Tuy lãnh thổ Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nhưng khí hậu ở các vùng miền lại khác nhau, tùy khu vực khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhiệt đới gió mùa hay nhiệt đới xavan. Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam vì thế cũng khác nhau theo từng khu vực.
Cường độ bức xạ mặt trời là gì?
Cường độ bức xạ mặt trời là thuật ngữ chỉ dòng vật chất và năng lượng phát ra từ mặt trời. Bức xạ mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho nhiều quá trình quan trọng diễn ra trên Trái Đất như phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ; đồng thời giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Cường độ bức xạ mặt trờicó thể được chuyển đổi thành các dạng năng lượng hữu ích khác như nhiệt và điện thông qua công nghệ.
Bản đồ bức xạ mặt trời 2020 khu vực Đông Nam Á
Để tạo nên bản đồ bức xạ mặt trời, các nhà khoa học tiến hành đo lượng ánh sáng mặt trời tại các vị trí cụ thể ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Từ những kết quả này, họ ước tính lượng ánh sáng mặt trời tại các khu vực có cùng vĩ độ với khí hậu tương tự. Dữ liệu bức xạ cho các hệ thống điện năng lượng mặt trời thường có đơn vị kilowatt-giờ trên mét vuông (kWh/m2).
Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam khác nhau như thế nào giữa các khu vực?
Ở Việt Nam, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa rõ rệt, miền Trung và Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, còn miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới xavan với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Do vậy, bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam cũng khác nhau giữa các vùng. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở các tỉnh miền Trung và miền Nam là khoảng 5kWh/m2/ngày, còn ở các tỉnh miền Bắc là khoảng 4kWh/m2/ngày. Từ dưới vĩ tuyến 17, cường độ bức xạ mặt trời vừa cao vừa ổn định trong suốt cả năm, vào mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 20%. Nếu tính theo tổng số giờ nắng trong năm, ở miền Bắc có khoảng 1.500-1.700 giờ nắng còn ở miền Trung và miền Nam thì khoảng 2.000-2.600 giờ.
Theo số liệu của bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam
Các tỉnh ở phía Bắc (từ Bắc Bộ đến Thừa Thiên – Huế): Các vùng Tây Bắc (các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ ( các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.
Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào Nam Bộ), mỗi năm có khoảng 2.000 – 2.600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời cao hơn khoảng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Mặt trời chiếu gần như suốt quanh năm, kể cả những tháng trong mùa mưa. Ở khu vực này, nguồn bức xạ mặt trời dồi dào là một lợi thế lớn, một nguồn tài nguyên có thể khai thác sử dụng.
Bức xạ mặt trời theo từng khu vực nhỏ trong các vùng
Cường độ bức xạ mặt trời khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Tại Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung Bộ, càng đi sâu về phía Nam, thời gian nắng lại càng nhiều, thường nhiều nhất là vào tháng 4.
Cường độ bức xạ mặt trời trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng 5 còn ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Trong năm, thường vào tháng 2 và tháng 3 có số giờ nắng trung bình thấp nhất, khoảng 2h/ngày, số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6-7h/ngày, duy trì ở mức cao từ tháng 7.
Cường độ bức xạ mặt trời khu vực giữa Trung Bộ
Các tỉnh từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất trong ngày rơi vào các tháng giữa năm, số giờ nắng lên đến 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng khoảng 5-6 h/ngày với lượng bức xạ mặt trời trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
Cường độ bức xạ mặt trời khu vực cuối Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Ở khu vực này, quanh năm dồi dào nắng. Vào các tháng 1, 3, 4, nắng thường bắt đầu từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực xung quanh Nha Trang (Khánh Hòa), cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.
như sau:
Số liệu về số giờ nắng, cường độ bức xạ mặt trời tại các vùng miền ở Việt Nam
Có thể thấy tại Việt Nam, lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam. Ở các tỉnh phía Bắc thì tổng lượng bức xạ mặt trời thấp hơn. Tổng cường độ bức xạ mặt trời khác nhau giữa các vùng miền và có sự biến thiên vào các thời điểm trong năm.
Vùng
Giờ nắng trong năm
Cường độ bức xạ mặt trời (kWh/m2/ ngày)
Ứng dụng điện mặt trời
Đông Bắc
1.600 – 1.750
3,3 – 4,1
Trung bình
Tây Bắc
1.750 – 1.800
4,1 – 4,9
Trung bình
Bắc Trung Bộ
1.700 – 2.000
4,6 – 5,2
Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
2.000 – 2.600
4,9 – 5,7
Rất tốt
Nam Bộ
2.200 – 2.500
4,3 – 4,9
Rất tốt
Trung bình cả nước
1.700 – 2.500
4,6
Tốt
Cụ thể tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương như sau:
TT
Địa phương
Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm
(đơn vị: MJ/m2/ngày)
1
7
2
8
3
9
4
10
5
11
6
12
1
Cao Bằng
8,21
18,81
8,72
19,11
10,43
17,60
12,70
13,57
16,81
11,27
17,56
9,37
2
Móng Cái
18,81
17,56
19,11
18,23
17,60
16,10
13,57
15,75
11,27
12,91
9,37
10,35
3
Sơn La
11,23
11,23
12,65
12,65
14,45
14,25
16,84
16,84
17,89
17,89
17,47
17,47
4
Láng (Hà Nội)
8,76
20,11
8,63
18,23
9,09
17,22
12,44
15,04
18,94
12,40
19,11
10,66
5
Vinh
8,88
21,79
8,13
16,39
9,34
15,92
14,50
13,16
20,03
10,22
19,78
9,01
6
Đà Nẵng
12,44
22,84
14,87
20,78
18,02
17,93
20,28
14,29
22,17
10,43
21,04
8,47
7
Cần Thơ
17,51
16,68
20,07
15,29
20,95
16,38
20,88
15,54
16,72
15,25
15,00
16,38
8
Đà Lạt
16,68
18,94
15,29
16,51
16,38
15,00
15,54
14,87
15,25
15,75
16,38
10,07
Từ bảng trên có thể thấy lượng tổng cường độ bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi địa phương, vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Các tháng có nhiều nắng, tổng xạ bức xạ mặt trời cao hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Điều đó đồng nghĩa với hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ cho hiệu suất rất cao vào các tháng này.
Tiềm năng phát triển điện mặt trời theo từng khu vực tại Việt Nam
Lượng bức xạ mặt trời tại Việt Nam là một yếu tố quyết định sản lượng điện mặt trời. Từ bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam có thể thấy, khu vực nào cũng có tiềm năng về điện năng lượng mặt trời. Tại khu vực miền Nam, lượng bức xạ mặt trời vào mùa mưa tuy thấp hơn mùa khô một chút nhưng nhìn chung ở mức ổn định. Ở khu vực miền Bắc, lượng bức xạ mặt trời vào mùa Hạ và mùa Thu tương đương khu vực miền Nam, nhưng vào mùa Đông và mùa Xuân chỉ còn khoảng 40-60%. Tuy nhiên, sử dụng điện trong các hộ gia đình vào hai mùa này cũng ít hơn nhiều so với 2 mùa nóng (vì sử dụng thiết bị làm mát).
Dự án lắp đặt điện mặt trời tại Dầu Tiếng do Vũ Phong Energy thi công một phần.
Tại khu vực Hà Nội lượng cường độ bức xạ và tổng xạ không hề nhỏ, lắp đặt điện mặt trời hòa lưới là giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Khu vực Tây Bắc cũng có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc, nhất là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…
Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, tiềm năng điện mặt trời tốt nhất với số giờ nắng trong năm và tổng lượng bức xạ mặt trời rất cao. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt.
Việc lắp đặt điện mặt trời đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại an toàn cho người sử dụng
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn (có thể xem như vô tận). Điện mặt trời đang được Nhà nước khuyến khích phát triển, được kỳ vọng sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ sinh thái, chống lại biến đổi khí hậu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Dựa vào bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam, các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể thấy rõ tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời ở trong từng khu vực cụ thể, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhất.
Vũ Phong Energy
Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Energy hỗ trợ.
Vũ Phong Energy là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.
Việc lắp đặt điện mặt trời đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại an toàn cho người sử dụng
Thực tiễn đời sống chính trị cho thấy, càng đi vào quá trình phát triển hiện đại hóa, càng có nguy cơ quyền lực bị lạm dụng tha hóa; song, nhu cầu, quyết tâm, kỹ năng và năng lực kiểm soát quyền lực để quyền lực phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội bền vững cũng có xu hướng ngàng càng khả thi, hiệu quả hơn. Kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát quyền lực của người đứng đầu nói riêng ở nước ta hiện nay đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm ở cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy “mục tiêu kép” kiểm soát quyền lực gắn với phát huy vai trò của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức quyền lực ở Việt Nam hiện nay.
Khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII.
PHÁT HUY VAI TRÒ GẮN VỚI KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết(1). Đồng thời: kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức(2). Để hiện thực hóa mục tiêu này, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có vấn đề phát huy vai trò gắn với kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.
Tại Việt Nam, người đứng đầu được hiểu là người được bầu, bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc chỉ định giữ chức vụ cấp trưởng trong các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.Do có thẩm quyền cao nhất cho nên trong mọi trường hợp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cao nhất, trách hiệm lớn hơn cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Đồng thời, chịu trách nhiệm lớn nhất trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trọng trách lớn trong mọi hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính trong việc ra các quyết định, chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Người đứng đầu được giao cho sử dụng một số quyền lực để thi hành chức trách, nhiệm vụ được giao. Đó là quyền lực của tập thể trao cho họ và họ là người đại diện cho quyền lực của tập thể để thực thi nhiệm vụ sao cho có hiệu quả cao nhất.
Vai trò xã hội được hiểu là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Nó nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế xã hội nhất định trong xã hội. Vai trò xã hội là mô hình hành vi xã hội được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của tổ chức và xã hội đối với từng vị thế xã hội nhất định; để thực hiện quyền, lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế xã hội đó. Vị thế nào vai trò đó, vị thế càng cao thì vai trò càng phải tích cực, tương xứng. Người đứng đầu có vị thế xã hội cao nhất, do đó cũng có vai trò, trách nhiệm xã hội cao nhất trong tổ chức. Phát huy vai trò của người đứng đầu chính là đòi hỏi của tổ chức và xã hội có tính chất tất yếu khách quan đối với người đứng đầu-chủ thể quyền lực đặc biệt. Đồng thời, thể hiện chất lượng lãnh đạo cụ thể của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở đơn vị mà người đứng đầu đại diện.
Quyền lực của người đứng đầu là năng lực, khả năng của người đứng đầu tác động đến những cá nhân, các thành viên trong cơ quan, tổ chức phải thực hiện ý chí của mình thông qua các phương thức, phương tiện hay công cụ nào đó trên phương diện chính trị, lập pháp, hành chính, tư pháp, hay kinh tế, thông tin… Kiểm soát quyền lực của người đứng đầuthể hiện sự nhận thức, quan điểm, thái độ, hành động và giải pháp có chủ đích và bằng những phương thức và công cụ khác nhau của một cá nhân, cộng đồng, tổ chức đối với quyền lực của người đứng đầu trong tổ chức. Kiểm soát quyền lực của người đứng đầu nhằm mục tiêu nhằm ngăn chặn sự lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền của người đứng đầu, đảm bảo cho việc sử dụng quyền lực đúng đắn và hiệu quả. Kiểm soát quyền lực của người đứng đầu không phải là ngăn cản, hoặc vô hiệu hóa việc thực thi quyền lực cùa người đứng đầu mà để cho việc thực thi quyền lực của người đứng đầu được đúng đắn, hiệu quả.
Tập trung quyền lực cho người đứng đầu, phát huy vai trò quyền lực của người đứng đầu và kiểm soát quyền lực của người đứng đầu là một hệ thống các khâu, mục tiêu mang tính đồng bộ, hệ thống, có tính chất tất yếu khách quan, nhằm đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho quyền lực được vận hành một cách thực chất và hiệu quả. Nếu vai trò của người đứng đầu được phát huy gắn với quyền lực của người đứng đầu được kiểm soát hiệu quả, kịp thời thì cơ quan, tổ chức sẽ phát huy trí tuệ, năng lực và sức mạnh để có thể sáng suốt, đúng đắn khi đưa ra quyết sách tạo nên sự đồng thuận, đồng tâm trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong mỗi cơ quan, tổ chức sẽ xây dựng được tấm gương phù hợp; sự công tâm, công bằng trong chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động, trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ… sẽ được đảm bảo. Ngược lại, nếu người đứng đầu khi được tập trung quyền lực, nhưng không phát huy được vai trò, quyền lực không được kiểm soát có kịp thời hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng sự vụ lợi, cửa quyền, quan liêu, gia trưởng; niềm tin từ cán bộ, đảng viên và quần chúng sẽ giảm sút, dư luận xã hội sẽ bức xúc...
MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP
Trong những năm vừa qua Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhận thức rất rõ, nếu quyền lực của người đứng đầu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến lạm quyền, tha hóa quyền lực của người đứng đầu. Do vậy, các cấp có thẩm quyền đã cụ thể hóa chủ trương kiểm soát quyền lực bằng các quy chế, quy định khá cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc, trong đó chú trọng cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phù hợp tình hình thực tế, xác định quyền và trách nhiệm của tập thể và cá nhân người đứng đầu. Tăng cường phân cấp, phân quyền theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời từng bước có cơ chế, chế tài cụ thể xác định, xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi có khuyết điểm, vi phạm. Tuy nhiên, lỗ hổng trong kiểm soát quyền lực của người đứng đầu vẫn còn rất lớn, nhất là ở khía cạnh người đứng đầu với quyền lực của mình đã đề xuất, vận động, gợi ý, gây sức ép, hướng lái tập thể lãnh đạo theo ý đồ, tự ý quyết định hay áp đặt theo chủ ý của mình, làm tê liệt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, vô hiệu hóa nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực tế cho thấy ở cơ quan, đơn vị nếu có người đứng đầu vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước thường sẽ kéo theo “cả một dàn cán bộ cấp dưới” vi phạm pháp luật.
Có thể thấy rõ những vi phạm chủ yếu của người đứng đầu trong thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm là: vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, có biểu hiện độc đoán, chuyên quyền trong công tác cán bộ, áp đặt ý chí cá nhân, không tham khảo ý kiến tập thể hoặc thông qua quyết nghị của tập thể để hợp thức hoá ý chí chủ quan của mình; chỉ đạo, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; để xảy ra sai phạm của tập thể cấp uỷ do mình lãnh đạo; chịu trách nhiệm liên đới do cấp dưới vi phạm…Điều này góp phần dẫn đến sự gia tăng các vi phạm pháp luật của tổ chức đảng và đảng viên, với những dấu hiệu ngày càng tinh vi, phức tạp và khó phát hiện.
Bên cạnh đó, thực tế còn cho thấy việc trao quyền không phù hợp với trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu không được phát huy. Tình trạng người đứng đầu ỷ lại, dựa vào tập thể, thiếu năng động, sáng tạo, không dám nghĩ dám làm, thu mình để được bình an, làm cho cơ quan, đơn vị, địa phương yếu kém...Ngược lại, trao quyền cho cá nhân người đứng đầu không tương thích với trách nhiệm (quyền lớn hơn trách nhiệm) dễ dẫn đến lạm quyền, lộng quyền, làm trái, bất chấp nguyên tắc, quy chế, quy trình, nhất là trong công tác cán bộ. Ngay cả khi việc trao quyền và trách nhiệm của người đứng đầu dù là tương thích nhưng tập thể nể nang, ngại va chạm, hoặc bị người đứng đầu thao túng và không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, hữu hiệu của cấp trên dẫn đến không chỉ người đứng đầu mà cả tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương mắc khuyết điểm, vi phạm.
Việc phát hiện và xử lý các vụ việc có liên quan đến việc lạm dụng, tha hóa quyền lực của người đứng đầu thường rất khó khăn, phức tạp, vì nó gắn với người có chức vụ, có quyền hạn nên có mối quan hệ chằng chịt, đa dạng, có không ít trường hợp được bao che, thậm chí phản kích quyết liệt lại lực lượng kiểm tra, thanh tra, giám sát và các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật. Thực tế cho thấy không ít sự rối loạn, thậm chí phá vỡ ranh giới giữa khuôn khổ thẩm quyền được giao với sự năng động, sáng tạo vốn rất mong manh nhưng rất đa dạng, phong phú…dẫn tới sự rối loạn hệ giá trị chuẩn mực xã hội trong đánh giá, và làm rối loạn kỷ cương, kỷ luật ở không ít nơi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai phạm của người đứng đầu, trong đó không thể không tính đến hệ thống quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ; việc thực hiện của tổ chức đảng, cơ quan đơn vị chưa bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện và chưa công khai minh bạch; chưa có cơ chế hữu hiệu kiểm soát chặt chẽ việc trao và thực thi quyền lực của ngươi đứng đầu (bao gồm các quyền lực: chính trị, hành chính, tư pháp, kinh tế, thông tin...). Do không đủ công cụ kiểm soát nên quyền lực bị lợi dụng, tha hóa, cán bộ biến quyền lực thành của mình để ban phát, xin cho... Một số bộ phận cán bộ đã lạm quyền, lộng quyền, làm trái, bất chấp nguyên tắc, quy chế, quy trình, nhất là trong công tác cán bộ. Trong khi đó, không ít “người đứng đầu” ngộ nhận về quyền lực, chức vị của mình, cho rằng không thể lãnh đạo, nếu không đứng đầu; khi là chỉ huy, cấp dưới phải tuân thủ. Bản thân họ không được tập thể kiểm tra, giám sát, kịp thời nên dần biến chất, thoái hoá cả về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, dẫn đến mất nhân cách, tư cách của người cộng sản chân chính.
Thực tế cho thấy, không ít trường hợp cán bộ được bổ nhiệm ở nhiều vị trí người đứng đầu ngày càng cao hơn trong một thời gian rất ngắn. Sở dĩ có tình trạng này là bản thân tổ chức, người có thẩm quyền bổ nhiệm; đặc biệt là người được bổ nhiệm đứng đầu có xu hướng chỉ quan tâm đến vị thế-vai trò xã hội gán cho. Họ nhầm tưởng đó là vị thế-vai trò xã hội đương nhiên của mình. Do đó, không có ý thức, động lực thôi thúc từ bên trong để thường xuyên hướng đến việc rèn luyện, cống hiến nhằm đạt được cái đích cần đến là vị thế-vai trò xã hội đạt được của người đứng đầu.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã đi đúng hướng trong kiểm soát quyền lựccủa người đứng đầu. Tuy nhiên, kết quả còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với các nguồn lực, yêu cầu và mục tiêu đặt ra. Một trong những nguyên nhân, hạn chế cốt lõi dẫn đến kiểm soát quyền lực chưa thực sự đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội và các mục tiêu đặt ra của Đảng, Nhà nước Việt Nam chính là sự thiếu sự đồng bộ và phát huy kịp thời, đầy đủ chức năng, sức mạnh giữa các biện pháp phát huy vai trò, vị thế của người đứng đầu với giải pháp kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.
Việc phân tích vấn đề phát huy vai trò gắn với kiểm soát quyền lực của người đứng đầu cho thấy những hạn chế, bất cập trong không ít cơ quan, tổ chức quyền lực ở Việt Nam hiện nay. Đó là, 1) chưa thực sự phát huy được vai trò tập trung quyền lực của người đứng đầu; 2) Chưa thực sự có sự kết nối, hệ thống trong giải thích các nguyên nhân dẫn đến gia tăng lạm dụng quyền lực và các biện pháp kiểm soát quyền lực của người đứng đầu; 3) Chưa thực sự xác định và xử lý một cách đồng bộ - giữa nguyên nhân cốt lõi nhất dẫn đến lạm dụng quyền lực và biện pháp kiểm soát quyền lực mang tính cốt yếu; 4) Giữa kết quả kiểm soát quyền lực của người đứng đầu so với yêu cầu của tổ chức và sự kỳ vọng của xã hội ...
Hội thảo khoa học Kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng - Thực trạng và giải pháp diễn ra sáng 21/1/2021, tại Hà Nội
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
Phát huy vai trò gắn với kiểm soát quyền lực của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức là góp phần hướng đến hiện thực hóa các mục tiêu: 1) củng cố lòng tin của nhân dân với tư cách chủ thể quyền lực tối cao; 2) thể hiện trách nhiệm, năng lực, uy tín lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; 3) trách nhiệm, năng lực và uy tín của các cơ quan, cá nhân trong thực thi quyền lực; 4) thể hiện mức độ quyền lực được phát huy, kiểm soát, sử dụng vì mục tiêu phát triển bền vững; 5) thể hiện sự tham gia tích cực, trách nhiệm, hiệu quả của toàn bộ hệ thống chính trị và hệ thống ư xã hội trong kiểm soát, sử dụng và phát huy vai trò quyền lực của người đứng đầu. Để phát huy vai trò gắn với kiểm soát quyền lực của người đứng đầu trong các cơ quan tổ chức cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
Một là, cần đồng bộ hóa trong giải thích nguyên nhân dẫn đến lạm dụng quyền lực, tha hóa quyền lực và đề xuất thực hiện các biện pháp kiểm soát quyền lực từ phương diện thiết chế xã hội. Chẳng hạn, nguyên nhân lạm dụng quyền lực của người đứng đầu là do thiết chế chính trị và thiết chế pháp luật chưa kịp thời, có phương đủ năng lực và sức mạnh kiểm soát được quyền lực; nhất là trong điều kiện Việt Nam kiên định thực hiện mục tiêu “một đảng duy nhất cầm quyền”, không thực hiện “tam quyền phân lập”; do thiết chế kinh tế thị trường chưa thực sự vận hành đúng quy luật, không ít các giao dịch kinh tế còn chưa minh bạch, vẫn còn phổ biến giao dịch thông qua tiền mặt, cũng như chế độ tiền lương và phúc lợi cho người đứng đầu còn chưa tương xứng với nhu cầu cơ bản trong thực tế và vai trò trách nhiệm, sự đóng góp công hiến; do thiết chế truyền thông, thiết chế giáo dục và dư luận xã hội chưa đủ sức cảnh tỉnh, răn đe các hành vi nguy cơ dẫn đến lạm dụng quyền lực của người đứng đầu một cách thường xuyên và từ xa, từ sớm…Do đó, để phát huy vai trò gắn với kiểm soát quyền lực của người đứng đầu cần hướng đến việc tiếp cận và thực hiện đồng bộ các thiết chế xã hội. Theo đó, thiết chế chính trị sẽ nhấn mạnh và phát huy vai trò kiểm soát quyền lực theo hướng tự kiểm soát và bị kiểm soát bởi nhiều vòng/khâu; thiết chế luật pháp sẽ nhấn mạnh, phát huy vai trò đồng bộ hóa, tuân thủ nghiêm minh các chế tài trừng phạt; thiết chế kinh tế thị trường sẽ nhấn mạnh, phát huy vai trò minh bạch hóa và tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, nâng cao chế độ tiền lương và phúc lợi thỏa đáng; thiết chế văn hóa sẽ nhấn mạnh, phát huy vai trò nêu gương, liêm chính, giá trị hướng đến của người đứng đầu…
Hai là, để phát huy vai trò gắn với kiểm soát quyền lực của người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức đòi hỏi cần phải tích cực chủ động chuẩn bị từ xa, từ sớm với một hệ thống các tiêu chí về năng lực trí tuệ, phẩm chất chính trị-tư tưởng và uy tín của người đứng đầu. Cụ thể là: 1) tầm viễn kiến chính trị, khả năng tiên lượng hợp quy luật và hợp lòng dân; 2) năng lực dẫn dắt, truyền cảm hứng; 3) có đầu óc thực tế, có khả năng tổ chức, phản biện và tính quyền biến, mềm dẻo; 4) có chuyên môn phải vừa bao quát, vừa sâu sát cụ thể, ngang tầm với lĩnh vực mình đảm trách; 5) có tư duy vừa đột phá vừa thận trọng vừa quyết đoán; 6) có năng lực ra quyết định, chịu trách nhiệm và kiểm tra việc thực thi quyết định; 7) có năng lực đối thoại, sự kiên tâm, tính bền bỉ, nhã nhặn; 8) có niềm tin vững chắc lý tưởng XHCN; 9) có nhận thức và dự đoán trước những khuynh hướng mới nhất về đời sống chính trị, kinh tế - xã hội...của đất nước; 10) có tinh thần dũng cảm đổi mới bằng hành động thực tế và được đánh giá bằng kết quả cụ thể; 11) có khả năng tiếp cận xử lý kịp thời, hiệu quả với các tình huống bất thường; 12) sự gương mẫu toàn diện, có lối sống trong sạch, tận tụy hy sinh vì tập thể, nói đi đôi với làm; 13) có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức chỗ hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; 14) có mối liên hệ chặt chẽ với đồng chí, đồng nghiệp, sống trong lòng nhân dân và cấp dưới; 15) luôn thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; 16) có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; 17)luôn gương mẫu tự phê bình và phê bình đúng lúc và đúng mức; 18) có dũng cảm thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, tự biết xấu hổ với chính mình ; 19) có khả năng tự kiểm soát chính mình…
Ba là, cá nhân được giao quyền lực là người đứng đầu phải có ý thức và năng lực tự kiểm soát quyền lực từ khi chưa có quyền lực, tự kiểm soát quyền lực từ xa và từ sớm. Việc kiểm soát quyền lực của người đứng đầu trước tiên thuộc về cơ chế tự kiểm soát của bản thân người đứng đầu khi họ được giao và sử dụng quyền lực. Cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị từ xa, từ sớm, thực sự công khai minh bạch và dân chủ khi lựa chọn bổ nhiệm người đứng đầu trong cơ quan tổ chức.Công tác cán bộ phải xây dựng được tiêu chí, tiêu chuẩn và có khả năng sàng lọc lựa chọn được người có năng lực, tố chất, khả năng, ý chí, nhu cầu…tự kiểm soát quyền lực của bản thân để bồi dưỡng đào tạo, giám sát…người đứng đầu từ xa, từ sớm.
Bốn là, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ đức và tài đảm đương khi “thực hiện quyền lực, thẩm quyền, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu”. Cấp uỷ cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan nhà nước xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung, hình thức để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này tương xứng, ngang tầm với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đây là một quá trình phải được chuẩn bị công phu, từ xa, từ sớm để mỗi người đứng đầu khi được giao quyền lực phải thấm nhuần quyền lực là của Nhân dân, Nhân dân trao cho họ, ủy quyền cho họ thực hiện vì mục đích chung, vì lợi ích của Nhân dân.
Năm là, cần tăng cường sự phối hợp giữa hai quá trình thực hiện tự kiểm soát và bị/được kiểm soát quyền lực của người đứng đầu. Mỗi người đứng đầu trước khi được giao quyền lực phải có tiêu chí và chứng minh được năng lực tự kiểm soát quyền lực. Tức là lựa chọn đánh giá và bổ nhiệm ở vị trí người đứng đầu cần phải đề cao năng lực và dựa trên bằng chứng về sự cam kết đối với khả năng tự kiểm soát quyền lực của chính bản thân mình. Cá nhân người đứng đầu phải có ý thức và năng lực tự kiểm soát quyền lực từ khi chưa được bổ nhiệm người đứng đầu, từ khi chưa có quyền lực, tức là tự kiểm soát quyền lực từ xa, từ sớm. Bên cạnh đó, kiểm soát quyền lực của người đứng đầu còn được thực hiện thông qua cơ chế bị/được kiểm soát quyền lực. Đó là việc đồng bộ hóa chức năng kiểm soát quyền lực của người đứng đầu bởi hệ thống các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và hệ thống các thiết chế xã hội: chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, truyền thông, dư luận xã hội…
Sáu là, khẩn trương rà soát, nghiên cứu ban hành hoặc sửa đổi các quy định của Đảng và thể chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện “tăng quyền lực và thẩm quyền của người đứng đầu gắn liền với tăng vai trò, năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu theo hướng cân bằng động”. Việc xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế vừa phát huy vai trò vừa thực hiện tốt việc kiểm soát người đứng đầu để bảo đảm có người đứng đầu đủ tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng đảm đương, gánh vác trọng trách được giao trong từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương.Nghiên cứu tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên, nhất là đối với người đứng đầu. Bảo đảm sự thống nhất đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với người đứng đầu. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, sàng lọc, xử lý, thay thế, miễn nhiệm, cho từ chức người đứng đầu yếu kém về phẩm chất, đạo đức, tín nhiệm thấp, năng lực lãnh đạo thực tiễn hạn chế, vi phạm các nguyên tắc sinh hoạt đảng và quy chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc, có biểu hiện vụ lợi, gây bức xúc trong nhân dân. Việc thực hiện các nội dung này đối với người đứng đầu phải kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng, kiên quyết, xử lý dứt điểm, không có vùng cấm.
Bảy là, các cấp ủy, tổ chức đảng phải tập trung lãnh đạo, thực sự làm nòng cốt trong việc phát huy vai trò gắn với kiểm soát quyền lực của người đứng đầu. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng để phải thật sự gương mẫu, nêu cao đức tính cần kiệm liêm chính, khắc phục biểu hiện độc đoán, gia trưởng, lạm quyền. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi và phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng trong việc phát huy vai trò gắn với kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.
Tám là, mỗi cơ quan, tổ chức cần thường xuyên tiến hành rà soát sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của tổ chức mình cho phù hợp với tình hình và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trong đó chú ý phân định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của tập thể, cá nhân, nhất là thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị để kiểm soát chặt chẽ việc thực thi quyền lực của người đứng đầu, nhất là trong công tác cán bộ, quyết định phân bổ nguồn lực, phê duyệt các dự án đầu tư,...Đồng thời, trong mỗi cơ quan, tổ chức, cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên gắn với tăng cường vai trò giám sát của nhân dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị-xã hội trong phát huy vai trò và kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.
Chín là, cần tăng cường nghiên cứu trên các bình diện khoa học xã hội khác nhau, với hướng tiếp cận đa-liên xuyên ngành về vấn đề quyền lực, tha hóa quyền lực, phát huy vai trò của quyền lực và kiểm soát quyền lực của người đứng đầu...Trên cơ sở đó có thể nhận diện đầy đủ cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu phù hợp, các kết quả dựa trên bằng chứng…giúp cho việc phân tích, giải thích diễn biến ngày càng phức tạp của quyền lực trong đời sống chính trị hiện đại, nhất là đặt trong bối cảnh Việt Nam kiên định thực hiện thể chế chính trị: “một đảng duy nhất cầm quyền, không thực hiện tam quyền phân lập”.
Để thực hiện thành công mục tiêu kép “phát huy vai trò gắn với kiểm soát quyền lực của người đứng đầu” mang tính bền vững, yêu cầu đặt ra có tính cốt lõi là bản thân người đứng đầu phải đảm bảo đầy đủ tố chất của người đứng đầu; đồng thời hệ thống tổ chức và các thiết chế xã hội phải trở thành môi trường thuận lợi cho việc vừa phát huy tối đa vai trò vừa kịp thời kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.
Kỷ luật bản thân chính là khả năng biết kiểm soát bản thân về lời nói, hành động, tính cách và đảm bảo hành động nhất quán với mục tiêu lâu dài. Nó là sự khước từ cảm giác thỏa mãn vui vẻ, cám dỗ tức thì và gác lại những việc nuông chiều bản thân.
Kỷ luật bản thân là thứ mà bạn phải có để cưỡng lại những cám dỗ, những viện cớ. Không có kỷ luật bản thân bạn sẽ không thành công bền vững. Kỷ luật bản thân chính là vạn sự khởi đầu nan. Lúc đầu bạn sẽ thấy cực khổ khó khăn nhưng sau khi rèn luyện thành thói quen bạn sẽ bắt bản thân làm những việc cần làm và không bao giờ bỏ cuộc trong mọi tình huống.
Ông Elbert Hubbard đã nói: “Kỷ luật bản thân là khả năng làm những việc ta cần làm vào những lúc cần làm, cho dù ta có thích hay không”. Kỷ luật bản thân chính là bí quyết giúp bạn vượt trội hơn người khác là chiếc chìa khóa đưa bạn đến thành công và nếu không có nó thì những nguyên tắc còn lại sẽ không phát huy tác dụng.
Thiếu kỷ luật bản thân chính là nguyên nhân khiến bạn thất bại, chán nản, kém cỏi và sống không mục đích, không hạnh phúc. Những người thiếu kỷ luật thường lựa chọn con đường ít chông gai để đi. Nghĩa là họ lựa chọn cách thức dễ dàng trong mọi tình huống, tìm kiếm những kế hoạch làm giàu hoặc cách kiếm tiền dễ dàng nhanh chóng mà không nghĩ đến hậu quả. Hơn nữa người thiếu kỷ luật còn thích lựa chọn những yếu tố có lợi là những gì nhanh nhất dễ nhất để đạt được thứ mình mong muốn ngay lập tức. Hầu hết mọi người đều có xu hướng lựa chọn những việc có lợi dễ dàng và vui vẻ thay vì chọn những việc cần thiết để giúp ta đạt được thành công.
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÚP BẠN XÂY DỰNG TÍNH KỶ LUẬT BẢN THÂN
1) Nguyên tắc đầu tiên hãy cuốn gói khỏi đảo một ngày nào đó. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc muốn làm nhưng lại hay có suy nghĩ để đó rồi lúc nào đó sẽ làm thay vì bắt tay vào hành động ngay. Chính vì chúng ta cứ nuôi dưỡng trong suy nghĩ của mình một ngày nào đó sẽ làm cái gì đó và bị những thứ vui vẻ nhất thời làm cho quên lãng. Như vậy, Để kỷ luật bản thân chúng ta chỉ có thể nhắc nhở mình làm hoặc không làm ngay thời điểm đó không được việc cớ, lí do này nọ. Hãy nhắc bản thân rằng nếu đó là điều sẽ xảy ra thì tôi phải là người làm nó xảy ra.
2) Nguyên tắc thứ 2: là hãy nhìn xa trông rộng nghĩa là suy xét xem mình muốn trở thành một người như thế nào và đạt được mục tiêu gì trong đời, sau đó xác định những việc cần phải làm hoặc không làm để đạt được mục tiêu tương lai mong muốn. Bản thân phải biết hy sinh những thứ trước mắt, việc lớn lẫn việc nhỏ để đảm bảo đạt được kết quả tốt đẹp về sau. Dành hàng giờ, thậm chí hàng năm để tìm hiểu, chuẩn bị và rèn luyện mài giũa những kỹ năng giúp bản thân trở nên giá trị hơn. Hãy nhìn vào tấm gương của những người đã thành công trên thế giới, thành tựu mà họ đạt được không phải trong bất ngờ thoáng chốc mà vào lúc mọi người đang say giấc họ phấn đấu suốt đêm thâu.
3) Nguyên tắc số 3: là biết bỏ qua những lợi ích ngắn hạn để hướng đến những lợi ích dài hạn. Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại đó là người thành công biết rằng dù đó là việc không thích làm nhưng họ sẵn sàng chấp nhận trả 1 cái giá với mong muốn tận hưởng những thành công và phần thưởng to lớn trong tương lai. Người thành công chọn kết quả tốt đẹp là những kết quả tích cực về lâu về dài mang lại, còn kẻ thất bại họ chọn cách thức êm đẹp, niềm vui cá nhân và sự thỏa mãn tức thời.
4) Nguyên tắc số 4: đó là ăn món chính rồi mới đến món tráng miệng. Vì sao lại nói kỷ luật bản thân chính là ăn món chính xong mới đến món tráng miệng. Bởi vì khi chúng ta ăn những món chính là những món cần thiết đối với cơ thể rồi mới đến ăn những món tráng miệng hoặc là để bổ sung dinh dưỡng hoặc là để giải trí.
Nhưng nếu chúng ta chọn ăn món tráng miệng trước chúng ta sẽ no và cảm thấy không còn muốn ăn món chính nữa, hơn nữa chất dinh dưỡng có trong món tráng miệng sao có thể so với món chính cần thiết cho cơ thể.
5) Nguyên tắc cuối cùng để xây dựng tính kỷ luật bản thân đó là quyết định chắc chắn về việc cư xử như thế nào trong 1 hoạt động cụ thể. Nghĩa là khi bạn đã xác định những hành động của mình thì phải quyết tâm thực hiện đến cùng, không cho phép bản thân có ngoại lệ nào xảy ra cho đến khi thói quen hành động được hình thành bền vững. Mỗi lần bạn sai xót hay nuông chiều bản thân hãy nhắc mình nhanh chóng quay lại quyết tâm rèn luyện để không còn vô kỷ luật.
Chính vì có sức mạnh to lớn và là chiếc chìa khóa nắm giữ thành công của mỗi người. Cho nên hãy quyết tâm rèn luyện kỷ luật bản thân, làm việc dù muốn hay không để xây dựng một thói quen vững chắc, ông Geothe đã từng nói: “Mọi chuyện đều gian nan trước khi nó trở nên dễ dàng”. Con người có thể học bất kì, học bất cứ thứ gì và rèn luyện kỷ luật bản thân để trở thành những gì bản thân mong muốn. Lối sống kỷ luật sẽ mang lại phần thưởng vô cùng to lớn. Càng thực hành tính tự chủ và tự kiểm soát thì bạn sẽ càng yêu quí và trân trọng bản thân mình. Càng sống có kỷ luật bạn càng được mọi người tôn trọng và tự hào về chính mình. Từ đó bản thân sẽ luôn hướng đến những điều tích cực, bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ và hạnh phúc hơn.
Các bạn cần xét kỹ cung tọa thủ cùng các cung tam phương, xung chiếu, kết hợp xem phi cung hóa tượng để có cái nhìn chuẩn xác nhất.
30. Đa Sát, bại, dâm phát sinh đại họa
Sát tinh hoặc phá hoại hoặc cuốn hút người ta vào đường phá hoại . Bại tinh gây ra bất hạnh . Dâm tinh, tức các cách đào hoa thiếu đứng đắn, gây sự sa ngã . Tham Liêm bản chất đã mang sẵn tính đào hoa gặp nhiều sao của các nhóm này tụ tập rất nguy hiểm, cần đề phòng tai họa hoặc trụy lạc .
31. Tham Linh thành tựu, Tham Hổ tai ương
Hổ là một bại tinh bản tính quyết liệt, nên Tham Lang hãm địa thiếu uy lực gặp Hổ cùng cung khó lòng tránh khỏi tai nạn, miếu vượng cũng phiền toái . Lý tương tự như trường hợp Liêm Trinh .
Chú ý: Có Thanh Long hội họp thì thành cách "Thanh Long Bạch Hổ" . Trong trường hợp này Bạch Hổ không còn tác họa nữa mà biến thành một yếu tố thành công .
Tham Lang là một trong bộ ba Sát Phá Tham tất phải có sát tinh phù hợp . Lục sát có Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp . Ta đã biết Phá Quân hợp Không Kiếp, Thất Sát hợp Kình Đà; suy ra Tham Lang hợp Hỏa Linh .
Linh là sao âm của cặp Hỏa Linh, ví như ngọn lửa âm thầm, giúp Tham Lang thuộc mộc được nung nóng, thành tựu nhưng không phải là đột phát
32. Tham Hỏa anh hùng, Tham Xương nhiễu sự
Hỏa Tinh thuộc dương, ví như ngọn lửa lớn khiến Tham Lang thuộc mộc cháy bùng, nên Tham Hỏa là cách anh hùng, ứng với sự thành công đột phát .
Xương là sao dương của cặp Xương Khúc, mang tính đào hoa nhưng đồng thời thuộc kim khắc hành mộc của Tham . Tham Lang mang tính đào hoa gặp Xương ví như cảnh "bỏ thì thương vương thì tội" chẳng ra gì, mập mờ rất phiền toái . Tham Xương cư Mệnh do đó là kẻ hay gây rắc rối cho đời . Tệ nhất là có đủ bộ Xương Khúc hội họp; phú có câu "Tham Lang Xương Khúc chính sự phiền hà" .
Chú ý : Nếu có nhiều cát tinh như Tả Hữu Khôi Việt Lộc Tồn tam Hóa , hoặc sao phù tá đúng bộ là Linh Hỏa thì giải được, không kể là xấu nữa .
33. Âm Dương vạn sự Xương Khúc Kiếp Không
Muốn luận tốt xấu cho cặp đế tinh Âm Dương cần nhất là xét bốn sao Xương Khúc và Không Kiếp . Âm Dương hội họp với Xương Khúc là đắc cách dễ phát triển tiềm năng , với Không Kiếp là phá cách, nhẹ sinh ra cảnh đầu voi đuôi chuột, nặng thì nhiều tai họa .
34. Hỉ ngộ Tam Minh, ố hiềm Tam Ám
Âm Dương tượng trưng ánh sáng của mặt trăng mặt trời nên gặp bộ tam minh Đào Hồng Hỉ (tượng vẻ tươi sáng của một cô gái xuân thì) rất đẹp đẽ . Trái lại gặp bộ tam ám Riêu Đà Kỵ (tượng ba hoàn cảnh u ám) thì giảm uy lực . Ngoại lệ là kỳ cách Âm Dương Sửu Mùi tiếp theo đây .
35. Sửu Mùi ảm đạm Nhật Nguyệt vô quang
Sửu Mùi Nhật Nguyệt cùng cung ví như mặt trời mặt trăng cùng dành ánh sáng, là cảnh âm dương hỗn độn, tranh tối tranh sáng, nói chung là phá cách . Vì Âm Dương cùng là đế tinh, cư mệnh thích làm đàn anh thiên hạ nhưng lại không chịu hoặc không biết lo lắng cho thuộc hạ, gây ra những cảnh đầu voi đuôi chuột .
36. Gia Kỵ Triệt Tuần phả vi đại cát
Cũng Nhật Nguyệt Sửu Mùi nhưng có Tuần hoặc Triệt án ngữ thì cảnh hỗn độn bị phá hủy, khiến Nhật Nguyệt cùng có cơ hội phát huy tiềm năng to lớn của mình, là một kỳ cách tốt đẹp . Địa Không cư ở đây cũng tương tự .
Sửu Mùi là đắc địa của Hóa Kỵ, lại gặp không vong thì chỉ còn sót lại tính cẩn trọng, rất cần thiết để hai đế tinh có thể cộng tác với nhau . Thế nên Âm Dương Sửu Mùi gặp không vong đã tốt, thêm Hóa Kỵ trở thành hoàn mỹ .
Là một kỳ cách rất đáng ghi nhớ vì Nhật Nguyệt lẽ thường rất hiềm Hóa Kỵ và không vong .
37. Âm Dương hãm đắc kỳ cách vinh xương
Thái Âm cực xấu ở Thìn Ngọ (khí dương thịnh lại là cung dương), Thái Dương cực xấu ở Hợi (khí âm thịnh lại là cung âm), nhưng là đế tinh nên có tiềm năng mạnh mẽ . Do đó nếu đắc kỳ cách lại thành tựu hết sức to lớn .
38. Nhật phát văn chương, Nguyệt thăng vũ chức
Thái Dương vốn thuộc dương khi lạc hãm đắc kỳ cách theo luật "cùng tắc biến" lại nhuốm tính âm nên dễ phát về văn chương . Cùng lý Thái Âm vốn thuộc âm, lạc hãm đắc kỳ cách lại nhuốm tính dương nên dễ phát về võ nghiệp .
Kỳ cách quan trọng nhất là Âm Dương hóa Lộc hoặc hóa Quyền, thêm Xương Khúc phù tá . (Tưởng Giới Thạch tung hoành ở lục địa Trung Hoa, bị thua chạy ra Đài Loan rồi biến Đài Loan thành một cường quốc có cách Thái Âm hãm địa cư Thìn hóa Lộc, được thêm Khoa Quyền chiếu, lại có Khúc Xương phù tá) .
39. Nhật Lương Xương Lộc Quyền Lực hạch tâm
Thiên Lương thuộc quái Khôn (âm) lại vĩnh viễn tam hợp với Thái Âm (âm) , được hội họp với Thái Dương (dương) thành cảnh âm dương quân bình nên rất đẹp đẽ . Nhật vượng ở Mão thành cách Nhật Lương cùng cung, được Nguyệt miếu ở Hợi tam hợp, nếu hội họp có thêm sao phù tá lý tưởng của Thái Dương là Văn Xương và sao đại biểu may mắn là hóa Lộc hoặc Lộc Tồn là lý tưởng . Nhật Nguyệt là hai đế tinh , thêm Lương là bầy tôi lương đống, cung mệnh được cách này dễ trở thành nhân vật có quyền lực . Nhật ở Dậu hãm địa nên thành tựu kém hơn nhưng vẫn là cách tốt đẹp . Đặc biệt nếu Nhật hoặc Lương hóa Lộc hoặc hóa Quyền thì theo lý "cùng tắc biến" lại thành kỳ cách, tốt hơn cả Nhật Lương cư Mão .
Lương cư Tý Ngọ cũng đắc cả hai sao Nhật Nguyệt, nhưng không được tọa cùng đế vị nên kém hơn Nhật Lương Mão Dậu, ứng với quyền lực ở vị trí thấp hơn, cư mệnh đắc phụ tinh tốt đẹp có thể là nhân sĩ địa phương hoặc làm thầy giáo (số vạn thế sư biểu Khổng Phu Tử có Thiên Lương cư Tý) .