Bạn sẽ kinh ngạc vì những điều quen thuộc xung quanh bạn đều liên quan tới một dãy số nổitiếng: Dãy Fibonnaci. Dãy số này còn liên quan chặt chẽ tới tỉ lệ thần thánh: Tỉ lệ vàng.
Dãy Fibonacci là gì?
Fibonacci
Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó.
Mặc dù quy luật tưởng chừng đơn giản như vậy, nhưng nó lại xuất hiện ở những thứ phức tạp nhất xung quanh chúng ta và ngay cả bản thân vũ trụ.
Điều này khiến nó trở thành một dãy số nổi tiếng và được xem sự hiện diện của Tạo hóa ngay cạnh con người.
Thế giới tự nhiên và tỉ số vàng
Dãy số có quy luật đơn giản: Phần tử sau bằng tổng 2 phần tử liền trước đó. Nhưng lại thể hiện quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan bao gồm tự nhiên và vũ trụ.
Có thể nói sự phát triển của dãy số cũng chính là sự phát triển của tự nhiên. Điều này giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới khách quan thông qua Toán học. Một sự liên hệ tuyệt vời và gần gũi giữa Toán học và thực tế.
Chính quy luật này cùng sinh ra một tỉ lệ được cho là "tỉ lệ vàng", một tỉ lệ của cái đẹp. Một sự thống nhất hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật.
Rất nhiều nhà nghệ thuật thời phục hưng như Da vinci hay Angelo... đều lấy nó làm tỉ lệ chuẩn trong các tác phẩm của mình. Họ gọi nó là "tỉ lệ thần thánh".
Nếu bạn có tỉ lệ của 2 đại lượng nào đó là con số xấp xỉ 1,6180... thì người ta gọi đó chính là "tỉ lệ vàng", chính vì khi lấy số đứng sau chia cho số đứng trước trong dãy Fibonacci, chúng ta được một con số xấp xỉ tỉ lệ vàng này.
Nếu dãy số đủ dài, nó sẽ tiến tới tỉ số vàng (Trong Toán học thì giới hạn tỉ lệ của dãy Fibonacci chính là tỉ số vàng). Như vậy có thể thấy mối liên hệ mật thiết giữa dãy số Fibonacci và tỉ lệ vàng.
Trong nghệ thuật tỉ lệ vàng thể hiện rõ ràng trong "hình chữ nhật vàng", đó là một hình chữ nhật có tỷ số giữa cạnh dài và cạnh ngắn là tỷ số vàng.
Hình chữ nhật vàng
Quy luật của Tạo hóa
Bây giờ hãy cùng xem dãy số nổi tiếng này hiện diện quanh bạn như thế nào nhé:
Bức tự họa Leonardo Da vinci theo tỉ lệ vàng
Công trình kiến trúc tỉ lệ vàng
Quy luật phát triển của thực vật tuân theo tỉ lệ vàng
Khuôn mặt cũng tuân theo tỉ lệ vàng
Ngôi đền parthenon
Logo quả táo của Apple cũng không phải được vẽ ngẫu nhiên
Thực vật phát triển theo tỉ số vàng
Thực vật phát triển theo tỉ số vàng
Nghệ thuật thường phải tuân thủ tỉ số vàng
Động vật và con người hay tự nhiên đều không nằm ngoài quy luật này
Tỉ số vàng xuất hiện mọi nơi
Tỉ số vàng mang lại vẻ đẹp cho nghệ thuật
Bức tranh Sóng lớn nổi tiếng của Hokusai
Cơn bão cũng biết tuân thủ tỉ lệ vàng
Tai người và tỉ lệ vàng
Monalisa và tỉ số vàng
Một bức họa của Da vinci
Angelo cũng thích dùng tỉ lệ vàng
Trường học Athen của Rafael cũng không nằm ngoài tỉ số vàng
Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho chia sẻ có nhiệm vụ biến Trung tâm nghiên cứu và phát triển mới ở Hà Nội thành hàng đầu thế giới.
Samsung là đại diện doanh nghiệp FDI duy nhất hôm 12/12 được mời phát biểu tại hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đã chia sẻ về hai nhiệm vụ chính liên quan đến trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) được Samsung khánh thành tại khu vực Tây Hồ Tây, Hà Nội cuối năm ngoái.
"Nhiệm vụ đầu tiên là mở rộng lĩnh vực nghiên cứu và nâng cao chuyên môn để đưa trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam không chỉ là hàng đầu Đông Nam Á, mà còn là một trong những trung tâm nghiên cứu lớn nhất thế giới", ông Choi Joo Ho cho biết.
Trung tâm R&D khánh thành cuối tháng 12/2022 của Samsung ở Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Lưu Quý
Trước khi có trung tâm R&D tại Tây Hồ Tây này, Samsung đã thành lập nhóm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam vào năm 2012, hoạt động ở các cơ sở sản xuất tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là góp phần đặt nền móng cho nhân tài công nghệ Việt Nam và phát triển công nghiệp. Để hiện thực hoá điều này, Samsung có kế hoạch mở rộng việc bồi dưỡng tài năng công nghệ tương lai trong nước, thông qua học bổng cho sinh viên triển vọng chuyên ngành công nghệ. Đồng thời, công ty sẽ tăng cường hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cho các dự án kinh doanh, bên cạnh các chương trình thực tập.
"Chúng tôi muốn được tăng cường quan hệ đối tác với các doanh nghiệp Việt Nam để giúp các nhà sản xuất trong nước phát triển, trở thành một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu của Samsung", Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam chia sẻ.
Đến cuối năm ngoái, số nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung đã lên 257, tăng gấp 10 lần so với năm 2014. Từ năm 2015, các chuyên gia sản xuất từ Samsung Hàn Quốc đã làm việc với khoảng 400 công ty Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.
Hiện tại, Samsung đã hoàn thành các dự án nhà máy thông minh với 26 doanh nghiệp địa phương và sẽ tiếp tục nhân rộng với các công ty khác. "Samsung là đối tác tin cậy của Chính phủ Việt Nam trên hành trình vươn tới thành công và thịnh vượng chung", ông Choi Jo Hoo nói.
Từ chiếc máy ép dầu dừa, đầu tư bởi tiền cầm sổ đỏ nhà bố vợ, ông Cù Văn Thành giờ kiếm nghìn tỷ đồng mỗi năm bằng sữa dừa, dầu dừa.
Thời bao cấp, ông Cù Văn Thành - Tổng giám đốc Công ty Chế biến Dừa Lương Quới và vợ cùng làm việc trong một xưởng chế biến dừa quốc doanh. Thời ấy, sản phẩm khá thô sơ, chỉ đơn giản là lấy cơm dừa phơi rồi sấy khô, ép lấy dầu để cung ứng cho các nhà máy dầu ăn nội địa và trao đổi hàng hóa với khối Đông Âu.
Sau đó, ông tham gia trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Đồng Gò (nay là Trung tâm Dừa Đồng Gò thuộc Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu của Bộ Công Thương) suốt 10 năm. Rồi thời cuộc biến động, các đơn vị sản xuất dừa lao đao.
"Có lúc chai dầu dừa một lít bán được 4.700 đồng. Năm 1991, Liên Xô tan rã thì không bán buôn được, nhiều doanh nghiệp nhỏ phải dẹp", doanh nhân sinh ra ở xứ dừa Bến Tre, nhớ lại.
Đến 1995, ông Thành rời trung tâm khi đời sống hai vợ chồng chật vật và ngành chế biến dừa của Việt Nam dần tụt hậu so với các láng giềng như Thái Lan, Philippines. Vợ chồng ông lên ý định cùng một số người bạn hùn vốn thuê máy, nhà xưởng để ép dầu dừa nhưng lại không có tiền.
"Bố vợ thương, nói muốn nghiêm túc làm ăn thì cho mượn sổ đỏ để vay", ông Thành kể.
Cầm cố căn nhà mặt tiền của bố vợ với giá 40 triệu đồng đầu những năm 90, vợ chồng ông lao vào lập nghiệp. Từ làm chung với bạn, họ dần tách riêng, chuyển mặt bằng khi xưởng ép dầu dần mở rộng quy mô.
Đến 1997, cái tên Dừa Lương Quới xuất hiện trên thương trường, nhưng chỉ là một xưởng ép dầu dừa thô sản lượng 2.000 tấn mỗi năm. Ông Thành hiểu rằng, nếu không đổi mới sáng tạo khó lòng đột phá. Trong khi các xưởng lâu đời và lớn hơn sấy cơm dừa bằng trấu mất 3-4 ngày hoặc dùng than đá mất 12-24 giờ, ông biết nước ngoài đã dùng công nghệ khác, xay nhuyễn cơm dừa thành hạt để bề mặt tiếp xúc nhiệt nhiều hơn, giúp nhanh khô và dễ ép dầu hơn.
"Tôi xử lý cơm dừa đầu vào theo cách đó, thiết kế hệ thống sấy ống lăn giúp năng suất cao hơn mà giảm được lao động. Ngày nay, một số cơ sở nhỏ vẫn dùng công nghệ này", ông Thành kể. Đến năm 2000, dây chuyền sản xuất cơm dừa nạo sấy thế hệ mới của ông hoàn thiện với sản lượng 1.000 tấn mỗi năm.
Trong hai thập kỷ sau, ông liên tục cho cập nhật các công nghệ mới, sấy ống lăn ngày nào được nâng dần thành sấy tầng sôi, sấy trục vít. Hệ thống sản xuất được mở rộng để đa dạng hóa sản phẩm, từ dây chuyền đóng lon dầu dừa, sản xuất nước dừa và sữa dừa, lắp pin mặt trời mái nhà xưởng... Diện tích dừa nguyên liệu cũng ngày càng mở rộng đến 6.100 ha, sản lượng 80 triệu trái mỗi năm.
Gần 3 thập niên miệt mài nâng cấp công nghệ và sản xuất, Lương Quới trở thành một trong số ít đơn vị xuất khẩu dừa chủ lực của Bến Tre từ sớm. Nhưng quá trình cũng không đơn giản. Ban đầu, ông bán nội địa rồi lân la xuất khẩu Trung Quốc. Đến 2008, khách hàng đầu tiên tại Trung Đông mua gần 600 tấn cơm dừa nạo sấy.
Có được chút tiền, ông hiểu muốn làm ăn lớn phải ra biển rộng, tức đi nhiều các hội chợ quốc tế. "Lần đầu đi về không có kết quả gì nhưng phải cố gắng đi vài lần mới có khách. Khi mình có mặt thường xuyên trên chợ thế giới, uy tín và tên tuổi công ty phát triển theo", ông nói.
Không chỉ xúc tiến thương mại, ông đi trước một bước ở khâu đầu tư phần cứng, từ hệ thống ISO đến HACCP, BRC, ISF. Ông tin, đầu tư hệ thống quản trị và nhà máy đúng chuẩn, khách hàng sẽ tìm đến.
Năm 2011, một khách hàng Đài Loan gợi ý về sản phẩm nước dừa và nước cốt dừa đóng lon. Nếu một tấn cơm dừa nạo sấy giá 2.300 USD, sản phẩm mới này có giá lên đến 5.000 USD. Do đó, ông quyết định thuê thêm 3 ha đất, xây thêm nhà máy và xuất xưởng các dòng sản phẩm này sau một năm.
Nhờ vậy, nếu dầu dừa thô hoặc cơm dừa nạo sấy chủ yếu xuất qua Trung Đông, châu Phi, Nga thì nước dừa, nước cốt dừa thâm nhập được vào châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc với kim ngạch đạt trung bình 20 triệu USD mỗi năm. Từ 2018, doanh thu công ty bước qua mốc 1.000 tỷ đồng mỗi năm, xuất khẩu đến hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Năm 2021, doanh thu đã trên 1.600 tỷ. Năm ngoái, Dừa Lương Quới tiếp tục nằm trong "Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam", thăng 20 hạng từ 394 năm 2021 lên 374.
Mua hàng của Lương Quới từ năm 2018, V&T nhập khẩu đa dạng các sản phẩm dừa Vietcoco sang Hàn Quốc. CEO công ty Kin Lee đánh giá cao chất lượng và năng lực sản xuất của nhà cung cấp này. Khi xảy ra những vấn đề cần xử lý, công ty luôn tôn trọng khách hàng và cầu thị giải quyết theo hướng "Win - Win".
"Đây là điểm mà chúng tôi hài lòng và tin tưởng hợp tác. Nếu được, phía Lương Quới nên rút ngắn thời gian giao hàng cho những đơn hàng lẻ hơn nữa, để chúng tôi có thể kịp thời phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng", ông Kin Lee góp ý.
Dựa lớn vào nguồn thu xuất khẩu, ông Thành vẫn trăn trở làm sao giảm tỷ trọng sản xuất hàng gia công, phát triển thương hiệu riêng tạo dấu ấn lớn ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, mỗi thị trường đều có những thách thức không giống nhau. Với xuất khẩu bằng thương hiệu riêng, ông kỳ vọng sẽ là chủ đạo giai đoạn 2025-2030, song song đó, kim ngạch tăng dần 100 triệu USD lên 200 triệu USD.
Điều đó đòi hỏi nhiều về duy trì chuẩn mực, nhà máy, đảm bảo nguồn cung liên tục trong khi giá nông sản Việt vốn lên xuống thất thường. "Mình sắm một chiếc ghe nhỏ chạy trong sông rạch thì khác sắm tàu lớn ra biển khơi. Cuộc chơi đó đòi hỏi nhiều yếu tố và nền kinh tế thị trường lúc nào cũng có cạnh tranh", ông mô tả.
Tại thị trường nội địa, thương hiệu Vietcoco của Dừa Lương Quới là đơn vị dừa duy nhất là Thương hiệu Quốc gia. Cung ứng đến hầu hết chuỗi bán lẻ lớn nhỏ nhưng công ty vẫn còn nhiều thách thức để chinh phục thị trường người Việt với đa dạng bản sắc.
Hơn nửa năm nay, tâm huyết của ông trùm dừa Bến Tre càng bị thử thách khi nhu cầu thế giới giảm do kinh tế khó khăn. Những tháng đầu 2022, trung bình mỗi tháng công ty xuất 250-300 container, nhưng đến tháng 9 còn chưa đầy 100. Tháng 10 có cải thiện nhưng tình hình chung khách hàng vẫn còn chậm.
"Các chuyên gia, khách hàng cũng nhận định 2023 thấm sâu khó khăn và có thể hồi phục từ 2024. Nếu ngắn thì còn dễ xoay xở nhưng dài hạn thì cũng là một vấn đề, nhưng tôi quyết giữ số lao động 2.000 người hiện có", ông nói.
Mỗi ngày tại nhà máy ở Khu công nghiệp An Hiệp (Châu Thành, Bến tre), ông Cù Văn Thành có mặt từ sáng và về lúc 5h chiều. Ngoài xử lý công việc trong văn phòng, nhân viên dễ dàng bắt gặp ông đội nón lá, tới lui các nhà xưởng để quan sát hoạt động thực tế.
Ông đi làm kể cả cuối tuần, để xem đội cơ khí bảo trì máy móc. Theo kinh nghiệm của ông, các sự cố hỏa hoạn thường có nguy cơ cao vào lúc dây chuyền ngưng hoạt động, khi máy móc được hàn sửa, trong khi lại vắng người trực chiến như ngày thường.
"Mình làm sản xuất phải chăm chút cả chuyện lớn, chuyện nhỏ mới hoàn hảo. Tạo ra một sản phẩm đã khó rồi, bán lại càng khó hơn. Nó không đơn giản như việc chỉ cần ngồi bàn giấy ký kết và mua qua bán lại", Nhà sáng lập Dừa Lương Quới nói.
Nhà sản xuất văn phòng phẩm lớn nhất cả nước - Thiên Long, lập kỷ lục lợi nhuận năm ngoái, trung bình lãi hơn một tỷ đồng mỗi ngày.
Năm 2022, Tập đoàn Thiên Long (TLG) ghi nhận hơn 3.520 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 32% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 400 tỷ đồng, tăng 45%. Đây là kết quả kinh doanh cao nhất lịch sử kể từ khi doanh nghiệp này công bố thông tin vào năm 2005. TLG vượt 8% doanh thu và 43% lợi nhuận theo kế hoạch đề ra.
Ban lãnh đạo lý giải dịch bệnh được kiểm soát làm doanh thu tăng trưởng. Đồng thời, công ty tiếp tục tái cấu trúc các kênh bán hàng và dự trữ được nguyên vật liệu giá thấp, giúp tối ưu giá thành sản xuất.
Năm 2022 cho thấy sự bứt phá của nhà sản xuất văn phòng phẩm lớn nhất cả nước. Trong giai đoạn 2005-2022, doanh nghiệp này chỉ lãi quanh mức vài chục tỷ đồng dù doanh thu có năm vượt nghìn tỷ đồng. Từ khi đạt mốc lợi nhuận sau thuế hơn 100 tỷ đồng năm 2012, Thiên Long duy trì đà tăng trưởng liên tục hai chữ số (trừ năm 2020), nhưng mức tăng lợi nhuận cao nhất của công ty chỉ 28%.
Năm ngoái, TLG hoàn thành hai dự án lớn giá trị hàng chục triệu USD, gồm nhà xưởng mới tại Long Thành (Đồng Nai) và trung tâm phân phối tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (TP HCM). Các dự án được kỳ vọng giúp nâng cao năng suất, tối ưu hóa năng lực quản trị, giảm chi phí vận hành. Doanh nghiệp này cũng đầu tư 25% vốn cổ phần vào PEGA để mở rộng hơn hệ sinh thái (viết - vẽ - đọc). TLG cho mở Công ty Clever World, cửa hàng trải nghiệm Clever Box vào cuối năm để phát triển hệ sinh thái đa kênh.Từ năm 2016 đến nay, thị phần hãng bút bi này liên tục duy trì ở mức trên 60%. Tập đoàn Thiên Long đặt mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2027, bằng cách phát triển thị trường trong nước, tăng cường xuất khẩu, mở rộng lĩnh vực kinh doanh và tập trung vào các sản phẩm mới sáng tạo.
Chia sẻ trong buổi trò chuyện trên VnExpress trước đây, CEO Trần Phương Nga nói Thiên Long có rất nhiều sản phẩm bút bi mà khi nhắc tên ai cũng biết. Với bà, đó là niềm tự hào nhưng cũng là nỗi đau. Vì lẽ trên mà những sản phẩm mới khi tung ra thị trường thường ít được chú ý. Ngoài bút bi, doanh nghiệp này còn sản xuất bột nặn có thể ăn được, gôm tẩy, tập bìa kháng khuẩn, bút đánh dấu trong phẫu thuật...
Chứng khoán Sacombank (SBS) đánh giá TLG có nhiều cơ hội trong tương lai khi dân số Việt Nam đông. Doanh nghiệp này cũng đã mở rộng kênh bán hàng từ offline sang online, phù hợp xu hướng tiêu dùng mới. Bên cạnh đó, hợp đồng tương lai nhựa PVC tại Trung Quốc đã giảm khoảng 30% giá trị so với hồi đầu năm 2022. Giá nguyên vật liệu đầu vào thấp sẽ là yếu tố hỗ trợ để biên lợi nhuận của TLG có thể tiếp tục được cải thiện.
Cơ hội vẫn tồn tại song song với thách thức. SBS cho rằng phần lớn nguyên liệu của Thiên Long vẫn đến từ nguồn nhập khẩu và chịu tác động của biến động giá dầu, hàng hóa. Cạnh tranh mảng văn phòng phẩm với các đối thủ trong và ngoài nước, đặc biệt các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc thông qua kênh bán hàng online, sẽ là một trong những thách thức lớn. Ngoài ra, lạm phát và tình hình kinh tế được dự báo khó khăn có thể ảnh hưởng đến sức mua trong ngắn hạn.
Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài hơn 49 km đã thành hình sau hơn một năm thi công, dự kiến khai thác từ tháng 9 tới theo đúng kế hoạch.
Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm được khởi công tháng 9/2021, theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng kinh phí hơn 7.600 tỷ đồng. Công trình dài hơn 49 km, trong đó có 8 km qua huyện Diên Khánh, 30,5 km qua huyện Cam Lâm và 10 km qua TP Cam Ranh.
Một cây cầu nối tuyến cao tốc ở huyện Cam Lâm.
Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1, do Công ty TNHH đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm thuộc tập đoàn Sơn Hải thực hiện.
Toàn tuyến cao tốc có 25 cầu đang được thi công. Những cầu vượt có chiều rộng 5-12 m, tuỳ độ lớn nhỏ của đường kết nối.
Công nhân thi công dải phân cách ở tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Hạng mục dải phân cách được thi công bằng công nghệ mới cao 1,27 m, kết hợp chống chói.
Dải phân cách thường xuyên được bảo dưỡng bằng vải địa kỹ thuật, nhằm giữ ẩm cho bêtông.
Một đoạn cao tốc qua huyện Cam Lâm đang được trải nhựa mặt đường. Trên công trường, mỗi ngày có hàng trăm máy móc như xe lu, máy khoan xoay, máy đào, ủi, cần cẩu... cùng thi công.
Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, cho biết đến nay đã có 49/49,1 km mặt bằng được bàn giao, đạt 99,8%. Hiện, dự án đã đạt 70% khối lượng.
Hầm Dốc Sạn (TP Cam Ranh) dài hơn 700 m mỗi bên, đã được thông. Đây là hạng mục quan trọng nhất của dự án.
Hệ thống ván khuôn thi công bêtông vỏ hầm. Hiện, cửa bắc và cửa nam hầm Dốc Sạn đã hoàn thiện gia cố mái taluy, đang thi công hệ thống thoát nước và chống thấm hầm, đổ bêtông vỏ hầm...
Công nhân hàn ván khuôn thi công vỏ hầm. Ở hầm có 3 ca làm việc chính, mỗi ca làm bao gồm 8 tiếng và được luân phiên liên tục bởi 4 kíp.
Một phần vỏ hầm Dốc Sạn đã hoàn thiện và chuẩn bị thi công mặt đường.
Điểm cuối tại cao tốc nằm ở TP Cam Ranh, khoảng 5 km đường tại đây đã hoàn thiện. Đồng thời, doanh nghiệp cũng bỏ thêm kinh phí để mở rộng phần lề đường so với thiết kế mỗi bên 0,5 m, giúp cao tốc an toàn hơn. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư dự án không thay đổi.
Nhiều biển cảnh báo tại tuyến cao tốc đi qua TP Cam Ranh đã được đơn vị thi công lắp đặt. Dự kiến, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ thông xe kỹ thuật vào tháng 6 và hoạt động từ tháng 9. Tuyến cao tốc này sẽ kết nối với cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đang dần hoàn thiện.