Thứ Năm, 27 tháng 7, 2023

Tồn kho 30.000 biệt thự, nhà phố nghỉ dưỡng

Hiện các thủ phủ du lịch miền duyên hải cả nước có gần 30.000 căn shophouse, nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng tồn đọng, giá hàng chục tỷ đồng một căn.

Một doanh nghiệp địa ốc có trụ sở tại TP HCM, đang triển khai nhiều dự án nghỉ dưỡng tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Phú Quốc tiết lộ, 6 tháng qua sức mua nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng và shophouse ven biển phân khúc 15-20 tỷ đồng một căn đang xuống mức kém nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Sức tiêu thụ yếu khiến tồn kho hơn 90% sản phẩm, là gánh nặng rất lớn cho chủ đầu tư vì phát sinh chi phí tài chính là vốn vay để phát triển các dự án. Nửa cuối năm, doanh nghiệp dự kiến thúc đẩy các chương trình ưu đãi, khuyến mãi khi lãi suất giảm để gỡ lại nửa đầu năm bết bát.

Tương tự, doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM có nhiều dự án nghỉ dưỡng phân bổ từ miền Trung vào miền Nam xác nhận đến quý II, sức tiêu thụ dự án hiện hữu rất chậm. Đối với biệt thự biển các tỉnh phía Nam, do giá trị vài triệu USD một căn nên tồn kho đến 95% rổ hàng.

Doanh nghiệp kỳ vọng việc nới lỏng cho các địa phương được chủ động phân lô bán nền trong thời gian tới sẽ mở ra cơ hội bổ sung sản phẩm đất nền nghỉ dưỡng vào rổ hàng. Do giá đất nền thấp và rẻ hơn rất nhiều so với các nhóm tài sản nghỉ dưỡng có công trình xây sẵn trên đất nên sẽ có cơ may bán được hàng, giúp cải thiện tình trạng ế ẩm kéo dài.

Một dự án biệt thự biển tại Phan Thiết. Ảnh: Hữu Khoa

Một dự án biệt thự biển tại Phan Thiết. Ảnh: Hữu Khoa

Bộ phận R&D DKRA Group cảnh báo tổng lượng tồn kho các tài sản nhà liền thổ ven biển tăng lên xấp xỉ 30.000 sản phẩm. Riêng sản phẩm biệt thự biển, tồn kho lũy tiến đến cuối quý II lên đến 15.000 căn cả miền Bắc và Nam. Trong đó, 2.400 căn đã mở bán nhưng ế và khoảng 12.600 căn thuộc giai đoạn tiếp theo của các dự án còn lưu kho, vướng giai đoạn bất động sản đóng băng nên chưa kịp tung ra thị trường.

Ở phân khúc nhà phố, shophouse biển, tồn kho đến cuối tháng 6 cũng vào khoảng gần 15.000 căn. Trong đó, gần 2.500 căn đã mở bán nhưng chưa có khách mua và khoảng 12.400 căn thuộc các dự án đã công bố ra thị trường nhưng nằm chờ, chưa thể tung ra khi địa ốc khủng hoảng.

Đơn vị này cho hay, lượng giao dịch nhà phố, shophouse biển chỉ bán được 33 căn trong quý II vừa qua, sức tiêu thụ giảm 97% theo năm. Hơn 80% dự án sơ cấp đóng giỏ hàng để điều chỉnh lại giá bán và chính sách bán hàng. Những chính sách cam kết thuê lại, mua lại, hỗ trợ lãi suất được áp dụng rộng rãi nhưng không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Trước áp lực về dòng tiền, nhiều chủ đầu tư đưa ra mức chiết khấu lên đến 40-50% khi thanh toán nhanh nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cũng như giúp tăng thanh khoản.

Biệt thự nghỉ dưỡng quý II bán được 50 căn, sức tiêu thụ giảm 95% so với cùng kỳ. Giá cao nhất một sản phẩm phía Nam lên đến 72 tỷ đồng một căn, giá bình quân khoảng 30 tỷ đồng một căn. Ở phía Bắc, giá bán cao nhất 28,8 tỷ đồng một căn, còn mức phổ biến khoảng 15 tỷ đồng. Lượng giao dịch chỉ xuất hiện cục bộ tại một vài dự án.

Ghi nhận của VnExpress, hai quý đầu năm thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục tình trạng tắc đầu ra, các tài sản liền thổ giá trị lớn giao dịch đình trệ, kéo dài chu kỳ thanh khoản kém của phân khúc này lên gần nửa thập kỷ (bắt đầu từ năm 2019 đến nay), lâu nhất so với các loại bất động sản khác.

Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng chỉ ra trong quý II, các sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp (giá trên 10 tỷ đồng) gần như không ghi nhận giao dịch, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ của nhà đầu tư mua trước đó, tồn kho lớn.

Các chủ đầu tư vẫn tiếp tục áp dụng những chính sách cam kết, chia sẻ lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất nhằm kích cầu thị trường nhưng hiệu quả không cao. Giá bán bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có xu hướng đi ngang trong cả 6 tháng đầu năm 2023. Các sản phẩm khu vực miền Nam ghi nhận mức giá bán cao nhất, đạt gần 200 triệu đồng một m2. Khu vực miền Bắc và miền Trung có giá khoảng 80 triệu đồng một m2. VARS dự báo cần chờ đến quý IV để quan sát biến chuyển thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng.

Ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc R&D DKRA Group nhìn nhận lượng tồn kho nhà phố, biệt thự biển đến quý II đang ở mức báo động nhưng chưa có giải pháp nào để cải thiện đầu ra giữa lúc toàn thị trường địa ốc gặp khó về thanh khoản.

Theo ông Thắng, cơ chế tan băng của thị trường địa ốc sẽ đi theo hướng bất động sản nhà ở (phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu) phục hồi trước, song song với kinh tế tăng trưởng tốt trở lại. Sau khi người dân có tích lũy và dư tiền mới nghĩ đến bất động sản nghỉ dưỡng vốn được hiểu là ngôi nhà thứ hai, không phải là loại bất động sản tiêu dùng thiết yếu.

Vì thế, ông Thắng dự báo bất động sản nghỉ dưỡng phải cần ít nhất 3 năm nữa mới tìm lại thế cân bằng và dần xuất hiện tín hiệu tích cực đáng kể. Trước mắt, toàn thị trường chưa có hy vọng tăng tốc nào trong 2 quý giữa năm 2023 và nhiều khả năng đà giảm thanh khoản của các tài sản ven biển vẫn kéo dài.

Vũ Lê

Những đường sẽ mở quanh khu đô thị của Ecopark tại Đồng Nai

Quanh khu đô thị Ecovillage Saigon River (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) sẽ có thêm một số cầu, đường để kết nối với TP HCM thuận lợi hơn.

Nằm tại thị trấn Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Ecovillage Saigon River được phát triển bởi nhà sáng lập Ecopark, trên diện tích 55 ha. Hiện tại tuyến đường ngắn nhất từ dự án đến trung tâm TP HCM là qua phà Cát Lái hoặc di chuyển bằng đường thủy trên sông Sài Gòn.

Tuy nhiên, theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Nhơn Trạch đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050, khu vực này sẽ có thêm một số cầu, đường giúp kết nối đến TP HCM thuận tiện hơn.

4 tuyến đường chính sẽ mở quanh khu đô thị EcoVillage Saigon River ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Đồ hoạ: Anh Tú

4 tuyến đường chính sẽ mở quanh khu đô thị EcoVillage Saigon River ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Đồ hoạ: Anh Tú

Trong đó, tuyến số 1 dài khoảng 8,5 km. Đây là tuyến kết nối phà Cát Lái với cao tốc Bến Lức - Long Thành, thay thế một phần các tuyến đường Đường tỉnh 769 và Đường tỉnh 19. Còn cầu Cát Lái được Chỉnh phủ đưa vào quy hoạch 5 năm trước. Đồng Nai muốn sớm xây cầu Cát Lái để thay thế phà trước năm 2025. Tuy nhiên, phía TP HCM hiện chưa đồng thuận.

Với chiều dài hơn 13 km, tuyến số 2 là con đường liên cảng, từ đường Nguyễn Văn Trị, qua Lý Thái Tổ và kết thúc ở cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Tuyến số 3 là cao tốc Bến Lức - Long Thành, có thể giúp kết nối huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai với các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, TP HCM. Sau thời gian đình trệ do thiếu vốn, vướng mắc thủ tục, tuyến cao tốc này đã thi công trở lại một số hạng mục từ giữa năm nay.

Tuyến số 4 là đường vành đai 3 của TP HCM đang triển khai. Con đường này sẽ chạy qua khu đô thị lớn của TP HCM như Vinhomes Grand Park, Đông Tăng Long... Nhơn Trạch là cây cầu lớn nhất trên tuyến đường này với chiều dài khoảng 2,6 km, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Ngoài dự án Ecovillage Saigon River, khu vực Nhơn Trạch có nhiều dự án lớn khác đang triển khai gồm: Khu đô thị Angle Island (Tập đoàn Hưng Thịnh), Khu đô thị Swanbay (Tập đoàn Swan City)...

Chuyển động mới tại dự án casino 4 tỷ USD Nam Hội An

Dự án tỷ đô Nam Hội An sẽ không đầu tư kinh doanh nhà ở, đồng thời quyền quản lý đã chuyển từ ông trùm Alvin Chau sang gia tộc giàu thứ ba Hong Kong.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành các hồ sơ quy hoạch và triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Dự án này, tên khác là Hoiana, là dự án casino lớn bậc nhất Việt Nam, với quy mô đầu tư 4 tỷ USD tại huyện Duy Xuyên và Thăng Bình (Quảng Nam). Công văn cho biết, Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An - đơn vị phát triển dự án - xác định không đầu tư kinh doanh nhà ở. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình rà soát, hoàn chỉnh các hồ sơ quy hoạch liên quan.

Trước đó, đầu tháng 6, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn cho biết phần diện tích đất ở tại Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An là chưa đảm bảo quy định pháp luật.

Một phần dự án Nam Hội An. Ảnh: Ricons

Một phần đã hoàn thành của dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (Hoiana). Ảnh: Ricons

Theo Bloomberg, gia tộc Cheng ở Hong Kong đã tiếp nhận quyền kiểm soát dự án này từ chủ sở hữu trước đó. LET Group Holdings, từng là một phần của đế chế kinh doanh Suncity Group của ông trùm Alvin Chau, đã ngừng tham gia quản lý khu nghỉ dưỡng Hoiana. Thay vào đó, công ty đầu tư của gia tộc Cheng, Chow Tai Fook Enterprises, hiện nắm quyền kiểm soát hoạt động của khu nghỉ dưỡng này.

Suncity Group từng là công ty điều hành hệ thống sòng bạc lớn nhất Macao. Sau khi ông trùm Alvin Chau bị bắt vào tháng 11/2021 vì tổ chức các hoạt động đánh bạc bất hợp pháp, Suncity Group chuyển hướng trọng tâm kinh doanh sang mảng nghỉ dưỡng và đổi tên thành LET Group.

Trong khi đó, người đứng đầu Chow Tai Fook là Henry Cheng, cũng là Chủ tịch Tập đoàn New World Development – đơn vị phát triển mảng bất động sản của gia tộc này. Chow Tai Fook là đơn vị kinh doanh trang sức, có vốn hóa thị trường lớn thứ hai thế giới chỉ sau Tiffany.

Theo Forbes, Henry Cheng và gia đình có tổng tài sản năm 2023 ước tính khoảng 28,9 tỷ USD, giàu thứ ba tại Hong Kong và là gia tộc giàu thứ 8 của châu Á.

Việc tiếp quản Hoiana của gia tộc Cheng diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà vận hành sòng bạc ở Macau tìm đến Đông Nam Á để kinh doanh, khi đối mặt với các quy định chặt chẽ hơn và thuế cao hơn ở thị trường trong nước. Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hàng đầu của họ.

Dự án Nam Hội An được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu vào tháng 12/2010 và thay đổi lần ba vào cuối năm 2020. Ban đầu, đơn vị đầu tư dự án này là liên doanh VinaCapital - Genting. Tuy nhiên, đến tháng 9/2012, Genting đã xin rút khỏi liên doanh.

Nhà đầu tư của Nam Hội An sau đó là Công ty Đầu tư Nam Hội An (Hoi An South Investments Pte), đăng ký tại Singapore. Đơn vị thực hiện là Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An.

Dự án này, theo chứng nhận đăng ký đầu tư tháng 9/2020, dự kiến có tổng vốn đầu tư hơn 81.200 tỷ đồng (4 tỷ USD), xây dựng khu kinh doanh trò chơi có thưởng, kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng phức hợp, sân golf, vui chơi giải trí cao cấp. Dự án được chia thành 7 giai đoạn thực hiện, dự kiến hoàn thành vào năm 2029.

Theo đăng ký kinh doanh thay đổi vào tháng 10/2016, quy mô vốn điều lệ của Công ty Phát triển Nam Hội An là 15.600 tỷ đồng (tương đương 800 triệu USD), thuộc sở hữu của Hoi An South Investments Pte. Phần vốn này được ủy quyền cho 6 cá nhân, trong đó có Chủ tịch VinaCapital Don Lam.

Cuối năm 2021, quy mô vốn của doanh nghiệp này giảm xuống còn hơn 4.000 tỷ đồng (tương đương 178,1 triệu USD) và ủy quyền toàn bộ vốn cho ông Steven Wolstenholme (quốc tịch Mỹ).

Theo đăng ký kinh doanh thay đổi gần nhất vào ngày 26/6, Phát triển Nam Hội An có 5 người đại diện pháp luật gồm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Steven Wolstenholme, Phó chủ tịch Lam Chi Keung và ba giám đốc là Lok Man Wai, Jimmy Rene Yvan Lopez và Gillian Murphy.

Quy mô vốn của Công ty Phát triển Nam Hội Nam tính tới cuối tháng 6/2023 là hơn 5.900 tỷ đồng, tương đương hơn 259 triệu USD.

Minh Sơn

Nguồn điện sạch từ sa mạc lớn nhất Trung Quốc

 Các dự án điện mặt trời, điện gió và sản xuất hydro quy mô lớn giúp sa mạc Taklimakan lột xác từ vùng đất chết thành nguồn cung cấp điện sạch cho Tân Cương.

Các tấm pin quang năng tại nhà máy điện ở huyện Lạc Phổ. Ảnh: Xinhua

Các tấm pin quang năng tại nhà máy điện ở huyện Lạc Phổ. Ảnh: Xinhua

Thông qua nhiều cách tiếp cận thân thiện với môi trường, Taklimakan từng được ví như "biển chết", sa mạc lớn nhất Trung Quốc và sa mạc cát dịch chuyển lớn thứ hai trên thế giới, trở thành cơ sở chủ chốt cho công cuộc phát triển điện sạch ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở khu vực tây bắc. Trong những năm gần đây, nhiều nhà máy điện mặt trời được xây dựng bên cạnh những đồn điền trồng cây như hoa hồng và nhục thung dung ở rìa sa mạc khổng lồ. Sự biến đổi này biến Taklimakan thành trung tâm phát triển bền vững, CGTN hôm 18/6 đưa tin.

Tian Juxiong, giám đốc nhà máy điện ở huyện Lạc Phổ, địa khu Hòa Điền, thường xuyên kiểm tra hệ thống sản xuất điện qua pin quang năng và theo dõi hoạt động hàng ngày của thiết bị thông qua màn hình điều khiển. Theo Tian, phần phía nam sa mạc Taklimakan hưởng lợi từ lượng mưa thấp và ánh sáng Mặt Trời dồi dào, cung cấp 1.600 giờ phát điện mỗi năm.

Vận hành bởi Công ty đầu tư điện, nhà máy có tổng công suất lắp đặt 200 megawatt (MW), sản xuất 360 triệu kWh điện hàng năm. Nhà máy có thể đáp ứng nhu cầu điện dân dụng của 25,9 triệu cư dân ở Tân Cương trong khoảng 10 ngày. Mỗi năm, nhà máy giúp tiết kiệm 110.000 tấn than đá tiêu chuẩn, giảm 330.000 tấn carbon dioxide và 1.300 tấn nitơ dioxide. Dự án cũng trang bị hệ thống lưu trữ năng lượng với công suất 80.000 kWh. Trong điều kiện trời mưa, khi nhà máy không thể sản xuất điện, hệ thống lưu trữ đóng vai trò như ngân hàng điện, cung cấp năng lượng trong khoảng hai giờ.

Theo Yu Zhongping, nhà nghiên cứu ở chi nhánh Tân Cương của lưới điện quốc gia, phần lớn nhà máy điện mặt trời và điện gió ở phía nam khu tự trị trang bị hệ thống lưu trữ để đảm bảo cung cấp năng lượng tái tạo ổn định.

Ở thành phố Khố Xa nằm ở rìa tây bắc sa mạc Taklimakan, một dự án hydro xanh sắp bắt đầu vận hành với công suất sản xuất 20.000 tấn sau khi hoàn thành. Điện mặt trời sẽ thay thế nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất hydro, theo Cao Jie, phó giám đốc công ty hóa chất và tinh chế Sinopec Tahe.

Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Trung Quốc hướng tới thúc đẩy xây dựng các nhà máy điện mặt trời và điện gió quy mô lớn ở vùng sa mạc, phát triển cơ sở hạ tầng thủy điện, khám phá và tận dụng sinh khối, nhiệt điện và năng lượng đại dương trong kế hoạch 5 năm (2021 - 2025).

Vào tháng 5/2023, tổng công suất lắp đặt năng lượng tái tạo ở phía nam Tân Cương vượt 8.400 MW và những cơ sở sản xuất điện mới với công suất bổ sung 8.259 MW đang được xây dựng, theo Ding Biwei, người chịu trách nhiệm kết nối năng lượng mới với lưới điện ở nhánh Tân Cương. Do lưới điện đang dần được liên kết quanh bồn địa Tarim, điện sản xuất từ nguồn năng lượng sạch không chỉ cung cấp cho Tân Cương mà còn góp phần vào mục tiêu không thải carbon.

An Khang (Theo CGTN)

Đập thủy điện lớn nhất thế giới giúp giảm 1,32 tỷ tấn CO2

 TRUNG QUỐCĐập Tam Hiệp trên sông Dương Tử sản xuất hơn 1.600 tỷ kWh điện trong 20 năm qua, giúp tiết kiệm lượng lớn than, nhờ đó giảm thải CO2.

Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử hôm 9/7. Ảnh: Xinhua

Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử hôm 9/7. Ảnh: Xinhua

Kể từ năm 2003, khi tổ máy phát điện đầu tiên của đập Tam Hiệp được đưa vào vận hành, công trình đã sản xuất hơn 1.600 tỷ kWh điện, tương đương tổng lượng điện sử dụng trực tiếp của người dân Trung Quốc trong cả năm 2022. Con số này cũng tương đương với lượng điện sản xuất từ hơn 480 triệu tấn than tiêu chuẩn, giúp giảm khoảng 1,32 tỷ tấn khí thải CO2, CGTN hôm 10/7 đưa tin.

Với 34 tổ máy phát điện turbo, nhà máy thủy điện Tam Hiệp có tổng công suất lắp đặt là 22,5 triệu kW và công suất phát điện hàng năm theo thiết kế là 88,2 tỷ kWh. Công trình là "xương sống" của các dự án truyền tải điện từ tây sang đông và cung cấp điện từ bắc đến nam của Trung Quốc. Nhà máy cũng cung cấp điện cho những khu vực nằm ngoài dự án như miền trung Trung Quốc và tỉnh Quảng Đông.

Việc xây dựng nhà máy thủy điện Tam Hiệp bắt đầu vào năm 1994. Sau khi vượt qua mọi thử nghiệm, nhà máy chính thức được công nhận là đã hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2020. Ngoài sản xuất điện, công trình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lũ lụt, vận chuyển và sử dụng tài nguyên nước.

Đập Tam Hiệp dài 2.355 m, đỉnh đập cao 185 m so với mực nước biển. Công trình sử dụng 27,2 triệu m3 bê tông, chủ yếu cho thành đập, 463.000 tấn thép, đủ xây 63 tháp Eiffel, và đào 102,6 triệu m3 đất. Thành đập cao 181 m so với nền đá. Chi phí xây dựng đập lên tới hơn 30 tỷ USD tính từ thời điểm khởi công năm 1994.

Thu Thảo (Theo CGTN)

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Cách nấu bún riêu vị Sài Gòn

Khác với bún riêu cua truyền thống Hà Nội, bún riêu của vị Sài Gòn thường thêm nhiều loại topping như giò heo, huyết heo…

Cách làm

1. Sơ chế

  • Ốc bắt về rửa sạch, ngâm qua đêm trong nước cùng vài quả ớt cắt lát để ốc nhả sạch bùn bẩn ngậm bên trong. Cho ốc đã ngâm lên bếp luộc khoảng 10 phút, lúc ốc bung nắp, tắt bếp để nguội rồi khều lấy thịt ốc. 

  • Cua rửa sạch với nước nhiều lần. Khi rửa khuấy nhanh cua trong nước theo vòng tròn cho nhanh sạch, cách này cũng khiến cua bị “say”, dễ sơ chế hơn. Lột mai và yếm cua, rửa lại với nước một lần nữa rồi đem giã nhuyễn. Cho thịt cua đã giã ray lấy nước, bỏ xác. Áng chừng lấy khoảng hai lít nước cua là được. 

  • Giò heo chặt khúc vừa ăn, rửa sạch để ráo. Huyết heo, đậu hũ rửa sạch, chần sơ nước sôi cắt khúc vuông vừa ăn. Cà chua rửa sạch cắt múi cau.

2. Chế biến

  • Bắc nồi nước cua lên bếp đun sôi rồi cho giò heo với huyết vào. Hạ lửa nhỏ nấu thêm 15 phút để giò heo chín mềm, thịt cua tan vào nước cho nước ngọt và đậm đà hơn. 

  • Lấy một cái chảo khác thắng màu điều cùng nửa chén dầu ăn. Khi hạt điều đã ra hết màu vàng, vớt bỏ hạt rồi cho cà chua, ốc, đậu hũ vào xào đến khi săn lại, màu vàng đẹp, trút tất cả vào nồi nước cua. Bật lửa to cho sôi bùng trở lại rồi lại hạ lửa liu riu. Nêm gia vị vừa ăn theo sở thích, thả ngò gai vào cho dậy mùi, để sôi thêm tầm ba phút tắt bếp. 

  • Chia bún ra tô, chan nước dùng nóng vào xâm xấp, rắc thêm hành lá, ngò gai vào cho thơm. Món này ăn kèm rau sống chấm mắm tôm, mùa mưa cũng như mùa nắng đều rất ngon. 

3. Yêu cầu thành phẩm

  • Nước dùng của bún riêu phải thanh ngọt đậm vị, không nên quá mặn hay quá nhạt. Thịt ốc giòn mềm vừa độ, giò heo béo ngậy, huyết heo thấm vị bùi bùi quyện cùng đậu hũ mềm thơm. Vắt chút nước cốt chanh rồi đảo nhẹ nhàng và thưởng thức thì bao nhiêu hương vị bịn rịn nơi đầu lưỡi, đánh thức mọi giác quan. 

Mộc Anh

'Đơn xin' - xin gì?

 Giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần ở Hà Tĩnh từng có hành động bất ngờ khi đề nghị ứng viên đã qua sơ loại viết lại đăng ký tuyển dụng trước khi tham gia vòng phỏng vấn. Chị lưu ý, đơn không sử dụng từ “xin”.

Theo chị, mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Người lao động có sức khỏe, trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng và đó là thứ hàng hóa đặc biệt để đổi lấy chế độ đãi ngộ, tiền lương tương xứng. Nhà tuyển dụng có chương trình, kế hoạch làm việc, phương án sản xuất kinh doanh và cần một đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu trong từng vị trí. Thỏa mãn được yêu cầu này thì hai bên cùng xây dựng mối quan hệ để thực hiện công việc. Nói cách khác, ở đây không ai cho không ai bất cứ điều gì. Vậy tại sao lại phải bắt đầu lá đơn bằng ba chữ "Đơn xin việc"?

Sau yêu cầu này, ứng viên dự tuyển đã có những sự sáng tạo như "đơn đăng ký làm việc", "đơn đề nghị tham gia ứng tuyển", "đơn trình bày nguyện vọng công việc"... Chị nói, những cách diễn đạt mới này nghe có thể không quen tai, nhưng sau rất nhiều lần miễn cưỡng chấp nhận chữ "xin" trong sự ác cảm, chị muốn góp phần nhỏ thay đổi một quan niệm cũ, đồng thời định hướng ngay từ đầu cho nhân sự về văn hóa doanh nghiệp trong công ty của mình.

Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền học tập, lao động, quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền tìm hiểu thông tin. Tất cả những quyền cơ bản đều được hiến định. Nói cách khác công dân có quyền và được thực hiện quyền công dân của mình. Ngược lại cơ quan thẩm quyền có nghĩa vụ đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của người dân trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Do đó mọi sự xin xỏ đều không hợp lý.

Hiện nay, thủ tục hành chính đã có nhiều thay đổi, các mẫu đơn từ trong hệ thống văn bản hành chính nhà nước đã có những cải cách rõ rệt. Chẳng hạn, "đơn xin ly hôn" theo mẫu chuẩn hiện nay là Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự... Hoặc Thông tư 11/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã sử dụng từ "đề nghị" trên các mẫu đơn được ban hành như: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ định giá đất, Đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất...

Nhưng các sửa đổi này vẫn chưa đồng bộ và triệt để. Cũng trong Thông tư 11/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phụ lục số 1 vẫn sử dụng diễn đạt "Đơn xin giao đất/ cho thuê đất/ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất" trong tên mẫu đơn, hoặc trong các hướng dẫn như "Ghi rõ đơn xin giao đất hoặc xin thuê đất hoặc xin chuyển mục đích sử dụng đất"...

Không chỉ vấn đề câu chữ, mà đó là kết quả của lối quan niệm, tư duy cũ, bởi khi đã "xin" nghĩa là sẽ tương ứng với "cho". Và khi người dân đặt mình trong tâm thế phải "xin" đồng nghĩa cán bộ, công chức, chủ doanh nghiệp, dễ tự cho mình quyền được ban ơn, ban phát. Đây là một trong những căn nguyên dẫn tới tệ quan liêu của một bộ phận cán bộ, công chức; thậm chí trong nhiều trường hợp còn là sự hạch sách, vòi vĩnh. Người dân nhìn cán bộ cũng trở nên kém thân thiện hơn.

Từ "xin" trên các lá đơn không đơn giản chỉ là một thói quen, mà là sự nhầm lẫn về quyền và nghĩa vụ của cả hai phía. Điều này không chỉ kéo lùi sự bình đẳng trong các mối quan hệ, mà còn hình thành tâm lý xin - cho, biến giao dịch hành chính thành những giao dịch mang màu sắc cá nhân.

Vậy từ "xin" nên thay bằng từ gì là phù hợp? Trong tiếng Anh, mở đầu các lá đơn thường là: "Application for..." nghĩa là đơn về điều gì, đơn cho cái gì. Giới từ "for" trong các lá đơn chính là sự yêu cầu về nội dung hướng đến và không mang sắc thái xin xỏ, ân huệ. Chẳng hạn khi đề xuất nguyện vọng nghỉ phép, lá đơn bắt đầu bằng cụm từ: "Application for leave of absence"; hay đề xuất cấp visa sẽ là: "Application for visa"... Nên chăng đơn từ trong tiếng Việt có thể bắt đầu bằng dòng chữ: Đơn đề nghị/ Đề xuất... như: Đơn đề nghị nhập học, Đơn đề nghị ứng tuyển, Đơn đề nghị cho thuê đất...

Đề nghị là quyền và giải quyết đề nghị là trách nhiệm. Xác định rõ bản chất mối quan hệ công việc là cơ sở thay đổi tâm thế và thái độ làm việc giữa người làm đơn và người tiếp nhận đơn.

Trần Long

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

Ba bài thơ Bác Hồ làm ở Pác Bó

Như lịch sử đã ghi nhận, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, ngày 28/1/1941 (năm Tân Tỵ), đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) đã trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành độc lập tự do cho Việt Nam. Nơi Người đặt chân đầu tiên về Tổ quốc là mốc 108, nơi Người ở đầu tiên khi về nước hoạt động là núi rừng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi “non xanh, nước biếc, rừng thẳm, đất thiêng”, cảnh vật hữu tình, nên thơ, hùng vĩ, người dân chất phác, hiền lành, thuần hậu, đầy tình yêu quê hương, đất nước.

 


Bàn đá bên bờ suối Lê nin, Khu Di tích lịch sử Pác Bó (Hà Quảng), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi làm việc trong thời gian Người ở Pác Bó.

 

Bác về đây, đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, trong lòng bậc vĩ nhân lại chan chứa một tâm hồn thi sĩ, người vô cùng dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề:
 

Pác Bó hùng vĩ
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lê nin, kia núi  Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
 

Đây là một bài thơ Bác đã làm theo thể loại tuyệt cú mang tính niêm luật của thơ Đường, với tiêu thức đối cảnh sinh tình của một tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ cách mạng.
 

Câu thơ đầu tiên Bác tả: “Non xa xa, nước xa xa”, gợi lên một cảnh đất nước thông qua hai từ ngữ “Non và nước”, rồi lại dùng điệp từ “xa xa” nối vào nhắc lại hai lần sau mỗi từ Non và Nước, gợi lên một không gian mênh mang, vô cùng rộng dài của đất nước ta. Sau những năm tháng dài xa quê hương đất nước, bôn ba xứ người, những ngày đầu tiên trở về Tổ quốc, Người đến Pác Bó, song trong Người như đã thấy cả nước non - Tổ quốc yêu dấu Việt Nam. Trong lòng Người, Tổ quốc, quê hương thật là yêu thương, thật là đằm thắm khôn tả.
 

Rồi câu thứ hai, Bác lại viết: “Nào phải thênh thang mới gọi là”, Bác viết vậy, bởi Bác mới đến được Pác Bó, đường về Hà Nội, về Làng Sen, về bến cảng Nhà Rồng, về Cao Lãnh..., vẫn khó khăn, vẫn biết rằng Pác Bó vô cùng hùng vĩ, song cái thênh thang nơi đây chỉ dừng lại ở mức độ “gọi là”, phía trước của Bác còn cả một giang sơn tươi đẹp, nhưng còn chìm trong nô lệ, lầm than!
 

Và Người đã đặt tên cho con suối Khuổi Mịn là suối Lê nin, đặt tên cho núi Phja Tào là núi Các Mác, bởi chủ ý của Bác là chỉ theo đường của Các Mác, En Ghen, Lê nin mới đi đến tự do độc lập, bởi thế Người viết: “Đây suối Lê nin, kia núi Mác”, tư tưởng của Mác cao ngất như ngọn núi, tư tưởng của Lê nin như suối nguồn, đó là tư tưởng tiến độ của loài người, là chân lý cách mạng. Từ lý luận khoa học đó sẽ tạo ra ý chí và hành động cách mạng cho Đảng ta, cho nhân dân ta, từ đó Người viết câu kết của bài thơ: Hai tay gây dựng một sơn hà. Hai tay, đó là hai tay của Người, vị lãnh tụ, nhà kiến trúc sư thiết kế công trình cách mạng, đó cũng là một tay của Đảng, một tay của nhân dân, có Đảng, có quần chúng nhân dân nhất định sẽ giành được “sơn hà”. Người tin tưởng như thế và Người đã xây dựng lên, truyền cả niềm tin ấy vào các đồng chí của mình, vào các quần chúng nhân dân của mình. Ngày nay, khi đọc lại các hồi ký cách mạng của nhiều cán bộ lão thành đã được hoạt động cùng Người ở Pác Bó đều nói lên tinh thần niềm tin ấy bởi được Người đã truyền cho. Như nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đã viết: “Người truyền cho ta, mối tình lớn... Bước chân Người đi, đất chuyển rung theo Người...” trong bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” mà chúng ta vẫn hát mãi hôm nay.
 

Ngay sau đó một thời gian, Bác Hồ lại làm bài thơ với tiêu đề Tức cảnh Pác Bó:
 

Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 

Ngày ấy, đọc lại lịch sử, đọc lại các tư liệu, được biết Bác hoạt động ở Pác Bó vô cùng gian nan, đầy hiểm nguy. Khi đọc lại các hồi ký của Dương Đại Lâm, Lê Quảng Ba, Hoàng Tô, nghe lại các lời kể của các bà Nông Thị Trưng, Hoàng Thị Hoa..., những người con ưu tú của quê hương Hà Quảng thì được biết những ngày Bác ở Pác Bó chỉ được ăn  toàn cháo bẹ, rau rừng, măng vầu tre nứa, rất ít được ăn cơm, ăn thịt, họa hoằn Bác câu được con cá, bắt được con cua ở suối Lê nin hoặc thỉnh thoảng quần chúng cơ sở đem cho vài quả trứng gà vịt, một ít thịt lợn, bởi ngày ấy làng Pác Bó cũng như các làng bản khác đều nghèo khổ.
 

Có bữa nhìn thấy Người cố nuốt, họ đã rơi nước mắt cảm thương cho nỗi khó khăn của “Ông ké cách mạng”. Có lần bà Lân Thị Hò (mẹ của Kim Đồng) đưa cơm cho Bác ở một nơi bí mật trên núi đằng sau làng Nà Mạ, Bác chỉ ăn một nửa, một nửa dành để nấu cháo cho một đồng chí đang bị ốm. Thấy vậy, bà đã nói với Bác: “Bảc á, hỏ Bảc lai lố nỏ. Hiết rừ đây á!?” (Nghĩa là: Bác ơi, khổ Bác quá, Bác ơi! Biết làm sao được đây!?). Người già Pác Bó kể lại, nghe vậy, Người chỉ lặng im. Và Người đã tâm sự nỗi lòng qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Bài thơ như là một ghi chép nhật ký, như một lời kể, rất tự nhiên, rất ý chí, rất lạc quan. Nói đúng hơn đó là tinh thần biết vượt lên hoàn cảnh của một con Người có chí lớn, một tâm hồn thi sĩ hơn mọi thi sĩ, một con người của những con người. Ngày ngày Bác ở Pác Bó vẫn thường xuyên: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” như một quy luật của đời sống, cho dù ở rừng sâu núi thẳm, không cửa, không nhà. Con suối, cái hang ở đây không phải là nơi của một người đến ẩn dật, mà là nơi nương náu của một con Người làm nghiệp lớn. Hàng ngày, tuy chỉ “cháo bẹ, rau măng”, nhưng Người vẫn “sẵn sàng”, bởi theo quy luật sinh tồn, phải ăn để mà sống, đối với Người sống là để làm cách mạng cứu nước, cứu nòi. Tuy kham khổ, Người vẫn say mê làm việc. Bởi thế, dựa vào thiên nhiên núi rừng, Người đã biến tảng đá thành bàn, biến hòn đá thành ghế, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn, Người đã viết: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Và Người đã ngồi ở đó để suy nghĩ, để viết sách, làm thơ, thảo đường lối... Cuối cùng, Bác thấy thời gian hoạt động ở Pác Bó thật là tốt, thật là sảng khoái, thật là hào hùng. Bác cho rằng, ngày tháng ấy thật là khoan thai, nên Bác viết: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Thật đúng vậy, ngày ấy ở Pác Bó, xung quanh Bác là cảnh núi non hùng vĩ, có các đồng chí kiên trung, có quần chúng nhân dân thuần chất đầy tinh thần yêu nước. Có nhiều đến thế nên Bác yên lòng, Bác sung sướng, Bác thấy mình như được “sang trọng”, theo Bác sang trọng đâu chỉ có ở nơi “lầu son gác tía, vợ đẹp con khôn, sơn hào hải vị”!? Mà ở đây, nơi núi rừng Pác Bó này, Bác giàu sang về tinh thần, tình nghĩa hơn cả mọi người giàu có ở trong thiên hạ.
 

Mùa Xuân năm Tân Tỵ (1941) đi qua, phong trào cách mạng phát triển sâu rộng ở khắp cả mọi miền, thời cơ chín muồi đã đến, rồi bước đến mùa Xuân năm Ất Dậu (1945) ăn Tết xong ở Pác Bó, Người truyền lệnh đi về Tân Trào (Tuyên Quang) để tập trung lãnh đạo làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cách mạng thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 

Đến mùa Xuân năm Tân Sửu - 1961, vào ngày 20/2, Bác đã cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Tố Hữu, Nguyễn Khai..., trở lại thăm Cao Bằng, thăm Pác Bó. Ở Pác Bó, ngồi ở mỏm đá nơi Người từng câu cá, làm thơ, Bác và các đồng chí của mình lại làm thơ về Pác Bó, bài thơ không có tựa đề, nhưng nội dung chan chứa, hồn nhiên và lắng động.
 

Bài thơ như sau:
Hai mươi năm trước ở hang này,
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu,
Non sông gấm vóc có ngày nay.
 

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại và các nhân chứng kể lại, ngày về thăm Pác Bó sau 20 năm xa cách, Người vẫn phải đi bộ từ Đôn Chương vào, chỉ cưỡi ngựa từng đoạn, cho dù tuổi Bác đã cao (71 tuổi), sức khỏe đã giảm sút, nhưng đến Pác Bó, Người vẫn giàu cảm xúc, vẫn lối làm thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị và Người đã ghi lại một chặng đường lịch sử gian nan mà có hậu. Hai mươi năm trước, Người ở đây rất gian khổ, song từ nơi đây, Người với Đảng, với nhân dân đã làm nên chiến thắng, giang sơn gấm vóc đã về ta. Đảng và Người cùng nhân dân đã làm nên chiến công, tạc vào lịch sử oanh liệt như các trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... thuở trước. Lời thơ của Bác trong bài này như là một sự tổng kết, một ghi chép về lịch sử đáng trân trọng, tự hào cả về quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.
 

Giờ đây, đọc lại ba bài thơ của Bác sáng tác ở Pác Bó, chúng ta vẫn thấy sự hồn nhiên, tự tại, hào sảng, khoan thai, thi vị ở các câu thơ của một bậc thi sĩ - vĩ nhân, để rồi luôn nhớ Bác, ghi sâu công ơn trời biển của Bác, nguyện học tập theo tấm gương và tư tưởng của Bác để cùng nhau góp sức xây dựng cho quê hương mình ngày càng đổi mới, tươi đẹp, như lúc sinh thời Người vẫn hằng mong ước./.


Theo baocaobang.vn

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

Tinh dầu Bắc Giang

https://goo.gl/maps/Am42YkzfZu9CJTZW7

Bạn hãy thay đổi bản thân mình nhé

Midu MenaQ7 180mcg - Phát triển chiều cao và chuyển hóa canxi hiệu quả mọi lứa tuổi

MIDU MENAQ7

1. Tên sản phẩm: Midu MenaQ7 180mcg 
- Phát triển chiều cao cho trẻ em và giúp xương chắc, dài, dẻo từ trong bụng mẹ tới suốt cuộc đời 
2. Thương hiệu: Midu MenaQ7 
3. Xuất xứ: Việt Nam 
4. Thành phần: Calci glucoheptonate 1100 mg, L-Arginine 100 mg, MenaQ7 (Vitamin K2 as MK7 180 mcg, Vitamin B6 3 mg, Magnesi gluconat 200 mg, Vitamin D3 800 UI, Vitamin PP 40 mg, Các chất phụ: Npagin, Nipasol, Dung dịch Sorbitol, Na2EDAT, Acid boric, PEG 400, Acrysol K140, BHT, Suaalose, Natri lauryl sutfat, Caramen, Dung dịch hương Vitamin P2015S, Dung dịch hương cam, EtCH 96%. Thành phần khác : Sorbitol 70% ( INS 420i ), nipagin, nipasol, acid boric, PEG 400 ( INS 1521 ). Acrysol, butyl hydroxy toluen ( INS 321 ), natri edetat ( INS 386 ), natri metabisulfit ( INS 223 ), sucralose ( INS 955 ), nước tinh khiết 
5. Công dụng: 
• Midu MenaQ7 180mcg giúp bổ sung bộ ba Calci, Vitamin D3, Vitamin K2 dạng MenaQ7 với nguyên liệu nhập khẩu từ nhà cung cấp lớn nhất và tốt nhất trên thế giới là Natto Pharma 
- NaUy hỗ trợ tăng cường hấp thụ Calci vào xương một cách tối đa. 
• Hỗ trợ phát triển chiều cao. 
• Giúp mẹ bầu bổ sung calci và giúp con cao ngay trong bụng mẹ 
• Hỗ trợ giảm tình trạng mất xương, xốp xương giúp hệ xương răng chắc khỏe 
6. Đối tượng sử dụng: Trẻ em từ 1-15 tuổi cần phát triển chiều cao và người lớn trong các trường hợp thiếu calci hoặc cần bổ sung calci trong giai đoạn nhu cầu calci tăng như trẻ bị còi xương, người lớn bị loãng xương đặc biệt trẻ trong độ tuổi dậy thì và tiền dậy thì. 
7. Cách dùng: 
 • Trẻ từ 1-3 tuổi: Uống mỗi ngày 20ml trong 8-12 tuần. 1 năm sử dụng 1-2 lần 
• Trẻ từ 4-8 tuổi: Uống mỗi ngày 20ml trong 8-12 tuần. 1 năm sử dụng 1-2 lần • Trẻ từ 9-14 tuổi: UỐng mỗi ngày 20ml-40ml trong 8-12 tuần. 1 năm sử dụng 3-4 lần 
• Người lớn: Uống mỗi ngày 20ml-40ml trong 8-12 tuần. 1 năm sử dụng 3-4 lần. 
• Người lớn trong các giai đoạn cần nhu cầu calci cao như: Phụ nữ mang thai, cho con bú, loãng xương: Uống mỗi ngày 20ml-40ml trong 3 tháng. 1 năm sử dụng 1-2 lần • Trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng sản phẩm này theo hướng dẫn của bác sĩ. 
8. Quy cách: 
Hộp 30 ống 9. NSX & HSD: Xem trên bao bì 10. Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C Mô tả ngắn: Midu MenaQ7 180mcg bổ sung canxi, Vitamin D3, Vitamin K2 dạng MenaQ7 và Arginine phù hợp với tất cả độ tuổi từ 1 đến 100 tuổi. Đặc biệt giúp phát triển chiều cao cho trẻ em 1-15 tuổi; mẹ bầu bổ sung canxi trong giai đoạn thai kì không gây tiểu đường, không gây táo bón và giúp con cao ngay từ trong bụng mẹ.

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Nguyễn Quang Anh

https://www.facebook.com/nguyen.quanganh.96 

giá vải hôm nay 13/6/2023 thị trường vải sôi động giá ổn tin mừng cho bà con

KHÔNG CÓ AI MỚI LÀM ĐÃ THÀNH CÔNG NGAY LẬP TỨC KHI CHƯA CHIÊM NGHIỆM QUA CÁC ĐIỀU KIỆN SAU:

1. Điều kiện đầu tiên: Thời gian
Không có một chiếc cây nào mới gieo mầm đã trở thành một cây cổ thụ, mà nó phải trải qua rất nhiều năm tháng để sinh trưởng.
Con người chúng ta nếu muốn thành công nhất định phải cho chính mình thời gian. Thời gian để tích lũy và có thêm kinh nghiệm.
2. Điều kiện thứ 2: Bất động
Không có một cây nào năm thứ nhất trồng ở nơi này, năm thứ 2 lại trồng ở nơi khác mà lại có thể trở thành một cây đại thụ.
Nhất định là phải sừng sững bất động trải hàng ngàn năm trong phong sương, mưa tuyết. Chính những kinh nghiệm qua vô số lần trong phong sương, mưa tuyết đó mà cuối cùng trở thành đại thụ.
Vậy nên, nếu muốn thành công, nhất định phải: ”Mặc cho gió táp mưa sa, ta vẫn đứng sừng sững”. giữ vững niềm tin, chuyên chú trau dồi, sẽ có kết quả!
3. Điều kiện thứ 3: Nền móng
Một cái cây có hàng trăm nghìn chiếc rễ, rễ tốt, rễ xấu, rễ to, rễ nhỏ nằm sâu trong lòng đất, bận rộn hấp thụ chất dinh dưỡng mà không ngừng phát triển.
Tuyệt đối chẳng có một chiếc cây nào không có rễ huống chi là một cây đại thụ.
Nếu muốn thành công, nhất định phải không ngừng học tập, tăng cường làm phong phú cho bản thân, chuẩn bị cho mình một nền móng tốt nhất, sự việc mới có thể bền vững.
4. Điều kiện thứ 4: Hướng lên trên
Không có một cây đại thụ nào chỉ hướng sang bên cạnh, trở lên to béo mà không cao, nhất định là phải thân cây trưởng thành trước rôì mới phát triển các cành nhỏ sau, luôn luôn hướng lên phía trước.
Muốn thành công, nhất định phải hướng về phía trước, không ngừng hướng lên trên, sẽ có thể to lớn hơn cả không gian.
5. Điều kiện thứ 5: Hướng về phía mặt trời
Chẳng có cây nào trưởng thành mà lại hướng về bóng tối, tránh né ánh sáng. Ánh mặt trời chính là niềm hy vọng để một chiếc cây sinh trưởng, Đại thụ biết rằng nhất định phải vì mình mà tranh thủ đón thật nhiều ánh sáng hơn, mới có hi vọng ngày càng cao lớn hơn…
Muốn thành công, nhất định phải tạo dựng một mục tiêu chính xác, nỗ lực phấn đầu, nguyện vọng mới có thể trở thành sự thật.
Sưu tầm.

25 cách kiếm tiền không cần vốn