Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức Diễn đàn “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên”

 

Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 (1931-2023), chiều 24/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức Diễn đàn “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên” và Lễ tuyên dương “Gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Bắc Giang năm 2022”, “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác giai đoạn 2021 - 2023”.
Các đại biểu tham dự diễn đàn.

Dự diễn đàn có các đồng chí: Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Ngô Văn Cương - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn; đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; một số sở, ban, ngành tỉnh, các khách mời cùng gần 400 đoàn viên thanh niên.

Bí thư Tỉnh Đoàn Thân Trung Kiên phát biểu khai mạc diễn đàn.

Phát biểu khai mạc, Bí thư Tỉnh Đoàn Thân Trung Kiên cho biết sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng đang đặt ra nhiều cơ hội, thách thức cho tổ chức đoàn và thế hệ trẻ. Tổ chức đoàn và lực lượng thanh niên toàn tỉnh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình và luôn khẳng định khát vọng cống hiến với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh; quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân giao phó.

Đồng chí mong muốn các bạn trẻ tích cực tham gia diễn đàn để thống nhất nhận thức và hành động, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, hòa bình và phát triển bền vững. 

Các khách mời giao lưu, chia sẻ tại diễn đàn.

Tại diễn đàn, các khách mời ở nhiều lĩnh vực đã chia sẻ về quá trình học tập, làm việc và mục tiêu phấn đấu trong tương lai. Đó là chia sẻ về động lực và mục tiêu phấn đấu để có thể gặt hái được thành công của sinh viên Hoàng Thanh Huyền - Đại học Ngoại Thương, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang là 1 trong 10 Công dân Bắc Giang ưu tú được vinh danh năm 2022. Những khó khăn, gian khổ và tinh thần cống hiến vì Tổ quốc của Đại úy Vũ Nhật Hương - cán bộ Đoàn cơ sở Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, nữ sĩ quan đầu tiên thực hiện nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi, nhiệm kỳ 2021-2022 hay những chia sẻ về động lực và những nỗ lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Thượng úy Nguyễn Văn Quyết - Phó Trưởng Công an thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam.

Đồng chí Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trò chuyện với đoàn viên, thanh niên tại diễn đàn.

Trò chuyện tại diễn đàn, đồng chí Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của đất nước, của tỉnh cũng như công cuộc hội nhập quốc tế trong bối cảnh chuyển đổi số, đồng chí mong muốn đoàn viên, thanh niên trong tỉnh thường xuyên rèn luyện ý chí, thể lực; có thái độ tích cực, lạc quan trước mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Không ngừng học tập, nâng cao nhận thức, trau dồi bản lĩnh chính trị, tu dưỡng đạo đức, lối sống. Đặc biệt luôn sống có khát vọng cống hiến, làm đẹp cho đời từ những đóng góp nhỏ nhất như tự học, rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường, hy sinh cho Tổ quốc, đất nước,… tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội.

Đồng chí Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp tập trung nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, đặc biệt là nhận thức rõ sứ mệnh, trách nhiệm của tuổi trẻ.

Tiếp tục tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027 trong toàn tỉnh. Quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục và phát huy vai trò, tiềm năng, ưu thế, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng dựng xây, cống hiến của thế hệ trẻ trong tỉnh, góp phần đưa tỉnh phát triển lên một tầm cao mới.

Các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh tiếp tục phát huy tốt vai trò là người bạn đồng hành tin cậy đối với đoàn viên, thanh niên trong quá trình rèn luyện và trưởng thành. Tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng trọng tâm, trọng điểm; xung kích vào những nhiệm vụ mới, khó khăn, phức tạp của địa phương, của tỉnh.

Thường xuyên chú trọng việc nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực công tác. Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp; đề cao trách nhiệm nêu gương, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong đoàn viên, thanh niên. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp; bổ sung lực lượng trẻ, tạo nguồn đảng viên mới cho Đảng. Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Các đồng chí: Lê Thị Thu Hồng, Ngô Văn Cương trao giải thưởng "Gương mặt trẻ tỉnh Bắc Giang tiêu biểu" năm 2022 cho 10 cá nhân.
Các đồng chí: Mai Sơn, Thân Trung Kiên trao danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác giai đoạn 2021-2023” cho các cá nhân.
Các đồng chí: Ngô Văn Cương, Thân Trung Kiên tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho các cá nhân.

Nhân dịp này, Trung ương Đoàn trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho 8 đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và cán bộ Đoàn tỉnh Bắc Giang qua các thời kỳ. Tỉnh Đoàn tặng giải thưởng “Gương mặt trẻ tỉnh Bắc Giang tiêu biểu” năm 2022 cho 10 cá nhân và trao danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác giai đoạn 2021-2023” cho 15 cá nhân./.

Thảo My - Trần Khiêm

Khai mạc Giải Việt dã truyền thống Báo Bắc Giang lần thứ 40

Sáng 26/3, tại Quảng trường 3/2 (TP Bắc Giang), Báo Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Tỉnh Đoàn phối hợp tổ chức khai mạc Giải Việt dã truyền thống tranh cúp Báo Bắc Giang lần thứ 40 năm 2023 với chủ đề:“Chạy vì sức khỏe, kết nối yêu thương”.

Đến dự có đồng chí: Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Tỉnh ủy viên, lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

 Các đồng chí: Nghiêm Xuân Hưởng, Mai Sơn, Trịnh Văn Ánh trao Cờ lưu niệm cho các đơn vị tham dự giải.

Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Trần Văn Đức - Phó Tổng Biên tập Báo Bắc Giang, Trưởng Ban Tổ chức giải cho biết sau 3 năm tạm hoãn và thu nhỏ quy mô do ảnh hưởng của dịch Covid -19, Giải Việt dã Báo Bắc Giang năm nay trở lại với quy mô lớn, thu hút 51 đoàn tham dự, với tổng số gần 2.200 vận động viên (VĐV) là học sinh các trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, câu lạc bộ dưỡng sinh người cao tuổi, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, viên chức, người lao động trong tỉnh.

Đồng chí Trần Văn Đức - Phó Tổng Biên tập Báo Bắc Giang, Trưởng Ban tổ chức giải phát biểu khai mạc.

Từ những lần thi đấu, rèn luyện ở Giải Việt dã Báo Bắc Giang nhiều vận động viên trưởng thành, giành nhiều thành tích cao ở các giải điền kinh quốc gia, quốc tế. Điển hình là VĐV Nguyễn Thị Oanh và Phạm Tiến Sản đã giành nhiều Huy chương Vàng ở các giải quốc gia và các kỳ SEA Games.

Theo Điều lệ, đối với giải dành cho các huyện, thành phố, mỗi huyện, thành phố cử 4 đội tham dự các nội dung: Nam vô địch, nữ vô địch, nam trẻ, nữ trẻ; mỗi nội dung được đăng ký 4 VĐV thi đấu. Ở nội dung vô địch, nam thi đấu cự ly 6 km, nữ 3 km; ở nội dung trẻ, nam thi đấu cự ly 4,5 km, nữ 2,5 km. Đối với giải dành cho học sinh THCS (khối phòng GD&ĐT), mỗi phòng GD&ĐT huyện, thành phố cử 1 đội nam, 1 đội nữ (4 VĐV/đội), nam thi đấu cự ly 3 km, nữ 2 km. Đối với giải chạy tập thể (53 người/khối), các VĐV tham gia chạy cự ly 1.000m.  

Giải Việt dã Báo Bắc Giang là hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975-2022) và Quốc tế Lao động 1/5, Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3; Ngày Thể thao Việt Nam 27/3, Ngày chạy Olympic vì sức khỏe Nhân dân năm 2023.

* Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ khai mạc:

Đại diện Công ty TNHH Xây dựng Tân Thịnh và VNPT Bắc Giang trao biển tài trợ.
Các đoàn vận động viên tham dự giải.
Đội hình chạy tập thể của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

 

Trần Khiêm

Biến khoai lang thành đặc sản

QUẢNG BÌNH - Từ món ăn chống đói thời xưa, khoai lang sau nhiều công đoạn chế biến như ủ, luộc, phơi nắng... đã trở thành đặc sản, bán 200.000 đồng/kg.

Tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, nghề làm khoai deo có từ lâu đời. Toàn xã hiện có khoảng 250 hộ dân làm nghề, chủ yếu ở thôn Tân ĐịnhHiển Trung. Sản lượng sản xuất hàng năm khoảng 270-290 tấn.
Năm nay, khoai tươi lên giá, khoảng 20.000 đồng/kg. Khoai trồng ở vùng đất cát, khoảng 3,5-4 tháng, đến tháng 1-2 hàng năm thì thu hoạch. Cùng thời điểm này, người làm khoai deo vào vụ, kéo dài 4 tháng mùa nắng.
Theo các cụ cao niên, ngày trước người dân vùng này trồng nhiều khoai, dư thừa nên luộc cắt ra phơi khô để tích trữ ăn dần, chống đói những khi mất mùa, mưa bão. Lâu dần người dân đúc rút kinh nghiệm để cho ra quy trình chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.
Khoai tươi mua về để khô ráo, rụng hết cát, xuống bột trong 7 ngày, sau đó phơi ba tiếng ngoài nắng rồi ủ chăn 3 ngày. Tiếp đó, khoai phơi thêm 1,5 tiếngủ 10 ngày mới cho vào nồi luộc.
Người dân thường chọn giống khoai địa phương, được trồng trên đất cát để chế biến. Loại này vỏ màu đỏ, luộc lên ruột trắng hoặc vàng nhạt, có nhiều bột, vị bùi, ngọt, ăn bở và thơm.
Chị Trương Thị Nhài cho hay luộc khoai phải có kinh nghiệm, nếu không sẽ bị nát hoặc sượng. Công việc phụ thuộc vào trời nắng nên phải thức khuya, dậy sớm, đòi hỏi người làm phải có sức khỏe.
Tờ mờ sáng, các nhân công đến nhà chị Nhài bóc vỏ khoai, cắt lát để nắng lên mang ra phơi. Cơ sở của chị Nhài thường xuyên có 20-25 người làm, phần lớn từ 40 tuổi trở lên, thu nhập khoảng 6-8 triệu đồng/tháng.
Chị Nguyễn Thị Như Mận, chủ một cơ sở làm khoai deo ở Hải Ninh, cho hay nghề chủ yếu làm thủ công, từ khâu bóc vỏ, cắt lát, phơi khô. Chị đã đi nhiều nơi đặt máy móc về cắt, bóc vỏ nhưng chưa thành công.
Khoai luộc xong phải phơi 10-15 ngày dưới nắng 30-35 độ C nhằm tránh mối, sâu bọ và để được lâu. Trời càng nắng, người làm nghề càng vất vả, nhưng ngược lại họ phấn khởi vì sản phẩm ngon, dẻo.
Nghề phụ thuộc vào thời tiết, trời râm quá phải nhanh chóng thu dọn khoai. Những năm gần đây, người làm nghề trang bị máy sấy nhưng họ vẫn ưu tiên phơi nắng do chất lượng ngon hơn.
Khoai deo có vị dai, dẻo, ngọt bùi. Trung bình 4 kg khoai tươi chế biến thành được một kg khoai deo, loại một bán 200.000 đồng/kg.

Khoai deo Hải Ninh trở thành đặc sản của tỉnh Quảng Bình, bán khắp cả nước và xuất đi một số nước Đông Á, châu Âu

Khai trương phố đi bộ Hai Bà Trưng

Thành phố Huế khai trương phố đi bộ Hai Bà Trưng (phường Vĩnh Ninh), tạo không gian đón khách du lịch đến vui chơi, tối 26/3.

19h, hàng nghìn người dân và du khách đổ về chật kín tuyến đường dài hơn 850 m. Ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch TP Huế nói, việc đưa phố đi bộ Hai Bà Trưng vào hoạt động sẽ tạo không gian mở, điểm đến mới cho du khách. Đây cũng là cơ hội để thành phố khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh giá trị văn hóa, ẩm thực Huế. Dự kiến, phố đi bộ được tổ chức vào các tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Phố đi bộ Hai Bà Trưng đêm khai trương 26/3. Ảnh: Võ Thạnh

Trước đó, từ tháng 10/2022, TP Huế đã di dời hàng loạt cây xanh trên đường Hai Bà Trưng để tiến hành chỉnh trang, lót đá granite, trồng cây bàng Đài Loan với kinh phí 97 tỷ đồng. Trước khi chỉnh trang, tuyến đường có nhiều cây xanh như muối, vú sữa, nhãn, trong đó nhiều cây muối được trồng trước năm 1975.

Đây là phố đi bộ thứ ba trên địa bàn TP Huế sau khu phố Tây ở đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu và Hoàng thành Huế ở đường Lê Huân, 23 tháng 8.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật giữa đường phố của các đoàn nghệ thuật. Ảnh: Võ Thạnh

Phố đi bộ Hai Bà Trưng là địa điểm trải nghiệm mới mẻ cho runner trong thời gian tham dự giải chạy VnExpress Marathon Huế 2023, từ 14 đến 16/4.

Võ Thạnh

Đường ven biển gần 1.000 tỷ đồng ở Bình Thuận

Đường từ TP Phan Thiết đi mũi Kê Gà vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng đã thông xe 8 km đầu tiên, giúp kết nối quốc lộ 1 xuống biển 
8 km đầu tiên của dự án làm mới trục đường ven biển ĐT 719B Phan Thiết - Kê Gà  vừa được Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận cho thông xe kỹ thuật, kịp phục vụ hạ tầng cho sự kiện năm du lịch quốc gia 2023 "Bình Thuận - Hội tụ xanh".

Điểm đầu tuyến ĐT 719B nối quốc lộ 1 tại xã Hàm Mỹ băng qua đồi cát xuống khu vực biển Tiến Thành, phía nam TP Phan Thiết.
Dự án làm mới tuyến đường ven biển ĐT 719B dài 25,6 km, nền đường 28 m, mặt đường 16 m, dải phân cách giữa rộng 11 m. Công trình được khởi công từ tháng 11/2020, dự kiến hoàn thành tháng 5/2023.
Với việc cho thông xe qua đoạn này, du khách từ TP HCM cũng như các tỉnh thành khác khi đến Phan Thiết có thêm trải nghiệm mới khi họ đi qua các đồi cát đỏ, rừng tràm, vườn thanh long… dọc hành trình từ vùng quê Hàm Mỹ xuống biển Tiến Thành, phía nam TP Phan Thiết.
Mặt đường phần lớn đã được trải nhựa bóng láng, các phương tiện có thể qua lại.​​​​​​ “8 km cho phép thông xe kỹ thuật đã cơ bản ổn định, các phương tiện có thể qua lại an toàn”, kỹ sư Nguyễn Văn Viên, Chỉ huy trưởng công trình cho hay.
Lưu lượng xe có thể tăng đột biến trong những ngày tới, do vậy nhà thầu phải nhanh chóng lắp các biển báo và các cọc tiêu phản quang dọc đường để đảm bảo an toàn giao thông cho người đi đường, nhất là vào ban đêm.
Những người lần đầu qua đây cảm thấy thích thú và hào hứng, bởi đường mới thông thoáng, rộng rãi, vừa đi vừa ngắm cảnh miền nắng gió Phan Thiết.
Tuyến đường mới băng qua nhiều đồi cao, tại một số vị trí có nguy cơ cát ở trên tràn xuống, nhà thầu đã cho xây dựng các bức tường chắn cát bằng đá, bên dưới có mương thoát nước kiên cố.
Đường ĐT 719B đoạn giao lộ rẽ xuống khu Novaworld Phan Thiết cách điểm đầu tuyến (quốc lộ 1) chừng 7 km. Đây là đoạn được thi công nhanh để sớm hoàn thành hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch tại khu vực có nhiều du lịch biển tại xã Tiến Thành.
Theo đại diện nhà thầu, hiện nay do vướng mắc mặt bằng tại khu vực mỏ titan Tân Quang Cường (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam) và đất của một số hộ dân gần đó chưa bàn giao khoảng 5 km, toàn dự án có thể không kịp tiến độ như dự kiến.
Hiện toàn tuyến 719B đã đạt 60% khối lượng công trình, nhà thầu đang gấp rút tổ chức thi công. "Các khu vực đã có mặt bằng sạch, chúng tôi gần như đã thi công đến các công đoạn lát đá dăm và trải nhựa", kỹ sư Nguyễn Văn Viên, Chỉ huy trưởng công trình cho hay.
Công trình làm mới đường ven biển 719B Phan Thiết - Kê Gà cùng tuyến 719 (song song cách hơn một km phía dưới gần biển) sau khi hoàn thành, cùng hai cao tốc Dầu Giây - Phan ThiếtVĩnh Hảo - Phan Thiết góp phần kết nối vùng, phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận, nhất là ngành du lịch biển, thế mạnh của địa phương.
Hướng tuyến đường ĐT 719B chạy dọc biển. Đồ hoạ: Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

Bảng phân chia các số Năng lượng trong Vietlott

 

 

Bảng nhóm tổng của Mega 6/45 của ngày 15; 17; 19; 22; 24 tháng 3 năm 2023 


Phân chia theo nhóm tổng


Các dữ liệu cung cấp nhằm luận đoán việc biến chuyển của các Số theo dãy năng lượng
Đọc thêm các sách liên quan đến Nikolai Tesla về thể dĩ thái; 369; 124875


Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Động lực thực sự đến từ đâu? Sách Nhà Giả Kim

Sách nói Đắc nhân tâm. Phần cuối. Chuyển hóa người khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận.

Đang ở đỉnh cao sự nghiệp thì xuống tóc đi tu, mấy ai làm được? | Bước Ngoặt Cuộc Đời

Cung Đường Vượt Biên Từ Thuỵ Điển Đến Nauy - TRYSIL NORWAY

Bắc Giang triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2023

 

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2023.
Tiếp tục chuẩn hoá quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Việc triển khai kế hoạch nhằm tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.

Tập trung hỗ trợ nâng cao chất lượng, tạo giá trị gia tăng, hoàn thiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; phát triển một số sản phẩm thế mạnh hướng tới thị trường xuất khẩu. Đồng thời, duy trì các sản phẩm OCOP đã được công nhận; nâng hạng và định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia đánh giá sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia và phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

Cụ thể, năm 2023 toàn tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu có tối thiểu 25 sản phẩm đạt 3 sao trở lên, trong đó mỗi huyện, thành phố có ít nhất 2-3 sản phẩm; phấn đấu xây dựng, phát triển ít nhất 1 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia; có tối thiểu 2 sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái và điểm du lịch nhằm thu hút du khách, quảng bá hoạt động du lịch của tỉnh; nâng hạng sao từ 3-5 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được công nhận OCOP.

Để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuẩn hoá quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, bao gồm: Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương. Khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến sản phẩm.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch. Tổ chức xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số, ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với khai thác lợi thế về du lịch nông thôn.

Về tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm được chia làm 2 đợt, cấp huyện đợt 1 trước ngày 10/6/2023; đợt 2 trước ngày 10/10/2023. Đối với cấp tỉnh, đợt 1 trước ngày 30/6/2023; đợt 2 trước ngày 30/10/2023. Tổng kinh phí dự kiến triển khai  thực hiện năm 2023 là 6,8 tỷ đồng từ nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2023.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền Chương trình. Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng, triển khai Chương trình OCOP ở địa phương, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình ở các huyện, thành phố.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phát triển điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh, hỗ trợ các chủ thể OCOP ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị, lồng ghép thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, đề án thương mại điện tử nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động thương mại trực tuyến, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường từ nguồn vốn khuyến công.

UBND các huyện, thành phố tùy điều kiện, đặc điểm cụ thể xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP; triển khai các bước theo quy định của Chu trình OCOP; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình...

Xem chi tiết Văn bản tại đây./.

Nguyễn Miền

Bắc Giang: Tổng kết, trao Giấy công nhận 99 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2022

 

Ngày 02/3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo sở, ngành, đơn vị, địa phương; đại diện các chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh hội nghị.

Năm 2022, toàn tỉnh có hơn 100 sản phẩm được đề xuất tham gia đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Qua đánh giá, phân hạng có 99 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao trở lên, nâng số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh lên 205 sản phẩm. Trong đó, 31 sản phẩm đạt 4 sao, 174 sản phẩm 3 sao, tăng 73 sản phẩm so với năm 2021, vượt hơn 2 lần so với kế hoạch giao năm 2022.

Trong năm, Hội đồng OCOP cấp tỉnh đánh giá, phân hạng, công nhận được 1 sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa Bản Ven của Hợp tác xã (HTX) Thân Trường, huyện Yên Thế; 1 sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân đủ tiêu chuẩn 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận.

Có nhiều chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá là thanh niên trẻ có trình độ, nhiệt huyết khởi nghiệp từ nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm thể hiện sự sáng tạo cao. Qua đó, tạo ra phong trào khởi nghiệp sâu rộng ở các địa phương với nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia.

Để tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP, năm 2023, tỉnh phấn đấu có ít nhất 230 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, tăng 25 sản phẩm so với năm 2022; phấn đấu xây dựng, phát triển ít nhất 01 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia. Đồng thời tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn…

Tại hội nghị, các chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã tham luận chia sẻ những kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện nâng hạng các sản phẩm OCOP; hiệu quả kinh tế - xã hội sau khi được công nhận sản phẩm OCOP. Cùng đó, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình OCOP. Trong đó, tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ và phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp của các chủ thể, các bên liên quan thamg gia vào hoạt động quản lý và phát triển nhãn hiệu cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP…

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Dương Thanh Tùng phát biểu kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Dương Thanh Tùng cho biết, năm 2022 là năm thứ 4 tỉnh Bắc Giang thực hiện Chương trình OCOP; đây là năm tỉnh có nhiều sản phẩm OCOP tham gia đánh giá nhất từ trước đến nay. Nhiều địa phương trong tỉnh được Hội đồng OCOP tỉnh ghi nhận với nhiều sản phẩm có chất lượng cao như: Gà đồi Yên Thế; Vải thiều Lục Ngạn; Giấm Kim Ngân; Trà hoa vàng; Ổi Tân Yên của HTX Quyên Phong… Điều đó cho thấy tính đa dạng của các sản phẩm và sự nỗ lực, sáng tạo của các chủ thể, doanh nghiệp khi tham gia phát triển các sản phẩm là thế mạnh của địa phương.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu Chương trình OCOP năm 2023, đồng chí đề nghị các sở, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội thực hiện Chương trình đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả.

Đẩy mạnh hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương. Tập trung phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn; các sản phẩm mới hình thành dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, nền tảng lợi thế của địa phương.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Dương Thanh Tùng trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho các chủ thể.

UBND các huyện, thành phố khi tổ chức đánh giá, chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP cần tuân thủ nghiêm các quy định trong Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP do Thủ tướng Chính phủ ban hành, đảm bảo khách quan, chính xác chất lượng các sản phẩm tham gia Chương trình.

Các chủ thể sản xuất, các HTX, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương.

Các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP; đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài, các trang thông tin điện tử ở các cấp, trên mạng xã hội, website của Chương trình nhằm lan tỏa Chương trình OCOP. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung, cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch địa phương.

Thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh trao Giấy chứng nhận OCOP 3 sao cho sản phẩm .

Tại hội nghị, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh công bố, trao Giấy công nhận 99 sản phẩm đạt OCOP năm 2022.

Nguyễn Miền

Lục Nam triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2023

 

Nhằm phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, huyện Lục Nam vừa triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2023.
Ảnh minh họa.

Theo đó, huyện tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP trên phạm vi toàn huyện, để các tầng lớp xã hội và người dân thấy được lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn khi tham gia Chương trình OCOP.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường. Tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu.

Đẩy mạnh hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, bao gồm: Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn. Các sản phẩm mới hình thành dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc, trong đó ưu tiên: Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống. Sản phẩm được chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương và tri thức bản địa. Sản phẩm có đóng góp vào bảo tồn văn hóa truyền thống…

Bên cạnh đó, huyện phát triển sản phẩm OCOP theo 06 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng. Khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị. Tiến tới xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương. Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng (đạt 3 sao trở lên) gắn với nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Đồng thời rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các sản phẩm chế biến, sản phẩm truyền thống, làng nghề và sản phẩm du lịch nông thôn. Phấn đấu đạt mục tiêu năm 2023 có tối thiểu 10 sản phẩm mới đạt 3 sao trở lên và đánh giá lại 04 sản phẩm được công nhận năm 2020./.

An Nhiên

Bắc Giang: Năm 2023 có 163 sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

 

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thực hiện kế hoạch Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2023, đến nay đã có 163 sản phẩm của 112 chủ thể sản xuất đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng.
Tập trung phát triển các sản phẩm tiềm năng.

Trong đó, có 124 sản phẩm đăng ký mới, 30 sản phẩm đăng ký đánh giá lại và 09 sản phẩm nâng hạng sao. Các sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng tập trung vào 6 nhóm gồm: Thực phẩm; đồ uống; dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; hàng thủ công mỹ nghệ; sinh vật cảnh và dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. Các địa phương có nhiều sản phẩm đăng ký tham như: Huyện Lục Ngạn (35 sản phẩm); TP. Bắc Giang (19 sản phẩm)….

Để triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2023 đạt kết quả cao, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đang tiếp tục phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tư vấn phát triển sản phẩm cho các chủ thể; rà soát, lựa chọn sản phẩm đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm đợt 1 năm 2023 (dự kiến thực hiện vào tháng 6/2023).

Rà soát, tư vấn phát triển sản phẩm tiềm năng nâng hạng lên sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia như: Vải thiều đóng hộp của Công ty cổ phần XNK thực phẩm Toàn Cầu; Mỳ gạo Chũ Thủ dương của HTX sản xuất kinh doanh tiêu thụ mỳ gạo Chũ Hiền Phước; Mỳ chũ Thuận Hương của HTX sản xuất kinh doanh và tiêu thụ mỳ Trại Lâm xã Nam Dương.

Phối hợp với các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và thành phố Bắc Giang rà soát, tư vấn các địa điểm tiềm năng xây dựng sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch tại: HTX Dịch vụ du lịch văn hóa Đông Bắc; HTX Du lịch Đồng Dao; HTX Du lịch cộng đồng An Lạc; HTX Du lịch Cộng Đồng - Sinh Thái Đồng Cao./.

Ngọc Thọ

Bắc Giang: Công nhận thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành các Quyết định công nhận các xã: Tự Lạn, Vân Trung, Quang Châu, Thượng Lan (huyện Việt Yên) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022 và xã Tam Hiệp (huyện Yên Thế) đạt chuẩn NTM năm 2022.
Ảnh minh họa.

Sau thời gian nỗ lực phấn đấu xây dựng NTM nâng cao, đến nay các xã: Tự Lạn, Vân Trung, Quang Châu, Thượng Lan (huyện Việt Yên) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022 theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao do UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.

Chủ tịch UBND tỉnh giao cho UBND huyện Việt Yên và UBND các xã: Tự Lạn, Vân Trung, Quang Châu, Thượng Lan có trách nhiệm tổ chức công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao theo quy định. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 08/02/2023, Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế đạt chuẩn NTM năm 2022. Chủ tịch UBND tỉnh giao cho UBND huyện Yên Thế và UBND xã Tam Hiệp có trách nhiệm tổ chức công bố xã đạt chuẩn NTM theo quy định; tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí; hướng tới xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong thời gian tới.

* Xem chi tiết Quyết định công nhận Tự LạnVân TrungQuang ChâuThượng LanTam Hiệp tại đây./.

Nguyễn Miền

Bắc Giang: Năm 2023, huy động hơn 720 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

 

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, năm 2023 tổng nguồn vốn huy động triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh hơn 720 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.

Trong đó, ngân sách Trung ương 270,056 tỷ đồng; ngân sách địa phương các cấp 379,427 tỷ đồng và nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án 70,932 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, tỉnh sẽ phân bổ giúp các địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, đưa Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt hiệu quả cao và bền vững.

Được biết, trong thời gian qua, với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền địa phương, đến nay, toàn tỉnh có 6/10 huyện đạt chuẩn huyện NTM, 137/182 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 34 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 239 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 17,1 tiêu chí/xã. Hiện toàn tỉnh cũng có thêm 8 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM và 9 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM nâng cao, các xã này đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao; có 1 xã (xã Quảng Minh, huyện Việt Yên) đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, 13 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 9 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 93 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu. Các xã đã đạt chuẩn tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 và xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong thời gian tiếp theo.

Để hoàn thành các mục tiêu, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương chủ động cân đối nguồn ngân sách địa phương thực hiện các nội dung kế hoạch, đồng thời xác định xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động về xây dựng NTM, tăng cường tuyên truyền mô hình hiệu quả tại các xã; tổ chức đào tạo cán bộ cấp cơ sở về nội dung xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn các xã trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với sở, ngành phụ trách các tiêu chí, giúp đỡ các xã hiện nay đang khó khăn trong thực hiện để tìm hướng tháo gỡ phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM./.

Nguyễn Miền

Bắc Giang: Thêm 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu

 

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành các Quyết định công nhận thêm 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về an ninh trật tự năm 2022.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh công nhận thêm 05 xã đạt chuẩn NTM bao gồm: Vũ Xá, Bình Sơn, Yên Sơn, Trường Sơn (huyện Lục Nam); Đồng Kỳ (huyện Yên Thế).

Đồng thời công nhận thêm 03 xã NTM nâng cao gồm các xã: Đông Lỗ, Thanh Vân (huyện Hiệp Hòa); Quế Nham (huyện Tân Yên).  

Theo Quyết định 278/QĐ-UBND ngày 01/3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Quảng Minh (huyện Việt Yên) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về an ninh trật tự năm 2022.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện và UBND các xã được công nhận có trách nhiệm tổ chức công bố xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu về an ninh trật tự theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.

* Xem chi tiết các Quyết định công nhận: Vũ  Xá, Bình SơnYên SơnTrường SơnĐồng KỳĐông LỗThanh VânQuế NhamQuảng Minh tại đây./.

Nguyễn Miền

Bắc Giang: Công nhận thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022

 

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành các Quyết định công nhận xã Tuấn Đạo (huyện Sơn Động) đạt chuẩn nông thôn mới và 2 xã Ngọc Châu, Phúc Hòa (huyện Tân Yên) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo Quyết định 389/QĐ-UBND ngày 20/3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 383/QĐ-UBND và Quyết định số 390/QĐ-UBND công nhận xã Ngọc Châu và xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện và UBND các xã được công nhận có trách nhiệm tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mớinông thôn mới nâng cao theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Như vậy, tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 145/182 xã nông thôn mới, chiếm 79,7%, tăng 18 xã so với năm 2020; 42 xã nông thôn mới nâng cao, tăng 36 xã so với năm 2020; 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 239 thôn nông thôn mới kiểu mẫu, tăng 167 thôn so với năm 2020; bình quân đạt 17,1 tiêu chí/xã , tăng 0,8 tiêu chí so với năm 2020.

* Xem chi tiết Quyết định 389/QĐ-UBND, Quyết định  số 383/QĐ-UBND và Quyết định số 390/QĐ-UBND tại đây./.

Nguyễn Miền

Bắc Giang: Gần 4,6 tỷ đồng hỗ trợ các Hợp tác xã nông nghiệp

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp năm 2023 theo Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018, Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 10/8/2021 của HĐND tỉnh và Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh, tổng kinh phí dự kiến thực hiện hỗ trợ 4.592 triệu đồng cho 44 lượt HTX nông nghiệp.

 

HTX dứa sạch Hương Sơn (thôn Kép 11, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang) được hỗ trợ chứng nhận VietGap.

Cụ thể, hỗ trợ hơn 3,5 tỷ đồng theo Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND và Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND. Trong đó, hỗ trợ hơn 3,4 tỷ đồng cho 7 HTX thực hiện tập trung đất đai; 70 triệu đồng cho 3 HTX thực hiện đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ 20 triệu đồng cho 1 HTX thực hiện tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng theo Quyết định số 1802/QĐ-UBND. Trong đó, hỗ trợ 255 triệu đồng cho 17 HTX thực hiện xây dựng website thương mại điện tử; hỗ trợ 797 triệu đồng cho 15 HTX thực hiện đăng ký chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách sự nghiệp kinh tế (ngoài định mức) đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ các quy định của Trung ương và của tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, HTX trình tự hồ sơ, thủ tục triển khai thực hiện và tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ cho các HTX theo quy định.

* Xem chi tiết Quyết định và danh sách các đơn vị được hỗ trợ tại đây./.

Ngọc Thọ