Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Tính chiến lược mới cho mặt hàng đứng đầu thế giới của Việt Nam

 Nếu cà phê cần 125 năm từ khi được đưa vào Việt Nam đến khi đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu thì mắc ca có thể “đi sau, về trước” để trở thành mặt hàng đứng đầu thế giới của Việt Nam trong thời gian ngắn hơn nhiều.

Sáng nay, 29/9, tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả 5 năm (2016-2020) phát triển ngành hàng mắc ca tại Việt Nam.

Các ý kiến tại Hội nghị đều khẳng định hiệu quả kinh tế và xã hội của cây mắc ca, là cây giúp xóa đói giảm nghèo. Có 2 vùng có thể phát triển ổn định cây mắc ca, loại cây có yêu cầu khắt khe về điều kiện khí hậu, độ ẩm, là vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, còn các vùng khác chưa cho kết quả tối ưu “ra hoa đậu quả” hoặc không đủ diện tích phát triển hàng hóa lớn.

Đối với vùng Tây Nguyên, có thể đưa cây mắc ca vào trồng xen vì đã có diện tích trồng cà phê và các loại cây khác, còn vùng Tây Bắc có thể trồng tập trung. Đây là cây thâm canh nên cần chú ý làm đồng bộ ngay từ đầu mới cho hiệu quả.

Theo ý kiến một số doanh nghiệp, khâu chế biến có ý nghĩa quan trọng, quyết định đầu ra của nông sản. Hiện nay chính sách thuế đối với chế biến nông sản còn bất cập, có nhiều mức thuế suất, từ 0%, 5% 10% nhưng chưa quy định rõ ràng việc áp mức nào, khiến doanh nghiệp lúng túng. Doanh nghiệp cũng mong muốn được hỗ trợ về tiếp cận thị trường.

Trong nông nghiệp, phải “được mùa, được giá”

Một số hộ trồng mắc ca tiêu biểu cho rằng, trong nông nghiệp, phải “được mùa, được giá” thì nông dân mới làm giàu được. Có ý kiến đề nghị việc thành lập hợp tác xã, ngân hàng tạo thuận lợi cho vay vốn khi vào mùa vụ.

Đại diện Hiệp hội Mắc ca Việt Nam khẳng định, sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con, không để tình trạng “được mùa, mất giá”. Hiệp hội cho rằng, cần có sự điều phối, hợp tác để tránh việc “tranh mua, tranh bán”, các doanh nghiệp tranh mua sản phẩm trong nước và hạ giá để tranh bán ra nước ngoài.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khu vực trưng bày cây mắc ca.
© ẢNH : THỐNG NHẤT – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khu vực trưng bày cây mắc ca.

Về phản ánh của một nông dân tại cuộc đối thoại với Thủ tướng vào hôm qua, 28/9 rằng trồng mắc ca 7-8 năm mà không ra quả, đại diện Hiệp hội cho rằng, đây là trường hợp “giống giả, giống rởm” và khẳng định sẽ hỗ trợ hộ nông dân này bằng cách cho ghép tại chỗ trên cây thực sinh, sau 2 năm có thể ra quả.

Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng khẳng định, cây mắc ca không chỉ xóa đói giảm nghèo mà có thể làm giàu. Cây mắc ca có thể “vào được” các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Chúng ta còn nhiều đồi trống, đồi trọc, nếu đưa cây mắc ca vào thì không chỉ đưa miền núi tiến kịp mà có thể vượt miền xuôi, ông Nguyễn Lân Hùng tin tưởng. Việc sớm đưa cây mắc ca trở thành cây chủ lực trong 5-10 năm nữa là hoàn toàn khả thi.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng biểu dương Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, hộ nông dân đã mang lại thắng lợi bước đầu cho cây mắc ca, trong 5 năm qua đã tăng sản lượng gần 25 lần, đạt khoảng 7.000 tấn hạt, xuất khẩu trên 60%.

Thủ tướng cho rằng đây là một loại cây, loại quả có thể “đi sau, về trước” nếu biết cách làm. Thủ tướng lấy ví dụ về cây cà phê vào Việt Nam từ năm 1885. Năm 1902, người Pháp chính thức cho khảo nghiệm và đến năm 1975, Việt Nam mới có 13.000 ha cà phê.

Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, 1986, bằng việc đưa nhanh diện tích cà phê vào nông lâm trường, rồi tới những năm 1990, cây cà phê phát triển mạnh ở những hộ gia đình, đến nay, chúng ta có một ngành hàng cà phê với diện tích trên 680.000 ha, sản lượng 1,5 triệu tấn, xuất khẩu 3 tỷ USD.

Sau gần 125 năm, cây cà phê trở thành cây công nghiệp đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Vậy một câu hỏi đặt ra là, đối với cây mắc ca, với tinh thần “đi sau, về trước”, vào Việt Nam khảo nghiệm, phát triển và bước đầu đã thành công thì cần 10 năm hay 20 năm tới đây để có thể trở thành cây đứng đầu thế giới, Thủ tướng đặt vấn đề.

Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phải trả lời cho được những câu hỏi để làm sao mắc ca có thể phát triển xứng tầm với điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Cây mắc ca chứa đựng nhiều giá trị xã hội đặc biệt, không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế, vì cây mắc ca có thể vào vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng khó khăn, vùng đồng bào có thu nhập thấp, là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Cây mắc ca có ý nghĩa “quốc kế, dân sinh”, mang lại hiệu quả kinh tế và giải quyết rất nhiều việc làm cho người dân.

Thủ tướng Chính phủ mong muốn cây mắc ca có thể “đi sau, về trước”, nếu chúng ta biết ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị. Đến nay, không chỉ có thị trường, thu nhập mang về từ trồng cây mắc ca lên tới 250 triệu đồng/ha, gấp 3 lần cây cà phê.

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần có quy hoạch vùng trồng, đi liền với quản lý giống, xử lý vấn đề vốn, đẩy mạnh chế biến sâu… Cần nghiên cứu thấu tình đạt lý, đừng để phát triển ồ ạt.

Mắc ca là sản phẩm tốt, cũng là nguyên liệu tốt cho các sản phẩm chế biến sâu khác như nguyên liệu mỹ phẩm cao cấp, socola nhân mắc ca, bột dinh dưỡng… Phải đi theo hướng này thì mới có giá trị gia tăng cao.

Theo Thủ tướng, 10 năm gần đây, diện tích mắc ca trên thế giới phát triển nhanh nhưng chỉ đạt 450.000 ha, sản lượng 200.000 tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 1% tổng sản lượng hạt có dầu hiện nay. Thủ tướng đặt vấn đề, nếu giữ năng suất 4-5 tấn hạt/ha và giá bán như hiện nay, 6 đô la Australia/kg thì 1 ha cho thu hoạch 200-300 triệu đồng. Do đó, một câu hỏi đặt ra đối với Hiệp hội Mắc ca, cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà khoa học là tại sao không phát triển nhanh loại cây này.

Giống là yếu tố quyết định. Hiện nay có 13 loại giống được công nhận và một số giống mới do doanh nghiệp nhập về, phải lựa chọn phù hợp. Nhắc lại phản ánh của nông dân về vấn đề giống tại cuộc đối thoại ngày 28/9, Thủ tướng lưu ý, phải quản lý, công bố cụ thể, “đừng để trồng mà không có quả thì tội cho người dân”.

Thủ tướng nhất trí cho rằng, phải tập trung quy hoạch phát triển cây mắc ca cho vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, còn các nơi khác xem xét cho thí điểm trước khi kết luận trồng đại trà.

Thủ tướng nhấn mạnh, dứt khoát phải phát triển công nghiệp chế biến, “càng sâu càng tốt”. Các ngành ngân hàng, tài chính cần dành nguồn vốn hỗ trợ trồng mắc ca cho người dân với những chính sách cụ thể về lãi suất và những ưu đãi cần thiết khác.

Phải quản lý đồng bộ về vấn đề phát triển cây mắc ca khi công bố quy hoạch, Thủ tướng nhất trí, có thể thành lập hợp tác xã phát triển cây mắc ca từ sản xuất cho đến chế biến.

Sau nhiều năm phát triển, căn cứ vào thực tế, kết quả của hội nghị và những vướng mắc hiện hành, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT cùng Hiệp hội Mắc ca và các địa phương xây dựng một chiến lược phát triển cây mắc ca ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT chủ trì nghiên cứu xây dựng một nghị định về phát triển mắc ca, do hiện nay chính sách dành cho loại cây này đang phân tán.

Mắc ca Việt Nam cần phải được đầu tư thương hiệu hơn nữa

 Đó là nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về loại cây trồng chiến lược của vùng Tây nguyên, cây Mắc ca. Theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mắc ca là cây trồng đa mục tiêu, mang lại giá trị kinh tế cao nếu đẩy mạnh chế biến sâu, nhưng nhất thiết phải được đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này.

Thủ tướng: cây mắc ca giúp dân làm giàu nhưng tránh mở rộng tràn lan

 

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cây mắc ca giúp dân làm giàu, góp phần ổn định an ninh quốc phòng nhưng cần quản lý tốt về giống, về quy hoạch để tránh những tác động tiêu cực…

Thủ tướng: cây mắc ca giúp dân làm giàu nhưng tránh mở rộng tràn lan - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu đề dẫn tại hội nghị - Ảnh: CHÍ TUỆ

Sáng 29-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị tổng kết phát triển cây mắc ca và định hướng giải pháp trong thời gian tới, và yêu cầu bộ ngành, địa phương tính toán phát triển cây trồng này phải đảm bảo lợi ích cho nông dân, người sản xuất.

Phát biểu đề dẫn, Thủ tướng cho rằng mắc ca là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân Tây Nguyên, Tây Bắc, giúp thúc đẩy kinh tế tại vùng sâu vùng xa, giúp ổn định an ninh quốc phòng. 

"Bần cùng sinh đạo tặc, khi cuộc sống người dân tốt lên thì ổn định an ninh, trật tự", Thủ tướng mở đầu.

"Tôi xem tivi có nông dân kể trồng 5-7ha mắc ca nhưng toàn lá, không có trái. Cái này phải xem lại chất lượng giống, quản lý nhà nước về giống ở đâu, quy hoạch trồng vùng nào cho hợp lý…

Có một điều rất thường xuyên ở Việt Nam là được mùa mất giá, được giá mất mùa. Hôm nay có Thủ tướng, có các bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương ở đây, chúng ta phải quản lý quy hoạch, có tư duy phát triển.

Hiện nay diện tích đã rất tăng rồi, cần tăng bao nhiêu chứ không để tăng vô cùng tận. Chúng ta phải có tính toán về nhu cầu để mở rộng thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người dân, người sản xuất", Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng: cây mắc ca giúp dân làm giàu nhưng tránh mở rộng tràn lan - Ảnh 2.

Thủ tướng cho rằng nâng cao chất lượng chế biến sẽ nâng cao lợi nhuận cho người dân, người sản xuất - Ảnh: THẾ THẾ

Theo Thủ tướng, sau hội nghị này, một phong trào trồng mắc ca có thể sẽ rộ lên đặt ra việc cung ứng vốn, những ngân hàng có uy tín, đảm bảo vốn ưu đãi để người dân có thể phát triển bền vững.

"Cây mắc ca có nguồn dinh dưỡng lớn nên nhu cầu rất cao, ngay cả trong nước chứ không chỉ xuất khẩu. Một vấn đề khác được đặt ra là chúng ta phải có chế biến, nâng tầm thương hiệu. Mắc ca xuất xứ từ Úc nhưng ở Việt Nam cần có chiến lược phát triển thương hiệu riêng, vươn ra toàn cầu", Thủ tướng nhắn nhủ.

Thủ tướng cũng đánh giá cây mắc ca là cây lâm sinh, phát triển độ che phủ, nhưng nếu phát triển cần có sự chung tay của các doanh nghiệp để phát triển một loại cây có lợi nhuận đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, độ che phủ rừng...

Ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết cây mắc ca đã được du nhập vào trồng ở Việt Nam từ năm 1994.

Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2020 tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên khoảng 10.000ha, tiềm năng phát triển đến năm 2030 khoảng 35.000ha.

img_3785

Đến nay đã có nhiều giống mắc ca phát triển ở VN. Trong ảnh: một vườn ươm mắc ca tại Đắk Lắk - Ảnh: THẾ THẾ

Sau 5 năm thực hiện, đến nay cả nước có 23 tỉnh đã trồng cây mắc ca với diện tích 16.554ha, trong đó 9 tỉnh ở 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên trồng được 15.440ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch; 14 tỉnh khác chưa có trong quy hoạch đã trồng được 1.114ha.

Về sản lượng, năm 2020 các tỉnh dự kiến thu hoạch 6.570 tấn hạt tươi, tăng gần 24,5 lần so với năm 2015 (269 tấn). Với giá bán sản phẩm dạng hạt sấy khoảng 200 triệu đồng/tấn như hiện nay, ước tính 3.942 tấn hạt sấy sẽ mang lại giá trị 788 tỉ đồng (trong đó khoảng 60% xuất khẩu, còn lại phục vụ tiêu dùng trong nước).

Về giống, đến nay Bộ NN-PTNT đã công nhận được 13 giống mắc ca đưa vào sản xuất, trong đó có 3 giống quốc gia và 10 giống tiến bộ kỹ thuật.

Cây mắc-ca sẵn sàng hành trình tỷ đô

 

Chế biến hạt mắc-ca xuất khẩu.

Trước thềm Hội nghị về phát triển ngành hàng mắc-ca tại Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Huy - Chủ tịch Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam chia sẻ, giờ là thời điểm chúng ta có thể tự tin phát triển mạnh và bài bản cây mắc-ca, để hướng tới mục tiêu một tỷ USD vào năm 2030.

Xu hướng ăn hạt và nguồn cung đang không đủ cầu

Trên thực tế, cây mắc-ca đã vào Việt Nam được 20 năm, nhưng 5 năm qua là giai đoạn Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam cùng các cơ quan chức năng đã nghiên cứu thành công và chuẩn bị sẵn những nền tảng cơ bản để đưa ngành hàng mắc-ca “cất cánh” trong giai đoạn tới.

Với những giá trị và đặc điểm vượt trội về kinh tế và xã hội, nên vào tháng 11-2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công nhận mắc-ca là 1 trong 20 loài cây trồng lâm nghiệp chính của Việt Nam. Đây chính là cơ sở pháp lý rất quan trọng và là tiền đề để phát triển ngành hàng mắc-ca.

Trước đó, tháng 8-2016, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các địa phương, nhà khoa học tiếp tục đánh giá hiệu quả sản xuất của cây mắc-ca để có các giải pháp phát triển phù hợp, hiệu quả, bền vững.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, trên thị trường thế giới, nguồn cung mắc-ca không đáp ứng đủ cầu. Trong khi, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu trồng cây mắc-ca, loại cây xuất xứ từ Australia, hơn 20 năm nay.

Hiện xu hướng bớt ăn thịt đỏ, chuyển sang ăn các loại hạt ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Trong khi đó, hạt mắc-ca được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại quả khô” có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ở Việt Nam, xu hướng ăn hạt, uống sữa hạt vừa bảo đảm sức khỏe, vừa bảo vệ môi trường cũng bắt đầu nở rộ từ năm 2019.

Theo các chuyên gia, không chỉ mang hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, giúp người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu, mắc-ca còn là cây lâm nghiệp có thể giải quyết nhiều vấn đề môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; giúp củng cố an ninh - quốc phòng vùng đồi núi biên giới.

Nhu cầu về nhân hạt mắc-ca trên thế giới đang gia tăng hằng năm và giá hạt mắc-ca trên thị trường thế giới trong 10 năm qua liên tục tăng. Tại Australia, mỗi kg hạt tươi có giá khoảng 6 đô-la Australia, tương đương khoảng 100.000 đồng/kg. Trong khi đó, theo tính toán của Hiệp hội, chi phí sản xuất ra 1 kg hạt mắc-ca là dưới 25.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh Ngọc Huy cho biết, ngành hàng mắc-ca Việt Nam đã được chuẩn bị kỹ và sẵn sàng cho một giai đoạn phát triển mới. Cho tới nay, công suất sản xuất giống mắc-ca đã đạt khoảng 2,5 triệu cây giống chuẩn và có thể tăng lên ngay khi cần thiết.

Hiệp hội và các cơ quan chức năng hiện đã tiến hành hơn 60 cuộc hội nghị tập huấn cho 23 tỉnh với khoảng 9.000 lượt hộ nông dân và doanh nghiệp tham gia. Lãnh đạo và người dân của nhiều địa phương đã thấy hiệu quả của cây mắc-ca và đặt niềm tin vào loại cây này.

Cây Mắc ca sẵn sàng hành trình tỷ đô -0
 Ông Huỳnh Ngọc Huy giải đáp các thắc mắc tại buổi tập huấn.

Về nguồn vốn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã vào cuộc với mô hình cho vay và quản lý dòng vốn theo chuỗi, quản lý chặt chẽ từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ…

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã tung ra gói tín dụng riêng đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh mắc-ca. Đến nay, Ngân hàng đã ký hợp đồng cho vay đối với hơn 50 doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh với tổng giá trị dư nợ 420 tỷ đồng. Nhiều mô hình sản xuất và kinh doanh đã thu lợi rất tốt nhờ trồng mắc-ca, cho thấy phát triển mắc-ca có thể giúp các hộ nông dân trở nên giàu có.

Ông Huỳnh Ngọc Huy phân tích thêm, quy mô ngành hàng mắc-ca ở Việt Nam chưa lớn, đây chính là cơ hội để chúng ta đi theo cách làm bài bản ngay từ đầu, tránh tình trạng phát triển ồ ạt nhưng manh mún, tự phát như một số nông sản khác. Định hướng là mắc-ca hữu cơ, bán với giá cao, hướng tới xuất khẩu, trước hết là các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Trung Đông… Muốn vậy, phải có chiến lược về vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, phát triển thị trường, dòng sản phẩm, điều tiết giá cả… để xây dựng thương hiệu mắc-ca Việt Nam.

Hiệp hội Mắc-ca cũng xây dựng chính sách bao tiêu sản phẩm để hỗ trợ việc bình ổn giá đối với thị trường mắc-ca trong nước, bảo đảm giá mắc-ca trong nước đạt ít nhất 85% giá mắc-ca tại thị trường Australia trong 10 năm tới. Vừa qua, trong bối cảnh dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng ép giá người trồng mắc-ca, chúng tôi cho các doanh nghiệp vay bảy tỷ đồng để thu mua bình ổn giá thì tình trạng đó chấm dứt ngay. Giá rớt không phải do thị trường rớt, mà là do tranh mua tranh bán, có người ép giá.

Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam cho biết, theo tổng hợp từ các địa phương, hiện cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc-ca với hơn 10.000 hộ trồng, với tổng diện tích 16.553,8 ha. Năng suất bình quân đạt 3 tấn hạt tươi/ha; sản lượng ước đạt đạt khoảng 6.570 tấn hạt tươi/năm. Giá bán hạt mắc-ca tại vườn khoảng từ 70.000 - 90.000 đồng/kg hạt tươi.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng phát triển ít nhất 200.000 ha và đạt sản lượng khoảng 600.000 tấn hạt mắc-ca nguyên vỏ.

Cần hỗ trợ cơ chế về đất đai 

Theo ông Huỳnh Ngọc Huy, một trong những khó khăn hiện nay là vấn đề đất đai, rất cần các cơ chế và chính sách để giải quyết.

Thứ hai là vấn đề vốn. Với kỳ vọng xây dựng mô hình ngân hàng đi cùng một loại cây chủ lực, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt sẽ cung cấp vốn để các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến, cung cấp vốn lưu động để thu mua hạt mắc-ca nhằm mục đích bình ổn giá, tiêu thụ hết lượng mắc-ca cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất ra. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho vay vốn trong vòng 15 năm và chỉ bắt đầu thu hồi vốn khi cây mắc-ca được 5 tuổi, tức là tới khi có thu hoạch.

Tuy nhiên, hiện quy mô thị trường còn nhỏ thì một ngân hàng như Bưu điện Liên Việt có thể bình ổn được, nhưng sau 5 đến 10 năm nữa, khi quy mô thị trường lớn hơn, sẽ cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống ngân hàng.

Theo Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam, nhu cầu về nhân hạt mắc-ca trên thế giới đang gia tăng hằng năm và giá hạt mắc-ca trên thị trường thế giới trong 10 năm qua liên tục tăng. Tuy vậy, sản lượng mắc-ca mới chỉ chiếm 1% tổng sản lượng tiêu thụ các loại hạt trên thế giới, điều này cho thấy tiềm năng mở rộng thị trường cho hạt mắc-ca còn rất lớn.

Hiện nay các tổ chức như Ủy ban nghiên cứu phát triển mắc-ca thế giới (IMSC), Hiệp hội Mắc-ca Australia đã và đang thực hiện các chiến lược quảng bá để thúc đẩy thị trường tiêu thụ mắc-ca trên toàn thế giới, mục tiêu đến năm 2025 sản lượng nhân mắc-ca sẽ chiếm 5% thị phần các loại hạt trên thế giới.

“Tôi đã nghiên cứu và làm việc ở Australia và cũng hiểu rõ người nông dân Việt Nam lại rất chịu thương, chịu khó. Giờ mọi thứ cho ngành mắc-ca đã sẵn sàng, nếu quyết tâm làm một cách bài bản thì mục tiêu một tỷ đô không khó”, ông Huỳnh Ngọc Huy tự tin nói.

Giống Mắc Ca - Trung tâm giống cây trồng Eakmat

Mô hình, kỹ thuật trồng cây mắc ca ở Tây nguyên

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mắc ca Việt Nam có thể ‘đi sau, về trước’ để đứng đầu

 

Nếu cà phê cần 125 năm từ khi được đưa vào Việt Nam đến khi đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu thì mắc ca có thể “đi sau, về trước” để trở thành mặt hàng đứng đầu thế giới của Việt Nam trong thời gian ngắn hơn nhiều.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị đánh giá kết quả 5 năm (2016-2020) phát triển ngành hàng mắc ca tại Việt Nam. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng nay, 29/9, tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả 5 năm (2016-2020) phát triển ngành hàng mắc ca tại Việt Nam.

Các ý kiến tại Hội nghị đều khẳng định hiệu quả kinh tế và xã hội của cây mắc ca, là cây giúp xóa đói giảm nghèo. Có 2 vùng có thể phát triển ổn định cây mắc ca, loại cây có yêu cầu khắt khe về điều kiện khí hậu, độ ẩm, là vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, còn các vùng khác chưa cho kết quả tối ưu “ra hoa đậu quả” hoặc không đủ diện tích phát triển hàng hóa lớn.

Đối với vùng Tây Nguyên, có thể đưa cây mắc ca vào trồng xen vì đã có diện tích trồng cà phê và các loại cây khác, còn vùng Tây Bắc có thể trồng tập trung. Đây là cây thâm canh nên cần chú ý làm đồng bộ ngay từ đầu mới cho hiệu quả.

Theo ý kiến một số doanh nghiệp, khâu chế biến có ý nghĩa quan trọng, quyết định đầu ra của nông sản. Hiện nay chính sách thuế đối với chế biến nông sản còn bất cập, có nhiều mức thuế suất, từ 0%, 5% 10% nhưng chưa quy định rõ ràng việc áp mức nào, khiến doanh nghiệp lúng túng. Doanh nghiệp cũng mong muốn được hỗ trợ về tiếp cận thị trường.

Một số hộ trồng mắc ca tiêu biểu cho rằng, trong nông nghiệp, phải “được mùa, được giá” thì nông dân mới làm giàu được. Có ý kiến đề nghị việc thành lập hợp tác xã, ngân hàng tạo thuận lợi cho vay vốn khi vào mùa vụ…

Đại diện Hiệp hội Mắc ca Việt Nam khẳng định, sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con, không để tình trạng “được mùa, mất giá”. Hiệp hội cho rằng, cần có sự điều phối, hợp tác để tránh việc “tranh mua, tranh bán”, các doanh nghiệp tranh mua sản phẩm trong nước và hạ giá để tranh bán ra nước ngoài.

Về phản ánh của một nông dân tại cuộc đối thoại với Thủ tướng vào hôm qua, 28/9 rằng trồng mắc ca 7-8 năm mà không ra quả, đại diện Hiệp hội cho rằng, đây là trường hợp “giống giả, giống rởm” và khẳng định sẽ hỗ trợ hộ nông dân này bằng cách cho ghép tại chỗ trên cây thực sinh, sau 2 năm có thể ra quả.

Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng khẳng định, cây mắc ca không chỉ xóa đói giảm nghèo mà có thể làm giàu. Cây mắc ca có thể “vào được” các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Chúng ta còn nhiều đồi trống, đồi trọc, nếu đưa cây mắc ca vào thì không chỉ đưa miền núi tiến kịp mà có thể vượt miền xuôi, ông Nguyễn Lân Hùng tin tưởng. Việc sớm đưa cây mắc ca trở thành cây chủ lực trong 5-10 năm nữa là hoàn toàn khả thi.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng biểu dương Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, hộ nông dân đã mang lại thắng lợi bước đầu cho cây mắc ca, trong 5 năm qua đã tăng sản lượng gần 25 lần, đạt khoảng 7.000 tấn hạt, xuất khẩu trên 60%.

Thủ tướng cho rằng đây là một loại cây, loại quả có thể “đi sau, về trước” nếu biết cách làm. Thủ tướng lấy ví dụ về cây cà phê vào Việt Nam từ năm 1885. Năm 1902, người Pháp chính thức cho khảo nghiệm và đến năm 1975, Việt Nam mới có 13.000 ha cà phê.

Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, 1986, bằng việc đưa nhanh diện tích cà phê vào nông lâm trường, rồi tới những năm 1990, cây cà phê phát triển mạnh ở những hộ gia đình, đến nay, chúng ta có một ngành hàng cà phê với diện tích trên 680.000 ha, sản lượng 1,5 triệu tấn, xuất khẩu 3 tỷ USD.

Sau gần 125 năm, cây cà phê trở thành cây công nghiệp đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Vậy một câu hỏi đặt ra là, đối với cây mắc ca, với tinh thần “đi sau, về trước”, vào Việt Nam khảo nghiệm, phát triển và bước đầu đã thành công thì cần 10 năm hay 20 năm tới đây để có thể trở thành cây đứng đầu thế giới, Thủ tướng đặt vấn đề.

Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phải trả lời cho được những câu hỏi để làm sao mắc ca có thể phát triển xứng tầm với điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Cây mắc ca chứa đựng nhiều giá trị xã hội đặc biệt, không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế, vì cây mắc ca có thể vào vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng khó khăn, vùng đồng bào có thu nhập thấp, là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Cây mắc ca có ý nghĩa “quốc kế, dân sinh”, mang lại hiệu quả kinh tế và giải quyết rất nhiều việc làm cho người dân.

Thủ tướng Chính phủ mong muốn cây mắc ca có thể “đi sau, về trước”, nếu chúng ta biết ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị. Đến nay, không chỉ có thị trường, thu nhập mang về từ trồng cây mắc ca lên tới 250 triệu đồng/ha, gấp 3 lần cây cà phê.

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần có quy hoạch vùng trồng, đi liền với quản lý giống, xử lý vấn đề vốn, đẩy mạnh chế biến sâu… Cần nghiên cứu thấu tình đạt lý, đừng để phát triển ồ ạt.

Mắc ca là sản phẩm tốt, cũng là nguyên liệu tốt cho các sản phẩm chế biến sâu khác như nguyên liệu mỹ phẩm cao cấp, socola nhân mắc ca, bột dinh dưỡng… Phải đi theo hướng này thì mới có giá trị gia tăng cao.

Theo Thủ tướng, 10 năm gần đây, diện tích mắc ca trên thế giới phát triển nhanh nhưng chỉ đạt 450.000 ha, sản lượng 200.000 tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 1% tổng sản lượng hạt có dầu hiện nay. Thủ tướng đặt vấn đề, nếu giữ năng suất 4-5 tấn hạt/ha và giá bán như hiện nay, 6 đô la Australia/kg thì 1 ha cho thu hoạch 200-300 triệu đồng. Do đó, một câu hỏi đặt ra đối với Hiệp hội Mắc ca, cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà khoa học là tại sao không phát triển nhanh loại cây này.

Giống là yếu tố quyết định. Hiện nay có 13 loại giống được công nhận và một số giống mới do doanh nghiệp nhập về, phải lựa chọn phù hợp. Nhắc lại phản ánh của nông dân về vấn đề giống tại cuộc đối thoại ngày 28/9, Thủ tướng lưu ý, phải quản lý, công bố cụ thể, “đừng để trồng mà không có quả thì tội cho người dân”.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nhất trí cho rằng, phải tập trung quy hoạch phát triển cây mắc ca cho vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, còn các nơi khác xem xét cho thí điểm trước khi kết luận trồng đại trà.

Thủ tướng nhấn mạnh, dứt khoát phải phát triển công nghiệp chế biến, “càng sâu càng tốt”. Các ngành ngân hàng, tài chính cần dành nguồn vốn hỗ trợ trồng mắc ca cho người dân với những chính sách cụ thể về lãi suất và những ưu đãi cần thiết khác.

Phải quản lý đồng bộ về vấn đề phát triển cây mắc ca khi công bố quy hoạch, Thủ tướng nhất trí, có thể thành lập hợp tác xã phát triển cây mắc ca từ sản xuất cho đến chế biến.

Sau nhiều năm phát triển, căn cứ vào thực tế, kết quả của hội nghị và những vướng mắc hiện hành, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT cùng Hiệp hội Mắc ca và các địa phương xây dựng một chiến lược phát triển cây mắc ca ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT chủ trì nghiên cứu xây dựng một nghị định về phát triển mắc ca, do hiện nay chính sách dành cho loại cây này đang phân tán.


CHẾ BIẾN QUẢ MẮC CA RẤT ĐƠN GIẢN

 https://sites.google.com/site/phatphapbacgiang/mac-ca/che-bien-qua-mac-ca-rat-dhon-gian

"Cây tỷ đô" mắc ca: Trồng ồ ạt, hậu quả khôn lường

Ngôi làng bị bỏ hoang bí ẩn thành điểm hút khách

 UAECát cuộn tròn như sóng, tràn qua cửa sổ của các căn nhà trong làng Al Madam, lấp đầy sân và cuốn trôi mọi đồ đạc.

Cách Dubai chưa đầy một giờ lái xe, nằm trong biên giới của tiểu vương quốc Sharjah (thuộc UAE) là ngôi làng có tên gọi Al Madam. Làng được quy hoạch gọn gàng với hai dãy nhà và một nhà thờ trang nhã. Điều khiến nơi này thu hút du khách, đặc biệt là những người ưa thích cảm giác mạnh, chính là việc làng bị bỏ hoang một cách bí ẩn.

]Từ Dubai, du khách lái xe khoảng 70km theo đường E44 để tới ngôi làng. Một số công ty lữ hành cũng mở tour tham quan tới đây. Ảnh: CNN

Từ Dubai, du khách lái xe khoảng 70 km theo đường E44 để tới ngôi làng. Một số công ty lữ hành cũng mở tour tham quan tới đây. Ảnh: CNN

Đến làng, bạn có thể thấy các ngôi nhà bị bỏ hoang với cửa sổ và cửa ra vào đều mở rộng. Một số ngôi nhà thậm chí không có cửa. Nhiều người tin rằng đây là dấu hiệu cho thấy người dân bỏ đi một cách vội vã và dường như có điều gì đó khiến họ sợ hãi. Giả thuyết được các du khách truyền tai nhau nhiều nhất: Al Madam là một "ngôi làng ma", cư dân phải chạy trốn khỏi các thế lực siêu nhiên. Người dân của những ngôi làng gần đó tin rằng ngôi làng bị ám bởi Umm Duwais, một linh hồn nữ có đôi mắt mèo và tay cầm dao rựa.

Năm 2018, Quỹ nghệ thuật Sharjah tiến hành cuộc tham vấn cộng đồng để hiểu rõ về lịch sử ngôi làng. Một người đàn ông tuyên bố từng sống ở làng cho biết, Al Madam được xây từ giữa những năm 1970. Việc dân làng bỏ đi là vì nơi này bị ảnh hưởng nặng nề bởi những trận bão cát lớn nên không thể ở được.

Nhiều ngôi nhà bị mất cửa, và có những ngôi nhà nằm trong tình trạng cửa ra vào, cửa sổ vẫn mở rộng. Ảnh: CNN

Nhiều ngôi nhà bị mất cửa, và có những ngôi nhà nằm trong tình trạng cửa ra vào, cửa sổ vẫn mở rộng. Ảnh: CNN

Một lời giải thích khác đến từ Yasser Elsheshtawy, giáo sư kiến trúc tại Đại học Columbia, người bắt đầu nghiên cứu việc xây nhà UAE từ cuối những năm 1960. Ông cho biết đây là dự án của chính phủ nhằm cung cấp nhà ở cho cộng đồng du mục Bedouin: "Chính phủ muốn tạo ra một đất nước mà mọi người sống trong các thành phố và khu định cư, chứ không phải là người Bedouin đi lang thang trên sa mạc".

Và Al Madam là ví dụ điển hình về nhà ở với các hàng rào xung quanh một chiếc sân rộng, và những căn phòng tiêu chuẩn để mọi người sinh sống. Nhưng một số khu định cư mới được xây dựng quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng lại chưa có sẵn, như thiếu điện, nước. Tại Al Madam, giáo sư Elsheshtawy chỉ ra có thể là vì thiếu điện nên người dân rời đi. Tuy nhiên đến nay, đáp án chính xác cho câu hỏi vì sao Al Madam bị bỏ hoang vẫn là một ẩn số. Nhờ bí ẩn đó, nơi này càng trở nên hút khách du lịch.

Chính quyền địa phương cũng không có kế hoạch thu vé tham quan, hay hạn chế du khách đến ngôi làng này, theo người phát ngôn của Cơ quan Phát triển Thương Mại và Du lịch Sharjah. Ảnh: CNN

Chính quyền địa phương cũng không có kế hoạch thu vé tham quan, hay hạn chế du khách đến ngôi làng này, theo người phát ngôn của Cơ quan Phát triển Thương Mại và Du lịch Sharjah. Ảnh: CNN

Trên Reddit, một diễn đàn nổi tiếng thế giới, mọi người xôn xao và hào hứng để lại các lời khuyên về việc thực hiện các chuyến đi đến ngôi làng này. Trên YouTube, nhiều người đăng tải video kể lại cuộc phiêu lưu của họ khi tới đây. Các công ty du lịch sớm nhận ra Al Madam là một "món hời". Vì vậy, họ cũng nhanh chóng quảng bá về các tour du lịch đến nơi này, phục vụ các du khách có nhu cầu.

"Làng ma không phải là một điểm đến phổ biến với tất cả du khách. Nhưng nó dần trở thành địa điểm ưa thích của những người yêu phiêu lưu", S.Y Sunil của công ty du lịch Desert Safari Tours có trụ sở tại Dubai cho biết.

Blogger du lịch người Anh Vanessa Ball nói Al Madam là một ngôi sao sáng trong làng du lịch, nhiều người biết đến. Nhưng cô hy vọng mọi người không đổ xô đến đây. "Nó sẽ mất đi vẻ đẹp khi bị lấp kín bởi quá nhiều người. Hiện tại, mọi người có thể tiếp cận nó bằng cách lái xe đến đây", Ball nói. Nữ blogger từng đến ngôi làng vào năm 2019 cùng bạn bè.

Phát triển cây mắc ca, bao nhiêu là đủ?

 Cây mắc ca góp phần xóa đói giảm nghèo, nhưng cần quy hoạch vùng trồng, diện tích phù hợp, chế biến sâu và đầu ra cân đối.

Không thể để người dân trồng cây không ra quả

Phát biểu khai mạc Hội nghị "Phát triển cây mắc ca thời gian qua; định hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới", tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk sáng 29/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Cây mắc ca đã góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Cây mắc ca còn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Cây mắc ca tạo công ăn việc làm cho người dân, có những gia đình có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng. Đây là điều rất quan trọng - Thủ tướng đánh giá.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị tìm hướng phát triển phù hợp cây mắc ca. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị tìm hướng phát triển phù hợp cây mắc ca. 

Để phát huy vai trò của cây mắc ca, Thủ tướng yêu cầu cần xem xét lại vấn đề giống. "Tại sao có những cây trồng 7-8 năm không ra quả? Vậy quy hoạch đất trồng vùng như thế nào để phù hợp là vấn đề cần xem xét. Cần có sự quản lý Nhà nước trong cung ứng giống, không thể để dân trồng cây không ra trái hoặc ra trái rất ít"- Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các địa phương cần cân đối diện tích trồng phù hợp, không để xảy ra tình trạng dư thừa.

"Quan trọng là thị trường tiêu thụ. Vấn đề là tăng (diện tích-PV) lên bao nhiêu? Vấn đề đặt ra rất lớn là không thể để tình trạng dư thừa hoặc nhu cầu thị trường rất cao nhưng không đáp ứng đủ" - Thủ tướng lưu ý.

Gỡ các "nút thắt" để phát triển cây mắc ca phù hợp

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn, hiện có 16 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống mắc ca đủ điều kiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT với tổng diện tích vườn ươm là 30,9ha, cung cấp được khoảng gần 3 triệu cây giống mỗi năm cho khoảng 10.000ha trồng thuần loài hoặc 22.500ha trồng xen canh.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khu vực trưng bày cây mắc ca. 

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khu vực trưng bày cây mắc ca. 

"Như vậy, năng lực sản xuất giống mắc ca hiện nay là khá dồi dào về số lượng. Tuy nhiên, cần thiết phải quản lý chặt chẽ về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ"- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm, đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định công nhận được 13 giống mắc ca đủ tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất, trong đó có 3 giống quốc gia và 10 giống tiến bộ kỹ thuật.

Cũng theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, diện tích trồng mắc ca từ giống có kiểm soát chất lượng là 14.200ha, đạt 86%; trên 2.300ha mắc ca chưa được kiểm soát về chất lượng, chiếm 14% (trong đó, diện tích trồng bằng cây thực sinh khoảng 800ha, diện tích trồng các giống chưa được công nhận 1.500ha). Tây Bắc có diện tích trồng có kiểm soát chất lượng giống 99,7%; Tây Nguyên 77,1%; các tỉnh ngoài vùng quy hoạch 94,7%.

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường, cho biết, trong những năm qua, Đắk Lắk phát triển mới được 680ha mắc ca, chủ yếu trồng xen canh trong vườn dân.

"Cây mắc ca khá thích hợp điều kiện khí hậu, đất đai, trồng thuần hay trồng xen canh đều cho kết quả khả quan: Trồng xen canh cho 5 tấn/ha, trồng thuần loài cho 8 tấn/ha" - Bí thư Bùi Văn Cường cho biết.

Theo báo cáo của 23 tỉnh đã trồng cây mắc ca, tổng diện tích đạt trên 16.500ha, gồm: Mắc ca trồng trên đất lâm nghiệp khoảng 10.000ha (60%); mắc ca trên đất nông nghiệp khoảng 6.500ha (40%)

Như vậy, diện tích cây mắc ca đã trồng so với định hướng quy hoạch vượt 5.500ha, đạt 155% (trồng thuần loài khoảng 5.500ha vượt trên 3.100ha; trồng xen khoảng 9.950ha vượt gần 2.360ha. Trong đó, khu vực Tây Bắc trồng được 6.670ha; Khu vực Tây nguyên trồng được 8.770ha).

Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 khu vực chủ yếu trồng cây mắc ca, chiếm 93,2% diện tích đã trồng cả nước.

Hướng tới mục tiêu 1 tỷ USD

Đầu tuần tới, dự kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự và chủ trì hội nghị về phát triển ngành hàng mắc ca tại Việt Nam. Ngành hàng này đang đứng trước cơ hội phát triển lớn, với kỳ vọng về một mô hình mẫu để doanh nghiệp lo cho nông dân, không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu, góp phần giữ vững an ninh – quốc phòng, bảo đảm an sinh xã hội và xử lý nhiều vấn đề môi trường.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với các nhà đầu tư của Australia, trong chuyến thăm chính thức Australia, ngày 16/3/2018. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Hội nghị này dự kiến được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk, cùng ngày với sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với nông dân lần thứ 3, một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Người đứng đầu Chính phủ với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cũng như việc ông “chắt chiu” từng cơ hội lo phát triển kinh tế-xã hội.

Tháng 3/2018, giữa lịch trình dày đặc của chuyến thăm chính thức Australia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc đối thoại với 12 tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu của nước này. Tại đây, một câu hỏi được các tập đoàn này đặt ra: Chính phủ Việt Nam có ủng hộ ngành mắc ca ở Việt Nam không, có xem đây là ngành sản xuất nông nghiệp hay không?

Trước khi chuyển câu hỏi này cho Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Thủ tướng cho biết mắc ca ở Việt Nam tốt hơn ở Australia, sau đó ông cầm một hộp mắc ca “made in Việt Nam” mời các nhà đầu tư của Australia thưởng thức.

Một số mục tiêu phát triển cây mắc ca tại Việt Nam:

- Năm 2025 đạt 50.000 ha, 85 ngàn tấn hạt khô/năm; giá trị đạt khoảng 500 triệu USD/năm.

- Năm 2030, đạt khoảng 100.000 ha, 165 ngàn tấn hạt khô/năm và doanh thu ước đạt 1 tỷ USD.

Chính sách bao tiêu sản phẩm để hỗ trợ việc bình ổn giá: Đảm bảo giá mắc ca trong nước đạt ít nhất 85% giá mắc ca tại thị trường Australia trong 10 năm tới.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho vay vốn trong vòng 15 năm và chỉ bắt đầu thu hồi vốn khi cây mắc ca được 5 tuổi, tức là tới khi có thu hoạch. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trên thị trường thế giới, nguồn cung mắc ca không đáp ứng đủ cầu. Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu trồng cây mắc ca, loại cây xuất xứ từ Australia, hơn 20 năm nay. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quan tâm đến các đối tượng sản xuất có giá trị cao kinh tế cho nông dân và nhà đầu tư. Trong đó, cây mắc ca là một đối tượng Chính phủ cho phép phát triển.

Thực tế, ngay từ đầu nhiệm kỳ, với tâm thế “tận dụng từng cơ hội phát triển nhỏ nhất”, Thủ tướng đã có những lưu ý tới việc phát triển cây mắc ca và ngành hàng này. Một năm trước chuyến thăm Australia, tháng 3/2017, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4, Thủ tướng đã nhắc tới tiềm năng, thế mạnh phát triển mắc ca ở vùng Tây Nguyên.

Và trước đó, tháng 8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, các nhà khoa học, các chuyên gia tiếp tục đánh giá hiệu quả sản xuất của cây mắc ca để có các giải pháp phát triển phù hợp, hiệu quả, bền vững.

Thực hiện chỉ đạo này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã làm việc với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam. Tại cuộc làm việc này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định rằng, Bộ sẽ sát cánh với Hiệp hội và cùng các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp để triển khai có hiệu quả chương trình trồng mắc ca. Bộ trưởng nhấn mạnh phải vào cuộc một cách quyết liệt và triển khai thực sự bài bản, tính toán dài hơi, phát triển nhanh nhưng phải bền vững.

“Chúng ta phải hoạch định cho một chiến lược dài hơi sau năm 2020 tăng tốc như thế nào cho một ngành hàng nông nghiệp có giá trị lớn. Tôi yêu cầu các đơn vị phải vào cuộc với tinh thần chủ động nhất, tích cực nhất để triển khai có hiệu quả”, Bộ trưởng nói.

Sẵn sàng cho một giai đoạn phát triển mới

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ trước hội nghị về phát triển cây mắc ca, ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết, với chỉ đạo của Thủ tướng và sự vào cuộc của Bộ, cho đến nay, ngành hàng mắc ca Việt Nam đã được chuẩn bị tương đối kỹ và sẵn sàng cho một giai đoạn phát triển mới.

Về mặt pháp lý, tháng 11/2018, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư công nhận mắc ca là 1 trong 20 loài cây trồng lâm nghiệp chính của Việt Nam. Theo ông Huỳnh Ngọc Huy, đây chính là cơ sở pháp lý rất quan trọng và là tiền đề để giải quyết một vấn đề nền tảng khác của ngành hàng mắc ca - vấn đề giống.

Chỉ khi có Thông tư này, thì các Sở NN&PTNT mới có quyền công nhận cây đầu dòng và từ đó có cơ sở pháp lý để triển khai các vườn ươm. Cho tới nay, công suất sản xuất giống mắc ca đã đạt khoảng 2,5 triệu cây giống chuẩn và có thể tăng lên ngay khi cần thiết.

Hiệp hội và các cơ quan chức năng cũng đã tiến hành các hoạt động tập huấn cho nông dân. Cũng đã xuất hiện những mô hình trồng và chế biến mắc ca thành công. Về nguồn vốn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã vào cuộc với mô hình cho vay và quản lý dòng vốn theo chuỗi, quản lý chặt chẽ từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ…

Theo các chuyên gia, cây mắc ca được xác định là một cây lâm nghiệp đa mục tiêu: Kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế - xã hội, người dân không chỉ có thể xóa đói giảm nghèo mà có thể làm giàu từ loài cây này. Về mặt môi trường, đây là loài cây được kỳ vọng sẽ góp phần giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Cây  mắc ca được đánh giá là có tiềm năng lớn ở vùng Tây Nguyên – một vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt. Ngoài vấn đề kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn nhìn thấy ở cây mắc ca một giải pháp để xử lý các vấn đề môi trường.

Theo Thủ tướng, người từ đầu nhiệm kỳ đã kiên quyết ra lệnh đóng cửa rừng tự nhiên để “cứu” diện tích rừng còn lại ở Tây Nguyên, cây lâm nghiệp mắc ca có thể góp phần tái phục hồi lượng nước cần thiết, là một vấn đề rất lớn đặt ra ở vùng đất cao nguyên này, khi nước ngầm bị khai thác trong một thời gian ở mức độ cao.

Trong số nhiều mục tiêu phát triển ngành mắc ca ở Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Huy cho biết, trong 10 năm tới, sẽ phấn đấu đạt doanh thu 1 tỷ USD (phần lớn để xuất khẩu) và điều này phụ thuộc vào sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ của các bộ, ngành, lãnh đạo các địa phương…

Cũng theo ông Huỳnh Ngọc Huy, phát triển mắc ca phải chú trọng đến liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà đầu tư (doanh nghiệp) và nhà khoa học. Nhà nước tạo cơ chế chính sách (về đất đai, về hạ tầng, về tín dụng...); nhà nông sử dụng đất đai, lao động để sản xuất; nhà đầu tư (doanh nghiệp) cung cấp vốn đầu tư, công nghệ, thu mua, chế biến và kết nối thị trường; nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhà nông và doanh nghiệp. Trong đó, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam sẽ nỗ lực đóng vai trò sợi dây liên kết các nhà.

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng với nông dân và hội nghị phát triển cây mắc ca sắp diễn ra, ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bày tỏ hi vọng, những sự kiện này sẽ tiếp tục  hành trình lắng nghe, truyền lửa và tháo gỡ thiết thực cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

Những năm qua, nông nghiệp và nông dân đã làm nên điều kỳ tích: đưa đất nước từ thiếu đói sang đủ cái ăn và trở thành một cường quốc trong xuất khẩu. Nông nghiệp là bệ đỡ cho an sinh, mỗi khi đất nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nông thôn Việt Nam ngày nay đang thay da đổi thịt. Người nông dân có cuộc sống tốt hơn. Nhưng vẫn còn đó những khó khăn, cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội ở nông thôn còn thiếu thốn, trình trạng thiếu việc làm còn cao, hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó, đầu ra của nông sản hàng hóa còn bấp bênh, chuyển đổi đất đai còn chậm, vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh còn chưa tương xứng…

Cho nên hướng về nông dân, giải quyết khó khăn vướng mắc cho nông nghiệp, nông dân đang là một trong những chương trình nghị sự được quan tâm nhất trong hoạt động của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Chúng ta trân trọng khi ngoài những chuyến đi thực địa dày đặc, những hội nghị chuyên đề của Chính phủ bàn vấn đề này, từ năm 2018 đến nay, Thủ tướng đã “đến hẹn lại lên” định kỳ hằng năm gặp mặt và đối thoại với nông dân. Năm 2018 ở vựa lúa sông Hồng, 2019 ở đồng bằng sông Cửu Long và năm nay 2020 trên vùng đất Tây Nguyên, thủ phủ của cà phê, ca cao, mắc ca…


Mục tiêu của bạn

Mỗi ngày cần đề ra mục tiêu

Phải kiên trì hoàn thành.

Dậy sớm tập thể dục

Rèn luyện bản thân để có một sức khỏe tốt

Bình tĩnh trong giải quyết công việc