Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

Mark Cuban tiết lộ 14 giây bán hàng đỉnh cao năm 12 tuổi: Bán gấp đôi giá nhập nhưng không thiếu người mua

 Mark Cuban tiết lộ 14 giây bán hàng đỉnh cao năm 12 tuổi: Bán gấp đôi giá nhập nhưng không thiếu người mua

Năm 12 tuổi, Mark Cuban nhập hàng với giá 3 USD và bán ra với giá 6 USD để có tiền mua đôi giày mơ ước.

Năm 12 tuổi, trong khi nhiều bạn bè mở quầy bán nước chanh, cậu bé Mark Cuban lại kinh doanh thứ khác: túi đựng rác. Tinh thần kinh doanh từ nhỏ chính là một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công sau này của Cuban. Thời điểm hiện tại, ông sở hữu khối tài sản trị giá 4,6 tỷ USD.

Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí GQ, vị tỷ phú 64 tuổi chia sẻ rằng ngày trước, một người bạn của gia đình ông đã trao cho ông cơ hội kinh doanh đầu tiên. Theo đó, Cuban được mua những xấp túi đựng rác với giá 3 USD. Sau đó, ông gõ cửa từng nhà trong khu phố của mình và chào bán với giá 6 USD để tiết kiệm tiền mua đôi giày thể thao mơ ước.

Để bán được nhiều hàng, Cuban cho biết ông đã nghĩ ra nội dung quảng cáo kéo dài 14 giây. Đầu tiên, ông gõ cửa từng nhà, giới thiệu bản thân rồi hỏi khách hàng xem họ có sử dụng túi đựng rác hay không. Tiếp đến, ông để lại số điện thoại và đề nghị đem sản phẩm đến tận nhà bất cứ khi nào họ gọi.

“Mọi chuyện diễn ra như sau: Tôi nói: ‘Xin chào, tôi là Mark. Nhà bạn có dùng túi đựng rác không? Tôi có rất nhiều ở đây. Mỗi khi có nhu cầu, tất cả những gì bạn cần làm là gọi cho tôi và tôi sẽ giao ngay đến nhà bạn’. Đó là công việc kinh doanh đầu tiên của tôi”, Cuban kể lại.

Mark Cuban tiết lộ 14 giây bán hàng đỉnh cao năm 12 tuổi: Bán gấp đôi giá nhập nhưng không thiếu người mua - Ảnh 1.

Tỷ phú Mark Cuban.

Lợi thế của lời giới thiệu ngắn gọn trên là giải thích mọi thứ nhanh nhất có thể, tránh gây mất thiện cảm vì làm tốn thời gian của khách hàng.

Cuban mang theo bài học đó khi lớn lên, tiếp tục kinh doanh bằng cách bán tem và tiền xu sưu tầm trong suốt những năm tháng tuổi teen của mình. Cuối cùng, trọng tâm của ông chuyển từ việc tích lũy tiền sang tìm kiếm các cơ hội có thể giúp ông “kiểm soát thời gian của bản thân”.

Vì thời gian là thứ quý giá nhất nên Cuban muốn tìm mọi cách để là người nắm quyền kiểm soát. Năm 2020, ông chia sẻ trong một podcast rằng mình nhận được khoảng 1.000 email quảng cáo mỗi ngày và ông đánh giá chúng chỉ trong vài câu đầu tiên.

“Tôi thường đọc một hoặc hai đoạn đầu tiên. Nếu đó là điều thu hút sự chú ý của tôi và thú vị, tôi sẽ phản hồi email của họ. Nếu không, tôi sẽ bỏ qua”, Cuban cho biết.

Năm 2017, Cuban từng chia sẻ về cách mà một câu duy nhất có thể gây tác động đến đối phương. Ông kể về lần nhận được một email “lạnh lùng” năm 2012 từ Adam Lyons - người sáng lập 25 tuổi của startup bảo hiểm The Zebra.

Email là một lời chào mời đầu tư với chủ đề ngắn gọn: "Bạn có muốn phá vỡ ngành bảo hiểm không?”. Điều này đã thu hút sự chú ý của Cuban.

Cuban cho biết ông đã trả lời trong vòng 25 phút và cả hai đã gửi email qua lại trong nhiều tuần. Cuối cùng, ông đầu tư vào The Zebra. Đến nay, công ty đã huy động được tổng cộng 256,5 triệu USD qua 9 vòng gọi vốn. Đồng thời, The Zebra đã đạt trạng thái kỳ lân với mức định giá hàng tỷ USD vào năm ngoái.

Nguồn: CNBC

Xuất hiện dòng tiền bắt đáy cổ phiếu

Giá trị khớp lệnh hôm nay giảm 1.500 tỷ đồng so với phiên cuối tuần nhưng có tín hiệu cho thấy nhà đầu tư giải ngân vào những mã vốn hoá lớn.
Theo đánh giá của một số công ty chứng khoán, VN-Index hồi phục trong phiên cuối tuần trước nhưng thanh khoản không có sự cải thiện do tâm lý nhà đầu tư bất ổn. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ đối mặt áp lực bán quyết liệt đầu tuần này. Hầu hết chuyên gia đều khuyến nghị nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu nên tiếp tục hạ tỷ trọng, còn ai giữ tiền mặt thì đứng ngoài thị trường và hạn chế mua mới.
Thực tế diễn biến phiên giao dịch sáng nay chứng minh tâm lý nhà đầu tư vẫn rất bi quan. Sắc đỏ bao trùm thị trường ngay lúc mở cửa, trong đó những cổ phiếu vốn hoá lớn như NVL, PDR, GVR chạm giá sàn, khiến VN-Index mất hơn 30 điểm so với tham chiếu để xuống sát vùng giá 920 điểm.
Tuy nhiên, đến giữa phiên, thị trường dần lấy lại trạng thái cân bằng khi dòng tiền đổ vào càng lúc càng nhiều. Một số mã vốn hoá lớn ngành ngân hàng (HDB, VPB, TCB) và hàng tiêu dùng (SAB, MSN, VNM) hút mạnh dòng tiền, qua đó giúp chỉ số thu hẹp biên độ giảm còn khoảng 20 điểm. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM tiếp tục cải thiện trong những phút cuối và đóng cửa tại 941 điểm, giảm hơn 13 điểm so với tham chiếu.
Hôm nay, có 666 triệu cổ phiếu được sang tay, trị giá xấp xỉ 9.500 tỷ đồng. Thanh khoản giảm so với phiên cuối tuần trước, đồng thời là mức thấp nhất trong hai tuần qua, nhưng một số cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và đã điều chỉnh sâu trong thời gian qua lại hút mạnh dòng tiền. Điển hình như HPG hôm nay giảm 0,8% nhưng khớp lệnh trên 60 triệu cổ phiếu, trong đó khối ngoại mua vào hơn 26 triệu cổ phiếu. VND sau khi thủng mốc 10.000 đồng cũng hút tiền trở lại, khớp lệnh 24 triệu cổ phiếu và đảo chiều từ giá sàn thành tăng 5,6%.
Phân theo ngành, tài chính – ngân hàng có giá trị khớp lệnh cao nhất với hơn 3.100 tỷ đồng, tiếp đến là nguyên vật liệu và công nghiệp. Trong khi đó, nhóm bất động sản kéo dài chuỗi giao dịch ảm đạm khi hầu hết cổ phiếu giảm hết biên độ và không có bên mua. NVL cuối phiên hôm nay còn dư bán gần 63 triệu cổ phiếu. Con số này với PDR60,2 triệuDIG10,7 triệu cổ phiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò chốt chặn giúp thị trường tránh một phiên giảm sâu hơn khi nhóm này rót vào gần 2.700 tỷ đồng, còn bán chưa đến 1.000 tỷ đồng. Đây là phiên thứ sáu liên tiếp nhóm này mua ròng. STB và HPG được khối ngoại gom nhiều nhất với giá trị mua ròng lần lượt là 336 tỷ đồng và 168 tỷ đồng.
Phương Đông

Lỗ 400 triệu đồng vì 'giàu nhanh nhờ chứng khoán'

Người giàu lỗ vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ cũng chẳng sao nhưng với người vốn mỏng thì phải làm lại từ đầu.
Nhiều người trẻ tuổi hiện nay theo đuổi con đường kiếm tiền bạo phát bạo tàn. Chỉ mới cách đây một năm, cậu em họ tôi vẫn sống ung dung theo kiểu xe xịn, điện thoại đời mới mặc dù lương hàng tháng chưa đến 20 triệu đồng.
Lúc đó cuộc sống nhiều người gặp khó khăn vì dịch Covid-19, nhưng tại sao vẫn sống ung dung được như thế? Chính là vì nhờ giá cổ phiếu tăng liên tục. Đi làm gần chục năm, tích góp cũng được vài trăm triệu đồng, thấy bạn bè trang lứa và đồng nghiệp đua nhau mua nhà, mua xe, cậu em họ tôi cũng sốt ruột.
Thế là cậu ấy chọn con đường chứng khoán và tiền ảo để theo đuổi mơ ước nhân đôi, nhân ba tài sản. Lúc đó, cậu ấy nói với tôi rằng chỉ có những cách này mới mau chóng rút ngắn khoảng cách với người khác. "Làm công ăn lương không ăn thua anh ạ", cậu ấy nói với tôi.
Tôi nói rằng ai cũng có khát vọng làm giàu, điều đó là rất chính đáng nhưng cần cân nhắc thật kỹ trước khi ra quyết định đầu tư. Lập tức cậu ấy xua tay bảo rằng thời buổi hiện đại thì cũng sinh ra những cách kiếm tiền hiện đại.
Chơi chứng khoán theo kiểu ném đá dò đường, ban đầu vốn chỉ vài chục triệu, thấy thị trường nóng lên liên tục, số tiền lời thu về cũng đủ tiền nhà, tiền cà phê nên cậu em họ tôi liên tục nới rộng danh mục đầu tư cũng như tiền vốn.
Có những lúc tiền lời chứng khoán gấp mấy lần tiền lương hàng tháng, với loại hình tiền ảo cũng như thế. Nhưng sau những cú giật ngược của thị trường, bây giờ tiền vốn, tiền lời sau những trận thắng còn mắc kẹt lại trong tài khoản đang lỗ hơn 400 triệu đồng.
Tức là thành quả lẫn vốn liếng đã bị thổi bay. "Bây giờ sắp Tết, không có tiền tiêu, bán lỗ thì coi như mất mà để đấy thì không biết chừng nào mới hồi phục như ban đầu". Tuy nhiên, nhiều người chơi chứng khoán quên rằng nếu lỗ 20% thì bạn phải lãi 25%, và lỗ 50% thì phải lãi 100% mới hoàn vốn. Khả năng một cổ phiếu tăng giá như vậy là bao nhiêu?
Có câu dục tốc bất đạt, và nó hoàn toàn đúng trong những trường hợp muốn làm giàu nhanh nhưng vốn mỏng. Những người có vốn ít, cần cân nhắc và lựa chọn cho mình một phương thức làm giàu chậm mà chắc, bởi người có tiền, họ thua lỗ vài trăm triệu hoặc vài tỷ tuy nhiều nhưng không sao vì tốc độ sinh lợi từ tải sản của họ rất mau. Còn với những người vốn mỏng, khi làm sai thì phải xuất phát lại từ đầu.
Trung Danh

Ba lần trả giá đất xuống 1,8 tỷ 'vẫn hớ'

Nếu chịu chờ đến giờ hoặc năm sau mới mua, có khi lô đất này chỉ còn 1,6 hoặc 1,5 tỷ đồng.
Theo giới thiệu, tôi gọi hỏi chủ một lô đất ngang 5m dài 24m ở gần thị trấn chỗ tôi ở, ban đầu chủ đất báo giá 2,1 tỷ đồng. Tôi biết ngay đây họ cố tình neo giá cao như thời bất động sản đang sốt, để khách trả giá xuống thì vừa với giá mong muốn của họ. Tôi hỏi rõ về pháp lý và xin địa chỉ để qua xem.
Sáng hôm sau tôi chạy xe đến nơi và khá ưng ý với lô đất này. Đồng thời tôi dò hỏi nhiều người ở xung quanh về lô đất có tranh chấp hay rắc rối gì không. Tôi biết được một thông tin quan trọng: Chủ đất là người ở xa tới, không phải dân của khu vực này.
Tôi cũng hỏi những người này biết ai bán đất thì chỉ giúp, sau khi đọ giá, tôi thấy mức giá ban đầu mà người bán nêu là quá cao. Hẹn gặp để thương lượng thì họ đồng ý giảm giá 50 triệu đồng.
Tôi thấy có điều gì đó khác lạ bởi những lần mua đất trước, kỳ kèo với chủ mỏi miệng mà họ chỉ giảm 20-30 triệu đồng, gọi là "cho lộc" mà thôi. Thế nên tôi bảo lấy hai tỷ cho chẵn thì họ nói rằng để suy nghĩ lại. Tối họ gọi điện báo đồng ý thì đến lượt tôi hẹn tính sau để tôi suy nghĩ thêm. Hai ngày sau, tôi gọi điện bảo họ tôi đã khảo sát kỹ giá đất khu vực này, hai tỷ đồng vẫn còn quá cao, có bớt thêm được không? Họ bảo nếu tôi chồng tiền đủ một lần thì họ lấy 1,9 tỷ thôi.
Lúc này, tôi mới biết là họ đang cần tiền, có lẽ để xoay xở trả nợ, hoặc đang khát dòng tiền nên mới chịu giảm như vậy. Lúc này, biết mình đang ở thế chiếu trên nên tôi mạnh dạn: Nếu chốt 1,8 tỷ được thì hẹn ngày đi làm giấy tờ, tôi chồng tiền liền tay sốt dẻo. Kết quả họ đồng ý cái rụp.
Đó là câu chuyện của vài tháng trước, còn bây giờ tôi có cảm giác mình đang bị hố bởi nếu trả giá mạnh hơn hoặc chờ thêm một, hai tháng thì có lẽ miếng đất ấy tôi chỉ mua với giá 1,6 hoặc 1,5 tỷ mà thôi. Thật tiếc nhưng vì tháng giêng tới tôi sẽ cưới dâu nên phải tìm mua một nền nhà cho vợ chồng con trai ra riêng.
Từ chu kỳ bất động sản lần trước đến giờ, tôi thấy chưa bao giờ người bán cần người mua như thế này. Hy vọng bài viết của tôi chia sẻ thêm kinh nghiệm khi mua đất và thương lượng cho những bạn trẻ chưa có nhà.
Theo dự đoán của tôi, trong năm 2023 tới và có thể đến tận cuối 2024 là cơ hội tuyệt vời cho những ai chưa có nhà.

'Bong bóng giá đất thổi phồng tâm lý làm giàu nhanh'

Nếu làm việc tăng ca, đầu tư đàng hoàng và cẩn thận thì số tiền lãi chỉ tăng rất ít, không thấm vào đâu so với công sức bỏ ra.
Vì sao ngày này càng nhiều người trẻ dám "chơi lớn" vào chứng khoán, tiền ảo? Là vì họ không hy vọng gì khi thấy đồng lương còm cõi của họ tăng chẳng bao nhiêu qua các năm trong khi vật giá leo thang chóng mặt, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa bởi "công sức" của bong bóng giá đất.
Trong khi đó nếu bạn tăng ca, đầu tư đàng hoàng, cẩn thận thì số tiền nhận thêm được chỉ tăng rất ít, hoàn toàn chẳng đáng kể so với công sức bỏ ra. Chưa kể ngày nay mạng xã hội phát triển, càng có những người thành công hoặc "ra vẻ" thành công hiển hiện trước mặt họ mỗi ngày, càng khiến họ thêm áp lực về sự chênh lệch giàu nghèo đó.
Vì thế nên họ mới thích những phương pháp làm giàu nhanh chóng, sẵn sàng liều hết số tiền cực khổ dành dụm được chỉ mong sớm có ngày giàu như người khác.
Công thức "Làm giàu = kiếm tiền + tiết kiệm + đầu tư" chỉ đúng nếu như giá nhà đất hiện tại đang ở giá trị thực, tức phản ánh đúng khả năng đem lại kinh tế, sự thuận lợi về giao thông, việc làm, của khu đất cũng như tương quan với sự gia tăng nhu cầu đất bởi quá trình gia tăng dân số tự nhiên.
Thậm chí nếu quỹ đất đã hết và tiềm lực phát triển của kinh tế Việt Nam quá tốt tôi cũng sẽ thấy việc giá đất tăng lên nhiều lần nữa cũng là điều bình thường. Đằng này giá đất ở Việt Nam tăng do sự thiếu hụt nguồn cung giả tạo bởi quá trình đầu cơ.
Nếu bạn có mua đất bạn chắc cũng thừa thấy được thực tế đất bỏ hoangcực kỳ nhiều nhưng lúc nào ta cũng ca bài ca giá nhà đất tăng vì cung không đủ cầu. Bạn có thể bỏ ra hàng trăm triệu để mua một viên kim cương cũng không tiếc vì nó đáng giá như thế nhưng bạn sẽ không thể bỏ ra hàng trăm triệu để mua một khúc than củi chỉ vì nó đều từ Carbon như kim cương đúng chứ?
Việc phải bỏ quá nhiều tiền ra cho một thứ không tương xứng với giá trị thực của nó là sự lãng phí thời gian và công sức lao động cũng như những hy sinh, vất vả kiếm tiền của bạn.

Winter

Ai được tăng lương khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng?

 

Dù chỉ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương khi lương cơ sở điều chỉnh lên mức 1,8 triệu đồng/tháng nhưng vẫn có những thay đổi, ảnh hưởng tới đời sống người lao động khi các loại phụ cấp, trợ cấp cũng tăng...

Ngày 11/11 vừa qua, sau nhiều phiên thảo luận, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh tiền lương đối với khu vực công. Quốc hội thống nhất chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương trong năm 2023, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023.

Nêu lý do chốt thời điểm tăng lương là 1/7/2023, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật giải thích, một số ý kiến đề nghị điều chỉnh lương sớm, từ đầu năm nhưng 1/1/2023 là thời điểm đúng Tết Dương lịch, cận Tết Âm lịch. Đây là thời điểm nhạy cảm bởi nhu cầu mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của người dân, doanh nghiệp tăng mạnh, tạo sức ép lên điều hành giá và tâm lý tăng lương kèm với tăng giá sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Cân nhắc nhiều lý do, Quốc hội chốt thời điểm, mức tăng là 310.000 đồng/tháng so với mức lương cơ sở hiện hành (1,49 triệu đồng/tháng).

Hiện nay, trong thị trường lao động có hai nhóm chính là cán bộ, công chức, viên chức đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ và người lao động trong khu vực doanh nghiệp hưởng chế độ tiền lương từ thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động.

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị vẫn chưa được thực hiện mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Do đó, khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 1/7/2023, lương với cán bộ, công chức, viên chức được thay đổi đáng kể, căn cứ theo công thức tính lương đang áp dụng. 

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó, hệ số vẫn đang được áp dụng theo các bảng phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ và áp dụng với từng đối tượng cụ thể khác nhau. Mức lương cơ sở được đổi từ 1,49 thành 1,8 triệu đồng. 

Với người lao động trong khu vực doanh nghiệp lương được tính theo thỏa thuận của các bên, không hề bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lương cơ sở.

Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động có đề cập đến quy định liên quan đến tiền lương nêu rõ: "Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác".

Tuy nhiên, dù lương không ảnh hưởng nhưng khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì vẫn sẽ có những thay đổi ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, như:

- Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) tối đa hoặc theo hộ gia đình; Tăng điều kiện hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT 5 năm liên tục.

- Tăng trợ cấp, phụ cấp: Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau; Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản; Tăng mức lương hưu thấp nhất; Tăng mức trợ cấp mai táng; Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng...

Đặc sản gà đồi Yên Thế

Nói tới vùng quê Yên Thế thì ai trong mỗi chúng ta đều có nghe về vùng đất hào hùng , gắn với cuộc khởi nghĩa Yên Thế của anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám. Được lưu truyền tới ngày hôm này qua những trang sách lịch sử.
Huyện Yên Thế nằm ở khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, phía Tây của tỉnh Bắc Giang, giáp với cái tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn.
Đất đai thuộc huyện Yên Thế , tỉnh Bắc Giang rộng lớn phù hợp với trồng các loại cây ăn quả vải, nhãn.. và thích hợp với chăn nuôi.
Nếu ai chưa từng biết về Bắc Giang thì sau đây là những loại đặc sản không thể bỏ qua khi các bạn tới nơi đây : Vải thiều Bắc Giang, Mỳ Chũ, Rượu làng Vân, Rượu men lá, rượu ngô, bánh đa kế, gà đồi Yên Thế.
Rượu làng Vân Bắc Giang
Ngoài những món ăn nổi tiếng tại Bắc Giang, thì Yên Thế còn rất mạnh với sản phẩm Gà đồi Yên Thế. Đây là một sản phẩm chủ lực của tỉnh Bắc Giang. Gà đồi Yên Thế đã được cả nước công nhận sản phẩm thịt gà chất lượng.
Ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về loại đặc sản gà đồi Yên Thế này.
1. Gà đồi là gì?
Gà đồi là những loại gà ta được chăn thả tự nhiên tại các đồi cao, nên có cái tên là gà đồi.
Sở dĩ có cái tên gà đồi Yên Thế, chính là gà ta được chăn thả tại quê hương Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, nên mọi người đặt luôn một cái tên mà hiện tại đang nổi danh trên cả nước, đó là gà đồi Yên Thế.
Huyên Yên Thế có đất đai rất rộng nên có thể nuôi gà đồi và một loại gà nữa ngon không kém, đó chính là gà ta thả vườn.
Đa số người dân ở nơi đây, nuôi gà theo kiểu tự do, chăn nuôi các loại thức ăn tự nhiên như : Gạo, ngô thừa thì sẽ vãi ra cho chúng ăn, còn lại chúng tự kiếm ăn trong khu vườn rộng lớn, nên chất lượng thịt gà rất tốt.
2. Gà đồi Yên Thế thích hợp nuôi ở đâu?
Với địa hình vườn đồi rộng dãi , các hộ dân tại đây đã hình thành và xây dựng những trang trại lớn, một trong số đó là trang trại.
Đất đai đồi núi rộng hàng nghìn m2 , thích hợp trồng các loại cây ăn quả như : nhãn, vải.
Gà đồi tại đây được chăn nuôi hoàn toàn tự nhiên.
Gà sau một ngày bay nhảy, kiếm ăn khắp quả đồi , đêm về ngủ tại cây vải, cây nhãn luôn. Khi nào mưa bão chúng mới vào chuồng.
Việc gà đồi sinh hoạt, sống hoang dã như vậy tạo ra chất lượng thịt gà ngon. Rất khác so với tất cả các loại gà ta khác. Tạo lên thương hiệu gà đồi của Yên Thế vang danh đi khắp đất nước Việt Nam.
Không giống với những vùng chăn nuôi khác : Chăn nuôi chủ yếu ở trong nhà xưởng, gà đồi Yên Thế được chăn thả tự nhiên tại các trang trại vườn đồi rộng lớn, sử dụng nguồn thức ăn hữu cơ kết hợp với việc chạy nhảy nhiều nên thịt gà chắc khỏe, ngọt, đậm , thơm ngon đặc trưng riêng của vùng miền .
3. Mua giống gà đồi Yên Thế ở đâu?
Tại huyện Yên Thế có rất nhiều địa chỉ cung cấp gà giống đảm bảo chất lượng, các bạn chỉ cần về địa phương sẽ có rất nhiều người chỉ dẫn cho các bạn.


Những loại giống gà đồi Yên Thế được chăn thả tại nơi đây là các loại gà như : Gà hồ, gà lai hồ, gà ri và chủ yếu vẫn là loại gà mía.

Hình ảnh gà ri
Một số hộ gia đình có nuôi gà công nghiệp, nhưng chiếm tỉ lệ rất ít. Gà công nghiệp như : Gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng ...
Hình ảnh gà công nghiệp
Không phải bạn có mua loại giống gà đồi tại nơi đây thì các bạn nuôi tại địa phương của bạn chất lượng thịt cũng ngon như vậy.
Gà đồi tại nơi đây ngon như vậy do rất nhiều yếu tố, chủ yếu vẫn là diện tích đất đai rộng lớn, gà có không gian chạy nhảy, kết hợp với không khí mát mẻ, nguồn nước, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào và một số các kĩ thuật chăn nuôi chất lượng tại nơi đây.
Dưới đây là Trang trại gà đồi Yên Thế 
4. Giá gà đồi Yên Thế hiện nay
Tùy vào từng thời điểm mà giá gà đồi Yên Thế có sự thay đổi khác nhau.
Đặc biệt vào những ngày tết, những ngày lễ lớn trong năm lượng tiêu thụ thịt gà nhiều nên mặt hàng cung cấp bị hạn chế , giá thành của gà đồi sẽ có tăng lên một chút từ : 10.000 - 20.000 v.n.đ/kg không đáng kể.
Giá gà đồi Yên Thế chưa thịt dao động : 95.000 - 110.000 v.n.đ/kg
Giá gà đồi Yên Thế thịt sẵn dao động : 110.000 - 140.000 v.n.đ/kg
Giá gà ta thả vườn chưa thịt dao động : 90.000 - 105.000 v.n.đ/kg
Giá gà ta thả vườn thịt sẵn dao động : 100.000 - 135.000 VNĐ/kg
Giá gà đồi Yên Thế sẽ có giá cao hơn đôi chút so với các loại gà ta thường do đây là một loại đặc sản thơm ngon, chất lượng tại địa phương kết hợp với quy trình chăn nuôi chất lượng, nên giá thành có cao hơn đôi chút so với các loại gà ta khác.
Nhưng chất lượng thịt thì không phải bàn tới và đặc biệt đảm bảo vệ sinh an toàn tối đa.
5. Tại sao chọn chúng tôi
5.1 Nguồn gốc rõ ràng
Trang trại nuôi gà tại Cầu Gồ, Yên Thế. Chuyên cung cấp các sản phẩm gà sạch, chất lượng cho tất cả khách hàng trên toàn quốc.
Chủ yếu hàng năm cung cấp tới hàng nghìn con gà đồi thịt chất lượng cho khách hàng tới từ Hà Nội.
5.2 Ship hàng toàn quốc
Khách hàng chỉ cần nhấc máy lên gọi điện theo số hotline là nhân viên giao hàng sẽ ship hàng tới tận nhà.
Đặt hàng, thanh toán nhanh gọn dễ dàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để thưởng thức những loại thịt gà đồi ngon, chất lượng.
SĐT/Zalo: 0979766122

Gà sạch Bắc Giang

 Liên hệ: 0979766122

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

Cổ phiếu PDR giảm sàn “trắng bên mua”, thêm một công ty chứng khoán “call margin” Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt

 Cổ phiếu PDR giảm sàn “trắng bên mua”, thêm một công ty chứng khoán “call margin” Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt

Tính đến hết phiên 9/11, cổ phiếu này đã giảm 16 phiên liên tiếp trong đó 4 phiên gần nhất đều trắng sàn trong tình trạng tắt thanh khoản cùng dư bán hàng chục triệu đơn vị.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) vừa thông báo sẽ bán giải chấp hơn 1 triệu cổ phiếu PDR của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 10/11 đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định của YSVN.

Số lượng chứng khoán dự kiến bán giải chấp là ước tính tại thời điểm công bố thông tin, số lượng chứng khoán bán thực tế có thể ít hơn hoặc nhiều hơn do thay đổi giá thị trường làm thay đổi giá trị tài sản đảm bảo.

Trước đó, vào ngày 7/11, CTCK Tân Việt (TVSI) đã thông báo về việc bán giải chấp 750.000 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt. Cùng ngày, TVSI cũng “call margin” 720.000 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Công ty TNHH Phát Đạt Holdings. Tổ chức này hiện đang là cổ đông lớn thứ 2 tại PDR với lượng sở hữu 73,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,96%), chỉ xếp sau ông Nguyễn Văn Đạt với khối lượng nắm giữ lên đến hơn 332 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 49,45%).

Động thái “call margin” hàng loạt của các CTCK đối với lãnh đạo và cổ đông lớn của Phát Đạt diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu PDR liên tục lao dốc mạnh. Tính đến hết phiên 9/11, cổ phiếu này đã giảm 16 phiên liên tiếp trong đó 4 phiên gần nhất đều trắng sàn trong tình trạng tắt thanh khoản cùng dư bán hàng chục triệu đơn vị.

Cập nhật đến thời điểm 10h sáng ngày 10/11, PDR tiếp tục giảm sàn “trắng bên mua” cùng lượng dư bán lên đến hơn 53 triệu cổ phiếu, tương đương gần 8% tổng lượng cổ phiếu lưu hành. Đà trượt dốc đẩy PDR xuống thấp nhất trong vòng gần 23 tháng kể từ cuối năm 2020 với 28.150 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức giảm 60% so với đỉnh cách đây hơn một năm.

Cổ phiếu PDR giảm sàn “trắng bên mua”, thêm một công ty chứng khoán “call margin” Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt - Ảnh 1.

Trong một diễn biến khác, CTCK Mirae Asset (MAS) mới đây đã giảm tỷ lệ cho vay margin đối với cổ phiếu PDR từ mức 40% xuống 35%. Đồng thời, MAS cũng thay đổi giá chặn của PDR trong danh mục chứng khoán giao dịch ký quỹ thành 48.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian áp dụng từ ngày 09/11/2022.

Trước đó vào hồi giữa tháng 5 năm nay, trong bối cảnh cổ phiếu PDR giảm mạnh từ đỉnh, doanh nghiệp bất động sản này cũng đã từng phải bổ sung thêm 1,7 triệu cổ phiếu PDR làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng phát hành vào cuối tháng 12/2021. Theo thông báo của VCSC – đơn vị quản lý tài sản đảm bảo và nhận cầm cố cổ phần, việc bổ sung tài sản đảm bảo diễn ra sau khi giá trị tài sản đảm bảo gốc bị suy giảm xuống dưới mức cho phép theo điều khoản và điều kiện của đợt phát hành trái phiếu.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

VN-Index giảm mạnh nhất Châu Á, chứng khoán Việt Nam xuống đáy 2 năm

Nhịp giảm mạnh thời gian qua đã đưa định giá chứng khoán Việt Nam đã rẻ lại càng rẻ hơn. P/E trailling của VN-Index hiện đã lùi về mức 9,83 lần, tương đương với các đợt khủng hoảng trong quá khứ.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên giao dịch đáng quên với sắc đỏ bao trùm trong toàn bộ thời gian. VN-Index thậm chí có thời điểm đã mất 50 điểm với hàng trăm cổ phiếu giảm sàn trước khi hồi nhẹ vào cuối phiên. Đóng cửa, toàn thị trường ghi nhận hơn 300 mã giảm sàn trong đó riêng VN30 có 11 mã giảm hết biên độ và không có cổ phiếu nào tăng tăng giá.

VN-Index kết phiên với mức giảm 3,89% xuống 947,24 điểm, thấp nhất kể từ ngày 6/11/2020. Đây cũng là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số trong gần 5 tháng kể từ ngày 13/6. Mức giảm 3,89% cũng đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất Châu Á trong ngày 10/11.

Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất Châu Á
Phiên giảm mạnh diễn ra trong bối cảnh làn sóng “call margin” một loạt lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản gây áp lực lớn lên thị trường trong khi dòng tiền vào có phần hạn chế. Một số cổ phiếu bất động sản như NVL, PDR thậm chí đã giảm sàn “trắng bên mua” ngay từ đầu phiên và gần như không có thanh khoản dù lượng dư bán lên đến hàng chục triệu đơn vị.

Trong bối cảnh việc huy động vốn từ tín dụng ngân hàng và trái phiếu bị siết chặt, kênh cho vay margin của các CTCK đóng vai trò quan trọng trong việc “cân” nguồn vốn cho nhiều doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, diễn biến không thuận lợi của thị trường khiến nhiều cổ phiếu lao dốc mạnh đã đẩy nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đang cầm cố/thế chấp cổ phiếu làm tài sản đảm bảo để vay vốn rơi vào tình trạng bị ép bán.

SGI Capital nhận định vòng xoáy sẽ tiếp diễn cho đến khi xuất hiện những phân hoá sau: (1) Trái phiếu của nhóm doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi và tình hình tài chính lành mạnh sẽ thu hút được người mua mới khi giá được chiết khấu. (2) Trái phiếu của nhóm doanh nghiệp có tài sản tốt có thể được các trái chủ đồng ý hoán đổi qua sản phẩm bất động sản hoặc đồng ý kỳ trả nợ dài hơn với lãi suất tốt hơn. (3) Trái phiếu của nhóm doanh nghiệp không có khả năng trả nợ sẽ không có khả năng tái cơ cấu dưới bất cứ hình thức nào. Trái chủ sẽ có khả năng thu hồi được rất ít tiền gốc sau một thời gian dài.
“Nếu không có những hỗ trợ kịp thời, trong tháng tới TTCK vẫn tiếp tục chịu nhiều áp lực do dòng tiền hạn chế từ áp lực đáo hạn trái phiếu, call margin và triển vọng tăng trưởng xấu đi” – SGI Capital nhận định.

Cơ hội để tích lũy dài hạn?

Khó khăn trong ngắn hạn là khó tránh khỏi tuy nhiên vẫn có những điểm tích cực về mặt dài hạn sau các hoạt động thanh lọc trên thị trường. Nhịp giảm mạnh thời gian qua đã đưa định giá chứng khoán Việt Nam đã rẻ lại càng rẻ hơn. Theo dữ liệu từ Bloomberg, P/E trailling của VN-Index đã lùi về mức 9,83 lần, tương đương với các đợt khủng hoảng trong quá khứ và thấp thấp hơn rất nhiều so với mức P/E trung bình 5 năm là 15,x.

Định giá thị trường ngày càng rẻ hơn

Theo SGI Capital, thị trường đã đi sâu vào vùng quá bán tương ứng với vùng định giá rẻ lịch sử. Đợt giảm này đã đưa VN-Index đã phản ánh những rủi ro rất lớn về thanh khoản mà khối doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải trải qua. Quỹ đầu tư nhấn mạnh “bản chất của TTCK luôn là biến động mạnh và rất khó dự báo ngắn hạn, nhà đầu tư vượt qua được giai đoạn khủng hoảng hiện nay và bám trụ lại sẽ gặt hái được thành quả lớn khi thị trường và nền kinh tế quay trở lại chu kỳ tăng trưởng” .

Đồng quan điểm, Chứng khoán TPS cho rằng đây là thời điểm hợp lý để tích lũy những cổ phiếu có nội tại tốt, kết quả kinh doanh tích cực và thanh khoản cao. Với dự phóng tăng trưởng EPS của toàn thị trường trên 20%, TPS ước tính mức P/E forward 2022 chỉ tương đương 9,x. So với các quốc gia trong khu vực, TTCK Việt Nam đang hết sức hấp dẫn với P/E forward 2022 ở mức gần như thấp nhất nhưng lại có mức ROE thuộc nhóm cao nhất.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Novaland (NVL) lên tiếng về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp

Mở đầu phiên 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, mã NVL) vừa có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu NVL giảm sàn 5 phiên giao dịch liên tiếp.

Theo Novaland, giá cổ phiếu NVL giảm trong thời gian gần đây do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô.

Trên thị trường, cổ phiếu NVL vẫn chưa ngừng đà lao dốc với 5 phiên liên tiếp giảm kịch sàn, dư bán hàng chục triệu đơn vị. Mở đầu phiên 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị. Như vậy, NVL đã mất xấp xỉ 40% sau hơn 10 phiên giao dịch.

Trong bối cảnh thị giá liên tục trồi sụt, ông Bùi Cao Nhật Quân - con trai ông NovaGroup Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP cũng vừa thông báo mua thành công 2 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 14/10 đến 3/11 để nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên hơn 83 triệu đơn vị, tương đương 4,269% vốn.
Trong một diễn biến liên quan, Chứng khoán Mirae Asset trong ngày 9/11 vừa có thông báo hạ tỷ lệ cho vay ký quỹ (margin) đối với cổ phiếu NVL từ 40% xuống 30% . Đây là lần thứ 2 công ty chứng khoán này hạ tỷ lệ cho vay margin đối với NVL. Trước đó trong ngày 7/11, tỷ lệ cho vay margin đã bị hạ từ 50% xuống 40%.

Mới đây, Novaland cũng hủy ngày đăng ký cuối cùng 14/11 để thực hiện quyền phát hành 482 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần do phương án phát hành không còn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty.

Về tình hình kinh doanh quý 3/2022, Novaland ghi nhận doanh thu thuần 3.279 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Novaland giảm 18% còn 737 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 236 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Novaland giảm là do chi phí tài chính tăng mạnh thêm 615 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư cũng như lỗ tỷ giá tăng so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần Novaland giảm 23% đạt 7.894 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.054 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ.


Hạ Anh

Nhịp sống thị trường

Không chỉ doanh nghiệp bất động sản, Chủ tịch một công ty sản xuất giấy vừa bị "call margin" từ ngày 10/11

Thị giá DHC đang liên tục giảm sâu, 6 phiên liên tiếp đóng cửa dưới ngưỡng tham chiếu và mất 16% giá trị chỉ sau hơn 1 tuần.
Trong thông báo mới nhất, Chứng khoán Mirae Asset đã công bố việc sẽ tiến hành bán giải chấp 700.000 cổ phiếu C ông ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã: DHC) thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT DHC Lương Văn Thành.

Thời điểm dự kiến bán giải chấp kể từ ngày 10/11/2022 đến khi đảm bảo đủ tỷ lệ theo quy định về giao dịch ký quỹ. Số lượng chứng khoán dự kiến bán giải chấp là ước tính tại thời điểm công bố thông tin, số lượng chứng khoán bán thực tế có thể ít hơn hoặc nhiều hơn do thay đổi giá thị trường làm thay đổi giá trị tài sản đảm bảo.

Hiện Chủ tịch Thành đang nắm giữ gần 6,7 triệu cổ phiếu DHC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 9,56% vốn điều lệ.

Như vậy, đây là lãnh đạo doanh nghiệp tiếp theo chịu làn sóng “call-margin” bởi các công ty chứng khoán trong vài ngày trở lại đây. Trước đó, loạt lãnh đạo, người thân cùng các cổ đông lớn tại DIC Corp (DIG), Phát Đạt (PDR), Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HDC), Đầu tư LDG (LDG) đang liên tục bị “call-margin) trong bối cảnh cổ phiếu giảm mạnh so với mức đỉnh.

Tương tự như vậy, thị giá DHC cũng đang liên tục giảm sâu, 6 phiên liên tiếp đóng cửa dưới ngưỡng tham chiếu trong đó có phiên 10/11 giảm sàn xuống 42.450 đồng/cp, tương ứng mất 16% giá trị sau hơn 1 tuần. Nhìn rộng hơn, xu hướng giảm của thị giá đã bắt đầu từ khoảng cuối năm 2021, sau khi lập đỉnh 92.740 đồng/cp (5/11/2021) và đi ngang tại vùng đỉnh khoảng 1 tháng thì DHC bắt đầu hạ nhiệt, đến nay sau khoảng 1 năm đã bay hơn nửa giá trị so với đỉnh.

Cổ phiếu DHC mới đây cũng đã bị Mirae Asset hạ tỷ lệ cho vay ký quỹ margin từ 50% xuống 40% từ ngày 10/11.

Điểm khác biệt nhất của Đông Hải Bến Tre trong đợt “call-margin” lần này là việc đây không phải doanh nghiệp bất động sản. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất bột giấy, giấy và bìa, giấy nhăn, bao bì từ giấy, in ấn và các dịch vụ liên quan đến in.

Về tình hình kinh doanh, quý 3 vừa qua doanh thu của DHC đạt 970 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. LNST đem về đạt hơn 64 tỷ đồng, giảm 27% so với quý 3/2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, DHC lãi ròng gần 296 tỷ đồng, giảm 24% so với kết quả cùng kỳ năm trước.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Thua lỗ tăng quá nhanh, nhà đầu tư nên hành động như thế nào?

 Thua lỗ tăng quá nhanh, nhà đầu tư nên hành động như thế nào?

Áp lực bán dồn dập từ những nhóm cổ phiếu trụ khiến VN-Index chính thức “thủng” đáy tháng 10 vừa qua và để tuột mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng 950 điểm.

Sau hai phiên hồi phục nhẹ, chứng khoán Việt Nam tiếp đà giảm mạnh trong phiên hôm nay. Áp lực bán dồn dập từ những nhóm cổ phiếu trụ khiến VN-Index chính thức “thủng” đáy tháng 10 vừa qua và để tuột mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng 950 điểm.

Tâm điểm là nhóm bất động sản với hàng loạt cổ phiếu giảm hết biên độ. Điệp khúc giảm sàn, “trắng bên mua” lại tiếp diễn với NVL khi dư bán sàn hơn 30 triệu cổ phiếu nhưng chỉ khớp lệnh vỏn vẹn 331 nghìn đơn vị; PDR thậm chí chỉ khớp lệnh được hơn 170 nghìn cổ phiếu, trong khi “chất sàn” đến hơn 48 triệu đơn vị. Những mã khác như DIG, DXG, LDG cũng đồng loạt giảm sâu với hàng triệu cổ phiếu bị “nhốt sàn”.

Kết phiên, VN-Index thu hẹp đà giảm còn hơn 38 điểm (tương đương 3,89%) để lùi về sát mốc 947điểm. Thị trường chìm trong sắc đỏ với 836 mã giảm điểm, trong đó có 305 mã giảm sàn.

Thực tế, trong bối cảnh thị trường liên tục lao dốc mạnh thì phiên giảm điểm này không còn gây bất ngờ. Khi tâm lý và niềm tin trên thị trường đang yếu, chỉ một yếu tố bất định cũng có thể khiến thị trường giảm nhanh mạnh.

Đánh giá về phiên giảm điểm này, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường giảm mạnh do hiện tượng “domino” bán mạnh từ những đợt “call margin” thời gian gần đây.

Nói về áp lực “call margin” trên thị trường, ông Minh cho rằng một khi đã lan đến các “tài khoản lớn” thì ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt là những cổ phiếu bất động sản xuất hiện tình trạng dư bán sàn và mất thanh khoản, có nghĩa bán giải chấp nhưng không ai mua.

Bởi khi các CTCK không thể bán ra những cổ phiếu phiếu mất thanh khoản, buộc họ sẽ phải bán các cổ phiếu khác trong danh mục để thu hồi vốn. Điều này tạo nên hiệu ứng bán lan truyền trên diện rộng và khiến VN-Index giảm mạnh.

Dự báo về thị trường trong những phiên tiếp theo, chuyên gia Yuanta cho rằng khi “thủng” ngưỡng hỗ trợ 950 điểm thì khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục giảm theo quán tính và kiểm nghiệm những mốc điểm thấp hơn. Không loại trừ khả năng VN-Index về quanh vùng hỗ trợ 900 – 920 điểm nếu tình trạng call margin chưa được cải thiện.

Thực tế, thời điểm trước, khi thị trường vẫn xoay vòng quanh những vấn đề liên quan đến cung - cầu việc dự đoán đỉnh đáy vẫn có phần chính xác. Tuy nhiên, khi thị trường rơi vào cảnh khủng hoảng niềm tin như hiện tại thì những dự đoán về chỉ số không còn quan trọng. Vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm hơn cả trong lúc này là bao giờ áp lực bán giải chấp của nhóm cổ phiếu lớn giảm. VN-Index sẽ khó tìm điểm cân bằng nếu các tình trạng “call margin” tại những doanh nghiệp lớn chưa được giải quyết.

Dù vậy, chuyên gia Yuanta cho rằng khi áp lực giải chấp giảm bớt đi sẽ là tia sáng cho thị trường. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp sẽ có hai giải pháp để khắc phục. Thứ nhất là tăng thêm cổ phiếu để đưa tỷ lệ về ngưỡng an toàn và thứ hai là giải quyết các tài sản đảm bảo để bên cho vay không bán tiếp cổ phiếu.

Do đó, doanh nghiệp buộc phải cân được lượng margin tại các CTCK, sau đó có động thái “trấn an” nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp đang cạn kiệt về dòng vốn, việc mua vào lượng lớn cổ phiếu để “đỡ giá” cũng là một thách thức lớn.

Sau những sóng gió trên thị trường, ông Minh có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ nặng nề khi thực hiện bắt đáy cổ phiếu trong những phiên “hồi phục giả”. Chuyên gia cho rằng rất khó để đưa ra quyết định cắt lỗ nếu đã thua lỗ nặng nề. Nếu mức lỗ chỉ dừng lại ở mức 20-30% thì việc cắt lỗ dễ dàng hơn, song nếu mức lỗ lên đến 60-70% thì nhà đầu tư không nên tiếp tục bán cổ phiếu.

Theo đó, nếu nhà đầu tư nắm giữ những cổ phiếu không quá rủi ro và không dùng margin thì vẫn có thể nắm giữ cổ phiếu, chờ đợi những nhịp hồi để hạ giá vốn, cơ cấu danh mục. Khi thị trường hồi phục, chúng ta có thể mua theo chiều lên để hạ dần giá vốn.

Giống lý thuyết cân bằng, những cổ phiếu có nền tảng tốt vẫn sẽ có cơ hội hồi phục trở lại, vấn đề chỉ là thời điểm nào. Bởi, đối với những doanh nghiệp tốt, việc bán theo thị trường có thể khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề hơn.

Hạ Anh

Nhịp sống thị trường

Một loạt doanh nghiệp phải giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp

 Một loạt doanh nghiệp phải giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp

Lý giải việc giá cổ phiếu giảm sàn liên tục những phiên gần đây, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nguyên nhân xuất phát từ tác động tiêu cực của yếu tố vĩ mô và niềm tin nhà đầu tư suy giảm.

Chiều tối 10/11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) có văn bản gửi một loạt công ty có niêm yết cổ phiếu trên HOSE đề nghị giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tục từ ngày 4 - 10/11/2022.

Các công ty này bao gồm: Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã DIG); CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR); CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC); CTCP Thép Nam Kim (mã NKG); CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã YEG) và CTCP Chứng khoán FPT (mã FTS).

Đến chiều 11/11, hầu hết các doanh nghiệp này đã có văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HoSE. Theo đó, Bất động sản Phát Đạt cho biết, giá cổ phiếu giảm là do cung cầu của thị trường và thị hiếu của nhà đầu tư, điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.

"Cổ phiếu PDR được niêm yết và giao dịch minh bạch trên HoSE, giá mua bán cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường, cũng như các tác động chính sách điều hành vĩ mô liên quan đến ngành hàng doanh nghiệp chúng tôi đang kinh doanh", văn bản giải trình của Phát Đạt nêu.

Doanh nghiệp bất động sản này cũng khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường, hiệu quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 vẫn đang tăng trưởng tốt, hoàn toàn không có biến động gì xấu làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Trên thị trường sau 5 phiên giảm sàn liên tục (4 - 10/11/2022), phiên 11/11, cổ phiếu PDR tiếp tục giảm sàn về 26.200 đồng/cổ phiếu với dư bán giá sàn hơn 55 triệu cổ phiếu, trong khi khối lượng khớp lệnh chưa tới 220.000 cổ phiếu. Tính từ đầu năm đến nay thị giá cổ phiếu PDR đã giảm hơn 62%.

Một loạt doanh nghiệp phải giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp - Ảnh 1.

Thị giá cổ phiếu PDR đã giảm hơn 62% kể từ đầu năm đến nay

Tương tự, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương cũng lý giải giá giao dịch cổ phiếu TDC bị ảnh hưởng và chi phối trực tiếp bởi tình hình chung của thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư cộng thêm những ảnh hưởng gián tiếp bởi chính sách điều hành vĩ mô liên quan đến lĩnh vực công ty đang kinh doanh. Do đó, việc cổ phiếu TDC giảm sàn 5 phiên liên tiếp là việc nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.

Phiên 11/11, cổ phiếu TDC chứng kiến phiên giảm sàn thứ 6 phiên liên tiếp, thị giá đứng ở mức 8.290 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 70% so với đầu năm.

Ngoài lý do lượng cung cầu của cổ phiếu trên thị trường thay đổi do quyết định của nhà đầu tư, lý giải nguyên nhân cổ phiếu giảm sàn liên tiếp, CTCP Tập đoàn Yeah1 cho biết, các yếu tố kinh tế vĩ mô kém thuận lợi đang tạo nên xu hướng giảm chung của thị trường chứng khoán hiện nay, cổ phiếu của công ty cũng không nằm ngoài xu hướng này, vì vậy việc cổ phiếu giảm giá liên tục là điều không thể tránh khỏi.

Chung cảnh ngộ với PDR, TDC, phiên 11/11, cổ phiếu YEG của Yeah1 cũng chứng kiến phiên giảm sàn thứ 6 liên tiếp về mức đáy lịch sử, còn 7.540 đồng/cổ phiếu. Như vậy, từ mức giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 300.000 đồng/cổ phiếu và từng có thời điểm gần chạm ngưỡng 350.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu YEG đã giảm liên tục và đến nay, đã "bốc hơi" hơn 97% giá trị.

Một loạt doanh nghiệp phải giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp - Ảnh 2.

So với mức giá ngày đầu lên sàn, cổ phiếu YEG đã "bốc hơi" hơn 97% giá trị.


Trong khi các doanh nghiệp trên giải trình tương đối ngắn gọn, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) lại có phần giải trình khá dài nêu cả lý do và giải pháp khắc phục việc cổ phiếu giảm sàn liên tiếp.

Cụ thể, DIC Corp cho biết, việc cổ phiếu giảm trong những phiên gần đây đều do tác động tiêu cực của yếu tố vĩ mô và niềm tin nhà đầu tư suy giảm.

Đồng thời, DIC Corp khẳng định tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đang diễn ra bình thường, HĐQT và ban điều hành công ty vẫn đang nỗ lực để hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022 được thông qua trước đó.

Tuy vậy, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn trước căng thẳng địa chính trị vẫn chưa kết thúc, các chính sách thắt chặt tiền tệ thắt chặt và nguy cơ suy thoái toàn cầu.

Trong nước, thị trường vốn suy giảm, Ngân hàng Nhà nước siết room tín dụng, lãi suất và tỷ giá tiếp tục tăng cao dẫn đến tâm lý lo ngại về cổ phiếu và nhóm ngành hoạt động của DIC Corp.

"Giá cổ phiếu suy giảm liên tục dẫn đến hiện tượng nhà đầu tư mất kiên nhẫn và bán tháo trên diện rộng với cả nhiều mã cổ phiếu khác thuộc cùng nhóm ngành hoạt động", văn bản giải trình của DIC Corp nêu rõ.

Một loạt doanh nghiệp phải giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp - Ảnh 3.

Văn bản giải trình của DIC Corp


Để hạn chế sự suy giảm cổ phiếu bất thường, DIC Corp sẽ tiếp tục nỗ lực trong hoạt động để gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất để gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhiều biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Bên cạnh đó, DIC Corp cũng kiến nghị Chính phủ, các cơ quan ban ngành khẩn trương có chính sách, giải pháp hỗ trợ thị trường vốn, thị trường chứng khoán nhằm để hỗ trợ doanh nghiệp và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư.

Sau 5 phiên liên tiếp giảm sàn và phải giải trình, phiên 11/11, cổ phiếu DIG tiếp tục giảm sàn, xuống mức 11.650 đồng/cổ phiếu, giảm tới 88% so với mức đỉnh hồi đầu năm.

Một loạt doanh nghiệp phải giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp - Ảnh 4.

Cổ phiếu DIG đã giảm 88% giá trị so với mức đỉnh hồi đầu năm.


Trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh, một loạt lãnh đạo DIC Corp và người có liên quan cùng cổ đông lớn đã phải đối mặt với "làn sóng" bán giải chấp hàng chục triệu cổ phiếu từ các công ty chứng khoán. Riêng ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) DIC Corp đã bị bán giải chấp hơn 9,4 triệu cổ phiếu DIG trong 4 ngày 4/11, 7/11, 8/11 và 9/11. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu DIG ông Tuấn nắm giữ giảm từ gần 58,5 triệu đơn vị, chiếm 9,59% vốn điều lệ xuống gần 49,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 8,04%.

Trong hai ngày 7 và 9/11, ông Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT DIC Corp và cũng là con trai ông Tuấn đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 6,4 triệu cổ phiếu DIG. Sau giao dịch số lượng cổ phiếu của ông Cường tại DIG giảm từ hơn 61,3 triệu đơn vị, tương đương 10,06% xuống 54,9 triệu đơn vị, tương đương 9%.

Một Phó chủ tịch HĐQT khác của DIC Corp là bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - cũng là con gái của ông Nguyễn Thiện Tuấn - bị bán giải chấp gần 5,9 triệu cổ phiếu DIG trong 3 phiên 7, 9 và 10/11. Sau giao dịch tỷ lệ sở hữu của bà Huyền tại DIG giảm còn 3,39%, tương đương hơn 20,7 triệu cổ phiếu.

Tương tự, cổ đông lớn nhất của DIC Corp là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng bị ép bán hơn 5,8 triệu cổ phiếu DIG, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại DIG từ 14,1% (86 triệu cổ phiếu) xuống 13,15% (tương đương 80,2 triệu cổ phiếu).

Trước đó, trong hai ngày 27 - 28/10, ông Nguyễn Thiện Tuấn đã bị bán giải chấp hơn 3 triệu cổ phiếu. Trong khi ông Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp 1,38 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 30/10 và 1/11/2022. CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng bị ép bán 4,2 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 27/10.

Theo Hoàng Hà

Nhịp sống kinh doanh