Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HIỆU CHUẨN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN MIỀN BẮC

 Địa chỉ: Tổ dân phố 2A, Phường Trần Nguyên Hãn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang (Tìm vị trí)

  Mã số thuế: 2400873757

  Người ĐDPL: Tạ Văn Tú

  Ngày hoạt động: 16/10/2019

  Giấy phép kinh doanh: 2400873757

  Lĩnh vực: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu

Ngành nghề kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hiệu Chuẩn Kiểm Định An Toàn Miền Bắc

Mã ngànhMô tảNgành chính
4633Bán buôn đồ uốngN
4649Bán buôn đồ dùng khác cho gia đìnhN
4651Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềmN
4652Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thôngN
4653Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệpN
4659Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khácN
4661Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quanN
4663Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựngN
4759Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanhN
4772Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanhN
4783Bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc lưu động hoặc tại chợ.N
4784Bản lẻ thiết bị gia đình khác lưu động hoặc tại chợ.N
4789Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợN
4791Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internetN
4799Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâuN
4931Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)N
4932Vận tải hành khách đường bộ khácN
4933Vận tải hàng hóa bằng đường bộN
5210Kho bãi và lưu giữ hàng hóaN
5224Bốc xếp hàng hóaN
5510Dịch vụ lưu trú ngắn ngàyN
5610Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu độngN
5621Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới...)N
7020Hoạt động tư vấn quản lýN
7212Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ.N
7213Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược.N
7214Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp.N
7410Hoạt động thiết kế chuyên dụngN
7710Cho thuê xe có động cơN
7730Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khácN
8110Dịch vụ hỗ trợ tổng hợpN
8129Vệ sinh nhà cửa và các công trình khácN
8020Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toànN
4299Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.N
7490Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâuY
7110Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quanN
7120Kiểm tra và phân tích kỹ thuậtN
8559Giáo dục khác chưa được phân vào đâuN
2012Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơN
2023Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinhN
2029Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâuN
2410Sản xuất sắt, thép, gangN
2431Đúc sắt thépN
2432Đúc kim loại màuN
2511Sản xuất các cấu kiện kim loạiN
2512Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loạiN
2591Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loạiN
2592Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loạiN
2593Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụngN
2599Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâuN
2651Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiểnN
2652Sản xuất đồng hồ.N
2660Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp.N
2670Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang họcN
2710Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điệnN
2720Sản xuất pin và ắc quyN
2733Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loạiN
2740Sản xuất thiết bị điện chiếu sángN
2750Sản xuất đồ điện dân dụngN
2790Sản xuất thiết bị điện khácN
2816Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếpN
2817Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính).N
2818Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén.N
2819Sản xuất máy thông dụng khácN
2821Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệpN
2822Sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loạiN
2829Sản xuất máy chuyên dụng khácN
3100Sản xuất giường, tủ, bàn, ghếN
3240Sản xuất đồ chơi, trò chơiN
3250Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năngN
3311Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵnN
3312Sửa chữa máy móc, thiết bịN
3313Sửa chữa thiết bị điện tử và quang họcN
3314Sửa chữa thiết bị điệnN
3319Sửa chữa thiết bị khácN
3320Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệpN
3530Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hoà không khí và sản xuất nước đáN
3700Thoát nước và xử lý nước thảiN
3811Thu gom rác thải không độc hạiN
3812Thu gom rác thải độc hạiN
3821Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hạiN
3822Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hạiN
3830Tái chế phế liệuN
4101Xây dựng nhà để ở.N
4102Xây dựng nhà không để ở.N
4212Xây dựng công trình đường bộ.N
4222Xây dựng công trình cấp, thoát nước.N
4229Xây dựng công trình công ích khác.N
4311Phá dỡN
4312Chuẩn bị mặt bằngN
4321Lắp đặt hệ thống điệnN
4322Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khíN
4329Lắp đặt hệ thống xây dựng khácN
4390Hoạt động xây dựng chuyên dụng khácN
4512Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)N
4513Đại lý ô tô và xe có động cơ khácN
4520Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khácN
4530Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khácN

Sắp có ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

    Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM 2020 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11 tại Hà Nội với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

    Đây là sự kiện thường niên lớn nhất dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Bộ KH&CN phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức. Đồng thời, đây là dịp quảng bá hình ảnh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt năng động, sẵn sàng chào đón sự hợp tác cùng phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ các đối tác trong nước, quốc tế.

    TECHFEST 2020 với chủ đề “Thích ứng - Chuyển đổi - Bứt phá" sẽ tiếp nối thông điệp của TECHFEST các năm trước về kết nối và hội tụ nguồn lực trong nước, quốc tế hỗ trợ khởi nghiệp trong bối cảnh khó khăn chung của dịch bệnh Covid-19. Trong hoàn cảnh khó khăn này, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã chứng tỏ được khả năng thích ứng và đột phá không chỉ trong tăng trưởng về doanh thu mà còn hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch hiệu quả bằng các giải pháp tiên tiến của mình. Việt Nam sau đại dịch đang trở thành một điểm đến an toàn, uy tín cho các chuyên gia, nhà đầu tư trong khu vực và thế giới và TECHFEST 2020 là một cơ hội lý tưởng để Việt Nam chào đón họ với sự hấp dẫn bởi chính tài năng và chất lượng của một hệ sinh thái đang từng bước được khẳng định trên bản đồ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới.

    Ngoài các làng công nghệ theo mô hình trước đây, năm nay TECHFEST bổ sung thêm làng công nghệ tiên phong (Frontier Tech) gồm các công nghệ như công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, rô bốt thông minh, nền tảng trực tuyến... đây là những lĩnh vực mà doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã gọi vốn khá thành công, phù hợp với xu hướng quốc tế và thực tiễn trong nước.



Cuộc thi Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Nhiều dự án được thương mại hoá rộng rãi trên thị trường

    Sáng 3/10, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra vòng bán kết 3 Cuộc thi Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thanh niên nông thôn 2020, 48 dự án đến từ 18 tỉnh, thành khu vực Nam bộ tranh tài để được chọn vào chung kết.
    Tại vòng bán kết 3 Cuộc thi Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có tổng cộng 48 dự án đến từ 18 tỉnh, thành. Trong đó, nôi khởi nghiệp Đồng Tháp dẫn đầu với 9 dự án góp mặt. TP. Hồ Chí Minh có 6 dự án tham gia, số còn lại thuộc về các tỉnh thành như Bến Tre, Cà Mau, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Kiên Giang, Sóc Trăng…

Nhóm Nguyễn Đoàn Nhật Linh đến từ tỉnh Bến Tre, thuyết trình dự án "Xây dựng nhà màng CNC chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới trong nhà màng" tại vòng thi bán kết 3

    Bà Nguyễn Thị Thu Vân - Trưởng ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn nhấn mạnh, các dự án tham dự Cuộc thi Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm nay đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung vào việc xây dựng chất lượng sản phẩm cũng như giải quyết các vấn đề sinh kế của cộng đồng. Số lượng dự án ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến khá nhiều. Qua vòng bán kết, các dự án có được sự kết nối trong hệ sinh thái của cộng đồng thanh niên nông thôn khởi nghiệp, được các các chuyên gia, giám khảo nhiều kinh nghiệm chia sẻ, góp ý, hướng dẫn để hoàn thiện dự án, xây dựng và phát triển bền vững.

Nhiều sản phẩm tại Cuộc thi Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thanh niên nông thôn 2020 có tính khả thi cao và đã được thương mại hoá rộng rãi trên thị trường

    Theo ghi nhận, trong các dự án tham gia vòng thi bán kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thanh niên nông thôn 2020 khu vực nam Bộ, nhiều sản phẩm dược đánh giá khá tốt, tạo được sinh kế cho cộng đồng, có tính khả thi cao và đã được thương mại hoá rộng rãi trên thị trường. Đơn cử như dự án “Khai thác mật hoa dừa tươi” ở Trà Vinh hay “Chế phẩm sinh học cải tạo đất vườn cây ăn trái” của Đồng Tháp, “Chế tạo máy cày mini bằng động cơ xe máy” đến từ Tây Ninh, “Bao bì bảo quản thực phẩm từ màng sinh học Biostarch” của TP. Hồ Chí Minh hay “Mắm tôm chà lên men tự nhiên Khổng Tước Nguyên” đến từ Tiền Giang… đều được Hội đồng đánh giá cao tại vòng sơ loại.

Dự án khởi nghiệp “Mắm tôm chà lên men tự nhiên Khổng Tước Nguyên” đến từ Tiền Giang được hội đồng giám khảo đánh giá cao tại vòng sơ loại

    Trước đó, vòng bán kết 1 khu vực miền Bắc và bán kết 2 khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã diễn ra tại Thái Nguyên và Nghệ An. Ban tổ chức đã xác định được 18 dự án xuất sắc nhất vào chung kết. Thông qua phần thuyết trình của các dự án cho thấy được sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, nỗ lực tìm kiếm thông tin, khảo sát, đánh giá, tham vấn từ nhiều nguồn… để có được bài thi có ý nghĩa. Đặc biệt, ban giám khảo đánh giá cao các dự án khu vực miền Bắc và Trung – Tây Nguyên nhờ vào sự gắn kết với trách nhiệm cộng đồng, có nhiểu đổi mới sáng tạo, mở rộng được hệ sinh thái sản phẩm, biết tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau để phục vụ khách hàng.
    Cuộc thi Dự án khởi nghiệp ĐMST Thanh niên nông thôn 2020 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA phối hợp với Ban thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức. Chương trình có sự đồng hành của Đề án 844 của Chính Phủ, Ủy ban dân tộc, Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập … Cuộc thi mang mục đích cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên nông thôn nói riêng trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển tài nguyên bản địa, hình thành các sản phẩm đặc trưng, tham gia hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Nhiều doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo

    Dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến hoàn thiện.

Hàng năm có khoảng 30 - 50% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo, đạt mục tiêu Nghị quyết 35/NQ-CP đã đề ra. Ảnh: Lê Tiên

    Theo Dự thảo Báo cáo, một số mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết đã đạt được là: năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng GDP khoảng 30 - 35%, đồng thời tăng năng suất lao động khoảng 5%/năm; hàng năm có khoảng 30 - 50% DN Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.

    Đối với mục tiêu Việt Nam có 1 triệu DN vào năm 2020 là không đạt. Nguyên nhân là đa số các chính sách, giải pháp mới dừng ở việc ban hành các quy định, văn bản quy phạm pháp luật, chưa đi vào cuộc sống; mức độ tiếp cận, thụ hưởng chính sách hỗ trợ của các DN còn hạn chế; chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành DN chưa đủ hấp dẫn… Bên cạnh đó, do tác động của dịch Covid-19, số DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng đột biến, trong khi số DN thành lập mới trong 9 tháng năm 2020 đạt mức thấp nhất trong 5 năm qua (gần 99.000 DN thành lập mới).

    Bên cạnh đó, mục tiêu đến năm 2020, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đóng góp 48 - 49% GDP và mục tiêu đến năm 2020 khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 49% vốn đầu tư toàn xã hội cũng không đạt.

    Nhằm hỗ trợ phát triển DN giai đoạn 2021 - 2025, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có một số nhóm giải pháp: Hỗ trợ DN sau tác động của dịch Covid-19; phát triển các DN có quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt; thúc đẩy nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo trong DN…

Đổi mới sáng tạo giúp tăng sự phát triển của tỉnh Bắc Giang

    Với dòng tiền nguồn vốn lớn đang đầu tư vào tỉnh Bắc Giang. Các ngành kinh tế dịch vụ tại các khu công nghiệp đang thành hình

    Các nội dung liên quan đến đổi mới sáng tạo như:

1. đề án xây dựng "thành phố thông minh"

2. khu công nghiệp khoa học công nghệ: Khu công nghiệp này sẽ là nơi thu hút các nhà đầu tư có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, mang lại giá trị gia tăng lớn. Sự chuẩn bị cho khu công nghiệp khoa học công nghệ đang được thực hiện nghiêm túc.

3. Các thành tố của vùng đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang sẽ được kết nối đồng bộ với nhau, và hướng tới sự kết nối với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và toàn quốc, cũng như quốc tế. Điển hình như ý tưởng hình thành các trục giao thông đường bộ, đường sắt chuyên dụng vận chuyển hàng hóa, giao thông công cộng... nối giữa các khu công nghiệp, thành phố mới Bắc Giang với các cảng, sân bay trong khu vực Đông Bắc Bộ... Từ đó, tạo bàn đạp để kết nối với quốc tế.

4. Tham khảo các chuyên gia Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore..., với ý tưởng về việc hình thành "vùng đổi mới sáng tạo" tại Bắc Giang.

5. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế số trong bối cảnh toàn cầu hóa đưa đến những cách tiếp cận mới dựa trên đổi mới sáng tạo và đổi mới công nghệ. Việc tăng trưởng dựa vào vốn, tài nguyên, lao động trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp đã trở nên không còn phù hợp. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo và thực tế cho thấy đây chính là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

6. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo, năng lực cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đã được cải thiện đáng kể.

7. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ nhân sự, lao động giỏi nghề, có tác phong công nghiệp để đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp đầu tư sắp tới sẽ vào Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ giỏi về công nghệ; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thanh niên trong vấn đề khởi nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, kinh tế số.

8. Đồng hành với doanh nhân, doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu chi phí, đơn giản thủ tục hành chính.

9. Xử lý nghiêm minh hành vi nhũng nhiễu, trục lợi, tham nhũng; tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đổi mới sáng tạo.



Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Phôi Nấm Bắc Giang

 https://sites.google.com/site/namsachbacgiang/

Tương La Yên Dũng đặc sản của vùng đất thiêng

 Tương La Yên Dũng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của chùa Vĩnh Nghiêm với lịch sử hơn 700 năm. Nhân dân trong vùng đã chắt lọc những phương pháp, cách thức làm tương ngon của nhà chùa và trong dân gian để kế thừa, phát triển thành sản phẩm tương nức tiếng gần xa.


Tương La Yên Dũng nức tiếng của vùng đất thiêng
    Đôi nét về Tương La Yên Dũng:
    Tương là món ăn dân dã của người dân Việt Nam, nước chấm không thể thiếu khi ăn bánh đúc, bánh tẻ, chấm rau muống, cà muối, thịt luộc…
    Tương còn dùng làm gia vị nấu một số món ăn khác. Từ xa xưa, nhà nhà, người người ở các vùng quê đã biết làm tương ăn dần.
Nhiều người cho rằng tương La ngon và có thể so sánh được với các loại tương trên là do được thiên nhiên ưu đãi nguồn nước trong mát nhưng những người làm tương nơi đây cho biết tương ngon hay không phần nhiều do nguyên liệu và kỹ thuật của người sản xuất.

    Tương La đặc sản của Bắc Giang
    Nguyên liệu làm tương La Yên Dũng:
Gạo nếp cái hoa vàng và đậu tương hạt nhỏ giống cúc hoa vàng (đắt gấp 2-3 lần đậu tương thường).
Cách làm tương La Yên Dũng:
Gạo nếp chọn lựa kỹ bằng cách giần, sàng sao cho không còn hạt gãy.
Ngâm, đãi rồi nấu thành xôi, xong xới ra nong, nia cho lên men, lên mốc tự nhiên.
Sau khi mốc lên đều có màu hoa cau là được.
Đỗ tương loại bỏ hạt lép, hạt hỏng rửa sạch, rang chín vừa, để nguội rồi xay ra (không quá nhỏ), cho vào chum ngâm với nước trong khoảng thời gian thích hợp cho mềm (khi được nước đỗ tỏa mùi thơm ngào ngạt).

    Cách làm tương La
    Công đoạn ngả tương:
    Trộn mốc với nước tương đã ngâm, thêm muối cho vừa, đánh đều, phơi nắng, rồi để vào nơi thoáng mát bảo quản.
    Để tương ngấu, ăn ngon phải mất tối thiểu một tháng.
    Tương thành phẩm có thể để được khoảng 2 năm mà không cần dùng bất kỳ chất bảo quản nào.
    Nếu có dịp dừng chân trên mảnh đất chiêm trũng Trí Yên (Yên Dũng) thì các bạn đừng quên thưởng thức món tương La này nhé!

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Dự án kết nối cung cầu sản phẩm hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

 Sản phẩm của người dân làm ra cần được xây dựng thành thương hiệu để có giá trị cao. 

    Ngày nay thời cách mạng khoa học và công nghệ việc kết nối thông tin rất dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên đối với việc xử lý thông tin chuẩn xác thì chưa được thuận tiện; chưa có cơ quan kiểm chứng thông tin. Nhiều sản phẩm hàng hoá trong tỉnh chưa được biết đến về các thông số kỹ thuật cụ thể. Chưa thường xuyên liên tục cập nhật thông tin

    Ở tỉnh Bắc Giang hiện nay có một vài trang website cung cấp thông tin này như:

http://batex.vn/; http://san24h.vn/

    Tuy nhiên các thông tin trên sàn này chưa được cập nhật thương xuyên; chưa có sự kết nối với nhiều sàn giao dịch khác; chưa thực hiện được việc giao dịch trực tuyến trên mạng.

    Việc trao đổi thông tin chưa nhanh chóng. Chưa thấy hệ thống trao đổi thông tin trên các trang này. Sàn giao dịch điện tử “Vải thiều Bắc Giang” đã thành lập nhưng việc tra cứu thông tin còn chưa được nhiều người tiếp cận; chưa có địa chỉ web
Bắc Giang có nhiều tiềm năng về du lịch; về sản phẩm hàng hoá nông lâm sản của tỉnh khá phong phú như: 
Vải thiều Phúc Hoà; Vải thiều lục ngạn; Cam; bưởi; ổi; hồng; Chanh Bắc Giang; Bưởi Lương Phong (Hiệp Hòa); Bưởi Tân Yên; Bưởi Lục Ngạn; Chuối; Vú Sữa Tân Yên; Rau cần Hoàng Lương; Dưa Hấu Bắc Giang; Cam Bố Hạ; Nhãn; Dứa Lục Nam; Táo; Cam Lục Ngạn; Na Lục Nam...
Các loại củ quả: Khoai lang; ngô; khoai tây; Lạc giống Tân Yên; Sắn; Khoai sọ; Rau cần Hoàng Lương; Củ đậu Lục Nam; Rau an toàn Đa Mai; Hạt Dẻ Lục Nam
Các cây dược liệu như: Nấm lim Sơn Động; 
Mật ong rừng Sơn Động
Mỳ gạo Chũ; Mỳ gạo Châu Sơn; Mỳ Gạo Dĩnh Kế; Mật ong; Trứng gà siêu sạch; Nấm các loại; Ớt chỉ thiên; Tỏi thơm; Rau muống; Rau tổng hợp; Cà tím; Bầu bí; Đu đủ; Hành lá; Cà chua; Rau màu thương phẩm Lục Nam; Rau an toàn Cảnh Thụy; Nấm Lạng Giang
Các sản phẩm: Bánh đa nem Thổ Hà; Bánh đa Thổ Hà; Bánh đa Kế
Các loại gạo: Gạo Nếp Phì Điền; Gạo nếp cái Hoa Vàng Thái Sơn; Gạo thơm Yên Dũng; Gạo bao thai Lục Ngạn
Ẩm thực: Bánh gio Đa Mai; Mật ong hoa rừng Yên Thế; Cá; Bún Đa Mai; Bánh chưng Hiệp Hòa; Tương Trí Yên; Chè Kho Mỹ Độ; Mật ong Lục Ngạn; Bánh Đúc Đồng Quan; Lợn sach Tân Yên
Rượu: Rượu Kiên Thành - Lục Ngạn; Rượu Giáp tửu - Phúc Hoà - Tân Yên; Rượu Làng vân; Rượu Vân Sơn Tiện Tửu; Rượu Nếp Cái Hoa Vàng

Các loại gia cầm: Gà đồi Yên Thế; 
Thủ công mỹ nghệ: Mây tre Tăng Tiến; Mộc Đông Thượng; Mộc Bãi Ổi (thành phố Bắc Giang); Mây nhựa đan cao cấp (huyện Tân Yên); Chổi chít Tân Yên; Chổi tre (huyện Tân Yên); Gốm Khuyến ( Gốm làng Ngòi)

Khoa học và Công nghệ

Nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày Thành lập ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang (19/10/1961 - 19/10/2020)
    Mình xin chia sẻ các trao đổi mong muốn sự phát triển của ngành.
Khoa học và Công nghệ có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng thời quyết định tăng trưởng trong dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu.
Ứng dụng Khoa học vào trong quá trình sản xuất giúp tăng năng suất lao động.
Các thiết bị máy móc tự động hoá vào quá trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Các giải pháp trong cách thức nâng cao vai trò của ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang:
1. Nâng cao giá trị thực tiễn của các đề tài nghiên cứu về phát triển cây dược liệu đã thu hút một số doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm đầu tư phát triển sản xuất và chế biến dược liệu, theo hình thức liên kết với người nông dân, đã đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn.
2. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất đời sống, thương mại hóa sản phẩm; tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập.
3. Tạo ra được chuỗi giá trị cho sản phẩm hàng hoá. Kết nối “4 nhà” trong hoạt động KHCN; đẩy mạnh các hoạt động liên kết KHCN, đặc biệt các hoạt động KHCN liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc; tập trung nhiều hơn cho hoạt động khoa học ứng dụng, sản xuất hàng hóa theo hướng công nghệ cao. Lấy thước đo là mức sống, thu nhập của người dân; tạo được sức mạnh của miền núi trong nền kinh tế thị trường.
4. Xây dựng Chương trình KH-CN hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập; hỗ trợ xây dựng website bán hàng cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
5. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống thanh toán điện tử quốc gia, sử dụng rộng rãi các mô hình giao dịch thương mại điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp đã trang bị chứng thư số phục vụ cho việc khai báo thuế; nhiều doanh nghiệp tiến hành giao dịch qua mạng. Những doanh nghiệp chưa có điều kiện thiết lập riêng đã tận dụng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm và bán hàng
6. Lãnh đạo tỉnh luôn tạo điều kiện tối đa về chủ trương, chính sách cũng như cơ chế, tài chính… và luôn đồng hành với ngành KH-CN 
7. Trọng dụng và thu hút nhiều cán bộ khoa học có tâm huyết với địa phương. Xin các ý kiến đóng góp của những nhà khoa học là người Bắc Giang đang sinh sống ở mọi miền của tổ quốc và thế giới đóng góp cho tỉnh


Sỷ - Lẻ Phôi Nấm- Nấm Bắc Giang

 https://www.facebook.com/sylenambacgiang/

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Tinh dầu Bắc Giang

 https://www.facebook.com/tinhdautinhkhietbg

Phôi Nấm Bắc Giang

Doanh Nhân Bắc Giang

 https://www.facebook.com/tinhdaulamhabacgiang/

Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử

https://www.facebook.com/tayyentubg/

Nấm sạch Bắc Giang

Nấm Bắc Giang

 https://sites.google.com/site/namsachbacgiang/

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Tăng sự phát triển kinh doanh

Thông tin là vấn đề quan trọng

Nhưng việc xử lý thông tin là quan trọng

Việc kiểm soát thông tin

Thu thập các thông tin để xử lý chúng

Dòng tiền vận chuyển ra sao

Tìm hiểu các vận chuyển, lưu chuyển của nó

Kiểm soát

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Hạt SAP Trữ Nước Chống Khô Hạn – Điều Kỳ Diệu Của Nông Nghiệp Hiện Đại

 

Hạt SAP (Super Absorbent Polymer) là một vật liệu polymer chức năng, có cả khả năng hấp thụ nước và giữ nước độc đáo. Cũng như các ưu điểm của vật liệu polymer, nó có đặc tính xử lý và sử dụng tốt.

Mặc dù sự phát triển và nghiên cứu về Polymer siêu thấm chỉ có lịch sử hơn 30 năm. Nhưng do tính chất tuyệt vời của hạt SAP nên đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Xu hướng phát triển của SAP tốt, khiến nó dần trở thành một đề tài nghiên cứu khoa học độc lập.

Hạt SAP là cấu trúc mạng ba chiều. Nó không hòa tan trong nước và có thể hấp thụ một lượng lớn nước và trương nở để tạo thành một loại gel thần kỳ chứa nhiều nước.

Các tính chất chính của Polymer siêu thấm là sự hấp thụ nước và giữ nước. Điều này là do các phân tử của nó chứa các nhóm hấp thụ nước mạnh và cấu trúc mạng nhất định. Nghĩa là nó có một mức độ liên kết chéo nhất định trong Chemicalbook.

Cấu trúc vi mô của hạt S.A.P rất đa dạng do các hệ thống tổng hợp khác nhau. Hầu hết các loại polymer siêu hấp thụ được cấu tạo từ cấu trúc mạng ba chiều với các nhóm ưa nước mạnh (như carboxyl, axit sulfonic, phthalamide và nhóm hydroxyl) trên chuỗi phân tử.

Tính Chất Ưu Việt Của Hạt SAP (Super Absorbent Polymer) Ra Sao?

Khả năng hấp thụ:

Đề cập đến khả năng polymer phồng lên và tạo thành gel trong dung dịch để hấp thụ chất lỏng. Nó có thể được thể hiện bằng sự hấp thụ chất lỏng bão hòa.

Khả năng giữ nước:

Đề cập đến khả năng của gel sau khi hấp thụ nước để duy trì dung dịch nước mà không bị phân tách. Một khi polymer siêu thấm phồng lên sau khi hấp thụ nước để tạo thành hydrogel, không dễ để vắt kiệt nước ngay cả dưới áp lực lớn nhất. Tã giấy vệ sinh tận dụng tính năng này. Ngoài ra, khi hạt SAP hấp thụ nước được đưa vào khí quyển, tốc độ bay hơi nước của nó chậm hơn nhiều so với nước thông thường, rất hữu ích trong việc giữ ẩm đất.

Tốc độ hấp thụ chất lỏng:

Đề cập đến khối lượng chất lỏng được hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Tốc độ hấp thụ chất lỏng có liên quan đến thành phần hóa học và trạng thái vật lý của chính nó. Chẳng hạn như diện tích bề mặt của các hạt, hiện tượng mao quản và liệu “bột” được hình thành khi chất lỏng được hấp thụ.

Độ ổn định nhiệt:

Khi nhiệt độ gia nhiệt tăng, khả năng hấp thụ nước giảm xuống một mức nào đó với sự gia tăng thời gian làm nóng. Nhưng nó không thay đổi nhiều dưới 130 ° C. Do đó, độ ổn định nhiệt của nó là tốt và nhiệt độ chung không cao khi sử dụng, khả năng thích ứng rộng.

Hấp thụ nước cao:

Độ linh động của nước có trong gel trong đất. Hạt SAP được sử dụng làm chất cải tạo đất. Khi trộn với đất, điều quan trọng là nước của gel hấp thụ nước sẽ di chuyển vào đất. Khía cạnh này của hiệu suất cho hạt trữ nước SAP được bảo quản khi có một lượng nước lớn. Khi môi trường thiếu nước, nó có thể giải phóng nước hấp thụ ban đầu. Điều này có một triển vọng ứng dụng tốt trong nông nghiệp và kiểm soát sa mạc hóa.

Các tính chất chính khác:

Độ bám dính, hấp thụ chọn lọc, giải phóng chậm và lưu trữ nhiệt.

Hạt SAP Trữ Nước Chống Khô Hạn – Điều Kỳ Diệu Của Nông Nghiệp Hiện Đại!

Hạt SAP trữ nước chống khô hạn không chỉ có khả năng hấp thụ nước và giữ nước tuyệt vời mà còn hình thành cấu trúc kết tụ trong đất, làm giảm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm của đất.

Đồng thời, nó có thể hấp thụ phân bón và thuốc trừ sâu, ngăn ngừa phân bón, thuốc trừ sâu gây xói mòn đất. Nó tăng cường tác dụng của phân bón và thuốc trừ sâu, cải thiện đáng kể khả năng chống hạn.

Hiện tại, việc sử dụng hạt SAP trữ nước chống khô hạn trong vườn nông học vẫn còn rất hạn chế bởi Chemicalbook, chủ yếu là do chi phí cao hơn, khả năng hấp thụ nước trong đất không đủ và khả năng tái sử dụng kém.

Ứng dụng của hạt SAP trữ nước chống khô hạn trong lĩnh vực này cũng có tiềm năng rất lớn. Trong tương lai, chúng ta nên tập trung vào phát triển Polymer hấp thụ nước có khả năng thấm hút cao, giữ nước, có thể sử dụng nhiều lần và có chi phí thấp hơn. Nghiên cứu về đất, đặc biệt là sa mạc hóa.

Theo: natrachem.vn

Hiệp hội Mắc ca Việt Nam giới thiệu tiềm năng phát triển cây Mắc ca tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

 Ngày 01/8/2019, tại trụ sở UBND huyện Yên Thế, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã phối hợp với Hội đồng Họ Dương tỉnh Bắc Giang tổ chức giới thiệu tiềm năng phát triển cây Mắc ca tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Tham dự Hội nghị có Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Yên Thế; Ban Chấp hành Hiệp Hội Mắc ca Việt Nam; Thường trực Hội đồng Họ Dương tỉnh Bắc Giang cùng hơn 50 hộ dân đại diện cho bà con trong huyện, trong đó có ông Dương Văn Cộng – xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, là hộ dân đầu tiên trồng và phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Ông Huỳnh Ngọc Huy – Tổng thư ký Hiệp hội Mắc Ca Việt Nam phát biểu

Tại Hội nghị, các Đại biểu được nghe Hiệp hội Mắc ca Việt Nam giới thiệu về tiềm năng phát triển và nhu cầu thị trường của sản phẩm Mắc ca tại Việt Nam và trên thế giới; Hiệp hội phân tích những điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng của huyện rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây Mắc ca; chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mắc ca, cũng như cung cấp những thông tin toàn diện về việc cung cấp cây giống, kỹ thuật để mang lại hiệu quả và đạt năng suất cao đối với cây Mắc ca.

Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Diện tích đất lâm nghiệp hơn 13 ngàn ha, do vậy có nhiều điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây Mắc ca tại đây.

Nhằm giúp bà con có cách nhìn khách quan về cây Mắc ca tại tỉnh Bắc Giang, ông Dương Văn Cộng là hộ gia đình đầu tiên của tỉnh trồng thành công cây Mắc ca, ông đã giới thiệu và mời bà con thưởng thức sản phẩm Mắc ca của gia đình mới thu hoạch. Trong đó, ông trao đổi về hiệu quả kinh tế từ cây Mắc ca, theo ông thì cây Mắc ca hiện nay đang sinh trưởng và phát triển tốt, ra quả sớm, thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương, ít công chăm bón, kháng bệnh cao. Với nhu cầu thị trường hiện nay, trong thời gian tới gia đình ông sẽ mở rộng thêm 4 ha cây Mắc ca.

Ông Vũ Trí Hải – Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế phát biểu

Thay mặt Lãnh đạo huyện, ông Vũ Trí Hải, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế đã cảm ơn sự quan tâm thiết thực của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Hội đồng Họ Dương tỉnh Bắc Giang đã đem đến cơ hội và hướng đi mới cho bà con Họ Dương huyện Yên Thế nói riêng và bà con nhân dân tỉnh Bắc Giang nói chung. Lãnh đạo huyện sẽ chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cây Mắc ca, mong muốn Hội đồng Họ Dương các cấp đi đầu thực hiện các dự án mẫu về phát triển cây Mắc ca để từ đó có cơ sở thực tiễn tuyên truyền về khoa học kỹ thuật và nhân rộng mô hình ra toàn huyện, giúp huyện phát triển kinh tế và cải thiện môi trường.

Hy vọng với sự quyết tâm của bà con nông dân, sự vào cuộc của lãnh đạo huyện Yên Thế, sự giúp đỡ của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tương lai không xa những quả đồi trọc đang để hoang hóa của huyện Yên Thế sẽ được phủ kín bằng màu xanh của cây Mắc ca.


Ghép cải tạo lại cây mắc ca

Kỹ thuật nhân giống mắc ca bằng phương pháp ghép

Ở Việt Nam, cây mắc ca được trồng khảo nghiệm từ năm 2002 tại một số vùng, sinh thái. Trên cơ sở kết quả điều tra, nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch vùng phát triển cây mắc ca thích hợp tại các tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Ngày 24/9/2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3697/QĐ-BNN-TCLN hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch quả và sơ chế hạt cây mắc ca.

Trang web xin giới thiệu đến bạn đọc kỹ thuật nhân giống mắc ca bằng phương pháp ghép:
1. Công tác chuẩn bị
a) Chọn khu gieo ươm
Khu gieo ươm phải đảm bảo các điều kiện: thuận tiện cho việc vận chuyển cây con và gần nguồn nước tưới; thoáng mát, bằng phẳng và thoát nước; đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình.
b) Làm đất, lên luống
- Phát dọn sạch cỏ, gốc cây; cày bừa kỹ và làm nhỏ đất trước khi lên luống;
- Đối với luống gieo hạt: Kích thước luống rộng l m, dài 8 - 10 m; rãnh luống rộng 50 - 60 cm tính từ mép luống; giàn phẳng nền luống, tạo gờ luống sau đó phủ cát vàng (cát sông, suối) lên trên nền luống, độ dày lớp cát 15 - 20 cm; cát được xử lý sạch bằng cách tưới dung dịch Benlate C nồng độ 0,3% hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,1%; lượng tưới 10 lít trên 10 m2;
- Đối với luống đặt bầu: Kích thước luống bằng 4 - 6 bầu xếp liền nhau; tạo mặt luống bằng phẳng, đảm bảo thoát nước tốt.
c) Làm giàn che: Giàn che dùng để che bóng, tránh ánh sáng trực tiếp cho cây trên toàn bộ diện tích khu gieo ươm. Giàn che được làm bằng lưới nylon đen có tỷ lệ che bóng 60 - 75% hoặc bằng mái che nylon nhà kính; chiều cao giàn che từ 2,5 – 3 m; kích thước chiều ngang và chiều rộng giàn che bằng kích thước khu gieo ươm.
d) Vòm che: Vòm che dùng để giữ ẩm, giữ nhiệt, tránh mưa nắng trực tiếp cho hạt, cây con. Vòm che được làm bằng nylon trắng phủ trên khung hình bán nguyệt bằng tre hoặc bằng sắt; kích thước vòm che rộng l - l,2m.
đ) Chuẩn bị vật tư, phân bón, dụng cụ, hóa chất: Túi bầu Polyetylen kích thước 20 x 30 cm hoặc 25 x 35 cm, có 4 - 6 lỗ ở đáy bầu; dây ghép chuyên dụng; đất vườn ươm để đóng bầu; phân chuồng hoai, phân super lân (P2O5); phân NPK (7:7:3 hoặc 13:13:3); vôi bột (CaO); các loại hóa chất: thuốc chống nấm Benlate C hoặc thuốc tím (KMnO4) và các dụng cụ cần thiết (cuốc, xẻng, kéo cắt cành, dao ghép, xô lấy cành ghép, chậu, dẻ ướt, túi nylon, thùng xốp).
2. Tạo cây gốc ghép
a) Gieo ươm:
- Quả sau thu hái được tách vỏ để lấy hạt, chọn những hạt mẩy, căng tròn, vỏ nâu sẫm, kích thước đều nhau, không bị sâu bệnh đem gieo tối đa trong vòng 15 ngày; xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong dung dịch chất chống nấm Benlate C nồng độ 0,5% trong khoảng 6 - 8 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước; công thức pha dung dịch Benlate C: cứ 0,05 gam Benlate C được pha với 1 lít nước sạch;
- Hạt sau khi được xử lý đem gieo trên mặt luống theo hàng ngang, khoảng cách giữa các hàng 4 - 5 cm, khoảng cách giữa các hạt trong hàng 2 - 3 cm (tương đương 7 – 10 kg hạt/m2); gieo xong, phủ lên hạt lớp cát mỏng 4 - 5cm; dùng vòm che nylon phủ lên luống gieo hạt để giữ ẩm, tránh mưa, nắng trực tiếp;
- Tưới ẩm 2 lần/ngày bằng thùng tưới có vòi hoa sen; lượng nước tưới 3 – 5 lít/m2; duy trì tưới ẩm từ lúc gieo đến khi bứng cây mầm đi cấy khoảng 30 - 35 ngày; thường xuyên phòng chống kiến và các côn trùng gây hại khác; hạt sau khi gieo 20 - 30 ngày bắt đầu nứt nanh, nảy mầm.
b) Tạo bầu:
- Tạo hỗn hợp ruột bầu gồm 69% đất tốt có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, được trộn đều với 30% phân chuồng hoai và 1% super lân;
- Đóng bầu bằng cách cho hỗn hợp ruột bầu vào túi bầu Polyetylen theo từng lớp được nén nhẹ; bầu sau khi đóng được xếp vào luống, 4 - 6 bầu xếp liền nhau, cứ hai hàng ngang lại chừa một hàng;
- Phòng, chống nấm bệnh bằng cách tưới dung dịch Benlate C nồng độ 0,3% hoặc thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,1% lên luống bầu trước khi cấy cây mầm từ 3 - 4 giờ; lượng tưới 4 - 5 lít/m2.
c) Cấy cây mầm vào bầu:
- Chọn cây mầm: Chọn cây mầm có 2 - 4 lá, phát triển bình thường, không sâu bệnh; dùng tay hoặc dụng cụ bới cát đế bứng cây mầm, với thao tác nhẹ nhàng, không làm đứt rễ và không để hạt bị đứt rời khỏi cây mầm;
- Cấy cấy mầm: Dùng que nhọn dẹt có bề rộng 2 - 3 cm (cây cấy) chọc một lỗ chính giữa bầu đất, kích thước lỗ lớn hơn đường kính chùm rễ và hạt của cây mầm, chiều sâu của lỗ cấy sâu hơn chiều dài bộ rễ; đưa phần rễ và hạt cây mầm xuống lỗ đã tạo, giữ cho cây thẳng đứng, dùng cây cấy ép nhẹ đất hai bên ôm lấy bộ rễ và hạt cây mầm.     
d) Chăm sóc gốc ghép:
- Tưới nước sạch cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối; lượng nước tưới 5 - 6 lít/m2; định kỳ làm cỏ, phá lớp váng bề mặt bầu; phun thuốc phòng chống bệnh thán thư, sâu ăn lá;
- Bón thúc bằng phân NPK (13:13:3), phân được ngâm, bóp nhuyễn, khuấy đều với nước tạo dung dịch tưới có nồng độ 1% (tỷ lệ pha 10 gam phân/1 lít nước); lượng tưới 5 - 6 lít/m2; sau tưới phân thì tưới lại bằng nước sạch để rửa lá;
- Gốc ghép được nuôi dưỡng 12 - 15 tháng tuổi tiến hành phân loại những cây khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, xếp thành luống riêng trước khi ghép 1 - 2 tháng;
- Tiêu chuấn gốc ghép đưa vào ghép phải có đường kính gốc > 0,8 cm, chiều cao > 0,5 m.
3.  Tạo cây ghép
a) Chọn cây lấy cành ghép:
- Cây lấy cành ghép là cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng được trồng bằng cây con nhân giống vô tính từ các giống mắc ca đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; hiện có các giống: OC, 246, 816, 842, 849, Daddow, 695, 741, 800, 900;
- Tuổi cây lấy cành ghép phải đạt từ 3 năm tuổi trở lên; mỗi cây đầu dòng chỉ khai thác lấy cành ghép trong 15 năm đầu ở vườn cây đầu dòng.  
b) Chọn cành ghép:                            ’
- Chọn cành thứ cấp (cấp 2, cấp 3) trong tán cây, nơi nhận được ánh sáng đầy đủ; không lấy cành khuất tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh;
-  Tiêu chuẩn cành ghép: chọn những cành đã hóa gỗ, không quá già, có tuổi 1- 1,5 năm; đường kính 0, 7- 1,0 cm, tương đương hoặc nhỏ hơn đường kính gốc ghép ở vị trí cách mặt bầu 25 - 35cm; vỏ cành có màu nâu sẫm hoặc xanh xám; có mắt lá càng dày càng tốt;
- Số cành ghép được lấy trên mỗi cây trong năm tùy theo cấp tuổi của cây, ở cấp tuổi 3 - 5 chỉ nên lấy tối đa 100 cành/cây; cấp tuổi 6 - 8 lấy tối đa 200 cành/cây; cấp tuổi 9 - 10 lấy tối đa 400 cành/cây.
c) Kỹ thuật cắt cành ghép:                                                                  -
- Dùng kéo sắc cắt cành ghép từ cây đầu dòng, chiều dài cành ghép khoảng 30 - 50 cm; cắt tất cả các lá trên cành ghép hoặc có thể để lá nhưng cắt bớt 2/3 diện tích mỗi lá;
- Cành ghép cắt từ những cây cùng dòng được để riêng, sau đó ghép vào từng luống riêng biệt; cành ghép được bọc bằng giẻ ướt để bảo quản giữ ẩm, sau đó chuyển về cắt hom và ghép ngay trong ngày; riêng cành ghép không có lá có thể bảo quản sang ngày hôm sau;
- Thời vụ cắt cành ghép thực hiện từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.
d) Chuẩn bị hom ghép:
- Dùng kéo cắt cành ghép thành các đoạn hom ghép dài khoảng 6 - 12 cm, có đường kính tương ứng với gốc ghép; hom tối thiểu phải có từ một vòng lá trở lên; không lấy đoạn hom phần ngọn để ghép; dùng dao ghép sửa 2 mặt cắt của hom ghép cho nhẵn;
- Bó các hom ghép thành từng bó nhỏ theo từng dòng, bọc vào túi vải, giấy báo sạch đã nhúng nước ẩm, sau đó cho vào thùng xốp hoặc bỏ vào túi nylon; ghép đến đâu lấy ra đến đó.
đ) Chuẩn bị gốc ghép:
- Dùng kéo cắt phần ngọn của cây gốc ghép; vị trí cắt cách mặt bầu đất khoảng 25 - 35cm; dùng kéo cắt 2 - 3 vòng lá gần vị trí cắt của gốc ghép, để lại các vòng lá dưới thấp.
e) Kỹ thuật ghép:
- Thời vụ ghép từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốt nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; nên tiến hành ghép vào những ngày râm mát, tuyệt đối không ghép vào những ngày có mưa;
-  Ghép nối tiếp: Tại vị trí cách điểm đã cắt ngọn, dùng dao sắc cắt vát thân gốc ghép từ dưới lên 3 - 4 cm; yêu cầu thao tác cắt nhanh, dứt khoát, tạo mặt cắt phẳng, nhẵn để gốc ghép không mất nhiều nhựa và giúp tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép được tốt; hom ghép được cắt vát một mặt ở phần gốc hom theo chiều từ trên xuống, dài khoảng 3 - 4 cm; áp đoạn hom ghép vào gốc ghép tại vị trí mặt cắt sao cho bề mặt tiếp xúc của hom ghép với gốc ghép thật khít nhau; dùng dây ghép quấn đế cố định và bảo vệ vết ghép;
- Ghép nêm: Tại vị trí cắt ngọn, dùng dao chẻ đôi bề mặt hoặc chẻ lệch vết cắt theo chiều dọc thân cây, dài 2,5- 3 cm; hom ghép được cắt vát ở 2 bên hoặc cắt một mặt ở phần dưới của hom, dài 2,5- 3 cm; đặt hom ghép đã cắt vát vào gốc ghép đã chẻ, sao cho bề mặt tiếp xúc của hom ghép với gốc ghép càng khít nhau càng tốt; dùng dây ghép quấn đế cố định và bảo vệ vết ghép;
- Kỹ thuật quấn dây ghép:
+ Trường hợp hom ghép không có lá: Dùng dây ghép chuyên dụng quấn chặt theo chiều kim đồng hồ từ dưới lên; quấn lớp nọ xếp chồng lên lớp kia, bắt đầu từ vị trí ghép (phần tiếp xúc giữa gốc ghép và hom ghép) lên tới đỉnh hom ghép, sau đó lật ngược dây ghép xuống dưới, vê dây ghép thành sợi nhỏ như dây thừng, thực hiện quấn vòng theo chiều ngược kim đồng hồ xuống tới vị trí ghép, quấn tiếp 2 - 4 vòng và buộc thắt chặt dây ghép;
+ Trường hợp hom ghép có lá: Dùng dây ghép chuyên dụng hoặc dây nylon tự chế quấn chặt như cách trên, bắt đầu từ vị trí ghép, quấn vượt lên phía trên khoảng l - 2cm (chừa lại 4 – 6 cm hom không quấn), sau đó quấn ngược lại vị trí ghép rồi buộc chặt lại; dùng túi nylon trắng nhỏ có kích thước túi phù hợp với hom ghép chụp lên phần hom ghép qua vị trí ghép, buộc chặt miệng túi đế nước mưa hoặc khi tưới nước không ngấm vào chỗ tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép (Dây nylon tự chế, yêu cầu phải chọn nylon trắng, mềm).
f) Xếp luống cây ghép:
- Những cây ghép bằng hom có lá và không có lá được xếp thành những luống riêng và theo từng dòng cụ thể để áp dụng chế độ chăm sóc khác nhau và quản lý, cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây giống sau này;
-  Luống cây ghép bằng hom có lá cần phủ vòm che nylon có bán kính 1- l,2 m; thời gian phủ 45- 55 ngày, khi hom bật chồi dài 2- 3cm mới bỏ vòm nylon ra.
g)  Kỹ thuật chăm sóc cây ghép:
-  Cây ghép bằng hom không có lá: Tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát bằng bình tưới có vòi hoa sen, lượng nước tưới khoảng 4- 5 lít/m2, không tưới vào vị trí ghép;
- Cây ghép bằng hom có lá: Tưới nước ở xung quanh bên ngoài rãnh luống để nước tự ngấm vào nền luống, từ đó ngấm lên bầu cây ghép;
- Sau mỗi trận mưa nếu có nước trong túi nylon chụp hom ghép thì tháo ra vẩy hết nước, sau đó chụp lại; khi hom ghép bật chồi được 2- 4 lá thì tháo bỏ túi chụp để chồi ghép phát triển bình thường; mỗi hom ghép chỉ để lại 1- 2 chồi; thưòng xuyên cắt tỉa các chồi ở gốc ghép;
-  Bón thúc, làm cỏ: Khi chồi ghép ra được 6- 8 lá, tưới phân NPK (13:13:3) được pha với nồng độ 1%; lượng tưới trung bình khoảng 2- 3 lít/m2; định kỳ tưới 10 ngày một lần; tưới vào buổi chiều mát, không tưới vào thời điểm cây vừa ra lá non; định kỳ 1 tháng làm cỏ, phá váng trên mặt bầu;
- Điều chỉnh độ che bóng: Khi cây ghép đã bật chồi ổn định (sau 3 - 4 tháng ghép) giảm dần độ che bóng của giàn che xuống 30 - 40%; trước khi đem cây ghép đi trồng từ 1 - 2 tháng phải bỏ giàn che hoàn toàn đế huấn luyện cây ghép thích nghi dần với điều kiện nơi trồng;
- Đảo bầu: Trước khi trồng 1 tháng cần đảo bầu và phân loại cây ghép, xếp riêng những cây ghép sinh trưởng tốt, không sâu bệnh có chiều cao > 50cm đế chuấn bị xuất vườn; những cây sinh trưởng kém hơn được tiếp tục chăm sóc tới khi đạt tiêu chuẩn đem trồng (lưu ý vẫn phải tuân thủ nguyên tắc xếp theo từng dòng riêng).
i) Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng:
-  Cây ghép có thời gian sau ghép đạt trên 6 tháng, chiều cao chồi ghép đã hóa gỗ từ 20 cm trở lên (chiều cao cây ghép trên 50 cm), đường kính cổ rễ từ 1,0 cm trở lên;
-  Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, lá xanh, phiến lá phát triển bình thường.

Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây mắc ca

 Mắc ca được ví như một “ cây tỉ đô” tại Việt Nam bởi nó có giá trị dinh dưỡng và mang hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con thoát nghèo bền vững. Chính bởi vậy, kỹ thuât ghép cây mắc ca là một trong những tiêu chí được bà con quan tâm hàng đầu

1. Chuẩn bị dụng cụ

– Chuẩn bị gốc ghép: Các giống hiện nay được chọn để tạo cây gốc ghép là H2, 695, QN1… Phải ngâm hạt vào nước từ 1-3 ngày để chúng hấp thụ nước và thức phôi, loại bỏ các hạt xấu nổi lên mặt nước, sau đó ngâm tiếp 5 phút trong các dung dịch ngăn ngừa bệnh rồi đem ủ cho tới nứt nanh. Lúc này ta gieo chúng vào túi bầu như quy trình trồng các loại cây ăn quả khác. Khi cây được 12-15 tháng thì đưa đi ghép.

– Chuẩn bị chồi ghép: Chồi ghép có thể là chồi ngọn hoặc là đoạn cành của cây giống tốt. Chồi có màu trắng tro, các nách lá bắt đầu bật mầm, đường kính chồi ghép từ 0,5-0,7cm, chiều dài chồi ghép từ 7-10cm, có từ 2-3 mầm tốt, chồi không có biểu hiện sâu bệnh.

2. Các bước thực hiện ghép cây mắc ca

Ở đây chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc kỹ thuật ghép cây mắc ca theo phương pháp ghép nêm nối ngọn

  • Bước 1: Dùng dao cắt bỏ phần trên ngọn của cây gốc ghép, chừa đoạn gốc cách mặt bầu 20-25 cm, chọn vị trí cắt ngọn gốc ghép tại vị trí ngay sát bên dưới vòng lá.
  • Bước 2: Dùng dao ghép chẻ dọc giữa thân gốc ghép một đoạn 2-2,5cm, chồi ghép được cắt vát hai phía thành hình nêm có độ dài bằng độ dài vết cắt dọc trên gốc ghép 2-2,5cm. Yêu cầu vết vát của chồi ghép phải phẳng, láng và cân đối 2 bên.
  • Bước 3: Đưa chồi ghép đã vát vào vết cắt trên gốc ghép sao cho hai bên vỏ của chồi và gốc ghép tiếp xúc tốt với nhau. Trường hợp nếu đường kính chồi ghép và gốc ghép không bằng nhau thì để một bên vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp với nhau. Dùng băng keo ghép cây quấn chặt từ dưới lên và bịt kín chồi ghép.

3. Một số lưu ý khi ghép cây mắc ca:

– Thời vụ ghép: Tháng 1-2 để có cây trồng vào tháng 6-7. Không ghép vào lúc đang mưa, nước thấm vào vết ghép làm cho cây ghép dễ bị chết.

– Tiêu chuẩn cây mắc ca ghép đạt chất lượng:  Chiều cao phần ngọn tính từ vết ghép > 25cm; chiều cao cây ghép tính từ mặt bầu đất > 45cm, cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, có từ 3 tầng lá trở lên.

4. Chăm sóc cây mắc ca sau ghép

Sau khi ghép cây mắc ca, cần tưới nước đầy đủ, thường xuyên bẻ chồi vượt mọc từ nách lá của gốc ghép, phun thuốc sâu bệnh định kỳ.

Sau 4-6 tuần chồi ghép bung chồi mới và sau 2-3 tháng nữa thì có thể đưa cây đi trồng. Nếu chồi ghép phát triển mạnh dây chưa kịp tự huỷ thì dùng dao rạch đứt dây ghép.

Trường hợp chồi ghép lên rất nhiều mầm, cần tỉa chồi ngay trong vườn ươm chỉ giữ lại 1 chồi khoẻ nhất, định kỳ 1-1,5 tháng phun phân bón lá cho cây.

Tỷ phú nông dân trên đỉnh đèo Tằng Quái

 

Anh Lò Văn Pâng kiểm tra vườn mắc-ca trước kỳ thu hái.

Ðó là anh Lò Văn Pâng, dân tộc Thái, ở xã Nà Tấu, TP Ðiện Biên Phủ (Ðiện Biên). Nhờ đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm kinh tế cho nên hiện nay anh Pâng đã sở hữu khối tài sản hàng chục tỷ đồng với nguồn lợi nhuận từ nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

Ðưa chúng tôi thăm khu trang trại rộng hơn 50 ha phủ kín mầu xanh mướt của cây mắc-ca, cây ăn quả được đầu tư gần mười tỷ đồng, anh Lò Văn Pâng nhớ lại những ngày đầu bắt tay kiến thiết trang trại. Tốt nghiệp trung học phổ thông, anh Pâng không đi học nghề mà ở nhà lập gia đình rồi chuyên tâm làm nông nghiệp. Tùy mùa vụ, anh đi thu mua thêm nông sản rồi bán lại cho thương lái. Sau 12 năm chăm chỉ làm ăn, gia đình anh bước đầu có của ăn của để và tiết kiệm được một số vốn. Không an phận, anh Pâng luôn trăn trở nghĩ cách phát triển kinh tế mới. Anh cho biết: "Tình cờ xem ti-vi biết đến mô hình trang trại kết hợp du lịch sinh thái, tôi đã nghĩ ngay đến triền đồi trên đèo Tằng Quái. Tôi hình dung hàng cây xanh mướt, những luống hoa, đường mòn xen giữa hàng cây. Thật mừng là ý tưởng xây dựng trang trại cây xanh kết hợp du lịch đã nhận được sự ủng hộ của gia đình. Từ năm 2011, tôi bắt đầu mua gom đất, thuê nhân công xây dựng, kiến thiết đường đi, hàng cây".

Chia sẻ ý tưởng làm du lịch sinh thái của mình, anh Lò Văn Pâng hào hứng nói: "Tôi làm đường đi vòng qua các quả núi, cứ cách 200 m tôi xây một ngôi nhà nhỏ với đầy đủ điện, nước, phòng bếp, phòng nghỉ… Nếu gia đình nào đến đây nghỉ dưỡng, muốn nấu ăn cũng được, muốn đặt cơm, tôi cũng sẵn sàng phục vụ các món ăn dân tộc. Với chi phí chỉ vài trăm nghìn đồng mà cả nhà được một ngày nghỉ vui vẻ, hòa mình với thiên nhiên".

Anh còn cất công về Viện Cây nông nghiệp Việt Nam, nhờ các kỹ sư tư vấn cách trồng cây mắc-ca. Ðể mắc-ca phát triển tốt, anh mang mẫu đất xuống thuê kỹ sư kiểm tra xem mẫu đất thiếu các loại vi khoáng chất như thế nào để được tư vấn cách bón phân sao cho hiệu quả nhất, cây phát triển tốt, cho quả sai. Sau gần 7 năm, đến nay 20 ha đã cho thu hoạch. Dù năng suất năm đầu chưa cao nhưng theo anh Pâng, so với trồng ngô, lúa, mắc-ca cho thu nhập cao hơn gấp vài chục lần. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh Pâng có nguồn thu gần hai tỷ đồng.

Chủ tịch UBND xã Nà Tấu Giàng A Chợ nhận xét: "Khi nghe anh Lò Văn Pâng nói ý tưởng, tôi đã khuyên anh ấy tính toán thật kỹ vì trồng cây mắc-ca với diện tích lớn nhiều rủi ro nhưng anh ấy khẳng định "sẽ thắng lợi". Quả đúng là như thế! Cả tỉnh không ai mạnh dạn như anh ấy, dám bỏ ra hàng chục tỷ đồng đầu tư trồng hơn 30 ha cây mắc-ca mà không cần sự hỗ trợ nào".

Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế của gia đình, anh Pâng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người dân trong xã Nà Tấu và các xã lân cận kinh nghiệm và vốn làm ăn. Năm 2019, anh Lò Văn Pâng vinh dự là nông dân duy nhất của tỉnh Ðiện Biên được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh Nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc.


Mô hình liên kết trồng mắc ca ở Đăk Lăk có gì đặc biệt mà Chủ tịch TƯ Hội Nông dân ấn tượng?

Chiều 26/9, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình liên kết trồng và thu mua mắc ca của Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương với hơn 300 hộ dân tại thôn Lộc Xuân (xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, Đăk Lăk).

Theo Hội Nông dân tỉnh Đăk Lăk, mô hình liên kết trồng cây mắc ca của Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương đã tạo ra hiệu quả rất tốt, hỗ trợ rất nhiều cho nông dân trồng mắc ca. Gần 300 hộ dân tại xã Krông Năng đã thực hiện liên kết sản xuất và được công ty cam kết thu mua với giá cao. Riêng năm 2019, đơn vị này đã chi hơn 8 tỷ đồng thu mua nguyên liệu trong dân.

Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng tham quan mô hình liên kết, thu mua mắc ca tại Đăk Lăk  - Ảnh 1.

Đồng chí Thào Xuân Sùng tham quan mô hình liên kết trồng, thu mua mắc ca tại xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, Đăk Lăk.

 Chia sẻ với Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, chị Nguyễn Thị Thu Phương – Tổng Giám đốc Công ty CP DAMACA Nguyên Phương cho biết, công ty là đơn vị tiên phong tại địa phương tổ chức liên kết với nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ cho người dân, cam kết thu mua giá cao hơn giá thị trường. Từ sản phẩm thô, đơn vị đã nghiên cứu cho ra đời 3 dòng sản phẩm mắc ca sấy, mắc ca sô cô la và dầu mắc ca, nâng giá trị sản phẩm tăng thêm 30%.

 Chị Nguyễn Thị Thu Phương cho biết thêm, chị đến với ngành hàng mắc ca vừa là cái duyên, vừa là trăn trở từ chính gia đình mình. Trước đây gia đình có khoảng 3 ha cây mắc ca nhưng không có đầu ra, hoặc bán với giá rất thấp. Tại địa phương, nhiều hộ nông dân cũng lâm cảnh tương tự.

 Trải qua một thời gian ấp ủ, Phương quyết mày mò nghiên cứu, thành lập công ty chế biến và liên kết sản xuất thu mua mắc ca cho người dân. Hiện nhà máy của công ty có công suất 200 tấn/năm, tạo công ăn việc cho 10-20 lao động thường xuyên tại địa phương.

Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng tham quan mô hình liên kết, thu mua mắc ca tại Đăk Lăk  - Ảnh 2.

Đồng chí Thào Xuân Sùng tham quan khu chế biến mắc ca của Công ty CP DAMACA Nguyên Phương.

Tham quan mô hình cây trồng mắc ca đạt chuẩn và cơ sở chế biến quả mắc ca tại đây, đồng chí Thào Xuân Sùng đánh giá cao cách làm mạnh dạn của công ty. Đồng thời, bày tỏ đơn vị cần tăng cường liên kết chặt chẽ với nông dân, đảm bảo tính sản xuất bền vững, tăng chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Để nâng cao giá trị hơn, công ty cần đầu tư sâu công nghệ sản xuất để tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đáp ưng nhu cầu "thượng đế" là người tiêu dùng.

Chia sẻ những khó khăn, vướn mắc, chị Nguyễn Thị Thu Phương nói: "Mắc ca là cây trồng mới, chưa có quy chuẩn nhất định. Qua đây, mong muốn Trung ương Hội Nông dân quan tâm, hỗ trợ nông dân xây dựng quy chuẩn sản xuất mắc ca. Việc này không chỉ hỗ trợ nông dân, mà còn giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc xây dựng thương hiệu mắc ca chất lượng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng để xuất khẩu. Đồng thời, nguồn vốn đề đầu tư công nghệ chế biến sâu, vốn còn thiếu nên rất cần sự hỗ trợ từ Hội. Riêng tại địa phương, HTX và công ty vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ".

Để đảm bảo tính hiệu quả, phát triển bền vững của mô hình theo hướng có lợi cho bà con nông dân, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: "Đối với cấp Hội cơ sở, tới đây cần làm việc với địa phương, tổ chức thành lập Tổ chi hội nghề nghiệp 3 trong 1, liên kết chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã và công ty. Trong đó, công ty là bà đỡ giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, tăng chuỗi giá trị. Đồng thời, Hội sẽ tăng cường hỗ trợ cho đơn vị trong xúc tiến thương mại, kết nối với doanh nghiệp lớn chia sẻ về công nghệ".

Kỹ thuật trồng cây Mắc ca để lớn lên không bị chết