Cách Hà Nội hơn 50 km về phía Đông Bắc, Đền Thần xã Tăng Tiến giờ đây trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh có ý nghĩa đối với nhân dân cả nước và du khách quốc tế. Đến thăm Đề Thần không chỉ để được ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông và còn được khám phá một làng nghề độc đáo, nghề mây tre đan, cũng như thưởng thức làn điệu dân ca quan họ cổ tồn tại hàng ngàn năm ở vùng quê yên bình đồng bằng Bắc bộ này…
Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020
Đền Thần xã Tăng Tiến điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở Bắc Giang
Linh thiêng chốn tổ Vĩnh Nghiêm
“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa thành”, đó là tâm niệm của người xưa về con đường tâm linh của thiền phái Trúc Lâm – dòng thiền thuần Việt đã tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ. Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) là một phần của con đường ấy, nơi chứa đựng những di sản văn hóa mang tầm quốc gia và nhân loại.
Di sản Quốc gia đặc biệt
Chùa Vĩnh Nghiêm còn có tên gọi là chùa La, chùa Ông La, chùa Đức La, thuộc địa phận xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Với người dân xứ Kinh Bắc xưa, đây là nơi linh thiêng nhất trong vùng: “Thứ nhất chùa La, thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng”.
Tọa lạc trên một gò đồi thấp, nơi có vị trí cảnh quan đẹp, lưng tựa vào núi Cô Tiên, trước mặt là ngã ba nơi giao hòa của hai con sông: sông Thương và sông Lục Nam tại ngã ba Phượng Nhãn, chùa đặt đúng thế đất phong thủy của người xưa “đầu gối sơn, chân đạp thủy”. Hai bên là những thôn làng bình yên, cánh đồng xanh tốt.
Tương tuyền chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI). Cuối thế kỷ XIII, Phật hoàng Trần Nhân Tông cho mở mang, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Với vai trò là một trong chốn tổ của thiền phái, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng với quy mô kiến trúc bề thế, nhiều hạng mục, mang tính quy chuẩn, mẫu mực của kiến trúc chùa tháp truyền thống. Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc giàu bản sắc Phật Việt nhất mà không ngôi chùa nào trong vùng có được, xứng danh là một “đại danh lam cổ tự”. Trong suốt thời gian gần 10 thế kỷ hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, đây cũng là một trung tâm đào tạo tăng đồ, được các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa xem như “một bảo tàng văn hoá Phật giáo tiêu biểu ở Việt Nam”.
Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ hơn 3000 mộc bản được tổ chức UNESCO công nhận là là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là những di vật, cổ vật mang tính nguyên gốc, tính độc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực như tôn giáo, tư tưởng, văn hóa…
Con đường du lịch tâm linh Tây Yên Tử
Với những giá trị của lịch sử, giá trị nhân văn quý giá, vừa qua, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm đã được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt, bổ sung tư liệu cho Hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận Di tích nhà Trần và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử là Di sản thế giới.
Chùa Vĩnh Nghiêm gắn liền với con đường du lịch tâm linh Tây Yên Tử, gắn với những mắt xích quan trọng của thiền phái Trúc Lâm thuộc cánh cung phía Tây, với các điểm danh lam, chùa chiền tại các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng của Bắc Giang như chùa Am Vãi, khu di tích Hòn Tháp - đỉnh Yên Mã... Hệ thống di tích này gắn kết chặt chẽ với các điểm tâm linh tại Quảng Ninh và Hải Dương để hoàn thiện không gian tôn giáo – văn hóa độc đáo đã trải qua mấy trăm năm. Ông Nguyễn Văn Linh – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đánh giá: “Gần 10 thế kỷ qua, Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng không chỉ riêng vùng đất Bắc Giang mà trở thành dòng chảy liên tục “hội tụ, kết tinh và lan tỏa” của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử bằng sức sống văn hóa, bằng tâm nguyện của hàng triệu đồng bào từ mọi miền đất nước đã thành kính, bày tỏ ước vọng bồi đắp tinh thần yêu nước, tự lực tự cường, ý chí bảo vệ nền độc lập dân tộc của cha ông trao truyền lại”.
Vài năm trở lại đây, tỉnh Bắc Giang đã có sự đầu tư phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử. Năm 2013, quy hoạch “Xây dựng vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích, danh thắng Tây Yên Tử” đã được tỉnh phê duyệt. Cùng với đó, các đề án phát triển đa dạng sản phẩm du lịch tại khu vực này, bao gồm du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa… cũng đang được tỉnh Bắc Giang hoàn thiện.
Trong buổi lễ đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức tháng 3/2016 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm hội tụ giá trị lịch sử, giá trị nhân văn vô cùng quý giá, là tiềm năng du lịch to lớn cần được phát huy, khai thác thật tốt để phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương”. Tuy nhiên, để để phát huy giá trị của di tích chùa Vĩnh Nghiêm, Phó Thủ tướng cũng đã chỉ ra nhiều công việc phải làm. Theo đó, tỉnh Bắc Giang cần khẩn trương lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích để bảo vệ và phát huy bền vững giá trị di tích. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, làm rõ giá trị di tích chùa Vĩnh Nghiêm gắn với quần thể di tích và danh thắng Yên Tử thuộc dãy núi Yên Tử hùng vĩ để lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới những năm tới và tổ chức tuyên truyền sâu rộng giá trị văn hóa lịch sử, khoa học và thẩm mỹ của di tích với cách làm sáng tạo phát huy toàn diện giá trị chùa Vĩnh Nghiêm để nơi đây trở thành điểm đến có sức thu hút lớn du khách trong và ngoài nước.
Một số hình ảnh chùa Vĩnh Nghiêm
Linh thiêng Bồ Đà tự
Với vườn tháp cổ ngàn năm tuổi và là nơi lưu giữ bộ kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị chùa Bồ Đà (Bắc Giang) nổi tiếng là một điểm đến với đầy đủ các giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử và tâm linh.
Vườn tháp độc nhất vô nhị
Từ giá trị cảnh quan
Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa còn có tên gọi là chùa Quán Âm núi Bổ Đà toạ lạc ở vị trí đắc địa phong thuỷ, nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng. Với diện tích hơn 50.000 m2, lưng tựa vào núi, góc nhìn xuống làng mạc và ruộng lúa. quần thể chùa Bổ là tập hợp di tích gồm chùa chính (Tứ Ân Tự) cùng hai đền thờ Đức Thánh Hóa và Thạch Tướng Đại Vương. Chùa được chia thành các khu: nội tự, vườn chùa, vườn tháp. Khu vườn chùa sum xuê hoa quả bốn mùa, đủ nhãn, vải thiều, mít, thị, sấu, chuối, na, sắn, đỗ tương... Khu nội tự gồm hàng những tòa nhà lớn nhỏ kiến trúc thời Hậu Lê – Nguyễn là nhà tam bảo, nhà tổ, nhà tiền tế, nhà in kinh, nhà trai, nhà khách… Điểm đặc biệt ở đây là nhiều bức tường được xây bằng tiểu sành giống như làng cổ Thổ Hà, nơi chuyên sản xuất chum vại, tiểu sành cách đó vài cây số.
Điều khiến du khách ấn tượng nhất khi tới đây là bức tường cổ từ thế kỷ 11 bao quanh chùa, bên ngoài là rặng tre xanh rợp bóng mát. Con đường nhỏ dẫn vào cổng chùa là hai bờ tường đất phủ đầy rêu, nhuốm màu thời gian. Qua nhiều cánh cổng gỗ có mái ngói mang niên đại thời Lê dẫn vào khu nội tự. Du khách sẽ ngỡ ngàng khi thấy một sắp đặt những bình gốm đủ loại bên một bức tường khác bằng gạch nung, ngói và tiểu sành vô cùng độc đáo. Trong khuôn viên còn có hai giếng nước có mái, cây, hoa, đá và nước, vừa mang dáng dấp của làng quê của miền Bắc đã in dấu ấn vào lịch sử và ký ức mà lại đậm chất thiền môn.
Điều khiến du khách ấn tượng nhất khi tới đây là bức tường cổ từ thế kỷ 11 bao quanh chùa, bên ngoài là rặng tre xanh rợp bóng mát. Con đường nhỏ dẫn vào cổng chùa là hai bờ tường đất phủ đầy rêu, nhuốm màu thời gian. Qua nhiều cánh cổng gỗ có mái ngói mang niên đại thời Lê dẫn vào khu nội tự. Du khách sẽ ngỡ ngàng khi thấy một sắp đặt những bình gốm đủ loại bên một bức tường khác bằng gạch nung, ngói và tiểu sành vô cùng độc đáo. Trong khuôn viên còn có hai giếng nước có mái, cây, hoa, đá và nước, vừa mang dáng dấp của làng quê của miền Bắc đã in dấu ấn vào lịch sử và ký ức mà lại đậm chất thiền môn.
Đền thờ Thạch Linh thần tướng
Nét riêng của chùa Bổ Đà so với nhiều danh lam cổ tự khác chính là khu vườn tháp của chùa cũng được xây tường đất và kè đá bao quanh bảo vệ, với 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau, trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi tàng lưu tro cốt xá lỵ nhục thân của 1214 tăng ni thuộc dòng thiền Lâm Tế trong cả nước. Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá bằng kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía, xếp hàng hàng, lớp lớp và được xây dựng theo những quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn. Mỗi tháp an táng từ 4 đến 26 bộ tro cốt, xá lị. Trong số 3 cuốn gia phả bằng chữ Hán ghi rất rõ ràng: “Chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp, tháp của tăng có hình bình cam lộ trên đỉnh, tháp của ni có hình hoa sen. Một trong những điểm độc đáo khác biệt ở vườn tháp mà chúng ta nhìn thấy đó là: Tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc.
Vườn chùa thanh tịnh
Đến những giá trị tâm linh, lịch sử
Chùa Bồ Đà có từ thời Lý thế kỷ 11, và được trùng tu vào đời Lê, dưới triều vua Lê Dụ Tông (1705-1728). Cùng với chùa Vĩnh Nghiêm (Đức la), chùa Bổ Đà là một trung tâm Phật giáo lớn của Bắc Giang, thuộc thiền phái Trúc Lâm. Nơi đây có tượng thờ Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Từng là nơi học tập và sinh sống của hàng ngàn sư, tiểu, được biết tới là nơi đào tạo nguồn “cán bộ” cho triều đình nhà Lý. Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình và bộ ván kinh Phật là một trong những bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam. Bộ kinh mang những tư tưởng của hai dòng Phật giáo lớn nhất Châu Á xưa là Ấn Độ và Trung Hoa có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học. Bộ kinh được xếp trên 8 giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2.000 tấm. Mỗi tấm gỗ dùng để khắc kinh dài trung bình 50cm, rộng 25cm và dày khoảng 2,5cm. Nếu muốn xem đồng loạt toàn bộ kho kinh cổ ở đây thì phải có khoảng đất rộng 250m² để rải các tấm ván kinh ra. Bộ kinh tại chùa được khắc trên gỗ thị, một loại cây gỗ mọc phổ biến ở vùng rừng núi này. Gỗ thị không những bền mà còn rất nhẹ, đây cũng là một đặc điểm thuận lợi để khắc cũng như vận chuyển kinh.
Kiến trúc liên hoàn
Hiện nay, bộ kinh tại Chùa Bổ Đà vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không bị mối mọt, dù không dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc nét. Bộ kinh còn nói đến cõi niết bàn, những vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào là sự tu nhân tích đức, cõi vô vi… Tại chùa còn có rất nhiều tài liệu, hiện vật quý hiếm, ngoài hệ thống tượng Phật theo thiền phái Trúc Lâm còn có văn khắc, thư tịch cổ, đại tự, câu đối, hương án (tòa Cửu Long), hai cây đèn gỗ thời Lê, chuông đồng niên hiệu Tự Đức, mõ cá dài trên mái…
Sự độc đáo của ngôi chùa này đã thu hút hàng nghìn khách hành hương thập phương về đây tham quan, tế lễ mỗi năm. Khi du khách đến thăm Chùa Bổ có thể đồng thời đến thăm hai địa điểm du lịch nổi tiếng nữa của đất Kinh Bắc đó là làng cổ Thổ Hà và Đền Bà Chúa Kho. Các địa điểm này chỉ cách nhau từ 3 đến 5 km.
Sự độc đáo của ngôi chùa này đã thu hút hàng nghìn khách hành hương thập phương về đây tham quan, tế lễ mỗi năm. Khi du khách đến thăm Chùa Bổ có thể đồng thời đến thăm hai địa điểm du lịch nổi tiếng nữa của đất Kinh Bắc đó là làng cổ Thổ Hà và Đền Bà Chúa Kho. Các địa điểm này chỉ cách nhau từ 3 đến 5 km.
Chùa Vĩnh Nghiêm- Bắc Giang, chốn tổ của Phật giáo Việt Nam
Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang là ngôi chùa cổ, là nơi lưu giữ lại bộ mộc bản gốc duy nhất của Phật phái Trúc lâm. Đã được UNESCO trao Bằng công nhận 3000 mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu ký ức thế giới.
Chùa được công nhận là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Năm 2015, chùa được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương (gọi là ngã ba Phượng Nhãn). Chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Bao quanh chùa là núi non trong đó có núi Cô Tiên. Bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.
Tượng thờ các vị Tổ Sư dòng phái Trúc Lâm trong chùa.
Tương tuyền chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI). Cuối thế kỷ XIII, (1010-1028) Phật hoàng Trần Nhân Tông cho mở mang, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Với vai trò là một trong chốn tổ của thiền phái, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng với quy mô kiến trúc bề thế, nhiều hạng mục, mang tính quy chuẩn, mẫu mực của kiến trúc chùa tháp truyền thống. Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc giàu bản sắc Phật Việt nhất mà không ngôi chùa nào trong vùng có được, xứng danh là một “đại danh lam cổ tự”.
Trong chùa còn thờ Tượng Phật, tượng các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng La Hán… Trong chùa còn có chiếc mõ dài gần nửa mét, được sơn đen bóng, lỗ thoát âm có đề hai dòng chữ Phạn. Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ để các bộ ván kinh xưa rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá, như: Sa di tăng Sa di lì tỷ khiêu lỵ (348 giới luật), bộ Yên Tử nhật trình từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại thừa chỉ quán, Giới kinh ni... Ngày nay có nhiều kệ ván in kinh sử vẫn còn tại chùa. Người xưa gọi đây là khắc in, minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lãnh 72 chốn tùng lâm.
Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm
Hiện nay, kho mộc thư vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2000 chữ Nôm, chữ Hán. Những bản khắc đó vẫn được lưu truyền tại nước ta với từng nét chữ sắc xảo, tinh tế. Ngày nay, những giá trị đó vẫn còn giữ nguyên bản, không bị hao mòn giá trị.
Diện tích chùa khoảng 1 ha, bao quanh chùa là lũy tre dày đặc. Hiện nay, chùa được tu tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến du lịch và lễ bái. Du khách có thể đi theo lộ trình như: cổng tam quan, đi sâu vào khoảng 100m nữa là bái đường hay còn gọi là chùa Hộ. Hai bên đường chùa được xây dựng những khóm thông khoảng tầm 1m để tạo thành tùng lâm.
Trên sân chùa có một bia đá to, gồm 6 mặt dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606). Ngay trước mặt tấm bia cổ là vườn tháp mộ của 5 vị sư: Phù Lãng Trung pháp (hiệu Sa môn), Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh và một số tháp khác.
Sau khi đã qua cổng tam quan, du khách có thể đi đến Toà tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Nhà tổ đệ nhất, Gác chuông, Nhà tổ đệ nhị, Hai dãy hành lang đông tây. Mỗi một kiến trúc tại đây đều được tu sửa theo lối cổ xưa để không làm mất bản sắc văn hóa hàng ngàn năm. Năm 1964 chùa được xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia.
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước tới dự.
Du lịch xanh Xuân Lung - Thác Ngà
Khu du lịch tâm linh-sinh thái Xuân Lung-Thác Ngà xã Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) là điểm nhấn trong bức tranh phát triển du lịch cộng đồng của huyện Yên Thế đang được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút du khách.
Điểm đến hấp dẫn
Khu du lịch Xuân Lung-Thác Ngà cách trung tâm huyện Yên Thế khoảng 18km, có cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều thác nước kỳ vĩ như thác Ngà, thác Lũng Tình, các hồ đập lớn như hồ Quỳnh, hồ Ngạc Hai và hơn 200 ha rừng nguyên sinh; môi trường không khí thoáng đãng, trong lành.
Du khách trải nghiệm hái chè tại bản Ven.
|
Để khai thác thế mạnh du lịch tại khu vực này, cuối năm 2017, UBND huyện Yên Thế ban hành Đề án “Phát triển Khu du lịch tâm linh-sinh thái Xuân Lung-Thác Ngà, xã Xuân Lương, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết: Mục tiêu của đề án nhằm xây dựng nơi đây trở thành trung tâm về du lịch tâm linh-sinh thái, hoạt động theo mô hình du lịch cộng đồng; kết hợp cụm di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám trở thành hai trụ cột, điểm nhấn có tính kết nối cao về du lịch của huyện Yên Thế cũng như các tua, tuyến với các địa phương trong và ngoài tỉnh; tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.
Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Yên Thế, Đảng ủy, chính quyền xã Xuân Lương tích cực phối hợp với cơ quan, doanh nghiệp trong công tác đầu tư, xây dựng, phát triển du lịch. Ông Thân Nhân Khuyến, Chủ tịch UBND xã Xuân Lương cho biết đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển KT-XH của xã, có chỉ tiêu, lộ trình cụ thể để tổ chức thực hiện.
Hiện Khu du lịch có gần 10 nhà sàn, nhà trưng bày do Hợp tác xã Thân Trường và một số hộ dân đầu tư, diện tích từ 80 m2 đến 150 m2/nhà, đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham quan của 500-600 người.
|
Hiện Khu du lịch có gần 10 nhà sàn, nhà trưng bày do Hợp tác xã (HTX) Thân Trường và một số hộ dân đầu tư, diện tích từ 80 m2 đến 150 m2/nhà, đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham quan của 500-600 người. Đến đây, khách du lịch có thể thưởng thức các món ăn độc đáo của dân tộc Cao Lan như xôi ngũ sắc, chân giò hầm thảo dược, lợn hương, lợn rừng, nhộng ong, trứng kiến, trám đen…
Đồng thời được trải nghiệm hái chè, sao chè tại bản Ven; thăm gian trưng bày, giới thiệu các sản vật, nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, các trang trại nuôi gà đồi; trải nghiệm thú vui câu cá; leo thác, núi; tránh nắng dưới tán rừng nguyên sinh. Bà Lý Thị Hợi, Phó Giám đốc HTX Thân Trường cho biết: Hiện nay, đơn vị đang đầu tư xây bể bơi gỗ công cộng và bể tắm thảo dược để phục vụ khách tham quan nghỉ dưỡng, dự kiến cuối năm 2019 hoàn thành, đưa vào sử dụng. Năm tới sẽ xây dựng thêm khu lưu trú, mở rộng mô hình trải nghiệm nông trại đáp ứng nhu cầu du khách.
Đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ
Năm 2019, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Xuân Lương phục chế giếng cổ làng Xuân Lung, kết nối đường giao thông từ chùa Xuân Lung đến điểm di tích cây lim nghìn tuổi, quy hoạch bãi đỗ xe phục vụ khách tham quan; xây dựng 3 trạm điện tại khu vực thác Ngà; liên kết các tua, tuyến du lịch từ một số điểm du lịch của tỉnh Thái Nguyên đi Xuân Lung-Thác Ngà.
Cùng với đầu tư tại khu du lịch, thời gian qua, đường vào xã, bản được nâng cấp mở rộng. Từ trung tâm huyện Yên Thế đến xã Xuân Lương là con đường trải nhựa dài 15km và 8km đường nhựa từ trung tâm xã đến bản Xoan, rừng đầu nguồn Đèo Ngà. Dù mới hình thành song mỗi tháng có khoảng 4-5 nghìn khách đến tham quan khu du lịch.
Một tin vui đối với địa phương, tháng 7-2019, UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang năm 2019-2020 trong đó có bản Ven, xã Xuân Lương. Nơi đây sẽ thành lập HTX du lịch cộng đồng, người dân là chủ thể tham gia làm du lịch.
Các đội lưu trú, nấu ăn, văn nghệ, hướng dẫn, vệ sinh môi trường, khôi phục nghề truyền thống được thành lập và hỗ trợ tập huấn kỹ năng quản lý, hướng dẫn, thuyết minh, phục vụ ăn uống, lưu trú; khôi phục, giữ gìn và phát triển những làn điệu dân ca, nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số. Được biết, lễ hội đầu xuân năm 2020, huyện sẽ tập trung cao cho những hoạt động mang bản sắc của địa phương, tạo ấn tượng với du khách như: thi ném còn, bắt lợn rừng, chọi dê; hát Sình ca, Soong hao, Then.
Theo kế hoạch, năm 2020 và những năm tiếp theo, UBND huyện Yên Thế sẽ quy hoạch vùng chè tập trung để phục vụ cho việc phát triển loại hình du lịch trải nghiệm như hái, sao chè, pha trà; làm đường lên thác thuận tiện cho du khách; xây dựng các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng; trồng chè theo thiết kế hình, khối nghệ thuật, vườn hoa, đường hoa; tăng cường quảng bá, liên kết tua, tuyến du lịch.
Dù mới hình thành, khai thác và còn nhiều khó khăn phía trước song với sự quan tâm của UBND huyện Yên Thế, xã Xuân Lương, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, hy vọng trong tương lai không xa, khu du lịch tâm linh, sinh thái Xuân Lung-Thác Ngà sẽ trở thành điểm sáng về du lịch cộng đồng. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống của người dân, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Chạm vào mây Tây Yên Tử
Với du khách ưa trải nghiệm, khám phá thì việc chạm tay vào mây nơi non thiêng Yên Tử - dù sườn phía đông hay phía tây - đều đem lại cảm xúc khó quên. Bằng việc phục dựng và đặt lại đúng vị thế của con đường hoằng dương Phật pháp của thiền phái Trúc Lâm bên sườn tây núi Yên Tử, tỉnh Bắc Giang bước đầu khai thác hiệu quả thế mạnh các di sản văn hóa tâm linh, tạo lập thương hiệu du lịch riêng.
Ga cáp treo ở Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử.
“Theo dấu bước chân Phật hoàng”..
Từ TP Bắc Giang, chỉ mất hơn một giờ chạy xe, chúng tôi đã bước vào Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (thuộc thôn Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động), vừa khánh thành giai đoạn 1. Vào chùa Hạ, điểm nhấn đầu tiên để chiêm bái tượng đồng của Tam tổ Trúc Lâm trong chùa Hạ (tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế ngồi nặng 700 kg; hai pho tượng Pháp Loa và Huyền Quang trong tư thế đứng, mỗi pho nặng hơn 300 kg), đã có cảm giác khác, vì gió ào ào nơi ngôi chùa rất rộng. Rồi chỉ mất 10 phút đi cáp treo, từ chùa Hạ chúng tôi đã tới chùa Thượng. Cách đây bốn tháng, khi chưa có cáp treo, du khách muốn lên chùa Đồng từ sườn phía tây (huyện Sơn Động) phải mất nửa ngày xuyên đường mòn luồn rừng với nhiều đoạn dốc dựng đứng rất nguy hiểm.
Ngồi trên ca-bin cáp treo, suốt chiều dài hơn 2 km, được phóng tầm mắt vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Tây Yên Tử từ trên cao, như được hòa mình giữa mây núi và những cánh rừng nguyên sinh để cảm nhận đến tận cùng sự yên bình mà hùng vĩ, bề thế mà uy nghi của non thiêng Yên Tử. Các công trình Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử như bồng bềnh trong mây núi, cảnh vật như huyền ảo hơn. Không khí trong lành, cái nắng chói đầu hạ khá lý tưởng để ngắm trọn vẹn quang cảnh chung quanh từ đỉnh núi.
Nhớ lại lời giới thiệu của ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang: Tây Yên Tử là một vùng rừng núi hoang sơ rộng lớn với nhiều thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, trải dài trên một hành trình cả trăm cây số. Quá trình nghiên cứu, khảo cổ đã cho thấy, nếu như sườn đông Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và là nơi lưu giữ xá lị của ngài sau khi viên tịch, thì sườn tây Yên Tử lại là con đường hoằng dương Phật pháp của ngài. Tỉnh Bắc Giang xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, tái hiện con đường tâm linh theo bước chân Phật hoàng Trần Nhân Tông chính là phát huy những giá trị văn hóa đã được tích tụ từ hàng trăm năm, mở ra “con đường tâm linh” kết nối bản sắc nghìn năm văn hóa Phật giáo vùng tây Yên Tử…
Chùa Thượng nằm ở độ cao 800 m (thấp hơn chùa Đồng 268 m), cách chùa Đồng 700 m theo đường chim bay. Chùa Thượng là đích đến của hành trình leo núi và thực hành thiền của Thiền phái Trúc Lâm với ba pho tượng đồng uy nghi của Trúc Lâm Tam tổ (gồm tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nặng 200 kg, tượng Sư tổ Pháp Loa và Tam tổ Huyền Quang, mỗi pho nặng 130 kg) được rước từ chùa Vĩnh Nghiêm lên đầu tháng Giêng năm Kỷ Hợi. Ở đây, đã có cảm giác như chạm được tay vào mây Tây Yên Tử! Từ vọng lâu trên chùa Thượng, có thể chiêm ngưỡng cả vùng non thiêng, với những dãy núi non trùng điệp và chùa Đồng ẩn hiện trong mây nơi đỉnh Phù Vân. Từ đó leo bộ thêm khoảng 30 phút là tới chùa Đồng, để rồi được chiêm ngưỡng mầu xanh mênh mông của biển Hạ Long ở phía đông, và một mầu xanh khác của bạt ngàn cây trái Bắc Giang ở phía tây. Sườn tây dốc đứng, hiểm trở hơn, có lẽ vì thế mà có nhiều cánh rừng nguyên sinh còn thưa dấu chân người và nhiều thác nước, suối từ đỉnh non thiêng Yên Tử chảy xuống, tạo phong cảnh đẹp như: thác Gót, thác Ba Tia, Hồ Tiên, Ao Vua, suối Nước Vàng,...
Ông Lê Minh Ngọc, Phó trưởng Ban quản lý dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử cho biết: Đến hết tháng 4-2019, khu du lịch đã phục vụ hơn 100 nghìn lượt du khách đi cáp treo. Hiện nay, hết mùa lễ hội xuân, bước vào mùa hè, nhưng mỗi ngày khu du lịch vẫn thu hút trung bình 200 lượt du khách đến thưởng ngoạn. Việc xây dựng và phục dựng các di tích chùa ở Tây Yên Tử đang tiếp tục thực hiện theo lộ trình. Hiện nay, chùa Hạ và chùa Thượng đều đã khánh thành. Kinh phí xây dựng chùa đều từ nguồn vốn xã hội hóa, do Hội Phật giáo doanh nghiệp và người dân hưng công đóng góp. Chùa Trình, chùa Trung sẽ tiếp tục được xây dựng từ nay đến năm 2021, và tất cả sẽ hoàn thiện vào năm 2025... Song song với đó, chủ đầu tư Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử tiếp tục đầu tư, thi công các hạng mục giai đoạn 2 của dự án với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ, hệ thống giao thông, cáp treo… đồng bộ để khai thác du lịch văn hóa tâm linh theo các điểm chùa.
Để có thương hiệu du lịch văn hóa tâm linh xứng tầm
Còn nhớ cách đây 5 năm, Chính phủ đã hỗ trợ tỉnh Bắc Giang mở tỉnh lộ 293 từ TP Bắc Giang qua các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động để lên tới non thiêng phía tây Yên Tử. Giờ đây, con đường đã hoàn thiện, bảo đảm kết nối giao thông ba tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, chung quanh núi Yên Tử. Cũng năm đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã triển khai quy hoạch, xây dựng Khu văn hóa tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, quyết tâm khai thác những “mỏ vàng” lâu nay bị bỏ quên là các di tích Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm xưa trên sườn tây Yên Tử.
Theo nghiên cứu và khảo cổ, từ chân núi lên đỉnh phía tây Yên Tử (Bắc Giang) từng có hàng chục ngôi chùa, trong đó có bảy ngôi chùa chính, tính từ chùa Vĩnh Nghiêm dưới chân núi đến chùa Thượng trên đỉnh núi. Đường 293 bằng bê-tông dài 92 km (trong đó tuyến chính nối TP Bắc Giang lên thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, dài 73 km), với tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, được gọi là “con đường tâm linh”, bởi nó là con đường kết nối hệ thống chùa vùng Tây Yên Tử: chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Am Vãi với các điểm chùa trong Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử. Và với nhánh rẽ sang thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) có chùa Ngọa Vân nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và hóa Phật, con đường còn là sợi dây kết nối để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản danh thắng khu vực Tây Yên Tử với khu danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Tháng Giêng vừa qua, bằng việc khánh thành giai đoạn 1 Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, tổ chức thành công Tuần văn hóa du lịch Bắc Giang 2019 - Lễ hội xuân Tây Yên Tử tại khu du lịch này, Bắc Giang đã cho thấy thành quả ban đầu về sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh. Giúp kích cầu và tạo mối liên kết phát triển bền vững giữa các địa phương trong tỉnh, kết nối văn hóa du lịch vùng Yên Tử (Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang); đồng thời cho thấy Bắc Giang là điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách. Dịp lễ hội xuân vừa qua, các điểm di tích ở Bắc Giang đón gần 500 nghìn lượt du khách đến tham quan, chiêm bái, thì riêng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử đã đón gần 150 nghìn lượt khách, chùa Vĩnh Nghiêm 30 nghìn lượt, chùa Bổ Đà 30 nghìn lượt…
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, Tây Yên Tử đã có tuyến cáp treo, nhưng đó chỉ mới là sản phẩm du lịch trước mắt. Mục tiêu lớn hơn của Bắc Giang là thiết lập con đường bộ hành từ chân núi lên đỉnh Tây Yên Tử, phục dựng con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông xưa kia dưới những cánh rừng nguyên sinh tây Yên Tử. Việc phục dựng con đường bộ hành theo các điểm chùa cổ đã được các đoàn khảo cổ nghiên cứu, sau nhiều cuộc hội thảo, con đường này đang ngày càng lộ rõ và chắc chắn đó sẽ là một sản phẩm du lịch độc đáo.\
Bắc Giang đang phối hợp Viện Trần Nhân Tông (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu một cách bài bản về giá trị nổi bật của không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm phía tây Yên Tử để khẳng định giá trị và có phương cách bảo tồn, phát huy. Nhiều bộ, ngành cũng cùng với Bắc Giang nghiên cứu những giá trị này, trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tỉnh Bắc Giang khôi phục hệ thống chùa trên núi Tây Yên Tử. Trong năm 2019, Bắc Giang sẽ đẩy nhanh tiến độ khảo sát phục dựng những ngôi chùa này. Đây chính là tâm huyết của tỉnh với kỳ vọng sẽ có sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh xứng tầm.
Mục tiêu lâu dài của Bắc Giang là trở thành một địa phương phát triển về du lịch. Song đây không thể là chuyện “một sớm một chiều”, mà phải là một quá trình nỗ lực, kiên trì thực hiện công việc một cách đồng bộ. Bắc Giang còn rất nhiều việc phải tiếp tục làm. Đó là thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển du lịch, các dự án giao thông kết nối các khu, điểm du lịch của tỉnh với các tỉnh bạn; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng và sản phẩm phụ trợ; tiếp tục hoàn thiện các khu, điểm du lịch hiện có; giới thiệu, quảng bá được các giá trị văn hóa đặc sắc hấp dẫn, nổi bật về tài nguyên du lịch, nhất là không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử, tạo ra đột phá cả về thu hút đầu tư du lịch và khách du lịch. Và, “con đường tâm linh” Tây Yên Tử phải thật sự giúp tạo lập một vùng cảnh quan du lịch, dịch vụ gắn kết các di tích, danh thắng khu vực Yên Tử thành một hệ thống tổng thể… Năm 2018, Bắc Giang thu hút được 16 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 1,5 tỷ USD vào lĩnh vực du lịch.
Kỳ vỹ suối Mỡ Bắc Giang
Nằm sâu trong sườn núi trùng điệp thuộc phía Tây Yên Tử, Khu du lịch Suối Mỡ thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang) có diện tích trên 1000 ha, danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ, kỳ vỹ, hội tụ hai yếu tố về du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.
Đến Khu du lịch suối Mỡ khách tham quan có dịp tìm hiểu huyền tích về công chúa Quế Mỵ Nương (thời vua Hùng Định Vương thứ IX) tương truyền là người đã đưa dòng nước mát về chống hạn hán, đem lại mùa màng ấm no, trù phú, hạnh phúc với người dân. Ghi nhớ công ơn của bà, dân làng đặt tên con suối ấy là Suối Mỡ (Suối Mẫu) và lập đền thờ bà ở đất này. Hằng năm vào ngày 30/3 và mồng 1, mồng 2/4 Âm lịch nhân dân địa phương lại tổ chức Lễ hội để bày tỏ lòng biết ơn với công chúa Quế Mỵ Nương và mong ước cho mùa màng tốt tươi.
Men theo con đường uốn lượn dẫn lên suối Mỡ, du khách tới những thắng tích như chùa Hòn Trứng, chùa Hồ Bấc, đỉnh Rông khế, đỉnh Tròi Xoan, vọng Ngắm trăng, hồ Suối Mỡ, thác Tràn ly, thác Thùm Thùm - con thác cao nhất trong hệ thống suối thác được khoác trên mình tấm áo choàng bằng nước như từ trên trời đổ xuống. Đứng trên đỉnh thác phóng tầm mắt ra xa du khách sẽ bao quát được toàn bộ quần thể thắng cảnh nơi đây. Một không gian vừa hùng vĩ vừa nên thơ, đem đến du khách một cảm giác dễ chịu, thư thái.
Ấn tượng với mỗi du khách tham quan suối Mỡ đó là vẻ đẹp nguyên sơ của rừng cây bạt ngàn xanh tươi, những dòng nước trong trẻo uốn mình như dải lụa từ trong núi chảy ra...
Sự kiến tạo tự nhiên của địa chất với những phiến đá lớn xếp chồng lên nhau theo nhiều hình dáng, độ dốc đột xuất tạo ra nhiều thác nước lớn, nhỏ.
Thảm thực vật ở đây rất xanh tốt có nhiều loại cây như Tùng, Bách, Thông...mọc xen kẽ, giúp cho không khí suối Mỡ rất trong lành, thoáng đãng.
Phong cảnh thiên nhiên suối Mỡ.
Một góc thác Tràn Ly một trong ba thác lớn ở suối Mỡ.
Khu du lịch còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử thời nhà Trần trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước như đấu đóng quân, bãi đá mài gương, khu quần ngựa...
Suối Mỡ là điểm đến lý tưởng với du khách, khi muốn tìm đến sự thư thái, yên ả, thưởng lãm cảnh nguyên sơ, kỳ vỹ của núi rừng.
Những năm gần đây, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch “Xây dựng vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và danh thắng tỉnh Bắc Giang” trong đó Khu du lịch suối Mỡ là một trọng điểm để phát triển du lịch sinh thái.
Với những lợi thế thiên nhiên ban tặng, cùng sự quan tâm phát triển của tỉnh Bắc Giang, điều đó mở ra những cơ hội giúp người dân ở Khu du lịch suối Mỡ có thêm điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu văn hóa.
Bên cạnh việc bảo tồn, phát huy các giá trị thiên nhiên ưu đãi, việc quy hoạch sử dụng suối Mỡ đang đặt ra yêu cầu cần đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển du lịch và khai thác nguồn nước phục vụ nông nghiệp, để phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, phục vụ nhu cầu chính đáng cho lợi ích con người.
Khe Rỗ - Điểm đến du lịch sinh thái ở Bắc Giang
Khe Rỗ là một địa danh nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang, nơi đây với đặc trưng là khu rừng nguyên sinh, là một điểm du lịch thú vị đối với những người ưa khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu các nét văn hóa truyền thống của người dân.
Khe Rỗ thuộc địa phận xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 95km về hướng đông, cách Hà Nội khoảng 145km về hướng đông bắc, theo tuyến Hà Nội – Bắc Giang – Khe Rỗ.
Do ở địa hình núi cao nên vùng rừng Khe Rỗ có khí hậu trong lành, mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 24 - 280C vào mùa hè; vào mùa đông nơi đây lại khoác trên mình chiếc áo ấm áp từ sự đan xen của những tán cây rừng rậm rạp.
Theo số liệu của Sở VHTTDL Bắc Giang, rừng nguyên sinh Khe Rỗ có tổng diện tích tự nhiên 7.153ha, nằm trong ba lưu vực Khe Rỗ, Khe Đin và Khe Nước Vàng. Rừng ở đây rất phong phú về động, thực vật quý hiếm với 786 loài thực vật, 226 loài động vật có giá trị nhiều mặt về kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gien. Trong số các loài thực vật có 43 loài thực vật quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, bách diệp, pơ mu, chò chỉ, kim giao, trầm hương, lát hoa, trò vẩy, bẩy lá… Đặc biệt, trong rừng Khe Rỗ có cây đa tình trên 500 năm tuổi, đã chứng kiến chuyện tình của nhiều thế hệ người dân An Lạc đến đây để tâm tình kết tóc xe duyên…
Khu vực rừng nguyên sinh Khe Rỗ là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc như: Tày, Dao, Hoa, Kinh… Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán độc đáo khác nhau. Du khách đến đây, ngoài khám phá bản sắc văn hóa các dân tộc còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương, đặc biệt là món cá trôi mắt đỏ và ốc hương suối. Đến rừng nguyên sinh Khe Rỗ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi trùng điệp nối tiếp nhau. Trong khe núi có nhiều mạch nước ngầm tuôn chảy tạo thành những dòng suối, trong đó có 2 con suối lớn là suối nước Vàng và Khe Đin. Sở dĩ gọi là suối nước Vàng vì nước ở con suối này vàng như mật ong; trong khi đó, suối Khe Đin lại chảy dài tạo thành những đoạn thác cao. Nơi thác nước đổ xuống tạo thành những hồ nước trong vắt nhìn tận đáy. Qua một vài con suối nhỏ, men theo sườn núi đi sâu vào trong rừng, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một bức tranh thiên nhiên muôn màu sắc được tạo nên bởi những cánh rừng già rậm rạp, um tùm.
Rừng nguyên sinh Khe Rỗ có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu, du lịch nghỉ dưỡng. Vì vậy những năm gần đây, Chính quyền xã An Lạc đang phối hợp với các tổ chức Phi Chính phủ hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng, nhằm đưa nơi đây trở thành một trong những điểm nhấn của du lịch Bắc Giang.
Một số hình ảnh ở rừng nguyên sinh Khe Rỗ:
Hành trình chinh phục Đồng Cao
Cách Hà Nội chừng 150 km, Đồng Cao thích hợp cho chuyến dã ngoại cuối tuần, giải nhiệt mùa hè và thoát khỏi phố thị ồn ào, bụi bặm.
Vốn được xem như Tam Đảo hay Mẫu Sơn thu nhỏ của Bắc Giang, Đồng Cao khiến nhiều du khách bất ngờ bởi khung cảnh thanh sơ và không khí trong lành, khoáng đạt bao trùm lên một vùng thảo nguyên rộng lớn. Đồng Cao nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển, cách trung tâm huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang chừng 20 km.
Khoảnh khắc được chờ đón nhất trong ngày ở đây là lúc mặt trời lên xua tan sương mây kỳ ảo và khi hoàng hôn buông xuống. Khi ấy, nơi này như miền cổ tích đầy mê hoặc với những người thích săn ảnh.
Đồng Cao chưa được khai thác kinh doanh du lịch nên không có bất kỳ dịch vụ nào. Bạn sẽ phải tự túc chuẩn bị mọi thứ, từ lều trại đến lương thực, nước uống mang theo.
Bên cạnh những bãi đá cổ với nhiều hình thù kỳ quái nằm rải rác trên đồi cỏ, hình ảnh thường thấy là những đàn trâu bò đang thơ thẩn gặm cỏ ướt sương rất hiền lành.
Ngoài ngắm cảnh ở Đồng Cao, bạn có thể cùng bạn bè khám phá một số thác nước, khe suối tự nhiên ở những khu vực lân cận.
Cắm trại qua đêm là hoạt động rất được các bạn trẻ yêu thích khi đến Đồng Cao. Nếu muốn đốt lửa trại và nghỉ qua đêm, bạn hãy chọn một nơi bằng phẳng để dựng lều. Trước đó, bạn có thể mua củi tại nhà dân dưới chân đồi với giá 50.000 đồng một bó. Khi đi nhóm đông, bạn nên thuê lều loại to cho 8 người với giá tham khảo là 200.000 đồng ngày đầu và 100.000 đồng từ ngày thứ hai trở đi.
Trường hợp nhóm ít người và muốn khám phá cuộc sống của người Dao dưới chân núi, bạn có thể xin tá túc để hiểu hơn cuộc sống của đồng bào nơi đây.
Nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn các vùng lân cận. Nếu có ý định qua đêm, bạn hãy mang theo áo khoác mỏng, chăn ấm, đèn pin, bếp đun và thuốc diệt côn trùng. Đặc biệt cần chuẩn bị đủ nước và lưu ý dọn sạch rác trước khi ra về.
Từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển dọc quốc lộ 1 tới thành phố Bắc Giang sau đó rẽ vào huyện Sơn Động. Đến cầu Cẩm Đàn, rẽ trái qua hai xã Chiên Sơn, Phúc Thắng và thẳng đến Đồng Cao. Thời gian di chuyển mất khoảng 4 - 5h.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)