Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2023

Sự thật độc đáo không phải ai cũng biết về Nguyễn Quang Bích thủ lĩnh phong trào Cần Vương

Khoai tây/Potato

1. Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Nam
Địa chỉ: thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Điện thoại: 02403. 884 201

2. Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Tân Yên


Địa chỉ: thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Điện thoại: 02403.878.215

3. Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Yên Dũng

Địa chỉ: thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Điện thoại: 02403.872.315

KHOAI TÂY

Tỉnh Bắc Giang có 2.624 ha trồng khoai tây với sản lượng hàng năm khoảng 35.528 tấn, tập trung ở các huyện Lục Nam, Hiệp Hòa, Việt Yên và Yên Dũng. Khoai tây có thời gian thu hoạch từ tháng 5 tới tháng 9 hàng năm.
* Thị trường tiêu thụ: Trong và ngoài tỉnh

'Thừa Thiên Huế bỏ qua nhiều dự án để giữ gìn di sản'

 Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, trả lời VnExpress về những thách thức, định hướng phát triển địa phương khi dự kiến lên thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025.

- Lộ trình đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đang được thực hiện thế nào, thưa ông?

- Năm 2021, địa phương đã mở rộng địa giới hành chính TP Huế, thêm 13 xã, phường, tăng diện tích lên gần 3,8 lần. Đến nay, toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 2 thị xã và một thành phố. Để phù hợp tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, tỉnh lên phương án điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện và thêm quận.

Ban đầu, tỉnh đưa ra 3 phương án sắp xếp dân cư, đô thị, nhưng sau quá trình rà soát tiêu chí chỉ còn 2 phương án. Thứ nhất là mô hình 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện. Trong đó TP Huế chia làm 2 quận, thị xã Hương Thủy được nâng lên thành quận. 2 thị xã gồm Hương Trà và thành lập thêm thị xã Phong Điền trên cơ sở hiện trạng huyện Phong Điền. 4 huyện gồm A Lưới, Quảng Điền, Phú Vang và Nam Đông sáp nhập với Phú Lộc.

Phương án hai là 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện. TP Huế chia thành 2 quận; 3 thị xã gồm Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền và 4 huyện gồm A Lưới, Quảng Điền, Phú Vang và Nam Đông sáp nhập với Phú Lộc.

Sau khi thảo luận, chúng tôi nhận thấy phương án thứ nhất phù hợp nhất bởi thị xã Hương Thủy có đủ cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị để thành lập quận.

Chúng tôi cũng đưa ra hai phương án tên gọi cho thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính. Thứ nhất là lấy tên TP Huế, hai là TP Thừa Thiên Huế. Tên gọi của các quận trong tương lai có thể là lựa chọn trong các cặp Phú Xuân - Thuận Hóa, Hương Giang - Ngự Bình, Phú Xuân - Thừa Thiên...

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Võ Thạnh

- Ông hình dung bức tranh Thừa Thiên Huế trong 5-10 năm tới sẽ thế nào khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương?

- Bức tranh đã được Bộ Chính trị định hướng rõ nét trong Nghị quyết 54/2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Cụ thể, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Nghị quyết số 26/2022 của Bộ Chính trị cũng xác định rõ tầm nhìn, các nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân cấp vùng và tiểu vùng, trong đó Thừa Thiên Huế là một trong hai tỉnh phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa, địa phương sẽ phát triển bền vững kinh tế biển, hình thành đô thị ven biển.

Để hiện thực điều đó, những năm qua tỉnh đã di dời hàng nghìn người dân sống trong di tích; quy hoạch chi tiết cảnh quan hai bờ sông Hương; xây dựng cầu vượt cửa biển Thuận An cùng tuyến đường dọc biển, một số tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các đô thị. Địa phương cũng phát triển các dịch vụ đô thị thông minh và chính quyền điện tử lấy nhân dân làm trung tâm...

Trung tâm thành phố Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Võ Thạnh

Trung tâm thành phố Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Võ Thạnh

- Quy mô kinh tế của Thừa Thiên Huế còn nhỏ, chưa tự cân đối được ngân sách. Trong 5-10 năm tới, tỉnh xác định đâu là trụ cột kinh tế để bứt phá?

- Đúng là quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đột phá, thiếu các doanh nghiệp lớn có khả năng dẫn dắt nền kinh tế đi lên. Thu ngân sách còn thấp, chưa thể tự cân đối. Đây là thách thức đặt ra trong việc đảm bảo đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương.

Từ nhiều năm qua, tỉnh xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Điều này dựa trên cơ sở Thừa Thiên Huế là cố đô còn nguyên vẹn nhất Việt Nam, gia tài văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và toàn nhân loại, có nhiều di sản vật thể và phi vật thể độc đáo. Thiên nhiên ưu đãi cho địa phương hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, với hệ đầm phá, sông suối, đồi núi..., là nguồn tài sản khổng lồ, là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài.

Để tạo cú hích, sắp tới tỉnh quy hoạch phát triển kinh tế biển và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trên cơ sở tăng trưởng xanh, hình thành khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương. Tỉnh cũng đầu tư nhà ga đón tàu du lịch biển tại cảng Chân Mây, xây dựng nhà ga mới T2 cảng hàng không quốc tế Phú Bài với 5 triệu khách/năm, mở mới đường bay từ Huế đi trong và ngoài nước...

- Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, ông nhìn nhận Thừa Thiên Huế phải đối mặt với thách thức nào?

- Như đã nói, Huế là đô thị xanh, là thành phố di sản của Việt Nam nên việc phát triển sẽ không giống như các đô thị khác. Tỉnh không khuyến khích mật độ dân cư cao, đô thị nén với những công trình xây dựng bề thế, không quá tập trung vào khu, cụm công nghiệp và ngành công nghiệp.

Thực tế việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư dự án lớn. Chúng tôi đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan.

Ngoài phải giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, bảo tồn di sản, giữ được các thương hiệu mà tỉnh dày công xây dựng, chúng tôi cũng nhận thấy sẽ phải đối diện với rất nhiều thách thức. Kinh phí trùng tu, bảo tồn di tích mỗi năm trên địa bàn hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Tỉnh nằm trong vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Đô thị ở phía nam sông Hương. Ảnh: Võ Thạnh

Đô thị ở phía nam sông Hương. Ảnh: Võ Thạnh

- Huyện miền núi Nam Đông, A Lưới trình độ dân trí, mức sống của người dân rất thấp, chênh lệch với vùng đô thị. Vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào khi lên thành phố trực thuộc Trung ương?

- Trong đề án sáp nhập các huyện, thị xã để lên thành phố trực thuộc Trung ương, huyện Nam Đông sẽ sáp nhập vào huyện Phú Lộc, trước đây hai huyện là một. Những năm qua, kinh tế huyện Nam Đông đã có sự chuyển biến, người dân có nguồn thu nhập ổn định từ việc phát triển rừng bền vững, trồng cao su và trồng cây ăn trái, phát triển du lịch cộng đồng. Với tuyến đường cao tốc La Sơn - Túy Loan đi qua địa bàn, trong tương lai huyện sẽ phát triển.

Nằm ở phía tây của tỉnh, huyện A Lưới đang là một trong những huyện nghèo của cả nước. Tuy nhiên, những năm qua, cơ sở hạ tầng, thu nhập bình quân của người dân nơi đây đã có sự chuyển biến. Hiện tuyến quốc lộ 49A nối TP Huế và huyện A Lưới đang được mở rộng, tạo điều kiện về giao thương. Ngoài việc phát triển kinh tế từ rừng, người dân nơi đây cũng đang phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng thương hiệu các sản phẩm truyền thống. Tỉnh phấn đấu 2-3 năm tới, huyện A Lưới sẽ thoát khỏi huyện nghèo.

Trong tương lai, tuyến đường 74 nối huyện A Lưới và huyện Nam Đông được hình thành sẽ giúp phát triển kinh tế ở khu vực này. Các xe từ nước bạn Lào có thể qua cửa khẩu Hồng Vân, A Đớt thẳng đường 74 để về cảng Chân Mây.

- Người dân sẽ hưởng lợi được gì khi lên thành phố trực thuộc Trung ương?

- Là người dân của tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi cũng như các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm luôn đặt câu hỏi này trước khi đề ra mục tiêu chính trị phấn đấu xây dựng thành phố trực thuộc trung ương. Và sau khi đã có thể tự tin trả lời câu hỏi đó, chúng tôi mới có thêm động lực, thôi thúc hành động.

Thừa Thiên Huế từng là kinh đô của Việt Nam trong hơn 143 năm, là đô thị cấp quốc gia và của khu vực, gắn với các thành phố lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay; giúp gìn giữ bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Với định hướng là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu, một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, người dân Thừa Thiên Huế dễ dàng hơn trong phát triển kinh tế, dịch vụ phục vụ phát triển du lịch, y tế, giáo dục, khoa học, giúp nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.


Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo

Từ vùng đất khô hạn, nắng gió, tỉnh Ninh Thuận đang từng bước biến bất lợi thành động lực phát triển. Trong đó, các dự án năng lượng điện tái tạo đang được đầu tư đúng hướng, tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với du lịch và nông nghiệp, phát triển năng lượng tái tạo là một trong những ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của Ninh Thuận. Các dự án năng lượng tái tạo đang góp phần đưa Ninh Thuận vào nhóm 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 3 năm qua.

Tạo cơ hội phát triển từ nắng và gió

Ngày 31-8-2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023. Sự ra đời của nghị quyết này đã tạo đòn bẩy thúc đẩy và thu hút mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, góp phần quan trọng giúp kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận bứt phá.

Theo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, đến nay toàn tỉnh đã được bổ sung quy hoạch phát triển điện 5.308 MW từ các dự án năng lượng tái tạo. Trong đó, điện mặt trời là 2.908 MW, điện gió 842 MW, thủy điện 1.558 MW. Hiện cả tỉnh có 34 dự án điện mặt trời, 11 dự án điện gió9 dự án thủy điện. Lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận góp phần khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất hoang hóa, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ đã xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII. Đó là "Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng sạch tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế".

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo - Ảnh 1.

Năng lượng tái tạo giúp thúc đẩy nhiều mặt kinh tế - xã hội tại Ninh Thuận

Năm 2021, giá trị gia tăng ngành sản xuất và phân phối điện tại Ninh Thuận đạt hơn 3.613 tỉ đồng, đóng góp 6,84% GRDP toàn tỉnh và đóng góp 6,822 tỉ KWh/năm lên nguồn điện lưới quốc gia. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, các dự án điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm và đưa tỉnh vào nhóm 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 3 năm qua. Về mặt an sinh xã hội, việc thực hiện các dự án năng lượng tái tạo đóng góp cho nguồn thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương; đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như nâng cấp hạ tầng giao thông tại khu vực dự án.

Giải tỏa điểm nghẽn trong truyền tải điện

Chủ trương đưa Ninh Thuận trở thành thủ phủ năng lượng tái tạo của cả nước là định hướng đúng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với Nghị quyết 55/NQ-TW ngày 11-2-2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đó là "hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế". Dù vậy, việc phát triển nhanh các dự án điện gió, điện mặt trời trong thời gian ngắn vừa qua cũng đặt ra không ít thách thức cần giải quyết, trong đó có bài toán phát triển hạ tầng truyền tải điện, hạn chế thấp nhất việc cắt giảm công suất phát điện từ các dự án.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Sở Công Thương Ninh Thuận cho biết việc phát triển lưới điện truyền tải tuân thủ theo quy hoạch điện VII điều chỉnh và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận theo Quyết định số 667/QĐ-BCT ngày 1-3-2018 của Bộ Công Thương. Các nhà máy điện mặt trời được đầu tư trong thời gian ngắn để được hưởng giá FIT, trong khi thời gian đầu tư các dự án lưới điện truyền tải theo quy trình thông thường mất khoảng 2-4 năm đối với đường dây và trạm 110 KV, khoảng hơn 5 năm đối với đường dây và trạm 500 KV khiến lưới điện truyền tải không theo kịp. Giai đoạn 2019 - 2021, nhiều dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn Ninh Thuận buộc phải giảm công suất phát điện, dẫn đến thiệt hại cho chủ dự án. Từ năm 2021 trở về sau, các dự án điện gió, điện mặt trời không còn được áp dụng biểu giá bán điện ưu đãi khiến việc thu hút đầu tư trên lĩnh vực năng lượng tái tạo gặp không ít khó khăn. "Tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện đối với các dự án chưa được hưởng giá FIT. Ngày 3-10, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp và hiện bộ đang phối hợp với các đơn vị để sớm ban hành khung giá phát điện theo quy định" - đại diện Sở Công Thương Ninh Thuận thông tin.

Tiếp tục đầu tư mạnh cho năng lượng tái tạo

Ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết để nối tiếp những thành quả đã đạt được giai đoạn 2016-2020, tỉnh này đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương xem xét cập nhật công suất các nguồn vào quy hoạch Điện VIII của Bộ Công Thương từ nay đến năm 2030 với tổng quy mô công suất khoảng 16.820 MW. Cụ thể: Điện gió trên đất liền phát triển khoảng 1.159 MW, điện gió trên biển phát triển khoảng 4.380 MW, điện mặt trời phát triển khoảng 6.781 MW, điện khí LNG phát triển thêm khoảng 4.500 MW.

Loài chuối cô đơn ở rừng Ninh Thuận

Trên rừng Phước Bình có loài chuối tên gọi cô đơn bởi mỗi cây sống đơn độc từ khi nảy mầm cho đến khi chết, không mọc cây con như chuối thông thường.

Nho kiểng Ninh Thuận vào vụ Tết

 Các nhà vườn huyện Ninh Phước đang tất bật chăm sóc nho kiểng để kịp bán vào dịp Tết Quý Mão 2023, với nhiều hình dáng bắt mắt, mỗi chậu có giá từ 1-3 triệu đồng.

Đầu tháng Chạp, làng nho Phước Thuận, huyện Ninh Phước trở nên sôi động. Ngoài nho canh tác để bán quả theo lối truyền thống, tại đây, một số vườn còn trồng nho kiểng. Thời điểm này, chủ vườn và các nhân công đang tất bật chăm sóc để đảm bảo kịp bán cho dịp Tết Nguyên đán.

Nộng dân Đỗ Văn Thu (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) đang chăm vườn nho kiểng vụ tết Quý Mão. Ảnh: Việt Quốc

Nông dân Đỗ Văn Thu (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) đang chăm vườn nho kiểng vụ Tết Quý Mão. Ảnh: Việt Quốc

Ông Đỗ Văn Thu, 56 tuổi, đang chăm sóc vườn nho kiểng hơn 1.000 gốc, cho biết hầu hết các chậu đều ra trái, kịp thời vụ. Đợt mưa gần đây có làm hư hại một số gốc, nhưng nhờ chăm sóc tỉ mỉ, số còn lại vẫn tươi tốt. Dù vườn chưa xuất bán, nhưng các mối cây cảnh ở Hà Nội và TP HCM đã đặt hàng trước.

Theo ông Thu, những năm trước, nho kiểng làm đơn giản, nhưng gần đây chúng được các nhà vườn tạo hình bắt mắt để nhìn hấp dẫn hơn. Cành nho được uốn thành những mô hình bắt mắt như: pin năng lượng mặt trời, cánh quạt điện gió, vòng tròn 3 tầng, vòng tròn 1 tầng... theo hình dạng định sẵn trên khung sắt hoặc thanh tre.

Để có lứa nho kiểng bán Tết, các chủ vườn phải chọn những cành giống khỏe nhất trong vườn nho ăn trái ghép vào gốc chuẩn bị sẵn trong chậu từ giữa năm. Đất trồng nho kiểng được trộn với mạt cưa, trấu cháy, phân hữu cơ cho tơi xốp. Việc này nhằm giúp bộ rễ phát triển khoẻ mạnh, cây nho giữ được lâu.

Giàn nho kiểngtạo dáng theo mô hình pin năng lượng mặt trời này có giá 1,5 triệu đồng. Ảnh: Việt Quốc

Giàn nho kiểng tạo dáng mô hình pin năng lượng mặt trời có giá 1,5 triệu đồng. Ảnh: Việt Quốc

Sau khi được tạo hình, các cành nho đủ già được cắt tỉa và tưới nước. Từ các mắt (mụt) già sẽ đâm các chồi mới cho ra hoa và kết trái. Quá trình chăm sóc khá kỳ công. Mỗi ngày, chủ vườn dùng cây kéo nhỏ đi săm soi, cắt tỉa những chùm trái cho đều, đồng thời tỉa bớt lá rợp để chùm trái khoe ra bắt mắt. "Một giàn nho đẹp phải có lá và trái đều. Có lá mà không có trái hay có trái mà không có lá đều bị chê", ông Thu nói.

Ông Lê Ngọc Hoài, người có hơn 30 năm trồng nho ăn trái ở Phước Thuận cũng cho biết, gia đình bắt đầu trồng nho kiểng khoảng 5 năm gần đây. Lúc đầu, ông chỉ trồng thử để chưng Tết, sau thấy nhiều người hỏi mua nên mới trồng nhiều để bán. "Gần đây, nhiều người thích chưng nho kiểng Ninh Thuận trong ngày Tết vì lạ, cây lại có trái đỏ đẹp, cầu may đầu năm mới. Mỗi chậu có giá 1-3 triệu đồng, tùy theo thế dáng, cao thấp", ông Hoài nói.

Theo ông Thu, nho kiểng phải được cho ra trái trước Tết 22 ngày. Lúc khách mua về trái vẫn còn xanh, đến mùng 1 Tết nho sẽ chín đỏ nửa chùm, đến khoảng mùng 10 cả chùm đỏ rộ rất đẹp. "Nho chín đỏ dần trong những ngày đầu năm mới tạo nên sự thích thú đối với người chơi kiểng", ông Thu nói và cho biết chưng Tết xong, có thể tách chậu, đưa cây nho kiểng ra trồng ngoài đất, cho leo lên hàng rào, mái hiên, sân thượng, tạo cảnh trang trí mặt tiền nhà rất đẹp.

Ông Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã nho kiểng A8, cho biết giống nho trồng kiểng bán tết chủ yếu là nho đỏ truyền thống của Ninh Thuận. Ảnh: Việt Quốc

Ông Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã nho kiểng A8, cho biết giống nho trồng kiểng bán tết chủ yếu là nho đỏ truyền thống của Ninh Thuận. Ảnh: Việt Quốc

Ông Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã nho kiểng A8 Phước Thuận, cho biết nho kiểng là một trong những sản phẩm đặc thù của vùng đất nắng gió Ninh Thuận. Loại cây kiểng này đang được người dân tiêu thụ mạnh. Qua hai năm dịch trầm lắng, nay thị trường bắt đầu sôi động trở lại.

"Hiện thương lái ngoài Bắc, trong Nam đã về đây mua nho kiểng, đến khoảng trước rằm tháng Chạp lứa nho này sẽ được bán hết", ông Cường nói và cho biết nho kiểng ở Phước Thuận trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, vi sinh, nên đảm bảo hái ăn được sau khi chín.

Năm nay, Hợp tác xã A8 trồng hơn 10.000 cây nho kiểng tại 4 vườn ở làng nho Phước Thuận. Nho làm kiểng bán Tết chủ yếu là giống nho đỏ của Ninh Thuận. Ngoài ra, nơi này đang trồng thêm các loại nho: Bảy sắc cầu vồng, mẫu đơn, trái tim... Ngoài hợp tác xã A8 Phước Thuận, toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có hơn chục hộ khác cũng đang phát triển mô hình trồng nho kiểng để cung cấp cho thị trường mỗi dịp Tết.

Tham vọng của Trung Quốc trong mục tiêu “100 năm lần thứ 2” | Bàn tròn thế sự

Bắc Giang: 10 sự kiện, thành tựu nổi bật 2022

 Phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, linh hoạt, quyết liệt trong chỉ đạo tổ chức thực hiện của cán bộ, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đồng thuận và ra sức phấn đấu, tỉnh Bắc Giang đã giành thắng lợi trên nhiều lĩnh vực, là điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế. Báo Bắc Giang bình chọn 10 sự kiện, thành tựu nổi bật năm 2022.

1. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động toàn quốc với chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”. Sự kiện do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 12/6 tại TP Bắc Giang.

Cùng ngày, Thủ tướng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh, tình hình phát triển KT- XH năm 2021, những tháng đầu năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới và các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.

2. Ngày 13/7, Đoàn công tác do đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND Tối cao; đại diện nhiều bộ, ban, ngành TƯ. Đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá, trong bối cảnh cả nước gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 song Bắc Giang đã có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, là điểm sáng của cả nước trong phục hồi, phát triển KT-XH, nhiều chỉ tiêu của tỉnh trong tốp đầu cả nước.

3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 19,3%, cao nhất từ trước đến nay, đứng thứ hai cả nước; quy mô GRDP được mở rộng, ước đạt khoảng 156 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 13/63 tỉnh, TP, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra đến năm 2025.

4. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Năm 2022, toàn tỉnh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, tăng 17% so với năm trước. Riêng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Bắc Giang xếp thứ 9 cả nước. Các dự án FDI tập trung ở lĩnh vực sản xuất, gia công sản phẩm linh kiện điện tử, may mặc, logistics...

5. Nhằm đẩy mạnh kết nối giao thông với các tỉnh, thành phố nhiều dự án cầu, đường được đầu tư xây dựng như: 

Cầu Đồng Việt (Yên Dũng), mở rộng cầu Như Nguyệt, xây dựng cầu Hà Bắc 2 nối tuyến nhánh 2, đường vành đai IV (nay là đường tỉnh 398) với Khu công nghiệp Yên Phong và quốc lộ 18 (Bắc Ninh); xây dựng đường và cầu kết nối huyện Hiệp Hòa với TP Phổ Yên (Thái Nguyên); cải tạo nâng cấp tuyến đường từ Bố Hạ (Yên Thế) đi Hữu Lũng (Lạng Sơn); đường nối quốc lộ 37 - quốc lộ 17 - Võ Nhai (Thái Nguyên)... Tổng vốn đầu tư các công trình giao thông trọng điểm hàng nghìn tỷ đồng.

6. Lần đầu tiên UBND tỉnh tổ chức tôn vinh 10 công dân Bắc Giang ưu tú năm 2022 là những người có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực. Từ những năm sau, UBND tỉnh duy trì tổ chức thường niên.

7. Đăng cai, tổ chức thành công môn cầu lông SEA Games 31 và 3 môn: Đẩy gậy, vật dân tộc, kéo co trong chương trình Đại hội Thể thao toàn quốc. 

Tại SEA Games 31, VĐV điền kinh Nguyễn Thị Oanh xuất sắc giành 3 HCV và được bình chọn là 1 trong 4 VĐV xuất sắc nhất tại SEA Games 31; giành 4 HCV tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX. VĐV Phạm Tiến Sản giành HCV SEA Games 31 nội dung Duathlon; giành HCV nội dung Duathlon tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX. Nguyễn Thị Oanh, Phạm Tiến Sản cùng được UBND tỉnh trao tặng danh hiệu công dân Bắc Giang ưu tú năm 2022.

8. Theo kết quả công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về chỉ số chuyển đổi số các tỉnh, TP năm 2021, tỉnh Bắc Giang đứng thứ 10/63 tỉnh, TP. Đây là năm thứ hai tỉnh liên tiếp giữ vững thứ hạng này.

9. Năm học 2022 - 2023, Bắc Giang giành 66 giải, vươn lên xếp thứ 8/63 tỉnh, TP về số lượng giải học sinh giỏi văn hóa cấp quốc gia và là năm có số lượng giải cao nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay. Trong đó, môn Tiếng Trung có 1 giải Nhất duy nhất trên toàn quốc thuộc về em Hoàng Thanh Huyền, lớp 12 chuyên Tiếng Trung, Trường THPT Chuyên Bắc Giang. Sở GD&ĐT Bắc Giang là một trong 8 đơn vị xuất sắc trong cả nước được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua.

10. Hoạt động đối ngoại được tăng cường. Từ ngày 27 đến 29/11, đồng chí Dương Văn Thái, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu Đoàn công tác của tỉnh thăm, làm việc tại tỉnh Xay Sổm Bun (Lào) nhằm tiếp tục cụ thể hóa Thỏa thuận hợp tác giữa hai tỉnh ký kết hồi tháng 8/2021. 

Trước đó, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh tham gia Đoàn công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Singapore; trong chuyến công tác, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều DN, đối tác; đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Hoa Kỳ; trong chuyến công tác này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Vietnam Airlines và Hội Doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ (VENUSA) đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác xuất khẩu vải thiều và nông sản khác sang Hoa Kỳ.

Lấy ý kiến góp ý về tài liệu phổ biến TCVN năm 2022

Để phổ biến, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia cho các tổ chức, doanh  nghiệp, người sử dụng tiêu chuẩn, cung cấp giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã xây dựng bộ tài liệu phổ biến 20 TCVN thuộc nhóm tiêu chuẩn mới được công bố, nhóm tiêu chuẩn phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực, nhóm sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhóm sản phẩm hàng hóa đang được xã hội và doanh nghiệp quan tâm.


Để bộ tài liệu được hoàn thiện hơn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam xin gửi lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia và người quan tâm cho bộ tài liệu phổ biến.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Phòng Tổng hợp Kế hoạch, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Số 8 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 024.38361464; 
Email: thkh@vsqi.gov.vn

Lấy ý kiến góp ý dự thảo tcvn phân lân nung chảy - Quy định kỹ thuật

Căn cứ nhiệm vụ xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) năm 2022-2023, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 134 Phân bón được giao nhiệm vụ xây dựng soát xét 01 TCVN về Phân lân nung chảy – Quy định kỹ thuật

Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam kính mời các tổ chức, cá nhân quan tâm đóng góp ý kiến cho các dự thảo TCVN.
Ý kiến của tổ chức, cá nhân xin gửi về Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam trước ngày 30/1/2023 theo địa chỉ sau:

Phòng Tiêu chuẩn Chất lượng 3 - Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam,
Số 8 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024. 38361467
Bản điện tử ý kiến gửi về địa chỉ hòm thư: tc3@vsqi.gov.vn

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA PHỤC VỤ NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM

 Kinh tế tuần hoàn là một trong những khái niệm mới được đề cập đầu tiên trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi của Việt Nam năm 2020, có hiệu lực từ năm 2022. Mặc dù các hoạt động của kinh tế tuần hoàn đã được phản ánh trong nhiều chiến lược và chính sách phát triển quốc gia những năm gần đây, nhưng vẫn chưa có khung tiêu chuẩn quốc gia về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Vì vậy, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về kinh tế tuần hoàn là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm thiết lập khung tiêu chuẩn quốc gia cho Việt Nam trong thời gian tới.

Nền kinh tế hiện đang phải đối mặt với tình trạng khai thác tài nguyên quá mức dẫn đến thiếu hụt tài nguyên, cùng với dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu gay gắt đặt ra yêu cầu cấp thiết phải chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn (KTTH). Trong bối cảnh đó, KTTH được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Ellen MacArthur Foundation (2013), nền KTTH là “một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế” (xem Hình 1). Lấy cảm hứng từ khái niệm nền KTTH của Quỹ Ellen MacArthur, nền KTTH được định nghĩa trong ISO 20400:2017 là một nền kinh tế phục hồi và tái tạo theo thiết kế, nhằm mục đích giữ cho các sản phẩm, linh kiện và vật liệu luôn có giá trị và giá trị sử dụng cao nhất, phân biệt giữa các chu kỳ kỹ thuật và sinh học (ISO, 2017).

Hình 1: Hệ thống kinh tế tuần hoàn (Nguồn: Ellen MacArthur Foundation, 2013)

Năm 2018, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã thành lập ban kỹ thuật ISO/TC 323 KTTH, tập trung xây dựng tiêu chuẩn về khung, hướng dẫn, công cụ hỗ trợ và yêu cầu hoạt động của các tổ chức liên quan nhằm tối đa hóa đóng góp của họ cho nền kinh tế toàn cầu vì mục tiêu phát triển bền vững. Hiện có 6 dự thảo tiêu chuẩn đang được xây dựng gồm ISO/WD 59004, KTTH – Khuôn khổ và nguyên tắc thực hiện; ISO/WD 59010, Nền KTTH – Hướng dẫn về mô hình kinh doanh và chuỗi giá trị; ISO/WD 59020.2, Nền KTTH – Khung đo lường tính tuần hoàn; ISO/CD TR 59031, Nền KTTH – Cách tiếp cận dựa trên kết quả hoạt động – Phân tích các nghiên cứu điển hình; ISO/DTR 59032.2, Nền KTTH – Đánh giá việc triển khai mô hình kinh doanh; ISO/AWI 59040, Nền KTTH – Bảng dữ liệu về tính tuần hoàn của sản phẩm.

Ngoài ra, các Ban Kỹ thuật khác của ISO cũng như tổ chức tiêu chuẩn hóa khác như IEC, UL, ETSI, EN, BS đã và đang phát triển các tiêu chuẩn liên quan đến khía cạnh khác nhau của KTTH.

Tại cuộc họp Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 20 vào năm 2021, khung KTTH cho AEC đã được thông qua với 5 ưu tiên chiến lược: (1) Hài hòa hóa tiêu chuẩn và công nhận lẫn nhau về sản phẩm và dịch vụ tuần hoàn; (2) Mở cửa thương mại và tạo thuận lợi thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ tuần hoàn; (3) Nâng cao vai trò của đổi mới, số hóa và công nghệ xanh/mới nổi; (4) Tài chính bền vững cạnh tranh và đầu tư ESG sáng tạo; và (5) Sử dụng hiệu quả năng lượng và các nguồn tài nguyên khác.

Tại Việt Nam, khái niệm KTTH được đề cập đầu tiên trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020, có hiệu lực từ năm 2022. Theo đó, KTTH là mô hình kinh tế bao gồm các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm nguyên liệu thô, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, giảm phát sinh chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Mặc dù các hoạt động của KTTH đã được phản ánh trong nhiều chiến lược và chính sách phát triển quốc gia những năm gần đây, nhưng vẫn chưa có khung tiêu chuẩn quốc gia về KTTH ở Việt Nam. Vì vậy, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về KTTH vào thời điểm này là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm thiết lập khung tiêu chuẩn quốc gia cho Việt Nam trong thời gian tới.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động tiêu chuẩn hóa liên quan đến KTTH ở Việt Nam và các hoạt động KTTH trên thế giới, đặc biệt là các tổ chức tiêu chuẩn hoá, qua đó đề xuất xây dựng danh mục tiêu chuẩn hoặc nhóm tiêu chuẩn đáp ứng một phần hình thành khung hỗ trợ thúc đẩy KTTH trên cả nước.

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng cách tiếp cận từ đánh giá các tài liệu quốc tế và trong nước, rà soát định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật, thực trạng hoạt động tiêu chuẩn hoá liên quan đến KTTH để đề xuất danh mục tiêu chuẩn hoặc nhóm tiêu chuẩn liên quan đến quan điểm KTTH. Ngoài ra, việc lấy ý kiến ​​các nhà khoa học, chuyên gia trong các ban kỹ thuật khác, cơ quan chuyên môn của các bộ, viện, doanh nghiệp, tập đoàn liên quan thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi và hội thảo cũng được thực hiện trong quá trình nghiên cứu.

Kết quả của đề tài đã đưa ra được dự thảo về Danh mục các tiêu chuẩn thúc đẩy hoạt động KTTH, được chia thành nhóm các tiêu chuẩn chung và nhóm tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ. Các tiêu chuẩn chung chủ yếu dựa trên những tiêu chuẩn đang được xây dựng của ISO, các tiêu chuẩn về khuôn khổ và hướng dẫn liên quan đến quản lý môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và trách nhiệm xã hội của tổ chức.

Trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, nhóm nghiên cứu ưu tiên tập trung vào các vấn đề như tái chế, xử lý chất thải nhựa, rác thải nhựa, rác thải hữu cơ, chất thải rắn, sản phẩm sinh học, kinh tế chia sẻ. Các nội dung này được đề cập bám sát đề án phát triển KTTH đến năm 2022 tại Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022.

Dự thảo danh mục dự kiến sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành với mong muốn định hướng cho hoạt động tiêu chuẩn hoá tại Việt Nam những năm tới để hỗ trợ phát triển KTTH.

Đoàn Thị Thanh Vân – Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Nguyễn Kiều Lan Phương – Khoa KTTP&MT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Tài liệu tham khảo:

1. Ellen MacArthur Foundation. (2013). Towards the circular economy Vol. 1: an economic and business rationale for an accelerated transition. https://ellenmacarthurfoundation.org/towards-the-circular-economy-vol-1-an-economic-and-business-rationale-for-an

2. Author. (2017). ISO 20400:2017 Sustainable procurement — Guidance. ISO. https://www.iso.org/obp/ui/es/#iso:std:iso:20400:ed-1:v1:en

CẦN SỚM CÓ TIÊU CHUẨN CHO CAMERA TẠI VIỆT NAM

Cần có tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng, độ an toàn của các sản phẩm camera được sản xuất, lưu hành trên thị trường Việt Nam.

Tiêu chuẩn là cơ sở đánh giá chất lượng camera

Dẫn thống kê của B&Company Vietnam, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng Biên tập báo Vietnamnet cho biết, thị trường camera tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực với tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm ước đạt 8,6% trong giai đoạn 2020-2026. Số lượng camera nhập khẩu năm 2021 ước tính lên tới gần 5 triệu chiếc, về sản lượng chỉ đứng sau smartphone. Nhu cầu về camera tại thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ trong vài năm tới, đặc biệt khi chính phủ và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.

Tuy nhiên có một thực tế là hơn 90% thị phần camera tại Việt Nam đang là camera xuất xứ nước ngoài mà chủ yếu từ Trung Quốc nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng phải quan tâm. Thậm chí một số dòng camera hoạt động theo cơ chế Cloud kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải “vòng” qua server này trước khi kết nối vào camera của mình.

Xu hướng sử dụng camera ngày càng phổ biến, nó là thành phần quan trọng trong hệ thống Chính phủ điện tử, Chính quyền số và thành phố thông minh, giúp giám sát giao thông, an ninh trật tự… Vì vậy, việc chủ động sản xuất camera là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Việt Nam chủ động phát triển các thiết bị này với chất lượng tốt và đảm bảo an toàn là hết sức cần thiết, việc này cũng sẽ giảm thiểu được các nguy cơ lộ dữ liệu nhạy cảm cho người dùng.

Các camera được sản xuất hay lưu hành cần có tiêu chuẩn và quy định để đánh giá được chất lượng, tính an toàn của các nhà cung cấp thiết bị camera này, không chỉ từ Trung Quốc mà cả các nhà cung cấp đến từ những quốc gia khác. Đặc biệt là thiết bị được dùng trong các hệ thống giám sát an ninh, thu thập thông tin của cơ quan nhà nước và các hệ thống quan trọng của quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, CEO Pavana, camera là sản phẩm nguồn gốc xuất xứ có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản phẩm điện tử bởi chúng liên quan đến các dữ liệu cá nhân, âm thanh hình ảnh. Do đó, việc bảo mật thông tin vô cùng quan trọng.

Việc xây dựng tiêu chuẩn để kiểm soát đảm bảo an ninh sẽ thuộc trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước. Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy các đối tượng, tập khách hàng nào cần bảo vệ dữ liệu trước thì phải có tiêu chuẩn cho từng đối tượng khách hàng chứ không thể áp dụng chung cho tất cả đối tượng khách hàng.

Trước tiên là camera hạ tầng công cộng chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 40%); camera thương mại (30% thị phần toàn thế giới); nhóm khách hàng cuối cùng là camera cho hộ gia đình chỉ chiếm 20%. Các quốc gia có quy định riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng như vậy. Chẳng hạn camera hạ tầng phải đặt toàn bộ dữ liệu trong quốc gia đó và do cơ quan Nhà nước nắm giữ.

Nhóm thứ 2 là các doanh nghiệp, nếu không có phương án bảo vệ nó thì bí mật của các doanh nghiệp. Do đó, chúng ta cần tư duy theo từng nhóm khách hàng để có phương án cụ thể.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã mang chính thương hiệu của mình làm bảo chứng cho an toàn bảo mật thông tin. Bởi khi có vấn đề bảo mật nó sẽ ảnh hưởng đến các thương hiệu trong nước. Đặt server ở Việt Nam, phần mềm được update liên tục để vá lỗ hổng và bảo vệ khách hàng… thì điều này doanh nghiệp thương hiệu Việt Nam mới có thể thực hiện được. Đây là những lý do người dùng có thể đặt niềm tin vào camera Make in VietNam.

 Ảnh minh họa

Cần sớm nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho camera

Ông Hoàng Quốc Huy, Phó Tổng giám đốc MobiFone Global cho hay, chúng ta nên có các tiêu chuẩn cho camera Make in Việt Nam, cả phần cứng và phần mềm. Chúng ta cũng nên có tiêu chuẩn về hệ thống lưu trữ, quản trị dữ liệu phải đặt ở trong nước.

Theo Luật An ninh mạng, các mạng xã hội phải lưu trữ thông tin người dùng ở Việt Nam. Do đó, với dịch vụ camera, những thông tin thu thập được từ đó rất quan trọng và cần phải đặt ở Việt Nam tương tự như vậy. Dịch vụ quản trị dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng cũng cần phải có tiêu chuẩn dành riêng cho nó.

Ông Đoàn Mạnh Hà, Giám đốc bộ phận sản phẩm Bkav AI View nói thêm, rất cần bộ tiêu chuẩn và tiêu chí để giải quyết được nguy cơ đã nói ở trên. Trong đó, về tiêu chuẩn, camera cơ bản cần tiêu chuẩn liên quan phần cứng, xuất xứ, nguồn gốc linh kiện, tiêu chuẩn chất lượng, giấy CO, CQ về đảm bảo chất lượng camera.

Tiêu chuẩn về firmware (phần mềm), liên quan đến bảo mật, pentest (kiểm thử xâm nhập), dữ liệu lưu trữ trên thiết bị (lưu trữ dữ liệu ở vùng nhớ bảo mật). Tiêu chuẩn về cloud, hệ thống camera tiến tới xu hướng dịch vụ hóa giải pháp giám sát, an ninh. Một hệ thống camera luôn đi cùng hệ thống cloud cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Tiêu chuẩn về AI, AI sắp tới sẽ làm nhiều công việc thay cho con người. Đi cùng với công năng, nó có những rủi ro nhất định liên quan đến ra quyết định và xử lý dựa trên thuật toán AI. Bộ tiêu chuẩn AI như thế nào để đáp ứng và kiểm soát rủi ro tối đa. Tiêu chuẩn hệ thống sau bán hàng, dịch vụ để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng để sử dụng các dịch vụ tốt nhất.

Ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Tổng giám đốc VNPT Technology chia sẻ, phần lớn thiết bị công nghệ lưu hành đều phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định, phục vụ hợp quy hợp chuẩn, nhập khẩu… Camera là một thiết bị công nghệ tích hợp, vừa là thiết bị quang, thiết bị thu phát sóng, máy tính kết nối mạng, cũng là thiết bị IoT, do vậy việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cho camera giám sát tiêu thụ trên thị trường Việt Nam là rất cần thiết. Theo tôi được biết thì các cơ quan nhà nước liên quan cũng đang soạn dự thảo tiêu chuẩn cho camera giám sát.

Tiêu chuẩn cho các phân khúc camera khác nhau như camera cho hộ gia đình, camera công cộng, camera giao thông, camera dùng cho khối chính phủ… có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, mức thu phát sóng, chịu môi trường… đặc biệt là về mức đảm bảo an toàn bảo mật, tuân thủ luật an ninh mạng.

Ví dụ như, camera an toàn dùng cho khối chính phủ cần có nhiều mức bảo mật khác nhau: mã hóa dùng phần cứng (chip mã hóa chuyên dụng) trên camera, bảo mật phần mềm chống tấn công cài đặt phần mềm lạ, mã hóa luồng video nhằm chống bắt luồng trên đường truyền, mã hóa end-to-end…

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam cho hay, Bộ TT&TT đã có Quyết định 736 năm 2021 về việc ban hành Danh mục yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn thông tin mạng cho thiết bị IoT tiêu dùng. Danh mục đã đưa ra khá rõ các yêu cầu về an toàn thông tin mạng cho thiết bị IoT tiêu dùng như: triển khai biện pháp quản lý báo cáo về các lỗ hổng bảo mật, bảo đảm phần mềm trên thiết bị luôn được cập nhật, hay lưu trữ an toàn các tham số bảo mật nhạy cảm…

“Tôi cho rằng hoàn toàn có thể dựa trên các yêu cầu trong danh mục này để xây dựng thành một bộ tiêu chuẩn bắt buộc đối với thiết bị camera, từ đó doanh nghiệp trong nước có các căn cứ, nguyên tắc rõ ràng để áp dụng trong sản xuất sản phẩm của đơn vị mình”, ông Tuấn Anh nói.

Theo VietQ