Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023

Sách luật hấp dẫn – 3 cuốn sách hay về luật hấp dẫn

 REVIEW SÁCH / TÂM THƯỜNG LẠC

Sách luật hấp dẫn – 3 cuốn sách hay về luật hấp dẫn

sach luat hap dan

Nếu bạn đang tìm sách luật hấp dẫn thì bạn đang đọc đúng bài rồi đó. Đây là bài viết giới thiệu về 5 cuốn sách hay nhất về luật hấp dẫn.

Để tìm hiểu sâu về luật hấp dẫn và phương pháp thực hành luật hấp dẫn, xem ngay bài viết

Luật hấp dẫn phương pháp 555 – Luật hấp dẫn 5 bước thực hành

1) Sách luật hấp dẫn đặt nền tảng cho tâm thức mà bạn nên đọc: Người nam châm

Tại sao cuốn sách này lại là nền tảng?

“Người nam châm” là cuốn sách luật hấp dẫn mỏng nhất, xúc tích ngắn gọn. Nhấn mạnh về cách mà Luật hấp dẫn vận hành cũng như ứng dụng nó vào trong đời sống. Bạn cần một vài lý thuyết để củng cố niềm tin trước khi đọc các cuốn sách có những câu chuyện “khó tin” hơn.

Quyển này được viết từ rất lâu rồi, trước khi mà mọi người rầm rộ vì luật hấp dẫn. Và đây cũng là cuốn về luật hấp dẫn bán chạy nhất từ trước tới nay.

Hãy đọc cuốn sách này và xem rằng bạn có thể tin được những lý thuyết trong sách không. Sau đó hãy quyết định mua các cuốn luật hấp dẫn khác.

2) Secret (Bí mật) có phải là cuốn bạn nên đọc về luật hấp dẫn?

Chỉ cần dành một chút thời gian, đọc cuốn Secret và những câu chuyện trong cuốn sách. Bạn sẽ thấy được phương pháp cụ thể để áp dụng luật hấp dẫn vào cuộc sống.

Những phương pháp trong cuốn sách rất cụ thể, dễ áp dụng. Cuốn sách cũng được dịch giả trau chuốt từ ngữ để dịch sát nghĩa nhất so với ý của tác giả muốn truyền đạt.

3) Có nên đọc sách Luật hấp dẫn bí mật tối cao?

Nếu ai đã từng đọc Luật hấp dẫn bí mật tối cao hẳn đều biết rằng cuốn sách được mở đầu bằng một câu chuyện khá khó tin. Câu chuyện khi tác giả thức tỉnh High-selfer bậc thầy tâm linh. Bậc thầy tâm linh này chỉ dạy toàn bộ cho tác giả. Chính xác là không phải do tác giả viết mà do “ngài” đấng tâm linh của tác giả viết.

Trong cuốn Luật hấp dẫn bí mật tối cao cũng đề cập rất nhiều tới các phương pháp thực hành luật hấp dẫn. Bạn có thể theo đó mà thực hành.

>>>> Luật hấp dẫn phương pháp 555 – Luật hấp dẫn 5 bước thực hành

>>> Theo dõi Tâm thường lạc tại:

>>> Xem thêm các bài viết khác của Tâm thường lạc tại: Tâm thường lạc

Tâm thường lạc

Cách sử dụng luật hấp dẫn 333 để thu hút tiền bạc

 TÂM THƯỜNG LẠC

Cách sử dụng luật hấp dẫn 333 để thu hút tiền bạc

cach su dung luat hap dan 333 de thu hut tien bac

Bài viết này tập trung hướng dẫn cách sử dụng luật hấp dẫn 333 để thu hút tiền bạc. Nếu bạn chưa sẵn sàng để thu hút tiền bạc thì xin đừng đọc bài viết này. Hoặc nếu bạn không đủ tin tưởng vào một phương pháp tâm linh như luật hấp dẫn để thu hút tiền bạc thì cũng không nên đọc bài viết này.

>>> Phương pháp luật hấp dẫn 555 – 5 bước thực hành luật hấp dẫn

Luật hấp dẫn là gì?

Trước khi xem cách sử dụng luật hấp dẫn 333 để thu hút tiền bạc, hãy cùng tìm hiểu về luật hấp dẫn là gì.

Luật hấp dẫn là gì?

Đầu tiên, Luật hấp dẫn là một trong những luật phổ quát và mạnh mẽ nhất của vũ trụ. Luật hấp dẫn giống như lực hút của trái đất, thu hút mọi thứ tới với bạn. Trong vô thức, bạn luôn chịu ảnh hưởng của luật hấp dẫn. Khi bạn phát ra một ý muốn hoặc tập trung vào một điều gì đó, vũ trụ sẽ đáp lại bạn bằng luật hấp dẫn. Đưa điều đó tới với cuộc sống của bạn.

Ví dụ về cách luật hấp dẫn vận hành trong vô thức

Để hiểu rõ hơn Luật hấp dẫn là gì. Bạn có thể mường tượng về cách mà luật hấp dẫn vận hành như câu chuyện sau.

Bạn đi ra khỏi nhà. Hôm nay bạn cảm thấy tâm tư bất an. Đêm qua bạn có một giấc mơ kỳ lạ về một vụ tai nạn. Dù chuyện đó chưa xảy ra nhưng giấc mơ làm bạn cảm thấy sợ hãi. Bạn ra đường với sự sợ hãi về một vụ tai nạn. Bạn tới công ty mà không gặp vấn đề gì. Mọi sự đều bình an, bạn quên đi giấc mơ đó. Buổi chiều khi về gần tới nhà, bỗng có một chiếc xe máy vượt qua trước đầu xe bạn. Bạn thắng gấp, xe phía sau đâm vào đuôi xe bạn trầy một mảng sơn lớn.

Đó là cách luật hấp dẫn được sử dụng để vận hành vũ trụ. Dù bạn không cố ý, dù bạn không mong muốn nhưng điều gì bạn tập trung thì vũ trụ sẽ mang lại điều ấy cho bạn. Bạn phát ra năng lượng như nào thì nhận về thứ có năng lượng tương ứng như thế.

Phương pháp luật hấp dẫn 333

Phương pháp luật hấp dẫn 333 có những nét khá giống với phương pháp luật hấp dẫn 555. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là con số 3. Tại sao lại là 333 mà không phải là 555? Phương pháp luật hấp dẫn 333 với số 3 trong tâm linh nghĩa là Tài. Số 3 mang hàm ý thu hút tiền bạc.

Thay vì sợ hãi hoặc không tin vào một nguyên tắc vô hình thì bạn có thể chủ động tin tưởng vào luật hấp dẫn. Sử dụng luật hấp dẫn để thu hút điều bạn mong muốn, ví dụ như tiền bạc chẳng hạn.

>>> Đọc thêm 3 cuốn sách này để hiểu hơn về luật hấp dẫn

Cách sử dụng luật hấp dẫn 333 để thu hút tiền bạc

Hãy cùng tìm hiểu Cách sử dụng luật hấp dẫn 333 để thu hút tiền bạc với 3 bước làm cụ thể bên dưới.

1. Bạn muốn thu hút bao nhiêu tiền bạc bằng việc sử dụng luật hấp dẫn 333?

Trước tiên, hãy xác định cụ thể số tiền bạn muốn thu hút. Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng luật hấp dẫn 333, thì hãy đặt một số tiền nhỏ thôi. Nếu bạn đặt một số tiền quá lớn thì hoặc là chưa kịp đạt được bạn đã bỏ cuộc. Hoặc là chính bạn cũng không đủ lòng tin với mong muốn ấy. Mà như thế thì luật hấp dẫn sẽ không vận hành như cách mà bạn sử dụng đâu.

Bí mật đầu tiên trong cách sử dụng luật hấp dẫn 333 để thu hút tiền bạc là sử dụng các câu khẳng định tích cực. Hãy chọn những câu nào khiến bạn thoải mái nhất trong các câu sau:

  • Tôi giàu có với số tiền …. trong tài khoản
  • Tôi nhận được ….. vào tài khoản
  • Hoặc là: Tôi đang có …. trong tài khoản
  • Bạn cũng có thể sử dụng câu gián tiếp như: Tôi bán ….. đơn hàng một ngày, mỗi đơn hàng trị giá trung bình …. đồng

Nhớ là điền một con số nhỏ thôi. Con số ấy phải khiến bạn cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất khi nghĩ về nó thì luật hấp dẫn mới vận hành.

Chìa khoá của bước một trong cách sử dụng luật hấp dẫn 333 để thu hút tiền bạc là Thoải mái & Thực sự mong muốn

>>> Cách thu hút tài lộc vào ví, thu hút tiền bạc ngay lập tức

2. Bước 2 của cách sử dụng luật hấp dẫn 333 là viết ra giấy hoặc nói to

Bước tiếp theo trong cách sử dụng luật hấp dẫn 333 là viết ra giấy 33 lần hoặc nói to 33 lần rồi ghi âm lại câu khẳng định bạn đã viết ở trên. Làm liên tục trong 3 ngày liên tiếp. Nếu bỏ lỡ một ngày bạn cần làm lại từ ngày đầu tiên.

Để sử dụng luật hấp dẫn 333, bạn cần đặt tâm trí và mong muốn của mình khi viết hoặc nói. Mỗi một câu nói ra, mỗi một câu viết xuống, hãy cảm nhận rằng bạn đã thực sự đạt được số tiền bạn muốn thu hút.

3. Bước 3 của cách sử dụng luật hấp dẫn 333 là quên nó đi và hành động

Sau khi viết/nói đủ 3 ngày, hãy quên điều bạn mong muốn đi. Hãy để mọi chuyện tới tự nhiên. Đừng để cảm giác thiếu thốn, mong mỏi lấn át. Nếu bạn cứ tiếp tục mong mỏi, cảm giác thiếu thốn sẽ bắt đầu xuất hiện. Mà vũ trụ thì sẽ đáp ứng điều bạn tập trung. Nếu bạn tập trung vào sự thiếu thốn, bạn sẽ chỉ có sự thiếu thốn. Vì thế hãy quên điều bạn mong muốn đi.

Cuối cùng trong cách sử dụng luật hấp dẫn 333 là bắt tay vào hành động. Hành động hướng tới mong muốn của bạn. Muốn thu hút tiền bạc, bạn hãy làm một điều gì đó. Gieo nhân xuống để gặt quả.

Nếu bạn muốn thúc đẩy nhanh hơn quá trình “gieo nhân – gặt quả” này, hãy đọc bài viết Cách thu hút tài lộc vào ví, thu hút tiền bạc ngay lập tức để có thêm các cách nhanh chóng thu hút số tiền bạn muốn.

3. Bước 4 là kết hợp cùng với Sigil tài lộc và Linh phù tài lộc

Việc sử dụng luật hấp dẫn sẽ có hiệu quả lớn hơn rất rất nhiều lần nếu sử dụng cùng với Sigil tài lộc và Linh phù tài lộc. Sigil tài lộc sẽ biến mong ước của bạn thành sự thực và Linh phù tài lộc sẽ làm cho tiền tài của bạn trở nên tốt hơn. Việc thỉnh sigil tài lộc và linh phù tài lộc đã được thỉnh chú sẽ giúp ích rất nhiều trong việc biến mong ước của bạn thành hiện thực

>>> Thỉnh sigil tài lộc: tại đây và linh phù tài lộc: tại đây

Thỉnh sigil tài lộc: tại đây và thỉnh linh phù tài lộc: tại đây

>>> Đọc thêm 3 cuốn sách này để hiểu hơn về luật hấp dẫn

>>> Theo dõi Tâm thường lạc tại:

Tâm thường lạc

Cách thu hút tài lộc vào ví, thu hút tiền bạc ngay lập tức

Có rất nhiều cách để thu hút tài lộc vào ví, thu hút tiền bạc ngay lập tức.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ một điều trước khi đọc tiếp bài viết này. Đó là: Bạn cần có niềm tin vào những cách mà bạn sẽ làm theo bên dưới. Chỉ một chút nghi ngờ thì mọi chuyện sẽ không thể như ý.
Tại sao có thể thu hút tiền bạc ngay lập tức được?
Rất nhiều người nghĩ rằng cần phải có thời gian dài để thu hút tài lộc và tiền bạc vào ví. Tuy nhiên để thu hút được tiền bạc không nhất thiết là cần rất nhiều thời gian. Bạn có thể thu hút tiền bạc ngay lập tức, thu hút tài lộc vào ví ngay lập tức. Có mấy lý do như sau:

1. Tiền bạc, tài lộc vào ví là “quả” được gặt từ các “nhân” đã gieo trước đó. Nếu bạn đã gieo đủ “nhân” thì bạn hoàn toàn có thể thu hút tài lộc và tiền bạc ngay lập tức.

Vũ trụ không quan tâm tới thời gian bạn gieo số “nhân” đó trong bao nhiêu lâu, quan trọng là số lượng và chất lượng. Vì thế bạn có thể rút ngắn thời gian để gieo đủ số “nhân” cần thiết và gặt “quả” để thu hút tài lộc và tiền bạc vào ví.

2. “Nhân” có thể tự tạo hoặc đi mượn. Bạn hoàn toàn có thể mượn năng lượng tương đương từ các vật phẩm phong thuỷ, và từ nhạc tần số,… . Việc mượn “nhân” từ những thứ bên ngoài là cách đẩy nhanh số “nhân” cần thiết cho việc thu hút tài lộc vào ví.
Cách thu hút tài lộc vào ví

Chắc hẳn bạn đang rất quan tâm tới cách thu hút tài lộc vào ví. Làm thế nào để rút ngắn thời gian gieo đủ “nhân” để thu hút tiền bạc ngay lập tức? Cùng xem các cách thu hút dưới đây:
Cách 1: Thu hút tài lộc vào ví bằng cách mượn năng lượng

Như đã nhắc tới ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể mượn năng lượng tương đương với các “nhân” cần thiết. Việc mượn năng lượng này sẽ giúp bạn thu hút tiền tài vào ví nhanh chóng, đôi khi có thể chỉ trong 24h.

Có nhiều nguồn để mượn năng lượng. Tuy nhiên, có những cách rất khó mượn hoặc mượn xong không trả được. Vì thế bài viết này sẽ chỉ đề cập tới 2 cách chính giúp bạn thu hút tài lộc bằng cách mượn năng lượng.
Mượn năng lượng từ nhạc tần số

Cách này có vẻ đơn giản và dễ thực hiện nhất để thu hút tiền bạc ngay lập tức. Những tần số năng lượng cao sẽ nhanh chóng rung động với năng lượng trong cơ thể bạn bằng âm nhạc.

Bạn có thể nghe tại: Tiktok Tâm thường lạc

Bạn cũng nên theo dõi kênh Tiktok và Youtube Tâm thường lạc để xem những video hữu ích.
Mượn năng lượng từ vật phẩm phong thuỷ

Có lẽ ai cũng biết rằng vật phẩm phong thuỷ mang nguồn năng lượng rất tốt. Nó sẽ khuếch đại năng lượng hấp thụ lên nhiều lần. Đặc biệt là những vật phẩm phong thuỷ được trì chú theo tên của bạn sẽ rung động tốt hơn với năng lượng trong cơ thể bạn giúp bạn thu hút tài lộc vào ví nhanh chóng.

Một số vật phẩm phong thuỷ bạn nên sở hữu và mang theo bên mình:Ngọc: Hãy chọn loại ngọc phù hợp với tuổi & mệnh của bạn. Ngọc là tốt nhất tuy nhiên hãy lưu ý khi chọn ngọc vì ngọc luôn lưu giữ toàn bộ năng lượng của người chủ cũ và môi trường cũ. Vì thế chọn ngọc không chỉ bởi sự đẹp và hoàn hảo mà cần phải cẩn thận soi lại quá khứ của đời chủ trước của viên ngọc đó, hoặc mua ngọc mới.Đá quý: Nếu không đủ điều kiện mua ngọc, bạn có thể mua đá. Tuy không tốt bằng ngọc tuy nhiên đá cũng có cơ chế khuyếch đại năng lượng giống như ngọc.Bạc: Mọi người thường thích đeo và tích trữ vàng. Tuy nhiên thì bạc lại tốt hơn trong việc thu hút tài lộc và tiền bạc.
Linh phù: Là một phép ấn được tạo ra bằng cách đưa năng lượng vào trong, linh phù là một trong những vật phẩm để mượn năng lượng hữu hiệu nhất. Lưu ý: chỉ những linh phù được thỉnh chú như này: Linh phù tài lộc mới đem lại hiệu nghiệm, những linh phù không được thỉnh chú chỉ để trang trí chứ không có giá trị tâm linh
Linh phù tài lộc thu hút tiền bạcSigil: Sigil là các nét vẽ phép. Sau khi được thỉnh chú, sigil mang năng lượng vía giúp bạn thực hiện một mong cầu nhất định nào đó. Mượn năng lượng từ sigil rất lành vì sử dụng năng lượng trời đất kết hợp với năng lượng vía của chính bạn. Nếu thỉnh sigil, hãy thỉnh sigil được khai quang và thỉnh chú như này: Sigil tài lộc

Tâm thường lạc nhận trì chú theo thông tin của bạn trên một số vật phẩm thu hút tiền tài. Nếu quan tâm thì bạn có thể xem tại link này

Lưu ý: Thiền cũng là một cách nâng cao năng lượng tốt. Nhưng thiền có một nhược điểm là khi thiền thì tính “tham” trong người bạn giảm xuống. Thiền xong có thể bạn sẽ không muốn tìm cách thu hút tài lộc vào ví nữa.
Có mượn phải có trả

Cách thu hút tài lộc vào ví, thu hút tiền bạc ngay lập tức bằng cách mượn năng lượng thì cần phải trả. Để năng lượng lưu thông và bạn không mất đi số tiền đã kiếm được. Cách trả năng lượng hãy xem ở bài viết sau: Cách trả năng lượng sau khi mượn (đang cập nhật)
Cách 2: Áp dụng luật hấp dẫn để thu hút tài lộc vào ví

Luật hấp dẫn là cách hiệu quả để thu hút tài lộc vào ví nhanh chóng. Tiền bạc có thể được thu hút ngay lập tức chỉ sau vài ngày thực hành các phương pháp luật hấp dẫn. Ban đầu, có thể bạn chỉ thu hút được một lượng tiền bạc nhỏ. Nhưng khi áp dụng thành thục luật hấp dẫn hơn thì việc thu hút tài lộc vào ví càng nhanh chóng và lượng tiền bạc thu hút được càng lớn.

Để sử dụng luật hấp dẫn hiệu quả, bạn nên đọc 2 phương pháp luật hấp dẫn dưới đây:



Các cách thu hút tài lộc vào ví này như đã được nói ở đầu bài, chỉ vận hành khi và chỉ khi bạn tin vào các cách thực hiện. Vũ trụ vận hành bằng niềm tin. Ask (Yêu cầu) – Believe (Tin tưởng) – Receive (Đón nhận). Nếu một trong 3 giai đoạn này bị ngắt quãng thì bạn khó có thể thu hút tài lộc và tiền bạc ngay lập tức vào ví như cách mà bạn muốn.

Hút vốn xanh từ các quỹ đầu tư để phát triển bền vững

Xanh hóa nền kinh tế, phát triển bền vững là xu thế tất yếu cần có vai trò tiên phong của các quỹ đầu tư, theo đại diện VinaCapital.
Xanh hóa nền kinh tế là sự dịch chuyển nền kinh tế sang mô hình phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, là chặng đường chuyển đổi tư duy và chính sách toàn diện, cần có lộ trình cụ thể và huy động nguồn lực lớn.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển đầu tiên đưa ra những cam kết mạnh mẽ về vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng xanh đến nay chưa được khai thông hiệu quả.
Để hiện thực hóa tiềm năng của quốc gia về xanh hóa nền kinh tế, nguồn lực nhà nước sẽ đóng vai trò định hướng cho thúc đẩy tăng trưởng xanh, qua đó dẫn dắt và thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Trong đó, kinh nghiệm và nguồn lực của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, các quỹ đầu tư lớn trên thế giới là cần thiết và quan trọng, nhằm thúc đẩy đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đóng góp cho phát triển bền vững, như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, tài chính xanh.
Trong buổi tọa đàm với các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư lớn trên thế giới tại Singapore, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng các quỹ đầu tư cần thể hiện vai trò tiên phong trong việc kết nối, giới thiệu đối tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp tài chính xanh để hỗ trợ Việt Nam nâng cao tính ổn định và bổ trợ của hệ thống tài chính, hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh từ nay đến năm 2030.

Đa số các ngân hàng và quỹ đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam theo tiêu chuẩn ESG. Ảnh: Admiralmarket

Đa số các ngân hàng và quỹ đầu tư tại tọa đàm đều bày tỏ mong muốn đầu tư theo tiêu chuẩn ESG vào Việt Nam trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, năng lượng xanh, phát triển hạ tầng và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, các nhà đầu tư này cũng quan tâm đến các chính sách ưu đãi của nhà nước Việt Nam vì đầu tư vào những lĩnh vực này thường có thời gian thu hồi vốn lâu hơn các ngành khác.
ESG đang dần trở thành một trong những thước đo tiêu chuẩn để đánh giá và quản lý các hoạt động đầu tư trên toàn cầu. Tuy nhiên, khái niệm này ở Việt Nam còn khá mới lạ với cộng đồng doanh nghiệp. Báo cáo "Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022" do PwC và VIOD thực hiện cho thấy 71% doanh nghiệp Việt chưa trang bị kiến thức về các dữ liệu cần thiết để xây dựng báo cáo ESG.
Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển đánh giá rằng, là một trong những thị trường mới nổi năng động, Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro ngày một nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, đe dọa mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Theo đó, 100 triệu người dân Việt Nam nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước sự tàn phá của biến đổi khí hậu.
WB ước tính, từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần lượng vốn đầu tư khoảng 370 tỉ USD (tương đương khoảng 6,8% GDP/năm) để triển khai đồng thời lộ trình chống chịu với biến đổi khí hậu và trung hòa phát thải carbon. Vì vậy, sự chung sức của các quỹ đầu tư là chìa khóa quan trọng để hành trình xanh hóa của chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và tất cả người dân.
Đề xuất giải pháp, Phó Giáo sư Hao Liang - Giám đốc Trung tâm Tài chính xanh Singapore - khuyến nghị Chính phủ phát hành trái phiếu GSS (Green, Social & Sustainability) như kinh nghiệm nhiều nước. Tính đến tháng 6 năm 2022, thị trường trái phiếu GSS toàn cầu đạt 3,3 nghìn tỷ đô la Mỹ; trong khi đó việc phát hành trái phiếu GSS ở Việt Nam vẫn còn rất ít. Ngoài ra, nhằm tăng cường đầu tư ESG vào Việt Nam thì còn cần nhiều biện pháp song song khác như tăng cường khung pháp lý, nâng cao nhận thức, xây dựng hệ sinh thái bổ trợ cũng như tích cực hợp tác trong khu vực.
Chia sẻ về vai trò của quỹ đầu tư trong việc kêu gọi đầu tư ESG vào Việt Nam, đại diện VinaCapital cho biết, Việt Nam có đầy đủ tiềm lực để hiện thực hóa tiểm năng của quốc gia về năng lượng xanh. Đầu tư ESG song song với đảm bảo tối ưu hóa chi phí đầu tư là rất quan trọng để hiện thực hóa tiềm năng này, từ đó có thể thúc đẩy các sáng kiến quan trọng khác về chuyển đổi số và hạ tầng.
"Xanh hóa nền kinh tế, phát triển bền vững là xu thế tất yếu cần có vai trò tiên phong của các quỹ đầu tư. Với cam kết của tập đoàn trong việc thu hút đầu tư vào Việt Nam, VinaCapital đã và đang tích cực làm cầu nối quảng bá tiềm năng và thành quả của Việt Nam đến với các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến lĩnh vực ESG", đại diện VinaCapital chia sẻ.

THẦN CHÚ THU HÚT TIỀN CỰC MẠNH 1H | NGHE TRƯỚC KHI ĐI NGỦ | COACH THẢO

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp xây dựng

Làn sóng doanh nghiệp xây dựng thấm đòn vì bị doanh nghiệp bất động sản giam nợ, "chết mòn" vì đói vốn, có dấu hiệu lan rộng.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy, nhiều công ty xây dựng, nhà thầu chính lẫn phụ và cả các đơn vị thi công thị trường ngách như cảnh quan, thiết bị phụ trợ cho dự án bất động sản đều hụt hơi về dòng tiền. Nợ xấu tăng, họ cắt nhân sự, giảm lương, dừng thi côngnguồn lực cạn kiệt do không đòi được nợ từ các chủ đầu tư dự án.

Giữa tháng 2, một tập đoàn xây dựng có trụ sở tại quận 3, TP HCM đang giảm hiệu suất công việc và phụ cấp theo lương từ 20-35% với các cấp từ trưởng phòng đến tổng giám đốc, đồng thời dừng một số chính sách phúc lợi xã hội. Chính sách này thực hiện từ tháng 12, được áp dụng cho đến khi có thông báo mới do nguồn lực không đủ duy trì để vượt qua khủng hoảng sớm trong quý II.

Theo lãnh đạo công ty, nguyên nhân chính là họ không thể đòi được các khoản tiền nợ từ những chủ đầu tư bất động sản. Có doanh nghiệp bất động sản đề nghị trả nợ bằng sản phẩm nhưng với thanh khoản thị trường đứng và khá yếu như hiện nay, đổi từ công nợ sang hàng hóa, theo ông, càng dồn đến chỗ khó.

Đại diện một nhà thầu phụ của tập đoàn xây dựng đứng top 2 tại Việt Nam đặt trụ sở tại TP HCM chia sẻ, đến giữa tháng 2, doanh nghiệp cạn kiệt dòng tiền vì vốn và lãi hàng trăm tỷ đồng đều nằm hết trong các khoản nợ khó đòi. Nhà thầu phụ này nói bị các nhà thầu chính chậm thanh toán từ quý III/2022 đến nay, đòi nợ liên tục nhưng về tay không, chưa được giải ngân đồng nào. Công ty phải dùng đến quỹ dự phòng nhưng khó có thể cầm cự đến giữa năm nay.

Hồi cuối tháng 1, ngay tại công trường một dự án nhà phố xây sẵn tại quận 2 cũ, nay thuộc TP Thủ Đức cũng xảy ra tình trạng công nhân xây dựng căng băng rôn đòi tiền nhà thầu chính. Chủ đầu tư dự án phải mời công an lập biên bản vụ việc để đảm bảo an ninh trật tự. Theo trình báo với công an, họ nói đã trả toàn bộ chi phí cho nhà thầu chính nhưng nhà thầu chính lại chậm thanh toán cho nhà thầu phụ. Kết quả là công nhân chưa nhận được lương.

Đầu tháng 2, một doanh nghiệp chuyên cung cấp vật tư và thiết kế cảnh quan và thiết bị công trình cho các dự án bất động sản tiết lộ, kế hoạch năm 2023 của công ty chỉ tập trung đòi nợ, nếu nợ chưa đòi được thì thu hồi hàng về để tránh rủi ro.

"Với diễn biến ảm đạm của thị trường bất động sản năm 2022 và dự báo 2023 rất khó khăn, cung ứng hàng hóa trong khi nợ chưa thu hồi được thì càng thêm bế tắc", giám đốc công ty này giải bày.

Khó khăn của ngành xây dựng đã phần nào phản ánh trong kết quả kinh doanh quý IV/2022 mà các đơn vị niêm yết trên sàn vừa công bố.

Sau hai lần nhắc nhở từ Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã công bố báo cáo tài chính với khoản lỗ ròng kỷ lục (tính theo quý) hơn 1.200 tỷ đồng trong quý IV. Lũy kế cả năm, doanh thu của HBC tăng hơn 20% nhưng giá vốn tăng cao khiến biên lãi gộp của doanh nghiệp trong top đầu ngành xây dựng thu hẹp về dưới 2%, so với mức 7% của năm trước. Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính không đủ để bù đắp chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp - hai chi tiêu đều tăng tính bằng đơn vị lần.
Xây dựng Hòa Bình ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 1.100 tỷ đồng sau năm 2022, so với mức lãi ròng gần 100 tỷ của năm trước. Khoản lỗ này cũng đánh dấu năm kinh doanh thua lỗ đầu tiên của HBC kể từ khi lên sàn.

Xây dựng SCG - công ty chuyên phụ trách xây dựng các dự án của Sunshine Group - cũng báo lỗ hơn 43 tỷ trong quý IV, lần đầu tiên từ khi thành lập. Lũy kế cả năm 2022, Xây dựng SCG ghi nhận doanh thu hơn 1.600 tỷ đồng, giảm gần 40% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế giảm hơn 80%, chỉ còn hơn 25 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), doanh nghiệp đứng đầu nhóm xây dựng trên sàn chứng khoán, cũng ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi, chủ yếu do phải tăng trích lập dự phòng.
Quý IV, CTD đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Lũy kế cả năm, doanh thu của đại gia ngành xây dựng cũng tăng 60%, đạt hơn 14.500 tỷ đồng. Nhưng mức lợi nhuận không đủ để bù đắp cho chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp. Cả năm 2022, CTD ghi nhận chi phí tài chính gấp 11 lần cùng kỳ, ở mức hơn 160 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh lên hơn 750 tỷ do các khoản trích lập dự phòng. Kết quả là lãi ròng cả năm của Coteccons chỉ hơn 20 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2021.

Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons) có phần tích cực hơn. Doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022 đều cao hơn cùng kỳ. Trong đó, doanh thu của Ricons đạt gần 11.400 tỷ đồng, tăng hơn 40%, với lãi ròng cả năm gần 91 tỷ đồng, tăng 14%.

Tuy nhiên, so với năm 2021, biên lợi nhuận gộp của Ricons đã bị thu hẹp. Biên lãi gộp trong quý IV của doanh nghiệp này còn hơn 1%, với mức cả năm chỉ hơn 1,8%, so với gần 3% trong năm 2021.

Biên lãi gộp bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá nguyên vật liệu, sự suy giảm về lợi nhuận và một phần không nhỏ đến từ khó khăn của ngành bất động sản.

Nói với VnExpress, ông Nguyễn Quốc Hiệp Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) cho biết, các doanh nghiệp đang vướng nhiều công nợ, khối lượng công việc giảm sút.

Chỉ trừ xây dựng công nghiệp – chiếm 10% vẫn giữ được khối lượng công việc, toàn ngành, gồm xây dựng nhà ở (chiếm 25%) và các dự án văn phòng, dân dụng (chiếm 50%) đều bị tác động.

"Chủ đầu tư bất động sản khó khăn, nợ nhiều khoản như trái phiếu, cũng không vay được ngân hàng nên không trả tiền. Một số trả bằng sản phẩm, mà có những cái còn không đủ điều kiện pháp lý nhưng chúng tôi vẫn phải nhận vì có còn hơn không", ông chia sẻ.

Trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng, các khoản phải thu cũng thể hiện đồng thời cả áp lực thu hồi nợ (khách hàng, đối tác) lẫn chi phí đi vay tăng cao.

Như Hòa Bình, quy mô các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng đến cuối năm 2022 tăng thêm hơn 1.400 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khi đó, phần dự phòng phải thu khó đòi tăng hơn gấp đôi.

Quy mô vay nợ cũng tăng thêm đáng kể. Tới cuối năm, phần lớn tài sản của HBC được xây dựng từ nợ phải trả, ghi nhận hơn 14.200 tỷ đồng. Trong đó, quy mô nợ vay ngắn hạn tăng thêm hơn 400 tỷ, còn nợ vay dài hạn tăng thêm hơn 700 tỷ đồng.

Coteccons cũng tương tự. Khoản mục phải thu ngắn hạn của công ty tăng 31%, lên hơn 11.200 tỷ đồng vào cuối năm, với dự phòng nợ khó đòi tăng gần 60%.

Tương tự Hòa Bình, nợ phải trả của CTD tăng 58%, lên 10.750 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay ngắn và dài hạn tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Với Ricons, quy mô các khoản phải thu, cùng với phần vay nợ ngắn hạn cũng tăng.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, chưa có cơ chế pháp lý để bảo vệ nhà thầu trong những trường hợp không đòi được công nợ. Nếu phải kiện tụng ở toà án dân sự như hiện hành, các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để đeo đuổi, bởi vụ việc có thể kéo dài vài năm liền.

"Nếu tình cảnh này kéo dài, ngành xây dựng trong 5 năm tới sẽ hết các công ty có đủ năng lực, chất lượng", ông nói.

Bên cạnh đó, việc tuyển dụng trong ngành xây dựng đang gặp khó, nhiều doanh nghiệp thậm chí phải lên tận vùng núi để tuyển. 70% nhân lực trong ngành này là làm thời vụ, thường dễ tuyển dụng trong các năm trước từ các địa phương như Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định... Tuy nhiên, sau Covid-19, và đặc biệt chế độ phúc lợi của ngành xây dựng giảm trong thời gian qua (nhiều công ty vì khó khăn đã không lo được tháng lương thứ 13, lương trong ngành thấp...), nhiều người không muốn rời quê đi làm.

Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng đầu năm nay cho biết, trong 2022, số doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể, tăng 38,7%. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân lực – thậm chí, có đơn vị giảm đến 50% số lao động. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO...

Hành trình chinh phục thị trường Việt Nam của Starbucks

Đầu tư vào vị đắng của hạt cà phê, Starbucks Việt Nam gặt hái được nhiều trái ngọt kể từ khi khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP HCM tháng 2/2013.
Thời điểm Starbucks đến Việt Nam, thị trường cà phê thế giới và trong nước có nhiều xáo trộn: giá xấu, biến động nhiều, cung vượt cầu. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành trong tháng 12/2013 ước rằng sản lượng cà phê toàn thế giới niên vụ 2012/13 là trên 153 triệu bao, trong khi lượng tiêu thụ ở mức 145 triệu bao, nghĩa là có khoảng 8 triệu bao dư thừa. Bối cảnh chung của thế giới khiến thị trường cà phê tại Việt Nam - quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới - không tránh khỏi nhiều thiệt hại.
Bên cạnh đó, ngành cà phê tại Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời cũng đã chứng kiến sự tham gia của hàng loạt chuỗi cửa hàng cũng như thương hiệu lớn, nhỏ. Tuy nhiên, những thương hiệu thực sự lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng quốc tế chưa nhiều. Vì thế, sự xuất hiện của Starbucks tại Việt Nam lúc bấy giờ là một trong những dấu ấn nổi bật song cũng có không ít thách thức đặt ra cho thương hiệu này.
Thách thức đầu tiên và cũng quan trọng nhất chính là vượt qua được những khác biệt về văn hóa, cụ thể là hành vi của người tiêu dùng. Robusta là loại cà phê ưa thích của người Việt, bởi vị đắng đặc trưng khiến người uống thấy sảng khoái, tinh thần phấn chấn. Trong khi đó, cà phê Starbucks được làm từ hạt cà phê Arabica với vị nhẹ nhàng, không bị đắng gắt, cùng mùi thơm đặc trưng quyến rũ.
"Chúng tôi không thể kỳ vọng rằng vị cà phê được khách hàng quốc tế ưa chuộng thì người tiêu dùng Việt Nam cũng ưa chuộng. Đó là bài toán mà Starbucks Vietnam cần tìm lời giải", bà Patricia Marques, Tổng Giám đốc Starbucks Vietnam phân tích.
Thứ hai là làm thế nào để sở hữu đội ngũ nhân viên hiểu được văn hóa của Starbucks và vẫn phục vụ tốt khách hàng Việt Nam. Starbucks Vietnam đã xây dựng các chương trình đào tạo riêng, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên để có thể hiểu giá trị của thương hiệu. Đơn vị cũng kết nối đội ngũ nhân sự tại Việt Nam với các quốc gia khác để họ có thể tiếp tục phát huy giá trị cốt lõi, sứ mệnh chung của Starbucks.
Cửa hàng Starbucks đầu tiên tại Việt Nam, tọa lạc ở ngã 6 Phù Đổng (TP HCM). Ảnh: Starbucks Vietnam

Ghi dấu ấn tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường còn nhiều khó khăn, song với sự kiên định đi theo con đường làm sản phẩm nghiêm túc, Starbucks Vietnam đã thu về trái ngọt trong suốt một thập kỷ qua.
Kể từ cửa hàng Starbucks đầu tiên khai trương tại khách sạn New World tại TP HCM, Starbucks Vietnam đã không ngừng mở rộng, đến với nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đơn vị cũng đặt ra mục tiêu "các cửa hàng Starbucks là điểm đến thứ ba" của người tiêu dùng, xếp sau thời gian làm việc tại văn phòng và tại nhà.
Mong muốn phục vụ khách hàng những sản phẩm cà phê với chất lượng tốt nhất, Starbucks Vietnam cũng luôn tìm kiếm những cà phê hạt chất lượng, rang xay cẩn thận, đồng thời mang văn hóa cà phê bản địa giới thiệu đến thị trường quốc tế. Từ năm 2015 dòng cà phê Starbucks Reserve Vietnam Da Lat được thu mua trực tiếp từ những trang trại cà phê tại Lạc Dương, Cầu Đất đã mang hương vị cà phê đặc trưng của cao nguyên Việt Nam đến với nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, việc quan tâm hỗ trợ người nông dân trồng cà phê tại Việt Nam cải thiện đời sống cũng là một trong những mục tiêu được Starbucks Vietnam quan tâm nhằm xây dựng một cộng đồng phát triển bền vững.
Dòng cà phê Starbucks Reserve Vietnam Da Lat dự kiến sẽ trở lại vào năm 2023. Ảnh: Starbucks Vietnam

"Hoa thơm đơm trái ngọt" còn được thể hiện khi chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Starbucks tại Việt Nam đã đạt con số 87 cửa hàng vào cuối năm 2022, và mục tiêu năm 2023 sẽ đạt được 100 cửa hàng trên toàn quốc.
10 năm qua, Starbucks Vietnam đã nhận được nhiều bằng chứng nhận và giải thưởng trong và ngoài nước. Năm 2022, Starbucks Vietnam được vinh danh ở hạng mục "Doanh nghiệp xuất sắc 2022" Bảng B - Hạng mục Chiến lược phát triển năng lực tổ chức"Doanh nghiệp xuất sắc 2022" Bảng B - Hạng mục Chiến lược đổi mới mô hình quản trị nhân sự trong khuôn khổ giải thưởng Vietnam HR Awards. Đội ngũ nhân viên của Starbucks Vietnam không ngừng phát triển. Mỗi nhân viên đều được đào tạo chuyên sâu để đảm bảo giữ nguyên chuẩn về chất lượng sản phẩm và pha chế trên toàn hệ thống.
Bà Patricia Marques khẳng định với sự nghiêm túc xây dựng một thương hiệu cà phê đặt "trải nghiệm của khách hàng" là yếu tố hàng đầu, Starbucks Vietnam luôn nỗ lực cải thiện để phục vụ khách hàng tốt hơn những gì mà thương hiệu đã làm trước đó.
"Starbucks không ngừng phát triển. Chúng tôi không chạy theo số lượng cửa hàng, đặt nặng con số doanh thu mà luôn bền bỉ trong việc phục vụ khách hàng thật tốt. Starbucks cũng có nhiều quy định đối với các nhà sản xuất cà phê. Trong đó cam kết không sử dụng hoá chất, không sử dụng lao động trẻ em, đảm bảo an toàn lao động... là những tiêu chuẩn của Starbucks mà giúp chúng tôi phát triển bền vững trong suốt thời gian qua", bà Patricia Marques nói.

Startup ngoại ưa thích thị trường Việt

Việt Nam được nhiều startup ngoại xem là thị trường trọng điểm để phát triển thời gian tới.
Hiện diện từ năm 2021, Igloo, startup về bảo hiểm toàn diện của Singapore cho biết, Việt Nam luôn nằm trong những thị trường có doanh thu cao nhất của doanh nghiệp. Igloo cũng có mặt tại các thị trường như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippine với các trung tâm công nghệ tại Ấn Độ và Trung Quốc.
"Việt Nam đang là trở thành một trong những thị trường trọng điểm của chúng tôi. Ngành bảo hiểm Việt Nam được dự báo đạt quy mô 3,5 tỷ USD vào năm 2026 nhưng doanh thu của sản phẩm bảo hiểm công nghệ mới chỉ đạt 2-3%", ông Nguyễn Hữu Tự Trí, Giám đốc Igloo Việt Nam nói với VnExpress. Theo ông, trong gần 2 năm hoạt động, Igloo đã bán ra 13 triệu hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam, riêng năm ngoái là 10 triệu hợp đồng, đặc biệt hướng đến các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, chưa được bảo vệ.
Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực mà startup này ra mắt sản phẩm bảo hiểm chỉ số thời tiết dựa trên blookchain nhằm bảo vệ nông dân trồng lúa. Igloo có tham vọng trở thành công ty bảo hiểm công nghệ (insurtech) hàng đầu tại Việt Nam.
Tương tự, nền tảng gọi xe Ấn Độ Zoomcar - chuyên kết nối chủ sở hữu ôtô với khách hàng có nhu cầu sử dụng cho mục đích cá nhân, kinh doanh, du lịch... cũng tìm thấy cơ hội lớn tại thị trường gần 100 triệu dân.
Ông Kiệt Phạm, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam

Ông Kiệt Phạm, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam, cho biết sau hơn 1 năm hoạt động, startup đã có hơn 100.000 khách hàng đăng ký, thu hút được 3.000 chủ xe, tăng 500% doanh thu và 300% số chuyến xe. "Chúng tôi đã tiệm cận điểm hoà vốn trên từng chuyến xe và được kỳ vọng tăng trưởng gấp 2-3 lần trong 2023", ông nói.
Lợi thế lớn của Việt Nam, theo các startup này, là dân số trẻ, yêu công nghệ, có lượng người thu nhập trung bình tăng cao và ổn định.
Ông Trí nói, cơ cấu dân số có nhiều nhóm khác nhau, tạo cơ hội để startup có thể đưa ra những sản phẩm phủ hợp cho từng nhóm khách hàng. Bên cạnh đó, sau Covid-19, người dân đã dành nhiều quan tâm hơn đến các sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt mức độ sẵn sàng mua bảo hiểm trực tuyến đã tăng lên đáng kể.
Còn với Zoomcar, việc người Việt có nhu cầu cao về sử dụng ôtô trong khi chi phí sở hữu cao hơn các nước khác mang lại tiềm năng thị trường lớn. Theo hãng nghiên cứu Mordorintelligence, thị trường cho thuê xe Việt Nam được định giá dự kiến đạt 884 triệu USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt gần 14%.
"Việt Nam thậm chí là thị trường tiềm năng nhất của Zoomcar ở Đông Nam Á", ông Kiệt Phạm nhận định.
Igloo, Zoomcar không phải là những startup ngoại đơn lẻ ưa thích cơ hội tại thị trường Việt Nam. Trước đó, Straits Times đưa tin, nhiều startup Singapore đang nhận ra việc phát triển tại Việt Nam thuận lợi hơn nhờ vào chi phí rẻ, nguồn nhân công dồi dào, thị trường lớn. Việc tìm kiếm nguồn vốn tại đây cũng được đánh giá là dễ dàng vì nhiều nhà đầu tư, quỹ mạo hiểm đang tập trung vào thị trường này.
Việt Nam theo đó là một trong những trung tâm khởi nghiệp chính ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore và Indonesia. Giai đoạn 2020-2022, tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đạt gần 2 tỷ USD, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cuối năm ngoái.
Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley Capital cùng đối tác là quỹ đầu tư mạo hiểm Lotte Ventures và cơ quan chính phủ Hàn Quốc KISED cuối năm ngoái cũng giới thiệu 14 startup xuất sắc của Hàn Quốc có ý định đưa sản phẩm đến Việt Nam. Theo ông Hong Sun, Phó chủ tịch Phòng thương mại công nghiệp Hàn Quốc, các startup Hàn có xu hướng đầu tư vào Việt Nam sau khi họ thấy nhiều công ty thành công trên thị trường. Ông cũng dự báo nhiều startup mới sẽ đến Việt Nam trong thời gian tới.
Năm 2022, Báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO ghi nhận Việt Nam xếp vị trí 48/132, thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua. Mặc dù giảm 4 bậc so với 2021, Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á, sau Singapore và Thái Lan. Việt Nam cũng xếp thứ 54 trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu, tăng 5 bậc so với năm 2021
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, phía startup cũng cho rằng có nhiều thách thức, đặc biệt trong việc thay đổi quan điểm của người dùng. Với ngành bảo hiểm công nghệ, niềm tin của người dân vào bảo hiểm nói chung còn thấp, dẫn đến chưa mặn mà tham gia. Ngoài ra, dù lực lượng lao động đông, nguồn nhân lực chất lượng cao có am hiểu công nghệ vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của startup ngoại.

Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội gần 26.000 tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 1, tiền các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội là 25.943 tỷ đồng, tăng gần 3.900 tỷ so với cùng kỳ, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tại hội nghị phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày 13/2, Tổng giám đốc Nguyến Thế Mạnh cho biết, tiền chậm đóng phải tính lãi gần 14.100 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tăng cường thanh kiểm tra với doanh nghiệp chưa đăng ký đóng hoặc đóng BHXH không đầy đủ, chậm đóng từ ba tháng trở lên. Những công ty cố tình trốn đóng sẽ bị lập hồ sơ đề nghị khởi tố theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự.
Thực tế, việc chậm đóng BHXH đang xảy ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp do cố tình chây ì, dùng tiền cho hoạt động kinh doanh khác thay vì đóng BHXH. Doanh nghiệp thường né tránh cán bộ Bảo hiểm xã hội nhưng mang tiền nộp ngay khi có công an cùng thanh kiểm tra. Nhiều đơn vị phân bua "chưa kịp đóng chứ không phải cố tình chậm hay trốn". Việc khởi tố tội danh trốn đóng BHXH cũng vướng mắc về chính sách, thẩm quyền.
Người dân rút Bảo hiểm Xã hội tại Bảo hiểm xã hội TP Thủ Đức vào sáng 7/12. Ảnh: Thanh Tùng
Đầu tháng 2, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị Chính phủ sớm báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội phương án giải quyết cho hơn 206.000 lao động bị "treo" quyền lợidoanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH. Họ là lao động trong gần 30.000 doanh nghiệp mất tích, phá sản, giải thể, chủ nước ngoài bỏ trốn, nợ đọng nhiều năm với số nợ BHXH khoảng 3.500 tỷ đồng (đến tháng 9/2022) và hầu như không thể thu hồi.
Năm 2022, cả nước có khoảng 17,5 triệu người đóng BHXH, chiếm 38% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng hơn 950.000 người so với năm 2021. Trong đó, 16 triệu người đóng BHXH bắt buộc và gần 1,5 triệu người tham gia BHXH tự nguyện.
So cùng kỳ, Bắc Ninh, Hà Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ và Hòa Bình bị giảm số người tham gia BHXH bắt buộc, từ 0,1 đến 2,5%. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị mất đơn hàng, phải cắt giảm việc làm khiến thu nhập lao động sụt giảm. Đời sống người dân sau ba năm chịu tác động của đại dịch còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng mạnh đến việc mở rộng người tham gia BHXH.

Chọn số 14/2/2023

18-81-38-83
33 - 46
51 - 56

Tuyển tập video Kiến thức Kinh tế hay nhất trên KTTV

Tóm tắt: Lịch sử Hoa Kỳ - Từ khi thành lập đến nay | Lịch sử Thế Giới | Tóm Tắt Lịch Sử

Phương Tây khó tịch thu tài sản Nga

Ý tưởng tịch thu hàng trăm tỷ USD tài sản của Nga ở nước ngoài để hỗ trợ Ukraine có vẻ đơn giản, song đây thực sự là thách thức với phương Tây.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng hai năm ngoái, phương Tây đã áp loạt biện pháp trừng phạt chưa từng thấy nhắm vào kinh tế Nga và đóng băng khoảng 350 tỷ USD dự trữ ngoại hối cũng như tài sản của giới tài phiệt nước này.
Gần 12 tháng trôi qua, các chính trị gia phương Tây đang tìm cách chuyển số tài sản đóng băng này thành nguồn viện trợ cho Ukraine, giúp Kiev xây dựng lại cơ sở hạ tầng, nhà cửa và doanh nghiệp bị phá hủy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga hồi năm 2011. Ảnh: AFP.
Cuộc xung đột "đã gây ra quá nhiều thiệt hại và quốc gia khơi mào nó phải trả giá", Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng một.
Cuối năm ngoái, Canada lần đầu tiên khởi động quy trình chuyển giao cho Ukraine khoảng 26 triệu USD thuộc về một công ty bị trừng phạt của tài phiệt Nga Roman Abramovich, hành động mà Moskva gọi là "ăn cướp giữa ban ngày".
Hồi đầu tháng, Ủy ban châu Âu (EC) đã cam kết "đẩy mạnh nỗ lực hướng tới việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ tái thiết Ukraine". Ba Lan và ba quốc gia vùng Baltic khác cũng kêu gọi hành động "càng sớm càng tốt".
Estonia đã công bố kế hoạch riêng nhằm tịch thu tài sản của Nga với hy vọng trở thành quốc gia tiên phong trong Liên minh châu Âu (EU).
"Tổng thống Putin đã phá hủy Ukraine, ông ấy nên sửa chữa mọi việc", doanh nhân Bill Browder, sáng lập viên quỹ đầu tư Hermitage Capital Management từng rót vốn vào Nga, nói. Browder cũng đang tìm cách gây áp lực lên các nghị sĩ Mỹ nhằm chuyển tài sản bị đóng băng của Nga cho Ukraine.
"Có 50 đề xuất khác nhau về cách thực hiện nó. Và nếu bạn muốn chắc chắn rằng điều gì đó không thể được thực hiện, hãy đưa ra 50 đề xuất khác", ông nói.
Quốc hội Mỹ đã tổ chức các phiên điều trần về cách thức thay đổi quy định luật pháp nhằm cho phép tịch thu vĩnh viễn tài sản của Nga, mặc dù chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn tỏ ra thận trọng về ý tưởng này.
Các chuyên gia pháp lý phân biệt rõ ràng giữa tài sản tư nhân bị chính phủ phương Tây đóng băng, như du thuyền của các nhà tài phiệt, và tài sản nhà nước, như dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga.
Với tài sản tư nhân, những biện pháp bảo vệ pháp lý khiến các quốc gia phương Tây chỉ được phép tịch thu chúng vĩnh viễn trong trường hợp rất hạn chế, thường là khi chúng được chứng minh là tài sản do phạm tội mà có.
"Chúng ta rất khó xác định các tài sản bị phong tỏa có phải do phạm tội mà có hay không", học giả Anton Moiseienko từ Đại học Quốc gia Australia lưu ý.
Việc tịch thu chúng phải đối mặt với các vấn đề nhân quyền và thách thức pháp lý cơ bản, như quyền sở hữu tài sản hay quyền được bảo vệ khỏi bị trừng phạt tùy tiện.
Cam kết công khai của phương Tây đối với mục tiêu tôn trọng pháp quyền cũng là một yếu tố cần được cân nhắc.
"Làm thế nào bạn chứng minh được rằng những tài sản bị tịch thu là tài sản do phạm tội mà có nếu Nga không hợp tác", Moiseienko, chuyên gia luật quốc tế, nói thêm.
Các vấn đề khác phát sinh do những hiệp ước đầu tư song phương hoặc quốc tế đã ký với Nga có khả năng khiến phương Tây phải đối mặt với hàng loạt khiếu kiện pháp lý tại các tòa án trọng tài quốc tế trong tương lai.
Cho đến nay, Canada là quốc gia duy nhất đang theo đuổi các biện pháp mà Moiseienko gọi là cách tiếp cận "cứng rắn độc nhất".
"Hãy chờ xem chúng sẽ diễn ra như thế nào tại tòa án", ông cho hay.
Các tài sản nhà nước như dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga cũng đặt ra hàng loạt vấn đề không kém phần phức tạp, bởi chúng được bảo vệ bởi khái niệm "quyền miễn trừ chủ quyền", một nhận thức chung rằng quốc gia này sẽ không tịch thu tài sản của quốc gia khác.
Một số ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu hay Ngân hàng Nhật Bản được cho là đã phong tỏa khoản dự trữ trị giá khoảng 300 tỷ USD của Nga.
"Luật quốc tế về quyền miễn trừ chủ quyền thường bảo vệ tài sản của nhà nước khỏi bị tịch thu", chuyên gia Paul B. Stephen viết trên Tạp chí Luật Thị trường Vốn hồi tháng 6 năm ngoái. "Có những trường hợp ngoại lệ, nhưng phạm vi của chúng không rõ ràng".
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra trong giới học giả về cách phương Tây có thể tịch thu những tài sản nhà nước như dự trữ của ngân hàng trung ương.
Nhiều chuyên gia viện dẫn luật quốc tế về các biện pháp đối phó, trong đó cho rằng một quốc gia có thể áp đặt cái giá phải trả cho một quốc gia khác khi họ hành động vượt quá giới hạn của luật pháp quốc tế. Nhưng cái gọi là "biện pháp đối phó" như vậy hoàn toàn có thể bị đảo ngược.
Một số luật sư tin rằng cơ hội tốt nhất để Ukraine nhận được bồi thường là cố gắng đạt được những thỏa thuận có lợi nhằm chấm dứt xung đột, trong đó gồm cả điều khoản về bồi thường, điều mà Kiev được hưởng theo luật pháp quốc tế.
Nhưng những người khác lập luận rằng một cách tiếp cận triệt để hơn sẽ góp phần gửi thông điệp cảnh báo mạnh mẽ tới các quốc gia khác. "Thật phi lý khi chúng ta không thể xây dựng lại khung pháp lý để đối phó với những hành động như vậy", Browder nói.

Thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương

Thành phố được lập trên cơ sở thị xã Tân Uyên với 10 phường, hai xã, tổng diện tích gần 192 km2466.000 người.
Nghị quyết thành lập thành phố Tân Uyên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chiều 13/2.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết thị xã Tân Uyên là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa phía đông nam của tỉnh Bình Dương. Bộ trưởng Xây dựng đã công nhận thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đạt tiêu chuẩn của đô thị loại 3 vào năm 2018.
Sau khi thành lập TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có 4 thành phố gồm Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên; một thị xã là Bến Cát và 4 huyện. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 84,32%, dân số 2,7 triệu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi nói đề án nâng Tân Uyên lên thành phố đã được tỉnh chuẩn bị nhiều năm. Từ hơn 10 năm qua, Tân Uyên phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm. Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 90% cơ cấu nền kinh tế, thu ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng.
Thị xã Tân Uyên không còn người nghèo theo tiêu chí của Trung ương, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 95%. Địa bàn có 3 cụm công nghiệp và 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động. "Tân Uyên được nâng lên thành thành phố sẽ tạo điều kiện phát triển cho người dân, đóng góp chung cho tỉnh, cho vùng", ông Lợi nói.
Bình Dương và Quảng Ninh hiện là hai tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất. Các thành phố của tỉnh Quảng Ninh gồm Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả và Uông Bí.
Một khu nhà ở liền kề tại thành phố Tân Uyên, Bình Dương tháng 3/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Cũng trong chiều 13/2, Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của 9 tỉnh khác.
Trong đó, tỉnh Bắc Ninh có huyện Thuận Thành và huyện Quế Võ lên thị xã. An Giang được thành lập thị xã Tịnh Biên trên cơ sở huyện Tịnh Biên; xã Đa Phước thuộc huyện An Phú và xã Hội An thuộc huyện Chợ Mới được đưa lên thị trấn.
Nhiều xã của các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bến Tre, Bắc Kạn, Đăk Lăk cũng được phép lên phường hoặc thị trấn.
Riêng tỉnh Trà Vinh, 3,13 km2 diện tích tự nhiên và 490 người của xã Long Khánh (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của ấp Phước Hội) về ấp Mé Láng thuộc xã Ngũ Lạc quản lý.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình của Chính phủ, chiều 13/2. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng việc thành lập và điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị tại 10 tỉnh nêu trên đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.
Tuy nhiên, ông đề nghị từng đơn vị hành chính phải xác định rõ tỷ lệ diện tích đất trồng lúa, đất chuyển đổi sang mục đích khác để phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, tránh lãng phí; đồng thời kiểm soát tốt tình trạng đầu cơ, đẩy giá đất ở đơn vị hành chính đô thị mới được thành lập.
Nghị quyết về việc thành lập đơn vị hành chính đô thị tại 10 tỉnh nói trên có hiệu lực từ 10/4. Riêng nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của tỉnh Trà Vinh có hiệu lực từ 1/3.

VÌ SAO ABRAHAM LINCOLN LÀ TỔNG THỐNG VĨ ĐẠI NHẤT NƯỚC MỸ ? | NHÂN VẬT LỊCH SỬ #31

SAPA TV | LÒNG SE ĐIẾU 3 TRIỆU 1KG NGON NHỨC NÁCH

Bài 3. Thể dĩ thái - Etheric body