát phở. Rắc thêm hành hoa, mùi tàu lên trên.

Vịt quay nước dừa

Vịt quay nước dừa có màu vàng cánh gián, thịt mềm và béo ngậy bên trong lớp da giòn, dậy mùi nước dừa.

Vịt quay không phải là món ăn xa lạ với nhiều người Việt vì hương vị thơm ngon. Với người miền Tây, món vịt quay phải kết hợp với nước dừa mới đúng vị. Thịt vịt giàu hàm lượng protein, lipid, canxi, kali... còn nước dừa có tính mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất khiến việc trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này giúp món ăn cân bằng, hài hòa, đồng thời cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Dưới đây, Bếp lành giới thiệu tới độc giả cách chế biến món vịt quay nước dừa thơm ngon.

Vịt quay nước dừa là món ăn quen thuộc của người miền Tây.

Vịt quay nước dừa là món ăn quen thuộc của người miền Tây.

Nguyên liệu:

- Vịt bầu

- Mạch nha, dừa xiêm

- Gừng, nấm hương, trứng gà

- Rượu, bột đao, ngũ vị hương

- Hành, tỏi khô, tiêu, muối, xì dầu, dầu ăn

- Hành hoa, rau mùi

Cách làm:

Bước 1: Nấm hương ngâm nở, loại bỏ chân, cắt làm hai hoặc ba. Hành, tỏi bóc vỏ, rửa sạch băm nhỏ. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn ngâm cùng rượu. Hành hoa, rau mùi loại bỏ rễ, rửa sạch thái khúc 3 cm.

Bước 2: Mạch nha hòa cùng nước nóng theo tỷ lệ 1 nha: 3 nước. Dừa chặt lấy nước. Trứng đập ra bát, chỉ lấy lòng trắng đánh tan cùng bột đao.

Vịt sau khi làm sạch, bỏ nội tạng, xát rượu gừng chừng 15 phút để khử mùi hôi.

Bước 3: Hành tỏi băm nhỏ, phi thơm. Hòa nước xì dầu, muối tiêu, đường, nấm hương, hành tỏi phi ướp tiếp 20 phút nữa, rồi cho hết nước ướp vào bụng vịt và khâu kín lại.

Xoa mạch nha đã pha khắp mình vịt. Cho vịt cùng nước dừa hấp cách thủy khoảng 1 giờ rồi vớt ra để ráo. Xát hỗn hợp lòng trắng trứng, bột đao lên khắp mình vịt 2 đến 3 lần.

Bước 4: Cho vịt vào chảo dầu rán. Chú ý khi quay sử dụng phương pháp dội mỡ lên khắp mình vịt cho da vàng đều, sau đó vớt ra để ráo.

Vịt chặt thành từng miếng vừa ăn rồi xếp lên đĩa. Khi thưởng thức, bạn có thể chấm vịt cùng xì dầu cho món ăn thêm đậm đà.

Thịt, sườn heo giá rẻ hơn rau

Sườn que, thịt ba chỉ bụng được rao bán trên Internet giá rẻ bất thường, chỉ ở 45.000-70.000 đồng một kg, rẻ hơn cả hành lá, xà lách, súp lơ.

Từ cuối năm 2019 đến nay, giá heo hơi tại Việt Nam liên tục tăng. Hiện, giá heo hơi tại các địa phương dao động quanh 85.000-93.000 đồng một kg. Giá thịt heo đã pha lóc tại các chợ, siêu thị luôn 120.000-250.000 đồng một kg.

Trong khi giá thịt heo ngoài chợ, siêu thị đắt đỏ, trên "chợ mạng", giá thậm chí chỉ bằng một nửa giá heo hơi trong nước.

Sườn que được nhiều đầu mối bán lẻ xả đông và hút chân không. Ảnh: Thu Ngân.

Sườn que được nhiều đầu mối bán lẻ xả đông và hút chân không. Ảnh: Thu Ngân.

Chị Yến, chủ cửa hàng thực phẩm ở Tân Phú, người rao bán sườn que heo với giá 45.000 đồng một kg cho thùng 10 kg cho biết, loại này nhập khẩu từ Ba Lan nên mới có giá rẻ. "Hàng có kiểm định nên được các quán ăn khá chuộng. Loại này ướp gia vị đầy đủ còn ngon hơn cả hàng Việt. Tôi bán lẻ mỗi ngày chỉ vài chục kg nhưng bán sỉ thì lên tới hàng tạ vì nhà hàng, quán ăn chuộng", chị Yến nói.

Không chỉ bán sườn que, Hòa, một đầu mối nhập khẩu thịt lợn ở Thủ Đức cho biết, đang bán thêm thịt ba chỉ bụng có giá 70.000 đồng, móng giò sau 40.000 đồng, tim lợn 70.000 đồng một kg. Toàn bộ hàng được đóng theo thùng 10 kg. Nếu muốn có giá rẻ hơn, phải lấy một lần 10 thùng, khoảng 1 tạ.

Theo anh Hòa, toàn bộ hàng trên được nhập khẩu chính ngạch từ Canada, Ba Lan... - các nước mà theo anh giá thịt heo đang rẻ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thịt heo tại các quốc gia này thấp. Mặt khác, các loại thịt trên thường không được ưa chuộng như cốt lết hay thịt thăn.

Không chỉ thịt heo, sườn que mà gần đây món móng giò rút xương được dân buôn quảng cáo là hàng luộc sẵn, thơm ngon, đóng túi hút chân không, mua về chỉ việc thái miếng mỏng ăn luôn, giá chỉ 90.000-150.000 đồng một kg. Loại này nếu lấy sỉ, giá chỉ khoảng 70.000 đồng một kg, rẻ một nửa so với giò heo bán tại chợ đầu mối.

Móng giò rút xương được bán với đủ loại giá. Ảnh: Thu Vân.

Móng giò rút xương được bán với đủ loại giá. Ảnh: Thu Vân.

Chị Hoài, ở Gò Vấp (TP HCM) cho biết, gần đây các đầu mối bán hàng online mà chị quen biết ngày nào cũng đăng bán mặt hàng này. "Loại này đã qua sơ chế nên không còn mùi nhưng ăn thì nhạt hơn hẳn so với hàng tươi sống. Ban đầu tưởng hàng trong nước nhưng khi hỏi kỹ lại mới biết là hàng nhập khẩu rồi được các cơ sở sơ chế lại để bán", chị Hoài nói.

Là đầu mối chuyên đổ sỉ, chị Vân ở quận 6 cho biết, mỗi ngày đổ buôn hàng tạ. Loại này sở dĩ rẻ vì hàng nhập khẩu, sau khi sơ chế, bán riêng phần thịt, gân trong khi xương được bán cho các cơ sở nấu nước dùng nên theo chị, "bù qua bù lại" người kinh doanh vẫn có lãi tốt.

Các đơn vị kinh doanh thịt heo nhập khẩu giá rẻ online khẳng định hàng chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, theo một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu thịt heo về làm thực phẩm chế biến ở TP HCM, rất khó có được giá "siêu rẻ" như trên. Bởi lẽ, các mặt hàng thịt mà công ty ông nhập đa phần có giá 80.000 đồng một kg và đang tăng do nhu cầu của nhiều quốc gia. Như vậy, sau khi trừ chi phí thì giá bán ra thấp nhất cũng phải cả trăm nghìn đồng một kg. Với những sản phẩm có giá "siêu rẻ" thường là hàng cận date hoặc chất lượng không cao nên vị này khuyên khách hàng nên cân nhắc.

Theo quản lý thị trường TP HCM, các sản phẩm online hiện nay rất khó kiểm soát vì các đầu mối bán hàng ít cung cấp thông tin. Nhiều khi họ chia sẻ cho nhau để cùng đẩy hàng nhưng khi giao hàng lại là một đầu mối khác. Do đó, người tiêu dùng nên thận trọng.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết, từ đầu năm đến ngày 30/5, có 129 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt heo từ các nước. Tổng lượng thịt heo nhập khẩu hơn 67.638 tấn, tăng 298% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nhập khẩu chủ yếu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha và Nga.

Ghẹ xanh 'siêu rẻ' bán đầy đường Sài Gòn

Ghẹ xanh ngộp được các chủ xe đẩy bán đầy đường TP HCM với giá chỉ 90.000-120.000 đồng mỗi kg.

Hải sản "ngộp" là loại đã yếu sức trong quá trình vận chuyển do thiếu oxy. Các chủ xe đẩy trước đây thường chỉ bán ghẹ ngộp ba chấm, nhưng gần đây, ghẹ xanh - loại ngon nhất trong các dòng ghẹ, bị ngộp cũng được bày bán rẻ ở nhiều tuyến đường TP HCM.

Theo đó, trên tuyến đường quốc lộ 1A ở quận 12, loại ghẹ này có giá chỉ 60.000 đồng nửa kg. Anh Hoàng - người bán ghẹ trên tuyến đường này cho biết, ghẹ xanh ngộp được anh lấy từ Phan Thiết. Vì là ghẹ ngộp nên có giá rẻ. Tuy nhiên, chất lượng vẫn khá đảm bảo.

"Mỗi ngày, tôi bán vài chục kg khách vẫn không phàn nàn gì. Mọi năm chỉ bán ghẹ 3 chấm hay ghẹ đỏ, nhưng năm nay ghẹ xanh dồi dào mới có hàng để bán", anh nói và cho hay, những tháng đầu năm, ghẹ rất nhỏ, nay vào mùa nên ghẹ lớn nhiều. Một kg chỉ khoảng 6-7con.

Ghẹ được bày bán trên quốc lộ  1A (quận 12). Ảnh: Hồng Châu.

Ghẹ được bày bán trên quốc lộ 1A (quận 12). Ảnh: Hồng Châu.

Là người thường xuyên bán ốc, sò dạo, anh Lam, chủ xe đẩy trên đường Phạm Văn Đồng (Thủ Đức) mấy bữa nay cũng chuyển sang bán ghẹ. Anh cho biết, được nhiều đầu mối chào giá tốt, ghẹ lại hút khách nên 2 ngày nay anh lấy khoảng 1 tạ về bán thử.

Vào mùa mưa, ghẹ nhiều nên mới có giá khoảng 100.000 đồng một kg. Mặt khác, giá bán ở đây rẻ hơn so với các cửa hàng vì anh lấy hàng tận gốc, lại không mất chi phí mặt bằng. "Ngược lại, nếu tháng 3,4, giá thấp nhất cũng 160.000 đồng mỗi kg nhưng chỉ mua được ghẹ 12 con một kg", anh Lam nói. Đồng thời anh cho biết thêm, bán 2 ngày nay nhưng hôm nào cũng trong vòng 3 tiếng đồng hồ là hết sạch hàng.

Chị Loan, tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp) mỗi ngày cũng bán được khoảng 20 kg ghẹ. Theo chị, ghẹ này dù không còn sống nhưng vừa ngộp là cho vào thùng ướp đá ngay nên thịt vẫn dai và ngọt. Khách mua 2 kg trở lên, chị bán giá chỉ 190.000 đồng.

Trái ngược với giá bán rất rẻ ở lề đường, tại các cửa hàng, ghẹ xanh ngộp có giá 250.000-300.000 đồng một kg. Còn các loại ghẹ sống, giá lên tới 650.000 đồng một kg.

Chị Hoa, chủ cửa hàng hải sản ở chợ An Bình (quận 5) cho biết, ghẹ xanh loại 1 khoảng 4-5 con một kg được bán giá 650.000 đồng. Loại 2-3, giá thấp nhất cũng lên tới 450.000 đồng. Riêng với loại bị ngộp, giá 300.000 đồng một kg. Còn với loại ghẹ 3 chấm hay ghẹ đỏ thì giá chỉ khoảng 200.000 đồng một kg, loại ngộp có giá 160.000 đồng.

Theo chị này, ghẹ xanh dù có ngộp nhưng giá cũng lên tới 200.000-300.000 đồng một kg. Nhiều chủ xe đẩy bán giá chỉ 90.000-120.000 có thể là ghẹ xanh dạt, chất lượng thấp. Đặc biệt, những ngày gần giữa tháng, chất lượng ghẹ ốp cao nên thường các đầu mối đẩy hàng cho xe đẩy bán với giá rẻ.

Cũng cho biết ghẹ xanh ngày càng hiếm và khó có giá rẻ như trên, chủ cửa hàng hải sản quận Tân Bình cho rằng, có thể loại ghẹ giá rẻ được các cửa hàng ướp đá lâu bán không hết nên xổ với giá rẻ cho các xe đẩy. Mặt khác, tháng 6-8 mưa nhiều, ghẹ bắt đầu vào mùa vì thế ghẹ xanh dạt cũng khá dồi dào. Do đó, chúng được bán với giá rẻ.

"Ghẹ xanh ngộp ở cửa hàng tôi chỉ để khoảng 1 tiếng mà vẫn có giá 250.000 đồng mỗi kg. Còn nếu sau một tiếng không có khách mua, cửa hàng sơ chế lọc thịt bán theo khay chứ ít khi để lâu", chủ cửa hàng này nói. Đồng thời, chị khuyên khách hàng nên thận trọng khi mua sản phẩm giá "siêu rẻ". Bởi nếu ghẹ chết đã lâu, chất dinh dưỡng sẽ giảm bớt, thịt sẽ bở và không ngon, thậm chí hoi.

Vì sao đầu tư công 'có tiền không tiêu được'

Nguyên tắc giải ngân dự án đầu tư công là phải có khối lượng thực hiện nhưng khâu này tại Việt Nam lại là một chuỗi liên hoàn phức tạp.

Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ với VnExpress về những nguyên tắc và quy trình để giải ngân vốn đầu tư công vốn được thực hiện lâu nay tại Việt Nam.

- Chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành một vấn đề nhiều năm chưa giải được của Việt Nam. Vậy ông có thể mô tả làm thế nào để một dự án đầu tư công được giải ngân?

- Quy trình và điều kiện để được giải ngân với một dự án đầu tư công thực sự rất nhiều thủ tục và rất phức tạp.

Hiểu theo cách đơn giản, giải ngân vốn thường xuyên giống như thanh toán các khoản chi cố định của một gia đình, gồm chi phí ăn, ở, sinh hoạt... Giải ngân vốn đầu tư công giống như thanh toán việc xây dựng một căn nhà, phụ thuộc vào tiến độ từng hạng mục, hoàn thành hạng mục nào, thanh toán hạng mục đó, thậm chí xây xong nhà mới thanh toán. Do cần thời gian để có khối lượng thực hiện nên thường là vài tháng mới thanh toán. Vì thế giải ngân một dự án đầu tư công không thể thực hiện ngay lập tức toàn bộ dự toán.

Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Quốc Phương. Ảnh: MPI.

Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Quốc Phương. Ảnh: MPI.

Nguyên tắc này cũng xác định một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải có khối lượng thực hiện. Tuy nhiên, công tác này là một chuỗi các thủ tục liên hoàn mà chỉ cần một khâu gặp trục trặc sẽ kéo theo cả quá trình giải ngân bị đình trệ. Muốn có khối lượng thì nhà thầu phải có hợp đồng, thi công. Muốn có hợp đồng thì phải đấu thầu. Muốn đấu thầu thì phải xong các thủ tục phê duyệt dự án, có kế hoạch vốn và giải phóng mặt bằng.... Trong cái chuỗi liên hoàn này, giải phóng mặt bằng và khâu tư vấn lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án, khâu lập kế hoạch đầu tư cho dự án là hai bước thường bị mất nhiều thời gian nhất.

Là một trong hai cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc giải ngân đầu tư công, ông có thể giải thích tại sao lại xảy ra tình trạng chậm giải ngân, "có tiền mà không tiêu được" như lâu nay?

- Có một thực tế là dự án càng lớn, càng khó xây dựng kế hoạch và khó trong việc giải phóng mặt bằng, đặc biệt là trong khu vực đông dân cư, ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình. Ví dụ: để xác định được tổng mức đầu tư dự án cũng cả là một quá trình phân tích, tính toán rất chi tiết và mất nhiều thời gian.

Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch đã khó, việc giải phóng mặt bằng với nhiều dự án còn thách thức lớn hơn. Có nhiều vướng mắc phát sinh trong việc này, từ công tác kiểm đếm, thống kê đến xác định đối tượng, khối lượng, giá trị đền bù bảo đảm đúng, đủ theo quy định pháp luật...

Các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam cũng đã tính toán, để chuẩn bị cho một dự án, từ khâu lên ý tưởng cho tới khi có thể khởi công được phải cần ít nhất ba năm. Điều này có nghĩa, nếu xin cấp vốn khi dự án mới ở phần ý định đầu tư thì chắc chắn có tiền sẽ không thể tiêu được.

Nút thắt của đầu tư công với giai đoạn trước chính là câu chuyện này. Quy trình xin phê duyệt đầu tư rất nhanh, dự án mới ước chừng quy mô đầu tư là đã được phê duyệt, đăng ký vào kế hoạch, xin cấp tiền. Nhưng thực tế thì sao? Không thể tiêu được tiền đó vì chúng ta chưa làm được gì, công tác chuẩn bị đầu tư, khảo sát, tính toán thiết kế chi tiết... còn phải tiếp tục làm, và chắc chắn là nếu không thể có khối lượng công việc nghiệm thu thì không thể giải ngân. Đó cũng là lý do tiền cứ treo hết năm này qua năm khác.

Chính tâm lý xin sẵn vì sợ đến lượt mình hết vốn khiến nhiều dự án chưa xong khâu chuẩn bị nhưng đã xin cấp vốn rồi mãi không thể giải ngân.

- Nhiều ý kiến quy trách nhiệm cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư trong việc chậm thực hiện và giải ngân đầu tư công, ông giải thích thế nào về điều này?

- Trong tổng thể quy trình đầu tư công, cũng có một phần trách nhiệm của Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Trước đây, chúng tôi đã từng nói với nhau, quy trình đầu tư công là "hai lên, ba xuống". Đây là số lượng những bước mà Bộ và các địa phương phải gửi qua gửi lại để xây dựng một kế hoạch đầu tư.

Ban đầu Bộ sẽ gửi hướng dẫn xuống, sau đó các địa phương sẽ tính toán để gửi lại kế hoạch đầu tư công. Bước này thường gặp vấn đề vì nhu cầu của các địa phương luôn lớn, nhưng nguồn lực của Nhà nước chỉ có hạn. Chúng tôi vì thế sẽ yêu cầu phải điều chỉnh lại. Sau khi hai bên có thể khớp nhau về con số đầu tư, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội. Sau khi Quốc hội có Nghị quyết, Bộ tiếp tục báo cáo Thủ tướng giao kế hoạch.

Xét ở khía cạnh các bước thủ tục, có khá nhiều bước được thực hiện tại Bộ Kế hoạch & Đầu tư, theo đó, đã khiến thời gian phê duyệt quá lâu, giao kế hoạch chậm, giao nhiều lần.

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua TP HCM tháng 12/2019. Ảnh: Như Quỳnh.

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua TP HCM tháng 12/2019. Ảnh: Như Quỳnh.

- Hiện nay, những nút thắt này đã được thay đổi ra sao?

- Ý thức rõ được những bất cập này, Bộ đã quyết tâm báo cáo Thủ tướng, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Đầu tư công. Chúng tôi thấy rằng, những bước trung gian là không cần thiết, bản chất thông tin vẫn là sự thống nhất từ cấp địa phương cho tới khi được phê duyệt.

Trong Luật Đầu tư công sửa đổi, những bước trung gian tại Bộ đã được gỡ bỏ. Chúng tôi hiểu rằng, nhu cầu của địa phương là luôn lớn hơn khả năng đáp ứng của ngân sách. Vì thế, căn cứ vào nguyên tắc phân bổ vốn, Bộ sẽ xây dựng phương án phân bổ vốn của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, các bộ, ngành, địa phương sẽ chủ động hơn khi biết trước sẽ có bao nhiêu tiền. Khi đã có con số quy mô đầu tư, các địa phương sẽ tính toán, phân bổ chi tiết và chỉ gửi lại một lần duy nhất cho Bộ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng giao kế hoạch.

Khi phân bổ chi tiết, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào nhu cầu, định hướng phát triển và nguyên tắc phân bổ vốn để lựa chọn thứ tự ưu tiên các dự án. Có địa cần đầu tư giao thông sẽ ưu tiên vào các dư án giao thông, có địa phương thì ưu tiên vào các dự án y tế, giáo dục. Đối với Kế hoạch hằng năm, Thủ tướng chi giao kế hoạch bằng tổng số tiền, các bộ, ngành, địa phương chủ động phân bổ và triển khai thực hiện các dự án đã đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công, không mất thời gian phải gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổng hợp, rồi lại giao lại như trước đây.

Luật mới cũng khắc phục được câu chuyện "trên nóng, dưới lạnh", xác định trách nhiệm với người đứng đầu. Đối với các bộ, ngành, địa phương, kế hoạch vốn là đã biết trước trong thời hạn 5 năm, vấn đề là phải chuẩn bị dự án tốt, để khi đủ thủ tục là triển khai được ngay. Luật Đầu tư công sửa đổi sẽ tạo áp lực cho các bộ, ngành, địa phương trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên, tính toán hiệu quả, cân đối từng dự án.

- Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nửa đầu năm nay vẫn ở mức rất thấp. Tại sao tình trạng giải ngân đầu tư công hay bị dồn ứ vào cuối năm?

- Thực tế, mô hình này không phải chỉ riêng tại Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác cũng như vậy. Do bản chất trong đầu tư công là việc giải ngân chỉ được thực hiện khi có khối lượng công việc hoàn thành. Nhà thầu chỉ được ứng trước một phần tiền khi có hợp đồng, sau đó muốn được thanh toán thì phải có kết quả. Thông thường một hạng mục xây lắp cần khoảng 6-9 tháng để thực hiện. Vì thế nên việc giải ngân đầu tư công trong những tháng đầu năm thường ở mức thấp.

Một phần lý do của năm nay là việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn được áp dụng điều khoản chuyển tiếp, tức là có hai năm để thực hiện. Kế hoạch năm 2020 chưa giải ngân hết thì có thể chuyển sang 2021, nên tâm lý thảnh thơi vẫn còn. Tuy nhiên, với luật mới, quy luật "đầu năm thảnh thơi, cuối năm vất vả" sẽ có nhiều thay đổi.

Từ năm 2021, theo quy định, nếu bộ, ngành, địa phương nào không giải ngân hết kế hoạch vốn sẽ bị hủy dự toán, tạm hiểu là sẽ bị "cắt vốn", giảm kế hoạch. Ví dụ, nếu kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm của một đơn vị là là 5 tỷ đồng, đơn vị đó lập kế hoạch năm đầu tiên là 1 tỷ nhưng cả năm chỉ giải ngân được 800 triệu thì 200 triệu còn lại sẽ bị thu hồi, hủy dự toán. Khi bị "cắt" như vậy, tổng kế hoạch trung hạn 5 năm sẽ chỉ còn 4,8 tỷ thôi. Nói cách khác, các bộ, ngành, địa phương sẽ phải tính toán cẩn thận, lập kế hoạch hợp lý ngay từ đầu.

- Ông dự báo năm nay đầu tư công có thể thực hiện và giải ngân như thế nào và tác động gì đến tăng trưởng kinh tế?

- Với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ đã đề ra và nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương như hiện nay, tôi rất hy vọng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm nay sẽ cao. Trong giai đoạn tới, câu chuyện "có tiền nhưng không tiêu được" sẽ dần được khắc phục, quyền chủ động của các bộ, ngành, địa phương sẽ lớn hơn nhưng đi kèm với trách nhiệm sẽ nhiều hơn.

Ngày kinh đô Huế thất thủ 135 năm trước

Người dân Huế xem 23/5/1885 Âm lịch là ngày "âm hồn", ngày Kinh thành Huế thất thủ, hàng nghìn người mất mạng bởi súng đạn quân Pháp.

Theo sách Đại nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, năm 1883, lợi dụng triều đình nhà Nguyễn rối ren khi vua Tự Đức qua đời, Pháp đưa quân đánh vào cửa biển Thuận An, chiếm lấy Trấn Hải Thành. Trước tình hình nguy cấp, triều đình Huế cử Thượng thư Bộ lại Nguyễn Trọng Hợp ra Thuận An điều đình với Pháp. Ngày 25/8/1883, ngay tại kinh đô Huế, triều đình nhà Nguyễn và Pháp ký hòa ước Quý Mùi hay còn gọi là Harmand.

Hòa ước gồm 27 điều khoản với nội dung xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam. Quân Pháp cũng ép triều đình Huế nhường lại quyền kiểm soát Trấn Bình đài, pháo đài thứ 25 nằm trong hệ thống bảo vệ kinh thành Huế. Gần một năm sau, ngày 6/6/1884, quân Pháp và triều đình Huế ký thêm hòa ước Paternote với 19 điều khoản. Lấy lý do bảo trợ nước Đại Nam, có trách nhiệm giữ lãnh thổ, Pháp sẽ đóng quân bất cứ nơi nào họ muốn.

Với tinh thần chủ chiến, lợi dụng sơ hở của hòa ước Harmand không có điều khoản nào nói đến vấn đề quân sự của triều đình nhà Nguyễn, Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đã cho tuyển mộ binh lính, thành lập và củng cố các sơn phòng. Ngay tại kinh đô Huế, Tôn Thất Thuyết đã tổ chức huấn luyện hai đội quân mang tên Phấn Nghĩa và Đoàn Kết do Trần Xuân Soạn chỉ huy.

Pháo đài Tây Thành, một trong 25 pháo đài của Kinh thành Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Pháo đài Tây Thành, một trong 25 pháo đài của Kinh thành Huế. Ảnh: Võ Thạnh.

Sau khi vua Kiến Phúc qua đời, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi lên ngôi và lên kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài với quân Pháp. Ngoài việc xây dựng căn cứ quân sự ở Tân Sở (Quảng Trị), ông cũng điều binh lính từ các nơi về kinh thành Huế, chuẩn bị cho cuộc đánh úp quân Pháp.

Triều đình Huế cho đặt nhiều khẩu súng thần công ở trên Thượng Thành và ở đài Nam hướng về phía Tòa khâm sứ Pháp ở bờ nam sông Hương và trấn Bình Đài (đồn Mang Cá). Tôn Thất Thuyết đã cho binh lính gấp rút đào hào đấp lũy ngay trong thành Huế, chuyển gấp tài sản từ các kho ra Quảng Trị. Kinh thành Huế cũng được bố trí phòng thủ nghiêm ngặt hơn.

Theo sách Đại nam thực lục, sau khi từ chối lời mời của tướng De Courcy sang tòa Khâm sứ hội đàm, khuya 4/7 năm 1885 (đêm 22, rạng 23/5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết chia quân làm hai hướng tấn công quân Pháp. Đạo quân thứ nhất do ông trực tiếp tấn công đồn Mang Cá nhỏ, đạo quân thứ hai do Tôn Thất Lệ chỉ huy vượt sông Hương đánh úp tòa Khâm sứ. Vũ khí quân triều đình thô sơ, chủ yếu là gươm đao giáo mác để cận chiến, đạn đại bác chỉ làm cháy vài trại lính quanh Tòa Khâm, còn lại rơi xuống sông Hương.

Tòa Khâm sứ Pháp nay là trường Đại học sự phạm Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Tòa Khâm sứ Pháp nay là trường Đại học Sư phạm Huế. Ảnh: Võ Thạnh.

Sau phút hoảng loạn ban đầu, quân Pháp chia làm 3 đoàn tấn công Kinh Thành. Từ Tiểu Trấn Bình Đài, thủy lục quân Pháp đánh thẳng lên khu Tam Tòa, Lục Bộ, tiến vào cửa Hiển Nhơn, đánh thẳng Đại Nội. Gặp sự kháng cự của quân triều đình, Pháp quay sang đánh chiếm Kỳ Đài.

Đạn pháo từ tàu chiến của Pháp bắn vào kinh thành Huế, Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị cháy sập. Quân Pháp từ Tòa Khâm cũng vượt sông sang đốt chợ Đông Ba và đi vào cửa Thượng Tứ, nổ súng giết dân lành chạy giặc.

Thấy tình thế thất bại, quan chánh đại thần Nguyễn Văn Tường đưa vua Hàm Nghi và hoàng tộc triều Nguyễn rời khỏi kinh thành Huế. Khi đoàn đến Kim Long, Nguyễn Văn Tường đã vâng chỉ của Thái hoàng Thái hậu Từ Dụ đi tắt vào nhà thờ đạo Kim Long để sau giảng hòa với quân Pháp. Tôn Thất Thuyết ra sau gặp vua Hàm Nghi và đưa vua đi đến Trường Thi để ra Quảng Trị. Khi đó, tùy giá chỉ có xe loan và lính biền binh lẻ tẻ chầu chực trên dưới 100 người, còn các dinh vệ, sau khi thua trận đều tìm đường về quê.

Sau khi vua Hàm Nghi rời khỏi Kinh thành Huế, quân Pháp lên kỳ đài treo hiệu cờ tam tài, quan lại triều Nguyễn và người dân trong thành giành nhau tìm cửa chạy ra, rồi tự giẫm đạp lên nhau, chết và bị thương rất nhiều. Quân Pháp đốt bộ Lại và bộ Binh, thuốc đạn khí giới các dinh trại, chia giữ các cửa thành trong ngoài và sở kho cung điện. Sau đó, quân Pháp sửa đắp các trại lính làm nơi trú đóng, nhặt chôn, hỏa táng xác chết trong trận đánh.

Cửa Hữu, nơi vua Hàm Nghi rời khỏi Kinh thành Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Cửa Hữu, nơi vua Hàm Nghi rời khỏi Kinh thành Huế. Ảnh: Võ Thạnh.

Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, cho biết Philippe Devillers đã thuật lại cảnh đau thương của kinh thành Huế năm 1885 trong cuốn Người Pháp và người Annam là bạn hay thù?

Theo đó, 11h ngày 5/7/1885, Roussel de Courcy, tướng chỉ huy đội quân viễn chính Pháp tại Việt Nam, điện cho Chính phủ Pháp: "Ngôi thành đã ở trong tay chúng ta cùng với 1.100 khẩu đại bác. Quân đội chúng ta tuyệt vời. Thương vong không đáng kể". Tướng Prudhomme báo cáo: "Xác của 1.500 người Annam cho thấy thiệt hại ít nhất phải gấp đôi, vì theo tập quán họ đã mang đi rất nhiều, và mang tất cả những người bị thương đi, vì sợ chúng ta sẽ đối xử tàn nhẫn...".

Sau khi rút khỏi kinh thành Huế, ra đến Quảng Trị, ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi đã ban chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên chống Pháp cứu nước. Đến ngày 29/9/1885, tại sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh), vua Hàm Nghi một lần nữa ban chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu yêu nước đứng lên chống Pháp.

Quân Pháp và phe chủ hòa của triều đình Huế nhiều lần cho người chiêu dụ vua Hàm Nghi trở lại Huế song nhà vua từ chối. Quân Pháp và triều đình Huế đã đưa vua Đồng Khánh lên ngôi. Ngày 26/9/1888, vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ở căn cứ của phong trào Cần Vương. Vua sau đó bị đày sang Algerie.

Phố Wall thêm tuần tăng điểm

Chứng khoán Mỹ hôm qua đi lên nhờ sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào vaccine Covid-19, giúp các chỉ số chính giữ được sắc xanh tuần này.
Kết thúc phiên 10/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 369 điểm (1,4%) lên trên 26.000 điểm. S&P 500 vượt 1% so với tham chiếu, chốt phiên ở mức 3.185 điểm. Nasdaq Composite cũng tăng 0,6%, lập kỷ lục mới với 10.617 điểm.
Thị trường đi lên sau khi Gilead Sciences cho biết phương pháp điều trị Covid-19 tiềm năng của họ cho thấy sự cải thiện trong quá trình phục hồi lâm sàng và giảm 62% tỷ lệ tử vong so với những phương pháp hiện tại. Thông tin trên đã kéo cổ phiếu Gilead tăng hơn 2%.
"Khi xuất hiện thông tin về những giải pháp y tế hoặc nền kinh tế có thể hồi phục nhanh hơn dự báo, nhóm cổ phiếu diễn biến theo chu kỳ thường dẫn đầu đà tăng", Michael Arone, Giám đốc Chiến lược tại State Street Global Advisors, cho biết. "Ngược lại, khi nền kinh tế có xu hướng chững lại hoặc đà phục hồi chậm hơn dự báo, nhà đầu tư thường trở về nhóm cổ phiếu công nghệ".
Những cổ phiếu hưởng lợi từ quá trình mở cửa kinh tế vì thế tăng mạnh hôm qua. Cổ phiếu American Airlines và United tăng vọt 6,8% và 8,2%. Hãng hàng không Delta có thêm 5,6%. Cổ phiếu Carnival tăng tới 10,8% sau khi công ty cho biết có thể hòa vốn chỉ với công suất hoạt động 30-50%.
Dù vậy, nhóm công nghệ cũng tiếp tục bứt phá. Cổ phiếu Netflix nhảy vọt 8% lên cao kỷ lục sau khi Goldman Sachs dự báo mã này có thể tăng 30% trong 12 tháng tới. Cổ phiếu Amazon cũng lập đỉnh mới sau khi Citi nâng mục tiêu giá lên 3.550 USD.
Nhóm ngân hàng cũng ghi nhận hiệu suất vượt trội. JPMorgan tăng mạnh nhất trong nhóm 30 cổ phiếu của Dow Jones. Goldman Sachs có thêm 4,4%. Trong khi đó, Citigroup và Wells Fargo cũng tăng lần lượt 6,4% và 5,9%.
Mức tăng trong phiên cuối tuần giúp Dow Jones kết thúc tuần tăng 0,9%. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 1,7% và 4%. Tính từ đầu năm, Dow Jones và S&P 500 giảm 8,6% và 1,4%, trong khi Nasdaq tăng tới 18%.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

VÀNG SẼ CÒN TĂNG GIÁ TỚI ĐÂU? CÓ NÊN MUA VÀNG HAY BÁN VÀNG LÚC NÀY?

Công cụ đầu tư | Nhà đầu tư mới cần chú ý gì khi tham gia thị trường chứng khoán | Chuyển động 4.0

[GÓC NHÌN THỊ TRƯỜNG] Đầu tư học ngành hot (IT), cần phải lưu ý gì? | Chuyển động 4.0

NẮM RÕ 9 Bài Học Thành Công Từ Cuộc Sống Này Chắc Chắn Bạn Sẽ Giàu Có Hơn Từng Ngày

THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CHỈ TRONG 2 NGÀY?

Bài Học Kinh Doanh Cho Bất Kỳ Ai Đang Khởi Nghiệp Kinh Doanh Qua 3 Câu Chuyện | Tư Duy Làm Giàu