Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Đời Khổ Mấy Cũng Sướng Nếu Biết Cải Mệnh Theo 6 Cách Này


Chữ Tín là quan trọng

1. Giữ được chữ tín thì đi khắp được thiên hạ
2. Đạo lý biết lắng nghe người khác nói
3. Nhẫn lại mới làm được việc lớn
4. Hãy sẵn sàng làm bạn với người xa lạ
5. Thể hiện lòng từ bi
6. Tu dưỡng lời nói của bản thân
7. Nghĩ trước khi nói
8. Nói tránh, vòng, nói thẳng
9. Xem xét
10. Khoan dung, biết nghĩ cho bản thân
11. Cần giải quyết tránh oán thù

7 quy luật tinh thần của thành công


Doanh nghiệp nhỏ tăng lợi thế cạnh tranh nhờ AI

Các startup, SMEs... ngày càng chuộng ứng dụng AI bởi những lợi thế khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà không phải gánh nhiều chi phí.

Thành lập năm 2016, ELSA là cái tên đình đám trong danh sách các ứng dụng học tiếng Anh online. ELSA là viết tắt của English Language Speech Assistant - Trợ lý phát âm tiếng Anh, cũng chính là "vũ khí" lợi hại của startup này. Giữa thị trường các ứng dụng, trung tâm học tiếng Anh đầy cạnh tranh tại Việt Nam, ELSA nổi bật nhờ công nghệ nhận dạng giọng nói và trí tuệ nhân tạo (AI).

Ứng dụng có khả năng nghe giọng nói của người dùng, so sánh với cách phát âm tiếng Anh đúng, từ đó đưa ra đánh giá mức độ phát âm giống người bản xứ của mỗi học viên. Ngoài ra, người học sẽ được gợi ý để có thể sửa lỗi sai một cách chuẩn xác nhất thông qua hướng dẫn khẩu hình miệng hoặc cách đặt lưỡi. ELSA Speak liên tiếp được bình chọn là một trong những ứng dụng AI top đầu bởi Forbes, Research Snipers, Product Hunt...

ELSA Speak ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dạy học tiếng Anh cho người Việt.

ELSA Speak ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dạy học tiếng Anh cho người Việt.

Logivan, một startup Việt khác cũng được coi là "luồng gió mới" trong lĩnh vực logistics khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo để kết nối, điều phối hệ thống xe và chủ hàng. Nhờ công nghệ AI, startup giúp việc vận chuyển hàng hóa diễn ra theo cách mới với nhiều ưu việt hơn cách gọi xe truyền thông. Chủ hàng có thể tra cứu giá nhanh và chính xác, lựa chọn cước phí tốt nhất trên ứng dụng. Các tài xế có thể tận dụng xe rỗng chiều về để tăng thêm thu nhập.

ELSA hay Logivan là đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup... thành công nhờ sức mạnh của trí tuệ nhân tạo. Việc ứng dụng AI vào sản phẩm, vận hành trở thành xu hướng trong các doanh nghiệp bởi những lợi thế khác biệt mà công nghệ này mang lại. Theo một nghiên cứu của Gartner, nếu như 4 năm trước, AI còn chưa phổ biến, thì đến năm 2019, con số này tăng lên 37%, đưa đến mức tăng trưởng tới 270% trong vòng 4 năm.

"Giám đốc công nghệ của những công ty không sử dụng AI sẽ phải dè chừng những doanh nghiệp đối thủ dùng trí tuệ nhân tạo, đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn có thể xảy ra", chuyên gia từ Gartner đánh giá.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), startup sinh ra trong thời đại số có khả năng thu thập và xử lý dữ liệu. Quy mô nhỏ cũng giúp họ nhanh nhạy và linh hoạt trong việc thử nghiệm, ứng dụng AI, trong khi các công ty, tập đoàn lớn thường gặp khó khăn khi muốn thay đổi một bộ máy cồng kềnh.

Dự đoán AI sẽ trở thành xu hướng, nhưng nhiều người vẫn hoài nghi liệu công nghệ này có phù hợp với doanh nghiệp nhỏ bởi các lo ngại về chi phí, cách thức vận hành phức tạp... Theo chuyên gia AI từ Tập đoàn FPT, chi phí dịch vụ khi ứng dụng AI vào doanh nghiệp là rất phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Chuyên gia FPT thử chat trực tuyến với chatbot trên fanpage FPT Shop.

Chuyên gia FPT thử chat trực tuyến với chatbot trên fanpage FPT Shop.

Vị này lấy ví dụ từ công cụ chatbot FPT.AI, giúp thay con người thực hiện cuộc gọi đi (Outbound call) tới khách hàng nhằm thông báo, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, nhắc lịch... Trợ lý thông minh này có thể triển khai nhanh chóng và dễ dàng trên hệ thống của các công ty, tập đoàn qua APIs sẵn có của FPT.AI. Đặc biệt, FPT.AI không mất chi phí khởi tạo, không yêu cầu cơ sở hạ tầng.

"Các công ty vừa và nhỏ thường sử dụng ở mức 100 đến vài trăm cuộc gọi đồng thời. Riêng trợ lý ảo của FPT có thể mở rộng không giới hạn cuộc gọi theo nhu cầu của khách hàng. Giải pháp này có thể giảm 30-50% chi phí vận hành, nhân sự và quản lý", vị này cho biết.

Chuyển đổi số tạo đột phá hiệu suất vận hành doanh nghiệp

Cơ hội và thách thức khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất vận hành sẽ được chuyên gia FPT và Deloitte chia sẻ trong hội thảo trực tuyến ngày 4/8 tới.

Theo báo cáo mới nhất của DBT Center, trong 5-10 năm tới, 60% các doanh nghiệp sẽ bị đào thải nếu không chuyển đổi số. Hệ quả của việc chậm chuyển đổi có thể được nhìn thấy qua rất nhiều cái tên lừng lẫy một thời như Kodak, Yahoo, Nokia... nay đã chìm vào quên lãng. Cơ hội từ chuyển đổi số đem lại nằm ở hiệu suất bộ máy vận hành và hàm lượng công nghệ trong sản xuất không được nhìn thấy ở những doanh nghiệp này.

Chuyển đổi số được xác định là chìa khóa phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Điều này giúp đảm bảo tính sống còn của doanh nghiệp nhờ những ưu điểm vượt trội như tối ưu chi phí hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tạo ra những mô hình kinh doanh mới.

Chuyển đổi số có nền tảng là các công nghệ 4.0.

Chuyển đổi số có nền tảng là các công nghệ 4.0.

Tại Việt Nam, khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA) cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số chiếm khoảng 15%. Khoảng 30% trong số này đã tìm hiểu và sẵn sàng mọi nguồn lực cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều băn khoăn, chưa biết phải bắt đầu từ đâu, chi phí thế nào và triển khai ra sao.

Đặc biệt, 99% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về vốn, nên thường coi chuyển đổi số là "sân chơi" của những ông lớn. Thay vì tốn chi phí, nhân lực cho việc chuyển đổi số thì họ sẽ ưu tiên đầu tư vào các hình thức tăng trưởng ngắn hạn.

Các chuyên gia công nghệ cũng nhận định rằng, chuyển đổi số không hề phức tạp và mất nhiều thời gian. Bởi, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức chuyển đổi theo từng giai đoạn hoặc một bộ phận. Quan trọng là doanh nghiệp phải xây dựng được quy trình vận hành tiêu chuẩn trước khi sẵn sàng số hóa mọi nghiệp vụ.

Ở cấp lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hiện nay chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất vận hành. Hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm còn thấp, chủ yếu dựa vào sức người. Tầm nhìn và tư duy của nhóm lãnh đạo doanh nghiệp cũng được coi là yếu tố phần nào ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số hiện nay.

Câu chuyện về xu hướng chuyển đổi số trên thế giới hiện nay cũng như cách thức để ứng dụng công nghệ 4.0 vào các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là chủ đề chính của hội thảo "Đột phá hiệu suất trong vận hành doanh nghiệp" do Tập đoàn FPT tổ chức vào14h30, thứ Ba ngày 4/8 tới. Sự kiện hoàn toàn miễn phí, doanh nghiệp, khách mới có thể đăng ký tham dự tại đây.

Hội thảo Đột phá hiệu suất trong vận hành doanh nghiệp sẽ diễn ra theo hình thức online ngày 8/4.

Hội thảo "Đột phá hiệu suất trong vận hành doanh nghiệp" sẽ diễn ra theo hình thức online ngày 4/8.

Sự kiện có sự góp mặt của bởi ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Phát triển Kinh doanh FPT IS (đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT). Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin và hàng loạt lĩnh vực khác nhau từ viễn thông, dầu khí, sản xuất, giáo dục, quân sự, hành chính công cho đến bất động sản, khách sạn, vận tải.

Trước khi giữ vị trí tại FPT IS, ông Sơn từng là tổng giám đốc kiêm giám đốc quan hệ đối tác của Cisco Việt Nam, thường tham gia làm diễn giả tại các diễn đàn và sự kiện về xu hướng công nghệ trong tương lai, IoE/IoT, chuyển đổi kỹ thuật số, thành phố thông minh và công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đại diện công nghệ FPT, hội thảo ngày 8/4 còn có khách mời là chuyên gia đến từ Deloitte. Doanh nghiệp trong nhóm "Big Four" về kế toán và mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới theo doanh thu và số lượng chuyên gia.

Bà Trần Thị Thuý Ngọc và ông Nguyễn Thế Mạnh từ Deloitte sẽ đem đến sự kiện những vấn đề cốt lõi và thách thức trong vận hành doanh nghiệp; các xu hướng và thực tiễn ứng dụng công nghệ tối ưu vận hành doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam; khó khăn, trở ngại của doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ trong tối ưu vận hành.

"Chuyển đổi số không phải vì xu hướng mà chuyển đổi số thực sự mang lại lợi ích toàn diện cho doanh nghiệp từ quản trị điều hành đến chiến lược kinh doanh. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp xóa nhòa khoảng cách phòng ban; tăng cường sự chính xác, minh bạch trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất làm việc, tăng doanh thu, giảm chi phí doanh nghiệp", đại diện Deloitte chia sẻ.

Hội thảo "Đột phá hiệu suất trong vận hành doanh nghiệp" tổ chức ngày 8/4 nằm trong chuỗi các sự kiện về nâng cao nhận thức doanh nghiệp với chuyển đổi số và công nghệ 4.0 do Tập đoàn FPT tổ chức trong hơn 1 tháng qua. Trước đó, FPT đã triển khai thành công việc ký kết hợp tác chiến lược với Viện nghên cứu AI - Mila; tổ chức hội thảo các giải pháp AI và RPA; hội thảo nâng cao trải nghiệm khách hàng với Blockchain.

Thương mại điện tử tận dụng lợi thế từ blockchain ra sao

Công nghệ blockchain có thể giải quyết chuỗi cung ứng, minh bạch thị trường, bảo mật thông tin, giảm chi phí... cho các sàn thương mại điện tử.

Theo dõi và kiểm tra chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một trong những vấn đề quan trọng của thương mại điện tử. Các đơn vị kinh doanh online thường gặp khó khăn khi muốn theo dõi sản phẩm, quản lý nguồn cung cấp và thậm chí là tập trung hóa dữ liệu. Blockchain có thể giúp các tác vụ này trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ WOWTRACE là một giải pháp blockchain được thực hiện bởi một nhóm các nhà phát triển, tại Việt Nam. Ứng dụng giúp theo dõi sự minh bạch của các sản phẩm nông sản. Blockchain loại bỏ các nhân tố trung gian trong chuỗi cung ứng. Thông tin của nông sản sẽ được thu nhận qua tần số vô tuyến hoặc qua các cảm biến. Toàn bộ các dữ liệu của thực phẩm từ quá trình trồng đến khi thu hoạch, bảo quản đều có thể truy xuất qua blockchian. Việc loại bỏ người nhập liệu trung gian cũng giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí.

Thúc đẩy tính minh bạch trên thị trường

Một trong những mối quan tâm chính của các doanh nghiệp thương mại điện tử là sự thiếu minh bạch trong thị trường. Điều này giờ đây đã có thể được xóa bỏ nhờ blockchain.

Công nghệ này cho phép người tiêu dùng biết từng thay đổi nhỏ nhất trong quá trình giao dịch. Blockchain cũng thiết lập một môi trường phi tập trung trong thị trường thương mại điện tử nơi bất kỳ hành vi sai trái nào từ phía người bán đều được giám sát.

Những công ty thương mại điện tử khồng lồ như Wallmart hay Unilever đều đã tuyên bố ra mắt các dự án blockchain nhằm thúc đẩy tính minh bạch trong thị trường.

Blockchain sẽ giúp cải thiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong các nền tảng thương mại điện tử.

Blockchain sẽ giúp cải thiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong các nền tảng thương mại điện tử.

Tạo nền tảng an toàn cho hoạt động kinh doanh

Bảo mật là khía cạnh rất quan trong của kinh doanh thương mại điện tử bởi các công ty này thường đơn sở hữu thông tin về địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản giao dịch của khách hàng.

Bản chất phi tập trung của blockchain khiến tin tặc khó có thể xâm nhập và dữ liệu cá nhân bởi sẽ phải truy cập vào tất cả các nút (node) của hệ thống, điều này gần như là không thể. Chính vì vậy, các nền tảng thương mại điện tử dựa trên blockchain sẽ cung cấp chế độ bảo mật toàn diện đối với cả dữ liệu cá nhân và thông tin ví thanh toán của người dùng.

Đánh giá sản phẩm trung thực hơn

Đánh giá sản phẩm giả là điều thường thấy ở các hoạt động kinh doanh online. Nhiều khách hàng đã đưa ra quyết định mua sắm sai lầm chỉ vì các đánh giá không trung thực trên mạng. Tuy nhiên với công nghệ blockchain các đánh giá sản phẩm sẽ được xác thực chắc chắn, đồng thời chủ cửa hàng sẽ không thể xóa các bình luận tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ mà không thông báo cho khách hàng.

Giảm chi phí cho người mua và nhà bán lẻ

Lợi nhuận của các bên trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán qua thẻ phần lớn đến từ một phần được trích ra từ tổng thanh toán của người mua khi thực hiện giao dịch thương mại điện tử. Chi phí của khách hàng tăng lên khi có nhiều đơn vị hơn tham gia vào mạng lưới thanh toán.

Với blockchain, người bán sẽ kết nối trực tiếp với người mua và các yếu tố trung gian bị loại bỏ. Điều này sẽ tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng, đồng thời cắt giảm chi phí cho người mua. Sự độc lập với các bên trung gian cũng giúp các đơn vị bán lẻ cắt giảm bớt các chi phí phải trả.

Đầu tư Forex kiếm tiền: Dễ hay khó

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 6 tháng 2020

Nửa đầu năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 3,91 triệu tấn sắt thép tương đương 2,09 tỉ USD; giá xuất khẩu trung bình đạt 533,2 USD/tấn.


Đồ họa : TV

Đồ họa : TV

Só liệu của Tổng cục Hải quan cho biết tháng 6 cả nước xuất khẩu 882.019 tấn sắt thép thu về 418,1 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 474 USD/tấn. So với tháng trước tăng mạnh 106% về lượng; tăng 70% về kim ngạch nhưng giá giảm 17%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước đạt 3,91 triệu tấn, tương đương 2,09 tỉ USD; giá 533,2 USD/tấn. So cùng kì năm ngoái tăng 15% về lượng nhưng giảm 5,6% về kim ngạch và giảm 17,6% về giá.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 6 tháng 2020

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc trong tháng 6 tăng đến 439% về lượng và tăng 401% về kim ngạch so với tháng 5, đạt 489.685 tấn tương đương 188,96 triệu USD. 

Qua đó đưa Trung Quốc vượt qua Campuchia vươn lên đứng đầu về thị trường tiêu thụ sắt thép của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay với 1,06 triệu tấn tương đương gần 423 triệu USD, giá 398,9 USD/tấn. So cùng kì tăng đến 1.382% về lượng, tăng 1.052% về kim ngạch nhưng giảm 22,3% về giá. 

Lượng sắt thép xuất sang Trung Quốc chiếm 27,1% trong tổng lượng và chiếm 20,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước.

Campuchia xuống vị trí thứ hai với 744.330 tấn trị giá 394,7 triệu USD; giá 530,3 USD/tấn. So cùng kì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá lần lượt 16%, 25% và 11%.

Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép sang đa số thị trường giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kì năm trước. 

Trong đó, các thị trường giảm mạnh như Ai Cập giảm 96% cả về lượng và kim ngạch đạt 51 tấn tương đương 0,04 triệu USD; Arab Saudi giảm 89% lượng và giảm 87% kim ngạch, đạt 550 tấn tương đương 0,43 triệu USD; Nhật Bản giảm 67% về lượng và giảm 62% kim ngạch, đạt 51.879 tấn, tương đương 33 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu vẫn tăng mạnh ở một số thị trường như Đức tăng 394% về lượng và tăng 293% về kim ngạch, đạt 1.775 tấn trị giá 2,35 triệu USD; Brazil tăng 200% về lượng và tăng 149% về kim ngạch, đạt 16.602 tấn trị giá 12,4 triệu USD...

Xét về giá, sắt thép xuất sang Hong Kong cao nhất với 2.827 USD/tấn, gấp đến 5,3 lần mức giá xuất bình quân. Kế đến là một số thị trường châu Âu, châu Mỹ như Đức 1.326 USD/tấn, Argentina 1.321 USD/tấn, Italy 1.231 USD/tấn... 

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 6 tháng 2020 - Ảnh 3.

Đồ họa: TV

Chi tiết xuất khẩu sắt thép của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020

Thị trường6 tháng đầu năm 2020So với cùng kì 2019 (%)Tỷ trọng (%)
Lượng

 (tấn)

Trị giá

(USD)

Đơn giá

(USD/tấn)

LượngTrị giáLượngTrị giá
Tổng cộng
3.911.971
2.085.929.224
533,2
14,7
-5,6
100
100
Trung Quốc
1.059.596
422.653.420
398,9
1.382,37
1.051,81
27,09
20,26
Campuchia
744.330
394.697.751
530,3
-15,69
-25,21
19,03
18,92
Malaysia
324.052
184.131.424
568,2
-13,3
-20,21
8,28
8,83
Thái Lan
300.483
162.784.471
541,7
47,23
34,34
7,68
7,8
Indonesia
220.853
131.260.528
594,3
-39,77
-46,49
5,65
6,29
Philippines
239.289
102.428.904
428,1
43,58
23,42
6,12
4,91
Mỹ
96.134
86.654.692
901,4
-66,24
-61,18
2,46
4,15
Hàn Quốc
139.132
75.801.730
544,8
2,64
-17,55
3,56
3,63
Đài Loan
129.806
67.456.437
519,7
85,74
54,5
3,32
3,23
Lào
62.102
39.685.269
639,0
-4,8
-14,96
1,59
1,9
Bỉ
52.078
34.273.385
658,1
-44,93
-45,85
1,33
1,64
Nhật Bản
51.879
32.968.462
635,5
-67,27
-61,48
1,33
1,58
Italy
20.476
25.202.404
1.230,8
-70,73
-40,99
0,52
1,21
Tây Ban Nha
27.901
21.191.924
759,5
18,18
14,53
0,71
1,02
Anh
30.917
21.143.279
683,9
94,74
78,99
0,79
1,01
Ấn Độ
20.244
18.439.367
910,9
-62,24
-55,54
0,52
0,88
Singapore
31.675
14.824.024
468,0
125,01
52,85
0,81
0,71
Pakistan
25.836
12.895.007
499,1
-22,19
-21,34
0,66
0,62
Australia
17.307
12.769.956
737,8
-15,2
-21,87
0,44
0,61
Myanmar
19.446
12.627.560
649,4
-8,49
-19,64
0,5
0,61
Brazil
16.602
12.444.379
749,6
200,27
149,09
0,42
0,6
Nga
2.328
2.429.052
1.043,4
-35,67
-33,17
0,06
0,12
Đức
1.775
2.353.029
1.325,7
394,43
292,69
0,05
0,11
UAE
3.326
2.345.801
705,3
-42,41
-43,42
0,09
0,11
Bangladesh
1.993
1.277.835
641,2
80,2
80,15
0,05
0,06
Thổ Nhĩ Kỳ
579
710.195
1.226,6
-44,86
-52,57
0,01
0,03
Argentina
409
540.316
1.321,1
-14,44
-46,1
0,01
0,03
Arab Saudi
550
434.266
789,6
-89
-87,37
0,01
0,02
Kuwait
422
297.894
705,9
-23,41
-30,93
0,01
0,01
Hong Kong
87
245.971
2.827,3
6,1
-14,17
0
0,01
Ai Cập
51
38.971
764,1
-96,34
-95,81
0
0