Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Bắc Giang: Hiệu quả từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Năm 2020, Bắc Giang tiếp tục quan tâm đầu tư chương trình OCOP với việc lựa chọn, phát triển nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu.

Ngày 07/5/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Để thực hiện tốt chương trình này, ngày 29/6/2018 UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 975/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của chương trình là phát triển, tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh, trong đó dự kiến đến hết năm 2020 phát triển ít nhất 03 sản phẩm OCOP đạt hạng 05 sao cấp quốc gia (dự kiến Vải thiều Lục Ngạn; Mỳ Chũ và Gà đồi Yên Thế); Đồng thời củng cố, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm.

bac giang hieu qua tu chuong trinh moi xa mot san pham
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn thăm gian hàng sản phẩm OCOP tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2019 

Để đảm bảo thực hiện đúng các nội dung theo chu trình OCOP thường niên, ngay từ đầu năm 2019 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai đến UBND các huyện, thành phố tiến hành đăng ký sản phẩm tham gia chương trình. Tiến hành rà soát, đánh giá sơ bộ các sản phẩm đăng ký tham gia để có kế hoạch tư vấn phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Theo đó, năm 2019, UBND các huyện, thành phố đã lựa chọn, đăng ký 62 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, tập trung vào các sản phẩm đã có nhưng chưa hoàn thiện. Lục Ngạn lựa chọn sản phẩm mỳ gạo Chũ, các sản phẩm cây ăn quả, giấm các loại...; Sơn Động là các sản phẩm mật ong, nấm, rượu men lá...; Yên Thế lựa chọn các sản phẩm chè xanh Bản Ven, gà đồi Yên Thế, rượu men lá Lộc Sơn...; Lục Nam lựa chọn sản phẩm nhãn, chè hoa vàng,...

Hầu hết các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng năm 2019 của tỉnh được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, có mã số mã vạch và được ký kết tiêu thụ với các đơn vị phân phối, bán lẻ, bán thương mại điện tử… Kết quả đánh giá, phân hạng năm 2019, tỉnh Bắc Giang có 46 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 15 sản phẩm hạng 4 sao và 31 sản phẩm hạng 3 sao. Các sản phẩm sau khi được công nhận sản phẩm OCOP của các đơn vị được tham gia các chương trình hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, đã nhận được sự quan tâm của khách hàng, các nhà phân phối, các đại lý trong và ngoài tỉnh. Nhiều đơn vị, chủ thể sản xuất tham gia đã ký được hợp đồng phân phối với các siêu thị, đại lý và các nhà phân phối. Bên cạnh đó, các đơn vị tham gia hội chợ cũng đã có cơ hội để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các sản phẩm cùng loại của các tỉnh, tìm hiểu yêu cầu của các nhà phân phối để từu đó làm cơ sở hoàn thiện và phát triển sản phẩm của đơn vị.

bac giang hieu qua tu chuong trinh moi xa mot san pham
Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2019

Cùng với việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng tăng cường tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho chủ thể sản xuất và cán bộ quản lý thực hiện Chương trình OCOP các cấp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm; hỗ trợ tư vấn phát triển sản phẩm và tiêu chuẩn hóa sản phẩm OCOP; triển khai các hoạt động thực hiện chu trình OCOP,... Đặc biệt là hỗ trợ sản phẩm đăng ký tham gia OCOP năm 2019 chưa đạt tiêu chí OCOP tiếp tục tham gia năm 2020 và các sản phẩm mới tham gia OCOP năm 2020; hỗ trợ củng cố và nâng cấp các sản phẩm đạt 3 - 4 sao năm 2019 tham gia nâng hạng sao; Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, hỗ trợ quản lý nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, quản lý nhãn hiệu các sản phẩm OCOP, làm cho người dân và các chủ thể thay đổi tư duy, nhận thức về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa sản phẩm và nhãn mác, bao bì đóng gói đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được năm 2019, trong năm 2020, tỉnh chủ động đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 975/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đồng thời tạo tiền đề cho công tác xây dựng Chương trình OCOP giai đoạn 2021- 2025 của tỉnh. Theo Kế hoạch số 4130/KH-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang năm 2020”, UBND tỉnh yêu cầu: các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, là chương trình phát triển kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với việc phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mối địa phương; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thành Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.


Khách hàng Đại lục “đảo lộn” chứng khoán Hồng Kông

Tuần qua, chỉ số Hang Seng tăng gần 3% với đà dẫn dắt từ các doanh nghiệp bất động sản, trong khi đồng đô-la Hồng Kông (HKD) giao dịch ở gần mức trần.

Chỉ số đo lường sức mạnh của các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông tăng 3,1% - cao nhất 3 tháng qua.

Đà tăng này có phần bất ngờ và “gây chia rẽ” đối với các thành viên thị trường. Một bộ phận nhìn nhận, xu hướng leo dốc phản ánh việc nhà đầu tư kỳ vọng các quy định mới sẽ sớm “dẹp bỏ” các cuộc biểu tình kéo dài, trả lại sự bình yên trên đường phố Hồng Kông, cải thiện nhu cầu tiêu dùng, đưa cuộc sống về thường nhật.

Một trong những bằng chứng là việc cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản lớn như New World Development Co - sở hữu hàng loạt khách sạn và trung tâm thương mại, cũng như nhà vận hành đường sắt MTR Corp đều tăng giá.

“Dù vẫn có những cuộc biểu tình trong ngày đầu tuần, nhưng số lượng người xuống đường đã ít hơn nhiều và mức độ xung đột với lực lượng hành pháp cũng giảm đáng kể so với hồi cuối năm ngoái. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể thở phào”, Raymond Cheng, chiến lược gia tại CGS-CIMB Securities cho biết.

Một phần khác thì cho rằng, đà tăng này có sự “chỉ dẫn” từ giới quản lý nhằm đảm bảo thị trường hoạt động ổn định quanh những mốc sự kiện chính trị quan trọng. Bloomberg đưa tin từ một nguồn giấu tên cho biết, các nhà môi giới nhận được lệnh mua ủy quyền từ một số quỹ có liên quan tới vốn đầu tư Trung Quốc, giá trị mua vào ước khoảng 5,1 tỷ HKD (656 triệu USD) cổ phiếu Hồng Kông trong vài phiên vừa qua.
Thị trường tài chính Hồng Kông tỏ ra khá điềm tĩnh trước những biến động về luật pháp, ngay cả khi các nội dung của luật an ninh mới không hề được công bố cho tới tối ngày thứ Ba (30/6). Ngày 22/5, thông tin Trung Quốc áp dụng luật an ninh mới với Hồng Kông được công bố, chỉ số Hang Seng lập tức lao dốc với mức giảm mạnh nhất trong 5 năm, nhưng nhanh chóng hồi phục trong chưa đầy 2 tuần.
Chỉ số này hiện ở mức cao hơn trước khi các báo cáo liên quan tới hành động của giới chức Trung Quốc tại Hồng Kông được công bố, với dòng tiền từ Đại lục liên tiếp rót về. Cụ thể, trong giai đoạn này, nhà đầu tư Trung Quốc đã mua ròng liên tục trong 33 tuần tại sàn Hồng Kông, với phiên cao điểm mua ròng 569 triệu USD, bất chấp chỉ số đo lường mức độ bất ổn tại đây tăng 40%.

Theo giới quan sát, có những tín hiệu rõ ràng thể hiện chính quyền Bắc Kinh muốn “nâng đỡ” hệ thống tài chính Hồng Kông trong thời điểm biến động thông qua dòng vốn đầu tư: Mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Trung Quốc đang niêm yết tại sàn Hồng Kông. Câu hỏi đặt ra là liệu lực hỗ trợ này có đủ để duy trì (hoặc thay thế) dòng vốn quốc tế, cũng như sự tự tin của các thành viên thị trường toàn cầu đối với trung tâm tài chính hàng đầu thế giới này?

Với việc các quy định an ninh mới được áp dụng, danh tiếng của Hồng Kông như là một trung tâm tài chính tự do hàng đầu đã giảm sút. Đáng chú ý, nó còn làm dấy lên lo ngại về làn sóng dịch chuyển ra khỏi Hồng Kông, nhất là khi Chính phủ Anh cho biết, họ sẽ đón nhận hàng triệu công dân Hồng Kông chuyển tới Anh.

Hiện tại, giới đầu tư vẫn chưa có những phản ứng rõ ràng. Thị trường Hồng Kông đã ở trong xu hướng giá xuống (bear market) ngay cả khi chứng khoán Mỹ, châu Á và trên toàn cầu hồi phục mạnh mẽ sau cú sốc đại dịch. Chỉ số Hang Seng giảm 7% trong tháng 5, thời điểm các thị trường toàn cầu leo dốc hết tốc lực, trở thành chỉ số giảm mạnh nhất trong số các thành phần của MSCI All-Country World Index kể từ khủng hoảng tài chính 1998. Cũng chính diễn biến này khiến định giá cổ phiếu thuộc chỉ số Hang Seng trở nên rẻ hơn, giao dịch dưới giá trị sổ sách.

Trong khi đó, triển vọng kinh tế Hồng Kông vẫn còn mờ mịt. Đại dịch Covid-19 đã khiến dòng du khách từ Trung Quốc đình trệ, tác động mạnh tới doanh số bán lẻ hàng hóa. Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh 8,9% trong quý I/2020 so với cùng kỳ 2019, trở thành quý tệ nhất kể từ khi số liệu được ghi nhận và là cuộc khủng hoảng đầu tiên trong một thập kỷ gần nhất.

Việc luật an ninh mới được áp dụng sẽ còn tạo nên những lo ngại, khiến các thành viên thị trường toàn cầu cần thêm thời gian đánh giá tình hình và cân nhắc lại sức hấp dẫn của trung tâm tài chính Hồng Kông. Chưa kể, những động thái có phần cứng rắn từ Mỹ đang đặt Hồng Kông ở đầu chiến tuyến trong cuộc xung đột Mỹ - Trung. Tất cả khiến tương lai của hoạt động đầu tư tại Hồng Kông càng trở thành một “bàn cờ” nhiều may rủi.

Cuộc đua săn quỹ đất của doanh nghiệp bất động sản

Nhiều doanh nghiệp địa ốc dồn hàng nghìn tỷ đồng tranh thủ thu gom các khu đất khủng chuẩn bị cho những năm tới.

Trong 6 tháng qua, các công ty bất động sản có động thái thâu tóm quỹ đất rầm rộ hoặc chuẩn bị dòng tiền khủng để săn tìm dự án, bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hưng Thịnh Group vừa thâu tóm một quỹ đất có diện tích hơn 1.000 ha tại tỉnh Lâm Đồng. Trước đó, từ cuối năm 2019 doanh nghiệp này cũng đã chi hàng nghìn tỷ đồng mua lại nhiều dự án tại Bình Định, trong đó có dự án khu đô thị biển quy mô lên đến hơn 1.000 ha.

Trong khi đó, dù đang nắm tổng quỹ đất 681 ha khắp các tỉnh thành, Nam Long vẫn dành 2.000 tỷ đồng mỗi năm để săn thêm đất. Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long, ông Nguyễn Xuân Quang cho biết, hiện doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực để mở rộng quỹ đất. Công ty tận dụng thời điểm và cơ hội để cân nhắc mua thêm đất sau Covid-19 trong bối cảnh nhiều đơn vị vướng pháp lý và áp lực tài chính buộc phải xả hàng để giải quyết khó khăn.

Mục tiêu thu mua của doanh nghiệp này là quỹ đất phải có quy mô lớn và vị trí thuộc các tỉnh, thành phố vệ tinh hoặc tọa lạc tại cửa ngõ của các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thậm chí vươn ra cả phía Bắc. Doanh nghiệp thống nhất mỗi năm dành 2.000 tỷ đồng mua thêm đất để chuẩn bị nguồn cung dự án cho những năm tới.

Một đại gia địa ốc khác là Danh Khôi Group đang tiến hành thương vụ mua lại quỹ đất vàng tại TP Đà Nẵng. Tập đoàn này cũng vừa ký kết với Công ty bất động sản Phát Đạt để mua sỉ và phát triển dự án phức hợp tại Bình Dương.

Phối cảnh một dự án tại Quy Nhơn quy mô quỹ đất lên đến nghìn ha do doanh nghiệp TP HCM mua lại và phát triển.

Phối cảnh một dự án tại Quy Nhơn quy mô quỹ đất lên đến nghìn ha do doanh nghiệp TP HCM mua lại và phát triển.

Còn Công ty An Gia tuy chỉ chân ướt chân ráo niêm yết lên sàn chứng khoán chưa đầy một năm cũng công bố tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra hồi tháng 6 về tham vọng mở rộng quỹ đất. Doanh nghiệp cho rằng đây là "thời điểm vàng" để đi mua dự án. Năm 2020, An Gia dự kiến dành 3.000 - 5.000 tỷ đồng để thu gom quỹ đất. Hiện có 2 quỹ đất 30 ha tại Long An, 30 ha tại Bình Chánh (TP HCM), doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô theo hướng tiến xa dần. Một mặt vẫn chọn thị trường chính là TP HCM, mặt khác vươn ra các tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai), Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...

Trên thực tế, còn rất nhiều thương vụ thâu tóm quỹ đất chưa được công bố do còn trong vòng đàm phán, phải bảo mật thông tin. Theo đánh giá của Savills Việt Nam, các hoạt động M&A tài sản bất động sản, trong đó có quỹ đất trong những tháng đầu năm 2020 diễn ra sôi động do tác động của Covid-19 và nhiều khả năng các thương vụ sẽ tăng lên thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land xác nhận các doanh nghiệp có động thái mua bán sáp nhập và săn quỹ đất khá nhộn nhịp trong 6 tháng đầu năm. Tâm lý chung hiện nay doanh nghiệp nào cũng tranh thủ thu mua vì lo chậm chân không còn đất giá tốt, vuột mất vị trí đẹp. Đây có thể là do tác động của Covid-19 khiến một số doanh nghiệp khó khăn, tạo ra cơ hội cho các ông lớn có dòng tiền chớp thời cơ gom đất.

CEO Đại Phúc Land phân tích, bất động sản là lĩnh vực đầu tư dài hạn nhanh cũng phải 3-5 năm, dài cũng trên dưới 10 năm hoặc lâu hơn. Trong đó, việc chuẩn bị quỹ đất là yếu tố đầu tiên quan trọng và ngày càng khó do quỹ đất ngày một khan hiếm và giá cả đền bù tăng. Chính vì vậy các trong chiến lược phát triển của mình các doanh nghiệp phải dành ra dòng tiền lớn để chuẩn bị quỹ đất trong dài hạn, để chủ động trong kế hoạch triển khai của mình. "Doanh nghiệp nào có quỹ đất tốt, doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh về sau", bà Hương đánh giá.

Bà Hương cũng chỉ ra những mặt trái của cuộc đua săn quỹ đất. Đầu tiên, đó là dòng tiền khủng bị chôn vào Doanh nghiệp phải chấp nhận tình trạng cất tiền vào những tài sản cực lớn trong khi chưa xác định được bao lâu có thể hiện thực hóa lợi nhuận.Tuy nhiên theo quan điểm của chuyên gia này, cuộc đua săn quỹ đất không phải là thảm đỏ trải hoa hồng, đằng sau đó còn có rất nhiều thách thức và đây chỉ là sân chơi của những doanh nghiệp có dòng tiền khỏe mạnh (trường vốn). Điều này đòi hỏi kế hoạch phát triển quỹ đất phải song hành với quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị với định hướng phát triển cân bằng, bền vững nhằm tránh gây lãng phí nguồn lực đầu tư.

Kế đến, càng để lâu chi phí đầu vào sẽ càng gia tăng, trong đó chiếm tỷ trọng cao là gánh nặng lãi vay (chi phí tài chính). Sau khi gom quỹ đất bước tiếp theo là triển khai thủ tục pháp lý dự án cũng là cả chặng đường gian nan không hẹn ngày về đích. "Quỹ đất lớn là một lợi thế vượt trội so với các đối thủ nhưng nếu không khai thác được để ra thành phẩm bán hàng, lợi thế này sẽ biến thành gánh nặng tồn kho, chôn vốn. Đây là rủi ro tiềm ẩn rất lớn cho doanh nghiệp", bà Hương khuyến cáo.

Thuê nam '6 múi' bán sầu riêng cải thiện doanh số

Khó khăn do Covid-19, Hà Duy Trung nghĩ ra nhiều cách đẩy mạnh doanh số, trong đó có cả "bắt chước" người Thái thuê nam 6 múi bán sầu riêng.
Hà Duy Trung là một doanh nhân trí thức đi làm nông dân ở tuổi tứ tuần. Năm 2016, sau thời gian lăn lộn kinh doanh ở nước ngoài, làm đoàn hội doanh nhân, Hà Duy Trung về Tiền Giang mua mảnh vườn sầu riêng 3.000 m2 lập nông trại.
Sau hai năm đầu lỗ hơn 3 tỷ đồng với mô hình chỉ bán sầu riêng 200.000 đồng một kg loại chín cây tự nhiên, đến 2018, Trung mới hoàn vốn. Nhưng đến năm 2020, khi anh đã mua thêm vườn sầu riêng rộng 5.000 m2, mở rộng cộng tác với các nhà vườn, có 30 điểm bán trên cả nước và nghĩ tới mục tiêu 50 điểm bán thì Covid-19 cùng hạn mặn ập đến.
"Doanh thu giảm đột ngột vì Covid-19, chỉ còn 35% so với trước. Trong khi đó, hạn mặn làm sản lượng vườn đạt chất lượng để chín tự nhiên chỉ còn 30%", anh Trung nói. Trong lúc khó đầu vào lẫn đầu ra, anh đặt một mục tiêu "đi lùi" là duy trì 15 điểm bán, chủ yếu ở TP HCM và Hà Nội.
Nhưng không phải kiểu người trong tâm thế cầm cự, giảm điểm bán với Trung không có nghĩa là bị động. Từng là doanh nhân trí thức, anh quyết xoay xở để "vượt bão" cho sầu riêng 9 Phẻ, từ làm truyền thông, mở rộng diện tích trồng đến cải thiện nhân sự.
Cách đây một tuần, Trung tổ chức một cuộc thi ăn sầu riêng nhưng có sự hiện diện của hai "nông dân" trẻ, cởi trần với thân hình cơ bắp, bụng "6 múi". Anh thừa nhận mình lấy ý tưởng từ một đơn vị ở Thái Lan.
Anh Hà Duy Trung (ngoài cùng bên phải) cùng mẫu nam sầu riêng 6 múi và khách hàng chiến thắng cuộc thi ăn sầu riêng Thánh Sầu 2020. Ảnh: 9 Phẻ
Anh Hà Duy Trung (ngoài cùng bên phải) cùng mẫu nam sầu riêng '6 múi' và khách hàng chiến thắng cuộc thi ăn sầu riêng "Thánh Sầu 2020". Ảnh: 9 Phẻ
Ý tưởng này lập tức tạo hiệu ứng trên mạng xã hội với hàng nghìn tương tác trên fanpage. Đa phần tỏ ra thích thú vì được thi ăn sầu riêng và một phần không nhỏ thấy rất "giải trí" với ý tưởng "nông dân sầu riêng 6 múi". Nhiều người còn kêu gọi hãy tổ chức sự kiện này tại Hà Nội.
Anh Trung nói rằng cũng đã cân nhắc về ý tưởng này với Lotte Mart (địa điểm tổ chức). Để tránh gây phản cảm, họ quyết định vẽ body painting hình ảnh múi sầu riêng lên mẫu nam để tạo điểm nhấn. "Học hỏi một cách sáng tạo tốt hơn. Có khi sắp tới người Thái còn học ngược lại nữa chứ, vì phiên bản "6 múi" này trông 'đẹp và sạch' hơn", anh tếu táo.
Có ý kiến cho rằng cách làm thương hiệu bắt chước ý tưởng và dùng "6 múi" chưa được "sang", anh Trung lại nghĩ khác. Anh cho rằng tinh thần thể thao, rèn luyện sức khoẻ luôn phù hợp với tiêu chí thương hiệu của mình mà "hình ảnh 6 múi là sự liên kết với thành quả khổ luyện". Anh nói mình còn sẵn sàng tài trợ các chương trình thể thao khác như Giải bóng đá Doanh nhân Online.
Tổ chức cuộc thi ăn sầu riêng với nông dân thể hình cổ vũ, 9 Phẻ tăng doanh số trong và vài ngày sau sự kiện được 150%. Tuy nhiên, anh Trung nói mình hướng đến giá trị dài hạn là độ nhận diện thương hiệu, cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt trong cách sáng tạo và cổ vũ tinh thần thể thao của thương hiệu.
Còn để thực sự vượt qua Covid-19 và khôi phục quy mô kinh doanh, anh tính đến việc mở rộng canh tác và nhân sự. "Tôi đang có kế hoạch phát triển trang trại mới, mở rộng diện tích cây giống mới như loại Musang King của Malaysia để chuẩn bị tương lai cho đầu vào. Nhân sự bây giờ cũng phải sàng lọc và đào tạo thêm để tăng chất lượng phục vụ nữa", anh nói.
Anh Trung cũng từng tính đến chuyện giảm giá bán để tăng khả năng tiếp cận khách hàng nhưng hoàn toàn phá sản do Covid-19. "Sắp tới sẽ rà soát nội bộ xem có thể giảm được phần nào nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí chín tự nhiên, ngon và chất lượng để phục vụ khách hàng chọn lọc", anh nói.
Trung cho rằng, người tiêu dùng phải tìm đến nông sản ngoại nhập vì có thể bị tổn thương nhiều lần và chưa nhiều thương hiệu Việt làm cho "tới" nên chiều sâu lòng tin chưa cao.
"Hậu dịch, điểm bán giảm nhưng điểm sáng là nhận thức, nhu cầu và sức chi dùng cho sản phẩm an toàn cao thêm nên dài hạn vẫn sẽ tốt", Trung dự đoán và cho biết không quá lo lắng khi nhiều dự định đổ bể vì Covid-19.
Ngay cả chuyện sau khi 9 Phẻ ra đời thì hàng loạt đơn vị cũng tuyên bố bán sầu riêng chín cây, Trung cũng không tỏ ra lo lắng bởi điều cốt lõi vẫn là cần đầu tư tài chính lớn, thời gian và đam mê, lăn lộn cùng nông dân để xác định các quy trình chăm dưỡng, thu hoạch, vận chuyển, tư vấn bán hàng.
"Đó là con đường rất dài, chúng tôi đã đi 5 năm nên không dễ bắt chước. Còn ai đủ đam mê, tài lực cùng theo xu hướng này cũng là điều tốt cho Việt Nam có một lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp quyết "bẻ ngược quy trình thông thường" mà tạo dựng thương hiệu", Trung nói.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (HOSE)

Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros
Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros tiền thân là CTCP Xây dựng và Đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập năm 2011. Qua quá trình hình thành và phát triển, bằng sự sáng tạo, năng động, tạo uy tín bằng chất lượng, tiến độ công trình, Công ty đã có những bước phát triển không ngừng lớn mạnh, trở thành doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực xây dựng, mang lại niềm tin cho khách hàng và đối tác.
Cập nhật lúc 15:15 Thứ 6, 03/07/2020
3
  0 (0%)
Khối lượng
4,735,690
Đóng cửa
  • Giá tham chiếu
    3
  • Giá trần
    3.21
  • Giá sàn
    2.79
  • Giá mở cửa
    3
  • Giá cao nhất
    3.03
  • Giá thấp nhất
    2.99
  •  
  • GD ròng NĐTNN
    -15,740
  • Room NN còn lại
    47.20 (%)
Đơn vị giá: 1000 VNĐ
  • (*)   EPS cơ bản (nghìn đồng):
    0.27
  •        EPS pha loãng (nghìn đồng):
    0.27
  •        P/E :
    11.11
  •        Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):
    10.65
  • (**) Hệ số beta:
    n/a
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:
    12,759,827
  • KLCP đang niêm yết:
    567,598,121
  • KLCP đang lưu hành:
    567,598,121
  • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):
    1,702.79
(*) Số liệu EPS tính tới Quý I năm 2020 | Xem cách tính
(**) Hệ số beta tính với dữ liệu 100 phiên | Xem cách tính
Đồ thị vẽ theo giá điều chỉnh
đv KLg: 10,000cp
Ngày giao dịch đầu tiên: 01/09/2016
Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 12.6
Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 430,000,000

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE)

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va
Được thành lập ngày 18.09.1992 (tiền thân là công ty TNHH TM Thành Nhơn), Tập đoàn Nova hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thú y, thuốc thủy sản, xây biệt thự cho thuê. Năm 2007 tái cấu trúc và hợp nhất các công ty thành 2 Tập đoàn: ANOVA CORP, NOVALAND GROUP. Hiện nay, Novaland Group là một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực Đầu tư và Phát triển Bất động sản với tổng số vốn điều lệ 5.962 tỷ đồng.
Cập nhật:
15:15 Thứ 6, 03/07/2020
62.4
 
  1.2 (2%)
Khối lượng
1,179,160
Đóng cửa
  • Giá tham chiếu
    61.2
  • Giá trần
    65.4
  • Giá sàn
    57
  • Giá mở cửa
    61.2
  • Giá cao nhất
    62.6
  • Giá thấp nhất
    60.5
  •  
  • GD ròng NĐTNN
    57,850
  • Room NN còn lại
    32.18 (%)
Đơn vị giá: 1000 VNĐ
1 ngày 1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm 3 năm Tất cả
02 '2003 '2004 '2005 '2006 '2007 '205055606502M4MThứ hai, 25/05/2020NVL: 53.3 - KL: 1,035,640
Đồ thị vẽ theo giá điều chỉnh
đv KLg: 10,000cp
Ngày giao dịch đầu tiên: 28/12/2016
Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 60.0
Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 589,369,234
  • (*)   EPS cơ bản (nghìn đồng):
    3.66
  •        EPS pha loãng (nghìn đồng):
    3.66
  •        P/E :
    17.03
  •        Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):
    23.34
  • (**) Hệ số beta:
    n/a
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:
    1,165,961
  • KLCP đang niêm yết:
    969,540,797
  • KLCP đang lưu hành:
    969,540,797
  • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):
    60,499.35
(*) Số liệu EPS tính tới Quý I năm 2020 | Xem cách tính
(**) Hệ số beta tính với dữ liệu 100 phiên | Xem cách tính